PHẦN THỨ NHẤT<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển vượt bậc của công<br />
nghệ thông tin hiện nay, khi mà các dịch vụ truyền thống về viễn thông (điện thoại<br />
<br />
Ế<br />
<br />
thường, fax,… ) bị giới hạn bởi thời gian, không gian thì các dịch vụ nội dung số<br />
<br />
U<br />
<br />
trên nền truyền thông đa phương tiện đang rất sôi động. Với sự ra đời của rất nhiều<br />
<br />
́H<br />
<br />
dịch vụ và sự vào cuộc của hàng loạt doanh nghiệp, nó không hạn chế về mặt thời<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
gian mà có thể sử dụng 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, nó cũng không hạn<br />
chế về mặt không gian trong một quốc gia lãnh thổ mà có thể sử dụng trên khắp thế<br />
<br />
H<br />
<br />
giới. Dịch vụ nội dung số trên nền truyền thông đa phương tiện là mảnh đất màu mỡ<br />
hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Bên cạnh<br />
<br />
IN<br />
<br />
lợi ích của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thì dịch vụ nội dung số này mang đến<br />
<br />
K<br />
<br />
tiện ích đáng kể góp phần thúc đẩy xã hội phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế,<br />
<br />
̣C<br />
<br />
văn hóa, giáo dục, y tế, nghệ thuật…<br />
<br />
O<br />
<br />
Với sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực viễn thông hiện nay, câu hỏi đặt ra<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
cho VNPT Thừa Thiên Huế là làm thế nào để tồn tại và phát triển? Định hướng<br />
chiến lược kinh doanh các dịch vụ viễn thông như thế nào? Thị trường khách hàng<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
đang có nhu cầu gì? Phát triển dịch vụ dịch vụ nội dung số gì trên nền truyền thông<br />
đa phương tiện để đưa đến tiện ích cho khách hàng, cho xã hội nhiều nhất, phát<br />
triển bền vững nhất?<br />
Dịch vụ cung cấp thông tin hai chiều giữa phụ huynh và nhà trường, tạo ra một<br />
phương tiện mới hữu hiệu trên nền truyền thông đa phương tiện để phụ huynh cùng<br />
nhà trường chăm sóc sự nghiệp giáo dục, học tập, rèn luyện của con em tốt hơn –<br />
Educare là đảm bảo sự thành đạt về học vấn và nhân cách của học sinh. Dịch vụ<br />
Educare được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường về sự nghiệp giáo dục ngày<br />
càng phát triển, vừa là một động thái chuyển hướng công nghệ, dịch vụ phù hợp với<br />
<br />
1<br />
<br />
xu thế khi mà các sản phẩm dịch vụ viễn thông truyền thống đang bị giới hạn về<br />
mặt thời gian, không gian, bước vào giai đoạn bảo hòa và có xu hướng giảm sút.<br />
Đối với việc phát triển một dịch vụ mới, ngoài việc tiến hành nghiên cứu kỹ<br />
lưỡng về thị trường, nhu cầu của khách hàng thì việc nghiên cứu đánh giá của khách<br />
hàng thời gian đầu khi đưa dịch vụ vào hoạt động mang lại ý nghĩa to lớn cho doanh<br />
nghiệp trong việc triển khai chính thức, nhân rộng mô hình, phát triển mở rộng thị<br />
trường. Vì lẽ đó, tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá của khách hàng sử dụng dịch<br />
<br />
Ế<br />
<br />
vụ truyền thông đa phương tiện chăm sóc giáo dục Educare trên địa bàn Thừa<br />
<br />
U<br />
<br />
Thiên Huế”.<br />
<br />
́H<br />
<br />
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
<br />
- Nghiên cứu lý luận, các khái niệm về dịch vụ mới, chất lượng dịch vụ và nội<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
dung số trên nền truyền thông đa phương tiện.<br />
<br />
- Nghiên cứu phản ứng của khách hàng khi triển khai dịch vụ Educare.<br />
<br />
H<br />
<br />
- Một mục tiêu khác quan trọng hơn của nghiên cứu là chỉ ra các mặt còn tồn tại<br />
<br />
IN<br />
<br />
yếu kém của dịch vụ, các mong muốn gì hơn của khách hàng đối với dịch vụ để<br />
<br />
K<br />
<br />
doanh nghiệp có thể tập trung đầu tư nâng cao tính năng của dịch vụ, cách thức phục<br />
vụ khách hàng của mình một cách hiệu quả.<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
- Ngoài ra, nghiên cứu còn nhằm đề xuất các biện pháp giúp VNPT Thừa Thiên<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
Huế xây dựng kế hoạch phát triển các dịch vụ nội dung số tương tự và đề ra các chính<br />
sách khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về dịch vụ<br />
<br />
mới và đánh giá của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Educare.<br />
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Năm học 2009-2010.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Do đặc thù của luận văn Thạc sỹ và trong giới hạn thời<br />
gian nghiên cứu, để đưa ra kết quả nghiên cứu đánh giá và có những giải pháp thích<br />
hợp, kịp thời cho VNPT Thừa Thiên Huế, tác giả tập trung nghiên cứu đánh giá của<br />
khách hàng là phụ huynh học sinh khối THCS và THPT trên địa bàn tỉnh Thừa<br />
Thiên Huế.<br />
<br />
2<br />
<br />
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Chúng tôi sử dụng các phương pháp thống kê kinh tế để tiến hành các hoạt<br />
động thu thập, điều tra và phân tích số liệu, tiến tới phân tích các mối quan hệ và<br />
tìm các giải pháp cho quá trình nghiên cứu.<br />
Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp:<br />
+ Điều tra phỏng vấn gián tiếp thông qua việc thiết kế bảng câu hỏi;<br />
+ Phương pháp phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 17;<br />
<br />
U<br />
<br />
4.1. Phương pháp điều tra và phân tích số liệu điều tra<br />
<br />
Ế<br />
<br />
+ Phương pháp quan sát và phương pháp duy vật biện chứng.<br />
<br />
́H<br />
<br />
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp thống kê kinh tế để tiến<br />
hành các hoạt động thu thập, điều tra và phân tích số liệu, tiến tới phân tích các mối<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
quan hệ và tìm các giải pháp cho quá trình nghiên cứu.<br />
4.2. Địa bàn nghiên cứu<br />
<br />
H<br />
<br />
Thực hiện cuộc nghiên cứu này, chúng tôi chọn địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
IN<br />
<br />
Lý do chọn địa bàn này vì hiện nay dịch vụ chăm sóc giáo dục Educare - là một<br />
<br />
K<br />
<br />
dịch vụ truyền thông đa phương tiện nội dung số - được triển khai các trường trong<br />
thành phố Huế và chuẩn bị triển khai sâu rộng đến các trường còn lại trên khắp địa<br />
<br />
̣C<br />
<br />
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đáp ứng với mục tiêu của đề tài đặt ra.<br />
<br />
O<br />
<br />
4.3. Phương pháp thu thập số liệu<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
Thu thập số liệu thứ cấp:<br />
Để có được số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và tình hình phát triển<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
viễn thông nói chung, chúng tôi dựa vào các tài liệu đã được công bố như Niên<br />
giám thống kê tỉnh TT-Huế, Báo cáo viễn thông của Sở Thông tin và Truyền thông<br />
Thừa Thiên Huế, số liệu về các trường phổ thông, số học sinh được lấy từ sở Giáo<br />
dục và Đào tạo TT-Huế, các tài liệu liên quan khác của các ban ngành và UBND<br />
tỉnh công bố, bên cạnh đó các báo cáo nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả đã<br />
được công bố trên tạp chí chuyên ngành Thông tin – Truyền thông, các sách báo<br />
liên quan làm nguồn tài liệu tham khảo và được kế thừa hợp lý trong đề tài này.<br />
Thu thập số liệu sơ cấp:<br />
<br />
3<br />
<br />
Thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã trực tiếp điều tra trên 250 khách hàng là<br />
phụ huynh học sinh ở các trường THCS và THPT trên địa bàn tỉnh đã sử dụng dịch<br />
vụ Educare do VNPT Thừa Thiên Huế phối hợp với sở GDĐT Thừa Thiên Huế phối<br />
hợp triển khai. Để thu thập thông tin chúng tôi đã thiết kế phiếu điều tra theo mục tiêu<br />
và nội dung cần nghiên cứu, phiếu này đã được các chuyên gia ngành Kinh tế và<br />
Viễn thông đóng góp ý kiến, điều tra thử rồi mới tiến hành điều tra hàng loạt. Chúng<br />
tôi cũng đã tiếp cận với khách hàng trong vai nhà cung cấp dịch vụ để lắng nghe và<br />
<br />
Ế<br />
<br />
trao đổi với khách hàng các nội dung liên quan đến mục đích nghiên cứu và nhìn<br />
<br />
U<br />
<br />
nhận tình hình thực tế hoạt động của dịch vụ này trên địa bàn tỉnh. Với hơn 250 phiếu<br />
<br />
́H<br />
<br />
phát ra, chúng tôi thu về và sau khi phân loại và hiệu chỉnh có 221 phiếu đáp ứng yêu<br />
cầu được đưa vào phục vụ cho nghiên cứu.<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
Phiếu điều tra có nội dung như bản đính kèm ở Phụ lục của đề tài.<br />
Phiếu điều tra thu thập thông tin được xây dựng trên cơ sở đánh giá của khách<br />
<br />
H<br />
<br />
hàng về các mặt chăm sóc giáo dục của quý phụ huynh đối với con em mình, cũng<br />
<br />
IN<br />
<br />
như đánh giá của họ đối với chất lượng dịch vụ mà họ đã nhận được trong quá trình<br />
<br />
K<br />
<br />
sử dụng dịch vụ Educare.<br />
<br />
Phiếu điều tra được chia thành 3 phần, trong đó Phần giới thiệu: Nhằm làm cho<br />
<br />
̣C<br />
<br />
khách hàng hiểu và tin tưởng cũng như nhiệt tình cung cấp thông tin cho việc nghiên<br />
<br />
O<br />
<br />
cứu. Phần II: Thông tin chung, bao gồm 5 câu hỏi để phân loại khách hàng dựa trên<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
các yếu tố giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn, mức thu nhập và quá trình sử dụng<br />
dịch vụ. Phần III: Nội dung khảo sát, bao gồm 52 câu hỏi được sắp xếp theo trình tự<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
khảo sát thiết bị của khách hàng, mức độ sử dụng dịch vụ, đánh giá chung mô hình<br />
dịch vụ mới, mức cước mà khách hàng sử dụng, nơi đăng ký, nơi truy cập thông tin,<br />
mong muốn, kỳ vọng của khách hàng trước khi sử dụng dịch vụ (20 câu), mức độ hài<br />
lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ Educare (20 câu), các khó khăn và kiến<br />
nghị cụ thể nhằm tổng hợp để có kiến nghị, đề xuất xác đáng.<br />
4.4. Tổng hợp và phân tích tài liệu<br />
Tổng hợp tài liệu được thực hiện bằng phương pháp phân tổ thống kê theo các<br />
tiêu thức khác nhau như đối tượng sử dụng, hình thức nắm bắt thông tin liên quan<br />
<br />
4<br />
<br />
đến học hành của con em… với sự hỗ trợ của phần mềm tin học ứng dụng SPSS<br />
phiên bản 17, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng.<br />
Sau khi tổng hợp các tài liệu, vận dụng các phương pháp số tương đối, số tuyệt<br />
đối, số bình quân, phương pháp dãy số theo thời gian, phương pháp so sánh, liên hệ<br />
và phân tích xác định mối quan hệ giữa các nhân tố.<br />
4.5. Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo<br />
Quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp thu thập ý kiến của<br />
<br />
Ế<br />
<br />
những chuyên gia trong lĩnh vực Viễn thông Công nghệ thông tin, quan hệ khách<br />
<br />
U<br />
<br />
hàng, các nhà chiến lược và tham khảo kinh nghiệm công tác tiếp cận khách hàng<br />
<br />
́H<br />
<br />
của một số cán bộ thuộc trung tâm MMC (Multi-Media service Center) để làm căn<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
cứ cho việc đưa ra các kết luận một cách chính xác và làm cơ sở cho các đề xuất<br />
giải pháp, kiến nghị mang tính thực tiễn, có sức thuyết phục.<br />
<br />
H<br />
<br />
4.6. Công cụ và các phương pháp phân tích số liệu đa biến<br />
<br />
IN<br />
<br />
Các phương pháp phân tích, xử lý số liệu thống kê được áp dụng để tính toán<br />
<br />
K<br />
<br />
và so sánh đánh giá của khách hàng, mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng dịch<br />
vụ Educare trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong nghiên cứu này được thực hiện<br />
<br />
̣C<br />
<br />
nhờ vào phần mềm tin học ứng dụng SPSS phiên bản 17. Phần mềm cho phép sử<br />
<br />
O<br />
<br />
dụng công cụ kiểm định tính độc lập của hai biến, kiểm định phân phối chuẩn và độ<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
tin cậy của các biến nghiên cứu, phân tích nhân tố, phân tích mối quan hệ giữa các<br />
nhân tố hài lòng và ý định có tiếp tục sử dụng dịch vụ Educare trong tương lai bằng<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
phân tích hồi qui binary logistic, kiểm định ANOVA về ý kiến đánh giá đối với các<br />
biến số thuộc tính của Educare.<br />
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI<br />
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ nói chung, dịch vụ<br />
Viễn thông và Công nghệ thông tin nói riêng, trong đó tìm hiểu kỹ thêm về dịch vụ<br />
mới đó là dịch vụ nội dung số trên nền truyền thông đa phương tiện.<br />
- Phân tích các đánh giá của khách hàng sử dụng dịch vụ Educare.<br />
<br />
5<br />
<br />