PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu và là một hiện tượng khách quan<br />
đối với bất kỳ quốc gia nào trong giai đoạn phát triển hiện nay. Xu hướng này ngày<br />
càng hình thành rõ rệt, mà nét nổi bật là nền kinh tế thị trường đang trở thành một<br />
sân chơi chung cho tất cả các nước; thị trường tài chính mở rộng phạm vi hoạt<br />
động, gần như không biên giới, vừa tạo điều kiện tăng cường hợp tác, vừa làm sâu<br />
<br />
Ế<br />
<br />
sắc thêm quá trình cạnh tranh. Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế<br />
<br />
U<br />
<br />
giới WTO, tài chính- ngân hàng là một trong những lĩnh vực được mở cửa mạnh<br />
<br />
́H<br />
<br />
nhất. Bên cạnh sự cạnh tranh khốc liệt vốn sẵn có giữa các ngân hàng nội với nhau<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
thì hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đương đầu với những thách thức hết sức là to<br />
lớn, đó là Việt Nam phải chấp nhận sự gia tăng nhanh chóng của các ngân hàng<br />
<br />
H<br />
<br />
thương mại nước ngoài có bề dày kinh nghiệm, có điều kiện tài chính, hiểu biết rõ<br />
<br />
IN<br />
<br />
luật pháp Việt Nam và Việt Nam cũng sẽ bắt buộc thực hiện chính sách không phân<br />
biệt đối xử giữa các ngân hàng trong và ngoài nước. Trong khi đó các ngân hàng<br />
<br />
K<br />
<br />
trong nước ta hiện nay nếu so sánh với các đối thủ ngoại thì vẫn còn nhiều hạn chế<br />
<br />
̣C<br />
<br />
như về sản phẩm dịch vụ, vốn, công nghệ thông tin, thiếu sự phối hợp giữa các ngân<br />
<br />
O<br />
<br />
hàng và giữa các ngân hàng với các đơn vị kinh tế có liên quan. Sức ép cạnh tranh<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
đối với ngân hàng trong nước ngày càng lớn khi thời điểm xuất hiện của các ngân<br />
hàng 100% vốn nước ngoài đang đến gần. Đặc biệt theo thống kê từ một cuộc điều<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
tra của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc(UNDP) cho thấy, 45% khách hàng<br />
(doanh nghiệp và cá nhân) sẽ chuyển sang vay vốn của ngân hàng nước ngoài; 50%<br />
chọn dịch vụ ngân hàng nước ngoài thay thế và 50% còn lại chọn ngân hàng nước<br />
ngoài để gửi tiền[42]. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài như HSBC,<br />
AZN…cũng đang chuẩn bị “lột xác”, họ tuyên bố rất hùng hồn về kế hoạch phục vụ<br />
khách hàng Việt Nam. Từ con số thống kê trên, cũng như những động thái của ngân<br />
hàng nước ngoài cho thấy, cuộc đua đã bắt đầu, vấn đề được đặt ra là chúng ta sẽ<br />
phải cạnh tranh như thế nào khi mà lợi thế duy nhất chỉ là “sân nhà”?. Bên cạnh đó<br />
là những ảnh hưởng tiêu cực của hậu bóng ma suy thoái kinh tế đang bao trùm lên<br />
<br />
1<br />
<br />
toàn thế giới và ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam, một số ngân hàng đã không<br />
thể duy trì được mức tăng trưởng trong những năm vừa qua.<br />
Nằm trong bối cảnh đó, trong những năm gần đây Đà Nẵng đã có sự bứt phá<br />
mạnh mẽ về số lượng và chất lượng của các ngân hàng, khi trở thành điểm thu hút<br />
của hầu hết của các tổ chức tín dụng trên cả nước. Với sự góp mặt của 51 chi nhánh<br />
cấp I; 14 chi nhánh cấp II; 133 phòng, điểm giao dịch. Ngoài các NHTM nhà nước<br />
đã có 2 chi nhánh cấp I tại thành phố( riêng NH Công Thương đã có 3 chi nhánh<br />
<br />
Ế<br />
<br />
cấp I) thì các NHTM CP như Kỹ Thương, Quốc tế, Quân Đội, Xuất Nhập<br />
<br />
U<br />
<br />
Khẩu…cũng đã thành lập đến 2 chi nhánh cấp I. Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh<br />
<br />
́H<br />
<br />
chóng của mạng lưới điểm, phòng giao dịch của các NHTM CP lớn như: Đông Á,<br />
Á Châu, Sài Gòn Thường Tín… cùng với sự ra đời của các ngân hàng mới thành<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
lập như: Liên doanh Việt – Nga, Đại Tín, Việt Nam Thường Tín,... đã tạo nên sự<br />
cạnh tranh gay gắt trong việc cung ứng các dịch vụ tài chính tại đây. Chính vì vậy,<br />
<br />
H<br />
<br />
vấn đề đặt ra đối với Ngân hàng BIDV Hải Vân là phải có những chiến lược cụ thể<br />
<br />
IN<br />
<br />
để nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình nhằm giữ vững thị phần, phát triển<br />
<br />
K<br />
<br />
để đứng vững trên thị trường. Ngân hàng BIDV Hải Vân bên cạnh những thuận lợi<br />
vẫn còn gặp không ít khó khăn: thị trường Đà Nẵng nhỏ hẹp, trong khi đó số lượng<br />
<br />
O<br />
<br />
̣C<br />
<br />
ngân hàng gia nhập ngành ngày càng đông; mạng lưới phân phối nhỏ hẹp; tiềm lực<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
về quy mô, công nghệ còn nhiều hạn chế…Do đó, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng<br />
với NH BIDV Hải Vân vốn đã khốc liệt nay càng khốc liệt hơn, để đối phó với<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
những khó khăn, thách thức đó ngân hàng cần xuất phát từ sự thay đổi nhận thức<br />
trong hoạt động kinh doanh và việc nghiên cứu để đề ra các giải pháp nhằm nâng<br />
cao năng lực cạnh tranh của mình đang là mối quan tâm hàng đầu của chi nhánh<br />
Ngân hàng đầu tư và phát triển Hải Vân.<br />
Xuất phát từ những lí do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài "Giải pháp nâng cao<br />
năng lực cạnh tranh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Hải Vân" làm mục tiêu<br />
nghiên cứu, nhằm góp phần giải quyết vấn đề bức xúc của thực tiễn.<br />
<br />
2<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
2.1 Mục tiêu chung<br />
Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng BIDV Hải<br />
Vân, qua đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân<br />
hàng đầu tư và phát triển Hải Vân trong thời kỳ hội nhập.<br />
2.2 Mục tiêu cụ thể<br />
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của ngân hàng<br />
<br />
Ế<br />
<br />
thương mại, sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng<br />
<br />
U<br />
<br />
thương mại trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.<br />
<br />
́H<br />
<br />
- Phân tích được thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng BIDV Hải Vân<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
- Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh Ngân hàng<br />
BIDV Hải Vân.<br />
<br />
H<br />
<br />
- Đề xuất được các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng<br />
<br />
IN<br />
<br />
BIDV Hải Vân<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
K<br />
<br />
3.1 Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
̣C<br />
<br />
Với quy mô của một luận văn Thạc sỹ, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những<br />
<br />
O<br />
<br />
vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trên giác độ lý luận<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
và thực tiễn ở Ngân hàng BIDV Hải Vân, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến<br />
nghị nhằm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng BIDV Hải Vân<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.<br />
3.2 Phạm vi nghiên cứu<br />
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh<br />
<br />
của ngân hàng mại trên địa bàn Đà Nẵng, và chủ yếu là ngân hàng BIDV Hải Vân<br />
thông qua các chỉ tiêu chủ yếu liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng;<br />
phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức, từ đó tìm ra<br />
những nhân tố ảnh hưởng, đề xuất các giải pháp.<br />
<br />
3<br />
<br />
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng<br />
đầu tư và phát triển Hải Vân với nguồn tư liệu thứ cấp: báo cáo tình hình hoạt động<br />
của ngân hàng từ năm 2006 đến năm 2008 và nguồn tài liệu sơ cấp có được từ điều tra<br />
khách hàng được thực hiện trong năm 2009.<br />
4. Đóng góp của đề tài<br />
Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn. Nó cung cấp<br />
cái nhìn tổng quát về năng lực cạnh tranh của các NHTM nói chung và NH BIDV<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Hải Vân nói riêng, đây là một lĩnh vực đang trên đà phát triển và cải cách rất nóng<br />
<br />
U<br />
<br />
trong thời gian gần đây nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập. Đề tài cung<br />
<br />
́H<br />
<br />
cấp một bức tranh toàn cảnh về thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng BIDV<br />
Hải Vân và đề xuất một số giải pháp thích hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
ngân hàng BIDV Hải Vân.<br />
<br />
Đề tài còn có thể được sử dụng để làm tư liệu cho các nghiên cứu, đào tạo<br />
<br />
H<br />
<br />
khác, các cuộc hội thảo về hiệu quả hoạt động của ngân hàng; có thể mở rộng<br />
<br />
IN<br />
<br />
nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao<br />
<br />
K<br />
<br />
năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khác hay là cho cả hệ thống<br />
<br />
O<br />
<br />
5. Kết cấu luận văn<br />
<br />
̣C<br />
<br />
ngân hàng thương mại trong cả nước.<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, nội dung nghiên cứu của luận văn<br />
gồm 3 chương:<br />
<br />
Chương 1: Những vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và tăng<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
cường năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại<br />
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu<br />
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng đầu tư và phát triển<br />
Hải Vân<br />
Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng đầu tư và<br />
phát triển Hải Vân trong giai đoạn hội nhập và phát triển.<br />
<br />
4<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC<br />
CẠNH TRANH VÀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH<br />
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
1.1 KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH<br />
1.1.1 Các quan niệm về cạnh tranh<br />
<br />
Ế<br />
<br />
Thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh<br />
<br />
U<br />
<br />
vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao; thường<br />
<br />
́H<br />
<br />
xuyên được nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như các<br />
phương tiện thông tin đại chúng và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều<br />
<br />
TÊ<br />
<br />
góc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về “cạnh tranh”, cụ thể<br />
như sau:<br />
<br />
H<br />
<br />
Tiếp cận ở góc độ đơn giản, mang tính tổng quát thì cạnh tranh là hành động<br />
<br />
IN<br />
<br />
ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành<br />
<br />
K<br />
<br />
được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần<br />
thưởng hay những thứ khác, cạnh tranh ngày càng được xem là một cuộc đấu tranh<br />
<br />
̣C<br />
<br />
giữa các đối thủ với mục đích đánh bại đối thủ.<br />
<br />
O<br />
<br />
Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa<br />
<br />
̣I H<br />
<br />
những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận<br />
lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích<br />
<br />
Đ<br />
A<br />
<br />
nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu<br />
dùng (người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu<br />
dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn; giữa những người sản xuất để có những<br />
điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ.<br />
Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh<br />
mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén,<br />
tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, hoàn<br />
thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu<br />
cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển.<br />
<br />
5<br />
<br />