intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam: Thế giới cỏ cây trong thơ nôm Nguyễn Trãi dưới góc nhìn phê bình sinh thái

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

72
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là dùng lý thuyết phê bình sinh thái để mang đến một cái nhìn mới về thơ thiên nhiên Nguyễn Trãi, nhất là thơ viết về cỏ cây bởi nhận thấy đối tượng này cũng chiếm giữ một vị trí quan trọng trong các sáng tác của ông. Cỏ cây khi được nhìn qua lăng kính của phê bình sinh thái không chỉ là biểu hiện của thẩm mỹ sinh thái mà còn là một đối tượng có mối giao cảm sâu sắc với tác giả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam: Thế giới cỏ cây trong thơ nôm Nguyễn Trãi dưới góc nhìn phê bình sinh thái

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Vũ Thu Thảo THẾ GIỚI CỎ CÂY TRONG THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI DƯỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Vũ Thu Thảo THẾ GIỚI CỎ CÂY TRONG THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI DƯỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã ngành : 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực, các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. TP. Tây Ninh, ngày 29 tháng 3 năm 2019 Tác giả Vũ Thu Thảo
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến PGS.TS. Đoàn Thị Thu Vân, người đã hết lòng giúp đỡ và tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong thời gian đào tạo vừa qua. Tôi cũng xin cảm ơn quý thầy cô Khoa Ngữ văn, các thầy cô Phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm, tạo điều kiện cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã yêu quý, luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn. TP. Tây Ninh, ngày 29 tháng 3 năm 2019 Tác giả Vũ Thu Thảo
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................ 14 1.1. Nguyễn Trãi và thơ chữ Nôm ........................................................................ 14 1.1.1. Thời đại ................................................................................................... 14 1.1.2. Con người - cuộc đời .............................................................................. 15 1.1.3. Thơ chữ Nôm Nguyễn Trãi..................................................................... 17 1.2. Tiền đề triết học về mối quan hệ thiên – nhân và hình ảnh thiên nhiên trong thơ ca trung đại Việt Nam .................................................................... 20 1.2.1. Triết học tam giáo trong quan hệ giữa con người và tự nhiên................ 20 1.2.2. Hình ảnh thiên nhiên trong thơ ca trung đại Việt Nam .......................... 22 1.3. Lý luận về phê bình sinh thái trong văn học.................................................. 28 1.3.1. Khái lược lý luận phê bình sinh thái ....................................................... 29 1.3.2. Phê bình sinh thái trong nghiên cứu văn học và sự liên quan với đề tài ........................................................................................................ 36 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 40 Chương 2. THẾ GIỚI CỎ CÂY TRONG THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA THẨM MỸ SINH THÁI .............. 42 2.1. Cỏ cây với vẻ đẹp tự nhiên, đa dạng.............................................................. 42 2.1.1. Vẻ đẹp khỏe khoắn, tràn đầy sức sống ................................................... 42 2.2.2. Vẻ đẹp giản dị, gần gũi ........................................................................... 48 2.2. Cỏ cây với vẻ đẹp tương tác, hài hòa trong một chỉnh thể thống nhất .......... 58 2.2.1. Vẻ đẹp bình đẳng, không phân biệt ........................................................ 58 2.2.2. Vẻ đẹp thân thiện, hòa hợp ..................................................................... 62
  6. Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 68 Chương 3. THẾ GIỚI CỎ CÂY TRONG THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI VÀ MỐI TƯƠNG GIAO VỚI CHỦ THỂ TRỮ TÌNH ................... 70 3.1. Thế giới cỏ cây trong thái độ ứng xử với tự nhiên ........................................ 70 3.1.1. Cách sống giản dị, thanh nhàn, hòa mình vào vạn vật ........................... 71 3.1.2. Tình cảm trìu mến, yêu thương, trân trọng thiên nhiên .......................... 77 3.2. Thế giới cỏ cây là “quê nhà” để trở về .......................................................... 82 3.2.1. Điểm tựa tinh thần của nhà thơ ............................................................... 83 3.2.2. Cội nguồn minh triết trong cuộc sống .................................................... 88 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 97 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 100
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê về tần số xuất hiện của nhóm cây cao quý ............................... 54 Bảng 2.2. Thống kê tần số xuất hiện của nhóm cây bình dị, đời thường ................. 55
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học Việt Nam thế kỷ XXI nở rộ với nhiều khuynh hướng văn học góp phần làm mở rộng và đa dạng hơn nguồn đề tài cho văn học và nghiên cứu văn học thời kì mới. Cùng với lý thuyết phê bình nữ quyền, phê bình sinh thái ở Việt Nam dần trở thành một trào lưu phê bình năng động, tiến bộ, nhất là trong giai đoạn xã hội hiện đại khi mà con người phải đối mặt với nhiều nguy cơ sinh thái – nguồn gốc của mọi sự biến đổi khí hậu và khủng hoảng môi trường. Trước tình trạng thế giới tự nhiên ngày một xấu đi, phê bình sinh thái đã làm đúng vai trò và nhiệm vụ của nó, làm cho con người phải nhìn nhận lại cách sống của mình, từ đó hình thành một lối ứng xử hài hòa, gần gũi với tự nhiên. Thái độ sống chan hòa, trân trọng tự nhiên từ lâu đã xuất hiện trong đời sống văn hóa của người xưa và được biểu hiện cụ thể qua các tác phẩm của họ. Trong số các nhà thơ trung đại, Nguyễn Trãi được xem là một tác gia nổi bật hơn cả. Các tác phẩm của ông đều có một vị trí quan trọng và giá trị to lớn trong nền văn học nước nhà. Bên cạnh mảng thơ về lòng ưu ái, Nguyễn Trãi còn viết nhiều và viết hay về mảng thơ thiên nhiên. Thiên nhiên hiện ra trong thơ ông ẩn chứa nét đẹp tự nhiên, hài hòa, đầy sức sống đặc biệt là những vần thơ về các loài thảo mộc. Không phải ngẫu nhiên mà trong thơ Nôm, ông dành ra hẳn một mục để nói về cỏ cây đồng thời cũng cho chúng xuất hiện rải rác trong các bài thơ của những mục khác. Tình cảm với cỏ cây đã đại diện cho tấm lòng trân quý, yêu mến thiên nhiên, tạo vật của Nguyễn Trãi. Đó cũng chính là tinh thần mà phê bình sinh thái nỗ lực tìm kiếm và khám phá. Cỏ cây dù chỉ là một phần của thiên nhiên nhưng thông qua đó, người đọc thấy được tâm hồn tinh tế và cao thượng của Ức Trai. Tuy xuất hiện khá nhiều trong thơ Nôm nhưng hiện nay vẫn chưa có các công trình nghiên cứu riêng biệt về cỏ cây đồng thời nhìn chúng dưới lý thuyết phê bình sinh thái. Nhận thấy giá trị và ý nghĩa nhiều mặt của cỏ cây trong thơ Nôm Nguyễn Trãi dưới góc nhìn phê bình sinh thái, chúng tôi thực hiện đề tài này hy vọng góp thêm một cái nhìn mới về thế giới tự nhiên trong thơ Nguyễn Trãi. Sau nữa, với đề tài này, chúng tôi cũng muốn đề xuất
  9. 2 một “cảm quan nhìn lại” về thế giới tự nhiên trong văn chương trung đại để thấy được giá trị nhân văn cao đẹp trong văn hóa ứng xử với tự nhiên của người xưa. Dù chưa nhận thức được sự quan trọng của tự nhiên, nhưng lối sống yêu thương, hòa mình vào vạn vật của tác giả dường như đã trở thành một trong những phương hướng giúp con người ngày nay bồi dưỡng thêm tình thương đối với thế giới tự nhiên. 2. Lịch sử vấn đề Việc nghiên cứu cỏ cây trong thơ Nôm Nguyễn Trãi dưới góc nhìn phê bình sinh thái cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu hoặc bài viết nào chuyên biệt. Tuy nhiên, các vấn đề nghiên cứu về lý thuyết phê bình sinh thái và hình ảnh cỏ cây trong thơ Nôm Nguyễn Trãi lại được nghiên cứu khá nhiều. Về lý thuyết phê bình sinh thái, hiện nay có nhiều công trình dịch thuật và nghiên cứu lý luận được đăng trên các tạp chí khoa học, trong đó có ba công trình nghiên cứu nổi bật được in thành sách và xuất bản tại Việt Nam. Về hình ảnh cỏ cây trong thơ Nôm Nguyễn Trãi lại được nhắc đến nhiều qua các đề tài viết về thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi, về Quốc âm thi tập, về con người Nguyễn Trãi trong thơ Nôm, bên cạnh đó hình ảnh cỏ cây còn xuất hiện trong những bài cảm nhận riêng biệt của các nhà nghiên cứu nhằm mục đích phục vụ cho công việc giảng dạy và cảm thụ tác phẩm. 2.1. Lịch sử nghiên cứu phê bình sinh thái ở Việt Nam Phê bình sinh thái mang đến luồng gió mới trong văn học nước nhà. Từ sau bài phát biểu của Karen Thronber tại Hội thảo quốc tế 2011 Tiếp cận văn học châu Á từ lý thuyết phương Tây hiện đại: vận dụng, tương thích, thách thức và cơ hội, phê bình sinh thái bắt đầu được giới nghiên cứu Việt Nam chú ý, tiếp cận qua các công trình dịch thuật và nghiên cứu lý luận. Tuy nhiên các bài viết này vẫn còn khá khiêm tốn, lẻ tẻ. Các công trình dịch thuật về phê bình sinh thái bước đầu đã định hình được khuynh hướng này. Bản dịch Phê bình sinh thái – cội nguồn và sự phát triển của Đỗ Văn Hiểu cho rằng nguồn gốc của phê bình sinh thái bắt đầu từ tiền đề của tư tưởng triết học sinh thái và nói đến nhiệm vụ của nó là “thông qua văn học để thẩm định
  10. 3 lại văn hóa nhân loại, tiến hành phê phán – nghiên cứu tư tưởng, văn hóa, mô hình phát triển xã hội của loài người” (Đỗ Văn Hiểu, 2012). Bên cạnh đó, bản dịch còn giới thiệu quá trình phát triển của phê bình sinh thái qua việc liệt kê các phong trào phê bình sinh thái trên thế giới đến khi thống nhất thành khuynh hướng phê bình sinh thái chung. Bài Những tương lai của phê bình sinh thái và văn học của Karen Thornber do tác giả Hải Ngọc dịch đã đem đến một cách nhìn mới cho phong trào này. Karen Thornber trong công trình nghiên cứu của mình đã sáng tạo ra khái niệm ecoambiguity (sự mơ hồ sinh thái) và xem nó như khái niệm phản ánh đặc trưng cho các diễn ngôn về môi trường, tự nhiên trong văn hóa Đông Á. Theo bà, văn hóa Đông Á vốn có tư tưởng gắn bó với tự nhiên, nhưng chính tư tưởng này một phần nào đó đã mang đến sự ngộ nhận trong ý thức và cách ứng xử đối với môi trường tự nhiên dẫn tới sự bất công môi trường. Qua đó, nhân loại cần phải nhận thức rõ hơn về sự phức tạp trong mối quan hệ giữa con người và môi trường ở các nền văn hóa. Bà cũng đề nghị khi tìm hiểu phê bình sinh thái, người nghiên cứu cần phải nắm rõ ý thức hành tinh (planet consciousness) – là một ý niệm chỉ không gian rộng nhất, ko bị chia cắt, chiếm dụng “bao trùm cả sự sống con người và cả sự sống của các thành tố vô nhân (nonhuman)” (Hải Ngọc, 2013) – để có thể hiểu hơn về tinh thần sinh thái. Bản dịch Nghiên cứu văn học trong thời đại khủng hoảng môi trường của Cheryll Glotfelty do Trần Thị Ánh Nguyệt dịch đã đề cập đến tầm quan trọng của phê bình sinh thái trong nghiên cứu văn học. Cuối thế kỷ XX, khi sự sống Trái đất đang bị đe dọa thì sự ra đời của ngành nghiên cứu văn học sinh thái đã trở thành vấn đề cấp thiết. Trong gợi dẫn, Cheryll Glofelty đã diễn giải định nghĩa phê bình sinh thái và quá trình hình thành phê bình sinh thái ở Mĩ. Ngoài ra, bà còn cho rằng phê bình đang trở thành một khuynh hướng nghiên cứu“liên ngành, đa văn hóa và mang tính quốc tế” (Trần Thị Ánh Nguyệt, 2014), góp phần tạo nên sự kết nối mạnh mẽ giữa môi trường và sự công bằng xã hội. Chuyên luận Phê bình sinh thái là gì? do Hoàng Tố Mai chủ biên (2017) là một công trình dịch thuật lớn, tổng thuật các bài viết của các nhà phê bình sinh thái
  11. 4 nổi tiếng trên thế giới như Karen Thornber, Kate Rigby, Peter Barry....Các bài dịch đều đề cập đến những vấn đề quan trọng của phê bình sinh thái, chủ yếu tập trung đến các khía cạnh: khái niệm phê bình sinh thái, sự hình thành và phát triển của phê bình sinh thái, những biểu hiện sinh thái trong tác phẩm của các nền văn hóa. Công trình trên đã góp phần làm cho khuynh hướng phê bình sinh thái Việt Nam đến gần hơn với phê bình sinh thái trên thế giới và khơi gợi sự hứng thú cho giới nghiên cứu văn học nước nhà. Bên cạnh các công trình dịch thuật, phê bình sinh thái cũng được các học giả đi vào nghiên cứu chuyên sâu và tìm hiểu rất nhiều. Bài viết Phê bình sinh thái – Khuynh hướng nghiên cứu văn học mang tính cách tân của Đỗ Văn Hiểu đã làm sáng tỏ một số cách tân về bản chất của phê bình sinh thái so với các khuynh hướng văn học khác. Phê bình sinh thái với sứ mệnh chỉ ra căn nguyên văn hóa tư tưởng dẫn đến nguy cơ sinh thái đã lấy tư tưởng sinh thái làm trung tâm; xem sự hài hòa, thống nhất giữa con người và tự nhiên làm nguyên tắc mỹ học; xác lập đối tượng và phạm vi nghiên cứu là văn học sinh thái hay mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong văn học “đông tây kim cổ”. Theo tác giả, phê bình sinh thái đem đến sự mới mẻ cho văn học vì nó “góp phần bổ sung cho những khuyết thiếu trong lịch sử nghiên cứu văn học nhân loại.” (Đỗ Văn Hiểu, 2014) nhưng cũng mang đến nhiều khó khăn cho giới nghiên cứu văn học khi muốn áp dụng khuynh hướng này. Bài viết Phê bình sinh thái tinh thần trong nghiên cứu văn học hiện nay của Trần Đình Sử lại chú trọng đến khía cạnh sinh thái học tinh thần. Theo ông, sinh thái học tinh thần không xét đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên mà “tập trung vào mối quan hệ giữa văn học và môi trường sinh thái tinh thần. Nó tồn tại bên cạnh sinh thái học tự nhiên và sinh thái học xã hội. Lý giải ra, phê bình sinh thái tinh thần là kiểu phê bình văn học lấy tư tưởng sinh thái làm trung tâm, xem đời sống tinh thần xã hội là bối cảnh của sáng tạo văn học.” (Trần Đình Sử, 2015). Phê bình sinh thái tinh thần liên quan đến các phạm trù tinh thần, môi trường sinh thái tinh thần, sự sáng tạo của con người. Cả ba phạm trù này đều có quan hệ mật thiết tạo nên sinh thái tinh thần cho sáng tác văn nghệ vì văn học bao giờ cũng là
  12. 5 sản phẩm của môi trường sinh thái tinh thần nên văn học nhất thiết cần phải quan tâm đến vấn đề văn hóa xã hội, đặc biệt là vấn đề sinh thái tinh thần của con người. Tác giả Đỗ Văn Hiểu trong một bài viết khác là Tính “khả dụng” của phê bình sinh thái một lần nữa lại nhấn mạnh sự hài hòa giữa con người và tự nhiên, xem đó là cơ sở lý luận của phê bình sinh thái, tuy nhiên “không nên cực đoan đề cao lợi ích sinh thái cũng như không nên cực đoan đề cao lợi ích của con người bất chấp nguy cơ sinh thái, và cần phải chú ý đến lợi ích của con người đồng thời chú ý đến lợi ích của chỉnh thể sinh thái, tiến tới xác lập quan niệm thống nhất hữu cơ giữa lợi ích của nhân loại và lợi ích của chỉnh thể sinh thái.” (Đỗ Văn Hiểu, 2016) đồng thời ông cũng cho rằng cần phải kết hợp phương pháp nghiên cứu văn hóa và nghiên cứu nội tại khi khảo sát văn bản văn học để đảm bảo tính thực tiễn và tính thẩm mĩ. Công trình nghiên cứu Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 dưới góc nhìn phê bình sinh thái của Trần Thị Ánh Nguyệt và Lê Lưu Oanh được xem là chuyên luận phê bình sinh thái đầu tiên được xác nhận một cách thuyết phục. Trong công trình, các tác giả đã giới thiệu rất cụ thể về lý thuyết phê bình sinh thái trên thế giới và Việt Nam từ khái niệm đến các tiêu chí của phê bình văn học sinh thái, diễn giải cụ thể mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong văn học từ xưa tới nay làm tiền đề cho sự phát triển của nghiên cứu phê bình sinh thái ở Việt Nam. Ngoài ra, khi đi sâu vào phân tích nhiều tác phẩm cụ thể, cả hai tác giả đều thấy được một cảm hứng phê phán từ điểm nhìn sinh thái qua các khía cạnh ý thức về con người tội đồ, con người nạn nhân, con người tha hóa và nỗi bất an sinh thái. Thông qua cảm hứng phê phán, các tác giả đã nêu ra vấn đề xây dựng lại cảm quan đạo đức sinh thái cho con người hiện đại từ việc kế thừa các diễn ngôn lãng mạn về tự nhiên và nhận diện mẫu hình nhân cách mới cho chủ nghĩa nhân văn sinh thái. Con người phải “biết thương yêu loài vật để gìn giữ nhân tính, biết lắng nghe tiếng muôn vật để đối thoại với nó… từ đó tạo ra một môi trường sinh thái nhân văn làm nền tảng cho sự sống nhân loại. Tôn trọng quy luật tự nhiên, đó là một vấn đề trang nghiêm vĩnh cửu mà con người không được lãng quên.” (Trần Thị Ánh Nguyệt, Lê Lưu Oanh, 2016).
  13. 6 Nguyễn Thị Tịnh Thy trong chuyên luận Rừng khô, suối cạn, biển độc và văn chương đã tập trung giới thiệu các khái niệm tiền đề như Sinh thái học, Luân lý học tôn trọng sinh mệnh, Mỹ học sinh thái...; lý thuyết và thành tựu của Văn học sinh thái và Phê bình sinh thái đồng thời đưa ra những bài thực hành nghiên cứu mà tác giả đã khảo sát qua một số tác phẩm văn học sinh thái nổi bật của Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc. Từ việc dẫn ra những định nghĩa phê bình sinh thái của các học giả Âu – Mĩ – Á, tác giả qua việc liệt kê những ưu và nhược điểm của các định nghĩa trên, đã đề xuất định nghĩa phê bình thái: “Phê bình sinh thái là phê bình văn học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên từ định hướng tư tưởng của chủ nghĩa sinh thái, đặc biệt là chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái qua việc khám phá thẩm mỹ sinh thái và biểu hiện nghệ thuật của nó trong tác phẩm.” (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017). Chuyên luận của tác giả không chỉ mang đến tính chân thực cho lý thuyết phê bình sinh thái, mà còn mang đến sức hấp dẫn cho giới nghiên cứu văn học nước nhà. Ứng dụng phê bình sinh thái vào nghiên cứu văn học cho đến nay phần lớn thường thấy được khảo sát qua tác phẩm hiện đại, rất ít những công trình nghiên cứu phê bình sinh thái về các tác phẩm trung đại, nhất là trong thơ Nguyễn Trãi lại càng hiếm hoi hơn nữa. Có hai công trình đã vận dụng phê bình sinh thái nghiên cứu thơ Nguyễn Trãi mà chúng tôi tìm được, đó là: Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu thiên nhiên trong Quốc âm thi tập và Ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi từ góc nhìn sinh thái của Lê Thị Thảo (2015) đã xem thiên nhiên trong thơ chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn Trãi như một môi trường sống lý tưởng của tác giả. Cái môi trường ấy không chỉ chứa đựng một hệ sinh vật phong phú, một sự chuyển vận của thế giới tự nhiên mà còn là nơi chốn tìm về của tác giả trong những lúc bĩ cực. Ngoài ra, tác giả còn thấy rằng, thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi cũng mang đậm tính triết lý qua các khía cạnh như: một môi sinh thuần khiết, lý tưởng; chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ; đối tượng tụng ca, thưởng ngoạn. Tuy nhiên trong công trình nghiên cứu này, người viết tuy vận dụng góc nhìn sinh thái để nhìn thiên nhiên như là “môi sinh” của tác giả nhưng chưa đề cập
  14. 7 đến mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người theo như tinh thần của phê bình sinh thái. Tác giả Trần Thị Kim Phướng trong công trình nghiên cứu Con người và thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm dưới góc nhìn sinh thái đã nhìn thấy sự phong phú, đa dạng của động, thực vật trong trang thơ chữ Hán và chữ Nôm của hai ông. Đó là một hệ sinh thái gồm những “cây” và những “con” được miêu tả chân thực, sinh động như chính bản tính tự nhiên của nó. Không chỉ thế, chúng còn “xuất hiện với mật độ có khi rậm rạp, đông đúc, có khi thưa thớt, ít ỏi giống như sự phân bố thực tại của chúng trong hệ sinh thái tự nhiên” (Trần Thị Kim Phướng, 2017). Ngoài ra, tác giả còn nhận thấy một mối liên hệ sâu sắc giữa con người và tự nhiên trong thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đối với họ, thiên nhiên đã trở thành bạn bè, người thân, hàng xóm… cùng chung sống hòa hợp, gắn bó với nhau. Chính trong cách ứng xử với tự nhiên, người viết không chỉ thấy được thái độ trân trọng, trìu mến vạn vật mà còn rút ra được thông điệp về sự tôn trọng, bình đẳng với thế giới tự nhiên của hai nhà thơ. 2.2. Cỏ cây trong các công trình nghiên cứu về thơ Nôm Nguyễn Trãi Cỏ cây được nhắc đến rất nhiều trong các bài viết về đề tài thiên nhiên, về Quốc âm thi tập, về con người Nguyễn Trãi qua thơ Nôm. Những bài viết này đều được chúng tôi tìm hiểu trong công trình nghiên cứu Nguyễn Trãi, về tác gia và tác phẩm của tác giả Nguyễn Hữu Sơn (tuyển chọn và giới thiệu), tái bản lần thứ hai năm 2001, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Nhà nghiên cứu Mai Trân trong bài viết Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi đã mang đến cái nhìn chung về thiên nhiên trong thơ chữ Hán và chữ Nôm. Khi nói về thiên nhiên trong thơ Nôm, tác giả khẳng định rằng: Thiên nhiên với nhà thơ đã trở thành thầy trò, bạn bè, “rõ ràng trúc, mai, mây, gió, chim, bướm, suối, thông, hoa, trăng, hồ, đá, là những người bạn nhỏ của nhà thơ, chúng bao vây, chúng xoắn vó, chúng quấn quýt lấy nhà thơ” (Mai Trân, 1962). Như vậy, trong cái nhìn về thiên nhiên, tác giả đã đưa ra được cách cảm nhận về thiên nhiên của Nguyễn Trãi. Đó là một thiên nhiên nồng hậu, đầy sức sức sống, phong tình dí dỏm, qua đó cũng thể hiện tình cảm trân trọng, trìu mến thiên nhiên của nhà thơ.
  15. 8 Cùng hướng về đề tài thiên nhiên, bài viết Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi của Nguyễn Thiên Thụ, lại được nhắc đến khá nhiều về hình ảnh cỏ cây. Hòa nhịp với cách cảm nhận về thiên nhiên, cỏ cây cũng mang biểu tượng của chân thiện mỹ: bóng dáng người quân tử qua tùng, trúc, mai, sen; người ẩn dật qua hoa cúc; cỏ cây còn mang bản sắc triết lý của Đạo gia qua củ hoàng tinh, cây thiên tuế, cây hòe; của Phật giáo qua hoa bông bụt. Bên cạnh đó“cỏ cây còn có sự thay đổi theo thời gian của từng mùa, từng tháng” (Nguyễn Thiên Thụ, 1973). Ngoài ra, tác giả còn nói đến mối liên hệ giữa Nguyễn Trãi và tự nhiên qua việc nhận định nhà thơ hiểu rõ quan niệm “thiên nhân tương dữ”, “vạn vật đồng nhất thể” và so sánh với con người hiện nay không thể hiểu và yêu thiên nhiên như con người Nguyễn Trãi. Nhà nghiên cứu Đặng Thanh Lê trong bài viết Nguyễn Trãi và đề tài thiên nhiên trong dòng văn học yêu nước nhận thấy rằng: cỏ cây trong thơ Nôm Nguyễn Trãi mang đậm phong vị làng quê, đó là những loại cây cỏ nhỏ bé đã được thuần hóa để phục vụ đời sống vật chất và tinh thần con người. Và qua việc xây dựng hệ thống hình ảnh những cây mía, cây chuối, cây đa già, cây dâm bụt... bên cạnh những tùng, cúc, trúc, mai..., tác giả cho thấy “mối quan hệ giàu giá trị nhân văn chủ nghĩa giữa thiên nhiên và lao động sản xuất của con người.” (Đặng Thanh Lê, 1980). Nhà nghiên cứu còn phát hiện rằng những bài thơ nói về cây cỏ còn mang ý nghĩa ẩn dụ cho tuổi xanh, tình yêu, tài năng, khí tiết con người, hoặc triết lý Nho, Phật. Với bài viết Quốc âm thi tập, tác phẩm mở đầu nền thơ quốc ngữ Việt Nam, tác giả Xuân Diệu đã phát hiện rằng Nguyễn Trãi khác hẳn với các nhà Nho xưa “khi miêu tả sinh động và thắm thiết những loại rau cỏ sản vật của quê hương mình.” (Xuân Diệu, 1980). Trong khi đó, nhà phê bình Hoài Thanh trong bài viết Một vài nét về con người Nguyễn Trãi lại nhận định rằng: “Nguyễn Trãi không phải vì chán đời mới quay ra yêu cỏ cây, sông núi mà ở ông, tình cảm trìu mến, yêu cỏ cây sông núi cùng với yêu đời xét cho cùng vẫn là một.” (Hoài Thanh, 1980). Bài viết Địa vị của Nguyễn Trãi trong quá trình phát triển của lịch sử văn học Việt Nam của Nguyễn Văn Hoàn đã nhận thấy: Nguyễn Trãi đã đưa những từ ngữ “tầm thường” – tên của các loại cỏ cây như xoan, chuối, muống, mùng, mía, đa,
  16. 9 niềng niễng… đã chịu vắng bóng khá lâu trong văn học, khoảng bốn trăm năm sau khi ông mất thì những hình ảnh này mới xuất hiện trong thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương và tiêu biểu nhất là trong thơ ca nói về đời sống thực. Điều này cho thấy Nguyễn Trãi đã “thoát khỏi những thi liệu cao quý trong văn học cổ để rồi đưa những cây cỏ - những sản vật quê hương bình thường của cuộc sống vào trong thơ một cách hiền hòa nhưng vẫn phảng phất thi vị” (Nguyễn Văn Hoàn, 1980). Với bài viết Về con người cá nhân trong thơ Nguyễn Trãi, tác giả Nguyễn Hữu Sơn nhận thấy các bài thơ vịnh cảnh, vịnh vật trong thơ Nôm là sự chiếu ứng với khí tiết của người quân tử. Và trong những bài thơ này “hình bóng tác giả chỉ được cảm nhận trong tương quan với đối tượng diễn tả” (Nguyễn Hữu Sơn, 1995). Cùng nói về con người cá nhân nhưng nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong bài viết Con người cá nhân trong thơ Nôm Nguyễn Trãi đã đưa ra sự mâu thuẫn giữa tinh thần “đại dụng” và thế “vô dụng” trong những vần thơ về cỏ cây. Ông nói rằng: “Chữ nhàn có thể làm cho ông hòa đồng với cây cỏ, vô danh, vô kỷ, vô ngã, êm đềm nhưng lại đặt ông vào thế vô dụng! Mong được đại dụng mới là lý tưởng lớn của cá nhân ông.” (Trần Đình Sử, 1997). Như vậy, theo tác giả, những bài thơ viết về cỏ cây không chỉ thể hiện cách thức sống nhàn của Nguyễn Trãi mà còn thấy được tấm lòng muốn cống hiến sức lực cho dân cho nước của nhà thơ. Đồng quan điểm với hai tác giả trên, học giả Trần Ngọc Vương trong bài viết Nhà tư tưởng và nhà nghệ sĩ trong Quốc âm thi tập cũng cho rằng: “Phẩm chất của những loại thảo mộc như mai, tùng, cúc, trúc, thông, sen, lan, quỳ, lựu, chè tương xứng với phẩm chất nào đó mà người quân tử muốn đạt tới hay là những người nô bộc, tôi tớ chân thành, tâm phúc. Đó là xu hướng cảm quan hóa tự nhiên mà tác giả phát hiện trong các bài thơ về cỏ cây.” (Trần Ngọc Vương, 1997). Bài viết Quốc âm thi tập của Phạm Thế Ngũ nói nhiều đến “tâm sự u hoài của Nguyễn Trãi và cỏ cây cũng chính là đối tượng thể hiện nhân cách thanh cao, tấm lòng vì dân vì nước” (Phạm Thế Ngũ, 1997) của nhà thơ: cái kiêu hãnh của hoa sen ở chỗ bụi lầm mà vẫn vươn lên tỏa hương thơm thanh cao của người quân tử, và không bị vướng mắc vào thế sự buộc bện, đầy oán hận; cái chí khí điềm tĩnh, gắng
  17. 10 gỏi của trúc cũng là một biểu tượng để suy tư. Bài viết này dù chỉ điểm qua về cỏ cây nhưng đã cho người đọc thấy được tấm lòng và tâm sự u hoài của Nguyễn Trãi được biểu lộ qua cỏ cây. Trong Luận văn Tiến sĩ Thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm Nguyễn Trãi – Quan niệm thẩm mỹ và phương thức nghệ thuật của Phạm Thị Ngọc Hoa, tác giả đã đưa ra một cái nhìn sâu sắc về phương diện cái đẹp trong thơ Nguyễn Trãi và xem đó là thẩm mỹ quan của Nguyễn Trãi khi nhà thơ nhìn về thiên nhiên. Trong cảm quan chung với thiên nhiên, cỏ cây được tác giả nhắc đến khá nhiều bởi chúng không chỉ có vẻ đẹp khác nhau mà còn có “mối quan hệ thân thiết và cảm động” (Phạm Thị Ngọc Hoa, 2012) với nhà thơ. Dù cuộc đời của Nguyễn Trãi gặp nhiều điều bất như ý nhưng tuyệt nhiên trong thơ ông không có cảnh buồn tê tái. Qua công trình, tác giả đã lí giải sâu sắc về quan niệm thẩm mỹ và phương thức nghệ thuật để từ đó có được cái nhìn tổng quan hơn về cỏ cây trong thơ Nôm Nguyễn Trãi. Ngoài các công trình nghiên cứu trên, cỏ cây còn xuất hiện trong các bài cảm nhận riêng biệt nhằm phục vụ cho công việc giảng dạy trong nhà trường hoặc bổ trợ cách cảm thụ thơ Nguyễn Trãi cho người đọc. Chúng tôi khảo sát và tìm hiểu những bài viết này qua hai tập sách là: Nguyễn Trãi, nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông của tác giả Lê Bảo, xuất bản năm 1998, Nhà xuất bản Giáo dục và Tiếp cận thơ văn Nguyễn Trãi của tác giả Đoàn Thị Thu Vân, xuất bản năm 2001, Nhà xuất bản trẻ, Hội nghiên cứu và giảng day văn học TP. HCM. Các bài viết trong hai cuốn sách trên thường nói về một loại cây trong số các loại cỏ cây hoặc đặt cỏ cây ấy trong cái nhìn với mùa xuân, với tình yêu hoặc trong ý vị thiền. Có các bài như: Một bài thơ của Nguyễn Trãi: Ba tiêu của Xuân Diệu (1980), Cảm quan mùa xuân trong thơ Nôm Nguyễn Trãi của Nguyễn Hữu Sơn (1985), Một bài thơ tình của Nguyễn Trãi của Cao Hữu Lạng (1985), Cây chuối của Nguyễn Đình Chú (1991), Thơ Nguyễn Trãi – mùa xuân và hoa của Cao Hữu Lạng (1994), Trúc của Bùi Văn Nguyên (1994), Tùng của Lê Trí Viễn và Đoàn Thu Vân (1994), Tùng – Một bài thơ tâm huyết của Nguyễn Trãi của Trần Đình Sử (1995), Tìm hiểu ý vị thiền trong bài thơ cây chuối của Nguyễn Trãi của Phạm Tú Châu (1998). Những bài viết trên của các tác giả đã đi sâu vào việc phân tích ý nghĩa cỏ
  18. 11 cây và có sự gặp gỡ nhau trong việc nhận thấy cỏ cây không chỉ mang nét đẹp tự nhiên mà còn mang nét đẹp kín đáo ở phẩm chất và khí tiết hữu dụng vì nước, vì dân, qua đó có thể thấy được cái đẹp tâm hồn nhà thơ. Bên cạnh đó, trong cách nhìn về thiên thiên, các tác giả còn nhận thấy thơ viết về các loại thảo mộc trong mùa xuân khá nhiều, trong số đó, có thể nói độc đáo và cũng là riêng biệt nhất chính là cây chuối. Nó không chỉ thể hiện ý vị tình yêu nồng hậu mà còn chứa đựng hơi hướng Thiền tông nhẹ nhàng. Như vậy, các công trình và bài viết về hình ảnh cỏ cây vừa khảo sát ở trên, có điểm giống nhau trong việc nhận định cỏ cây không chỉ thể hiện cho vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo hóa mà còn có mối giao hòa sâu sắc với nhà thơ. Các công trình nghiên cứu trên tuy có điểm qua một vài nét về cỏ cây nhưng do ý định, mục đích nghiên cứu đề ra nên cỏ cây chưa được tiếp cận với tư cách là một đối tượng nghiên cứu riêng biệt và chưa được soi chiếu dưới góc nhìn phê bình sinh thái. Tuy nhiên, các bài viết và chuyên luận trên đã cho chúng tôi một cái nhìn tổng quan về lý thuyết phê bình sinh thái đồng thời ứng dụng lý thuyết này để phân tích các tác phẩm thơ viết về cỏ cây, từ đó đi đến việc xác lập ý nghĩa cỏ cây và kiến giải sự tương giao của chúng với con người nhà thơ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là thế giới cỏ cây trong thơ Nôm Nguyễn Trãi được nhà thơ đề cập rải rác trong các bài thơ khác nhau hoặc xuất hiện một cách riêng biệt. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích thế giới cỏ cây dưới góc nhìn phê bình sinh thái. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, gồm 254 bài thơ viết bằng chữ Nôm. Với tập thơ Nôm này, chúng tôi xin lấy bản dịch do Nguyễn Thạch Giang phiên khảo và chú giải, được Nhà xuất bản Thuận Hóa Huế in năm 2000 để làm tư liệu khảo sát và trích dẫn.
  19. 12 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp: với phương pháp này chúng tôi sẽ tiến hành phân tích những đặc điểm của cỏ cây với tư cách là một biểu hiện thẩm mỹ quan của Nguyễn Trãi, từ đó tổng hợp lại để thấy được ý thức sinh thái và giá trị nhân văn cao đẹp trong tư tưởng, quan niệm sống cũng như nhân cách con người nhà thơ. Phương pháp lịch sử - xã hội: nói đến thơ, nhất là thơ xưa, bao giờ cũng hàm chứa bối cảnh thời đại xã hội mà nhà văn, nhà thơ sinh sống. Vì thế, khi nhắc đến mối tương giao giữa cỏ cây với nhà thơ cần phải sử dụng phương pháp này để thấy được lý do vì sao tác giả lại gắn bó với thế giới giới tự nhiên như vậy. Phương pháp tiểu sử - thực chứng: phương pháp này giúp chúng tôi dùng những yếu tố về cuộc đời con người của Nguyễn Trãi để giải thích những ảnh hưởng của chúng đến thơ của Nguyễn Trãi. Phương pháp phê bình sinh thái: đây là phương pháp nghiên cứu mới, chúng tôi sẽ tham chiếu vào việc khảo sát các bài thơ xuất hiện hình ảnh cỏ cây để có được một góc nhìn mới thế giới tự nhiên trong thơ Nôm Nguyễn Trãi. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng các thao tác thống kê, phân loại để giúp các ý kiến phân tích, nhận định đủ cơ sở thực tế và sức thuyết phục. 5. Đóng góp của đề tài Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn dùng lý thuyết phê bình sinh thái để mang đến một cái nhìn mới về thơ thiên nhiên Nguyễn Trãi, nhất là thơ viết về cỏ cây bởi nhận thấy đối tượng này cũng chiếm giữ một vị trí quan trọng trong các sáng tác của ông. Cỏ cây khi được nhìn qua lăng kính của phê bình sinh thái không chỉ là biểu hiện của thẩm mỹ sinh thái mà còn là một đối tượng có mối giao cảm sâu sắc với tác giả. Hơn nữa, với công trình nghiên cứu này, chúng tôi cũng muốn đề xuất một thái độ sống hòa hợp, gần gũi với tự nhiên như cách mà Nguyễn Trãi đã thể hiện qua tác phẩm của mình. Trong xã hội hiện đại, con người ngày càng có biểu hiện xa
  20. 13 cách và tách rời với tự nhiên, ít có hoặc không có tình cảm thân thiết, hài hoà với tự nhiên như Nguyễn Trãi và con người thời đại ông. Như vậy, thông qua cách sống của nhà thơ, con người ngày nay cần tiếp nối truyền thống tốt đẹp ấy và bồi dưỡng cho mình văn hóa ứng xử với tự nhiên theo một cách trân trọng và phù hợp nhất. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phần nội dung chính của luận văn gồm ba chương: Chương 1. Những vấn đề chung Trong chương này, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu những vấn đề chung về thời đại, cuộc đời – con người và tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đưa ra những nét khái quát về lý luận phê bình sinh thái trong nghiên cứu văn học và trong sự liên quan với đề tài của mình. Chương 2. Thế giới cỏ cây trong thơ Nôm Nguyễn Trãi và những biểu hiện của thẩm mỹ sinh thái Ở chương này, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu vẻ đẹp cỏ cây – biểu hiện của thẩm mỹ sinh thái qua các khía cạnh vẻ đẹp tự nhiên, đa dạng và vẻ đẹp tương tác, hài hòa trong một chỉnh thể thống nhất. Chương 3. Thế giới cỏ cây trong thơ Nôm Nguyễn Trãi và mối tương giao với chủ thể trữ tình Với chương này, chúng tôi đi vào tìm hiểu sự tương giao giữa cỏ cây với con người Nguyễn Trãi, để qua đó thấy cỏ cây không chỉ thể hiện thái độ sống hòa mình với vạn vật, yêu thương và trân trọng tự nhiên của tác giả mà cỏ cây còn là “quê nhà” để nhà thơ trở về như một điểm tựa tinh thần và cội nguồn minh triết trong cuộc sống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2