Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng
lượt xem 12
download
Đề tài nghiên cứu nhận diện và làm sáng tỏ những giá trị văn hóa đặc trưng của người Dao ở tỉnh Phú Thọ; nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và khai thác những giá trị văn hóa đặc trưng của người Dao phục vụ phát triển du lịch cộng đồng, cải thiện sinh kế người dân ở tỉnh Phú Thọ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- THÈN THỊ LIÊN NGHIÊN CỨU, KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DAO Ở TỈNH PHÚ THỌ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Việt Nam học Hà Nội - 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- THÈN THỊ LIÊN NGHIÊN CỨU, KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DAO Ở TỈNH PHÚ THỌ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Việt Nam học Mã số:60220113 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Hồng Tung Hà Nội - 2019
- ỞĐ U Đ t v n ề nghiên c u Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ nhằm phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cảnh quan thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (về tự nhiên, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo…). Hiện nay, du lịch cộng đồng được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi thế cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội, nhất là nhằm chuyển đổi sinh kế cho cộng đồng cư dân bản địa. Du lịch cộng đồng còn là cơ hội trong bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá đặc trưng của địa phương... Phú Thọ là vùng lõi của không gian văn hóa Đất Tổ, hiện đang lưu giữ nhiều di sản văn hóa có giá trị. Đặc trưng có tính trội và tính khu biệt của văn hóa ở tỉnh Phú Thọ là khẳng định tính chất cội nguồn, phát tích quốc gia, dân tộc. Trong cơ cấu thành phần dân tộc của tỉnh Phú Thọ, người Dao chiếm một vị trí rất quan trọng cùng với 2 dân tộc Kinh và Mường. Theo số liệu thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ, vào năm 2015 có hơn 13.000 người Dao sinh sống, chiếm trên 0,9% dân số toàn tỉnh. Tại 3 huyện Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập, đồng bào người Dao sinh sống tập trung thành xóm, bản, chủ yếu xen kẽ với các bản của người Mường. Dựa theo các tiêu chí ngôn ngữ tộc người, đặc điểm văn hoá và ý thức xã hội, các nhà nghiên cứu đã khẳng định: người Dao ở Phú Thọ hiện chỉ có mặt 2 nhóm nhỏ trong một nhóm lớn. Đó là người Dao tiền thuộc nhóm Tiểu Bản và người Dao Quần Chẹt thuộc nhóm Đại Bản. Mặc dù trải qua nhiều biến cố thiên di và cuộc sống du canh du cư, nhưng người Dao ở Phú Thọ vẫn lưu giữ được những phong tục, tập quán đặc trưng. Mặc dù có vị trí đặc biệt quan trọng như vậy nhưng hiện nay việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa của người Dao còn gặp nhiều khó khăn. Đời sống người dân bản địa còn đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý. Việc nghiên cứu, khai thác văn hóa người Dao ở tỉnh Phú Thọ sẽ góp phần làm cho loại hình du lịch ở địa phương trở nên đa dạng hơn, hấp dẫn hơn, tạo ra lợi thế 1
- khu biệt so với các điểm du lịch cộng đồng khác. Tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh Phú Thọ nói riêng, trong cả nước nói chung, phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có. Từ những lí do có tính chất lí luận và thực tiễn như vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài Nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng để thực hiện bản luận văn thạc sĩ của mình thuộc mã ngành đào tạo Việt Nam học, nhằm góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của người Dao, đưa những nét đẹp văn hóa đó đến gần hơn với cộng đồng. Quan trọng và cơ bản hơn, việc gắn với phát triển du lịch cộng đồng sẽ là luận cứ khoa học để chính quyền địa phương tham khảo, hoạch định những chính sách để chuyển đổi sinh kế, cải thiện đời sống của người Dao trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 2. Lịch sử nghiên c u v n ề 2.1. Lịch sử nghiên cứu về du lịch cộng đồng Lịch sử nghiên cứu du lịch cộng đồng trên thế giới gắn với các khái niệm về tài nguyên, tổ chức các đơn vị hành chính, dân cư, dân tộc, nguồn lao động xuất hiện từ rất sớm vào khoảng thế kỉ XIX gắn liền với sự phát triển củ du lịch hiện đại từ khoảng những năm 1970 đến nay. Trên thế giới nghiên cứu về du lịch cộng đồng chia ra làm 2 giai đoạn cụ thể: từ cuối thế kỷ XIX đến thế kỷ XX và giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay. Từ cuối thế kỷ XIX đến thế kỷ XX thì du lịch cộng đồng gắn với các dự án quy hoạch du lịch tại các khu vực có nhiều cảnh đẹp ở vùng núi, vùng biển với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn. Những người làm du lịch gắng du lịch với các điểm dân cư nhằm tạo ra sự thúc đẩy, hỗ trợ cho việc thực hiện các dự án quy hoạch. Ví dụ: các dự án dọc bờ biển Azure (Pháp); dọc bờ biển Riviera (Italia), Tây Ban Nha, Hy Lạp, Anh… ; các dự án quy hoạch tại vùng núi như: núi Bad Gastein (Áo), Bal – Reichenball (Đức), Genève (Thụy Sĩ)… Trong thời gian này các nghiên cứu về du lịch chưa được coi là một hoạt động kinh tế, mà chủ yếu để thỏa mãn các nhu cầu ăn chơi của giới thượng lưu. Các hoạt động nghiên cứu không vì mục đích hướng tới cộng đồng địa phương, đầu tư 2
- cơ sở nghiên cứu lâu dài, cơ sở hạ tầng đảm bảo để phục vụ giới quý tộc, thượng lưu. Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay du lịch nói chung được nghiên cứu nhiều hơn, người đi du lịch trên thế giới cũng nhiều hơn. Du lịch bắt đầu được coi là một ngành kinh tế, được quan tâm nghiên cứu và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới. Từ năm 1950 đến nay các quốc gia có tiềm lực kinh tế, nguồn lực du lịch đều thống kê, lập hồ sơ xếp hạng các tài nguyên du lịch, đề nghị UNESSCO công nhận xếp hạng di sản thế giới. Tiến hành quy hoạch du lịch, xây dựng các mô hình du lịch sinh thái, du lịch dựa vào cộng đồng. Đến năm 1960 các công trình nghiên cứu về du lịch với mục đích chuyển nhượng đất, cung ứng nông sản, các loại hình liên quan tới phát triển nguồn nhân lực giá rẻ chứ chưa có đề cập tới mục đích làm lợi cho cộng đồng địa phương. Đến năm 1970 khủng hoảng dầu lửa lúc này du lịch được nghiên cứu với vai trò như một ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm năng phát triển lâu dài và là ngành công nghiệp cứu cánh cho các quốc gia có tài nguyên thiên nhiên hạn chế. Từ khi du lịch phát triển ở nhiều quốc gia nhìn nhận du lịch với một vai trò nhân văn hơn hường du lịch gắn với cộng đồng địa phương như: Bucley R.C., “prespectives in inviromental management” (Spimger – Verlao, Berlin Press, 1991); Pagdin C., “Assesing Tourism impact the third world” (A Nepal Case Study, Proress in Planning, 1995); Lea J., “Tourism and development in the third world” (Routledge New York, 1998); …. Còn rất nhiều công trình nghiên cứu mang ý nghĩa to lớn đóng vai trò nền tảng cho nghiên cứu sau này về du lịch nói chung và về du lịch cộng đông nói riêng. Tất cả đều là những tri thứ đánh dấu sự khai sinh ra một loại hình du lịch vừa đảm bảo sự bền vững, vừa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong nghiên cứu và bảo tồn văn hóa. Ở Việt Nam, du lịch được coi là bắt đầu phát triển khoảng năm 1990, với sự kiện tổ chức “năm du lịch Việt Nam”. Từ đó đến nay Đảng, Nhà nước và Chính phủ, các bộ ngành liên quan đã có những văn bản, luật, văn kiện chỉ đạo thực hiện các chiến lược phát triển, quy hoạch du lịch. Ngày 12/12/1992, Nghị định về việc 3
- thành lập Tổng cục Du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ ký; ngày 22/12/1993 Chính phủ ra Nghị quyết về việc “Đổi mới quản lí và phát triển ngành du lịch”… có thể thế bắt đầu từ năm 1992 Đảng, Chính phủ đã xác định được vai trò của ngành du lịch, là ngành kinh tế mũi nhọn của đấy nước. Năm 1945 Chính phủ đã đưa ra các kế hoạch quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam năm 1995 – 2010. Năm 2000 Pháp lệnh du lịch được công bố. Từ năm 1995 đến nay du lịch nước ta đã có những bước đầu đạt được nhiều kết quả tốt. Lượt khách đến với Việt Nam tăng dần theo các năm. Năm 1990 đón 250.000 lượt khách quốc tế; năm 2011 đón 6 triệu lượt khách quốc tế, 35 triệu lượt khách nội địa và tạo ra 440.000 việc làm trực tiếp và gần 1 triệu việc làm dán tiếp. Trong thời gian này khoa học du lịch đã thực sự phát triển và có những đóng góp cho sự phát triển của du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong các nghiên cứu khoa học có nhiều nghiên cứu chú trọng tới lợi ý của cộng đồng địa phương trong đó phải kể đến như: Võ Trí Trung, “Kiến thức bản địa làm phong phú các giá trị du lịch sinh thái ở Việt Nam”; Lê Văn Lanh và Macnril, O.J, “Du lịch sinh thái ở Việt Nam đến nay cho việc bảo tồn và sự tham gia của cộng đồng địa phương”; Lê Văn Lanh, “Các bước chuẩn bị cho sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các dự án du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên sinh thái và quản lí môi trường du lịch ở các vườn quốc gia Việt Nam”; “Sự tham gia của cộng đồng và phát triển du lịch – thực trạng và giải pháp” (Kỷ yếu hội thảo khoa học “Bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng”, Hà Nội, 2006). Ngoài ra còn rất nhiều nghiên cứu của giảng viên, sinh viên các trường đại học như: Khoa Du lịch học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, ngành Văn hóa Du lịch – Đại học Dân lập Hải Phòng, khoa Du lịch – Đại học Mở Hà Nội… Các nghiên cứu này đều là nền tảng tri thức, thúc đẩy sự phát triển của du lịch Cộng đồng với vai trò là một hoạt động du lịch mang tính bền vững. 2.2. Lịch sử nghiên cứu về văn hóa người Dao Ngay từ thời dựng nước, Việt Nam đã là quốc gia đa dân tộc. Trong tiến trình phát triển hàng ngàn năm, các dân tộc dù quá trình tộc người khác nhau nhưng 4
- luôn luôn sát cánh bên nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xuất phát truyền thống dân tộc Đảng và Nhà nước đã thực thi nhiều biện pháp nhằm giải quyết vấn đề dân tộc trước yêu cầu phát triển quốc gia, đặc biệt là trong thời cổ trung đại và di sản về vấn đề dân tộc trong lịch sử đã để lại nhiều bài học quý giá cho hôm nay khi giải quyết vấn đề dân tộc. Chính vì vậy, ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vấn đề dân tộc có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc, ngay từ đầu, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nguyên tắc và định hướng chiến lược về chính sách dân tộc ở Việt Nam, đó là đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc. Có thể khẳng định chính sách dân tộc của Đảng ta luôn được quán triệt và triển khai thực hiện nhất quán trong mọi thời kỳ. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, chính sách dân tộc của Đảng luôn được bổ sung, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự phát triển của đất nước. Từ Đại hội IV đến Đại hội X của Đảng, chính sách dân tộc đã được Đảng ta đề ra trên các vấn đề cốt lõi là: Vị trí của vấn đề dân tộc trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng; các nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc; những vấn đề trọng yếu của chính sách dân tộc trong những điều kiện cụ thể. Các nội dung cơ bản trên đây đã được thể chế hóa và triển khai thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thấm nhuần những tư tưởng và đường lối của Đảng các nhà nghiên cứu đã bắt tay vào nghiên cứu văn hóa dân tộc thiểu số nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Người Dao cũng là 1 trong 54 dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả nghiên cứu về văn hóa tộc người Dao, trong đó phải kể đến các công trình nghiên cứu như: GS.TS. Hoàng Nam, “ Tổng quan văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam”, Hà Nội, 2001; PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc, “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa một số dân tộc thiểu số ở miền Bắc”, Thái Nguyên, 2010; PGS.TS. Trần Thi Việt Trung, PGS.TS. Nguyễn Đức Hạnh, “Văn học dân tộc thiểu số ơ Việt Nam truyền thống và hiện đại”, Thái Nguyên, 2014; Lý Hành Sơn (1999), 5
- Lễ cưới của người Dao Tiền ở Ba Bể (Bắc Cạn), Tạp chí Dân tộc học, số 3 – 1999; Lý Hành Sơn (2003), Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của nhóm Dao Tiền ở Ba Bể, Bắc Cạn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Trần Hữu Sơn, Trần Thùy Dương (2009), Sách cổ người Dao - nguồn tư liệu quan trọng tìm hiểu lịch sử tộc người Dao, Tạp chí Dân tộc học, số 3 – 2009; Lê Ngọc Thắng (2005), Một số vấn đề về dân tộc và phát triển, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội…. đó là những nghiên cứu tạo định hướng cho quá trình bảo tồn và phát huy truyền thống người Dao trong thời kỳ phát triển của đất nước. 2.3. Lịch sử nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao phục vụ phát triển du lịch cộng đồng Đã có nhiều nghiên cứu giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch cộng đồng trong thời gian gần đây, khi văn hóa được coi như một “mỏ vàng lộ thiên”, đảm bảo tính bền vững cho du lịch. Nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến những giải pháp vừa lấy du lịch để thúc đẩy văn hóa, vừa lấy văn hóa làm nguyên liệu cho du lịch, tuy nhiên ở mỗi khu vực khác nhau lại có những dân tộc thiểu số khác nhau, nên nghiên cứu du lịch cộng đồng gắn với văn hóa thường mang tính địa phương. Nhiều dự án phát triển du lịch cộng đồng ở Sa Pa, ở Hà Giang, Cao Bằng đã có những bước đánh giá tiềm năng văn hóa của các dân tộc ở đây, hình thành các giải pháp cụ thể đảm bảo sự phát triển lâu dài của du lịch cộng đồng. Nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao phục vụ phát triển du lịch cộng đồng có thể thấy ở các vùng như Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang đã có nhiều nghiên cứu đề cập, do ở đây là những khu vực đông người Dao sinh sống. Ở Phú Thọ nghiên cứu về văn hóa Dao còn khá hạn chế, chưa có nghiên cứu nổi bật để đánh giá cụ thể những giá trị văn hóa có thể khai thác, đảm bảo tính khả thi cho các dự án du lịch. Cũng chính vì lẽ đó các nghiên cứu chưa phục vụ được thực tế. Do đó khi lựa chọn vấn đề nghiên cứu tác giả mong muốn sẽ đóng góp thêm cơ sở lý luận trong nghiên cứu văn hóa người Dao ở tỉnh Phú Thọ, đồng thời có thể đưa ra thực tế nhằm xây dựng một khu du lịch cộng đồng ở tỉnh Phú Thọ. 6
- 3 c tiêu nghiên c u - Nhận diện và làm sáng tỏ những giá trị văn hóa đặc trưng của người Dao ở tỉnh Phú Thọ. - Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và khai thác những giá trị văn hóa đặc trưng của người Dao phục vụ phát triển du lịch cộng đồng, cải thiện sinh kế người dân ở tỉnh Phú Thọ. 4 Đối tư ng và phạ vi nghiên c u 4.1. i tư ng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ và việc bảo tồn, khai thác phục vụ những giá trị văn hóa đó để phát triển du lịch cộng đồng. 4.2. h m vi nghiên cứu - Tỉnh Phú Thọ (tập trung vào 3 huyện có đông người Dao sinh sống là Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập). - Tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay. - ộ Tập trung nghiên cứu, khai thác những đặc trưng văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng. 5 Phư ng ph p nghiên c u 5.1. hương pháp nghiên cứu liên ngành Chọn đối tượng nghiên cứu là văn hóa người Dao – đối tượng thu nạp rất nhiều giá trị văn hóa – lịch sử, tín ngưỡng – tôn giáo,… việc vận dụng phương pháp liên ngành mang đến những ưu thế vượt trội. Phương pháp này giúp chúng tôi có thể kết hợp sử dụng đồng thời, thực sự khách quan và bình đẳng nhiều phương pháp chuyên ngành để có được những nhận thức toàn diện và tổng thể về văn hóa người Dao gắn với không gian văn hóa tỉnh Phú Thọ, đồng thời gắn với phát triển du lịch cộng đồng. 7
- 5.2. hương pháp hệ th ng hóa kết h p so sánh, phân tích, tổng h p Văn hóa người Dao hết sức phong phú và đa dạng, phân loại và thành hệ thống hóa là rất quan trọng để có được một cái nhìn bao quát, toàn diện. Việc áp dụng phương pháp hệ thống hóa và là rất cần thiết. Nó giúp vừa bao quát được các nghiên cứu đi trước vừa kế thừa và khảo cứu sâu hơn vấn đề trọng tâm của đề tài. Hơn hết, sử dụng phương pháp hệ thống hóa sẽ giúp nhận diện được những yếu tố là trung tâm, chi phối văn hóa người Dao trên cùng địa bàn. Văn hóa tộc người có vừa mang tính phổ quát, vừa gắn với tư duy tộc người. Giá trị văn hóa của tộc người thể hiện trên những bình diện và hệ giá trị khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào tính “nội sinh”, bản địa và sự chiếm lĩnh, đồng hóa những nét văn hóa ngoại nhập. Gắn với mỗi địa vực cư trú nhất định, người dân sẽ có các cách ứng xử tương ứng với các điều kiện tự nhiên và xã hội. Những điều đó thể hiện rõ dấu ấn trong lễ hội, đình đám, phong tục, đời sống tâm linh,…, kiến trúc, điêu khắc, hội họa… Thậm chí ở một địa bàn cư trú, mỗi thời đoạn lịch sử cụ thể lại có những biến đổi không dễ nhận ra. Vì vậy, một cái nhìn dưới góc độ tương đồng và dị biệt, so sánh đồng đại và lịch đại là cần thiết. 5.3. hương pháp điền dã Văn hóa người Dao ở tỉnh Phú Thọ đã sớm được nhiều nhà nghiên cứu sưu tầm, biên soạn. Thậm chí các tác giả còn xem xét vấn đề dưới nhiều bình diện. Đó là những điểm tựa cần thiết cho những người muốn nghiên cứu sâu hơn, chuyên biệt hơn về vấn đề này. Tuy vậy, gắn với một vấn đề nghiên cứu khá đặc thù mà giá trị của nó có khi rất rõ ràng, có khi lại ẩn tàng trong chính quan niệm, tâm thức người dân, thì không thể thiếu điền dã văn hóa và thâm nhập thực tế. Bởi vậy, chúng tôi xác định việc cần làm trước hết là sưu tầm để bao quát tài liệu nghiên cứu, điền dã – thâm nhập thực tế rồi tiến hành thống kê, phân loại trang bị một cái nhìn toàn diện, có hệ thống về vấn đề nghiên cứu. Tác giả đã đi thực tế tại Huyện Yên Lập, Phỏng vấn 10 hộ dân người Dao tại Nga Hoàng – Yên Lập, chủ yếu ở đây là Dao quần chẹt, trong 10 hộ dân có 5 hộ đang kinh doanh du lịch 5 hộ không kinh doanh du lịch do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. 8
- 5.4. hương pháp chuyên gia Các chuyên gia ở đây bao gồm đội ngũ các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm đối với các vấn đề liên quan đến đề tài. Qua phỏng vấn, tham khảo ý kiến của các chuyên gia thuộc những lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, tác giả có điều kiện học hỏi thêm kinh nghiệm, lĩnh hội tri thức và kiểm nghiệm các nhận thức của mình. Các chuyên gia còn bao gồm cả đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là quản lý trực tiếp các di sản văn hóa trên Đất Tổ. Qua trao đổi, phỏng vấn tác giả có điều kiện để nắm bắt tốt hơn các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, nhất là các vấn đề liên quan đến giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, những vấn đề về cơ chế, chính sách và tổ chức các hoạt động văn hóa tại địa phương. Trong đó tác giả đã phỏng vấn ông Trần Việt Hùng – Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Yên Lập để nắm được tình hình kinh tế địa phương, đồng thời tìm hiểu thêm những chính sách hỗ trợ về kinh tế tại khu vực người Dao sinh sống. Ngoài ra tác giả cũng phỏng vấn các cán bộ văn hóa, trực tiếp nghiên cứu và thực hiện các chính sách văn hóa tại khu vực người Dao sinh sống. Các phương pháp trên được sử dụng kết hợp và linh hoạt trong quá trình nghiên cứu đối tượng. Bên cạnh đó, tùy vào tính chất của từng vấn đề nghiên cứu chúng tôi sẽ lựa chọn các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác. 9
- NỘI UNG NGHI N CỨU Chư ng : C SỞ UẬN VÀ THỰC TIỄN C sở uận 1.1.1. Văn hóa tộc người và văn hóa người Dao Việt Nam - dải đất hình chữ S là tổng hòa của 54 dân tộc anh em, từ ngàn đời nay đã chung sống gắn bó, keo sơn. Trong đó, dân tộc Dao nằm trong nhóm các dân tộc thuộcnhóm ngôn ngữ Mông-Dao, với chữ viết riêng là nôm Dao. Hiện nay, người Dao ước tính có hơn 750.000 người, sống ở vùng lưng chừng núi hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Từ khi di cư từ Trung Quốc sang Việt Nam người Dao đã sinh sống, gắng bó người Dao đã trở thành một bộ phận máu thịt của dân tộc Việt Nam, những giá trị văn hóa của người Dao trước khi họ di cư vào Việt Nam vẫn được họ lưu giữ trong luận văn này tôi sẽ nói rõ về các giá trị văn hóa cốt lõi này. Về hoạt động sản xuất, người Dao phổ biến là làm nương, thổ canh trên hốc đá và canh tác ruộng. Cây lương thực chính của họ là lúa, ngô và các loại rau màu như bầu, bí, khoai... Nghề trồng bông, dệt vải phổ biến ở các nhóm Dao và họ ưa dùng vải nhuộm chàm. Hầu hết các xóm tộc người Dao đều có lò rèn để sửa chữa nông cụ, nhiều nơi còn làm súng hoả mai, súng kíp, đúc những hạt đạn bằng gang. Người Dao cũng có nghề thợ bạc là nghề gia truyền, chủ yếu làm những đồ trang sức... Phụ nữ Dao mặc rất đa dạng, thường mặc áo dài, yếm, váy hoặc quần, y phục thêu sặc sỡ. Bộ y phục của người phụ nữ Dao là chiếc áo được thiết kế dài đến gần đầu gối. Cổ áo được thiết kế theo hình chữ V có thêu hoa văn, lưng áo cũng thêu hoa văn. Theo quan niệm của đồng bào Dao, nhìn vào cách thêu hoa văn ở phần đuôi áo của người phụ nữ sẽ biết được người phụ nữ khéo hay không, có đảm đang hay không. Còn đàn ông Dao, trước đây để tóc dài, búi sau gáy hoặc để chỏm tóc dài trên đỉnh đầu, xung quanh cạo nhẵn. Người Dao ở Phú Thọ thuộc 2 nhóm Dao khác nhau là Dao tiền và Dao quần chẹt, về cơ bản hai nhóm Dao này tương đối giống nhau nhưng đặc điểm về tiếng 10
- nói và trang phục là đặc điểm dễ phân biệt nhất. Trang phục nữ giới chính là đặc điểu để phân biệt giữa hai nhóm này. Phụ nữ Dao quần chẹt đặc điểm là quần họ có phần gấu bó lại và được trang trí hoa văn, người Dao quần chẹt chỉ mặc quần không mặc váy. Người Dao tiền có trang sức là họ đeo trang sức là các đồng xu tiền to bản trước ngực. Về phong tục tập quán 2 nhóm Dao này gần giống nhau. Mặc dù sống ở khu vực núi và địa bàn riêng biệt, nhưng phương tiện vận chuyển của đồng bào Dao vẫn có nhiều nét tương đồng với các dân tộc khác về chủng loại, cách thức chế tác và chức năng sử dụng. Để chuyển hàng họ thường dùng địu, quẩy tấu (một loại sọt) hay lù cở (giống gùi) có hai quai đeo phía sau, để lên rừng hái quả hoặc thu hoạch nông sản. Ở những vùng thấp hơn, người Dao thường dùng đôi dậu để gánh lúa, ngô và những vật dụng khác. Dù sinh sống ở nhiều vùng miền, nhưng sinh hoạt cộng đồng của đồng bào dân tộc Dao vẫn mang tính chất khép kín, thể hiện qua phong tục tập quán, qua hôn nhân. Khi dựng vợ gả chồng cho con cái, đồng bào Dao chỉ mong gả trong cộng đồng dân tộc mình. Tục th cúng: Đối với người Dao, việc thờ cúng đặc biệt được chú trọng, vì vậy các nghi lễ liên quan đến thờ cúng tổ tiên luôn được đồng bào duy trì, thể hiện với những nghi lễ độc đáo, đặc sắc. Nghi lễ thờ cúng nói chung của người Dao mang đậm tính nhân văn, hướng con người nhớ đến nguồn cội, xua đuổi cái ác và là sợi dây liên kết cộng đồng sâu sắc. Trong nghi lễ thờ cúng, người Dao sử dụng nhiều tranh cúng và mỗi dịp lễ, Tết, lại có những loại tranh cúng riêng; trong đó phổ biến là bộ tranh Tam Tượng (hay còn gọi là Tam Thanh) và bộ Đại Đường Quân. Tranh thờ không chỉ là tín ngưỡng mà còn thể hiện niềm tin của người Dao với cuộc sống. Đồng bào quan niệm, các vị thần linh luôn nhìn thấu mọi việc và sẵn sàng phạt người nào định làm điều ác. Chỉ cần nhìn ngắm bức tranh có các vị thần được khắc họa oai nghiêm là những ai có ý định làm việc xấu sẽ phải dừng lại. Lễ cấp sắc: là một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc nhất của dân tộc Dao. Theo quan niệm của đồng bào, lễ cấp sắc là một thủ tục không thể thiếu của người đàn ông dân tộc Dao, được cấp sắc mới được coi là người đàn ông 11
- đã trưởng thành và có đủ quyền tham gia các công việc của cộng đồng. Lễ cấp sắc của người Dao thường được tổ chức vào tháng 11, 12 hoặc tháng Giêng hàng năm, với rất nhiều nghi lễ đa dạng và độc đáo của các ngành đồng bào Dao. Mỗi ngành Dao đều có không gian hành lễ, mang đặc trưng riêng. Với những giá trị đặc sắc, nghi lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hát Páo Dung: được coi là như một trong những báu vật văn hóa của dân tộc Dao. Hát Páo Dung thể hiện những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Dao trong cuộc sống thường ngày. Ở mỗi ngành Dao, Páo Dung lại được biểu diễn khác nhau, có vùng thì với âm điệu trầm kéo dài, có vùng âm điệu lại cao, bay bổng. Tuy có sự khác nhau về cách thể hiện giữa các ngành Dao, nhưng những làn điệu Páo Dung của đồng bào Dao đều có nét chung là đề cao lẽ sống, cách ứng xử, ca ngợi thiên nhiên và tinh thần lao động sáng tạo. Với những nét độc đáo, nghệ thuật hát Páo Dung cũng đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 1.1.2. Du lịch cộng đồng “Du lịch cộng đồng” hay “Du lịch dựa vào cộng đồng” thực chất là đối tượng nghiên cứu và triển khai các loại hình du lịch. Đó là các cộng đồng địa phương như làng (bản, buôn, sóc…), xã, huyện, tỉnh thành. Du lịch cộng đồng đã được biết đến như những quan điểm, giải pháp, nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Ngày nay, Du lịch cộng đồng được hiểu là cộng đồng địa phương cùng tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch mang tính tự phát hoặc có tổ chức tại địa phương có phân bổ các nguồn tài nguyên du lịch. Trong trường hợp cộng đồng địa phương tham gia một cách tự phát vào hoạt động du lịch, hoặc trong trường hợp có tổ chức, song quy hoạch phát triển du lịch thiếu khoa học, không đúng đắn thì thường cộng đồng địa phương trở thành những người làm thuê và thu nhập thấp. Sản phẩm du lịch họ cung cấp thường đơn điệu, chất lượng thấp, quyền lợi của họ bị xâm hại bởi những tổ chức, những công ty từ nơi khác đến kinh doanh, quản lí nguồn tài nguyên du lịch. Đồng thời tài nguyên, 12
- môi trường du lịch và kinh tế xã hội thường có xu hướng bị suy giảm, bị tác động tiêu cực và kết quả là phát triển du lịch không đáp ứng được nhu cầu hợp lí và giảm sức hấp dẫn du khách, hiệu quả kinh doanh du lịch thấp, không thực hiện được các mục tiêu: phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng. Đến nay đã có một số nhà nghiên cứu cũng như một số tổ chức thế giới đưa ra các khái niệm và “Du lịch cộng đồng”: Theo quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới WWF: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà ở đó cộng đồng địa phương có sự kiểm soát vào sự phát triển và quản lí hoạt động du lịch và phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch được giữ lại cho cộng đồng”1. “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng địa phương nhằm phát triển kinh tế địa phương, đồng thời góp phần bảo tồn văn hóa, thiên nhiên bền vững, nâng cao nhận thức và tăng cường quyền lực cho cộng đồng, cộng đồng được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch, nhận sự hợp tác, hỗ trợ của chính quyền địa phương, của chính phủ và từ hoạt động hỗ trợ quốc tế, nhằm mục đích khai thác bền vững các tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn tại địa phương để giới thiệu tới du khách du lịch”2. Theo tác giả Nguyễn Văn Thanh thì “Du lịch cộng đồng là phương thức phát triển du lịch, trong đó cộng đồng dân cư là chủ thể trực tiếp tham gia vào du lịch, đồng thời được hường quyền lợi mà du lịch mang lại”3. .. Theo Bùi Thị Hải Yến thì các khái niệm về Du lịch cộng đồng trên có thể khác nhau về cách diễn đạt song về nghĩa có một số những đặc điểm chung có thể tổng kết lại: 1 . Du lịch cộng đồng - Bùi Thị Hải Yến (chủ biên) 2 . Du lịch cộng đồng - Bùi Thị Hải Yến (chủ biên) 3 . Đào tạo du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái với bảo vệ môi trường - Tạo chí du lịch Việt Nam số 1 13
- - Du lịch cộng đồng là “loại hình, hình thái, phương thức phát triển du lịch” có sự tham gia trực tiếp, chủ yếu của cộng đồng địa phương vào các giai đoạn các khâu trong quá trình phát triển du lịch, nhằm bảo tồn và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên môi trường, cộng đồng được hưởng lợi nhuận từ hoạt động du lịch. - Các khái niệm về Du lịch cộng đồng nêu trên mới chú ý đến vai trò của du lịch, cộng đồng địa phương và việc hưởng lợi ích từ du lịch của cộng đồng địa phương, khái niệm về Du lịch cộng đồng của WWF, của Nicole Hauler và của Wolfang Strasdas đã nhấn mạnh phần lớn lợi nhuận từ hoạt động du lịch cộng đồng được giữ lại cho cộng đồng. - Tất cả các khái niệm về Du lịch cộng đồng của các tổ chức và các nhà nghiên cứu nêu ra ở trên mới chú ý đến vai trò của cộng đồng du lịch , thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào du lịch và quyền lợi họ được hưởng từ hoạt động du lịch, chưa quan tâm tới cộng đồng địa phương trong trong vai trò cầu du lịch, quyền lợi các đặc điểm của khách du lịch sử dụng trong sản phẩm du lịch của cộng đồng địa phương4. Vì vậy, theo Nguyễn Văn “khi nghiên cứu, quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng cần tính đến vai trò của cộng đồng trong tất cả cung và cầu du lịch: “Tính cộng đồng trong tạo cung du lịch có thể hiểu là sự liên kết nhiều quá trình, hoạt động du lịch riêng biệt thành quá trình Kinh tế - xã hội, tồn tại, hoạt động và phát triển liên tục với tư cách là một ngành kinh tế như một hệ thống hữu cơ”. Đó là quá trình kinh tế khách quan phù hợp với quá trình phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội trong và ngoài ngành du lịch5”. Vai trò của cộng đồng dưới góc độ cầu du lịch: “Dưới góc độ cầu du lịch thì cộng đồng hóa du lịch, du lịch đại chúng là quá trình chuyển đổi nhu cầu du lịch từ nhu cầu đơn lẻ cao cấp của một số ít người thuộc tầng lớp nhiều tiền trở thành phổ biến, thiết yếu quảng đại chúng nhân dân”. 4 . Du lịch cộng đồng - Bùi Thị Hải Yến (chủ biên) 5 . phát triển Du lịch cộng đồng trong bối cảnh kinh tế thị trường - Kỷ yếu hội thảo khoa học “Bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng” 14
- Theo cơ sở lí luận được nhiều tổ chức, nhiều nhà nghiên cứu đúc rút cũng như từ thực tiễn phát triển của du lịch cộng đồng trên thế giới và ở Việt Nam, du lịch cộng đồng có thể hiểu là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch. Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chinh phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn, khai thác tài nguyên môi trường bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú có chất lượng cao và hợp lí của du khách, để mọi tầng lớp dên cư đều có thể được sử dụng, tiêu dùng các sản phẩm du lịch. 1.1.3. M i quan hệ giữa văn hóa tộc người với du lịch cộng đồng Văn hóa tộc người bao gồm các giá trị vật chất và tinh thần do tộc người đó sáng tạo ra trong quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội. Theo đó có thể thấy giữa văn hóa tộc người và du lịch cộng đồng có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Tuy nhiên ở một mức độ nào đó cả văn hóa và du lịch cộng đồng cần có biên giới nhất định. Du lịch cộng đồng phát triển theo hướng phát huy bản sắc văn hóa các tộc người nhằm tạo ra lợi nhuận cho cộng đồng địa phương đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa, tuy nhiên có thể nói có những yếu tố của văn hóa dân tộc bảo tồn phải là bảo tồn nguyên vẹn, không bảo tồn phát triển, trong đó có các lễ gọi là lễ mật, những lễ này để đảm bảo tính linh thiêng thì không thể mang ra để làm mô hình, hay trình diễn liên tục cho du khách xem. Hơn nữa trong quá trình xem nhiều du khách có những hành động phát tán thông qua quay phim chụp ảnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cộng đồng địa phương. Trong văn hóa của các dân tộc, những lễ mật bao gồm các lễ cúng, đám tang vv… bởi vì họ quan niệm những nghi thức này là sự gắn kết giữa người âm và người dương, giữa thần linh và con người nên không thể tùy tiện tổ chức các nghi lễ này. Điều này là người nghiên cứu văn hóa phải nắm chắc nếu muốn sử dụng các nghi lễ này phục vụ phát triển du lịch cộng đồng có những giải pháp cụ thể như nếu như muốn xem các nghi lễ này người xem phải tuân 15
- theo các quy tắc trong nghi lễ, chấp hành nghi lễ như một người dân địa phương. Ngoài ra có thể sân khấu hóa các nghi thức này, trình diễn thông qua hình thức mô phỏng, không trình diễn thực, nghệ thuật hóa các hoạt động tín ngưỡng tâm linh trong lễ mật. Các lễ mật phải được bảo tồn nguyên vẹn mới đảm bảo tính linh thiêng, đó cũng là cách những người làm du lịch thể hiện sự tôn trọng với cộng đồng dân cư địa phương. Mặt khác du lịch cộng đồng được hiểu đùng nghĩa nhất là một quá trình, chứ không phải một loại hình sản phẩm du lịch đặc biệt. Quá trình này đảm bảo sao cho các cộng đồng địa phương có thể vừa trực tiếp tham gia vừa có thể trực tiếp quản lí, quy hoạch và tạo ra những sản phẩm du lịch và những dịch vụ thu hút khách hàng mang đặc trưng cơ bản của cộng đồng địa phương đó. 1.1.4. Cơ sở đề xuất giải pháp Những nghiên cứu và tìm hiểu thực tế có thể thấy việc đưa ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng ở Phú Thọ gắn với văn hóa tộc người Dao cần có những cơ sở khoa học và thực tiễn mang tính quyết định làm định hướng mới có thể đảm bảo tính khả thi cho đề tài này. Cơ sở khoa học Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch mới ở Việt Nam, nó mang lại lợi ích không chỉ về kinh tế, xã hội cho cộng đồng mà còn góp phần vào công tác bảo tồn các nét văn hóa bản địa và giữ gìn cảnh quan tự nhiên của vùng. Do đó, các sáng kiến về du lịch cộng đồng nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện mang lại thu nhập thay thế và giảm nghèo cho cộng đồng. Các sáng kiến còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên. Du lịch cộng đồng dựa trên sự tò mò, mong muốn của khách du lịch để tìm hiểu thêm và có được các trải nghiệm về cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau, khám phá thiên nhiên, tình nguyện, nhân đạo giúp đỡ cộng đồng. 16
- Các loại hình du lịch phù hợp với du lịch cộng đồng như: Du lịch sinh thái; du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch làng nghề; du lịch dân tộc hay bản địa và du lịch văn hóa. Ngoài ra việc thúc đẩy nghệ thuật và hàng thủ công địa phương có thể là một thành phần quan trọng trong các dự án du lịch cộng đồng và trong các hình thức chủ đạo của ngành du lịch. Đặc trưng của loại hình du lịch này chính là thành phần tham gia đa dạng: Từ chính quyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch, các cơ quan bảo tồn, công ty du lịch, hãng lữ hành, các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng địa phương và khách du lịch tới cộng đồng dân cư, các đối tác liên quan và du khách có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên văn hóa, thiên nhiên địa phương. Các thành viên của cộng đồng đều được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch. Tuy nhiên quy mô hoạt động của loại hình du lịch này thường không lớn, thị trường khách khá hẹp về đối tượng và ít về số lượng; các sản phẩm, dịch vụ - du lịch được phát triển phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hóa địa phương. Đối tượng chính của loại hình du lịch cộng đồng thường có các đặc điểm như tôn trọng các giá trị tự nhiên, lịch sử, văn hóa và các điểm tham quan. Quan tâm đến tác động của du lịch đối với môi trường và các giá trị bền vững khác. Thích chỗ ở có quy mô nhỏ của người dân địa phương; tìm kiếm những khía cạnh chân thực của cuộc sống như: Đặc sản địa phương, những thiết kế mộc mạc và tự nhiên, các yếu tố mang đậm tính truyền thống bản địa. Tìm kiếm sự tương tác với con người, lối sống và các nền văn hóa riêng biệt của chính họ. Không bị thu hút bởi cách tiếp thị hàng loạt. Khách thường có học vấn và thu nhập cao. Họ không có con cái hoặc có con đủ tuổi để ở nhà một mình. Khách du lịch bụi và khách du lịch trẻ có ngân sách đi du lịch nhỏ cũng có thể tham gia được du lịch cộng đồng vì các dịch vụ ăn ở, đi lại của loại hình du lịch này thường rẻ hơn so với các dịch vụ của loại hình du lịch khác. Cơ sở pháp lý Du lịch cộng đồng hiện nay được chú trọng phát triển, với những tiềm năng về tài nguyên văn hóa, lịch sử, điều kiện cảnh quan, tự nhiên đa dạng. “Nguyên tắc 17
- “phát triển du lịch bền vững” đã được xác định từ Luật Du lịch 2015. Theo đó, phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”6 Đây cũng là một trong những nguyên tắc xuyên suốt của Luật Du lịch 2017, thể hiện dưới những góc độ sau: Phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, do vậy Luật Du lịch 2017 đã có nhiều điều chỉnh nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tuân thủ các quy luật của thị trường, hạn chế sự can thiệp mang tính hành chính của nhà nước thông qua việc tôn trọng quyền của các chủ thể trong quan hệ kinh tế (Điều 11, Điều 37, Điều 47, Điều 53…) , thực hiện xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch trên cơ sở đăng ký tự nguyện của tổ chức, cá nhân (Điều 50); phát triển du lịch phải gắn liền với phát triển các dịch vụ khác nhằm bảo đảm tính bền vững chung của nền kinh tế (Điều 55). Bên cạnh đó, luật nghiêm cấm các hành vi làm phương hại đến chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và môi trường kinh doanh du lịch (Điều 9), đồng thời quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường du lịch (Điều 8), giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội (Điều 6, Điều 9, Điều 13, điểm d khoản 2 Điều 25, điểm d khoản 1 Điều 29, điểm b khoản 1 Điều 49…). Việc lập quy hoạch về du lịch phải đảm bảo phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; chiến lược phát triển ngành Du lịch và các quy hoạch khác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo từng thời kỳ (khoản 1 Điều 20) Phát triển du lịch phải bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch. Bên cạnh việc bảo đảm lợi ích của khách du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, luật còn ghi nhận quyền 6 Luật Du lịch 2017 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Ảnh hưởng của truyện tranh Nhật Bản (Manga) đối với giới trẻ Việt Nam - Trường hợp THPT Khoa học giáo dục
106 p | 270 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Thờ kính tổ tiên trong đạo công giáo Việt Nam
115 p | 179 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh xu hướng phát triển thương mại điện tử Việt Nam và Trung Quốc
101 p | 85 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa vật chất của người Cơ tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
107 p | 106 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Những điểm mới về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ XII (2016)
91 p | 102 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Khai thác giá trị làng nghề khu vực Bắc Quảng Nam nhằm phát triển du lịch cộng đồng
132 p | 26 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa ẩm thực đối với phát triển du lịch thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
180 p | 38 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam
91 p | 69 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc)
130 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh chính sách của nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đối với các cộng đồng dân cư khu vực biên giới Việt – Trung từ 1986 đến nay
112 p | 47 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Vai trò của ngành dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam
101 p | 88 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Cộng đồng người Bố Y ở phía Bắc Việt Nam trong cái nhìn so sánh về văn hóa với cộng đồng người Bố Y ở Tây Nam Trung Quốc
119 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam giai đoạn 1991 - 2016
104 p | 59 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa rừng ở Tây Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam
96 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Từ vay mượn trong tiếng Việt sử dụng trên mạng internet
76 p | 62 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh việc đào tạo giáo viên tiếng Trung, tiếng Việt cho người nước ngoài
103 p | 52 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Hiện tượng “ngân hàng” tự phát và tác động của nó đối với kinh tế biên mậu ở một số khu vực biên giới Trung - Việt
143 p | 30 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý văn hóa giữa trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội Việt Nam và Học viện Nghệ thuật Quảng Tây Trung Quốc
108 p | 57 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn