BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM<br />
KHOA TOÁN<br />
***************<br />
<br />
NGUYỄN LÊ THÚY HOA<br />
<br />
MÔ ĐUN DẸT VÀ<br />
VÀNH DẸT TUYỆT ĐỐI<br />
LUẬN VĂN THẠC SỸ TOÁN HỌC<br />
<br />
Chuyên ngành : TOÁN ĐẠI SỐ<br />
Mã số<br />
: 1.01.03<br />
<br />
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
11 -1997<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM<br />
KHOA TOÁN<br />
***************<br />
<br />
NGUYỄN LÊ THÚY HOA<br />
<br />
MÔ ĐUN DẸT VÀ<br />
VÀNH DẸT TUYỆT ĐỐI<br />
LUẬN VĂN THẠC SỸ TOÁN HỌC<br />
<br />
Chuyên ngành : TOÁN ĐẠI SỐ<br />
Mã số<br />
: 1.01.03<br />
<br />
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
11 -1997<br />
<br />
LUẬN VĂN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
Người hướng dẫn<br />
PTS Mỵ Vinh Quang<br />
Khoa Toán<br />
ĐHSP. TPHCM<br />
Người nhân xét 1 :<br />
TS Bùi Xuân Hải<br />
Khoa Toán<br />
ĐHKH Tự nhiên TP.HCM<br />
<br />
Người nhận xét 2 :<br />
PTS Trần Huyên<br />
Khoa Toán<br />
ĐHSP. TPHCM<br />
<br />
Người thực hiện :<br />
<br />
Nguyễn Lê Thúy Hoa<br />
Bộ môn Toán<br />
Trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong<br />
Thành phố HCM.<br />
<br />
Luận văn khoa học được bảo vệ lại :<br />
Hội đồng chấm luận văn Thạc Sỹ toán học<br />
Trường Đại Học Sư Phạm - Thành Phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Lời Cảm Ơn<br />
Lời đầu tiên trong bản luận văn này, tôi xin được kính gởi đến Thầy PTS Mỵ Vinh<br />
Quang – khoa Toán Đại Học Sư Học Phạm Thành phố Hồ Chí Minh – Người đã tận tình<br />
hướng dẫn, giúp đỡ tôi vượt mọi khó khan để hoàn thành luận văn, lòng biết ơn chân<br />
thành và sâu sắc.<br />
Xin chân thành cám ơn Quý Thầy :<br />
PTS Bùi Tường Trí, PTS Trần Huyên – Khoa Toán Đại Học Sư Phạm TP. HCM,<br />
TS Bùi Xuân Hải – khoa toán Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM đã đọc bản thảo và<br />
đóng góp nhiều ý kiến quý báu cũng như lời phê bình sâu sắc, bổ ích. Tôi rất cám ơn và<br />
xin ghi nhận những ý kiến quý giá này.<br />
Xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Quý Thầy, Cô thuộc khoa Toán, khoa Tâm Lý –<br />
Giáo dục thuộc Trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM, khoa Triết Trường Đại Học Khoa<br />
Học Tự Nhiên TP.HCM đã tận tình truyền đạt kiến thức cũng như các hỗ trợ khác về tinh<br />
thần và tự liệu cho tôi trong suốt thời gian học tập và làm việc.<br />
Chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô trong Ban chủ nhiệm khoa Toán, Quý Thầy, Cô<br />
thuộc phòng nghiên cứu khoa học Trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM đã giúp đỡ nhiệt<br />
tình giúp đỡ, động viên tôi, tạo mọi điều kiện thuận lợi về hành chính, thủ tục cho tôi<br />
trong suốt quá trình học tập.<br />
Xin cám ơn các bạn cùng khóa Cao Học 4 khoa Toán Trường Đại Học Sư Phạm<br />
TP.HCM, đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.<br />
Một lần nữa, tôi xin được gởi đén Quý Thầy, Cô và bạn Hữu đã giúp đỡ tôi hoàn<br />
thành trọn vẹn luận văn này.<br />
TP.Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 1997<br />
Nguyên Lê Thúy Hoa<br />
<br />
Lời Nói Đầu<br />
Môđun dẹt là một trong những lớp môđun có vai trò quan trọng trong lý<br />
thuyết môđun và đại số đồng điều. Luận văn này sẽ trình bày một số kết quả nghiên<br />
cứu về môđun dẹt và vành dẹt tuyệt đối, tức là lớp vành mà mọi môđun trên nó đều<br />
dẹt.<br />
Luận văn này gồm 03 chương :<br />
Chương I : Trình bày các kết quả về Tôpô Zarisky và phổ nguyên tố của vành .<br />
Tôpô Zarisky là một Tôpô khá đặc biệt được cho trên tập tất cả các iđean nguyên tố<br />
của vành giao hoán có đơn vị . Việc nghiên cứu các Tôpô này có nhiều thú vị, mỗi<br />
một kết quả của Tôpô có thể kéo theo một kết quả về Cấu trúc các iđean nguyên tố<br />
của vành và ngược lại . Trong chương này, trình bày các kết quả cơ bản về Tôpô<br />
Zarisky : Cơ sở lân cận đóng và mở, tập mở chính của Tôpô Zarisky, tính compact,<br />
liên thông,tách của Tôpô Zarisky . Các kết quả chương này rất cần để nghiên cứu<br />
vành dẹt tuyệt đối ở chương III.<br />
Chương II : Trình bày các nghiên cứu của chúng tôi về môđun dẹt . Trong chương<br />
này, các định nghĩa tương đương của môđun dẹt, mối quan hệ của môđun dẹt với các<br />
môđun lự do, môđun xạ ảnh, môđun không xoắn (là các môđun quan trọng và rất gần gũi<br />
với môđun dẹt ), mối liên hệ môđun dẹt và tổng trực tiếp, tích Tenxơ,….. , cấu trúc<br />
con và thương của môđun dẹt được khảo sát đầy đủ và chi tiết . Đặc biệt, trong<br />
chương này chúng tôi đưa ra khá nhiều ví dụ minh họa . Trong đó có nhiều ví dụ<br />
theo chúng tôi là khá hiếm và chứng minh của nó tương đối kỹ thuật, chẳng hạn như<br />
các ví dụ : ví dụ 3.2, ví dụ 4.5, ví dụ 4.7 chương II.<br />
Chương cuối cùng trình bày các kết quả về vành dẹt tuyệt đối . Bằng<br />
hai công cụ chủ yếu là hàm tử xoắn (Tor) và Tôpô Zarisky, chúng tôi đã<br />
khảo sát tương đối đầy đủ các tính chất của vành dẹt tuyệt đối : các định nghĩa<br />
tương đương, vành dẹt tuyệt đối qua phép lấy tổng trực tiếp và qua phép lấy<br />
tích Tenxơ, vành các thương của vành dẹt tuyệt đối . Đặc biệt, nhờ các kết quả<br />
trên, phổ nguyên tố vành dẹt tuyệt đối được khảo sát chi tiết và có nhiều kết<br />
quả thú vị, chẳng hạn nó là không gian Haussdoff compact, hoàn toàn không<br />
liên thông…..<br />
<br />