Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay
lượt xem 10
download
Mục đích nghiên cứu: Làm rõ các mặt biểu hiện thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần giúp cho học sinh hình thành thái độ tích cực hơn đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay
- 1 Ọ QUỐ N TRƢỜN Ọ O Ọ V N NV N ----------------------- N UYỄN T Ị M N T Á Ủ Ọ SN TRUN Ọ P Ổ T ÔN Ố VỚ P ƢƠN P ÁP TỔ Ứ ẢN D Y MÔN ÁO DỤ Ớ TÍN ỆN N Y Chuyên ngành: Tâ m lý học Mã số : 60 31 04 01 LUẬN V N T SĨ T M LÝ Ọ Ngƣời hƣớng dẫn: P S.TS. ặng T hanh Nga ƣớng dẫn khoa học: P S.TS. ặng Thanh Nga N i – 2015
- Ọ QUỐ N TRƢỜN Ọ O Ọ V N NV N ----------------------- N UYỄN T Ị M N T Á Ủ Ọ SN TRUN Ọ P Ổ T ÔN Ố VỚ P ƢƠN P ÁP TỔ Ứ ẢN D Y MÔN ÁO DỤ Ớ TÍN ỆN N Y huyên ng nh: Tâm lý học Mã số: 60 31 04 01 Mã số : 61 04 01 LUẬN V N T SĨ T M LÝ Ọ Ngƣời hƣớng dẫn: P S.TS. ặng T hwowhjhjhhhhhhẫn khoa học: P S.TS. ặng Thanh Nga Người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Thanh Nga N i - 2015
- LỜ ẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô PGS.TS. Đặng Thanh Nga đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết báo cáo luận văn Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận. Em chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường trung học phổ thông Nam Đàn I đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình em thực hiện luận văn.
- LỜ M O N Tôi xin cam đoan luận văn này là do tôi thực hiện. Các trích dẫn và tài liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao trong độ hiểu biết của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà nội. Ngày tháng năm 2015 Người cam đoan Nguyễn Thị Kim Anh
- MỤ LỤ MỞ ẦU ........................................................................................................ 1 hƣơng 1. Ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ T Á Ủ Ọ SN TRUN Ọ P Ổ T ÔN Ố VỚ P ƢƠN P ÁP TỔ Ứ ẢN D Y MÔN ÁO DỤ Ớ TÍN .......................................................... 7 1.1 Tình hình nghiên cứu về thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn học giáo dục giới tính .......................... 7 1.1.1. Những nghiên cứu về thái độ ................................................................ 7 1.1.2. Khái quát những nghiên cứu về thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính. ....... 11 1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 13 1.2.1. Khái niệm thái độ ................................................................................ 13 1.2.2. Khái niệm học sinh trung học phổ thông ............................................ 19 1.2.3. Khái niệm giới tính và phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính ......................................................................................................... 22 1.2.4. Thái độ của học sinh đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính................................................................................................... 25 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính .................. 29 1.3.1. Các yếu tố chủ quan ............................................................................ 29 1.3.2. Các yếu tố khách quan ........................................................................ 30 Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................ 33 hƣơng 2. TỔ Ứ V P ƢƠN P ÁP N ÊN ỨU ................ 34 2.1. Nghiên cứu lý luận ................................................................................. 34 2.1.1. Mục đích nghiên cứu lý luận ............................................................... 34 2.1.2. Nội dung nghiên cứu lý luận ............................................................... 34 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 35
- 2.2. Nghiên cứu thực tiễn .............................................................................. 35 2.2.1. Giai đoạn thiết kế bảng hỏi ................................................................. 35 2.2.2. Giai đoạn điều tra thử .......................................................................... 37 2.2.3. Giai đoạn điều tra chính thức .............................................................. 38 2.2.4. Giai đoạn xử lý kết quả ....................................................................... 41 Tiểu kết chương 2.......................................................................................... 43 Chƣơng 3. ẾT QUẢ N ÊN ỨU T Á Ủ Ọ SN TRUN Ọ P Ổ T ÔN Ố VỚ P ƢƠN P ÁP TỔ Ứ ẢN D Y MÔN ÁO DỤ Ớ TÍN .......................................... 44 3.1. Thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính thể hiện ở mặt nhận thức ......................... 44 3.1.1. Nhận thức của học sinh trung học phổ thông đối với kiến thức môn giáo dục giới tính................................................................................................... 44 3.1.2. Nhận thức của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay .......................................... 52 3.2. Thái độ của học sinh đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính biểu hiện ở mặt xúc cảm – tình cảm ........................................ 55 3.3. Thái độ của học sinh đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính biểu hiện ở mặt hành vi............................................................ 59 3.4. Tổng hợp các mặt biểu hiện thái độ của học sinh đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính. ........................................................ 64 3.5. Một số yếu tố ảnh hưởng tới thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính. ....................... 65 3.5.1. Sự khác biệt giới tính trong thể hiện thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính. ....... 65 3.5.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của học sinh đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính ............................................ 67
- Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 71 ẾT LUẬN V ẾN N Ị .................................................................... 72 D N MỤ T L ỆU T M ẢO ................................................... 72 P Ụ LỤ .................................................................................................... 76
- D N MỤ Á Ữ Á V ẾT TẮT Giáo dục giới tính GDGT Trung học phổ thông THPT Học sinh HS Giáo viên GV
- D N MỤ Á BẢN B ỂU Bảng 2.1: Đặc điểm của khách thể nghiên cứu ............................................... 39 Bảng 2.2. Quy ước tính điểm cho thang đo .................................................... 39 Bảng 2.3. Cách tính mức độ của thang đo ...................................................... 40 Bảng 3.1. Mức độ nhận thức về nội dung của môn học giáo dục giới tính .... 47 Bảng 3.2. Vai trò của giáo dục giới tính ......................................................... 49 Bảng 3.3. Mong muốn về hình thức học tập ................................................... 54 Bảng 3.4. Mức độ biểu hiện tình cảm của học sinh đối với hình thức học tập những kiến thức về giáo dục giới tính............................................................. 56 Bảng 3.5. Mức độ hài lòng khi tham gia vào các buổi học giáo dục giới tính .......... 58 Bảng 3.6. Mức độ chủ động của bản thân khi tham gia vào những buổi học về giáo dục giới tính ............................................................................................. 60 Bảng 3.7. Mức độ thường xuyên thực hiện các hành động trao đổi với giáo viên trong các buổi học ................................................................................... 62 Bảng 3.8. Tổng hợp thái độ của học sinh đối với phương pháp giảng dạy môn giáo dục giới tính ............................................................................................. 64 Bảng 3.9. Sự khác biệt trong thể hiện thái độ giữa học sinh nam và nữ ........ 65 Bảng 3.10. Lý do tham gia vào môn học giáo dục giới tính ........................... 67 Bảng 3.11. Các yếu tố ảnh hưởng tới thái độ của học sinh............................. 68
- D N MỤ B ỂU Ồ Biểu đồ 3.1: Mức độ cần thiết của việc giáo dục giới tính cho học sinh ........ 44 Biểu đồ 3.2. Các mặt biểu hiện của thái độ..................................................... 64
- MỞ ẦU 1. Lý do chọn đề tài Không chỉ trước đây, mà ngày nay vấn đề học tập ngày càng có vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển đất nước. Mục đích của giáo dục là giúp người học tự trang bị cho mình những kiến thức khoa học, kiến thức xã hội nhằm có những định hướng đúng trong tương lai. Việc hình thành thái độ cho người học là nhiệm vụ cần thiết trên cả việc cung cấp những tri thức và rèn luyện các kỹ năng. Bởi thái độ của người học quyết định đến kết quả nhận thức của người đó về vấn đề mình được đào tạo, được truyền dạy. Có thể thấy thái độ là nhân tố chủ quan quy định hiệu quả của hoạt động học tập, nó là mục đích và là điều kiện của hoạt động học tập trên tất cả các môn học, các lĩnh vực khoa học. Từ lâu giáo dục giới tính là môn học được quan tâm nhiều ở một số nước trên thế giới. Chương trình giáo dục giới tính chuyên biệt đã được thực hiện từ rất sớm ở nhiều quốc gia. Tại các nước như Australia, Mỹ, Anh.... cha mẹ có buổi nói chuyện với con về chủ đề này, cởi mở trong quan hệ giao tiếp. Ngay từ khi còn học tiểu học trẻ đã có những chương trình đề cập đến vấn đề cơ bản, như quan hệ tình dục, tránh thai, sức khỏe sinh sản, nhu cầu và bản năng tình dục theo lứa tuổi. Ở Hà Lan, Anh, Mỹ, trẻ em được trang bị khá đầy đủ về kiến thức có liên quan đến giới tính, tình dục. Gần hơn là Philippines việc trẻ em biết về cấu tạo cơ thể mình từ lúc mẫu giáo, biết cách ứng xử với bạn khác giới, biết cả vùng cấm trên cơ thể mà người lạ không được xâm phạm. Và đương nhiên, chuyện về quan hệ nam nữ cũng được biết từ tiểu học. [42] Trong khi đó ở châu Á mọi người vẫn cho rằng giáo dục giới tính là vấn đề tế nhị và riêng tư. Với văn hóa truyền thống Á Đông, nhiều bậc phụ huynh khá e ngại khi con hỏi đến giới tính. Nhưng cuộc sống hiện đại, 1
- Internet phủ sóng khắp nơi, những đứa trẻ luôn kè kè smartphone thì độ rủi ro càng cao. Ở Việt Nam với nhiều dự án VIE, từ những năm 1990 trở lại đây, một số chương trình giáo dục giới tính dành cho học sinh đã được thử nghiệm. Thay vì học tiết sinh học như bình thường thì giáo viên có thể lồng ghép để học sinh hiểu về vấn đề giới tính một cách khoa học, hướng dẫn những biện pháp bảo vệ sức khỏe cho bản thân để tránh những bệnh lây qua đường tình dục. Do chưa phải là một môn học chính thức nên phương pháp giảng dạy môn này vẫn đang còn nhiều bất cập. Chính phương pháp tổ chức giảng dạy chưa phù hợp, chưa khoa học nên các em học sinh khi tiếp thu kiến thức của môn học vẫn đang còn mang nhiều thiếu sót. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều hậu quả đau lòng, đáng tiếc xẩy ra. [42] Chúng ta đã biết tuổi vị thành niên nói chung, học sinh phổ thông trung học nói riêng rất cần có nhận thức đúng đắn về giới tính, tình yêu và hơn hết rất cần được trang bị những kiến thức về giới, tình dục cũng như các biện pháp tránh thai. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là sự xuất hiện của nhiều thứ văn hóa phẩm không lành mạnh có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ ở lứa tuổi vị thành niên. Theo số liệu cuộc tổng điều tra dân số năm 1999 ở nước ta vị thành niên chiếm 22.7% dân số và hiện nay vấn đề vị thành niên có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ngày càng tăng, đặc biệt là các vùng đang phát triển và các thành phố lớn. Tại Việt Nam, tỷ lệ nạo hút thai trong vị thành niên - thanh niên và nguy cơ lây nhiễm HIV cùng các bệnh lây truyền qua đường tình dục có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo thống kê mới của hội Kế hoạch hóa gia đình thì Việt Nam là 1 trong 3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Tỷ lệ nạo phá thai trung bình ở nước ta: 1,2 – 1,6 ca triệu/năm; là 1 trong 5 nước 2
- dẫn đầu thế giới, đáng chú ý là tỷ lệ các ca nạo hút thai ở độ tuổi từ 15- 19, trong đó 60 - 70% là học sinh, sinh viên. Theo thống kê của bệnh viện Phụ Sản Trung ương cung cấp, tính trong năm 2009, bệnh viện đã giải quyết 5000 trường hợp thai nhi từ 5 - 12 tuần tuổi bằng phương pháp hút chân không. Trong đó 28% là số ca bệnh nhân dưới 24 tuổi, bác sĩ cho biết thêm có tới 3% số ca vị thành niên có tiền sử từ 2 lần. Cũng trong năm 2009, Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội đã giải quyết 17.241 trường hợp, trong đó có 31, 3% bệnh nhân dưới 24 tuổi với 5403 ca. Chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2010 ở đây đã tiến hành thủ thuật cho 60/1730 ca dưới 19 tuổi. Tuy nhiên theo một số bác sĩ tư vấn và theo dõi, con số này thực tế còn có thể lớn hơn vì các em thường đội tuổi lên để không phải nhờ người bảo lãnh. Theo số liệu chính thức về điều tra quốc gia về thanh niên và vị thành niên thì có tới 7,6 % số vị thành niên – thanh niên có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Tuổi quan hệ tình dục trung bình đầu tiên của thanh niên Việt Nam là 19,6 tuổi và có tới 66,7% con trai chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân. Năm 2009, báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS có tới 144.483 người nhiễm HIV. Số người nhiễm HIV chủ yếu ở 2 thành phố: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Số tuổi nhiễm HIV/AIDS ở Hà Nội ngày càng trẻ hóa: 75% tổng số người có tuổi đời dưới 30 tuổi mà con đường lây nhiễm chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn. Gõ từ khóa “có cần thiết phải giáo dục giới tính cho trẻ” trên trang Google có đến gần 5,1 triệu kết quả cho thấy sự quan trọng, cấp thiết của giáo dục giới tính hiện nay. Cũng trên trang này có hơn 8,2 triệu kết quả thể hiện các ý kiến, góp ý về độ tuổi bắt đầu thực hiện việc giáo dục giới tính. Rõ ràng giáo dục giới tính là vấn đề đang được quan tâm, và có tầm quan trọng đối với lứa tuổi học sinh hiện nay. Vì vậy, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài: "Thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay”. 3
- 2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ các mặt biểu hiện thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần giúp cho học sinh hình thành thái độ tích cực hơn đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay. 3. ối tƣợng v khách nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính. 3.2. Khách thể nghiên cứu 3.2.1. Khách thể chính 50 em điều tra thử. 397 em học sinh điều tra chính thức (Học sinh lớp 10. Học sinh lớp 11 và học sinh lớp 12) 03 em phỏng vấn sâu. Tổng số khách thể nghiên cứu là: 450 học sinh 3.2.2. Khách thể phụ. Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu được tốt hơn và mang tính khách quan khoa học hơn, chúng tôi cũng lựa chọn ra nhóm đối tượng khách thể phụ tiến hành điều tra. Cụ thể là: 10 thầy cô giáo điều tra là các thầy cô giáo làm công tác quản lý và các thầy cô giáo làm công tác giảng dạy. 4. iả thuyết nghiên cứu Học sinh có thái độ chưa tích cực đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay. Thái độ đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn học này có sự khác nhau giữa các em học sinh nam và học sinh nữ. 4
- 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính. Đồng thời tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến thái độ này của các em đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính. Tiến hành khảo sát thực trạng về thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới thái độ đó. Đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp học sinh hình thành thái độ tích cực hơn đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính. 6. Phạm vi nghiên cứu Học sinh THPT trên địa bàn huyện Nam Đàn là đối tượng rất rộng. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này,chúng tôi không thể tiếp cận với tất cả để điều tra mà chủ yếu điều tra, khảo sát học sinh ở một trường trên địa bàn huyện Nam Đàn có số lượng học sinh đông nhất. Trường được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu là Trường trung học phổ thông Nam Đàn 1. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu; - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân; - Phương pháp phỏng vấn sâu; - Phương pháp chuyên gia; - Phương pháp thống kê toán học. 8. ấu trúc của luận văn. - Phần mở đầu: Nêu khái quát các vấn đề chung của đề tài 5
- - Chương 1: Cơ sở lý luận về thái độ của học sinh đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính - Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về thái độ của học sinh THPT đối với phương pháp tổ chức giảng dạy môn giáo dục giới tính hiện nay - Kết luận và kiến nghị 6
- hƣơng 1 Ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ T Á Ủ Ọ SN TRUN Ọ P Ổ T ÔN Ố VỚ P ƢƠN P ÁP TỔ Ứ ẢN D Y MÔN ÁO DỤ Ớ TÍN 1.1 Tình hình nghiên cứu về thái đ của học sinh trung học phổ thông đối với phƣơng pháp tổ chức giảng dạy môn học giáo dục giới tính 1.1.1. Những nghiên cứu về thái độ 1.1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Người đầu tiên nghiêu cứu về thái độ là A.Ph. Lagiurxki (1874 - 1917). Ông chủ yếu nghiên cứu các khái niệm thái độ chủ quan ở con người với môi trường. Các khái niệm đó được ông tổng kết trong các tác phẩm của mình như: Chương trình nghiên cứu nhân cách trong mối quan hệ với môi trường (1912), Tâm lý học đại cương và thực nghiệm (1912), bút ký khoa học về tính cách (1916), phân loại nhân cách (1917,1924). Theo ông, đời sống tâm lý thực của con người được chia làm hai lĩnh vực. - Thứ nhất là cái tâm lý bên trong: Là cái cơ sở bẩm sinh của nhân cách, bao gồm khí chất, tính cách và một loạt đặc điểm tâm lý khác. - Thứ hai là cái tâm lý bên ngoài: Là hệ thống thái độ của nhân cách với môi trường xung quanh. Như vậy, theo ông thì thái độ là sự biểu hiện ra bên ngoài của cái tâm lý, phản ứng với cái tác động của môi trường xung quanh. Ông đặc biệt quan tâm thái độ của con người đối với lao động, với nghề nghiệp, với sở hữu người khác và với xã hội [Dẫn theo 5,tr.12]. Vào năm 1964 nhà tâm lý học nhân cách người Mỹ là J.P.Guil Ford đã đưa ra định nghĩa về thái độ dựa trên quan điểm cho rằng nhân cách bao gồm bảy khía cạnh tạo nên một cấu trúc độc đáo. Bảy khía cạnh đó là: năng lực, khí chất, giải phẫu, hình thái, nhu cầu, hứng thú và thái độ. Và ông đã định 7
- nghĩa “thái độ là những cử chỉ, phong thái, ý nghĩa liên quan đến những hoàn cảnh xã hội” [Dẫn theo18,tr.9] Trước đó, A.Kosakowski và J.Lompcher vào năm 1935 đã đưa ra một định nghĩa mới về thái độ “thái độ là sự sẵn sàng phản ứng tích cực hay tiêu cực đối với một đối tượng hay một biểu tượng trong môi trường” [Dẫn theo 9,tr.11] Sau này nhà tâm lý học T.M. Newcom cho rằng: “thái độ chính là một thiên hướng hành động, tư duy nhận thức, cảm nhận của cá nhân tới một đối tượng hay sự việc có liên quan” [4.tr,318] Thuật ngữ Thái độ cũng được các nhà khoa học Liên xô cũ quan tâm nghiên cứu. Những nghiên cứu về thái độ của Liên xô được bắt đầu từ rất sớm. Nhà tâm lý học Xô Viết V.N.Miaxiseu (1892 - 1973) nghiên cứu vấn đề thái độ trên lập trường quan điểm của một nhà tâm lý học hoạt động. Ông đã xây dựng nên "học thuyết thái độ nhân cách". Đây là học thuyết tổng hợp các khái niệm về mặt lý luận. Ông cho rằng thái độ mang tính giá trị chủ quan đối với hiện thực khách quan. Hệ thống thái độ được hình thành theo cơ chế chuyển dịch "từ ngoài vào trong" thông qua kinh nghiệm tác động qua lại với người khác trong điều kiện xã hội mà chủ thể đang sống và sinh hoạt. Cũng theo ông, thái độ nhân cách quyết định đặc điểm cảm xúc, việc tri giác hiện thực khách quan và cũng như sự phản ứng trong hành vi với những tác động từ bên ngoài. Miaxisev còn đề cập đến việc phân loại thái độ, theo ông thái độ bao gồm hai loại: thái độ tích cực và thái độ tiêu cực. Các thái độ này biểu hiện trong quan hệ với người xung quanh là cơ sở hình thành nên thái độ tương ứng trong nhân cách con người. V.N.Miaxisev cho rằng tất cả các hoạt động tâm lý hiểu theo nghĩa rộng có thể xem như một dạng nào đó của thái độ, việc mở rộng quan niệm như vậy là thiếu cơ sở khoa học. Nhưng có thể 8
- khẳng định học thuyết thái độ nhân cách có những đóng góp lớn làm cơ sở cho việc nghiên cứu thái độ theo quan điểm hoạt động [Dẫn theo 21,tr10] Trong những năm cuối thế kỷ XX nhà tâm lý học người Nga B.Ph.Lomov cũng đã để cập đến khái niệm thái độ chủ quan của nhân cách. Tác giả cho rằng, khái niệm "tâm thế " "ý thức cá nhân" là những khái niệm có liên quan và cùng loại với nhau, nó phản ánh những khía cạnh khác nhau của thái độ. Ông còn khẳng đính tính nhiều chiều, nhiều tầng và cơ động của thái độ chủ quan trong một hệ thống phức tạp được gọi là "không gian chủ quan đa chiều", trong đó mỗi chiều đó không gian tương ứng với một thái độ chủ quan cụ thể. Cũng theo ông, phương thức hình thành thái độ chủ quan thông qua giao tiếp, ông cho rằng cũng có thể xẩy ra mâu thuẫn giữa giao tiếp và hoạt động. Nhưng chính việc giải quyết mâu thuẫn này bảo đảm cho cá nhân chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác của cuộc sống. Trên cơ sở những đề xuất, quan điểm nghiên cứu nhân cách, trong đó có thái độ chủ quan của cá nhân, B.Ph.Lomov đã vạch ra cơ sở khoa học, phương pháp luận cho việc nghiên cứu thái độ. Khái niệm thái độ lần đầu tiên được đặt ra trong tâm lý học phương Tây bởi W.I. Thomas và F.Znaniecki vào năm 1918 và từ đó thái độ được đặt vào trọng tâm của các nhà khoa học. Ở đây, vấn đề nghiên cứu khái niệm thái độ được diễn ra với các thời kỳ nhất định. Thời kỳ đầu tiên keo dài từ năm 1918 đến chiến tranh thế giới thứ 2: trong thời kỳ này, hai tác già là W.I.Thomas và F.Znaniecki đã khởi đầu cho việc nghiên cứu thái độ của những người dân Ba Lan khi họ đi di cư sang Mỹ. Biểu hiện ở sự thích nghi của họ với môi trường mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn này các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu định nghĩa, cấu trúc chức năng của thái độ cũng như nghiên cứu mối quan hệ của nó với hành vi. Đáng kể nhất của thời kỳ này là công trình nghiên cứu thực nghiệm phát hiện ra "nghịch lý La Pier " biểu 9
- thị sự không nhất quán giữa nhận thức và hành vi. Thời kỳ thứ hai kéo dài suốt từ chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối những năm 1950. Khác với thời kỳ trước đó, ở thời kỳ này các nhà khoa học tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu tìm hiểu, lý giải những hoài nghi về vai trò của thái độ trong việc chi phối hành vi (Các tác giả đáng lưu tâm trong thời kỳ này đó là H. Trianodis, J.Traver, H.Fillmore…). Trong thời kỳ này, do điều kiện chiến tranh cùng vời việc bế tắc trong công việc lý giải các nghịch lý này sinh trong quá trình nghiên cứu mà các công trình nghiên cứu trở trên giảm sút. Một số tác giả nổi lên trong thời kỳ này đáng để lưu tâm là Likerk, Sank, G.Allport, J.Bruner…[Dẫn theo 22,tr.9]. Thời kỳ tiếp theo là từ cuối những năm 1950 đến nay. Có thể nói rằng đây là thời kỳ bùng nổ về nghiên cứu thái độ ở các nước Phương Tây. Vấn đề thái độ có vị trí xứng đáng trong tâm lý học xã hội. Cũng như ở những thời kỳ trước, khi nghiên cứu vấn đề thái độ trong thời kỳ này chủ yếu tập trung vào nghiêu cứu định nghĩa thái độ, cấu trúc và chức năng của nó. Tuy nhiên các nhà khoa học đã có những bước tiến mới hơn và tiến bộ hơn khi nghiên cứu chúng. Nhiều học thuyết mới được hình thành trong thời kỳ này nhằm phục vụ cho việc lý giải các mối quan hệ như học thuyết "tự thể hiện mình (Parye Beny)", học thuyết bất đồng nhận thức giữa thái độ và hành vi (Leon Festinger)…. Một điểm chung trong việc nghiên cứu thái độ ở phương Tây là nhằm giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống như tiếp thị, tuyên truyền, vận động tranh cử, bảo vệ môi trường…Tuy là có bước tiến mới song các nhà khoa học phương tây vẫn vấp phải những khó khăn nhất định. Như vậy, có thể thấy rằng khi định nghĩa về thái độ cần phải chọn tiêu chí chức năng làm điểm tựa. Trong tâm lý học Macxit thì có thể thấy chức năng của thái độ thể hiện trong hoạt động hợp tác. Trong tâm lý học xã hội Mỹ thì một số tác giả đề cập đến khía cạnh nhận thức. Những quan điểm về 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 367 | 100
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
92 p | 503 | 98
-
Luân văn Thạc sĩ Tâm lý học: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
129 p | 540 | 87
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh
82 p | 491 | 81
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
107 p | 437 | 79
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng tại doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh
119 p | 331 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
93 p | 307 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh
197 p | 268 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất trường Sĩ quan Lục quân 2
133 p | 296 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại học An ninh Nhân dân
178 p | 217 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại TP. Hồ Chí Minh
106 p | 161 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch
103 p | 188 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: So sánh một số khái niệm trong Tâm lý học và Duy thức học
67 p | 155 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ thanh niên công nhân khu công nghiệp Sóng Thần tỉnh Bình Dương
143 p | 171 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên Phân viện miền Nam, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
103 p | 142 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự
124 p | 163 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Năng lực quản lý nhân sự của giám đốc doanh nghiệp nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh
104 p | 127 | 19
-
Luân văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lý học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa- Vũng Tàu
115 p | 152 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn