PHẦN I<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Tính cần thiết của đề tài<br />
Nguồn nhân lực là một nguồn lực sống, đồng thời là một nguồn vốn bền vững.<br />
<br />
uế<br />
<br />
Từ xa xưa triết học phương Đông đã coi trọng việc dùng người, do vậy đã có câu<br />
<br />
"Thiên thời, địa lợi, nhân hoà"; có nghĩa là muốn làm việc gì thành công thì cũng<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
phải hội đủ ba yếu tố thời cơ, địa điểm và con người. Trong kinh doanh, đặc biệt là<br />
trong thời đại kinh tế tri thức, vai trò của lao động trí óc ngày càng trở nên quan<br />
trọng hơn, thì con người là nguồn lực quý nhất của xã hội ngày nay, là nguồn lực<br />
<br />
in<br />
<br />
công hay thất bại của doanh nghiệp.<br />
<br />
h<br />
<br />
mang tính chiến lược và là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành<br />
<br />
Thuật ngữ "nguồn nhân lực" đã không còn xa lạ ở Việt Nam trong những năm<br />
<br />
cK<br />
<br />
gần đây. Trước thềm hội nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc phải<br />
đối mặt với những khó khăn về ngành nghề, thương hiệu, tài chính, thị trường,...<br />
<br />
họ<br />
<br />
còn một nỗi lo canh cánh khác trong cuộc cạnh tranh là làm sao gây dựng được "đội<br />
quân tinh nhuệ". Đó là đội ngũ nhân viên có năng lực, nhiệt tình và cam kết gắn bó<br />
lâu dài với doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể có được và giữ được đội ngũ<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
CBCNV như vậy là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt là những<br />
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng, là lĩnh vực yêu cầu<br />
chất xám cao và nhân lực còn được xem như là nguyên liệu đầu vào để cung cấp<br />
<br />
ng<br />
<br />
dịch vụ.<br />
<br />
Năm 2008 được xem là một năm đầy sóng gió của ngành tài chính ngân hàng<br />
<br />
ườ<br />
<br />
Việt Nam. Bước sang năm 2009, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân<br />
hàng Sài Gòn Thương Tín và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói<br />
<br />
Tr<br />
<br />
riêng phải đối mặt với nhiều áp lực; mở rộng mạng lưới, nâng cao công nghệ, gia<br />
tăng dịch vụ, biến động của thị trường tiền tệ và chính thức đối mặt với ngân hàng<br />
100% vốn nước ngoài. Năm 2009 được coi là một năm "sàng lọc" ngân hàng Việt<br />
Nam. Nhằm có thể trụ vững trên thị trường đầy những thách thức đó, các ngân hàng<br />
đã không ngừng cải tiến sản phẩm, công nghệ, hệ thống mạng lưới và đặc biệt là<br />
<br />
1<br />
<br />
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu<br />
của các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng.<br />
Tuy nhiên, tình hình thị trường lao động hiện nay cho thấy, chỉ 10 năm trở<br />
lại đây, với sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các ngân hàng thương mại, ngân<br />
<br />
uế<br />
<br />
hàng liên doanh cũng như chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài, nhu cầu về<br />
nhân lực trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao đang rất lớn.<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
Hiện nay, đang diễn ra cuộc cạnh tranh ngầm gay gắt giữa các ngân hàng để có<br />
<br />
được nguồn nhân lực này. Các ngân hàng sẵn sàng chi trả mức lương rất cao cùng<br />
các chính sách đãi ngộ khác cho những người có năng lực; hàng năm đều tổ chức<br />
các đợt tuyển dụng; điều kiện về kinh nghiệm làm việc không quá cao, thậm chí có<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
ngân hàng không yêu cầu kinh nghiệm và họ sẽ đào tạo thêm cho sinh viên mới ra<br />
trường. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng<br />
<br />
cK<br />
<br />
vẫn xảy ra tình trạng một số nhân viên giỏi và một số nhà quản lý có kinh nghiệm<br />
xin chuyển công tác sang các đơn vị khác trong ngành cũng như các ngành liên<br />
quan. Để hạn chế tình trạng này, trong các ngân hàng cần phải nâng cao hiệu quả<br />
<br />
họ<br />
<br />
quản lý nguồn nhân lực, đặc biệt là làm tăng mức độ hài lòng của nhân viên đối với<br />
doanh nghiệp. Từ đó có những chính sách, phương pháp tác động thích hợp nhằm<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
"giữ chân" nhân viên ở lại doanh nghiệp, tạo nên sự gắn bó và sự cống hiến hết<br />
mình của họ, tạo tiền đề nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh<br />
tranh cho doanh nghiệp là công việc vô cùng cấp thiết.<br />
<br />
ng<br />
<br />
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: " Đánh giá<br />
và so sánh mức độ hài lòng của của nhân viên đối với doanh nghiệp tại Ngân<br />
<br />
ườ<br />
<br />
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Sài Gòn Thương TínHuế” làm luận văn thạc sĩ.<br />
<br />
Tr<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
2.1 Mục tiêu chung<br />
Thông qua việc tìm hiểu mức độ thoả mãn của nhân viên đối với công việc<br />
<br />
hiện tại của họ, từ đó giúp ta có cái nhìn tổng quan về sự khác biệt trong mức độ<br />
đánh giá đối với doanh nghiệp của nhân viên ở hai loại hệ thống Ngân hàng thương<br />
<br />
2<br />
<br />
mại nhà nước và Ngân hàng cổ phần thương mại trên địa bàn thành phố Huế. Từ đó<br />
đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nguồn nhân<br />
lực cho mỗi ngân hàng trong thời gian tới.<br />
2.2 Mục tiêu cụ thể<br />
quan đến sự hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp.<br />
<br />
uế<br />
<br />
- Hệ thống hoá và bổ sung về mặt lý thuyết và thực tiễn về những vấn đề liên<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
- Đánh giá và so sánh mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp<br />
giữa hai ngân hàng theo đặc điểm cá nhân (giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác,<br />
nhóm chức danh hiện tại) qua các yếu tố công việc, chính sách đào tạo và thăng<br />
tiến, môi trường và không khí làm việc, thu nhập, ý thức gắn kết...Từ đó đề tài đã<br />
<br />
in<br />
<br />
Giả thiết 1,2,3,4:<br />
<br />
h<br />
<br />
đưa ra 10 giả thiết cần kiểm định sau:<br />
<br />
cK<br />
<br />
H0: Không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của CBCNV giữa NHSGTT và<br />
NHN0&PTNT nếu phân theo giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác, vị trí (chức<br />
danh) công tác.<br />
<br />
họ<br />
<br />
H1: Có sự khác biệt về mức độ hài lòng của CBCNV giữa NHSGTT và<br />
NHN0&PTNT nếu phân theo giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác, vị trí (chức<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
danh) công tác.<br />
<br />
Giả thiết 5,6,7,8,9,10:<br />
<br />
H0: Không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của các nhóm CBCNV giữa<br />
<br />
ng<br />
<br />
NHSGTT và NHN0&PTNT về yếu tố công việc, chính sách đào tạo-thăng tiến, môi<br />
trường và không khí làm việc, yếu tố thu nhập, mức độ hài lòng trên bình diện<br />
<br />
ườ<br />
<br />
chung, ý thức gắn kết với tổ chức.<br />
H1: Có sự khác biệt về mức độ hài lòng của các nhóm CBCNV giữa NHSGTT<br />
<br />
Tr<br />
<br />
và NHN0&PTNT về yếu tố công việc, chính sách đào tạo-thăng tiến, môi trường và<br />
không khí làm việc, yếu tố thu nhập, mức độ hài lòng trên bình diện chung, ý thức<br />
gắn kết với tổ chức.<br />
- Đánh giá yếu tố quyết định đến sự gắn bó của nhân viên đối với doanh<br />
nghiệp tại NHSGTT và NHN0&PTNT, Huế<br />
<br />
3<br />
<br />
- Đề xuất giải pháp cho từng hệ thống NHSGTT và NHN0&PTNT nhằm<br />
nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên và xây dựng lòng trung thành của nhân<br />
viên đối với doanh nghiệp trong thời gian tới.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
uế<br />
<br />
- Đối tượng nghiên cứu: cán bộ nhân viên chính thức đang làm việc tại Hội sở<br />
<br />
- Phạm vi nghiên cứu đề tài<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
và các Chi nhánh của NHSGTT và NHN0&PTNT, Huế.<br />
<br />
+ Phạm vi nội dung: nghiên cứu, giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về<br />
mức độ hài lòng của nhân viên trong 2 ngân hàng.<br />
<br />
+ Phạm vi về không gian: tập trung nghiên cứu mức độ hài lòng của nhân viên<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
trong NHSGTT và NHN0&PTNT, Huế.<br />
<br />
+ Phạm vi về thời gian: số liệu thứ cấp được thu thập giai đoạn 2006 -2008 từ<br />
<br />
cK<br />
<br />
các phòng ban, đặc biệt là phòng Kinh doanh và Phòng Nhân sự; số liệu sơ cấp<br />
được thu thập qua phỏng vấn, điều tra nhân viên từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2009.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
họ<br />
<br />
- Phương pháp thu thập thông tin<br />
<br />
Thông tin và số liệu thứ cấp: số liệu thứ cấp được tập hợp từ các báo cáo<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
hoạt động kinh doanh của NHSGTT và NHN0&PTNT, Huế giai đoạn 2006-2008<br />
dùng cho việc phân tích, đánh giá tình hình cơ bản của ngân hàng. Ngoài ra số liệu<br />
thứ cấp còn được tập hợp từ các báo cáo, công trình nghiên cứu, các đề tài có liên<br />
<br />
ng<br />
<br />
quan đến nội dung nghiên cứu.<br />
<br />
Bên cạnh số liệu thứ cấp thì nguồn số liệu sơ cấp đóng vai trò vô cùng quan<br />
<br />
ườ<br />
<br />
trọng để có nhận định đúng đắn về những nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của<br />
nhân viên đối với doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp.<br />
<br />
Tr<br />
<br />
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu<br />
Trong quá trình thực hiện, đối với từng mục tiêu sẽ được dùng hệ thống các<br />
<br />
phương pháp khác nhau để nghiên cứu.<br />
+ Đối với mục tiêu nghiên cứu các vấn đề có tính lý luận: Phương pháp tổng<br />
hợp được sử dụng để lựa chọn lý thuyết thích hợp về vấn đề nghiên cứu. Các cơ sở<br />
<br />
4<br />
<br />
lý thuyết được tập hợp, lựa chọn từ các tài liệu, giáo trình, tạp chí, báo chuyên<br />
ngành và các kết quả nghiên cứu đã được công bố liên quan đến chất lượng nguồn<br />
nhân lực. Lý thuyết tổng hợp được rút ra làm cơ sở cho việc phân tích những nhân<br />
tố tác động đến mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp.<br />
<br />
uế<br />
<br />
+ Đối với mục tiêu phân tích, đánh giá mức độ hài lòng đối với doanh nghiệp<br />
của nhân viên: phương pháp phân tích, quan sát, và phân tích tổng hợp được sử<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn của nhân viên. Trong đó<br />
phương pháp quan sát được sử dụng để ghi nhận các hành vi, thái độ, chính kiến<br />
<br />
của nhân viên trong quá trình hoạt động làm việc trong ngân hàng, kết quả thu được<br />
phối hợp với các kết quả thu được của các phương pháp khác (điều tra, phân tích số<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
liệu thống kê,...) làm cơ sở để đưa ra các nhận xét, kết luận.<br />
<br />
- Phương pháp điều tra phỏng vấn nhân viên đang làm việc tại NHSGTT và<br />
<br />
cK<br />
<br />
NHN0&PTNT, chi nhánh Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
+ Chọn mẫu điều tra: phỏng vấn các nhân viên chính thức đang làm việc tại<br />
NHSGTT và NHN0&PTNT, chi nhánh Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
họ<br />
<br />
+ Số lượng mẫu điều tra: Số nhân viên được chọn để điều tra là 110 phiếu tại<br />
NHSGTT và 118 phiếu tại NHN0 &PTNT. Số phiếu thu về là 161 phiếu ( 73 phiếu<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
ở NHSGTT và 88 phiếu tại NHN0&PTNT) và số phiếu hợp lệ là 161 phiếu.<br />
Dựa trên cơ sở lý luận đã được xây dựng ở chương I, kết hợp với việc phân<br />
tích tình hình thực tế tại doanh nghiệp và qua tham khảo ý kiến của lãnh đạo ngân<br />
<br />
ng<br />
<br />
hàng, chúng tôi đã xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên đối<br />
với doanh nghiệp bao gồm 5 nhóm biến (công việc, chính sách đào tạo thăng tiến,<br />
<br />
ườ<br />
<br />
thu nhập, môi trường và không khí làm việc, công việc trên bình diện chung).<br />
Phương pháp đánh giá theo thang điểm Likert với 1: Rất không đồng ý; 2: Không<br />
<br />
Tr<br />
<br />
đồng ý; 3: Không có ý kiến; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý. Sau đó chúng tôi tiến hành<br />
thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn CBCNV qua bảng hỏi đã được xây dựng<br />
sau quá trình nghiên cứu định tính. Mục đích của bước nghiên cứu này là đo lường<br />
các yếu tố tác động đến sự thoả mãn của nhân viên đồng thời kiểm tra mô hình lý<br />
thuyết đã đặt ra.<br />
<br />
5<br />
<br />