intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò cho nông hộ ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Bautroibinhyen Bautroibinhyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

66
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác chuyển giao TBKT trong chăn nuôi bò cho nông hộ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò cho nông hộ ở tỉnh Thừa Thiên Huế

PHẦN MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Với lợi thế về điều kiện địa hình và đất đai đồi núi chiếm phần lớn (70,6%),<br /> <br /> uế<br /> <br /> Thừa Thiên Huế là tỉnh có tiềm năng trong phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt<br /> là chăn nuôi bò. Việc sử dụng hợp lý, hữu hiệu nguồn tài nguyên thiên nhiên và<br /> <br /> tế<br /> H<br /> <br /> điều kiện của địa phương để phát triển chăn nuôi bò sẽ đem lại nguồn lợi đáng kể<br /> cho người dân, nhất là các hộ nghèo ở vùng trung du và miền núi.<br /> <br /> Để hoạt động chăn nuôi bò thực sự đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho<br /> người dân ở địa phương, việc thay đổi từ phương thức chăn nuôi mang tính tận<br /> <br /> in<br /> <br /> h<br /> <br /> dụng, quảng canh sang phương thức mới có đầu tư tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất là<br /> điều hết sức quan trọng và cần thiết. Phương thức chăn nuôi mới này phải theo<br /> <br /> cK<br /> <br /> hướng sản suất hàng hóa, thỏa mãn được nhu cầu của thị trường và đem lại lợi<br /> nhuận cho người dân. Điều này đòi hỏi người sản xuất phải áp dụng các tiến bộ kỹ<br /> thuật (TBKT) vào hoạt động chăn nuôi cũng như yêu cầu đặt ra cho người làm công<br /> <br /> họ<br /> <br /> tác chuyển giao TBKT phải giới thiệu những kỹ thuật phù hợp để người dân có thể<br /> áp dụng vào hoạt động sản xuất.<br /> <br /> Đ<br /> ại<br /> <br /> Trong thời gian qua, có nhiều hoạt động chuyển giao TBKT trong chăn nuôi<br /> bò đã được triển khai ở địa phương và thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên,<br /> bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ, việc chuyển giao TBKT cho chăn nuôi bò<br /> <br /> ng<br /> <br /> vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều TBKT đã chuyển giao không có tính bền vững, không<br /> phù hợp với điều kiện địa phương và trình độ năng lực của người dân. Thậm chí, có<br /> <br /> ườ<br /> <br /> một số TBKT không được người dân chấp nhận sử dụng hoặc chỉ thực hiện trong<br /> thời gian tham gia dự án và không còn được duy trì sau khi dự án kết thúc. Chính<br /> <br /> Tr<br /> <br /> những vấn đề này đã tạo nên khoảng cách lớn giữa các nhà nghiên cứu, chuyển giao<br /> và người nông dân, không phục vụ thiết thực cho nhu cầu và thực tiễn sản xuất. Đã<br /> gây nên phí tổn nhiều công sức, tiền của và nhân lực của các bên đồng thời làm<br /> giảm sụt niềm tin và động lực thực hiện của người chuyển giao và tiếp nhận.<br /> <br /> 1<br /> <br /> Vì vậy, để có thể tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra các giải pháp thiết thực<br /> nhằm khắc phục tình trạng này, chúng tôi đã chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng<br /> đến việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò cho nông hộ ở tỉnh<br /> Thừa Thiên Huế” để nghiên cứu.<br /> <br /> uế<br /> <br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> 2.1. Mục tiêu tổng quát<br /> <br /> tế<br /> H<br /> <br /> Xác định các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng<br /> cao hiệu quả của công tác chuyển giao TBKT trong chăn nuôi bò cho nông hộ.<br /> 2.2. Mục tiêu cụ thể<br /> <br /> - Đánh giá tình hình chuyển giao các TBKT trong chăn nuôi bò cho nông hộ ở<br /> <br /> in<br /> <br /> h<br /> <br /> tỉnh Thừa Thiên Huế.<br /> <br /> bò.<br /> <br /> cK<br /> <br /> - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển giao TBKT trong chăn nuôi<br /> <br /> - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc chuyển giao<br /> <br /> 3. Câu hỏi nghiên cứu<br /> 3.1. Câu hỏi tổng quát<br /> <br /> họ<br /> <br /> các TBKT trong chăn nuôi bò cho nông hộ.<br /> <br /> Đ<br /> ại<br /> <br /> Tại sao các TBKT trong chăn nuôi bò thời gian qua đã được nhiều cơ quan<br /> chuyển giao nhưng tỷ lệ hộ áp dụng không cao hoặc chỉ áp dụng một thời gian rồi<br /> lại bỏ?<br /> <br /> ng<br /> <br /> Tại sao vẫn còn một khoảng cách giữa các nhà khoa học và người nông dân<br /> trong việc chuyển giao TBKT vào sản xuất? Làm thế nào để thu hẹp khoảng cách<br /> <br /> ườ<br /> <br /> này?<br /> <br /> 3.2 Câu hỏi cụ thể<br /> <br /> Tr<br /> <br /> - Tình hình chuyển giao TBKT trong chăn nuôi bò cho nông hộ ở tỉnh Thừa<br /> <br /> Thiên Huế đang diễn ra như thế nào?<br /> - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc chuyển giao và tiếp nhận các TBKT<br /> <br /> trong chăn nuôi bò? Làm thế nào để hạn chế các yếu tố bất lợi để thực hiện thành<br /> công các chương trình chuyển giao TBKT trong chăn nuôi bò?<br /> <br /> 2<br /> <br /> - Những giải pháp nào là có thể nhằm làm tăng hiệu quả của công tác chuyển<br /> giao TBKT trong chăn nuôi bò cho nông hộ?<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 4.1 Đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> uế<br /> <br /> Đề tài đi sâu tìm hiểu thực trạng việc chuyển giao các TBKT cho nông hộ<br /> chăn nuôi bò ở địa phương từ đó xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả<br /> <br /> tế<br /> H<br /> <br /> của công tác chuyển giao và tiếp nhận TBKT cho nông hộ. Đối tượng nghiên cứu<br /> chủ yếu của đề tài là các nông hộ có chăn nuôi bò và được chuyển giao các TBKT<br /> trong sản xuất.<br /> 4.2 Phạm vi nghiên cứu<br /> <br /> in<br /> <br /> h<br /> <br /> 1. Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tình hình chuyển giao TBKT cho<br /> nông hộ chăn nuôi bò tại 2 huyện Nam Đông và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây<br /> <br /> cK<br /> <br /> là 2 huyện miền núi có số lượng bò lớn nhất tỉnh và là nơi tập trung chủ yếu của các<br /> chương trình chuyển giao TBKT trong chăn nuôi bò thời gian qua.<br /> 2. Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu từ năm 2004 đến 2008, trong<br /> <br /> họ<br /> <br /> đó các số liệu được khảo sát chủ yếu vào năm 2008 ở cấp hộ và xã, huyện.<br /> 5. Kết cấu của luận văn<br /> <br /> Đ<br /> ại<br /> <br /> Ngoài phần mở đầu, kết thúc, phụ lục, danh mục các bảng biểu và danh mục<br /> tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:<br /> Chương I: Tổng quan tài liệu nghiên cứu<br /> <br /> ng<br /> <br /> Chương II: Đặc điểm vùng nghiên cứu, nội dung và phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> Tr<br /> <br /> ườ<br /> <br /> Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br /> <br /> 3<br /> <br /> CHƯƠNG I<br /> TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU<br /> 1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản<br /> 1.1.1 Khái niệm về tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật<br /> <br /> uế<br /> <br /> Theo từ điển Việt - Việt [44], kỹ thuật là toàn thể những phương tiện lao động<br /> và những phương pháp chế tạo ra những giá trị vật chất. Còn tiến bộ là trở nên giỏi<br /> <br /> tế<br /> H<br /> <br /> hơn, hay hơn trước.<br /> <br /> Theo định nghĩa về công tác khoa học công nghệ của Đại học Cần Thơ [39],<br /> tiến bộ kỹ thuật (TBKT) là các phương pháp, các qui trình (công nghệ, cơ khí hóa,<br /> tự động hóa); các phương pháp tổ chức sản xuất; các cơ cấu (máy, tổ hợp máy); các<br /> <br /> in<br /> <br /> h<br /> <br /> nguyên vật liệu mới, các giống cây con mới có lợi đã được kiểm nghiệm và đánh<br /> giá trong điều kiện sản xuất được hội đồng khoa học, các cơ quan quản lý khoa học<br /> <br /> cK<br /> <br /> có thẩm quyền quyết định. Kỹ thuật tiến bộ (KTTB) là kết quả của công trình<br /> nghiên cứu triển khai, các kỹ thuật mới của nước ngoài áp dụng có hiệu quả trong<br /> điều kiện cụ thể của nước ta.<br /> <br /> họ<br /> <br /> Hiện nay có rất nhiều ý kiến tranh luận về ngữ nghĩa của 2 cụm từ TBKT và<br /> KTTB, có người cho rằng 2 cụm từ trên chỉ là một, đều nói đến quy trình chuyển<br /> <br /> Đ<br /> ại<br /> <br /> giao các kỹ thuật mới, tiên tiến cho người nông dân song cũng có không ít ý kiến<br /> phản đối khi cho rằng 2 cụm từ này mang ý nghĩa hoàn tòan khác biệt. Đỗ Kim<br /> Chung [10] là một trong những người ủng hộ ý kiến đó. Theo ông, “Tiến bộ kỹ<br /> <br /> ng<br /> <br /> thuật là một danh từ mang tính trừu tượng và bao quát. TBKT thể hiện những nét<br /> mới và “tiến bộ” của một yếu tố kỹ thuật nào đó nhưng chưa thật đồng bộ, chưa thật<br /> <br /> ườ<br /> <br /> khả thi ở thực tiễn sản xuất, nhất là bên ngoài cơ quan nghiên cứu”. Ông cho rằng,<br /> “chuyển giao TBKT tức là chỉ chuyển giao một yếu tố kỹ thuật nào đó, chưa đồng<br /> <br /> Tr<br /> <br /> bộ, chưa hoàn thiện, chưa được kiểm định tính thích nghi về sinh thái, kinh tế và xã<br /> hội của yếu tố kỹ thuật đó ở đồng ruộng của nông dân”. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn<br /> chưa có một sự công nhận chính thức nào hay sự thống nhất chung nào về cách gọi<br /> của 2 cụm từ này cũng như chưa có quy định nào phủ định tên gọi và bản chất của<br /> cụm từ TBKT cả.<br /> <br /> 4<br /> <br /> Đứng ở góc độ kinh tế, chúng tôi đồng ý với Fred Davis [48] khi cho rằng, một<br /> kỹ thuật được xem là tiến bộ khi cùng 1 mức chi phí có thể đem lại hiệu quả cao<br /> hơn, cho nhiều sản lượng hơn hay cùng một mức sản lượng đạt được nhưng tốn ít<br /> chi phí hơn so với những kỹ thuật trước đó.<br /> <br /> uế<br /> <br /> a) Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật<br /> Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đề cập đến một tiến trình, bằng tiến trình đó<br /> <br /> tế<br /> H<br /> <br /> những kỷ thuật đã được cải tiến sẽ được chuyển giao đến những ai có thể hưởng lợi<br /> <br /> hoặc họ có thể hưởng lợi từ những kỷ thuật đó. Theo Swanson và Cloor [55] thì<br /> chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hay công nghệ là một quá trình tiếp diễn nhằm tiếp<br /> nhận thông tin có ích cho con người và từ đó giúp đỡ họ tiếp thu những kỹ năng,<br /> <br /> in<br /> <br /> h<br /> <br /> kiến thức và quan điểm cần thiết để sử dụng có hiệu quả lượng thông tin hoặc công<br /> nghệ đó. Theo Maunder [50] cho rằng đó là một dịch vụ hay hệ thống nhằm thông<br /> <br /> cK<br /> <br /> qua các phương pháp đào tạo để giúp đỡ người dân cải thiện các phương thức, kỷ<br /> thuật canh tác, làm tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập, tăng mức sống và nâng cao<br /> trình độ giáo dục xã hội của cuộc sống nông thôn.<br /> <br /> họ<br /> <br /> Theo định nghĩa của từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia [47], chuyển<br /> giao kỹ thuật lại là quá trình chia sẽ các kỹ năng, kiến thức, kỹ thuật, những phương<br /> <br /> Đ<br /> ại<br /> <br /> pháp sản xuất, mô hình sản xuất hay chế tạo giữa các ngành công nghiệp, các<br /> trường đại học, các tổ chức hay chính phủ nhằm đảm bảo những tiến bộ khoa học<br /> kỹ thuật sẽ được chuyển giao rộng rãi cho nhiều đối tượng sử dụng để phục vụ cho<br /> <br /> ng<br /> <br /> việc khai thác và ứng dụng những TBKT này vào quy trình sản xuất, chế tạo ra các<br /> sản phẩm dịch vụ mới.<br /> <br /> ườ<br /> <br /> Còn theo Đỗ Kim Chung [10], chuyển giao tiến bộ kỹ thuật là quá trình đưa<br /> <br /> các kỹ thuật tiến bộ đã được khẳng định là đúng đắn trong thực tiễn vào áp dụng<br /> <br /> Tr<br /> <br /> trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống của con người.<br /> Thông thường, quá trình phát triển kỹ thuật và công nghệ bao gồm các hoạt<br /> <br /> động nghiên cứu, chuyển giao thử nghiệm và chuyển giao ở diện rộng. Trong giai<br /> đoạn nghiên cứu, các vấn đề nghiên cứu được đặt ra do đòi hỏi của thực tiễn sản<br /> xuất và đời sống và được giải quyết tập trung chủ yếu ở trong phạm vi cơ quan<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2