BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH<br />
- - - - - - - o0o - - - - - - -<br />
<br />
NGUYỄN ĐỨC ÁNH<br />
<br />
MỘT VÀI ỨNG DỤNG CỦA CÁC<br />
TẬP MỜ TRỰC GIÁC g -ĐÓNG TRONG<br />
KHÔNG GIAN TÔPÔ MỜ TRỰC GIÁC<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SỸ TOÁN HỌC<br />
<br />
VINH-2007<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH<br />
- - - - - - - o0o - - - - - - -<br />
<br />
NGUYỄN ĐỨC ÁNH<br />
<br />
MỘT VÀI ỨNG DỤNG CỦA CÁC TẬP MỜ TRỰC GIÁC<br />
g -ĐÓNG TRONG KHÔNG GIAN TÔPÔ MỜ TRỰC GIÁC<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SỸ TOÁN HỌC<br />
CHUYÊN NGÀNH: TOÁN GIẢI TÍCH<br />
Mã số: 60.46.01<br />
<br />
Cán bộ hướng dẫn khoa học<br />
PGS. TS. TRẦN VĂN ÂN<br />
<br />
VINH-2007<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Mục lục<br />
<br />
1<br />
<br />
Lời nói đầu<br />
<br />
2<br />
<br />
Chương 1. Tập mờ trực giác và không gian tôpô mờ trực<br />
giác<br />
<br />
4<br />
1.1. Tập mờ trực giác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4<br />
1.2. Không gian tôpô mờ trực giác<br />
<br />
. . . . . . . . . . . . . 9<br />
<br />
Chương 2. Một vài ứng dụng của các IFS g-đóng trong<br />
không gian tôpô mờ trực giác<br />
<br />
13<br />
<br />
2.1. Các không gian tách . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13<br />
2.2. Không gian IFg-Chính qui . . . . . . . . . . . . . . . 20<br />
2.3. Không gian IFg-chuẩn tắc<br />
<br />
. . . . . . . . . . . . . . . 25<br />
<br />
2.4. Một vài định lí bảo tồn . . . . . . . . . . . . . . . . . 27<br />
Kết luận<br />
<br />
31<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
32<br />
<br />
1<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
<br />
Năm 1965 L. A. Zadeh đưa ra khái niệm tập mờ (fuzzy set), đến<br />
năm 1968 C. L. Chang đã xây dựng khái niệm không gian tôpô mờ. Sau<br />
đó đã có rất nhiều học giả nghiên cứu và mở rộng các khái niệm này.<br />
Năm 1983 khái niệm tập mờ trực giác (intuitionistic fuzzy set) được K.<br />
Atanassov công bố như là một sự mở rộng của khái niệm tập mờ. Từ đó<br />
nhiều khái niệm toán học mờ khác nhau đã được định nghĩa và nghiên<br />
cứu dựa trên tập mờ trực giác. Vào năm 1997 D. Coker [2] giới thiệu<br />
khái niệm không gian tôpô mờ trực giác. Việc nghiên cứu các tính chất<br />
tôpô của loại không gian này được các nhà toán học trên thế giới quan<br />
tâm nhiều trong những năm gần đây. Nhiều kết quả đạt được là một sự<br />
tổng quát các kết quả của tôpô đại cương.<br />
Năm 1970, khái niệm tập đóng suy rộng trong không gian tôpô<br />
(generalized closed sets in topology) được N. Levine giới thiệu nhằm mở<br />
rộng khái niệm tập đóng trong tôpô . Trong bài báo Some applications<br />
of generalized closed sets in fuzzy topological spaces, M. E. El-Shafei [3]<br />
đã ứng dụng khái niêm tập đóng suy rộng trong trường hợp không gian<br />
tôpô mờ để xây dựng nên khái niệm không gian F T 1 - một sự mở rộng<br />
2<br />
<br />
tương tự và khái quát cho không gian T 1 được đề xuất bởi W. Dunham.<br />
2<br />
<br />
Trong bài báo này tác giả cũng đã xây dựng có hệ thống các không gian<br />
tách F T1 , F T2 , F T3 , . . . và các mối quan hệ giữa chúng.<br />
Với suy nghĩ mở rộng các kết quả của M. E. El-Shafei trong trường<br />
hợp không gian tôpô mờ trực giác, chúng tôi đã chọn đề tài này. Mục<br />
đích của luận văn này là hệ thống lại các khái niệm tập mờ trực giác,<br />
không gian tôpô mờ trực giác và các tính chất của chúng; nghiên cứu<br />
các ứng dụng của tập mờ trực giác đóng suy rộng trong việc xây dựng<br />
các không gian tôpô mờ trực giác "tách" và các liên hệ giữa chúng.<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Với mục đích trên luận văn được chia làm hai chương<br />
Chương 1. Tập mờ trực giác và không gian tôpô mờ trực<br />
giác. Trong chương này, chúng tôi giới thiệu một số khái niệm về các<br />
tập tập mờ trực giác, không gian tô pô mờ trực giác và các tính chất cơ<br />
bản của chúng đã được giới thiệu trong [2].<br />
Chương 2. Một vài ứng dụng của các tập IFS g-đóng trong<br />
không gian tô pô mờ trực giác. Trong chương này đầu tiên chúng tôi<br />
định nghĩa khái niệm hai tập mờ trực giác tựa trùng. Đây là khái niệm<br />
cơ bản để xây dựng nên các khái niệm các không gian tôpô mờ trực giác<br />
"tách" IF T1 , IF T2 , IF T3 , IF T4 . Chúng tôi cũng đưa ra các khái niệm<br />
tập mờ trực giác đóng suy rộng, mở suy rộng. Từ đó xây dựng các không<br />
gian tôpô mờ trực giác IF T 1 , không gian IF G-chính qui, IF G-chuẩn<br />
2<br />
<br />
tắc.<br />
Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Vinh dưới sự hướng<br />
dẫn tận tình của thầy giáo PGS. TS. Trần Văn Ân. Tác giả xin bày tỏ<br />
lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy. Nhân dịp này, tác giả xin chân thành<br />
cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Toán, Ban chủ nhiệm khoa Sau Đại học,<br />
các thầy giáo, cô giáo trong khoa đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình<br />
công tác và học tập tại trường. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết<br />
ơn đến các thầy giáo, cô giáo trong tổ Giải tích khoa Toán, trường Đại<br />
học Vinh đã giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận<br />
văn. Tác giả xin cảm ơn các bạn học viên Cao học khoá 13, đặc biệt là<br />
Cao học 13 Giải tích đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tác giả hoàn thành<br />
nhiệm vụ trong suốt thời gian học tập.<br />
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi<br />
những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp<br />
của các thầy giáo, cô giáo và bạn đọc để luận văn ngày được hoàn thiện<br />
hơn.<br />
Vinh, tháng 12 năm 2007<br />
Tác giả<br />
<br />