Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Nếp sống đô thị Hà Nội và những biến đổi trong thời kì đổi mới (So sánh với nếp sống đô thị Seoul, Hàn Quốc)
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là để hiểu rõ hơn về nếp sống người đô thị tại Hà Nội. Nếp sống đô thị Hà Nội đã hình thành và phát triển từ rất sớm, đây là nét riêng tạo nên phong cách người đô thị Hà Nội với các đô thị khác. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Nếp sống đô thị Hà Nội và những biến đổi trong thời kì đổi mới (So sánh với nếp sống đô thị Seoul, Hàn Quốc)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ KIM HWA HYUNG NẾP SỐNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (SO SÁNH VỚI NẾP SỐNG ĐÔ THỊ SEOUL, HÀN QUỐC) LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC Hà Nội – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ KIM HWA HYUNG NẾP SỐNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (SO SÁNH VỚI NẾP SỐNG ĐÔ THỊ SEOUL, HÀN QUỐC) Chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 66 22 01 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Phƣơng Anh Hà Nội – 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung của luận văn “Nếp sống đô thị Hà Nội và những biến đổi trong thời kì đổi mới (So sánh với nếp sống đô thị Seoul, Hàn Quốc) ” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép bất cứ các công trình nào khác, các tài liệu tham khảo và trích dẫn đều được liệt kê và ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 5 năm 2020 Học viên Kim Hwa Hyung
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn với đề tài “ Nếp sống đô thị Hà Nội và những biến đổi trong thời kì đổi mới (So sánh với nếp sống đô thị Seoul, Hàn Quốc) ”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô ở khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Việt Nam học và Tiếng Việt đã giảng dạy tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập, đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS.Nguyễn Thị Phương Anh, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, cách tìm tài liệu, và đã dành rất nhiều thời gian chỉnh sửa bản thảo luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ và những người thân trong gia đình đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua và đặc biệt trong thời gian tôi theo học khóa thạc sĩ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân người viết còn hạn chế, những thiếu sót trong luận văn là không thể tránh khỏi. Vì vậy tôi kính mong sẽ nhận được sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy cô để luận văn này được hoàn chỉnh hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2020 Học viên Kim Hwa Hyung
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 1 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2 4. Nguồn tư liệu ................................................................................................. 3 5. Phạm vi nghiên cứu đề tài ............................................................................. 3 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4 7. Đóng góp chính của luận văn ........................................................................ 4 8. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 5 CHƢƠNG 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN, NHÂN TỐ HÌNH THÀNH VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NẾP SỐNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI .............. 6 1.1. Những khái niệm cơ bản, nhân tố hình thành nếp sống, vai trò của nếp sống đô thị ................................................................................................. 6 1.1.1 Những khái niệm cơ bản .......................................................................... 6 1.1.2. Những nhân tố hình thành nên nếp sống đô thị trong đời sống xã hội ...... 11 1.1.3. Vai trò của nếp sống đô thị trong đời sống xã hội................................ 14 1.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến nếp sống đô thị Hà Nội trong thời kỳ đổi mới ............................................................................................................ 15 1.2.1 Ảnh hưởng của các giá trị và bản sắc văn hóa truyền thống ................ 15 1.2.2 Ả nh hư ở ng củ a nề n vă n hóa tiể u nông và tư tư ở ng đ ạ o đ ứ c phong kiế n ............................................................................. 17 1.2.3. Ảnh hưởng của vấn đề dân số ............................................................... 20 1.2.4 Ảnh hưởng của vai trò là thủ đô Hà Nội................................................ 22 1.2.5. Ảnh hưởng của kinh tế thị trường ......................................................... 25 1.2.6. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa ................................................................ 28 1.2.7. Ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa .................... 31
- CHƢƠNG 2. NẾP SỐNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI THỜI KỲ ĐỔI MỚI TỪ 1986 ĐẾN NAY ....................................................................................................... 34 2.1. Nếp sống đô thị Hà Nội trƣớc đổi mới từ 1945 -1985 ......................... 34 2.1.1. Bối cảnh lịch sử ..................................................................................... 34 2.1.2. Nếp sống đô thị Hà Nội trước đổi mới từ 1945 – 1985 ........................ 34 2.2. Nếp sống đô thị Hà Nội thời kỳ đổi mới (1986 – nay) ......................... 41 2.2.1. Bối cảnh lịch sử ..................................................................................... 41 2.2.2. Nếp sống đô thị Hà Nội thời kỳ đổi mới (1986 – nay) .......................... 43 CHƢƠNG 3. NẾP SỐNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI TRONG SỰ SO SÁNH VỚI NẾP SỐNG ĐÔ THỊ SEOUL VÀ XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI ..................... 60 3.1. So sánh một số phƣơng diện về nếp sống đô thị Hà Nội và nếp sống đô thị Seoul ..................................................................................................... 60 3.1.1. Khái quát về nếp sống đô thị Seoul ....................................................... 60 3.1.2. So sánh nế p số ng đ ô thị Seoul và Hà Nộ i dự a trên mộ t số phư ơ ng diệ n............................................................................ 62 3.2. Xu hƣớng biến đổi của nếp sống đô thị Hà Nội................................... 73 KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 87
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thăng Long - Hà Nội trong suốt gần một ngàn năm là trung tâm văn hóa số một của Việt Nam. Trải qua hơn một ngàn năm hình thành và phát triển, nếp sống thanh lịch của người dân đô thị Hà Nội đã trở thành nếp sống văn hóa đô thị, đặc biệt là người dân đô thị Hà Nội. Thủ đô Hà Nội là nơi tập trung các hoạt động chủ yếu của cộng đồng xã hội, là nơi hội tụ hầu hết các giá trị thuộc loại tiêu biểu của quốc gia, dân tộc Việt Nam. Với vai trò là trung tâm đầu não của cả nước nên Hà Nội là nơi hội tụ các hoạt động về chính trị, kinh tế, giao lưu văn hóa, giao dịch quốc tế của cả nước. Những yếu tố này đã tác động không nhỏ đến nếp sống của người dân đô thị Hà Nội. Qua hơn 30 năm Việt Nam thực hiện đổi mới đất nước, hội nhập với quốc tế, đất nước đã có nhiều thay đổi. Những thay đổi đó vừa có ảnh hưởng tích cực, vừa có ảnh hưởng tiêu cực đến nếp sống của người dân đô thị Hà Nội. Ngày nay, xã hội hiện đại đang thay đổi với tốc độ nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực như đạo đức, luật pháp, cấu trúc xã hội, tổ chức xã hội, thói quen, thái độ của con người và cách đối phó với môi trường. Trong cùng một xã hội, các giá trị và nếp sống được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Nếp sống của người dân đô thị là vấn đề tôi rất quan tâm. Bởi lẽ, trong thời kỳ hội nhập khu vực và thế giới như hiện nay, việc hiểu biết sâu sắc về nếp sống người dân đô thị Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng. Hiểu được nếp sống sẽ là cơ sở để hiểu về nhu cầu thực tại và xu hướng phát triển của đời sống người dân đô thị Hà Nội. Từ việc hiểu biết đó, có thể đưa ra những chiến lược đầu tư phát triển và hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa… với Việt Nam trong tương lai. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Nếp sống đô thị Hà Nội và những biến đổi trong thời kỳ Đổi mới (So sánh với nếp sống đô thị Seoul, Hàn Quốc)” để hiểu rõ hơn về nếp sống người đô thị tại Hà Nội. Nếp sống đô thị Hà Nội đã hình thành và phát 1
- triển từ rất sớm, đây là nét riêng tạo nên phong cách người đô thị Hà Nội với các đô thị khác. Tìm hiểu nếp sống đô thị Hà Nội thời kỳ đổi mới, chúng tôi mong muốn thấy được thực trạng nếp sống và trên cơ sở đó hiểu được những giá trị truyền thống nào còn tồn tại, những giá trị nào mới đang hình thành trong đời sống đô thị Hà Nội. Thay đổi nếp sống là kết quả của nhiều yếu tố tác động làm cho cuộc sống của người đô thị biến đổi theo từng giai đoạn lịch sử. Trong thời kì đổi mới hiện nay, nếp sống đô thị Hà Nội, bên cạnh những truyền thống tốt đẹp là những cái mới hội nhập từ bên ngoài nảy sinh do nhân tố chủ quan của chính người đô thị. Những biến đổi đó thực sự phản ánh được thái độ chấp nhận hay không chấp nhận những giá trị truyền thống cũng như những giá trị hiện đại của người dân đô thị Hà Nội. Sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia mang lại những thay đổi trong cách sống của con người. Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực mới cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam từ năm 1986 và ở Hàn Quốc vào năm 1985. Như vậy, lối sống của những người sống ở Hà Nội, thủ đô của Việt Nam và Seoul, thủ đô của Hàn Quốc cũng đã thay đổi theo nhiều cách so với trước năm 1986. Thông qua bước nhảy vọt để phát triển kinh tế tại những thời điểm tương tự ở cả hai quốc gia, lối sống của người dân ở Hà Nội Việt Nam và ở Seoul Hàn Quốc đã thay đổi như thế nào? Công trình nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu về xu hướng biến đổi của nếp sống đô thị Hà Nội trong tương lai. Đồng thời chúng tôi cũng so sánh nếp sống người đô thị Seoul, Hàn Quốc để thấy được nét tương đồng và khác biệt. Nắm bắt được vấn đề này giúp cho việc giao lưu học hỏi lẫn nhau trong việc gìn giữ xây dựng nếp sống đô thị Hà Nội và Seoul. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nếp sống đô thị Hà Nội trở thành đề tài nghiên cứu, có những bài viết, truyện ngắn bộc lộ cảm xúc cá nhân của nhiều tác giả về nếp sống của người dân đô thị Hà Nội. 2
- Về tác phẩm: Gồm có những tác phẩm xoay quanh nếp sống, lối sống của người đô thị Hà Nội như: Văn hóa thủ đô hôm nay và ngày mai (1991) của Vũ Khiêu, Nguyễn Vĩnh Cát, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội. Đô thị Việt Nam dưới thời Nguyễn (2000) của Nguyễn Thừa Hỷ và các cộng sự, NXB Thuận Hóa. Nếp cũ hội hè- đình đám (quyển thượng (1992), quyển hạ (1997)) của Toan Ánh, NXB TP. Hồ Chí Minh. Một số vấn đề lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội (2001) của Huỳnh Khái Vinh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Người Hà Nội thanh lịch (1974) của Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội, Hà Nội 36 phố phường (Thạch Lam, NXB Văn hóa Thông tin, 2000), văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên (Nguyễn Viết Chức, NXB Văn hóa Thông tin, 2002), Xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống văn hóa thủ đô Hà Nội trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1974), Thăng Long - Hà Nội, mười thế kỉ đô thị hóa (Trần Hùng, NXB Xây dựng, Hà Nội, 1995)… Về những bài viết: Bao gồm rất nhiều bài viết bộc lộ cảm xúc cá nhân của nhiều tác giả như: Hà Nội màu hoa cúc 1972 (Hải Như), Phở (Nguyễn Tuân), Khéo léo tay nghề đất kẻ chợ (Võ Văn Trực), Chả cá Lã Vọng, Làng Vòng, Chợ Đồng Xuân- thế giới của phụ nữ, Bích đào Nhật Tân (Mai Thục)… Có thể thấy nếp sống của người Hà Nội đã được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh, từ những khía cạnh nhỏ đến tổng quát. Mỗi công trình, mỗi tác phẩm đều đem đến cho người đọc những hình ảnh về nếp sống của đô thị Hà Nội trong mỗi không gian và thời gian khác nhau. 4. Nguồn tƣ liệu Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh kết quả khảo sát thực tế chúng tôi còn tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau như: sách báo, tạp chí, mạng Internet … 5. Phạm vi nghiên cứu đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu về nếp sống người dân đô thị Hà Nội trong giai đoạn lịch sử trước đổi mới. Chúng tôi dành nhiều thời gian và công sức hơn 3
- để nghiên cứu về nếp sống người đô thị Hà Nội từ năm 1986 đến nay. Đây là giai đoạn Việt Nam bước vào thời kỳ mới về mọi mặt trong đời sống xã hội. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu đề tài “Nếp sống đô thị Hà Nội biển đổi trong thời kỳ đổi mới (so sánh với nếp sống đô thị Seoul, Hàn Quốc)”, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu liên ngành khu vực học là phương pháp chủ đạo - Phương pháp phân tích tổng hợp giúp cho người viết có định hướng rõ ràng trong việc nghiên cứu những nội dung liên quan đến nếp sống đô thị Hà Nội từ các tư liệu, tài liệu thu thập được. - Phương pháp so sánh, sử dụng phương pháp này để thấy được nếp sống đô thị Hà Nội hiện nay có những nét tương đồng và dị biệt so với nếp sống đô thị Hà Nội trước đây. Bên cạnh chúng tôi còn sử dụng để so sánh nếp sống đô thị Hà Nội với nếp sống đô thị Seoul, Hàn Quốc. - Phương pháp xử lí thông tin, đây là phương pháp mà chúng tôi sử dụng để xử lý các thông tin thu thập từ các tư liệu trong các công trình nghiên cứu trước đây, tư liệu lấy từ thực tế, từ các phương tiện truyền thông (báo chí, Internet) để rút ra những kết luận cần thiết cho luận văn. - Phương pháp điền dã, chúng tôi thực hiện các cuộc điều tra thực tế, phỏng vấn trực tiếp người dân để thu thập những thông tin cần thiết. Đây là phương pháp quan trọng để người viết nắm bắt rõ hơn về thực tế nếp sống đô thị đang diễn biến trong thời điểm hiện tại 7. Đóng góp chính của luận văn Nghiên cứu đề tài Nếp sống đô thị Hà Nội trong thời kỳ đổi mới (so sánh với nếp sống đô thị Seoul, Hàn Quốc) giúp ta biết được nếp sống đô thị Hà Nội và sự biến đổi của nó trong những thời kỳ khác nhau, những nếp sống nào còn được gìn giữ, những nếp sống nào đã biến đổi và những nếp sống nào đã mất đi. Từ đó thấy được những đặc trưng tiêu biểu về nếp sống của người dân Hà Thành nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. 4
- Giúp ta thấy được những nhân tố tác động và những thay đổi nếp sống đô thị Hà Nội trong thời kỳ Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới. Trong sự so sánh với đô thị Seoul giúp ta thấy được sự giống và khác nhau giữa nếp sống đô thị Hà Nội với đô thị Seoul. Bước đầu đánh giá xu hướng biến đổi của nếp sống đô thị Hà Nội trong tương lai. Nhờ đó có thể giúp các nhà quản lý đưa ra các chính sách phát triển đô thị Hà Nội sao cho phù hợp với xu hướng biến đổi chung của thế giới mà không làm mất đi bản sắc văn hóa quý báu. 8. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận gồm 3 chương Chương 1. Những khái niệm cơ bản và những nhân tố ảnh hưởng đến nếp sống đô thị Hà Nội Chương 2. Nếp sống đô thị Hà Nội thời kì đổi mới từ 1986 đến nay Chương 3. Nếp sống đô thị Hà Nội trong sự so sánh với nếp sống đô thị Seoul và sự biến đổi 5
- CHƢƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN, NHÂN TỐ HÌNH THÀNH VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NẾP SỐNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI 1.1. Những khái niệm cơ bản, nhân tố hình thành nếp sống, vai trò của nếp sống đô thị Để tìm hiểu nếp sống đô thị Hà Nội, trước hết chúng ta phải nắm rõ và phân biệt được những khái niệm về lối sống, mức sống, lẽ sống, nếp sống. Những khái niệm này có quan hệ ràng buộc, chi phối lẫn nhau. Tiếp đó chúng ta cũng cần phải biết nếp sống hình thành ra sao, sự ra đời là do tác động của những nhân tố khách quan, chủ quan nào, nếp sống biểu hiện vai trò của nó đối với cuộc sống của con người ra sao. 1.1.1 Những khái niệm cơ bản - Khái niệm lối sống là gì? Khái niệm lối sống đã được đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau. Cho đến nay, khái niệm này vẫn chưa được thống nhất. Thực tế vẫn tồn tại những quan điểm khác nhau của những người theo hệ tư tưởng Xã hội chủ nghĩa và những người theo hệ tư tưởng Tư bản chủ nghĩa. Thứ nhất, nhìn trên quan điểm của Mác và Ăngghen trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” thì quan niệm lối sống được hiểu như sau: “Phương thức sản xuất phải xem xét không đơn thuần, theo khía cạnh nó là sự tái tạo sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân, mà hơn thế nó đã là một hình thức hoạt động nhất định của sự biểu hiện đời sống của họ. Những cá nhân biểu hiện đời sống của họ như thế nào, điều đó ăn khớp với sản xuất của họ, với cái của họ sản xuất ra cũng như cách họ sản xuất” [4, tr.269] Từ luận điểm này, chúng ta có thể rút ra: lối sống là phương thức, là dạng hoạt động của con người. Lối sống được hình thành trên cơ sở những điều kiện và các mối quan hệ kinh tế- xã hội của một phương thức sản xuất nhất định. Vấn đề cơ cấu thực chất nội dung của lối sống, các nhà nghiên cứu Nga đã nêu lên một số quan niệm thống nhất. 6
- I.V.Be-Xtu-gi-ep viết: “Lối sống được kiến giải như một phương thức hoạt động của con người, thì điều này hợp lý là lấy các lĩnh vực hoạt động sống quan trọng nhất làm nền tảng cho cơ cấu của lối sống, các lĩnh vực đó ta đều biết là: lao động, sinh hoạt, hoạt động chính trị - xã hội và văn hóa –xã hội” [13, tr.39] Thứ hai, theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu theo hệ tư tưởng Tư bản chủ nghĩa thì khác với quan điểm của những nhà nghiên cứu theo hệ thống tư tưởng Xã hội chủ nghĩa. Trong các công trình nghiên cứu của mình, họ cho lối sống là cuộc sống riêng, là mức độ sinh hoạt được đảm bảo và sự chú ý của họ hoàn toàn đặt vào lĩnh vực tiêu dùng. Hoặc còn có những khuynh hướng muốn giải thích lối sống như một khái niệm chung nhất, một cái gì ngang hàng với “vật chất xã hội” thay thế cho tất cả những khái niệm khác. Ở Việt Nam, trên cơ sở khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lênin và trên cơ sở khoa học của các nghị quyết Đại hội Đảng cho rằng: “Lối sống là một phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định, biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa” [16, tr.514]. Một lối sống thường phản ánh thái độ của một cá nhân, giá trị hoặc thế giới quan của cá nhân đó. Không phải tất cả các khía cạnh của một lối sống là được hình thành một cách tự nhiên hoặc qua quá trình tiếp nhận một cách tự nguyện. Quan niệm xã hội và sự nghiêm khắc, hà khắc, kỷ luật có thể hạn chế sự lựa chọn lối sống có sẵn cho cá nhân. Lối sống có thể bao gồm quan điểm về chính trị, tôn giáo, sức khỏe, giới tính, đạo đức, sự thân mật, và nhiều hơn nữa. Tất cả các khía cạnh này đóng vai trò trong việc hình thành lối sống của một ai đó… Phạm vi của lối sống rộng hơn phạm vi của phương thức sản xuất. Ngoài hoạt động sản xuất, con người còn có nhiều hoạt động phong phú khác như: hoạt động xã hội, hoạt động chính trị, hoạt động tư tưởng và văn hóa, hoạt động bồi dưỡng sức khỏe và hoạt động rèn luyện phẩm chất cá nhân. 7
- Như vậy, từ việc tìm hiểu và so sánh những khái niệm trên, theo quan điểm của bản thân tôi thì nên hiểu một cách đơn giản: Lối sống là cách ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nó được hình thành và phát triển phù hợp trong phạm vi không gian, thời gian nhất định. - Khái niệm lẽ sống là gì? Theo Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức: Lẽ sống là sự lựa chọn chủ quan của con người về lối sống. Hay nói cách khác nó là sự phản ánh tính tất yếu khách quan của lối sống vào đầu óc con người. Lẽ sống chỉ đạo cho lối sống dần dần tạo thành nếp trong sinh hoạt hàng ngày khiến cho lối sống dần dần tạo thành nếp trong sinh hoạt hàng ngày khiến cho lối sống trở thành những hành vi tự giác” [7, tr.24] Lẽ sống chính là hoài bão và sứ mệnh của cuộc đời, là giá trị nền tảng, tiêu chuẩn hành xử của chính mình. Xác định lẽ sống chính là trả lời câu hỏi “mình là ai, mình sống để làm gì, mình sẽ dùng cuộc đời của mình vào việc gì và việc đó có đáng để dùng hay không?” Xác định lẽ sống cũng chính là việc chọn cho mình lý do để sống (rốt cuộc ý nghĩa của cuộc đời mình nằm ở đâu) – được coi là “đích đến”, “bánh lái”, hay sẽ là “ma đưa lối, quỷ đưa đường” trong cuộc đời chúng ta. Đây là lựa chọn quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới tất cả những lựa chọn còn lại. Không phải ai cũng chọn được đúng “đích đến” và “bánh lái” cho mình và hậu quả là cuộc đời của họ nhiều khi sẽ rất uổng phí hoặc vô cùng bi kịch. Con người sinh ra vốn dĩ là lương thiện, nhưng chọn lẽ sống khác nhau thì sẽ có những con người khác nhau, cuộc đời khác nhau và số phận khác nhau … Như vậy, từ những cách hiểu của các tác giả trên chúng ta có thể hiểu lẽ sống chính là mặt ý thức của lối sống. Lẽ sống là mục đích sống, ý nghĩa lý tưởng của cuộc sống, là ý chí khát vọng của con người. lẽ sống phản ánh tính tất yếu khách quan của lối sống, định hướng cho lối sống. - Khái niệm mức sống là gì? Khi nói đến chất lượng cuộc sống của con người, chúng ta thường nhắc đến khái niệm mức sống. Vậy mức sống là gì, nó có liên quan gì với lối sống? 8
- Hiểu một cách đơn giản thì mức sống là điều kiện quan trọng cho hoạt động sống của con người. Mức sống có tác dụng quy định con người có thể phát triển, áp dụng năng lực, thỏa mãn nhu cầu của mình ở mức độ nào. Người có mức sống cao thường là những người có khả năng đáp ứng nhu cầu của bản thân về các phương tiện thiết yếu ở mức độ hiện đại, đời sống vật chất tinh thần được thỏa mãn ở cấp độ hiện đại, văn minh nhất. Người có mức sống thấp là người có thu nhập thấp, thậm chí không thỏa mãn nhu cầu về tinh thần. Mức sống là một khái niệm, liên quan đến sự phát triển và thỏa mãn nhu cầu của xã hội nói chung và nhu cầu của con người nói riêng. Hiện nay tồn tại rất nhiều định nghĩa về mức sống. Nhìn chung, giữa các nhà nghiên cứu có hai cách tiếp cận đối với khái niệm này. Cách thứ nhất lấy mức thỏa mãn nhu cầu của con người làm cơ sở xem xét. Cách thứ hai chọn tập hợp các điều kiện sống làm đối tượng nghiên cứu, trong đó bao gồm điều kiện xã hội, chính trị, mức sản xuất chung, môi trường.... Mức sống là vấn đề được các nhà nghiên cứu chú trọng, đặc biệt là các nhà kinh tế học. Các viện nghiên cứu kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới đều có chuyên ngành về mức sống của dân chúng. Nhiệm vụ của ngành này là hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, xác định các chỉ số hàng năm về mức sống, nhằm kịp thời phản ánh tình hình kinh tế xã hội của quốc gia và các địa phương, dùng làm cơ sở quản lý và điều phối vĩ mô, qua đó định hướng phát triển xã hội toàn diện. Mức sống và lối sống có quan hệ mật thiết với nhau. Mức sống biến đổi sẽ ảnh hưởng đến lối sống. tuy nhiên, không phải mức sống biến đổi thì lối sống cũng biến đổi theo. Trong khuôn khổ của một lối sống, không thể xem mức sống là cái gì đó bên ngoài lối sống mà nó là cơ sở vật chất của lối sống. Thực tiễn cho thấy những người có mức sống ngang nhau, nhưng ở họ lại có sự khác biệt về lối sống. Chẳng hạn như người có mức sống cao lại có lối sống văn minh, lịch sự thì được người đời tôn trọng. Ngược lại có những người mức sống cao nhưng có hành vi ứng xử thô lỗ, mất lịch sự, ích kỉ… thì người đời coi khinh. Từ sự phân tích này chúng ta thấy rõ ràng mức sống có quan hệ với lối sống nhưng chúng không đồng nhất với nhau. 9
- Theo kết luận của tác giả Võ Văn Thắng đã thể hiện rõ được bản chất của mức sống đó là: “Mức sống là thuật ngữ kinh tế- xã hội dùng để đánh giá các nhu cầu vật chất và tinh thần đã được thỏa mãn [32, tr.39] - Khái niệm nếp sống là gì? Từ việc tìm hiểu những khái niệm trên, chúng ta cũng có cơ sở để hiểu khái niệm nếp sống. Theo GS Vũ Khiêu: “Nếp sống là toàn bộ những thói quen được hình thành trong cuộc sống hàng ngày, những thói quen đã trở thành nếp sống trong sản xuất, chiến đấu, trong mối quan hệ xã hội và trong sinh hoạt riêng tư của mỗi người. Những thói quen ấy gọi là tập quán” (Vũ Khiêu (1990), Văn hóa Việt Nam, xã hội và con người, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, tr.135). “Nếp sống chính là mặt ổn định của lối sống. Nhờ có nếp sống mà xã hội và con người không cần phải đi đường vòng, không phải bắt đầu lại những quá trình lịch sử đã trải qua. Nhờ những nếp sống mà những kinh nghiệm quý báu trong lối sống của xã hội và con người được giữ lại và phát triển” [7. tr.23]. Nếp sống bao gồm những cách thức, những quy ước đã trở thành thói quen trong sản xuất của cải vật chất, trong sinh hoạt như: ăn, mặc, ở, đi lại; trong đời sống tổ chức xã hội như: phong tục, lễ nghi, đạo đức, pháp luật…Như vậy, có thể thấy rõ ràng nếp sống là những hành vi ứng xử của con người trong cuộc sống đã được lặp đi lặp lại nhiều lần thành nếp, thành thói quen, phong tục được xã hội công nhận. So với lối sống thì nếp sống có tính chất ổn định bền vững hơn nhưng không có nghĩa là không có biến đổi. Cùng với sự biến đổi của lối sống nó cũng biến đổi nhưng chậm chạp và khó khăn hơn. Nhưng khi nếp sống đã thay đổi đến một chừng mực nhất định thì lối sống mới biến đổi. Điều này cho thấy, lối sống và nếp sống không thể tách rời nhau nhưng nó cũng không phải là một. Con người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những quy tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những quy tắc dần 10
- dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen. Đó là lối sống cá nhân. Có những quy tắc được thừa nhận rộng rãi trong nội bộ một cộng đồng nào đó. Chúng được người ta tuân thủ gần như vô điều kiện, gần như một lẽ đương nhiên. Đó là lối sống cộng đồng…tính chất ổn định bền vững hơn nhưng không có nghĩa là không có biến đổi. Nói tóm lại, lối sống là cơ sở đầu tiên để hình thành nếp sống và lẽ sống. nếp sống làm cho đời sống được ổn định, và lẽ sống dẫn dắt lối sống ấy. Mức sống là yếu tố ảnh hưởng đến lối sống của con người, bởi mức sống là phương tiện để xây dựng lối sống. 1.1.2. Những nhân tố hình thành nên nếp sống đô thị trong đời sống xã hội Có nhiều nhân tố khác nhau dẫn đến sự ra đời của nếp sống. Nếp sống là sản phẩm của các nhân tố chủ quan hoặc khách quan tùy thuộc vào mỗi hoàn cảnh nhất định. Nhưng xét cho cùng thì nếp sống hình thành là do hai nhân tố cơ bản: điều kiện tự nhiên (môi trường tự nhiên) và điều kiện xã hội (môi trường xã hội). Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên, đây là nhân tố có tác động trực tiếp đến đời sống sinh tồn của con người. Con người ở môi trường tự nhiên nào thì sẽ có những cách thức ứng xử hợp lý vừa để tận dụng vừa để kháng cự lại môi trường tự nhiên ấy. Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố: địa hình, khí hậu, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng môi trường sinh thái. Nếp sống của con người và thường chịu tác động và thường mang dấu ấn của môi trường tự nhiên. Chẳng hạn như cư dân sống ở vùng sông nước, trong đời sống vật chất của họ thường mang đậm dấu ấn vùng sông nước. Trong văn hóa ẩm thực của họ, có các món ăn chế biến thủy sản, chiếm vị trí chủ yếu; trong cách thức đi lại thì việc sử dụng thuyền, bè có vai trò quan trọng; trong đời sống văn hóa văn nghệ có những điệu hò mềm mại, êm ả như dòng nước thanh bình hoặc vang vọng ngoài biển khơi…Ngược lại, nếu con người sống ở vùng đồi núi cao, khí hậu mát mẻ, địa hình khó khăn… thì nếp sống của họ cũng mang dấu ấn của tự nhiên như: các món ăn chế biến từ các loại rau rừng, thịt thú rừng… trang phục nhiều màu sắc 11
- tính tình ôn hòa. Hay vùng có tính chất khí hậu khô hạn, nóng bức như sa mạc là một ví dụ, nếp sống trong ăn, mặc, ở, đi lại của con người cũng có cách thức sống để ứng phó với điều kiện tự nhiên: phải đi lấy nước ngọt xa nơi cư trú, quần áo dày, dùng lạc đà là phương tiện vận chuyển là chính… hoặc đối với những vùng có băng tuyết thì trong hoạt động vui chơi giải trí có hoạt động trượt tuyết, đắp tượng tuyết… Tiếp đó điều kiện tự nhiên, cũng là nhân tố hình thành nếp sống trong đời sống tinh thần của con người. Khi môi trường sống xung quanh gặp nhiều thuận lợi hoặc nhiều khó khăn, đời sống tinh thần của con người sẽ có phong cách phù hợp, tạo nên nếp sống riêng. Chẳng hạn, cư dân sống ở vùng đất hay có thiên tai xảy ra thì đời sống của họ luôn ý thức việc phải đề phòng bằng mọi cách. Như vậy có thể thấy rằng, điều kiện về môi trường tự nhiên sẽ tạo nên bản sắc riêng về nếp sống cho mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng dân cư. Trước hết là hoạt động lao động và sản xuất, khi con người nhận thức quy luật của tự nhiên thì họ sẽ hình thành cách thức ứng xử phù hợp với điều kiện tự nhiên. Việc lặp đi lặp lại cách thức sản xuất này sẽ trở thành nếp sống của con người sinh sống tại phạm vi mỗi vùng miền đó. Thứ hai, về điều kiện môi trường xã hội bao gồm các vấn đề dân số, chỉ số phát triển con người, tính chất của quan hệ sản xuất, các mối quan hệ giữa con người với con người, nền tảng tư tưởng xã hội, thể chế chính trị xã hội, sự tăng trưởng kinh tế xã hội, nền tảng văn hóa và sự giao lưu hợp tác văn hóa. Cũng giống như môi trường tự nhiên, mỗi một khía cạnh của môi trường xã hội cũng là nhân tố góp phần tạo nên nếp sống của con người. Số lượng dân cư, tốc độ gia tăng dân số, trình độ cơ cấu nhận thức giới tính, độ tuổi, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình, sự di dân, di cư nguồn lao động, địa bàn cư trú… cũng là nhân tố hình thành nên nếp sống của con người. Tất cả những yếu tố này có thể làm cho nếp sống ra đời và phát triển nhanh hay chậm, tích cực hay tiêu cực. Đặc biệt đối với vùng đô thị thì các vấn đề về dân số ảnh hưởng rất lớn đến nếp sống của người dân. Chẳng hạn như, hiện tượng nguồn lao 12
- động tự do từ các nơi khác kéo vào đô thị kiếm việc làm đông sẽ làm cho nếp sống người đô thị thay đổi như xuất hiện dịch vụ thuê nhà, thuê người làm theo giờ hoặc khoán gọn, buôn bán ve chai, hàng rong… tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những tệ nạn xã hội tiêu cực nảy sinh như mại dâm, trộm cắp, nghiện hút… Tính chất của quan hệ sản xuất, hệ thống tổ chức quản lý và cơ chế hiện hành nền kinh tế- xã hội luôn chi phối nếp sống của con người. Chẳng hạn nền kinh tế Việt Nam thời kì trước đổi mới có hai hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể với cơ chế quan liêu bao cấp kéo dài đã làm ảnh hưởng đến nếp sống của con người như làm cho con người mất khả năng chủ động sáng tạo, làm việc một cách đối phó, hình thành mẫu người kém năng động, ỷ lại người khác. Hiện nay, việc áp dụng hình thái kinh tế nhiều thành phần đã tác động rất nhiều đến đời sống con người. Con người có cơ hội vận động và bộc lộ năng lực tiềm tàng và tiếp cận nhanh nhạy với thời đại mới. Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm với cuộc sống của mình. Nền thể chế chính trị- xã hội và nền tảng tư tưởng cũng quy định đạo đức, nếp sống chung trong toàn xã hội, nhất là tính nhân văn trong quan hệ giữa người với người. Đây là một trong những yếu tố chi phối mạnh mẽ về sự ra đời và phát triển của nếp sống. Chẳng hạn như các chính sách về nếp sống mới, nếp sống văn minh đô thị… Những chính sách này đã ảnh hưởng tích cực tới sự thay đổi nếp sống của mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng. Sự tăng trưởng kinh tế - xã hội cũng là yếu tố chi phối cách lựa chọn mức sống và nếp sống phù hợp với hoàn cảnh cá nhân và gia đình. Nếu như mức độ tăng trưởng kinh tế- xã hội cao sẽ làm cho mức sống của người dân được nâng lên, điều này sẽ là cơ sở cho việc lựa chọn lối sống của một cá nhân hoặc một cộng đồng. Ngược lại, nếu sự tăng trưởng kinh tế- xã hội thấp, mức sống của người dân sẽ thiếu thốn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, khi đó lối sống của con người cũng bị chi phối ít nhiều bởi mức sống. Có thể thấy rõ ràng, sự tăng trưởng kinh tế- xã hội đã là chất xúc tác làm cho việc hình thành lối sống, nếp 13
- sống của con người diễn ra theo chiều hướng phù hợp với điều kiện khách quan và chủ quan. Về nền tảng văn hóa xã hội và quá trình giao lưu văn hóa. Nền tảng văn hóa chính là cội nguồn văn hóa truyền thống của mỗi cộng đồng. Cội nguồn văn hóa thể hiện tính chất, bản sắc riêng của con người chủ thể. Nền tảng văn hóa có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành lối sống, nếp sống của mỗi cá nhân, mỗi tập thể sinh ra và trưởng thành trong phạm vi của cội nguồn văn hóa đó. Hoạt động giao lưu văn hóa góp phần quan trọng cho việc hình thành lối sống, nếp sống của mỗi cộng đồng, mỗi nhóm người khác nhau. Giao lưu văn hóa giúp cho con người hiểu biết và học hỏi thêm những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa, văn minh khác. Tuy nhiên, giao lưu văn hóa cũng tồn tại những mặt tiêu cực nếu như chủ thể văn hóa không biết lựa chọn học hỏi đúng đắn. Biểu hiện của nó là những hiện tượng như: mai một bản sắc dân tộc, lai căng văn hóa không phù hợp với văn hóa truyền thống. 1.1.3. Vai trò của nếp sống đô thị trong đời sống xã hội Từ việc tìm hiểu rõ bản chất các khái niệm cơ bản, chúng ta thấy, nếp sống, lối sống, mức sống và lẽ sống tác động qua lại lẫn nhau. Lối sống, mức sống quy định và ảnh hưởng sâu sắc đến nếp sống và lẽ sống. Tiếp đó lẽ sống chi phối nếp sống của con người trong mọi hành vi ứng xử. Nếp sống thể hiện lẽ sống qua những tập quán, theo những quy tắc đã thấm sâu vào ý thức và cả tiềm thức của con người. “Nếp sống vừa phản ánh nhu cầu khách quan của đời sống, vừa thể hiện ý chí chủ quan của con người” [7, tr.25]. Chính vì thế nếp sống giữ một vai trò cực kì quan trọng trong đời sống xã hội và các đời sống cá nhân. Nếp sống tạo dựng cho đời sống cá nhân nói riêng và cả cộng đồng nói chung một cuộc sống ổn định tiếp diễn theo chiều hướng tích cực. Nếp sống tạo nên nét phong cách riêng cho một cộng đồng thậm chí cho một cá nhân. Nếu cá nhân, cộng đồng có nếp sống đẹp, biết trân trọng những giá trị truyền thống lưu giữ từ nhiều thế hệ thì nếp sống đó sẽ để lại những ấn tượng sâu sắc. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Ảnh hưởng của truyện tranh Nhật Bản (Manga) đối với giới trẻ Việt Nam - Trường hợp THPT Khoa học giáo dục
106 p | 270 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Thờ kính tổ tiên trong đạo công giáo Việt Nam
115 p | 179 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh xu hướng phát triển thương mại điện tử Việt Nam và Trung Quốc
101 p | 85 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa vật chất của người Cơ tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
107 p | 106 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Những điểm mới về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ XII (2016)
91 p | 102 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Khai thác giá trị làng nghề khu vực Bắc Quảng Nam nhằm phát triển du lịch cộng đồng
132 p | 26 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa ẩm thực đối với phát triển du lịch thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
180 p | 38 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam
91 p | 69 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc)
130 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh chính sách của nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đối với các cộng đồng dân cư khu vực biên giới Việt – Trung từ 1986 đến nay
112 p | 47 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Vai trò của ngành dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam
101 p | 88 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Cộng đồng người Bố Y ở phía Bắc Việt Nam trong cái nhìn so sánh về văn hóa với cộng đồng người Bố Y ở Tây Nam Trung Quốc
119 p | 49 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam giai đoạn 1991 - 2016
104 p | 59 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa rừng ở Tây Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam
96 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Từ vay mượn trong tiếng Việt sử dụng trên mạng internet
76 p | 62 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh việc đào tạo giáo viên tiếng Trung, tiếng Việt cho người nước ngoài
103 p | 54 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Hiện tượng “ngân hàng” tự phát và tác động của nó đối với kinh tế biên mậu ở một số khu vực biên giới Trung - Việt
143 p | 30 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý văn hóa giữa trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội Việt Nam và Học viện Nghệ thuật Quảng Tây Trung Quốc
108 p | 57 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn