Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế: Phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Chia sẻ: Bautroibinhyen5 Bautroibinhyen5 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:172
lượt xem 16
download
Đề tài nghiên cứu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển rừng trồng sản xuất và hiệu quả rừng trồng sản xuất; đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển rừng trồng sản xuất tại tỉnh Thừa Thiên Huế; đánh giá hiệu quả, đặc biệt là hiệu quả kinh tế của một số mô hình rừng trồng sản xuất; phân tích những nhân tố ảnh đến phát triển rừng trồng sản xuất tại tỉnh Thừa Thiên Huế;.... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế: Phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung liên quan đến luận văn: "Phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế" là kết quả nghiên cứu của tôi có sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn. Thông tin trong luận văn được sử dụng từ nhiều nguồn khác nhau và đã có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Hồ Hải i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn cùng tập thể các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc và các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường; Phòng Khoa học công nghệ Hợp tác quốc tế Đào tạo sau đại học Trường Đại học Kinh tế Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế và các đơn vị: Chi cục Phát triển lâm nghiệp tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Ban QLDA phát triển ngành lâm nghiệp tỉnh (WB3); Cục Thống Kê; Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện: Phong Điền, Phú Lộc, A Lưới; UBND các xã: Phong Sơn, Xuân Lộc, Hồng Hạ và các cá nhân, hộ gia đình đã nhiệt tình cộng tác giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và cung cấp thông tin số liệu để hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi chân thành cảm ơn lãnh đạo và anh em trong Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy giáo, cô giáo, đồng chí, đồng nghiệp và những người quan tâm đến luận văn để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN ii
- Trần Hồ Hải TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: TRẦN HỒ HẢI Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Niên khóa: 20102012. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TÀI PHÚC Tên đề tài: PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. 1. Tính cấp thiết của đề tài: Đứng trước nguy cơ suy thoái môi trường và đất lâm nghiệp, việc phát triển TRSX là giải pháp hữu hiệu giải quyết các vấn đề về kinh tế, xã hội và phát triển bền vững. Thời gian qua, việc phát triển rừng sản xuất ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho nhân dân. Bên cạnh những tác động tích cực kể trên vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình phát triển RTSX như: Hoạt động trồng rừng còn mang tính tự phát, năng suất cũng như chất lượng rừng không đồng đều và hiệu quả trồng rừng chưa cao; giao đất, giao rừng còn chậm; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn khó khăn; trình độ lao động thấp; hàng hoá lâm sản xuất khẩu chủ yếu mới qua sơ chế nguyên liệu thô, giá trị gia tăng thấp. Chính vì vậy, mức độ đóng góp của hoạt động trồng rừng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội địa phương chưa lớn. Từ thực tế trên, nghiên cứu phát triển và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng sản xuất là một nhu cầu cấp bách. 2. Phương pháp nghiên cứu Quá trình thực hiện đề tài này đã sử dụng các phương pháp sau: (i). Phương pháp điều tra, thu thập thông tin số liệu; (ii). Phương pháp phân tích số liệu (tổng hợp, thống kê kinh tế, hạch toán kinh tế, phân tích hồi quy); (iii). Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. 3. Kết quả nghiên cứu của đề tài Đã khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển trồng rừng sản xuất và hiệu quả rừng trồng sản xuất. iii
- Đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển rừng trồng sản xuất tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đánh giá hiệu quả, đặc biệt là hiệu quả kinh tế của một số mô hình rừng trồng sản xuất; phân tích những nhân tố ảnh đến phát triển rừng trồng sản xuất tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triên r ̉ ừng trông ̀ sản xuất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. . DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Nghĩa (Benefits to cost Ratio) Tỷ suất thu nhập và chi BCR phí BQ Bình quân HQKT Hiệu quả kinh tế IRR (Internal Rate of Return) Tỷ suất thu hồi nội bộ. Keo LH Keo lai hom Keo LT Keo lá tràm Keo TT Keo tai tượng KTXH Kinh tế xã hội LN Lợi nhuận MH Mô hình MI (Mix income) Thu nhập hỗn hợp NPV (Net Present Value) Giá trị hiện tại ròng PTBV Phát triển bền vững RĐD Rừng đặc dụng RPH Rừng phòng hộ RSX Rừng sản xuất RTN Rừng tự nhiên TN Thu nhập TRSX Trồng rừng sản xuất iv
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ Tên sơ đồ Trang đồ Chuỗi cung trồng rừng sản xuất chủ yếu ở Sơ đồ 2.1 76 tỉnh Thừa Thiên Huế v
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ Biểu đồ Diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc giai đoạn 19432011 21 1.1 Biểu đồ Cơ cấu diện tích rừng trồng toàn quốc giai đoạn 2006 2011 22 1.2 Biểu đồ Diện tích trồng rừng sản xuất tỉnh Thừa Thiên Huế 58 2.1 giai đoạn 20062011 Biểu đồ Cơ cấu giá trị sản xuất Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế 61 2.2 Năm 2011 vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................10 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN.........................................10 RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT..................................................................................10 Bảng 1.1: Chỉ tiêu kỹ thuật cây giống một số loài cây TRSX phổ biến................16 Bảng 2.1: Dân số và nguồn lao động tỉnh Thừa Thiên Huế..................................45 Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 20002011.......46 Bảng 2.3. Tăng trưởng kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 20002011..........48 Bảng 2.4. Cơ cấu kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 2011................49 Bảng 2.5. Biến động diện tích đất rừng và rừng trồng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 20072011...................................................................................51 (Nguồn: Báo cáo hiện trạng rừng các năm Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Thừa Thiên Huế)....................................................................................................52 Diện tích rừng phân bố không đồng đều giữa các địa bàn trong tỉnh, để thấy rõ điều này chúng ta xem bảng số liệu về hiện trạng diện tích đất có rừng năm 2011 tỉnh Thừa Thiên Huế theo đơn vị hành chính cấp huyện. ...............................................................................................53 Số liệu ở bảng 2.7 cho thấy diện tích rừng tập trung chủ yếu ở các huyện A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Thủy và Hương Trà. Trong đó diện tích rừng trồng lớn nhất thuộc huyện Phong Điền (19.442,58 ha), tiếp theo là các đơn vị Phú Lộc (17.412,1 ha), thị xã Hương Trà (17.174,9ha), A Lưới (14.976,39 ha) và Nam Đông (7.200,81ha). Các huyện Phú vang, Quảng Điền và thành phố Huế diện tích rừng không đáng kể. ..................................................53 Bảng 2.7. Hiện trạng rừng năm 2011 tỉnh Thừa Thiên Huế .................................54 theo đơn vị hành chính cấp huyện..........................................................................54 ĐVT: Ha..........................................................................................54 (Nguồn: Báo cáo hiện trạng tài nguyên rừng năm 2011 Chi cục Kiểm lâm........54 vii
- Thừa Thiên Huế)...................................................................................................54 Bảng 2.8. Hiện trạng cơ sở hạ tầng trồng rừng năm 2011 tỉnh Thừa Thiên Huế 55 Bảng 2.9: Phát triển diện tích RTSX tỉnh Thừa Thiên Huế .................................58 giai đoạn 2006 – 2011.............................................................................................58 Bảng 2.10: Diện tích RTSX tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 2011 theo loại giống...................................................................................................59 Bảng 2.11. Diện tích RTSX tập trung của tỉnh phân theo huyện giai đoạn 2006 2011.....................................................................................................60 Bảng 2.12. Biến động diện tích RTSX tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 2011 theo chủ quản lý.........................................................................62 Bảng 2.13. Kết quả TRSX tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 20062011.................64 Bảng 2.14. Kết quả sản xuất công nghiệp chế biến lâm sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 2011.................................................................65 Bảng 2.15: Đặc điểm của các hộ trồng rừng tỉnh Thừa Thiên Huế (BQ hộ)......67 Bảng 2.16: Qui mô diện tích cây trồng rừng sản xuất của hộ điều tra.................68 Bảng 2.17. Hiệu quả kinh tế TRSX hộ theo vùng sinh thái, dân tộc và loại giống (bình quân/ha)......................................................................................71 Bảng 2.18. Hiệu quả kinh tế TRSX của hộ theo tính loài cây trên cùng vùng sinh thái (phía Nam)....................................................................................75 Bảng 2.19: Hiệu quả xã hội trồng rừng sản xuất ở tỉnh Thừa Thiên Huế...........76 Kết quả chạy hàm hồi quy được chúng tôi trình bày ở bảng 2.20........................82 Bảng 2.20: Kết quả ước lượng các biến có ý nghĩa giải thích của mô hình .......82 CobbDouglas .........................................................................................................82 Bảng 2.21. Ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển RTSX trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế..................................................................................86 Xây dựng và phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng các huyện, thị xã có diện tích rừng lớn còn lại trên địa bàn tỉnh gồm Nam Đông, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc (hiện nay quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng 2 huyện Phong Điền, A Lưới đã được UBND tỉnh phê duyệt; huyện Quảng Điền, Phú Vang và thành phố Huế diện tích rừng nhỏ viii
- có thể xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh). Theo quy hoạch bảo vệ và phát phát triển rừng của tỉnh đến năm 2020, diện tích TRSX toàn tỉnh giai đoạn 20112020 (được thể hiện ở phụ lục B1.5) chiếm tỷ trọng lớn (83,06%) trong tổng diện tích quy hoạch phát triển rừng trồng của tỉnh đến năm 2020. Tổng diện tích RTSX giai đoạn 20112020 là 37.378 ha, bình quân mỗi năm quy hoạch trồng 4.153,11 ha, trong đó phần lớn diện tích được quy hoạch trồng lại trên đất rừng sau khai thác (29.313 ha, chiếm 78,42%). ......................................................100 ix
- MỤC LỤC PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 10...............................................................vii CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN 10....................................vii RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT 10.............................................................................vii Bảng 1.1: Chỉ tiêu kỹ thuật cây giống một số loài cây TRSX phổ biến 16..........vii Bảng 2.1: Dân số và nguồn lao động tỉnh Thừa Thiên Huế 45.............................vii Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 20002011 46. vii Bảng 2.3. Tăng trưởng kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 20002011 48.....vii Bảng 2.4. Cơ cấu kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 2011 49...........vii Bảng 2.5. Biến động diện tích đất rừng và rừng trồng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 20072011 51..............................................................................vii (Nguồn: Báo cáo hiện trạng rừng các năm Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Thừa Thiên Huế) 52...............................................................................................vii Diện tích rừng phân bố không đồng đều giữa các địa bàn trong tỉnh, để thấy rõ điều này chúng ta xem bảng số liệu về hiện trạng diện tích đất có rừng năm 2011 tỉnh Thừa Thiên Huế theo đơn vị hành chính cấp huyện. 53..........................................................................................vii Số liệu ở bảng 2.7 cho thấy diện tích rừng tập trung chủ yếu ở các huyện A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Thủy và Hương Trà. Trong đó diện tích rừng trồng lớn nhất thuộc huyện Phong Điền (19.442,58 ha), tiếp theo là các đơn vị Phú Lộc (17.412,1 ha), thị xã Hương Trà (17.174,9ha), A Lưới (14.976,39 ha) và Nam Đông (7.200,81ha). Các huyện Phú vang, Quảng Điền và thành phố Huế diện tích rừng không đáng kể. 53............................................vii Bảng 2.7. Hiện trạng rừng năm 2011 tỉnh Thừa Thiên Huế 54............................vii theo đơn vị hành chính cấp huyện 54.....................................................................vii ĐVT: Ha 54.....................................................................................vii (Nguồn: Báo cáo hiện trạng tài nguyên rừng năm 2011 Chi cục Kiểm lâm 54. .vii x
- Thừa Thiên Huế) 54.............................................................................................viii Bảng 2.8. Hiện trạng cơ sở hạ tầng trồng rừng năm 2011 tỉnh Thừa Thiên Huế 55.......................................................................................................viii Bảng 2.9: Phát triển diện tích RTSX tỉnh Thừa Thiên Huế 58...........................viii giai đoạn 2006 – 2011 58.......................................................................................viii Bảng 2.10: Diện tích RTSX tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 2011 theo loại giống 59.............................................................................................viii Bảng 2.11. Diện tích RTSX tập trung của tỉnh phân theo huyện giai đoạn 2006 2011 60...............................................................................................viii Bảng 2.12. Biến động diện tích RTSX tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 2011 theo chủ quản lý 62...................................................................viii Bảng 2.13. Kết quả TRSX tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 20062011 64..........viii Bảng 2.14. Kết quả sản xuất công nghiệp chế biến lâm sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 2011 65...........................................................viii Bảng 2.15: Đặc điểm của các hộ trồng rừng tỉnh Thừa Thiên Huế (BQ hộ) 67 viii Bảng 2.16: Qui mô diện tích cây trồng rừng sản xuất của hộ điều tra 68...........viii Bảng 2.17. Hiệu quả kinh tế TRSX hộ theo vùng sinh thái, dân tộc và loại giống (bình quân/ha) 71................................................................................viii Bảng 2.18. Hiệu quả kinh tế TRSX của hộ theo tính loài cây trên cùng vùng sinh thái (phía Nam) 75..............................................................................viii Bảng 2.19: Hiệu quả xã hội trồng rừng sản xuất ở tỉnh Thừa Thiên Huế 76.....viii Kết quả chạy hàm hồi quy được chúng tôi trình bày ở bảng 2.20. 82................viii Bảng 2.20: Kết quả ước lượng các biến có ý nghĩa giải thích của mô hình 82.viii CobbDouglas 82..................................................................................................viii Bảng 2.21. Ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển RTSX trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 86...........................................................................viii Xây dựng và phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng các huyện, thị xã có diện tích rừng lớn còn lại trên địa bàn tỉnh gồm Nam Đông, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc (hiện nay quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng 2 huyện Phong Điền, A Lưới đã được UBND tỉnh phê duyệt; xi
- huyện Quảng Điền, Phú Vang và thành phố Huế diện tích rừng nhỏ có thể xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh). Theo quy hoạch bảo vệ và phát phát triển rừng của tỉnh đến năm 2020, diện tích TRSX toàn tỉnh giai đoạn 20112020 (được thể hiện ở phụ lục B1.5) chiếm tỷ trọng lớn (83,06%) trong tổng diện tích quy hoạch phát triển rừng trồng của tỉnh đến năm 2020. Tổng diện tích RTSX giai đoạn 20112020 là 37.378 ha, bình quân mỗi năm quy hoạch trồng 4.153,11 ha, trong đó phần lớn diện tích được quy hoạch trồng lại trên đất rừng sau khai thác (29.313 ha, chiếm 78,42%). 100................................................viii MỤC LỤC x PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................10 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN.........................................10 RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT..................................................................................10 xii
- PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: Cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và lưu trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người… Việt Nam là nước có diện tích rừng khá lớn, tuy nhiên, cũng có tình trạng chung như những nước đang phát triển khác, diện tích rừng bị thu hẹp nhanh chóng. Năm 1945 thì nước ta có 14,352 triệu ha rừng, độ che phủ đạt 43,0%, đến năm 1990 chỉ còn lại 9,175 triệu ha, độ che phủ đạt 27,8%. Từ năm 1995, diện tích rừng đã không ngừng tăng trở lại, đến ngày 31/12/2011 diện tích rừng toàn quốc là 13,515 triệu ha, bao gồm: trên 10,285 triệu ha rừng tự nhiên và gần 3,230 triệu ha rừng trồng; độ che phủ rừng đạt 39,7%. [3] Có một số nguyên nhân làm cho tài nguyên rừng ngày càng thu hẹp, đó là áp lực về dân số của các vùng tăng nhanh, nghèo đói, người dân sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng, trình độ dân trí vùng sâu vùng xa còn thấp, chính sách nhà nước về quản lý rừng còn nhiều bất cập, quá trình tăng trưởng kinh tế, nhu cầu về gỗ cho hoạt động xây dựng và sản xuất đồ dân dụng hay hàng hóa tiêu dùng ngày càng tăng, … Xu hướng trên đang tạo sức ép lớn đối với tài nguyên rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội cho phát triển ngành rừng trồng sản xuất, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, làm tăng thu nhập và cải thiện sinh kế cho người dân sống gần rừng và ven rừng. Đứng trước nguy cơ suy thoái về tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp; làm 1
- giảm áp lực về gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế thì việc khuyến khích chế biến và sử dụng gỗ rừng trồng được xem là một giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng nói trên. Vì vậy, việc phát triển trồng rừng sản xuất là một yêu cầu tất yếu khách quan của sự vận động và phát triển kinh tế mang tính xã hội hóa cao. Xác định tầm quan trọng của việc trồng rừng sản xuất, trong những năm qua Đảng và Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển. Sản lượng và chất lượng gỗ rừng trồng phục vụ công nghiệp dăm giấy, chế biến mộc mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu ngày càng tăng đưa lại nguồn thu ngoại tệ lớn phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước. Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp khá lớn so với các tỉnh khác trong toàn quốc. Với diện tích 315.374 ha đất lâm nghiệp chiếm 62,6% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó diện tích đất rừng đặc dụng là 79.067 ha, diện tích đất rừng phòng hộ là 101.261 ha; diện tích đất rừng sản xuất là 135.046 ha (trong đó rừng trồng thuộc đối tượng là rừng sản xuất 78.976 ha chiếm 58,5% diện tích đất rừng sản xuất). Trong những năm qua cùng với chính sách khuyến khích phát triển rừng sản xuất và sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức quốc tế, Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều dự án trồng rừng và đã đưa độ che phủ rừng của tỉnh năm 2011 lên 56,7%, cao hơn so với bình quân chung toàn quốc là 39,7%. Tình trạng chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy được hạn chế dần. Diện tích rừng trồng bình quân hàng năm khoảng 4.5005.000 ha (trong đó trồng rừng sản xuất khoảng từ 3.500 4.000ha). Sản lượng khai thác rừng trồng bình quân hàng năm khoảng 160.000 170.000 m3 gỗ các loại, trong khi sản lượng khai thác từ rừng tự nhiên bình quân hàng năm khoảng 4.000m3. Thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng trong những năm qua việc sản xuất kinh doanh rừng ở Thừa Thiên Huế đã góp phần 2
- đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái; Lợi ích từ phát triển rừng sản xuất đã đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân; Người dân bắt đầu mạnh dạn đứng ra làm đơn xin nhận đất để trồng rừng sản xuất với quy mô khá lớn. Tuy nhiên việc phát triển trồng rừng sản xuất ở Thừa Thiên Huế trong thời gian qua còn nhiều vấn đề cần giải quyết đó là: Tăng trưởng của ngành lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh thấp và chưa bền vững so với các ngành kinh tế khác. Hàng hoá lâm sản xuất khẩu chủ yếu mới qua sơ chế nguyên liệu thô như sản phẩm dăm gỗ, song mây..., giá trị gia tăng thấp. Việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất giống đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật (80% bằng cây giâm hom) nhưng mặt hạn chế là cơ cấu giống cây trồng chủ yếu theo nhu cầu hiện tại phục vụ cho tr ồng r ừng nguyên liệu mà chưa tính đến mục tiêu lâu dài trồng rừng gỗ lớn cây lâm nghiệp lâu năm. Công tác giao đất giao rừng, cấp giấy quyền sử dụng đất còn chậm. Công tác thị trường lâm sản chưa tiếp cận và gắn kết giữa sản xuất nguyên liệu chế biến tiêu dùng. Các mặt hàng xuất khẩu chưa phát triển đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Giá cả các sản phẩm lâm sản và nguyên liệu gỗ chế biến không ổn định thường biến động theo thị trường quốc tế và khu vực gây khó khăn cho tiêu thụ và quay vòng vốn sản xuất. Chưa xây dựng được phương án quản lý rừng bền vững để tiến tới cấp chứng chỉ rừng cho các đơn vị lâm nghiệp nhằm nâng cao giá trị về rừng trên một đơn vị kinh doanh. Chất lượng rừng trồng thấp chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng. Công tác quản lý chỉ đạo điều hành, triển khai chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất ở một số nơi còn yếu. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất lâm nghiệp còn khó khăn. 3
- Trình độ lao động thấp, tập quán canh tác còn lạc hậu, việc tiếp cận các thông tin thị trường sản phẩm bị hạn chế dẫn đến thu nhập lao động trực tiếp từ người trồng rừng thấp. Từ thực tế trên, nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh là một nhu cầu cấp bách. Nhằm giảm sức ép về lâm sản lên rừng tự nhiên, góp phâǹ bảo vệ tính đa dạng sinh học loài cũng như tăng cường tính phòng hộ, bảo vệ môi trường sống, nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện vai trò kinh tế lâm nghiệp đối với kinh tế địa phương... Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Phát triển rưng ̀ trồng sản xuất trên đia bàn ̣ tỉnh Thừa Thiên Huế” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sỹ khoa học kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung ̣ ̉ ề tài nhăm p Muc tiêu chung cua đ ̀ hát triển rưng ̀ trồng sản xuất trên đia bàn ̣ tỉnh Thừa Thiên Huế một cách hợp lý. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển rừng trồng sản xuất và hiệu quả rừng trồng sản xuất. Đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển rừng trồng sản xuất tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đánh giá hiệu quả, đặc biệt là hiệu quả kinh tế của một số mô hình rừng trồng sản xuất; phân tích những nhân tố ảnh đến phát triển rừng trồng sản xuất tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triên r ̉ ừng trông ̀ sản xuất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trồng rừng sản xuất và quản lý rừng 4
- sản xuất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Nghiên cứu phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (điều tra 120 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn 3 huyện thuộc các vùng sinh thái khác nhau thuộc tỉnh gồm Phong Điền, Phú Lộc và A Lưới). Phạm vi thời gian: Từ năm 2006 đến năm 2011, giải pháp đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, số liệu 4.1.1. Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp Được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau của các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh, huyện, xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như Cục Thống Kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm, … và một số cơ quan liên quan khác. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các báo cáo và các kết quả nghiên cứu trước đây của các tổ chức và cá nhân đã được công bố trên sách báo, tạp chí, Internet, … 4.1.2. Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp Được hình thành từ điều tra bảng hỏi hộ trồng rừng và phỏng vấn sâu. Chọn địa điểm nghiên cứu, điều tra: Thừa Thiên Huế có 7 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố. Chúng tôi chọn 3 huyện đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau của tỉnh gồm Phong Điền ở phía Bắc, Phú Lộc ở phía Nam và A Lưới ở phía Tây để nghiên cứu; tiếp theo chúng tôi chọn 3 xã: Phong Sơn thuộc huyện Phong Điền, Xuân Lộc thuộc huyện Phú Lộc và Hồng Hạ thuộc huyện A Lưới là những xã có diện tích rừng trồng sản xuất khá lớn, đại diện cho các huyện nghiên cứu. Chọn mẫu điều tra: Mẫu chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp 5
- từ danh sách hộ có tham gia trồng rừng trên địa bàn từng xã. Số mẫu được chọn để điều tra là 120 mẫu, mỗi xã 40 mẫu. Phiếu điều tra, phỏng vấn: Có hai loại bảng hỏi được thiết kế, (i) Loại bảng hỏi đối với hộ gia đình trồng rừng sản xuất. (ii) Loại bảng hỏi để phỏng vấn các chuyên gia về quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp của địa phương để tìm hiểu tình hình phát triển, thuận lợi, khó khăn cơ bản, các cơ hội và thách thức trong việc phát triển RSX trên địa bàn; nắm bắt các nhu cầu cần thiết phải có sự hỗ trợ, tác động từ bên ngoài. Có 8 người được chọn để phỏng vấn, trong đó 1 cán bộ lãnh đạo Chi cục Lâm nghiệp tỉnh, 1 cán bộ lãnh đạo Ban quản lý dự án phát ngành Lâm nghiệp tỉnh (WB3), 3 người là cán bộ lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của 3 huyện, 3 người là lãnh đạo của 3 xã điều tra. 4.2. Các phương pháp phân tích 4.2.1. Phương pháp tổng hợp Dùng phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng trồng rừng sản xuất trên địa bàn nghiên cứu theo các tiêu thức khác nhau. Tất cả thông tin, số liệu được nhập vào máy tính và xử lý trên phần mềm Excel và SPSS. 4.2.2. Phương pháp thống kê kinh tế Tổng hợp tài liệu: Việc tổng hợp tài liệu được tiến hành trên cơ sở phương pháp phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau như theo vùng nghiên cứu, mô hình trồng RSX... Phân tích tài liệu: Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phương pháp so sánh, kiểm định thống kê để phân tích sự khác biệt về HQKT giữa các vùng, các mô hình trồng rừng, mối quan hệ giữa kết quả đầu ra với chi phí các yếu tố đầu vào nhằm đáp ứng với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. 6
- 4.2.3. Phương pháp hạch toán kinh tế Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá hiệu quả RTSX bao gồm: a) Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức đầu tư gồm: + Tổng chi phí đầu tư bình quân/ha + Chi phí trung gian (IC)/ha + Chi phí giống/ha + Chi phí phân bón/ha + Chi phí lao động/ha + Chi phí lãi vay/ha b) Nhóm chỉ tiêu về kết quả sản xuất gồm: + Tổng thu nhập bình quân (BPV)/ha. + Thu nhập hỗn hợp (MI)/ha c) Nhóm chỉ tiêu đánh giá HQKT RTSX gồm: + Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV). + Chỉ tiêu thu nhập và chi phí (BCR) + Chỉ tiêu tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR) + Tỷ suất lợi nhuận/thu nhập. + Tỷ suất lợi nhuận/ chi phí. 4.2.4. Phương pháp phân tích hồi quy Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến HQKT TRSX chúng tôi sử dụng mô hình dạng hàm CobbDouglas. Cụ thể như sau: Mô hình dạng hàm CobbDouglas: Để lượng hóa các các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân trên ha. Mô hình này được thể hiện như sau: Y AX i i e jDj Trong đó: Y: Là thu nhập bình quân trên ha. 7
- A: Là tổng hợp tác động của các yếu tố khác ngoài các yếu tố trong MH. Xi: Là biến giải thích chi phí lao động trên ha, chi phí giống trên ha, diện tích đất trồng rừng trên hộ, trình độ văn hóa của chủ hộ,… Dj: Là biến giải thích dạng dummy cho vùng sinh thái, bón phân, loại giống cây trồng, … Các hệ số i sẽ giải thích phần trăm thay đổi của thu nhập bình quân từ hoạt động trồng rừng trên ha khi các yếu tố Xi thay đổi 1%. Các hệ số j giải thích tác động của các yếu tố cho vùng sinh thái, bón phân, loại giống cây trồng lên thu nhập trên ha. 4.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Bằng phương pháp phỏng vấn sâu, trao đổi, tham khảo ý kiến các chuyên gia về lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 5. Những đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu nhằm làm rõ các vấn đề sau: ̉ ̉ ̣ ̉ Tông quan vê phát triên lâm nghiêp tinh Th ̀ ưa Thiên Huê ̀ ́. Đánh giá tình hình rưng trông san xuât giai đoan 20072011 trên đia bàn tinh. ̀ ̀ ̉ ́ ̣ ̣ ̉ ̣ ̉ Đánh giá hiêu qua các mô hình rừng trồng sản xuất ở tinh Th ̉ ưa Thiên ̀ Huê.́ Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố cơ bản đến sự phát triển cung nh ̃ ư hiệu quả rừng trồng sản xuất tại tinh Th ̉ ưa Thiên Huê. ̀ ́ Những giải pháp để có thể phát triên môt cách h ̉ ̣ ợp lý và nâng cao hiệu quả rừng trồng sản xuất ở tinh Th ̉ ưa Thiên Huê. ̀ ́ 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về phát triển rừng trồng sản xuất. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học: Nghiên cứu về hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 4 (4G)
96 p | 531 | 249
-
Luận văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý đại lý tại công ty TNHH Prudential Việt Nam
24 p | 293 | 79
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn
125 p | 267 | 66
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Khoa học máy tính: Nghiên cứu giải pháp chống tấn công ddos cho website Trường Cao đẳng Bách khoa Hưng Yên
27 p | 282 | 65
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học lâm nghiệp: Ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) để dự báo xói mòn đất huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang với
82 p | 257 | 57
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp: Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007-2010
107 p | 216 | 57
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học Giáo dục: Những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Nghệ An
103 p | 192 | 51
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đề xuất tiêu chí sinh thái học bảo tồn trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam trường hợp nghiên cứu tại xã Hải Phú huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định
104 p | 278 | 51
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học Hóa học: Nghiên cứu xác định nitrat trong nước và trong thực phẩm bằng phương pháp cực phổ xung vi phân dưới dạng nitrophenoldisulfonic
104 p | 277 | 44
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học lâm nghiệp đề tài: Ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) để dự báo xói mòn đất huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang với
82 p | 181 | 41
-
Luận văn thạc sỹ khoa học: Sử dụng IP cho mạch di động thế hệ mới - Phạm Thanh Tuyền
113 p | 163 | 34
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế: Định vị thương hiệu kênh truyền hình HTV trong tâm trí khán giả
0 p | 265 | 27
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học máy tính: Phương pháp phân tích trang văn bản dựa trên Tab-stop
68 p | 160 | 25
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế: Tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
151 p | 150 | 25
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế: Đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP Thiết bị Vật tư Y tế Thanh Hóa
143 p | 139 | 20
-
Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục: Xây dựng tiến trình dạy học các thuyết về ánh sáng (Vật lí 12 nâng cao) theo hướng phát triển năng lực tư duy cho học sinh
126 p | 157 | 12
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học: Bảo hộ trong thị trường không đầy đủ
57 p | 116 | 10
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế
118 p | 101 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn