intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Thái độ của thanh niên đô thị hiện nay đối với một số giá trị truyền thống

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

172
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thanh niên là lực lượng xó hội to lớn, gúp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, thanh niờn cú trỡnh độ học vấn, trỡnh độ chuyên môn kỹ thuật, khoa học công nghệ cao hơn trước, đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ được nâng cao, có khát vọng vươn lên, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, mong muốn xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xó hội cụng bằng, dân chủ, văn minh. í thức tự lập thõn, lập nghiệp, lũng nhõn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Thái độ của thanh niên đô thị hiện nay đối với một số giá trị truyền thống

  1. LUẬN VĂN: Thái độ của thanh niên đô thị hiện nay đối với một số giá trị truyền thống
  2. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thanh niên là lực lượng xó hội to lớn, gúp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, thanh niờn cú trỡnh độ học vấn, trỡnh độ chuyên môn kỹ thuật, khoa học công nghệ cao hơn trước, đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ được nâng cao, có khát vọng vươn lên, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, mong muốn xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xó hội cụng bằng, dân chủ, văn minh. í thức tự lập thõn, lập nghiệp, lũng nhõn ỏi, nhõn văn, tính tích cực xó hội, tinh thần xung phong tỡnh nguyện của thanh niờn đang được phát huy và thể hiện trên nhiều lĩnh vực. Công cuộc đổi mới đất nước trong những năm qua đó đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, xó hội. Nền kinh tế thị trường đã đem lại cho ta những điều "kỳ diệu", tuy nhiên nó cũng là mảnh đất màu mỡ nảy sinh lối sống ích kỷ, vụ lợi, những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội đã và đang từng ngày, từng giờ làm băng hoại những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, phá vỡ nhiều nét đẹp của văn hóa truyền thống. Mặt trái của cơ chế thị trường đã tạo ra một bộ phận không nhỏ lớp người trong xã hội nói chung, một bộ phận thanh niên nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới, như sự phân hoá giàu nghèo, những biểu hiện xuống cấp về đạo đức xó hội, lối sống thực dụng… Trên thực tế, đang có một bộ phận thanh niên sống theo hệ giá trị, chuẩn mực ít nhiều khác lạ với hệ giá trị, chuẩn mực truyền thống, đơn thuần chạy theo lợi ích vật chất, ít quan tâm đến cộng đồng. Thậm chí cũn có thanh niên quay lưng lại với quá khứ, với những giá trị truyền thống. Những hiện tượng đó làm xuất hiện tư tưởng hoài nghi vào thế hệ trẻ tương lai của đất nước, một số người e ngại thanh niên đang đánh mất những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam và chạy theo những giá trị đó bị Tây hoá. Tuy nhiờn, tỡnh trạng này thế nào? quy mô, mức độ, biểu hiện của chúng ra sao? Đang là vấn đề cần tiếp tục quan tâm, tỡm hiểu làm rừ.Chính vỡ lẽ đó tôi đó chọn vấn đề
  3. nghiên cứu: “Thái độ của thanh niên đô thị hiện nay đối với một số giá trị truyền thống”. Câu hỏi nghiên cứu là: Thực trạng và hỡnh thức biểu hiện thái độ của thanh niên đối với một số giá trị truyền thống trong điều kiện hiện nay thế nào? Những yếu tố nào tác động đến thái độ và hỡnh thức biểu hiện việc tiếp thu giá trị truyền thống của thanh niên? Cần những giải pháp nào để nâng cao nhận thức, tăng cuờng thái độ đúng của thanh niên đối với những giá trị truyền thống? 2. Tổng quan tỡnh hỡnh nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Nghiên cứu về giá trị truyền thống của cộng đồng dân cư nói chung và nghiên cứu về giá trị truyền thống và định hướng theo các giá trị truyền thống của thanh niên trong thời đại ngày nay nói riêng, đó và đang là mảng đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm giải quyết. Mảng nghiên cứu Những vấn đề về giá trị và giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam đó có không ít các học giả trong và ngoài nước quan tâm. Nhiều sỏch, bỏo, cụng trỡnh nghiờn cứu đó đề cập từ nhiều góc độ khác nhau về vấn đề này. Trong thời gian có hạn, trỡnh độ và kinh nghiệm của tác giả cũn chưa nhiều, tác giả của luận văn chỉ xin điểm qua một số những công trỡnh nghiên cứu tiêu biểu bước đầu đặt cơ sở định hướng cho việc nghiên cứu tiếp cận các vấn đề có liên quan tới giá trị, giá trị truyền thống của thanh niên hiện nay. Viết về truyền thống dân tộc, trước tiên cần kể đến công trỡnh nghiên cứu của tác giả Trần Văn Giàu về “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” (Nhà xuất bản Khoa học xó hội, 1980). Trong cuốn sách này, Trần Văn Giàu đó phân tích sự vận động của các giá trị truyền thống dân tộc qua các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử. Những giá trị truyền thống dân tộc mà tác giả nghiên cứu là những vấn đề về chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, tinh thần lạc quan, tỡnh thương người và tính cố kết cộng đồng. Đây là những giá trị trung tâm mà dân tộc Việt Nam đó kết tinh được từ hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đây cũng là nền tảng tri thức hữu ích cho việc tiếp cận và phân tích về “Thái độ của thanh niên đối với một số giá trị truyền thống dân tộc”.
  4. Đề tài KX 07-02 “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay” (thuộc chương trỡnh cấp Nhà nước KX 07 “ Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam: Mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xó hội” do Giáo sư Phan Huy Lê làm chủ nhiệm). Đề tài đó quan tõm nghiờn cứu khỏ sõu sắc về cỏc giỏ trị truyền thống dõn tộc nhỡn trong quá trỡnh hỡnh thành, phát triển, biến đổi của chúng. Đề tài cũng đó nờu ra và phân tích các nội dung cấu thành giá trị truyền thống dân tộc trong mối quan hệ với bản sắc văn hoá dân tộc, giữa cái chung và cái riêng, giữa mặt tích cực cần kế thừa, phát huy và những mặt hạn chế lỗi thời cần khắc phục. Đề tài đó khảo sỏt mối quan hệ giữa cái “truyền thống” với cái “hiện đại” ở con người Việt Nam hiện nay. Đề tài xác định những giá trị truyền thống nào đang cần được kế thừa và phát huy, những yếu tố tiêu cực lạc hậu nào cần được xoá bỏ trong quỏ trỡnh đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước. Những giá trị tinh thần được các tác giả đi sâu phân tích khá thống nhất với những nguyên tắc đạo đức mới được đưa ra trong cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Văn hoá” (Ban tư tưởng văn hoá Trung ương, Hà Nội, 2003). Đó là chủ nghĩa tập thể, lao động tự giác và sáng tạo, chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế, chủ nghĩa nhân đạo. Những nguyên tắc này là một trong những cơ sở để tác giả của luận văn lựa chọn các tiêu chí nghiên cứu về các giá trị truyền thống dân tộc. Tác giả Phan Huy Ngọc với công trỡnh nghiên cứu “Bản sắc văn hoá Việt Nam” (Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, 2004) cung cấp cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc về cội nguồn văn hoá Việt Nam và sự hỡnh thành một số giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong đó không chỉ có tinh thần đoàn kết, đức tính cần cù lao động mà cả tinh thần hiếu học của người Việt Nam. Sự phân tích sâu sắc của tác giả Phan Huy Ngọc cung cấp cho chúng ta những tri thức quan trọng để tỡm hiểu những giỏ trị tốt đẹp đó và đang được thanh niên ngày nay kế tục. Cuốn “Về phát triển văn hoá và xây dựng con người trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của tác giả Phạm Minh Hạc và Nguyễn Khoa Điềm (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003) đó dành riêng một chương viết về thực trạng đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị của thanh niên hiện nay. Trong đó các tác giả đó phân tích các số liệu tổng hợp được từ cuộc khảo sát xó hội học về “Lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xó hội mới” (Đề tài
  5. khoa học xó hội KX - 04.03, Hà Nội, 1998). Trong phần viết này các tác giả không chỉ đi sâu phân tích vai trũ của lối sống, đạo đức và các chuẩn giá trị mà cả những biểu hiện, sự biến đổi của những yếu tố đó trong thanh niên hiện nay thông qua thái độ của thanh niên đối với một số giá trị cơ bản như tỡnh tương thân tương ái, giữ chữ tín, yêu lao động, tự hào về truyền thống dân tộc. Đây là những dữ liệu hữu ích cho tác giả của luận văn tiến hành so sánh đối với nhận thức và thái độ của thanh niên về một số giá trị truyền thống dân tộc hiện nay. Cuốn “Phát triển văn hoá, giữ gỡn và phỏt huy bản sắc dõn tộc kết hợp với tinh thần nhõn loại” của Phạm Minh Hạc (Nhà xuất bản Khoa học xó hội, Hà Nội năm 1996) không chỉ đi sâu phân tích vai trũ của bản sắc dân tộc mà cũn nhấn mạnh đến việc giáo dục truyền thống dân tộc trong điều kiện hiện nay. Khi đề cập đến vấn đề giáo dục truyền thống, tác giả đề cao việc truyền thụ các vốn văn hoá dân tộc giữa các thế hệ để có thể bảo tồn, phát huy văn hoá dân tộc, biến nó thành sức mạnh tinh thần của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, tác giả cũng đặt ra vấn đề trong giáo dục truyền thống không phải chỉ chú ý đến quốc hồn, quốc tuý của dân tộc mà cũn phải chú ý đến tính khoa học, hiện đại và phải kết hợp được các giá trị văn hoá dân tộc với tinh hoa văn hoá nhân loại. Mảng nghiên cứu về giá trị, định hướng giá trị trong mối quan hệ với thanh thiếu niên hiện nay, có thể điểm qua một số nghiên cứu tiêu biểu như: Luận án tiến sĩ của tác giả Đỗ Ngọc Hà về “Định hướng giá trị của thanh niên sinh viên hiện nay” (2002) và bài viết cũng của tác giả này về “Một số vấn đề quan điểm tiếp cận phát triển trong nghiên cứu sự chuyển đổi định hướng giá trị của thanh niên hiện nay” (Thế hệ trẻ Việt Nam – nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động xó hội, Hà Nội, 2001). Những nghiên cứu trên cho thấy vai trũ và tỏc động của các giá trị bao gồm cả các giá trị truyền thống và hiện đại dưới ảnh hưởng của kinh tế thị trường đến thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Các nghiên cứu này tập trung làm rừ những mặt chung nhất quy định sự tồn tại của nhân cách và hoạt động sống của thanh niên. Đặc biệt, tác giả đó đưa ra mô hỡnh lý thuyết nghiờn cứu đặc trưng định hướng giá trị của thanh niên. Mô hỡnh này khỏ hữu ớch cho cỏc nghiờn cứu về giỏ trị núi chung và cỏc định hướng giá trị đối với thanh niên nói riêng. Tuy nhiên, cả hai cụng trỡnh nghiờn cứu trờn chủ yếu quan tõm tới hệ thống giỏ trị đang được hỡnh thành
  6. trong thanh niên chứ chưa quan tâm nhiều đến các tác động và biểu hiện của các giá trị truyền thống trong thanh niên hiện nay. Tác giả Đặng Cảnh Khanh với bài viết “Vai trũ của gia đỡnh trong việc giỏo dục cỏc giỏ trị truyền thống cho thanh thiếu niờn” (đăng trong cuốn Thế hệ trẻ Việt Nam – nghiờn cứu lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động xó hội, Hà Nội, 2001) cùng với cuốn sách về “Gia đỡnh, trẻ em và sự kế thừa cỏc giỏ trị truyền thống” (Nhà xuất bản lao động xó hội, Hà Nội, năm 2003) đó tập trung phân tích các giá trị truyền thống nhưng ở một khía cạnh khác đó là nhấn mạnh tới vai trũ của gia đỡnh đối với việc giáo dục giá trị truyền thống. Nghiên cứu này đi sâu nghiên cứu vị trí, vai trũ của gia đỡnh cùng với những mối quan hệ của nó từ truyền thống tới hiện đại. Qua đó, tác giả làm rừ sự biến đổi của gia đỡnh và những chuẩn mực của gia đỡnh dưới tác động của sự thay đổi các điều kiện kinh tế - xó hội. Nghiên cứu không chỉ khẳng định vai trũ to lớn trong việc bảo lưu, giáo dục giá trị này cho thanh thiếu niên mà cũn đưa ra một số giải pháp tăng cường vai trũ của gia đỡnh đối với việc giáo dục giá trị truyền thống cho thanh thiếu niên trong điều kiện hiện nay. Một số vấn đề trong gia đỡnh cựng những giải phỏp giỏo dục mà tỏc giả đề xuất rất hữu ích cho việc tỡm kiếm cỏc giải phỏp giỏo dục giỏ trị truyền thống trong gia đỡnh và xó hội. Tuy nhiờn, nghiờn cứu của tỏc giả Đặng Cảnh Khanh cũng chưa quan tâm nhiều tới thái độ và biểu hiện của nó trong kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống trong thanh niên hiện nay. Cũng trong cuốn sách trên và cùng bàn về các giá trị gia đỡnh, tác giả Nguyễn Minh Tâm với bài viết “Thanh niên Việt Nam với việc giữ gỡn và phỏt huy cỏc giỏ trị gia đỡnh” đó đi sâu phân tích một số giá trị của gia đỡnh như giá trị đạo đức (tỡnh, hiếu, nghĩa), giá trị kinh tế (coi giá trị vật chất chỉ là phương tiện đảm bảo cuộc sống gia đỡnh chứ khụng thể trở thành mục tiêu của gia đỡnh). Cuốn sách này cũng đi sâu tỡm hiểu sự biến đổi của giá trị đối với thanh niên hiện nay, song chỉ dừng lại ở việc phân tích những giá trị của gia đỡnh và sự biến đổi của nó trong thanh niên chứ không phân tích thái độ của thanh niên Việt Nam với các giá trị truyền thống của dân tộc. Cuốn sách “Tổng quan tỡnh hỡnh thanh niờn, cụng tỏc Đoàn và phong trào thiếu nhi” của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với phần viết
  7. “Định hướng giá trị và nhu cầu của thanh niên” . Mặc dù, không quan tâm nhiều đến các giá trị truyền thống nh ưng đó đề cập đến một số giá trị khác của thanh niên như các giá trị sống, các giá trị đạo đức xó hội, giỏ trị đối với mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân... Những nội dung này cho chúng tôi hiểu biết thêm về một số giá trị đang định hướng hiện nay của thanh niên, từ đó có cơ sở để so sánh, đối chiếu với các giá trị truyền thống. Bài viết “Nhận thức của sinh viên sư phạm về các giá trị truyền thống trong học tập” của tác giả Nguyễn Văn Bắc đăng trên tạp chí Tâm lý học (số 3/2006) cũng đó quan tõm đến nhận thức của sinh viên hiện nay đối với giá trị truyền thống dân tộc, biểu hiện cụ thể trong lĩnh vực học tập. Ở đây những giá trị truyền thống được tác giả quan tâm là những giá trị tiêu biểu trong hệ giá trị truyền thống như lũng thõn ỏi, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của tác giả mới chỉ thể hiện ở một đối tượng là sinh viên ngành sư phạm (Đại học sư phạm Huế). Ngoài ra cũn một số công trỡnh nghiên cứu khác cũng đề cập đến giá trị, định hướng giá trị trong mối quan hệ với thanh niên như đề tài cấp Nhà nước KX04 – 09 của Dương Tự Đam: “Niềm tin lý tưởng và định hướng giá trị của thanh niên hiện nay”; Hoặc trong cuốn Kỷ yếu Hội thảo khoa học (1999), tác giả Nguyễn Thị Bích Điểm có bài “Một số vấn đề về định hướng giá trị và lối sống của thanh niên”; Tổng luận cấp Bộ của tác giả Lê Xuân Hoàn (1995) về “ Lối sống của thanh niên Việt nam trong điều kiện đổi mới hiện nay”; tác giả Nguyễn Văn Buồm (1998) cũng có bài “Tỡnh hỡnh thanh niên Việt Nam hiện nay”, đề tài của Viện nghiên cứu Thanh niên; Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam (2001), “Tỡnh hỡnh Thanh niờn Việt Nam”; Tác giả Lê Thi với cuốn “Vai trũ của gia đỡnh trong việc xõy dựng nhõn cỏch con người Việt Nam”, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội 1997... Những nghiên cứu này thường tập trung vào phân tích các giá trị của thanh niên hiện nay dưới tác động của sự biến đổi các điều kiện kinh tế, xó hội, chứ chưa quan tâm nhiều tới sự biến đổi của các giá trị truyền thống. Do vậy, nghiên cứu về sự thay đổi trong thái độ và các hỡnh thức biểu hiện của thanh niên đối với một số giá trị truyền thống hiện nay tuy không phải là vấn đề mới những vẫn cũn là mảng đề tài cũn nhiều khoảng trống. Vỡ lẽ đó, đề tài nghiên cứu “Thái độ của thanh
  8. niên đô thị hiện nay đối với một số giá trị truyền thống” (qua khảo sát tại thành phố Ninh Bỡnh) được thực hiện với hy vọng góp thêm một nghiên cứu nữa để làm rừ hơn về những thay đổi trong giá trị truyền thống của một bộ phận thanh niên ở thành thị dưới tác động của kinh tế thị trường, mở cửa hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rừ thỏi độ của thanh niên đô thị hiện nay đối với một số giá trị truyền thống, từ đó xác định những nhân tố tác động cũng như giải pháp nhằm định hướng cho thanh niên trong rèn luyện, học tập và công tác. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rừ cơ sở lý luận và những khỏi niệm cơ bản có liên quan đến thái độ của thanh niên đô thị đối với một số giá trị truyền thống. - Điều tra và thu thập các thông tin bao gồm cả những thông tin có sẵn để phân tích và làm rừ thực trạng thái độ của thanh niên hiện nay đối với những giá trị truyền thống như: chủ nghĩa yêu nước, lũng nhân ái, tỡnh yêu thương con người, truyền thống đoàn kết, đức tính cần cù lao động, truyền thống hiếu học. - Phõn tớch và làm rừ cỏc nhõn tố tỏc động đến thái độ của thanh niên đối với học tập, phát huy những giá trị truyền thống trong giai đoạn hiện nay. - Đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao thái độ của thanh niên trong việc phát huy các giá trị truyền thống. 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thái độ của thanh niên đô thị hiện nay đối với một số giá trị truyền thống. 4.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài là thanh niên có độ tuổi từ 17 - 30, thuộc 4 nhóm đối tượng đang sống và hoạt động tại thành phố Ninh Bỡnh gồm: - Nhóm thanh niên sinh viên (Trường Đại học Hoa Lư, Trường Cao đẳng Y, Trường Cao đẳng LILAMAI Ninh Bỡnh).
  9. - Nhóm Thanh niên học sinh (Trường THPT Trần Hưng Đạo, Đinh Tiên Hoàng - Thành phố Ninh Bỡnh). - Nhóm thanh niên công nhân (Cụng ty May xuất khẩu Ninh Bỡnh, Cụng ty Bia Ninh Bỡnh). - Nhóm thanh niên viên chức (Cụng an Ninh Bỡnh, Đài truyền hỡnh Ninh Bỡnh, Khối cơ quan thuộc UBND thành phố Ninh Bỡnh). 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Thành phố Ninh Bỡnh. - Về thời gian: nghiên cứu được tiến hành từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2009. - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về thái độ của thanh niên đối với một số giá trị truy ền thống tiêu biểu đó hỡnh thành nờn bản sắc của con ng ười Việt Nam. Những giá tr ị truyền thống mà luận văn l ựa chọn nghiên cứu đ ó là: - Chủ nghĩa yêu nước - Lũng nhân ái, tỡnh yêu thương con người - Truyền thống đoàn kết - Đức tính cần cù, chịu khó, tiết kiệm - Truyền thống hiếu học 5. Giả thuyết nghiờn cứu và khung lý thuyết 5.1. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Kinh tế thị trường và toàn cầu hoá đó tỏc động mạnh mẽ tới quan niệm và cách biểu hiện của thanh niên đô thị đối với một số giá trị truyền thống. Giả thuyết 2: Thái độ của thanh niên đối với một số giá trị truyền thống phụ thuộc vào các đặc điểm cá nhân như tuổi, giới tính, trỡnh độ học vấn, nghề nghiệp, mức sống. Giả thuyết 3: Một số thanh niên đô thị hiện nay đang có xu hướng chuyển theo những giá trị hiện đại, ớt chỳ ý đến những giá trị truyền thống. 5.2. Khung lý thuyết
  10. Điều kiện kinh tế – xó hội Đặc điểm cá nhân Môi trường xó hội hoá - Độ tuổi - Gia đỡnh - Giới t ính - Nhà trường - Trỡnh độ học vấn - Xó hội - Nghề nghiệp Thái độ của thanh niên đô thị đối với giá trị truyền thống: - Chủ nghĩa yêu nước - Lũng nhân ái, tỡnh yêu thương con người - Truyền thống đoàn kết - Đức tính cần cù, chịu khó, tiết kiệm - Truyền thống hiếu học Hệ biến số: Đề tài đó xỏc định hệ thống các biến số như sau: * Biến số độc lập: + Các đặc điểm cá nhân: - Giới tính - Độ tuổi hiện nay - Trỡnh độ học vấn - Nghề nghiệp hiện nay + Môi trường xó hội hoỏ: - Gia đỡnh - Nhà trường - Xó hội
  11. * Biến số phụ thuộc: - Thái độ của thanh niên đối với chủ nghĩa yêu nước - Thái độ của thanh niên đối với lũng nhân ái, tỡnh yêu thương con người. - Thái độ của thanh niên đối với truyền thống đoàn kết. - Thái độ của thanh niên đối với đức tính cần cù, chịu khó tiết kiệm - Thái độ của thanh niên đối với truyền thống hiếu học 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận - Dựa vào lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về giữ gỡn và phỏt huy những giá trị truyền thống trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa. - Dựa vào lý thuyết và tư tưởng của một số nhà xó hội học trong nghiên cứu về giá trị truyền thống và phát huy những giá trị truyền thống như: lý thuyết lựa chọn hợp lý, lý thuyết về biến đổi xó hội. 6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp nghiên cứu định tính: + Phương pháp phân tích tài liệu: Thu thập và phân tích các tài liệu có sẵn gồm: bỏo cỏo, thống kờ, cụng trỡnh nghiờn cứu đó cú về giỏ trị, giỏ trị truyền thống cú liờn quan đến thái độ và hành động của thanh niên đô thị trong giai đoạn hiện nay. + Phương pháp phỏng vấn sâu: Đề tài thực hiện 12 cuộc phỏng vấn sâu được chia đều cho 4 nhóm đối tượng thanh niên. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: - Đề tài sử dụng ph ương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng câu hỏi đó dược chuẩn bị sẵn, tổng số phiếu phá t ra là 350 và số phiếu thu về là 332 phiếu. - Cơ cấu mẫu + Cơ cấu mẫu theo giới tính: - Nam (160 = 48,2%). - Nữ (172 = 31,8%). + Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp: - Thanh niên công chức (79 = 23,8%) - Thanh niên công nhân (89 = 26,8%)
  12. - Thanh niên sinh viên (78 = 23,5%) - Thanh niên học sinh (86 = 25,9%). + Cơ cấu mẫu theo độ tuổi: - Từ 17 – 23 tuổi (159= 47,9%) - Từ 24 – 30 tuổi (173 = 52,1%) + Cơ cấu mẫu theo trỡnh độ học vấn: - THCS, THPT (189= 56,9%) - Cao đẳng, đại học (143 = 43,1%) + Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống có tính tới một số đặc trưng xó hội khỏc như giới tính, trỡnh độ, nghề nghiệp... 7. í nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Bổ sung thêm thông tin hữu ích cho một số khoảng trống trong nghiên cứu về thanh niên đô thị với giá trị truyền thống, đặc biệt về thái độ của thanh niên với các giá trị truyền thống. - Góp phần cung cấp những thông tin chính xác, đặt cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách liên quan đến giáo dục truyền thống cho thanh niên, nhất là thanh niên đô thị hiện nay. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương, 9 tiết.
  13. Chương 1 CƠ Sở Lý LUậN CủA VấN Đề NGHIÊN CứU 1.1. GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - SỰ HèNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1.1.1. Khái quát về một số giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam Những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam được hình thành, kết tinh và phát triển qua hàng nghìn năm lao động sáng tạo, chiến đấu kiên cường của cả dân tộc; là kết quả của sự thống nhất biện chứng giữa nhân tố chủ quan và yếu tố khách quan. Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam á, có bờ biển dài, địa hỡnh phức tạp gồm cả miền núi, đồng bằng và ven biển. Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, giàu tài nguyên thiên nhiên. Đây là những yếu tố vừa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển song cũng gây ra không ít khó khăn cho nghề trồng lúa nước và phỏt triển kinh tế xó hội. Về mặt lịch sử, Việt Nam là một quốc gia không lớn song đó trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh chống nhiều kẻ thù xâm lược hùng mạnh. Vì lẽ đó, dân tộc Việt Nam luôn tập hợp lại thành một khối đại đoàn kết rộng lớn để đấu tranh chống giặc ngoại xâm và mở mang bờ cõi. Đoàn kết trở thành truyền thống quý bỏu của dõn tộc Việt nam. Cũng trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đó cú quan hệ kinh tế và giao lưu văn hóa với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới. Vỡ vậy, văn hóa Việt nam đó cú điều kiện hũa nhập giao lưu với văn hóa bên ngoài. Trong đó, văn hóa phương Đông đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hóa và cả tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt các tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo xâm nhập vào Việt Nam và từng bước hũa đồng vào đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam. Phật giáo truyền bá tư tưởng từ bi hỷ xả, cứu khổ cứu nạn, yêu thương chúng sinh. Phật giáo cho rằng, có một thế giới vĩnh hằng, tồn tại tích cực siêu việt, đó là cõi "niết bàn". Nhưng muốn đến được nơi cực lạc đó thì con người phải sống từ bi, ăn hiền, ở lành, xa lánh mọi ham muốn vật chất, mọi thú vui hưởng lạc, sống không tranh giành và yêu
  14. thương nhau. Đương nhiên, tư tưởng này vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, nó ít nhiều đó ảnh hưởng đến những truyền thống vốn có của con người Việt, làm sâu đậm thêm truyền thống nhân ái yêu thương con người của dân tộc Việt Nam. Đạo Nho là một hệ thống quan điểm về thế giới, về xã hội và về con người, là một học thuyết chính trị - đạo đức - xã hội (mà Khổng Tử là người khởi xướng). Đạo Nho đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam. Những nội dung tư tưởng của Nho giáo như: Nhân; lễ; chính danh; tam cương; ngũ thường... cũng dần thấm sâu vào đời sống, trở thành một bộ phận của lối sống, cách ứng xử của người Việt Nam và được Việt hóa. Văn hóa Việt Nam không chỉ giao lưu với văn hóa phương Đông mà còn có sự giao lưu với văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp. Tuy nhiên, khi các trào lưu văn hóa, tôn giáo ngoại lai du nhập vào Việt Nam, chúng đã được nhân dân Việt Nam tiếp thu có chọn lọc để hình thành nên những nét riêng đặc biệt cho mỡnh. Vấn đề là: Những giá trị truyền thống của người Việt Nam là gỡ? Biểu hiện của chỳng ra sao? Đây là tất cả những điều cần phải làm rừ. Cho đến nay, ai nghiên cứu về văn hóa Việt Nam cũng phải thừa nhận rằng tuy có những thay đổi trên nhiều phương diện, nhưng dân tộc Việt đó giữ được bản sắc văn hóa của mình. Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) "Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", đã khẳng định: Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn; lòng tự tôn, tự cường dân tộc; tinh thần cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý; đức tính cần cù sáng tạo trong lao động; là đức hy sinh cao thượng tất cả vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân; là sự tế nhị trong cư xử, tính giản dị trong lối sống [14, tr.10-11]. Xung quanh việc xác định các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, đã có rất nhiều quan điểm của các học giả, các nhà khoa học bàn về vấn đề này.
  15. Giáo sư Vũ Khiêu cho rằng, những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm: lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo; trong đó yêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc [34, tr.74-86]. Giáo sư Trần Văn Giàu nói về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với bảy nội dung như sau: "Yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa" [27, tr.108]. Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay chỉ rõ: "Những giá trị văn hóa truyền thống vững bền của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý "thương người như thể thương thân", đức tính cần cù, vượt khó sáng tạo trong lao động..." [19, tr.19]. Trong chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước: "Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội" (KX - 07) đã khẳng định: Cốt lõi của các giá trị truyền thống là đạo đức, phẩm chất nhân cách con người Việt Nam bao gồm: tinh thần yêu nước, vì nghĩa, lòng thương người... Tuy còn có sự khác biệt nào đó trong việc sắp xếp hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam, song nhìn chung, các quan điểm, các ý kiến đều thống nhất cao độ ở một điểm coi chủ nghĩa yêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nó là "sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại" [25, tr.100], là "tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị" [27, tr.94], là "động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc, đồng thời là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc ta" [58, tr.74]. 1.1.2. Chủ nghĩa yêu nước - giá trị truyền thống quan trọng hàng đầu của dân tộc Việt Nam Như mọi người đều biết, mọi dân tộc trên thế giới đều có tình yêu quê hương đất nước mình. Nhưng đối với dân tộc Việt Nam, tình yêu quê hương đất nước là một thứ tình cảm hết sức thiêng liêng. Tỡnh cảm này được nảy sinh, phát triển qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Cộng đồng dân tộc Việt Nam đó vượt qua bao thử thách khó khăn trước những tai họa thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Dân tộc Việt cũng lại trải qua cả một quá khứ đầy thử thách, khó khăn, đầy hy sinh, mất mát để giữ gỡn non
  16. sụng, đất nước mỡnh. Cú thể núi, mỗi người Việt Nam đều sẵn sàng xả thân cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam đã trở thành triết lý sống, triết lý nhân sinh của mỗi con người và của cả cộng đồng. GS. Trần Văn Giàu khái quát: Chủ nghĩa yêu nước là sản phẩm của bản thân lịch sử Việt Nam được bắt đầu từ tình cảm tự nhiên của mỗi người đối với quê hương mình tiến lên thành lý tưởng và hệ thống tư tưởng làm chủ của nhận thức đúng sai, tốt xấu, nên chăng và chỉ đạo rất nhiều phương lược xây dựng và bảo vệ nước nhà [26, tr.7]. Đánh giá về chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đó khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành, được thử thách và được khẳng định qua bao thăng trầm của lịch sử, nó đã được bổ sung và phát triển qua từng thời kỳ, nó là một trong những giá trị truyền thống cao quý và bền vững nhất của dân tộc ta. Ngày nay, truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam thể hiện trong xây dựng đất nước, trước hết là chăm lo xây dựng đất nước về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa... Thể hiện ở sự nhất trí, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, vào khả năng vào sức mạnh tự lực tự cường của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Có thể nói rằng, dưới thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống yêu nước được phát triển lên tầm cao mới, thành lý tưởng: sống, chiến đấu, lao động, học tập vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân... 1.1.3. Lũng nhõn ỏi, tỡnh yờu thương con người - đặc trưng truyền thống của cộng đồng dân tộc Việt Nam Cùng với chủ nghĩa yêu nước, Nhân ái - yêu thương con người là một trong những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, truyền thống ấy có nguồn gốc sâu xa từ trong sinh hoạt cộng đồng làng, xó ở nông thôn. Nó được củng cố và phát triển qua quá trình khai hoang, mở đất, xây dựng quê hương đất nước. Lũng nhân ái, tỡnh yờu thương đó chính là cội nguồn của cách xử thế của người Việt Nam, là triết lý sống của dân tộc Việt Nam.
  17. Hết lòng vì nghĩa, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, khó khăn, không tính toán thiệt hơn là đức tính của người dân đất Việt được hun đúc từ quá trỡnh dựng nước và giữ nước đầy khó khăn, gian khổ. Lòng nhân ái của người Việt Nam còn thể hiện ở lòng vị tha cao thượng, không cố chấp đối với những người lầm đường lạc lối. Phong cách ứng xử này được khái quát thành tư tưởng, thành phương châm hành động của các nhà lónh đạo và của cả cộng đồng mà trong Cáo Bỡnh Ngụ, Nguyễn Trói đó tổng kết "lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo". Người Việt Nam lấy tình yêu thương làm cách ứng xử trong không ít trường hợp, ngay cả đối với kẻ thù khi thua trận, thậm chí còn mở đường hiếu sinh. Vua Quang Trung sau khi đánh bại quân Thanh đó cấp lương thảo và phương tiện cho đám tàn quân về nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của lòng nhân ái, của chủ nghĩa nhân đạo. Xuất phát từ lòng thương yêu con người, yêu quê hương đất nước, Bác đó hy sinh phấn đấu suốt đời cho độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Lòng nhân ái của Người đã trở thành sức mạnh, nó đã được cụ thể hóa trong các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và hệ thống luật pháp của Nhà nước. Nó đó tập hợp hàng chục triệu người phấn đấu vỡ sự nghiệp chung, đồng thời nó cũng có tác dụng cảm hóa hàng vạn con người lầm đường lạc lối. Bác xem những người lầm lạc như những đứa con "lạc bầy" cần được cưu mang. Bác nói: Giống như bàn tay cũng có ngón dài ngón ngắn, nhưng ngắn dài đều hợp lại nơi bàn tay. Trong mấy chục triệu người, có người thế này, người thế khác, nhưng tất cả đều là dòng dõi tổ tiên ta, đều là người Việt Nam, nên cần phải khoan dung đại lượng. Hàng năm, Đảng và Nhà nước thường có những đợt giảm án cho các phạm nhân cải tạo tốt, điều đó thể hiện lòng nhân ái của Đảng và Nhà nước ta. Lòng nhân ái của người Việt Nam cũn là tinh trần trọng nghĩa, trọng tỡnh với cỏc dõn tộc, quốc gia khỏc trờn thế giới. Trong quan hệ với các nước láng giềng, nhân dân ta bao giờ cũng trọng tình hòa hiếu, cố gắng cao nhất để tránh xảy ra xung đột. Trong đường lối đối nội, Đảng ta đã khơi dậy các phong trào "uống nước nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa", chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, quan tâm đến các gia đình thương binh liệt sĩ, giúp đỡ những người già cả neo đơn không nơi nương tựa. Phát động
  18. phong trào xóa đói giảm nghèo, trợ giúp các dân tộc vùng sâu vùng xa, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền ngược... Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V, Đảng ta đã khẳng định: "Thương nước - thương nhà, thương người - thương mình" là truyền thống quý bỏu của nhân dân ta. Nhờ có tinh thần yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo cao cả mà trong suốt quá trình lịch sử bốn ngàn năm, dân tộc ta đã trường tồn và phát triển. Nhân ái, yêu thương con người là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nó là cội nguồn của đạo đức dân tộc, truyền thống này chính là nguồn gốc sâu xa của sự gắn kết cộng đồng bền chặt từ xưa đến nay và cũng là nền tảng để phát triển chủ nghĩa nhân đạo cộng sản mà chủ trương, định hướng xây dựng CNXH của Đảng ta đang hướng tới. 1.1.4. Cần cù, chịu khó và tiết kiệm - một đức tính quý báu của con người Việt Nam Cần cù, chịu khó và tiết kiệm là một giá trị truyền thống có từ bao đời của dân tộc Việt Nam. Đây là truyền thống được hình thành và phát triển trong điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên xã hội không ít những khó khăn, khắc nghiệt ngay từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước. Về tự nhiên, Việt Nam là nơi thường xuyên xảy ra bão lụt hạn hán; Về xã hội, dân tộc Việt Nam liên tục phải tiến hành nhiều cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc, nhân dân Việt Nam phải kiên trì bám ruộng, bám làng, bám đất vừa sản xuất vừa đánh giặc để tồn tại và phát triển. Sống trong những hoàn cảnh khó khăn gian khổ như vậy, chỉ có cần cù, chịu khó, tiết kiệm, người dân Việt mới có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách khắc nghiệt để từng bước tự khẳng định mình và phát triển. Cần cù luôn phải gắn liền với tiết kiệm, cần mà không kiệm thì khác nào: "Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống". Ông cha ta đó thường nhắc nhở con cháu rằng: "Được mùa chớ phụ ngô khoai. Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng". Hồ Chủ tịch đã nêu rõ: con người phải có bốn đức tính: Cần, kiệm, liêm, chính, so sánh với bốn mùa của trời, bốn phương của đất, nếu thiếu một đức thì không thành người:
  19. Trời có bốn mùa: Xuân - hạ - thu - đông; Đất có bốn phương: Đông - Tây - Nam - Bắc; Người có bốn đức: Cần - kiệm - liêm - chính. Thiếu một mùa thì không thành trời; Thiếu một hướng thì không thành đất; Thiếu một đức thì không thành người [57, tr.631]. Người cho rằng, cần, kiệm, liêm, chính là thước đo văn minh của một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần. Một dân tộc văn minh tiến bộ, cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng, là cốt lõi của đạo đức xã hội mới. 1.1.5. Truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng Đoàn kết cũng là một truyền thống quý bỏu của dân tộc Việt Nam. Nhờ có đoàn kết mà Việt Nam đó huy động được sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đoàn kết là điều kiện tất yếu để bảo tồn dân tộc, nhất là khi đất nước có giặc ngoại xâm. Nhờ có đoàn kết mà dân tộc Việt Nam đó đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn mỡnh gấp nhiều lần. Đoàn kết, vỡ vậy trở thành lẽ sống, điều kiện tiên quyết cho sự tồn vong của dân tộc. Ở Việt Nam, đoàn kết yếu tố xuất phát từ cội nguồn anh, em miền núi, miền biển; đoàn kết tất cả các dân tộc, các tôn giáo, không phân biệt già, trẻ, gái, trai; không phân biệt giàu, nghèo, nghề nghiệp, vùng miền đang sinh sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh đó khỏi quỏt: “Đoàn kết là một truyền thống quý bỏu của dõn tộc Việt Nam…”. Người khẳng định “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết đã trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc, một động lực mạnh mẽ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. 1.1.6. Truyền thống hiếu học - tính đặc thù trong truyền thống của dân tộc Việt Hiếu học, ham học, ham hiểu biết và kớnh trọng thầy là một truyền thống quý bỏu của dõn tộc Việt Nam. Có thể khẳng định, ngay từ xa xưa con người đã sớm nhận thức được học hành không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của mỗi cá nhân. Chính vì vậy,
  20. người xưa thường nói: "Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo" (Viên ngọc không mài dũa thì không thành đồ dùng được, con người không học thì không biết đạo) và: "Hiếu nhân, bất hiếu học kỳ tế dã ngu" (Kể cả những người mong muốn làm điều nhân đức chí thiện nhưng không học thì cũng bị sự ngu dốt che lấp đi). Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục, với truyền thống hiếu học, tôn trọng hiền tài, nên ngay từ xưa, ông cha ta đã biết chăm sóc, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) là kiểu trường đại học quốc lập đầu tiên ở Việt Nam được thành lập, để đào tạo nhân tài. Trong bia tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, hiệu Đại Bảo thứ ba năm 1442 ở Văn Miếu (Hà Nội) còn ghi: Hiền tài là nguyên khí của Nhà nước, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy, cho nên các đấng thánh đế minh vương không ai không chăm lo việc gây dựng nhân tài, bồi đắp nguyên khí. Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới - luôn luôn quan tâm và coi trọng giáo dục. Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người cũng chỉ phấn đấu cho một mục đích tối cao là làm sao để "ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Bác đã đặt hy vọng vào lớp trẻ mai sau, Bác nói: "Non sông ta có trở nên t ươi đẹp hay không, dân tộc ta có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc, năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em" (Thư gửi học sinh cả nước, tháng 9/1945). Cách mạng tháng Tám thành công, dân tộc ta bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do. Mọi công dân đều có điều kiện bình đẳng để thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ học tập. Mọi tầng lớp người Việt Nam đã hăng hái tham gia chiến đấu và học tập theo lời kêu gọi của Đảng của Bác Hồ. Tháng 10-1945, Chính phủ thành lập "Hội đồng cố vấn học chính" để nghiên cứu chương trình cải cách giáo dục. Từ đó, ngành giáo dục nói chung, giáo dục đào tạo đại học, cao đẳng nói riêng, của đất nước ta ngày càng phát triển. Trong văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đã nhấn mạnh:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2