intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh văn hóa Phùng Nguyên và văn hóa Tam Tinh Đôi (Tứ Xuyên)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

52
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn quát về văn hóa Phùng Nguyên như loại hình di tích, quá trình khai quật và nghiên cứu, đặc trưng di vật, sự phân bố của văn hóa Phùng Nguyên, cũng như tóm tắt lại xã hội kinh tế của văn hóa Phùng Nguyên; khái quát những thông tin về văn hóa Tam Tinh Đôi như quá trình khai quật và nghiên cứu, loại hình di tích, niên đại, tầng văn hóa, phân bố, đặc trưng văn hóa, tình hình xã hội kinh tế và tôn giáo tín ngưỡng.... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh văn hóa Phùng Nguyên và văn hóa Tam Tinh Đôi (Tứ Xuyên)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRƢƠNG KHẢ HÂN (ZHANG KEXIN) SO SÁNH VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN VÀ VĂN HÓA TAM TINH ĐÔI (TỨ XUYÊN) LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC Hà Nội - 2018
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRƢƠNG KHẢ HÂN (ZHANG KEXIN) SO SÁNH VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN VÀ VĂN HÓA TAM TINH ĐÔI (TỨ XUYÊN) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 60220113 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung Hà Nội-2018
  3. LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Cô GS.TS Lâm Thị Mỹ Dung, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Nếu thiếu sự giúp đỡ của cô Dung, tôi chắc chắn không thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp thuận lợi được. Tôi xin cảm ơn các thầy cô của khoa Việt Nam học và tiếng Việt tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Các cán bộ của Bảo tàng Nhân học và các bạn đồng nghiệp của tủ sách TS. Nishimura đã giúp đỡ tôi và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh. Hà Nội, tháng 12 năm 2018 Học viên thực hiện Trương Khả Hân
  4. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 Chƣơng 1: VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN ................................................. 4 1.1. Môi trƣờng sinh thái.............................................................................. 4 1.1.1. Điều kiện địa lý .................................................................................... 4 1.2. Khái quát về văn hóa Phùng Nguyên ................................................... 5 1.2.1. Quá trình phát hiện và nghiên cứu ..................................................... 5 1.2.2. Niên đại ............................................................................................... 7 1.3. Đặc điểm của văn hóa Phùng Nguyên .................................................. 7 1.3.1. Loại hình di tích .................................................................................. 7 1.3.2. Đặc trưng di vật ................................................................................. 10 1.4. Kinh tế xã hội ....................................................................................... 33 1.4.1. Về đời sống kinh tế sản xuất ............................................................. 33 1.4.2. Nông nghiệp ...................................................................................... 36 1.4.3. Thủ công nghiệp ................................................................................ 38 1.5. Kiến trúc thƣợng tầng ......................................................................... 42 Chƣơng 2: VĂN HÓA TAM TINH ĐÔI (TỨ XUYÊN) ........................... 46 2.1. Môi trƣờng sinh thái............................................................................ 46 2.1.1. Điều kiện địa lý .................................................................................. 46 2.1.2. Điều kiện khí hậu .............................................................................. 47 2.2. Khái quát về di chỉ Tam Tinh Đôi ....................................................... 47
  5. 2.2.1. Di chỉ Tam Tinh Đôi .......................................................................... 47 2.2.2. Tầng văn hóa và niên đại .................................................................. 51 2.2.3. Loại hình di tích ................................................................................ 52 2.3. Đặc điểm của văn hóa Tam Tinh Đôi .................................................. 53 2.3.1. Tên gọi của văn hóa .......................................................................... 53 2.3.2. Phân bố .............................................................................................. 54 2.3.3. Đặc trưng văn hóa ............................................................................. 55 2.3.4. Một số tranh luận về văn hóa Tam Tinh Đôi..................................... 56 2.4. Kinh tế xã hội ....................................................................................... 56 2.4.1. Nông nghiệp ...................................................................................... 57 2.4.2. Thủ công nghiệp ................................................................................ 58 2.5. Kiến trúc thƣợng tầng ......................................................................... 59 2.5.1. Kết cấu tổ chức xã hội ....................................................................... 59 2.5.2. Tôn giáo và tín ngưỡng ..................................................................... 61 Chƣơng 3: SO SÁNH VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN VÀ VĂN HÓA TAM TINH ĐÔI ......................................................................................... 65 3.1 Khái quát về tình hình giao lƣu văn hóa ............................................. 65 3.2. So sánh hai nền văn hóa ...................................................................... 73 3.3. So sánh một số di vật cụ thể ................................................................ 75 3.3.1. Nha chương ....................................................................................... 75 3.3.2. Qua làm bằng đá ngọc ....................................................................... 80
  6. 3.3.3. Vòng tay hình ống có gờ nổi ............................................................... 81 3.3.4. Phù hiệu đá........................................................................................ 82 KẾT LUẬN ................................................................................................. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 87 PHỤ LỤC.................................................................................................... 91
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cb Chủ biên ĐHQG Hà Nội Đại học Quốc gia Hà Nội GS.TS Giáo Sư. Tiến Sĩ Nxb Nhà xuất bản Tr. Trang TH Trung Hoa TS Tiến Sĩ
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: So sánh một số di vật của Tứ Xuyên (Trung Quốc) và Việt Nam .... 68 Bảng 2: So sánh một số đồ ngọc thuộc thời đại đồng thau - thời đại đồ sắt giữa Tứ Xuyên (Trung Quốc) và Việt Nam .................................................. 70 Bảng 3: So sánh một số đồ gốm thuộc thời đại đồng thau - thời đại đồ sắt giưã Tứ Xuyên (Trung Quốc) và Việt Nam.. ........................................................ 71 Bảng 4: So sánh một số đồ đồng thuộc thời đại đồng thau - thời đại đồ sắt giữa Tứ Xuyên (Trung Quốc) và Việt Nam................................................... 72 Bảng 5: So sánh đối chiếu văn hóa Tam Tinh Đôi và văn hóa Phùng Nguyên. ..................................................................................................................... 73
  9. LỜI MỞ ĐẦU Quê hương tôi là tỉnh Tứ Xuyên, nằm ở phía Tây Nam Trung Quốc, một tỉnh nổi tiếng về ẩm thực cay tê và gấu trúc. Nói đến lẩu Tứ Xuyên, hoặc nước Thục thời kỳ Tam Quốc, các thầy cô giáo và các bạn chắc hẳn đã nghe. Bồn địa Tứ Xuyên cũng giống như nhiều vùng khác trên thế giới, có lịch sử thú vị, lâu dài và phong phú. Sau khi tiếng Việt và Việt Nam học trở thành chuyên ngành của tôi, tôi có nhiều cơ hội để tìm hiểu, học tập thêm những tri thức như văn hóa, địa lý, lịch sử của đất nước Việt Nam. Tôi cũng chưa bao giờ nghĩ rằng, tuy có khoảng cách rất xa, quê hương mình đã có mối liên hệ với Việt Nam khá lâu rồi. Trên lớp Khái Lược Việt Nam, lần đầu tiên tôi được nghe câu chuyện về hoàng tử nước Thục (chính là An Dương Vương) dẫn tộc người di chuyển đến vùng đât (miền Bắc Việt Nam ngày nay) và xây dựng thành Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội. Vì vậy, tuy chỉ là một truyền thuyết (đã được nhiều học giả chứng thực thiếu tính chân thật do có sự chênh lệch lớn về thời gian và không có tài liệu vật chất hỗ trợ), nhưng đã khiến tôi muốn tìm hiểu về tình hình giao lưu văn hóa giữa vùng Tứ Xuyên và vùng miền Bắc Việt Nam thời cổ xưa. Văn hóa Phùng Nguyên và văn hóa Tam Tinh Đôi chính là hai nền văn hóa chứa các dấu tích giao lưu văn hóa sớm nhất giữa hai vùng này. Ở Đồng bằng Sông Hồng và Bồn địa Tứ Xuyên cách đây ba bốn nghìn năm trước cư dân đã có lối sống như thế nào? Văn hóa của cư dân hai vùng 1
  10. này có những gì giống nhau, những gì khác nhau? Tôi rất muốn tìm hiểu về những điều huyền diệu trong đó. Tất nhiên, nếu thiếu tư liệu khảo cổ học chứng thực, tất cả suy đoán vẫn chỉ là sự suy diễn thiếu căn cứ. Vì vậy, nhân dịp viết bài luận văn tốt nghiệp, tôi chọn đề tài này để nâng cao hiểu biết, cũng là để giải đáp nghi vấn của mình. Lịch sử nghiên cứu về quan hệ giữa văn hóa Tam Tinh Đôi và văn hóa Phùng Nguyên có ít tài liệu, bất kế bằng tiếng Việt hay là tiếng Trung. Ở Việt Nam, các học giả chủ yếu tập trung vào nghiên cứu Văn hóa Phùng Nguyên, đã đạt được nhiều thành quả xuất sắc; ở Trung Quốc, các học giả chủ yếu tập trung vào nghiên cứu văn hóa cổ Thục nói chung và văn hóa Tam Tinh Đôi nói riêng, và rất nhiều vấn đề về văn hóa Tam Tinh Đôi đều chưa có một ý kiến nhất trí, đến bây giờ vẫn chưa có một bộ tác phẩm uy tín nào để giới thiệu văn hóa Tam Tinh Đôi một cách rõ ràng. Tuy vậy, vẫn có một số nhà khảo cổ học đã phát hiện những liên hệ giữa hai nền văn hóa này, ví dụ đã có học giả so sánh và nghiên cứu một số di vật cùng được tìm thấy và xuất hiện nhiều đặc điểm chung như nha chương, bát bồng gốm, công cụ đá và một số đồ trang sức bằng đá. Do số lượng các tác phẩm học thuật cùng chủ đề rất hạn chế, hơn nữa, khảo cổ học không phải là chuyên ngành của tôi, vì vậy đã gây ra nhiều khó khăn trong quá trình tôi tiến hành nghiên cứu và so sánh để hoàn thành luận văn. Chương 1 chủ yếu khái quát về văn hóa Phùng Nguyên như loại hình di 2
  11. tích, quá trình khai quật và nghiên cứu, đặc trưng di vật, sự phân bố của văn hóa Phùng Nguyên, cũng như tóm tắt lại xã hội kinh tế của văn hóa Phùng Nguyên. Nội dung chính của chương 2 là khái quát những thông tin về văn hóa Tam Tinh Đôi như quá trình khai quật và nghiên cứu, loại hình di tích, niên đại, tầng văn hóa, phân bố, đặc trưng văn hóa, tình hình xã hội kinh tế và tôn giáo tín ngưỡng. Chương 3 tập trung so sánh những đặc điểm văn hóa giữa văn hóa Phùng Nguyên và văn hóa Tam Tinh Đôi, đồng thời khái quát tình hình giao lưu văn hóa giữa vùng Tứ Xuyên và miền Bắc Việt Nam thời cổ. Cuối cùng là rút ra một số kết luận về sự khác biệt và sự giống nhau giữa hai nền văn hóa này. Trong quá trình viết luận văn tôi đã áp dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp phân loại, phương pháp lịch sử, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp khảo sát thực địa v.v... Tôi cũng đã tham khảo một số tác phẩm khoa học bằng tiếng Việt, tiếng Trung giới thiệu về văn hóa Phùng Nguyên và văn hóa Tam Tinh Đôi, một số luận văn đã được công bố trên tạp chí học thuật, và đi tham quan khảo sát nhà bảo tàng Tam Tinh Đôi để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. 3
  12. Chƣơng 1: VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN 1.1. Môi trƣờng sinh thái 1.1.1. Điều kiện địa lý Bắc Bộ Việt Nam được chia thành vùng đồng bằng và vùng núi, địa thế tây bắc cao, đông nam thấp. Đồng bằng Sông Hồng là đồng bằng chính, địa thế thấp, bằng phẳng, có nhiều hồ ao, ruộng đất phì nhiêu, dân số đông đúc. Sông Hồng là một con sông lớn nhất của Bắc Bộ Việt Nam, bắt nguồn từ Đại Lý, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đây cũng là một trong những con sông có lượng nước nhiều nhất trên thế giới. Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất lao động. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ ở vùng duyên hải thuộc hai tỉnh Thái Bình, Nam Định. Nguồn cá bột của sông Hồng đã cung cấp giống đáng kể cho nghề nuôi cá nước ngọt ở đồng bằng Bắc Bộ [18, tr.158]. 1.1.2. Điều kiện khí hậu Bắc Bộ quanh năm có nhiệt độ tương đối cao và ẩm, nền khí hậu chịu ảnh hưởng từ lục địa Trung Hoa chuyển qua và mang tính chất khí hậu lục địa. Toàn vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm quanh năm với 2 mùa rõ rệt hè, đông. Đồng thời hàng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ phía bắc xuống phía nam và có khí hậu giao hoà, là đặc trưng của khu vực đồng bằng Bắc Bộ và ven biển. 4
  13. Có điều kiện khí hậu nhiệt đới, tài nguyên động vật, thực vật của Bắc Bộ Việt Nam rất phong phú và đa dạng, hệ thống sinh thái phức tạp, tạo ra sự ảnh hưởng rõ rệt đối với hoặt động săn bắn của cư dân, cũng khiến nông nghiệp vùng này mang đặc điểm khác biệt với vùng nông nghiệp khác. Tùy theo sự phát triển của nông nghiệp trồng lúa, lương thực sản xuất đứng vai trò quan trọng trong cuộc sống kinh tế, lúa gạo chính 2 mùa đến 3 mùa một năm [18, tr.158]. 1.2. Khái quát về văn hóa Phùng Nguyên 1.2.1. Quá trình phát hiện và nghiên cứu Di chỉ văn hóa Phùng Nguyên đã được phát hiện ở Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Nội, Hải Phòng và một vài nơi khác trong lưu vực sông Hồng (Hình 1). Tính đến năm 1998, có khoảng 55 địa điểm đã được phát hiện có dấu vết văn hóa đồng dạng với các di chỉ Phùng Nguyên, trong đó có 3 địa điểm có di cốt người (Hình 2,3). Ở những nơi đây, trong tất cả các hiện vật khảo cổ khai quật được thuộc nền văn hóa này, ngoài ít mẩu xỉ đồng, hiện tại chưa hề tìm thấy bất kỳ công cụ bằng đồng nào. Công cụ bằng đá phổ biến và chiếm ưu thế tuyệt đối. Đồ trang sức bằng các loại đá, đá bán quý, ngọc được tìm thấy nhiều, đặc biệt là các vòng đá. Ngoài đồ đá, cư dân Phùng Nguyên đã biết chế tạo đồ gốm đặc sắc từ khâu làm đất, tạo dáng cho đến hoa văn trang trí. Có thể lấy năm 1959, năm phát hiện di chỉ Phùng Nguyên và đầu năm 5
  14. 1971, năm tổ chức nghiên cứu thời Hùng Vương lần thứ IV là mốc mở đầu và kết thúc lịch sử nghiên cứu nền văn hóa này. Công cuộc nghiên cứu văn hóa Phùng Nguyên đã đạt được những thành tựu xuất sắc. Tư liệu phát hiện và nghiên cứu về văn hóa Phùng Nguyên đã dày hàng ngàn trang. Vị trí ý nghĩa và khoa học của văn hóa Phùng Nguyên là rất lớn đối với lịch sử Việt Nam nói chung và khảo cổ học Việt Nam nói riêng. Di chỉ Phùng Nguyên được khai quật nhiều lần và nhiều cơ quan tham gia nghiên cứu di chỉ này. Di chỉ Phùng Nguyên được bộ môn Khảo cổ học trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội tiến hành khai quật lần thứ ba từ ngày 23/2 đến 13/3 năm 1968. Các cuộc khai quật do Hà Văn Tấn phụ trách. Diện tích khai quật mỗi hố là 100m2. Di vật thu được gồm 69 hiện vật đá , 19 hiện vật gốm và trên 5000 mảnh gốm. Như vậy từ năm 1959 đến 1968, các nhà khảo cổ học đã khai quật trên diện tích rộng ở Phùng Nguyên trên diện tích 3.917m2 khai quật và 41m2 thám sát. Số lượng di vật phát hiện được trong 3 lần khai quật này là hết sức đồ sộ và quý giá, gồm gần 2000 di vật đá, trên 130 di vật gốm và trên 100.000 mảnh gốm lớn nhỏ. Tầng văn hóa ở đây nói chung là đơn giản, chỉ có một lớp tương đối mỏng (dày 0,1-0,30m). Đây là nguồn tư liệu có giá trị nhiều mặt giúp cho quá trình điều tra, thám sát và khai quật hàng loạt các di tích Phùng Nguyên khác. Ngay sau khi phát hiện và có những đợt khai quật ở di chỉ Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ đã lần lượt tìm thấy hàng loạt các địa điểm khác cách không xa nó, có những đặc trưng văn 6
  15. hóa tương tự. Có thể kể tên những di tích chính như sau: Xóm Rền, Phùng Nguyên, Gò Bông, Khu Đường, Thành Dền/Cao Xá… tỉnh Phú Thọ; Gò Hện, Văn Điển, Đình Chiền, Đồi Đồng Dâu… Hà Nội. Kết quả thu được trong những năm đầu nghiên cứu văn hóa Phùng Nguyên thật lớn lao. Các nhà khảo cổ học đã có trong tay khối tư liệu rất phong phú, đa dạng về loại hình văn hóa đủ cơ sở để khẳng định đó là một nền văn hóa sơ kỳ đồng thau- văn hóa Phùng Nguyên. 1.2.2. Niên đại Căn cứ vào việc phân tích tổng thể các dấu tích văn hóa vật chất của các địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên thì văn hóa này không còn ở hậu kỳ đá mới nữa mà đã ở vào sơ kỳ thời đại đồng thau. Đa số các nhà nghiên cứu đều theo quan điểm thứ hai. Như vậy văn hóa Phùng Nguyên có niên đại mở đầu từ cuối thiên niên kỷ thứ III trước công nguyên - đầu thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên và kết thúc vào khoảng nửa đầu thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên. 1.3. Đặc điểm của văn hóa Phùng Nguyên 1.3.1. Loại hình di tích Các địa điểm văn hóa Phùng Nguyên phân bố tập trung ở khu vực hợp lưu của các con sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Thao và sông Đáy tức vùng Nam Phú Thọ, Đông Bắc Hà Tây cũ, Hà Nội, Nam Bắc Ninh. Phần lớn các di tích nằm ở miền trước núi, dưới chân đồi núi đất, ven sông suối ở 7
  16. vùng trung du. Nhiều địa điểm trên các khu đất cao châu thổ, ven biển. Loại hình: Trên 50 địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên tập trung phần lớn ở tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc (34 địa điểm), Hà Nội bao gồm cả Hà Tây cũ (14 địa điểm), Bắc Ninh (6 địa điểm). Nhìn chung địa bàn phân bố các di chỉ văn hóa Phùng Nguyên khá rộng lớn, bao gồm cả vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Văn hóa Phùng Nguyên tồn tại và phát triển trong thời gian cách ngày nay trên dưới 4000 năm. Những dấu tích còn lại hầu hết là các làng định cư, các di chỉ cư trú ngoài trời. Diện tích các làng định cư này nhìn chung khoảng 1 vạn mét vuông. Cá biệt có những làng có diện tích khá lớn tới 2 đến 3 vạn mét vuông (Văn Điển, Phùng Nguyên, Gò Bông…) Người Phùng Nguyên thường cư trú trên các đồi gò đất nổi cao hơn mặt ruộng xung quanh từ 0,5m đến 2-3 m, cá biệt có trường hợp cao đến 5-6m như di chỉ Gò Bông, Gò Chè (Tam Thanh, Phú Thọ). Lớp đất văn hóa có độ kết chặt tùy thuộc vào tính chất thổ nhưỡng của từng vùng, nhưng nhìn chung cứng rắn có xen lẫn các hạt latêrit kết vón. Đất có màu xám đen và chứa đựng thuần nhất các di vật khảo cổ học như đồ đá, đồ gốm, ít xương răng và tro than. Tích tụ tầng văn hóa ở các di chỉ Phùng Nguyên nhìn chung không dày lắm, trung bình khoảng 0,7m, dày nhất đến 2m (di chỉ Xóm Rền). Một số di chỉ có độ dày tầng văn hóa không đều, có chỗ dày chỗ mỏng tùy thuộc địa hình cư trú. Tuy đã phát hiện được 50 địa điểm của văn hóa này, trong đó số 8
  17. di chỉ đã được khai quật cũng hơn 25 địa điểm , song các dấu vết cư trú, nhà cửa vẫn còn là vấn đề chưa sáng tỏ. Căn cứ vào tính chất và đặc điểm các di tích văn hóa Phùng Nguyên, có thể phân chia thành 3 loại hình: - Di chỉ cư trú - Di chỉ-xưởng - Di chỉ cư trú-mộ táng Phần lớn các di tích cư trú Phùng Nguyên đã được phát hiện và nghiên cứu thuộc loại hình di chỉ cư trú, loại di chỉ thường gặp có 1 tầng văn hóa Phùng Nguyên thuần nhất, có thể chỉ thuộc 01 giai đoạn phát triển nhất định như thuộc giai đoạn sớm hoặc giai đoạn giữa-giai đoạn Phùng Nguyên cổ điển. Cũng như những di chỉ cư trú tầng văn hóa phát triển qua 02 giai đoạn sớm và giữa. Đáng chú ý là hệ thống các di chỉ cư trú thuộc giai đoạn muộn- giai đoạn Phùng Nguyên sau cổ điển. Đa số các di chỉ này tập trung ở các vùng đồng bằng cao, mà không phải phân bố ở vùng trung du là chính như 2 giai đoạn trước. Trong các di chỉ này yếu tố văn hóa Đồng Đậu đã xuất hiện rõ nét. Các di chỉ xưởng nằm ở giai đoạn cuối văn hóa Phùng Nguyên bước sang văn hóa Đồng Đậu. Cho đến nay mới tìm thấy 03 di chỉ xưởng với tính chất công xưởng rõ ràng. Điều đặc biệt là tính chuyên môn hóa của chúng khá cao: Di chỉ xưởng Gò Chè chế tác công cụ đá là chính-xưởng Bãi Tự chế tác 9
  18. mũi khoan, di chỉ xưởng Tràng Kênh chế tác vòng trang sức là chủ yếu. Di chỉ cư trú mộ táng, nếu không kể địa điểm Xóm Rền với phát hiện dấu tích 2 ngôi mộ lẻ loi nằm ngay trong di chỉ cư trú, đến nay chúng ta mới tìm thấy được 1 địa điểm thuộc loại hình này. Đó là địa điểm Lũng Hòa. Tại Lũng Hòa đã phát hiện được cả một khu mộ tập trung. Trong diện tích hố khai quật không lớn lắm đã tìm thấy 12 ngôi mộ có những đặc điểm tương tự nhau, chứng tỏ chúng cùng thuộc 1 thời đại, một nhóm cư dân. Khu mộ địa cũng phân bố trong phạm vi cư trú, đất lấp mộ chứa nhiều di vật giống như các di vật tìm thấy trong tầng văn hóa và đồ tùy táng được chôn theo người chết. Địa tầng: Có 5 loại hình di tích theo diễn biến địa tầng: - Loại có một tầng văn hóa thuộc văn hóa Phùng Nguyên. - Loại có địa tầng phát triển liên tục từ cuối Phùng Nguyên sang Đồng Đậu - Loại di chỉ- xưởng phát triển từ cuối Phùng Nguyên sang Đồng Đậu. - Loại di chỉ xen lẫn mộ táng. - Loại mộ táng tách riêng khỏi di chỉ cư trú. 1.3.2. Đặc trưng di vật - Đồ đá: Có người đã nói rằng: Nếu có một nghề thủ công nào để lại nhiều minh chứng nhất về kỹ thuật học, mà không những bằng chứng đó lại hầu như không bị hủy hoại bởi thời gian, thì đó chính là nghề sản xuất đồ đá. Cũng như vậy, nếu có một nền văn hóa khảo cổ nào hàm chứa nhiều tinh hoa hơn cả về kỹ thuật chế tác đá và sản phẩm đồ đá, thì đó chính là văn hóa 10
  19. Phùng Nguyên (Hình 5). Di vật đá Phùng Nguyên hầu hết đều có kích thước nhỏ. Kể cả công cụ sản xuất cũng như đồ trang sức đều được chế tạo bằng các loại đá có độ rắn cao, màu sắc đẹp. Đặc trưng về nguyên liệu và loại hình. *Về vấn đề nguyên liệu đá trong văn hóa Phùng Nguyên: Những tài liệu khảo cổ học cho biết rằng nguyên liệu dùng để chế tác đá của cư dân Phùng Nguyên rất đa dạng. Đó là các loại đá: Basalt, spilite, nephrite, gres, schist, jade,jasper. Họ không những biết lựa chọn các loại đá tốt mà còn có ý thức sử dụng từng loại đá sao cho thích hợp với từng loại công cụ hay đồ trang sức. Ví dụ, đá Basalt thường được sử dụng để chế tạo các loại công cụ có số lượng nhiều và kích thước lớn; đá nephrite chủ yếu để chế tạo đồ trang sức, đá sa thạch cát kết được sử dụng làm dao cưa, bàn mài; đá silic-jasper dùng làm mũi khoan. Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng, ngoài đồ trang sức, đá nephrite còn được sử dụng để chế tạo các loại rìu bôn, đục cỡ vừa và nhỏ. Như vậy,người Phùng Nguyên phải biết rõ về thuộc tính từng loại đá thì mới có thể sử dụng chúng để chế tạo từng loại công cụ thích hợp. * Về công cụ sản xuất ở văn hóa Phùng Nguyên rất phong phú. Di vật có số lượng nhiều nhất là bôn đá hình tứ giác có lưỡi vát lệch một bên. Số lượng rìu tứ giác cân xứng trong các di chỉ thuộc văn hóa này ít hơn, có những địa điểm không có. Những di vật vẫn gọi là rìu và bôn có thể gồm 3 loại sau: 11
  20. -Rìu: Lưỡi vát chữ V cân xứng. -Bôn: Lưỡi vát một bên thành chữ V lệch. -Rìu bôn: Lưỡi vát hai bên không đều nhau. Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng quy mô kích thước vừa phải là đặc trưng nổi bật của công cụ sản xuất văn hóa Phùng Nguyên. Kích thước bôn tập trung trong khoảng dài 6-7cm, rộng 3-4cm, dày 1-2cm. PGS.TS Hán Văn Khẩn thì cho rằng: rìu, bôn và rìu bôn Phùng Nguyên gồm 2 loại rõ ràng: -Loại hẹp ngang và dày. -Loại rộng ngang và mỏng. Nếu căn cứ vào quy mô kích thước thì mỗi loại lại có thể chia ra làm 3 loại sau: -Loại lớn có kích thước 8 đến trên10 cm. -Loại vừa có kích thước từ 5 đến 7 cm. -Loại nhỏ có kích thước từ 4cm trở xuống. Ba đợt khai quật di chỉ Phùng Nguyên thu được 531 chiếc rìu bôn, 246 chiếc rìu tứ giác lưỡi vát đều 2 bên. Di chỉ Gò Bông đã tìm thấy 44 chiếc bôn trong khi rìu đá chỉ thấy có 4 chiếc. Di chỉ Đồng Vông, số lượng bôn tìm thấy cũng nhiều hơn rìu 2 chiếc. Trong số bôn đá tìm thấy ở các địa điểm Phùng Nguyên cũng có một số lượng không nhỏ những bôn có kích thước nhỏ,mỏng. Về mặt hình dáng, những bôn loại này chủ yếu có hình tứ giác, gần vuông hoặc dài, một số chiếc 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2