Luận văn Thạc sỹ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng giống lê VH6 tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
lượt xem 4
download
Mục tiêu của Luận văn nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lê VH6 tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lê VH6 tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sỹ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng giống lê VH6 tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
- 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------------- VŨ VĂN CƯỜNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG LÊ VH6 TẠI HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ VĂN CƯỜNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG LÊ VH6 TẠI HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI Ngành: Khoa học cây trồng Mã số ngành: 8.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG TRUNG DŨNG Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 8 năm 2019 Tác giả luận văn Vũ Văn Cường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực tiễn nghiên cứu đề tài, tôi luôn nhận được sự quan tâm của cơ quan, nhà trường, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Dương Trung Dũng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Nông học – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Trại nghiên cứu và sản xuất giống cây ôn đới huyện Sa Pa đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi được hoàn thành khoá đào tạo. Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả luận văn Vũ Văn Cường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4 1.1. Giới thiệu chung về cây lê ........................................................................ 4 1.1.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 4 1.1.2. Phân loại .................................................................................................. 4 1.2 Đặc điểm thực vật học................................................................................. 4 1.3. Yêu cầu về sinh thái ................................................................................... 9 1.3.1. Nhiệt độ, độ cao ...................................................................................... 9 1.3.2. Lượng mưa và độ ẩm .............................................................................. 9 1.3.3. Đất đai ................................................................................................... 10 1.4. Tình hình sản xuất lê trên thế giới và Việt Nam ...................................... 10 1.4.1. Tình hình sản xuất lê trên thế giới ........................................................ 10 1.4.2. Tình hình sản xuất lê ở Việt Nam ......................................................... 11 1.5. Tình hình nghiên cứu về cây lê trên thế giới và Việt Nam ...................... 11 1.5.1. Tình hình nghiên cứu về cây lê trên giới .............................................. 11 1.5.2. Tình hình nghiên cứu về cây lê ở Việt Nam ......................................... 17 1.5.3. Nghiên cứu về công dụng và giá trị kinh tế của cây lê ......................... 23 1.6. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai .................. 24 1.6.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 24 1.6.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 26 1.6.3. Thực trạng sản xuất cây ăn quả và cây Lê của huyện Sa Pa................. 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iv CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 31 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 31 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 31 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 31 2.1.3 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 31 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 32 2.3. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................ 32 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 32 2.3.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ...................................... 34 2.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 36 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 36 3.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lê VH6 ................................................................................................................. 36 3.1.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của các đợt lộc của giống lê VH6 ............................................................................................................ 40 3.1.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến thời gian ra hoa và tỉ lệ đậu quả của giống lê VH6 ...................................................................................... 43 3.1.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của giống lê VH6.......................................................................... 46 3.2. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lê VH6 ............................................................................... 52 3.2.1. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng các đợt lộc của giống lê VH 6 Đài Loan ..................................................................... 52 3.2.2. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến thời gian ra hoa và tỉ lệ đậu quả của giống lê VH6 ........................................................................ 58 3.2.3. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của giống lê VH6 ...................................................... 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- v CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................... 66 4.1. Kết luận .................................................................................................... 66 4.1.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lê VH6 ................................................................................................................. 66 4.1.2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lê VH6 ................................................................................................... 67 4.2. Đề nghị ..................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung đầy đủ CS Cộng sự CT Công thức C.U Độ lạnh CV Hệ số biến động ĐC Đối chứng ĐV Đơn vị FAO Tổ chức nông nghiệp Liên Hợp Quốc NC&SX Nghiên cứu và sản xuất NL Nhắc lại NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NXB Nhà xuất bản LSD Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng lê trên thế giới năm 2017 .......................... 10 Bảng 1.2: Tình hình sản xuất lê tại một số tỉnh phía Bắc năm 2013 – 2017 .. 11 Bảng 1.3: Các tiểu vùng sinh thái của huyện Sa Pa ........................................ 24 Bảng 1.4: Các nhóm đất chính của huyện Sa Pa............................................. 25 Bảng 3.1: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng của lộc Xuân giống lê VH6 ......................................................................................... 37 Bảng 3.2: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng lộc Xuân của giống lê VH6 ............................................................................. 37 Bảng 3.3: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng của lộc Hè giống lê VH6 ................................................................................................... 39 Bảng 3.4: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng lộc Hè của giống lê VH6 ................................................................................. 39 Bảng 3.5: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng của lộc Thu giống lê VH6............................................................................................ 40 Bảng 3.6: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng lộc Thu của giống lê VH6 ............................................................................... 41 Bảng 3.7: Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến thời gian ra hoa ............ 43 Bảng 3.8: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến tỉ lệ đậu quả của giống lê VH6 ............................................................................................................. 44 Bảng 3.9: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến tỉ lệ nhiễm sâu, bệnh hại của lê VH6 ................................................................................................. 45 Bảng 3.10: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lê VH6 ............................................................................ 47 Bảng 3.11: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến đặc điểm quả của giống lê VH6 ................................................................................................... 48 Bảng 3.12: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chất lượng quả của giống lê VH6 ................................................................................................... 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- viii Bảng 3.13: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến hiệu quả kinh tế của lê VH6 ............................................................................................................. 51 Bảng 3.14: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng của lộc Xuân giống lê VH6 ............................................................................. 52 Bảng 3.15: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng lộc Xuân của giống lê VH6 ............................................................................. 53 Bảng 3.16: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng của lộc Hè giống lê VH6 ................................................................................. 54 Bảng 3.17: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến động thái tăng trưởng lộc Hè của giống lê VH6 ..................................................................... 55 Bảng 3.18: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng của lộc Thu giống lê VH6 ............................................................................... 56 Bảng 3.19: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến động thái tăng trưởng lộc Thu của giống lê VH6 ................................................................... 57 Bảng 3.20: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến thời gian ra hoa ................................................................................................................... 58 Bảng 3.21: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến tỉ lệ đậu quả của giống lê VH6............................................................................................. 59 Bảng 3.22: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến tỉ lệ nhiễm sâu, bệnh hại của lê VH6................................................................................. 60 Bảng 3.23: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến các yếu tốt cấu thành năng suất và chất lượng của giống lê VH6 ..................................... 62 Bảng 3.24: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến đặc điểm quả của giống lê VH6............................................................................................. 63 Bảng 3.25: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến chất lượng quả của giống lê VH6 ...................................................................................... 64 Bảng 3.26: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến hiệu quả kinh tế của giống lê VH6......................................................................................... 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Lào Cai là một tỉnh miền núi có tiềm năng phát triển cây ăn quả ôn đới, do nằm ở phía Bắc và có vùng núi cao trên 1.000 m so với mặt nước biển. Vùng cây ăn quả ôn đới truyền thống của Lào Cai được tập trung ở các huyện: Bắc Hà, Sa Pa, Mường Khương, Si Ma Cai và một số xã vùng cao của Bát Xát. Nhưng điển hình nhất là ở Sa Pa và Bắc Hà với các giống nổi tiếng như: Mận Tam Hoa, Đào vàng, Đào Pháp, Mận Hậu, Mận Tả Hoàng ly, Mận Trái tráng ly, Mận Tả Van… Trong nhiều thập kỉ qua, Lào Cai đã nhập nội khá nhiều chủng loại, giống cây ăn quả ôn đới như: táo, đào, mận, lê, anh đào, kiwi… từ nhiều nước trên thế giới để trồng thử nghiệm với mục đích nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm quả ôn đới phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và tiến tới xuất khẩu. (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, 2010) [24] Trong những năm qua, được sự hỗ trợ các chương trình dự án như: Dự án 661; dự án DANIDA; chương trình 135, 134, 30A; Dự án quy hoạch vùng cây ăn quả ôn đới chất lượng cao….., tỉnh Lào Cai đã chú trọng nghiên cứu các tập đoàn cây ăn quả ôn đới bản địa cũng như nhập nội của Pháp, Trung Quốc, Đài Loan, Australia….đã nhập về một số giống cây ăn quả ôn đới để nghiên cứu và trồng khảo nghiệm tại Bắc Hà và Sa Pa. Song để chọn được giống nhập nội có năng suất cao, chất lượng tốt, rải vụ thu hoạch cho thị trường tiêu thụ thay thế dần các giống Lê địa phương đã bị thoái hoá, năng suất, chất lượng giảm một cách rõ rệt đó là một việc làm rất khó khăn không những của tỉnh Lào Cai mà cả một ngành nông nghiệp trong lĩnh vực cây ăn quả ôn đới. Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai với độ cao trung bình 1.500 – 1.800 m và điều kiện tự nhiên thích hợp cho nhiều loại cây ăn quả ôn đới sinh trưởng và phát triển. Cây lê (Pyrus pyrofolia Ham) là một trong những loại cây ăn quả quan trọng nhất của các vùng ôn đới và á nhiệt đới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2 Cây lê ở Việt Nam được coi là một trong những loại quả quý vì có mã quả đẹp, vị ngọt, chua, rất hợp với khẩu vị của nhiều người, quả lê được dùng chính để ăn tươi ngoài ra còn có thể chế biến thành các sản phẩm quý. Trong tập đoàn cây ăn quả ôn đới nhập nội, cây lê VH 6 (Đài Loan) đã được trồng khảo nghiệm tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai từ tháng 8 năm 2002, hiện nay cây đã ra hoa, kết quả khá tốt từ năm 2004 đến nay. Qua một quá trình nghiên cứu theo dõi sự sinh trưởng, phát triển, ra hoa, đậu quả đến tháng 7/2010 đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT kết luận có đánh giá tốt và đến năm 2012 đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận giống quốc gia. Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh có khoảng 700 ha lê VH6 được tập trung trồng ở các huyện Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai, Mường Khương, Sa Pa và thành phố Lào Cai. (Trung tâm Giống Nông – Lâm nghiệp tỉnh Lào Cai, 2010) [19]. Giống lê VH6 được đánh giá có ưu thế hơn so với các giống lê khác về thời gian cho thu hoạch sớm hơn khoảng 35 – 40 ngày, nên có lợi thế về giá thành sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc và khảo nghiệm, giống lê VH6 có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cành ở Lào Cai, thường ít nhiễm hoặc nhiễm nhẹ đối với một số loại sâu bệnh hại thông thường, quả có hương thơm, vị ngọt mát và màu sắc hấp dẫn, rất hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Hiện nay, chưa có công bố nào về việc nghiên cứu sử dụng các loại phân bón trên giống lê VH6 trên địa bàn huyện Sa Pa, vì vậy để giải quyết những vấn đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng giống lê VH6 tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”. 2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2.1. Mục tiêu của đề tài - Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lê VH6; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3 - Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lê VH6. 2.2. Yêu cầu của đề tài - Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lê VH6 tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. - Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lê VH6 tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu khoa học về làm cơ sở cho việc xây dựng biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lê VH6, huyện Sa Pa nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng phân bón lá, phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng lê VH6 tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng sử dụng một số loại phân bón lá và phân hữu cơ vi sinh nhằm phát triển sản xuất lê VH6 trồng tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai và các vùng có điều kiện sinh thái tương đồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về cây lê 1.1.1. Nguồn gốc Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phương Oanh (2012) [13] đã kết luận rằng: Theo tác giả Bành Kính Ba và các cộng sự (1991), khi nghiên cứu về nguồn gốc của cây lê đã kết luận là lê bắt nguồn từ vùng núi phía Tây Nam của Trung Quốc, tác giả còn cho biết, ở Trung Quốc, lê được trồng hầu hết ở các tỉnh, chỉ trừ vùng quá lạnh giá và khô hạn và nhiều nhất ở phía Bắc, Đông Bắc và phía Đông. Nguồn gốc của cây lê ở Việt Nam thì theo Võ Văn Chi, ở nước ta là lê Pyrus pyrifolia Nakai, cây được nhập từ Trung Quốc vào trồng ở những vùng núi cao miền Bắc Việt Nam như: Cao Bằng, Lạng Sơn… Cây trồng chủ yếu để lấy quả ăn tươi và quả khô dùng làm thuốc chữa bệnh. Các tác giả Nguyễn Văn Phú, Trần Thế Tục (1969) khi điều tra về cây ăn quả ở một số tỉnh miền núi phía Bắc đã cho rằng, các giống lê địa phương đều thuộc họ Sa-lê (Pyrus pyrifolia Nakai) và đều có nguyên sản từ vùng Tây Nam Trung Quốc, cho đến hiện nay thì cây lê được trồng khá phổ biến ở các vùng cao thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. 1.1.2. Phân loại Cây lê có tên khoa học là (Pyrus pyrofolia Ham) tên tiếng Anh Pear, tiếng Pháp Poirier thuộc họ Hoa hồng Roraceae được trồng khắp nơi trên thế giới nhưng nhiều nhất là ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Argentina… nơi có khí hậu ôn đới á nhiệt đới, Theo Bob Nisen và Alan Georege độ lạnh của cây lê từ 400 – 1000 CU. Chính vì vậy lê là cây ăn quả ôn đới, á nhiệt đới (Đỗ Đình Ca và cs, 2005) [3] 1.2 Đặc điểm thực vật học Cây lê là cây ăn quả thân gỗ, có trường hợp thân bụi, sống lâu năm. Cây lê ở điều kiện tự nhiên bình thường, không có tác động các biện pháp kỹ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 5 thuật trồng trọt có thể sống lên tới vài trăm năm. Cây có thể đạt chiều cao 22 m và đường kính 45-80 cm (tối đa 130cm) ở độ tuổi của 80-150 năm (tối đa 250) (Nguyễn Thị Phương Oanh, 2012) [13] * Rễ: - Sự phân bố của bộ rễ: Cây lê có bộ rễ ăn nông. Mức độ phát triển theo bề rộng và bề sâu của bộ rễ phụ thuộc vào các yếu tố như hình thức nhân giống: cây được nhân giống bằng hạt có bộ rễ ăn sâu hơn cây được nhân giống bằng hình thức chiết. Mực nước ngầm canh tác càng sâu, bộ rễ càng ăn sâu hơn. Chế độ chăm bón: chế độ chăm bón tốt (tưới nước, bón phân, xới xáo...), bộ rễ cây sẽ tập trung chủ yếu ở những nơi có chế độ chăm bón tốt. Loại đất: đất có thành phần cơ giới tốt (tơi xốp, giàu mùn và dinh dưỡng, tầng canh tác dầy...) thì bộ rễ sẽ ăn sâu và rộng hơn. Ví dụ trồng lê trên đất phù sa, đất bồi tụ thì bộ rễ ăn sâu tới 2- 3m. Tuổi của cây: cây có tuổi càng cao thì bộ rễ ăn càng sâu và rộng (Nguyễn Thị Hưng và cs, 2013) [12] - Sự hoạt động của bộ rễ: Cũng như các cây ăn quả thân gỗ khác, bộ rễ cây lê hoạt động theo chu kỳ nhất định. Có ba thời kỹ bộ rễ cây lê hoạt động mạnh trong năm, đó là các thời điểm: trước khi ra cành mùa xuân (khoảng tháng 2, đầu tháng 3); sau khi rụng quả sinh lý đợt đầu tiên cho đến lúc cành hè xuất hiện (khoảng tháng 6 đến tháng 8); sau khi cành mùa thu đã sung sức (khoảng tháng 10). Căn cứ vào thơì gian hoạt động mạnh của bộ rễ để người làm vườn quyết định thời điểm bón phân cho hiệu quả (Trần Thế Tục, Hoàng Ngọc Thuận, 1991) [18]. - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoạt động của bộ rễ cây lê: + Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho bộ rễ cây lê hoạt động là khoảng 260C. Nhiệt độ dưới 12 0C và trên 370C thì rễ ngừng hoạt động. Biện pháp tủ gốc có thể giúp điều hòa nhiệt cho đất xung quanh bộ rễ, đồng thời giữ ẩm cho đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 6 + Độ thoáng của đất: Để bộ rễ lê hoạt động tốt, đất cần có đủ oxi và đủ ẩm. Nồng độ oxi trong đất khoảng 7% và ẩm độ đất khoảng 60% là thích hợp nhất cho bộ rễ cây lê hoạt động. Để thỏa mãn yêu cầu này, người làm vườn cần thường xuyên theo dõi vườn lê để có biện pháp tưới nước và xới xáo đất kịp thời + Độ chua của đất: Rễ cây lê hoạt động tốt nhất trong điều kiện đất chua nhẹ (pH = 6,2 – 6,8). + Chất dinh dưỡng trong đất: Đất giàu mùn, đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất kích thích sinh trưởng sẽ có tác dụng tốt cho hoạt động của bộ rễ. * Thân, cành: - Hiện tượng ngủ: Cây lê có hiện tượng “tự rụng ngọn” nghĩa là sau khi phát triển đến mức độ nhất định thì ngừng lại, lúc đó ngọn và có khi cả nửa mầm phía dưới sẽ tự rụng đi. Thân cành cây lê thường có rêu và địa y ký sinh nên có màu trắng nhờ hay xám tro. Hàng năm cần dùng nước vôi lau sạch hoặc quét vào gốc và cành lớn để phá hủy lớp thực vật ký sinh này, tạo điều kiện cho thân cành phát triển tốt (Nguyễn Thị Hưng và cs, 2013) [12] - Quy luật ra cành trong một năm Theo (Nguyễn Thị Hưng và cs, 2013) [12], căn cứ vào chức năng của các loại cành người ta phân cành làm 3 loại: + Cành dinh dưỡng: Cành dinh dưỡng không mang hoa, quả, chỉ có lá xanh, nhiệm vụ chính là quang hợp. Cành dinh dưỡng có thể phát triển thành cành mẹ của vụ quả năm sau. Do đó, cần phải chăm sóc tốt các đợt cành dinh dưỡng. Đợt cành hè có một số cành mọc ra từ thân chính, dài 30 – 40 cm, đốt lá dài, lá to, màu xanh nhạt. + Cành mẹ: là cành sinh ra từ cành quả, nó có thể là cành xuân, cành hè hoặc cành thu của năm trước. Thường cành thu hoặc cành hè làm cành mẹ thì Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 7 số cành quả nhiều và tỷ lệ đậu quả cũng cao hơn. Một trong các bieenh pháp ra quả cách năm trên cây lê là chủ động bồi dưỡng cành mẹ của năm trước để tạo cơ sở cho vụ quả năm sau. + Cành quả: Độ dài cành quả thường từ 9 – 25 cm. Cành quả phần lớn ra trong mùa xuân (trừ những trường hợp đặc biệt như cây bị sâu đục thân, kích thích ra hoa, quả trái vụ,....). Cành quả ra ở ngọn cành mẹ sẽ cho nhiều quả và phẩm chất quả tốt. Trong năm, các cành quả không nảy lộc vì phải tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Sau khi thu hái quả, phải qua một thời gian nhất định tích lũy dinh dưỡng nó mới có thể trở thành cành mẹ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng ra quả cách năm trên cây lê. Một năm cây lê có thể ra nhiều đợt cành Cành xuân: ra vào tháng 2 – 4, số lượng cành nhiều và ra tập trung, cành ngắn, có thể là cành dinh dưỡng hoặc cành mang hoa quả. Cành hè: ra vào tháng 5 – 7, mọc từ cành xuân, cành thường dài, số lượng cành ít, có nhiều cành vượt. Cành thu: ra vào tháng 8 – 11, số lượng nhiều, chiều dài cành trung bình, đa số là cành mẹ cho vụ quả năm sau. Cành đông: ra vào tháng 12 – 01, được mọc ra từ những cành quả vô hiệu (cành có ra hoa, quả nhưng sau một thời gian quả sẽ rụng), những cành này do mất dinh dưỡng để nuôi quả mùa hè nên mùa thu không thể ra lộc mới mà phải tích lũy đến tháng 12 – 01, nếu nhiệt độ và ẩm độ phù hợp thì mới xuất hiện đợt lộc mới, đó là lộc đông. Tuy nhiên, tùy thuộc điều kiện chăm sóc, thời tiết, khí hậu, tuổi cây mà số lượng cành và thời gian và thời gian ra các đợt cành này có sự thay đổi. Ví dụ: Chế độ chăm sóc tốt thì số lượng cành ra trong mỗi đợt nhiều hơn và khoảng cách giữa các đợt cành ngắn hơn. Thời tiết khí hậu thuận lợi thì số lượng cành và số đợt cành sẽ nhiều hơn ở điều kiện bất thuận. Tuổi cây cành nhỏ thì số đợt cành ra thường nhiều hơn. Trong các đợt cành thì cành xuân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 8 thường ra đều, tập trung và cành ngắn hơn. Cành hè thường dài, khỏe, lá to nhưng ra rải rác hơn. Cành thu kém hơn cành hè. Cành đông yếu ớt nhất. * Hoa: Lê ra hoa vào giữa tháng 2, đầu tháng 3, hoa màu trắng, đường kính 2 – 4cm, có 5 cánh hoa, 5 lá đài và nhiều nhị. Thời kỳ phân hóa mầm hoa của Lê được tính từ sau khi thu hoạch quả cho đến trước lúc nảy lộc xuân. Thời kỳ này thường từ tháng 11 đến đầu tháng 2. Đảm bảo tốt việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, hạn chế những nguyên nhân dẫn đến tiêu hao dinh dưỡng của cây đều là những biện pháp xúc tiến việc phân hóa mầm hoa (bón phân đầy đủ nhất là phân dễ tiêu, tỉa bớt hoa ở những năm sai quả, thu quả sớm nhất là những năm sai quả...) (Nguyễn Thị Hưng và cs, 2013) [12] * Lá : Lá đơn, hình mai rùa, có 90 -140 răng cưa. Diện tích, màu sắc, số lượng lá trên cây phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, điều kiện thời tiết khí hậu. Điều kiện thời tiết, khí hậu, chế độ chăm sóc là những yếu tố có tính chất quyết định đến tuổi thọ của lá lê. Những lá hết thời gian sinh trưởng sẽ rụng rải rác trong năm, tuy nhiên vẫn tập trung vào mùa đông (Nguyễn Thị Hưng và cs, 2013) [12] Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng, nhất là trọng lượng quả. Theo nghiên cứu cho thấy, số lượng lá trên mỗi quả càng nhiều thì trọng lượng quả càng lớn. Vì vậy, cần có biện pháp bảo vệ bộ lá luôn xanh tốt, có biện pháp rút ngắn giai đoạn chuyển lục của các đợt lá mới (chuyển từ xanh lục sang xanh đậm). * Quả: Mỗi giống lê lại có đặc điểm khác nhau về hình dạng quả, số lượng hạt/quả, mùi và vị của quả. Quả (theo nghĩa ẩm thực) của lê là dạng quả táo, một loại quả giả, thực chất là sự phình to của đế hoa (hay ống đài). Nằm bên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 9 trong lớp cùi thịt của nó mới là quả thật sự (quả theo nghĩa 'thực vật học'), hình thành từ 5 lá noãn dạng sụn, trong ẩm thực nó bị gọi chung là "lõi" . 1.3. Yêu cầu về sinh thái 1.3.1. Nhiệt độ, độ cao Cây lê cần mùa đông lạnh để phân hoá mầm hoa sau khi đã trút hết bộ lá trên cây. Trong trường hợp mưa kéo dài vào cuối năm, độ ẩm không khí cao thì cây lê rụng lá ít hoặc rụng lá muộn, dẫn đến mầm hoa phân hoá ít, ảnh hưởng đến năng suất quả. Nhiệt độ trong mùa đông thuận lợi cho cây lê bình quân 10-120C, mùa hè không cao hơn 250C. Cây lê có thể trồng được ở nơi có độ cao từ 600-800 m trở lên như Cao Lộc (Lạng Sơn), Sa Pa (Lào Cai)… Cây lê có yêu cầu đặc biệt đối với độ cao và nhiệt độ, bởi trong năm phải có một thời kỳ nhiệt độ hạ thấp, để tạo điều kiện xúc tiến quá trình phân hoá mầm hoa. Theo các tác giả thì nhu cầu về lạnh của cây lê từ 400-1000 giờ lạnh (CU) tức là nhiệt độ 7,20C hay thấp hơn, như vậy phải có ít nhất 1 tháng nhiệt độ bình quân 70C mới đủ lạnh cho cây lê phân hoá mầm hoa. Nhiệt độ quá cao về mùa hè 35-400C cũng không thích hợp. Chính vì vậy cây lê là cây ăn quả ôn đới, á nhiệt đới thích hợp với vùng cao. Cây lê vẫn có thể sinh trưởng bình thường ngay tại vùng thấp như thành phố Lào Cai (độ cao 70m so mực nước biển) song không đậu quả, hoặc đậu quả nhưng bé còi cọc. Nếu sử dụng phương pháp ghép mầm hoa đã phân hoá thì vẫn cho kết quả tốt (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2000) [2], (Đỗ Đình Ca và cs, 2005) [3] 1.3.2. Lượng mưa và độ ẩm Yêu cầu của cây lê về lượng mưa bình quân cả năm là 1500-1700 mm. Độ ẩm không khí phù hợp cho cây lê sinh trưởng, phát triển là 75- 80 %. Cây lê chủ yếu là cây ghép phù hợp nhất trên gốc mắc coọc nên chịu hạn rất tốt, cây lê rất cần độ ẩm không chịu được úng, khi bị ngập úng hoặc trồng vùng đất trũng cây lê sinh trưởng kém hoặc bị chết. (Trần Thế Tục, 1991) [17], (Trần Thế Tục, Hoàng Ngọc Thuận, 1991) [18]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 10 1.3.3. Đất đai Đối với đất trồng lê yêu cầu độ phì cao, kết cấu tốt, độ sâu 1m trở lên, ít sỏi đá, thoát nước tốt, Mạch nước ngầm ở độ sâu 1,2 m so với mặt đất. Độ pH thích hợp cho cây lê 5,5- 6. Chính vì vậy có thể trồng lê vùng đất đồi, đất dốc, song muốn có năng suất cao thì ngoài việc chọn đất có độ phì cao cần phải bón phân chuồng, đạm, lân, kali, vi lượng khác... 1.4. Tình hình sản xuất lê trên thế giới và Việt Nam 1.4.1. Tình hình sản xuất lê trên thế giới Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng lê trên thế giới năm 2017 STT Quốc gia Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) 1 Trung Quốc 951.877 16.410.000 2 Argentina 25.696 930.340 3 Italy 31.729 772.577 4 Mỹ 18.777 677.891 5 Thổ Nhĩ Kỳ 26.000 503.004 6 Nam Phi 11.647 414.879 7 Tây Ban Nha 21.888 360.957 8 Ấn Độ 44.000 346.000 9 Hà Lan 9.741 330.000 10 Chile 8.671 309.189 THẾ GIỚI 1.385.629 24.168.309 (Nguồn: FAOSTAT, 2019) [30] Qua bảng số liệu trên ta thấy sản lượng lê của Trung Quốc chiếm đến 67,90% tổng sản lượng lê trên toàn thế giới, chủ yếu là phục vụ tiêu thụ trong nước, sau đó mới xuất khẩu sang các nước châu Á như Singapore, Indonesia, Việt Nam... Hiện nay, Trung Quốc đang thúc đẩy hàng loạt biện pháp nhằm tăng cường xuất khẩu, cạnh tranh quyết liệt với các nước xuất khẩu trái cây lê hàng đầu như Argentina, Italy và Mỹ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học: Nghiên cứu về hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 4 (4G)
96 p | 530 | 249
-
Luận văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý đại lý tại công ty TNHH Prudential Việt Nam
24 p | 289 | 79
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn
125 p | 266 | 66
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Khoa học máy tính: Nghiên cứu giải pháp chống tấn công ddos cho website Trường Cao đẳng Bách khoa Hưng Yên
27 p | 280 | 65
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học lâm nghiệp: Ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) để dự báo xói mòn đất huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang với
82 p | 253 | 57
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp: Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007-2010
107 p | 215 | 57
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học Giáo dục: Những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Nghệ An
103 p | 191 | 51
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đề xuất tiêu chí sinh thái học bảo tồn trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam trường hợp nghiên cứu tại xã Hải Phú huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định
104 p | 276 | 51
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học Hóa học: Nghiên cứu xác định nitrat trong nước và trong thực phẩm bằng phương pháp cực phổ xung vi phân dưới dạng nitrophenoldisulfonic
104 p | 275 | 44
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học lâm nghiệp đề tài: Ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) để dự báo xói mòn đất huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang với
82 p | 181 | 41
-
Luận văn thạc sỹ khoa học: Sử dụng IP cho mạch di động thế hệ mới - Phạm Thanh Tuyền
113 p | 163 | 34
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế: Định vị thương hiệu kênh truyền hình HTV trong tâm trí khán giả
0 p | 253 | 27
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học máy tính: Phương pháp phân tích trang văn bản dựa trên Tab-stop
68 p | 158 | 25
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế: Tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
151 p | 149 | 25
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế: Đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP Thiết bị Vật tư Y tế Thanh Hóa
143 p | 136 | 20
-
Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục: Xây dựng tiến trình dạy học các thuyết về ánh sáng (Vật lí 12 nâng cao) theo hướng phát triển năng lực tư duy cho học sinh
126 p | 154 | 11
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học: Bảo hộ trong thị trường không đầy đủ
57 p | 112 | 10
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế
118 p | 100 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn