PHẦN I. MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Đường lối của Đảng đã khẳng định kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN)<br />
<br />
uế<br />
<br />
là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội<br />
<br />
chủ nghĩa ở nước ta, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
phần kinh tế khác. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chủ trương quan<br />
<br />
trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế,<br />
tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,<br />
<br />
h<br />
<br />
HĐH), phát triển đất nước.<br />
<br />
in<br />
<br />
Trong hơn 25 năm qua, kể từ khi ban hành Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài<br />
tại Việt Nam năm 1987, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta đã đạt<br />
<br />
cK<br />
<br />
được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện những mục<br />
tiêu kinh tế - xã hội, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, đưa nước ta ra khỏi<br />
<br />
họ<br />
<br />
khủng hoảng kinh tế, tăng cường thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế.<br />
Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên hải miền Trung, cũng đang tích cực<br />
chuyển mình trong công cuộc CNH, HĐH. Vì vậy việc thu hút đầu tư đóng vai trò<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
đặc biệt quan trọng làm động lực cho sự phát triển của tỉnh, trong đó vốn FDI được<br />
đánh giá là phương tiện huy động nguồn vốn từ bên ngoài có vai trò quan trọng,<br />
nhất là trong giai đoạn hiện nay - Thời kỳ tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng<br />
<br />
ng<br />
<br />
trưởng kinh tế. Trong quá trình thu hút FDI, Bình Định đã đạt được những thành<br />
tựu: Đã thu hút được một lượng đáng kể FDI vào tất cả các ngành trong tỉnh; một số<br />
<br />
ườ<br />
<br />
dự án đi vào hoạt động đã góp phần tích cực vào việc tăng trưởng kinh tế của địa<br />
phương, đồng thời đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động; chính quyền tỉnh<br />
<br />
Tr<br />
<br />
đã quan tâm xây dựng hệ thống các chính sách thu hút FDI…Tuy nhiên, bên cạnh<br />
những thành tựu đã đạt được, Bình Định cũng gặp phải những hạn chế nhất định:<br />
Kết quả thu hút FDI cả về số dự án và tổng vốn đăng ký đã cấp phép chưa tương<br />
xứng với tiềm năng và mong muốn của tỉnh; hoạt động marketing thu hút FDI ở<br />
Bình Định đang được thực hiện một cách tự phát, thiếu hiệu quả; các chính sách để<br />
<br />
1<br />
<br />
thu hút FDI của Bình Định cũng chưa thật sự hấp dẫn. Xuất phát từ những hạn chế<br />
đó, tôi chọn đề tài: “Định hướng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài<br />
ở tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn nghiên cứu của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
<br />
uế<br />
<br />
Vấn đề thu hút FDI đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa<br />
học trong và ngoài nước. Trong những năm qua, ở nước ta đã có một số công trình<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
nghiên cứu về vấn đề này. Tôi xin nêu một số công trình như sau:<br />
<br />
- TS. Nguyễn Trọng Xuân (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc<br />
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.<br />
<br />
- Nguyễn Thị Kim Nhã (2005), Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc<br />
dân, Hà Nội.<br />
<br />
cK<br />
<br />
- Nguyễn Văn Tuấn (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh<br />
tế ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
<br />
- Trần Xuân Tùng (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, thực<br />
<br />
họ<br />
<br />
trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
- TS. Hà Thanh Việt (2008), Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Duyên<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
hải miền Trung Việt Nam, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.<br />
- Nguyễn Xuân Trung (2012), Nâng cao chất lượng đầu tư trực tiếp nước<br />
ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.<br />
<br />
ng<br />
<br />
- TS. Nguyễn Đình Hiền (2013), Định hướng và giải pháp hoàn thiện môi<br />
trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Bình Định, Tạp chí Con số và<br />
<br />
ườ<br />
<br />
Sự kiện, Tổng cục Thống kê, Số 4.<br />
Và một số bài viết có liên quan đến vấn đề này.<br />
<br />
Tr<br />
<br />
Những công trình nghiên cứu trên dù ít hay nhiều các tác giả đã đưa ra<br />
<br />
những vấn đề lý luận cơ bản về FDI, đều có những mức độ phân tích nhất định về<br />
thực trạng FDI trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam trong những năm vừa qua; và<br />
dưới nhiều cấp độ tiếp cận khác nhau, dù ít hay nhiều các tác giả đều đưa ra các giải<br />
pháp để tăng lượng FDI thu hút vào Việt Nam.<br />
<br />
2<br />
<br />
Tuy nhiên, trong những công trình nghiên cứu trên, chưa có công trình nào<br />
nghiên cứu thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định - một địa phương đầy tiềm<br />
năng, đầy triển vọng phát triển và có một vị trí chiến lược trong quá trình phát triển<br />
kinh tế - xã hội của vùng Duyên hải miền Trung Việt Nam. Vì vậy, đây là một đề tài<br />
<br />
uế<br />
<br />
khá mới mẻ, không trùng với bất cứ đề tài luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ hoặc<br />
công trình nghiên cứu nào đã được công bố trước đây.<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
3. Câu hỏi nghiên cứu<br />
<br />
FDI có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nguồn vốn cho phát triển<br />
kinh tế ở Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng. Vì vậy, tác giả đặt ra câu hỏi<br />
<br />
tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay?<br />
<br />
in<br />
<br />
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
<br />
h<br />
<br />
cho đề tài nghiên cứu của mình, đó là: Làm thế nào để tăng cường thu hút FDI ở<br />
<br />
cK<br />
<br />
4.1. Mục đích nghiên cứu<br />
<br />
Trên cơ sở tổng quan lý luận về FDI và khảo sát, đánh giá thực trạng, đề tài<br />
đưa ra những giải pháp khả thi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bình<br />
<br />
họ<br />
<br />
Định trong giai đoạn hiện nay.<br />
<br />
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản của FDI. Nghiên cứu, tổng kết<br />
những bài học kinh nghiệm về thu hút FDI của một số quốc gia trong khu vực, một<br />
số địa phương trong nước, từ đó rút ra kinh nghiệm đối với tỉnh Bình Định.<br />
<br />
ng<br />
<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng FDI ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2007 - 2012.<br />
Trên cơ sở đó phân tích những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong<br />
<br />
ườ<br />
<br />
hoạt động thu hút FDI tại Bình Định.<br />
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy thu hút FDI ở tỉnh Bình<br />
<br />
Tr<br />
<br />
Định trong thời gian tới.<br />
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
5.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Nghiên cứu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bình Định trong giai<br />
đoạn hiện nay.<br />
<br />
3<br />
<br />
5.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Về không gian: Tỉnh Bình Định.<br />
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của<br />
tỉnh giai đoạn 2007 - 2012 và tầm nhìn đến 2020.<br />
<br />
uế<br />
<br />
6. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Ngoài sử dụng quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng phương pháp điều tra thu thập số liệu;<br />
Phương pháp chuyên gia; Phương pháp phân tích, tổng hợp và hệ thống bảng, biểu để<br />
minh họa làm rõ đối tượng nghiên cứu.<br />
7. Hạn chế của đề tài nghiên cứu<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
Đề tài chỉ đề cập đến việc tăng cường thu hút FDI ở tỉnh Bình Định chứ chưa<br />
8. Cấu trúc luận văn<br />
<br />
cK<br />
<br />
đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.<br />
<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung của đề tài gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận của đầu tư trực tiếp nước ngoài.<br />
<br />
họ<br />
<br />
Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bình Định hiện nay.<br />
Chương 3: Định hướng và giải pháp cơ bản thu hút đầu tư trực tiếp nước<br />
<br />
Tr<br />
<br />
ườ<br />
<br />
ng<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
ngoài ở tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay.<br />
<br />
4<br />
<br />
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG 1<br />
<br />
uế<br />
<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI<br />
<br />
1.1. Bản chất, đặc trưng và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài<br />
<br />
tế<br />
H<br />
<br />
Trong lịch sử về ĐTNN, V.I.Lênin đã chỉ rõ rằng điểm điển hình của chủ<br />
<br />
nghĩa tư bản cũ, trong đó có sự tự do cạnh tranh hoàn toàn thống trị là việc xuất<br />
khẩu hàng hóa. Điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản mới, trong đó các tổ chức độc<br />
quyền thống trị là việc xuất khẩu tư bản. Và theo V.I.Lênin, cuối thế kỷ XIX, trong<br />
<br />
h<br />
<br />
tác phẩm: “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”, xuất khẩu<br />
<br />
cK<br />
<br />
thức xuất khẩu tư bản cho vay [23, 13-14].<br />
<br />
in<br />
<br />
tư bản hoạt động chính là hình thức biểu hiện đầu tiên của FDI, cùng với nó là hình<br />
<br />
Thời kỳ đầu, hình thức tồn tại của FDI dưới dạng các nhà tư bản đầu tư vốn<br />
vào các thuộc địa trên cơ sở sử dụng nguồn lao động tại chỗ để khai thác khoáng<br />
<br />
chính quốc.<br />
<br />
họ<br />
<br />
sản, đồn điền nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu cung cấp cho các ngành công nghiệp ở<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Đã qua hai thế kỷ tồn tại và phát triển, FDI đã có sự chuyển biến, thay đổi về<br />
phương thức, quy mô cũng như thái độ nhìn nhận nó. Thái độ đó nhìn một cách tổng<br />
quát qua lịch sử phát triển từ kỳ thị - xem đây là hình thức bóc lột của các nước tư<br />
bản đối với thuộc địa đến nhận thức rằng ngoài vấn đề bóc lột, FDI thực sự trở thành<br />
<br />
ng<br />
<br />
hình thức hợp tác kinh tế quốc tế có hiệu quả, nên nó không những được các nước<br />
<br />
ườ<br />
<br />
hoan nghênh mời chào mà còn cạnh tranh quyết liệt để thu hút nguồn đầu tư này.<br />
Sự vận động, phát triển của FDI chịu sự tác động, chi phối của các quy luật<br />
<br />
Tr<br />
<br />
phát triển kinh tế - xã hội. Thoạt đầu, FDI chính là một trong những phương thức tìm<br />
kiếm, khai thác các yếu tố cần thiết, đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của nền sản<br />
xuất tư bản chủ nghĩa. Đến giai đoạn phát triển nhất định của nền sản xuất hàng hóa,<br />
FDI tăng lên do quá trình tích tụ, tập trung tư bản lớn cùng với sự phát triển của quá<br />
trình phân công lao động xã hội trên phạm vi quốc tế ngày càng mở rộng, tạo ra<br />
<br />
5<br />
<br />