Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học: Đề xuất một số giải pháp liên kết đào tạo nghề giữa trường cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề
lượt xem 81
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Đề xuất một số giải pháp liên kết đào tạo nghề giữa trường cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề" là đề xuất một số giải pháp liên kết đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp tại trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học: Đề xuất một số giải pháp liên kết đào tạo nghề giữa trường cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TẠ THỊ THU PHƯƠNG ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGHỀ GIỮA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI DOANH NGHIỆP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401 Hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TRẦN NGHĨA Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2013
- LÝ LỊCH CÁ NHÂN I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC: Họ & tên: TẠ THỊ THU PHƯƠNG Giới tính: NỮ Ngày, tháng, năm sinh: 25/12/1988 Nơi sinh: ĐỒNG NAI Quê quán: VĨNH PHÚC Dân tộc: KINH Địa chỉ liên lạc: E/355 – KP5 – P. LONG BÌNH – BIÊN HÒA – ĐỒNG NAI E-mail: tatthuphuong@gmail.com II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO: 1. Cao đẳng chuyên nghiệp: Hệ đào tạo: Cao đẳng chính quy Thời gian đào tạo từ 2006 đến 2009 Nơi học: Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh Ngành học: Công nghệ May 2. Đại học: Hệ đào tạo: Đại học chính quy Thời gian đào tạo từ 2009 đến 2011 Nơi học: Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh Ngành học: Công nghệ May
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 9 năm 2013 Tạ Thị Thu Phương ii
- LỜI CẢM TẠ Trong quá trình thực hiện đề tài, người nghiên cứu đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy cô của Viện Sư phạm kỹ thuật trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh, các thầy cô tại trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp đã hợp tác và tận tình giúp đỡ. Người nghiên cứu xin gửi lời cám ơn chân thành đến: TS. Nguyễn Trần Nghĩa, Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh là cán bộ hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn người nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Quý thầy cô Viện Sư phạm kỹ thuật trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh. Ban giám hiệu và các thầy cô trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ hỗ trợ người nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Ban lãnh đạo và các cán bộ quản lý doanh nghiệp đã hợp tác và tận tình giúp đỡ người nghiên cứu thực hiện đề tài này Xin chân thành cám ơn. iii
- TÓM TẮT Với xu thế hội nhập hiện nay để tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường thì yêu cầu tất yếu của doanh nghiệp là phải đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại và điều đặc biệt quan trọng là phải nâng cao chất lượng của lực lượng lao động, phải có đội ngũ lao động, công nhân kỹ thuật lành nghề đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. Xuất phát từ những yêu cầu đó, công tác đào tạo nghề đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Trong những năm qua, do sự quan tâm của đảng, nhà nước, sự chỉ đạo của chính phủ và sự cố gắng của các cấp, các ngành mà công tác đào tạo nghề đã từng bước được đổi mới và phát triển đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế- xã hội. Tại trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh việc dạy nghề cũng đã từng bước phát triển với các mô hình dạy nghề linh hoạt nhằm gắn đào tạo với sử dụng lao động theo nhu cầu của thị trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa phương. Trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp liên kết đào tạo nghề giữa trường Cao đẳng Nghề Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề. Đề tài luận văn đã thực hiện những nội dung như sau: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết đào tạo nghề giữa nhà trường với doanh nghiệp. Khảo sát thực trạng liên kết đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp ở một số nội dung: nội dung chương trình đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, cơ sở vật chất, tuyển sinh và giải quyết việc làm, trao đổi cung cấp thông tin giữa nhà trường với doanh nghiệp. Qua các kết quả khảo sát và nghiên cứu, người nghiên cứu đề xuất một số giải pháp liên kết đào tạo nghề giữa trường Cao đẳng Nghề Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề. Trong phần kết luận, người nghiên cứu trình bày kết luận chung, hướng phát triển của đề tài, qua đó cũng đề xuất một số kiến nghị trong liên kết đào tạo nghề giữa nhà trường với doanh nghiệp tại trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh. iv
- ABSTRACT Business world is changing faster. To maintain an ongoing business, we need to be up to date with the latest technologies. Therefor, it is important to train and teach students usable knowledge, so they will be ready for jobs after graduation. Within the past years, having the support from the government, the quality of education has been improved for educators to continue with helping future students to get them ready by the time they finish with their studies. Thanks to that, at Ho Chi Minh City vocational college, the college system has been able to provide the best quality of education that meets all the requirements. To further advance in Vocational Education – Industry cooperation, I have come up with this project. This project has done research contents are as follows: Study theoretical basic and practice of Vocational Education – Industry cooperation Survey reality of Ho Chi Minh City vocational college – Industry cooperation such as: programs, manageral and teaching staffs, facilities and training equipment, admission and jobs, school – industry cooperation in terms of information. After a process of survey, analysis and evaluation, researcher has proposed some solution to improve the collaboration Ho Chi Minh City vocational college with enterprises. In the conclusion: argued direction for subject development, researcher has contributed some proposals through studying process and the reality at Ho Chi Minh City vocational college. v
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2 3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2 4. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................... 2 5. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 2 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 3 7. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3 8. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4 9. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 4 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGHỀ ........................ 6 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tình hình liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp ...................... 6 1.1.2. Một số đề tài nghiên cứu có liên quan đến luận văn .................................... 8 1.2. Một số khái niệm ................................................................................................ 9 1.2.1. Đào tạo ....................................................................................................... 9 1.2.2. Đào tạo nghề .............................................................................................. 9 1.2.3. Liên kết ...................................................................................................... 10 1.2.4. Liên kết đào tạo nghề................................................................................... 10 1.3. Vai trò của việc liên kết đào tạo giữa Nhà trường và Doanh nghiệp ................... 10 1.4. Nội dung liên kết đào tạo giữa Nhà trường và Doanh nghiệp ............................. 12 1.5. Cơ sở thực tiễn về một số mô hình liên kết đào tạo trên thế giới ......................... 13 Chương 2: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI DOANH NGHIỆP .............. 22 2.1. Giới thiệu về trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh ............................ 22 THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TÍCH NỔI BẬT CỦA TRƯỜNG ................................................................................................ 23 vi
- 2.2. Khảo sát thực trạng liên kết giữa trường Cao đẳng Nghề Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp ............................................................................................................ 26 2.2.1. Mục tiêu khảo sát ........................................................................................ 26 2.2.2. Nội dung khảo sát ....................................................................................... 26 2.2.3. Lựa chọn công cụ và thiết kế phiếu khảo sát ............................................... 26 2.2.4. Mô tả quá trình khảo sát ............................................................................. 27 2.2.5. Phạm vi khảo sát ......................................................................................... 27 2.2.6. Kết quả khảo sát ......................................................................................... 27 2.3. Phân tích kết quả khảo sát và đưa ra nhận định .................................................. 28 2.3.1. Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo .................................................... 28 2.3.2. Giáo viên .................................................................................................... 32 2.3.3. Cơ sở vật chất ............................................................................................. 33 2.3.4. Tuyển sinh và giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp .................................. 35 2.3.5. Về việc trao đổi cung cấp thông tin giữa trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp .................................................................................. 37 2.3.6. Hiệu quả về mối liên kết giữa trường Cao đẳng nghề tp HCM với doanh nghiệp ................................................................................................................... 39 2.4. Đánh giá thực trạng việc liên kết giữa trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp ....................................................................................................... 45 2.4.1. Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo ..................................................... 45 2.4.2. Đội ngũ giáo viên ........................................................................................ 45 2.4.3. Cơ sở vật chất .............................................................................................. 46 2.4.4. Tuyển sinh và giải quyết việc làm ............................................................... 46 2.4.5. Đánh giá kết quả học tập ............................................................................. 47 2.5. Kiểm chứng tính thực tiễn và tính khoa học của kết quả khảo sát ....................... 48 TÓM TẮT CHƯƠNG II ........................................................................................... 50 Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGHỀ GIỮA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI DOANH NGHIỆP .................................................................................................................. 51 vii
- 3.1. Đề xuất giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong liên kết đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp .......................................................... 51 3.1.1. Xây dựng nội dung chương trình đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp ................ 51 3.1.2. Phát triển giáo viên ..................................................................................... 56 3.1.3. Xây dựng cơ sở vật chất ............................................................................. 59 3.1.4. Đánh giá kết quả học nghề .......................................................................... 62 3.1.5. Tuyển sinh .................................................................................................. 63 3.1.6. Việc làm sau tốt nghiệp .............................................................................. 65 3.1.7. Thành lập bộ phận quan hệ doanh nghiệp ................................................... 67 3.1.8. Chủ trương chính sách của nhà trường ........................................................ 70 3.2. Kiểm chứng tính logic, cấp thiết và khả thi của các giải pháp ............................ 72 TÓM TẮT CHƯƠNG III ........................................................................................ 78 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 81 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 84 viii
- DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG TRANG Bảng 2.1. Kiểm chứng về kết quả khảo sát thực trạng liên kết đào tạo nghề giữa trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp. .................................... 48 Bảng 3.1. Đánh giá của chuyên gia về các giải pháp liên kết đào tạo nghề giữa trường Cao đẳng nghề Tp HCM với doanh nghiệp ................................................ 75 ix
- DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ BIỂU ĐỒ TRANG Biểu đồ 2.1. Ý kiến về mức độ phù hợp của mục tiêu và nội dung đào tạo nghề so với yêu cầu của doanh nghiệp. ............................................................................... 28 Biểu đồ 2.2. Đánh giá của doanh nghiệp về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo nghề so với yêu cầu của doanh nghiệp ................................................................... 29 Biểu đồ 2.3. Khảo sát giáo viên về sự phù hợp giữa thời lượng học lí thuyết và thực hành ...................................................................................................................... 30 Biểu đồ 2.4. Ý kiến về việc liên kết xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo ....... 30 Biểu đồ 2.5. Ý kiến doanh nghiệp tạo điều kiện và địa điểm thực hành cho sinh viên .............................................................................................................................. 31 Biểu đồ 2.6. Ý kiến về việc nhà trường và doanh nghiệp kí hợp đồng liên kết đào tạo thực hành tại doanh nghiệp .............................................................................. 21 Biểu đồ 2.7. Ý kiến về hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học ................................................................................................................ 32 Biểu đồ 2.8. Ý kiến về việc nhà trường và doanh nghiệp phối hợp với nhau trong đào tạo, chuyển giao công nghệ cho các giáo viên của nhà trường ......................... 33 Biểu đồ 2.9. Ý kiến về doanh nghiệp cung cấp thiết bị mới cho nhà trường .......... 33 Biểu đồ 2.10. Nhận xét của giáo viên về cơ sở vật chất của nhà trường ................. 34 Biểu đồ 2.11. Ý kiến về việc kí hợp đồng bồi dưỡng cho lao động của doanh nghiệp .............................................................................................................................. 35 Biểu đồ 2.12. Về việc doanh nghiệp thực hiện đào tạo tay nghề cho công nhân tại doanh nghiệp ......................................................................................................... 35 Biểu đồ 2.13. Ý kiến về kí hợp đồng cung ứng lao động cho doanh nghiệp ........... 36 Biểu đồ 2.14. Ý kiến về việc nhà trường và doanh nghiệp liên kết tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp vào làm tại doanh nghiệp ............................................................... 37 Biểu đồ 2.15. Ý kiến đánh giá về việc cung cấp thông tin về năng lực, chuyên môn, phẩm chất của đội ngũ lao động............................................................................. 38 x
- Biểu đồ 2.16. Ý kiến về cung cấp thông tin về đào tạo của trường và nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp ............................................................................................. 38 Biểu đồ 2.17. Ý kiến về nội dung nhà trường và doanh nghiệp tổ chức hội nghị việc làm ........................................................................................................................ 39 Biểu đồ 2.18. Hiệu quả về việc cung cấp thông tin về năng lực đào tạo của trường và nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp ............................................................ 40 Biểu đồ 2.19. Hiệu quả về việc tuyển sinh và giải quyết việc làm cho sinh viên .............................................................................................................................. 41 Biểu đồ 2.20. Hiệu quả về vấn đề liên kết đào tạo thực hành tại xí nghiệp............. 41 Biểu đồ 2.21. Nhận xét của giáo viên về hiệu quả việc liên kết đào tạo thực hành tại doanh nghiệp ......................................................................................................... 42 Biểu đồ 2.22. Nhận xét của giáo viên về hiệu quả mối liên kết của trường cao đẳng nghề Tp HCM với doanh nghiệp ........................................................................... 43 Biểu đồ 2.23. Về việc thực hiện mối liên kết ........................................................ 44 xi
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Hiện nay các cơ sở đào tạo dạy nghề đang ngày càng đẩy mạnh sự liên kết với các doanh nghiệp nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên sự liên kết chưa được chặt chẽ vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế: - Cơ cấu ngành, nghề đào tạo vẫn chưa thật phù hợp với cơ cấu ngành, nghề của thị trường lao động; chưa bổ sung thường xuyên các nghề đào tạo mới theo yêu cầu của thị trường lao động; thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao cung cấp cho các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm và cho xuất khẩu lao động. - Sinh viên được đào tạo từ các cơ sở đào tạo rất khó tìm việc làm. Các doanh nghiệp khi tiếp nhận sinh viên thì than phiền không đủ năng lực, phải đào tạo lại. Hàng năm, các cơ sở đào tạo của Việt Nam đào tạo hơn 900 nghìn học sinh học nghề và hơn 1 triệu sinh viên cao đẳng - đại học. Đội ngũ nhân lực được đào tạo không nhỏ, nhưng vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Một bộ phận học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn khó tìm việc vì trình độ, kỹ năng nghề yếu, không sát với yêu cầu doanh nghiệp. Điều đó có nguyên nhân từ nội dung, chương trình nặng nề, dàn trải; cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục vụ cho giảng dạy, học tập còn lạc hậu; phương pháp dạy và học chuyển biến chậm, thời gian thực hành ít… - Bên cạnh đó không ít doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm hợp tác với cơ sở dạy nghề, chưa có thói quen công nhận một cách cụ thể giá trị của công tác tư vấn hoặc nghiên cứu khoa học phục vụ cho doanh nghiệp mình. Chưa kể tâm lý e dè, sợ bị tiết lộ thông tin ra ngoài, đã làm nhiều doanh nghiệp không muốn tiếp nhận giáo viên và sinh viên của các trường đến thực tập, nghiên cứu. - Mối quan hệ trường và doanh nghiệp chưa chặt chẽ nên trên thực tế các trường vẫn chủ yếu đào tạo theo khả năng “cung” của mình chứ chưa thực sự đào tạo theo “cầu” của doanh nghiệp. 1
- Do đó, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp diễn ra cả về mặt số lượng và chất lượng: thiếu công nhân, kỹ thuật viên lành nghề, kiến thức và kỹ năng nghề của học sinh còn khoảng cách khá xa giữa đào tạo và yêu cầu thực tế của sản xuất. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải đẩy mạnh hơn nữa mối liên kết đào tạo phù hợp giữa các nhà trường và các doanh nghiệp nhằm tìm ra tiếng nói chung để nâng cao chất lượng đào tạo được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp. Do đó người nghiên cứu đã chọn đề tài: “Đề xuất một số giải pháp liên kết đào tạo nghề giữa trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề” 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp liên kết đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp tại trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các giải pháp liên kết đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp tại trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh. 4. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là các hoạt động liên kết đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh. 5. Giả thuyết nghiên cứu Nếu áp dụng những giải pháp liên kết đào tạo nghề của người nghiên cứu tại trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp phù hợp thì sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo nghề. 2
- 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lí luận về việc liên kết đào tạo nghề giữa nhà trường với doanh nghiệp. - Đề xuất giải pháp liên kết đào tạo nghề của trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp. - Khảo sát và xin ý kiến chuyên gia. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích đánh giá, hệ thống hóa các số liệu của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới về liên kết đào tạo nghề, mối quan hệ đào tạo nghề với nhu cầu của doanh nghiệp để xây dựng cơ sở lý luận về liên kết đào tạo nghề với doanh nghiệp. - Phương pháp tổng hợp phân tích số liệu: Phương pháp tổng hợp phân tích số liệu được sử dụng để thu thập, xử lý số liệu, đánh giá từ các văn bản, bài báo liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp thống kê: căn cứ vào mục tiêu của đề tài, người nghiên cứu tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp của đào tạo nghề thông qua các phiếu câu hỏi lấy ý kiến trả lời từ các cán bộ quản lý, giáo viên của trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp liên kết với nhà trường và đội ngũ lao động đã được đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh. Tiếp đó sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các số liệu và kết quả điều tra. - Phương pháp tổng kết các kinh nghiệm thực tiễn: Tổng kết các kinh nghiệm thực tiễn từ các mô hình phát triển đào tạo nghề, gắn kết giữa đào tạo và sử dụng nhân lực ở Việt Nam và một số nước trên thế giới nhằm rút ra một số bài học kinh nghiệm cho hệ thống đào tạo nghề ở Việt Nam, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. 3
- - Phương pháp chuyên gia: Người nghiên cứu xin ý kiến của các chuyên gia có trình độ và giàu kinh nghiệm trong nghiên cứu, đào tạo, sử dụng lao động để củng cố cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và hoàn thiện các giải pháp phát triển đào tạo nghề. 8. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Do giới hạn về mặt thời gian nên đề tài tập trung: Khảo sát, đánh giá thực trạng liên kết đào tạo 2 nghề Điện tử công nghiệp và Cắt gọt kim loại tại trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 9. Cấu trúc luận văn Phần mở đầu Phần nội dung: gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về liên kết đào tạo nghề Chương 2: Thực trạng liên kết đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp Chương 3: Đề xuất một số giải pháp liên kết đào tạo nghề của trường Cao đẳng Nghề Tp Hồ Chí Minh với doanh nghiệp Phần kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục 4
- 10. Kế hoạch nghiên cứu Nội dung Thời gian Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 nghiên cứu 1. Hoàn thành đề cương X nghiên cứu 2. Thu thập tài liệu X X 3. Soạn thảo công cụ điều X tra 4. Phát phiếu điều tra X 5. Thu thập các phiếu X điều tra 6. Phân tích và đánh giá X số liệu 7. Viết luận văn X X 8. Trình giáo viên hướng X dẫn 9. Sửa chữa, hoàn tất và X nộp luận văn 5
- PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGHỀ 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tình hình liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp. Hiện nay, ngày càng nhiều sinh viên ra trường không có việc làm hoặc làm việc không đúng chuyên môn. Trong khi đó rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang thiếu nguồn lao động cả về chất lượng lẫn số lượng. Điều này cho thấy cung chưa đáp ứng được cầu. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp đang đứng trước nhiều thách thức, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ nhưng lại thiếu hụt trầm trọng đội ngũ lao động có tay nghề cao. Song song đó các cơ sở dạy nghề cũng đang trăn trở để tìm chỗ đứng và khẳng định thương hiệu của mình. Để tồn tại thì các cơ sở dạy nghề cũng phải đáp ứng được nhu cầu lao động của các doanh nghiệp về chất lượng lẫn số lượng. Cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường với doanh nghiệp, đây là không chỉ là cầu nối giữa nhà tuyển dụng với sinh viên mà còn là cơ hội để nhà trường tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp nhằm đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp hơn. Trước tình hình đó, nhà nước cũng đã có chủ trương đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian tới là: “định hình quy mô giáo dục và đào tạo, điều chỉnh cơ cấu đào tạo, nhất là cơ cấu các cấp học, ngành nghề và cơ cấu theo lãnh thổ phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội”. Văn kiện đại hội đảng khóa XI cũng đã chỉ đạo: “Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo” [20]. Chiến lược phát triển nhân lực việt nam thời kì 2011 – 2020 yêu cầu: “phải chuyển nhanh 6
- hệ thống đào tạo nhân lực sang hoạt động theo cơ chế đào tạo theo nhu cầu xã hội và thị trường nhất là các ngành nghề trọng điểm.”[1,4]. Tuy nhiên, trên thực tế sự liên kết vẫn còn lỏng lẻo, các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm và mặn mà với các cơ sở dạy nghề. Các cơ sở dạy nghề chủ yếu vẫn đào tạo theo cung của mình chứ không đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Trong báo cáo của đại hội đảng bộ lần thứ XI [20] cũng nêu ra một số tồn tại hạn chế: - Chất lượng giáo dục đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế, chưa đẩy mạnh đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Sinh viên khi được các doanh nghiệp tiếp nhận thì bị than phiền không đủ năng lực, phải đào tạo lại. Đội ngũ nhân lực được đào tạo hằng năm không nhỏ, nhưng vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Một bộ phận học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn khó tìm việc vì trình độ, kỹ năng nghề yếu, không sát với yêu cầu doanh nghiệp. Điều đó có nguyên nhân từ nội dung, chương trình nặng nề, dàn trải; cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục vụ cho giảng dạy, học tập còn lạc hậu; phương pháp dạy và học chuyển biến chậm, thời gian thực hành ít… - Chương trình, nội dung, phương pháp còn lạc hậu, đổi mới chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cơ cấu ngành, nghề vẫn chưa phù hợp; chưa bổ sung thường xuyên các nghề đào tạo mới theo yêu cầu của thị trường lao động; thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao cung cấp cho các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm và cho xuất khẩu lao động. Tại trường cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh trong những năm qua nhà trường cũng đã tạo mối quan hệ, liên kết và hợp đồng với các doanh nghiệp như: Ban quản lý các KCX&KCN TP.HCM, Công ty CP Cơ điện lạnh REE, Cty Cổ phần Chế Tạo Máy SINCO, Cty FORD Việt Nam, Cty Thái Sơn ( Bộ Quốc Phòng), Siêu thị điện máy Nguyễn Kim,… Trường ký các hợp đồng đào tạo và cung ứng lao động lành 7
- nghề cho Trung tâm Dịch vụ việc làm Khu chế xuất, Khu công nghiệp, Công ty Kim Hoàng Kim (Nhật Bản),.... Tuy nhiên, hiện trường chỉ liên kết đào tạo với những đơn vị, doanh nghiệp đã có mối quan hệ trước; còn những đơn vị khác, rất khó tiếp cận vì nhiều lý do, phần lớn doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chưa có chiến lược về nguồn nhân lực nên khó dự báo nhu cầu lao động để “đặt hàng” với các trường. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là chưa có cơ chế ràng buộc doanh nghiệp tham gia đào tạo với nhà trường. Cơ chế, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề chưa thực sự hấp dẫn, dẫn đến tình trạng là mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề chưa thật sự được thiết lập và sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động dạy nghề còn thụ động. 1.1.2. Một số đề tài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội là đề tài được các chuyên gia, nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Trong nước đã có các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như: - Ngô Văn Hai, Chương trình phát triển nguồn nhân lực nghề cho các nghành trọng yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Cơ khí,Điện tử - Công nghệ thông tin, Hóa chất), Sở Công Thương TPHCM-Nghiêm thu năm 2008 - Nguyễn Văn Anh (2009), Phối hợp cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong khu công nghiệp, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội. - Trần Khắc Hoàn (2006), Kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Đại học Sư Phạm, Hà Nội - ThS. Nguyễn Quang Hùng, tìm lối đi chung cho cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, viện Ngiên cứu khoa học dạy nghề 11/3/2010 - Phan Minh Hiền (2011), Phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội, Luận án Tiến sĩ quản lý giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà
132 p | 873 | 342
-
LUẬN VĂN TIẾN SỸ: Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam
247 p | 440 | 201
-
Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế: Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
99 p | 662 | 199
-
Luận văn Thạc sỹ: Biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
128 p | 336 | 76
-
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG VÀO THỰC HIỆN LUẬN VĂN THẠC SỸ
172 p | 250 | 72
-
Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học: Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học
99 p | 230 | 52
-
Danh mục luận văn Thạc sỹ chuyên ngành: Quản lý giáo dục - Khoá 12 (Năm 2012-2014)
11 p | 214 | 52
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học Giáo dục: Những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Nghệ An
103 p | 191 | 51
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học giáo dục: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên trường Cao đẳng Giao thông vận tải III
88 p | 136 | 44
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học giáo dục: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hướng nghiệp cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Kiên Giang
137 p | 100 | 36
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học Giáo dục: Xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở huyện Cẩm Xuyên đến 2010
111 p | 328 | 28
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học giáo dục: Thực trạng, hệ thống biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tự học môn Giáo dục học của sinh viên Cao đẳng Sư phạm An Giang
100 p | 77 | 20
-
luận văn thạc sỹ giáo dục học: thiết kế và sử dụng trong dạy học chương “sóng ánh sáng” vật lí 12 trung học phổ thông
148 p | 72 | 17
-
Luận văn Thạc sỹ Quản lý giáo dục: Thực trạng việc quản lý thực tập tại trường Cao đẳng Bán công Hoa Sen và một số giải pháp
126 p | 108 | 16
-
Luận văn Thạc sỹ: Chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ thông qua ý kiến đánh giá của sinh viên
35 p | 103 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ: Chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ thông qua ý kiến đánh giá của sinh viên
25 p | 120 | 14
-
Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục: Xây dựng tiến trình dạy học các thuyết về ánh sáng (Vật lí 12 nâng cao) theo hướng phát triển năng lực tư duy cho học sinh
126 p | 154 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn