intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam và những giải pháp phát triển

Chia sẻ: Nguyen Van Tien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:45

286
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế Thế Giới gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa thực sự rõ ràng, các nền kinh tế lớn trên Thế Giới cũng đều không mấy khả quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam và những giải pháp phát triển

  1. Đề án lý thuyết tài chính - tiền tệ Tạ Văn Tuấn - CQ524092 LỜI MỞ ĐẦU Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế Thế Giới gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa thực sự rõ ràng, các nền kinh tế lớn trên Thế Giới cũng đều không mấy khả quan. Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của khủng hoảng trên, kinh tế khó khăn, lạm phát và thất nghiệp tăng cao…Đồng thời hệ thống Ngân hàng trong nước cũng gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian này. Tình trạng nợ xấu vẫn chưa có biện pháp giải quyết, đồng thời những khó khăn trong việc huy động vốn và sự mất cân đối kỳ hạn vốn khiến nhiều Ngân hàng không thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nhiều DN. Mà năm 2013 theo dự đoán tiếp tục sẽ là năm khó khăn đ ối với c ả nền kinh tế và hệ thống Ngân hàng. Do đó ngoài nguồn vốn vay từ các NHTM, các DN cần tìm cho mình những ngồn vốn thích hợp khác. Một trong những nguồn vốn mà DN có thể xem xét đến là huy động vốn qua kênh thị trường TPDN. Thị trường trái phiếu nói chung và TPDN nói riêng là một trong những kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Thực tế đã chứng minh, nhiều nước trên Thế giới đã rất thành công trong phát triển thị trường trái phiếu mà trọng tâm là thị trường TPDN. Ở Việt Nam, mặc dù trong những năm gần đây thì thị trường trái phiếu cũng đã có nững nét khởi sắc nhưng so sánh tương quan với các nước cùng trình độ phát triển trong khu vực và trên Thế giới thì thị trường TPDN Việt Nam vẫn chưa phát triển đúng tầm. Do đó em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam và những giải pháp phát triển”. Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản của thị trường TPDN và thực trạng phát triển trong thời gian qua. Đồng thời trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn đã nêu, em xin đưa ra một số giải pháp hy vọng có thể giúp thị trường TPDN Việt Nam phát triển đúng tầm của mình. Kết cấu của đề tài gồm 3 phần:  Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về thị trường trái phiếu doanh nghiệp  Chương 2: Thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam  Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam 1
  2. Đề án lý thuyết tài chính - tiền tệ Tạ Văn Tuấn - CQ524092 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về trái phiếu 1.1.1. Khái niệm Trái phiếu (Bond) là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định. Người phát hành có thể là DN, một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước, chính quyền địa phương… Người mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc DN hoặc chính phủ. Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái phiếu hoặc không được ghi. Trái phiếu được đặc trưng bởi: • Mệnh giá trái phiếu: là giá trị danh nghĩa được thể hiện trên trái phiếu mà tổ chức phát hành cam kết sẽ hoàn trả cho người sở hữu trái phiếu vào ngày đáo hạn. • Lãi suất trái phiếu: mỗi trái phiếu đều có một mức lãi suất mà tổ chức phát hành cam kết sẽ thanh toán cho chủ sở hữu trái phiếu một số tiền lãi vào một ngày xác định hoặc có thể theo định kỳ. Trái phiếu phát hành với mức lãi suất danh nghĩa được xác định bởi điều kiện thị trường tại thời điểm chào bán trái phiếu. Lãi suất thường được công bố theo tỉ lệ phần trăm (%) so với mệnh giá của trái phiếu. Số tiền lãi trái phiếu được tính bằng mệnh giá trái phiếu nhân với lãi suất trái phiếu. • Giá trái phiếu: đây là số tiền thực tế NĐT bỏ ra để được quyền sở hữu trái phiếu. Trái phiếu có thể được mua bằng mệnh giá, cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá. Dù vậy tiền lãi trả cho trái chủ luôn được xác định trên mệnh giá của trái phiếu; đồng thời, trái chủ sẽ được hoàn trả vốn gốc ban đầu bằng với mệnh giá trái phiếu vào ngày đáo hạn. • Thời hạn của trái phiếu: là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày người phát hành hoàn trả vốn lần cuối. Trái phiếu có thời hạn khác nhau, trái phiếu trung hạn có thời gian từ 1 năm đến 5 năm, trái phiếu dài hạn, có thời gian từ 5 năm trở lên… • Kỳ trả lãi: là khoảng thời gian người phát hành trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu. Lãi suất trái phiếu được xác định theo năm, nhưng việc thanh toán lãi suất trái phiếu có thể theo định kỳ hoặc trả cả lãi và gốc một lần khi đến hạn. 1.1.2. Đặc điểm và phân loại 1.1.2.1. Đặc điểm Một trái phiếu thường có những đặc điểm chủ yếu sau: - Chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ có công ty, mà còn có Chính phủ Trung ương và Chính phủ địa phương. 2
  3. Đề án lý thuyết tài chính - tiền tệ Tạ Văn Tuấn - CQ524092 - Người mua trái phiếu chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền và là chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu. Khác với người mua cổ phiếu là người chủ sở hữu công ty. - Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trước hết công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các trái chủ trước, sau đó mới chia cho các cổ đông. 1.1.2.2. Phân loại a) Căn cứ vào chủ thể phát hành có: - TPCP: Chính phủ phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế, xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình. Chính phủ luôn được coi là Nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường; Vì vậy, TPCP được coi là loại chứng khoán có ít rủi ro nhất. - TPDN: là những trái phiếu do DNNN, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và các định chế tài chính khác như Ngân hàng, công ty tài chính… phát hành để tăng vốn hoạt động. TPDN có nhiều loại và rất đa dạng. b) Căn cứ vào lãi suất của trái phiếu có: - Trái phiếu có lãi suất cố định: là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá. - Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi): là loại trái phiếu mà lợi tức được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu. - Trái phiếu có lãi suất bằng không: là loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn. c) Căn cứ vào thời hạn trái phiếu có: - Trái phiếu ngắn hạn: có thời hạn dưới 1 năm (Ví dụ như: tín phiếu kho bạc). - Trái phiếu trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm. - Trái phiếu dài hạn: có thời hạn từ trên 5 năm trở lên. - Trái phiếu vĩnh viễn (Perpetual bond hay Perpetual hay gọi ngắn gọn chỉ là Perp) là trái phiếu không có ngày đáo hạn. Loại trái phiếu này không phổ biến ở Mỹ, nhưng cũng phổ biến ở một số nước như Anh Quốc (công trái hợp nhất - Consols), ở Pháp (Công trái thực lợi - Rentes). d) Căn cứ vào mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành có: 3
  4. Đề án lý thuyết tài chính - tiền tệ Tạ Văn Tuấn - CQ524092 - Trái phiếu bảo đảm: là loại trái phiếu mà người phát hành dùng một tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán, thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền người phát hành còn nợ. Trái phiếu bảo đảm thường bao gồm một số loại chủ yếu như: trái phiếu có tài sản cầm cố và trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ. - Trái phiếu không bảo đảm: là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành. e) Căn cứ vào hình thức trái phiếu có: - Trái phiếu vô danh: là loại trái phiếu không ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền lợi. - Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành. f) Căn cứ vào tính chất trái phiếu có: - Trái phiếu có thể chuyển đổi: là loại trái phiếu của công ty cổ phần mà trái chủ được quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó. Việc này được quy định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi mua trái phiếu. - Trái phiếu kèm quyền mua cổ phiếu: là loại trái phiếu có kèm theo phiếu cho phép trái chủ được quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu của công ty. - Trái phiếu có thể mua lại: là loại trái phiếu cho phép nhà phát hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán. g) Căn cứ theo phạm vi lưu thông có: - Trái phiếu quốc nội. - Trái phiếu quốc tế. Có thể còn có nhiều cách phân loại trái phiếu khác nữa nhưng bên trên là một số cách phân loại trái phiếu tiêu biểu mà chúng ta có thể hay bắt gặp. 1.2. Trái phiếu doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm Trái phiếu doanh nghiệp (Corporate bond) là một chứng khoán nợ do DN phát hành nhằm huy động vốn trung và dài hạn trên thị trường, quy định nghĩa vụ của người phát hành (DN) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (NĐT hay trái chủ) một khoản tiền xác định trong một thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản vay ban đầu khi nó đáo hạn. 4
  5. Đề án lý thuyết tài chính - tiền tệ Tạ Văn Tuấn - CQ524092 1.2.2. Đặc điểm và phân loại trái phiếu doanh nghiệp 1.2.2.1. Đặc điểm Ngoài những đặc điểm và đặc trưng giống như một trái phiếu nói chung, TPDN có những đặc điểm sau: - Trái chủ không được tham dự vào các quyết định của DN. - Khi DN bị giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước cổ phiếu. Có những điều kiện cụ thể kèm theo, hoặc nhiều hình thức đảm bảo cho khoản vay. - TPDN rất đa dạng và phong phú về chủng loại đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của các NĐT, là nguồn vốn vay chủ yếu cho các DN ở các nước phát triển. - Tiền lãi chưa trả là nợ của DN, do đó có thể gây ra áp lực cho DN đ ến chỗ phá sản. Nhưng đồng thời tiền lãi trái phiếu được tính vào chi phí hợp lý của DN, giúp tiết kiệm được một phần thuế thu nhập doanh nghiệp. Từ những đặc điểm trên ta có thể thấy được những ưu điểm của phương thức huy động vốn bằng TPDN: Thứ nhất, phát hành TPDN sẽ giúp cho các DN huy động được một lượng vốn lớn với chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với vốn cổ phần, đồng thời giới hạn trách nhiệm của DN đối với các khoản nợ khi phát hành trái phiếu cũng ít bị ràng buộc hơn so với khi phát hành cổ phiếu. Chẳng hạn, tại Việt Nam, trong trường hợp tài trợ bằng vốn cổ phần, DN thường cam kết với các cổ đông mức cổ tức vào khoảng 12 – 15%/năm, thậm chí có thể đến mức 20%/năm. Để đạt được mức cổ tức như vậy thì lợi nhuận sau thuế của DN phải đạt mức tối thiểu từ 20 – 25% trên vốn chủ sở hữu, trong khi nếu huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu thì mức lãi suất phải trả cho các trái chủ chỉ vào khoảng 9 – 10%/năm. Điều đó xuất phát từ nguyên nhân là mức độ rủi ro khi đầu tư trái phiếu thường thấp hơn so với cổ phiếu. Dù kết quả hoạt động của DN như thế nào thì lợi tức trả cho các trái chủ vẫn được đảm bảo theo đúng định kỳ, trong khi cổ tức thanh toán cho các cổ đông thì lại phụ thuộc vào mức lợi nhuận sau thuế đạt được của DN. Trong trường hợp DN lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản, quyền ưu tiên thanh toán các khoản nợ từ việc thanh lý tài sản còn lại của công ty luôn luôn thuộc về các trái chủ, còn các cổ đông với tư cách là chủ sở hữu DN thì họ có khả năng bị mất một phần hoặc toàn bộ nguồn vốn đầu tư nếu giá trị tài sản DN không còn sau khi đã thanh toán hết cho các chủ nợ. Mặt khác, việc huy động nguồn vốn thông qua phát hành trái phiếu có thể giúp DN giảm được chi 5
  6. Đề án lý thuyết tài chính - tiền tệ Tạ Văn Tuấn - CQ524092 phí sử dụng vốn do lãi suất trả cho các trái chủ được tính vào chi phí của DN nên số thuế thu nhập mà DN phải nộp sẽ được giảm đi, trong khi phần cổ tức thanh toán cho các cổ đông là phần thu nhập còn lại sau khi DN đã nộp thuế. Hay nói cách khác, chi phí sử dụng vốn từ trái phiếu là chi phí không phải chịu thuế còn chi phí vốn cổ phần là chi phí phải chịu thuế. Bên cạnh đó, TPDN là công cụ huy động vốn có thời hạn nên trách nhiệm của DN đối với các trái chủ sẽ được chấm dứt khi trái phiếu đáo hạn, còn cổ phiếu thể hiện đặc tính sở hữu DN một cách lâu dài nên DN phải có trách nhiệm đối với các cổ đông trong suốt thời gian DN tồn tại. Thứ hai, việc tài trợ bằng TPDN có thể tránh được tình trạng pha loãng quyền sở hữu của các cổ đông – là nguyên nhân làm giảm thị giá cổ phiếu, có thể tạo thêm gánh nặng cho các cổ đông hiện hành. Khi phát hành cổ phiếu, sự xuất hiện của các cổ đông mới có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông hiện hữu, lợi ích của họ ít nhiều cũng bị chia sẻ. Hơn nữa, việc xuất hiện của các cổ đông mới đồng nghĩa với khả năng kiểm soát DN bị ảnh hưởng do quyền biểu quyết của các cổ đông tăng lên, trong khi nếu huy động vốn thông qua kênh TPDN thì sẽ hạn chế được tình trạng này, quyền kiểm soát DN sẽ không bị ảnh hưởng. Thứ ba, phát hành TPDN tài trợ thường có lợi hơn so với vốn vay Ngân hàng. Việc huy động vốn thông qua TPDN sẽ đảm bảo cho DN được sử dụng nguồn vốn ổn định và dài hạn hơn so với đi vay Ngân hàng. Nếu các khoản vay Ngân hàng thường là các khoản vay ngắn hạn và bị không chế bởi hạn mức tín dụng thì TPDN lại rất đa dạng về thời hạn và không bị hạn chế về quy mô, tùy vào sự lựa chọn của các DN. Trong một số trường hợp, thông qua kênh phát hành trái phiếu, DN có thể huy động được khối lượng vốn lớn một cách dễ dàng nếu có phương án sử dụng vốn hợp lý và khả thi, đảm bảo được khả năng thanh toán lợi tức và hoàn trả vốn gốc đúng hạn cho các trái chủ. Như vậy, có thể thấy rằng phát hành trái phiếu là hiệu quả hơn trong trường hợp tài trợ cho vốn dài hạn với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu về vốn của DN cho các mục tiêu khác nhau, còn vốn vay Ngân hàng chỉ thật sự phù hợp cho những khoản vay ngắn hạn và có quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, việc tài trợ qua kênh phát hành TPDN cũng có chi phí thấp hơn so với vay vốn Ngân hàng, đặc biệt đối với những DN lớn và có danh tiếng trên thị trường. Danh tiếng, uy tín thương hiệu, kinh nghiệm hoạt động lâu năm sẽ là những đảm bảo giá trị cho 6
  7. Đề án lý thuyết tài chính - tiền tệ Tạ Văn Tuấn - CQ524092 DN trong việc tiếp cận thị trường TPDN với chi phí thấp hơn so với chi phí vốn vay Ngân hàng. Thứ tư, phát hành TPDN đòi hỏi thời gian ít hơn so với đi vay Ngân hàng hoặc phát hành cổ phiếu. Nếu thời gian cần thiết để phát hành trái phiếu từ khâu chuẩn bị đến khi hoàn tất giao dịch chỉ mất bình quân khoảng 8 tuần thì việc đi vay Ngân hàng hay phát hành cổ phiếu sẽ phải mất nhiều thời gian hơn từ khâu chuẩn bị cho đến khi xét duyệt hồ sơ. Hơn nữa, để vay được vốn từ Ngân hàng, các DN phải có báo cáo kế hoạch sử dụng vốn và phương án sản xuất kinh doanh khả thi cụ thể để Ngân hàng thẩm định đồng thời phải có tài sản thế chấp cho những khoản vay đó. Ngoài ra DN còn phải tuân thủ những quy định do Ngân hàng đề ra trong việc sử dụng vốn vay. Như vậy khả năng chủ động trong việc vay và sử dụng vốn của DN sẽ bị giảm sút vì phải phụ thuộc vào sự đánh giá của Ngân hàng cũng như những quy định do các tổ chức tín dụng đề ra. 1.2.2.2. Phân loại Căn cứ vào thời hạn TPDN: khác với trái phiếu nói chung TPDN chỉ có 2 loại thời hạn chính là TPDN trung hạn ( thời hạn từ 1 đến 5 năm) và TPDN dài hạn (thời hạn trên 5 năm). Các cách phân loại còn lại của TPDN cũng giống như cách phân loại trái phiếu nói chung ở trên. Ngoài ra trên thị trường TPDN còn có các loại TPDN khác như: trái phiếu thu nhập (là loại trái phiếu mà việc thanh toán lợi tức tuỳ thuộc vào mức lợi nhuận mà DN đạt được hàng năm và không cao hơn lãi suất ghi trên trái phiếu), trái phiếu chiết khấu (là loại trái phiếu mà lãi không được thanh toán định kỳ và giá bán của nó được xác định dựa vào lãi suất th ị trường ở thời điểm phát hành, thường thấp hơn mệnh giá và trái chủ đ ược nhận lại vốn gốc bằng với mệnh giá tại thời điểm đáo hạn)… 1.3. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp 1.3.1. Khái niệm Thị trường TPDN là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán trao đổi TPDN, nhằm thoả mãn nhu cầu của các đối tượng tham gia trên thị tr ường, đồng thời nó là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ NĐT sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. 1.3.2. Đặc điểm và phân loại thị trường trái phiếu doanh nghiệp 1.3.2.1. Đặc điểm 7
  8. Đề án lý thuyết tài chính - tiền tệ Tạ Văn Tuấn - CQ524092 Chủ thể tham gia thị trường TPDN cũng giống như những chủ thể trên hầu hết các thị trường tài chính, cũng có người đi vay và người cho vay hoặc cả hai tham gia trên thị trường. Trong đó, các tổ chức cá nhân tham gia thị trường TPDN được chia thành ba nhóm chính: nhà phát hành (Issuers), NĐT (Investors) và chủ thể trung gian (Bond brokers). - Nhà phát hành (Issuers): là các DN thực hiện huy động vốn bằng cách phát hành TPDN trên thị trường. Trên thị trường TPDN, các chủ thể phát hành bao gồm các DNNN, công ty cổ phần, công ty TNHH, các định chế tài chính như Ngân hàng, công ty tài chính, … - NĐT (Investors): là những người thực sự mua và bán TPDN trên thị trường nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận trên lợi tức trái phiếu và chênh lệch giá, có thể chia thành 2 loại: + NĐT cá nhân (Indivisuals): những người có vốn tạm thời tham gia mua bán trên thị trường nhằm mục đích lợi nhuận, tuy nhiên các NĐT cá nhân luôn phải lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với khả năng cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của mình. + NĐT tổ chức thường xuyên mua bán TPDN với số lượng lớn, có thể là các NHTM, công ty tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ hưu trì và các quỹ bảo hiểm xã hội…Đầu tư thông qua các tổ chức có ưu điểm nổi bật là có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được quyết định bởi các chuyên gia có kinh nghiệm. - Các chủ thể trung gian: là một trung gian trên thị trường TPDN, có vai trò là cầu nối giữa các NĐT với nhau hoặc giữa NĐT với nhà phát hành. Công ty chứng khoán là tổ chức trung gian thông qua nghiệp vụ môi giới (NĐT với NĐT) và nghiệp vụ phát hành (giữa NĐT với nhà phát hành). - Ngoài ra, còn có các tổ chức liên quan đến thị trường: là những tổ chức giám sát về hoạt động phát hành và kinh doanh chứng khoán nhằm đảm bảo sự hoạt động bình thường, ổn định của thị trường, gồm có: cơ quan quản lý nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, tổ chức lưu ký và thanh toán bù trù chứng khoán, công ty dịch vụ máy tính chứng khoán, các tổ chức tài trợ chứng khoán, công ty định mức tín nhiệm… 1.3.2.2. Phân loại thị trường TPDN Có nhiều cách phân loại thị trường trái phiếu dựa trên những tiêu chuẩn khác nhau, trong phạm vi giới hạn tập trung nghiên cứu về thị trường 8
  9. Đề án lý thuyết tài chính - tiền tệ Tạ Văn Tuấn - CQ524092 TPDN thì ta phân loại thành hai thị trường sơ cấp và thứ cấp. Thị trường TPDN sơ cấp và thứ cấp cũng không khác với thị trường trái phiếu nói chung hay thị trường tài chính thông thường, do đó ta có thể kể đến một số đặc điểm của hai thị trường trên như sau: a) Thị trường sơ cấp Thị trường sơ cấp còn được gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành. Là nơi tập trung diễn ra quá trình mua bán lần đầu đối với các trái phiếu mới phát hành. Vốn từ các NĐT sẽ được chuyển qua nhà phát hành thông qua việc mua bán trái phiếu. b) Thị trường thứ cấp Là thị trường giao dịch các loại trái phiếu nhằm tạo tính thanh khoản cho trái phiếu. Khác với thị trường sơ cấp, tiền bán trái phiếu trên thị trường thứ cấp thuộc về các NĐT và nhà kinh doanh, do đó nếu thị trường thứ cấp có tính thanh khoản càng cao thì sự quan tâm của NĐT đối với thị trường trái phiếu sẽ tăng lên. Đây chính là một trong những điều kiện phát triển thị trường trái phiếu. Xét về phương thức tổ chức và giao dịch, thị trường thứ cấp trái phiếu cũng như TPDN gồm 2 loại: Thứ nhất, thị trường tập trung: đây là thị trường giao dịch trái phiếu theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận tại một địa điểm tập trung là Sở giao dịch chứng khoán. Thứ hai, thị trường phi tập trung (OTC): là loại thị trường không có địa điểm cụ thể, trái phiếu chỉ được giao dịch trực tiếp thông qua các nhà môi giới trái phiếu. Trên thực tế, hầu hết các giao dịch trái phiếu trên Thế giới đều giao dịch thông qua thị trường OTC. Đây là điểm khác biệt giữa thị trường thứ cấp cổ phiếu và thị trường thứ cấp trái phiếu. Sự khác biệt này dẫn đến các kết quả sau: - Phát sinh vấn đề thiếu minh bạch về giá cả, trong khi các tổ chức lớn có được giá từ các nhà giao dịch trái phiếu, còn các NĐT khác thì không được. - Có thể thanh toán bù trừ không áp dụng cho giao dịch trái phiếu. Trước đây, giao dịch trái phiếu được tiến hành chủ yếu tại bàn của nhà môi giới và nó đòi hỏi hoàn tất một số thủ tục đặt lệnh mua hay bán. Những năm gàn đây có sự cải tiến về sử dụng giao dịch trái phiếu điện tử. c) Mối liên hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp: 9
  10. Đề án lý thuyết tài chính - tiền tệ Tạ Văn Tuấn - CQ524092 Thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của thị trường thứ cấp vì đó là nơi cung cấp hàng hóa trái phiếu trên thị trường thứ cấp. Ngược lại, thị trường thứ cấp là động lực, là điều kiện cho sự phát triển của thị trường sơ cấp, vì một khi trái phiếu được phát hành ra trên thị trường, nếu không có một thị trường thứ cấp để lưu hành, mua bán, trao đổi tạo ra tính thanh khoản cho trái phiếu thì khó có thể thuyết phục NĐT bỏ tiền ra mua trái phiếu. Chính việc mua bán, giao dịch trên thị trường thứ cấp làm tăng tốc dòng vốn đầu tư, các NĐT có thể chuyển từ trái phiếu sang tiền mặt. 1.3.3. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp 1.3.3.1. Vai trò của thị trường trái phiếu doanh nghiệp a) Đối với nền kinh tế Thị trường TPDN với tư cách là một kênh huy động vốn trung và dài hạn, tài trợ cho hoạt động sản xuất và tái sản xuất mở rộng; có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. TPDN trở thành công cụ tự do hóa nền kinh tế bởi nó có thể cho phép các chủ thể trong nền kinh tế huy động một cách tự do và trực tiếp nguồn vốn nhàn rỗi từ trong công chúng để đầu tư phát triển. Thị trường TPDN tạo điều kiện cung cấp cho nền kinh tế nguồn vốn dài hạn cho các nhu cầu đầu tư dài hạn cần thiết, đáp ứng theo cả hai tiêu chí về thời hạn sử dụng và chi phí sử dụng vốn phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế; từ đó góp phần điều hòa, nâng cao hiệu quả của việc phân phối và tái phân phối các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế, đồng thời giảm sức ép và sự tập trung đối với hệ thống Ngân hàng. b) Đối với các doanh nghiệp Sự ra đời của thị trường TPDN đã mở ra cho các DN một kênh huy động vốn mới linh hoạt và hiệu quả hơn so với các kênh huy động vốn truyền thống. Khi DN có nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh thì DN có thể phát hành trái phiếu ra thị trường để huy động vốn. Đây là những nguồn vốn được đảm bảo và có khả năng sử dụng dài hạn. Các DN không phải chịu sức ép về thời gian hoàn trả vốn vay như khi vay vốn Ngân hàng, bởi lẽ vốn vay Ngân hàng thông thường là những khoản vay ngắn hạn và có điều kiện trong khi vốn huy động trên thị trường TPDN đều là những khoản vay dài hạn (thường là 5 năm, 10 năm, thậm chí 20 năm). 10
  11. Đề án lý thuyết tài chính - tiền tệ Tạ Văn Tuấn - CQ524092 Mặt khác, trong trường hợp DN có vốn nhàn rỗi và chưa sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì DN hoàn toàn có thể đầu tư vào trái phiếu để tìm kiếm lợi nhuận. Với việc nắm giữ những trái phiếu này, DN có thể chuyển chúng thành tiền mặt trên thị trường thứ cấp khi cần thiết. c) Đối với nhà đầu tư Thị trường TPDN có chức năng chuyển các khoản tiết kiệm thành vốn đầu tư; một mặt huy động nguồn vốn nhàn rỗi tài trợ cho nền kinh tế; mặt khác tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân chưa đủ điều kiện hoạt động kinh doanh có thể đầu tư vốn vào thị trường chứng khoán. Nếu như thị trường TPDN mở ra cho các DN một phương thức tài trợ vốn linh hoạt và hiệu quả thì nó cũng tạo cho các NĐT nhiều cơ hội lựa chọn để đa dạng hóa các loại tài sản trên danh mục đầu tư của mình. Bằng cách mua và nắm giữ những trái phiếu với thời gian đáo hạn rất đa dạng, người đầu tư có thể thu hồi lại số vốn của mình sau một thời hạn 3 năm, 5 năm, 10 năm hay có thể đến 20 năm. d) Đối với thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ Có thể nói thị trường TPDN đã làm đa dạng hóa hình thức huy động vốn trên TTCK, tránh tình trạng tập trung quá vào thị trường cổ phiếu gây mất thế cân bằng giữa thị trường vốn và thị trường nợ trên TTCK. Hơn thế nữa nó còn là một công cụ tài chính hữu hiệu nhất trong việc “nối” TTCK với thị trường tiền tệ - tín dụng trong vai trò “chạy tiếp sức” và làm tăng tính thanh khoản cho TTCK. Thúc đẩy cả TTCK và thị trường tiền tệ phát triển mạnh tránh tình trạng mất cân bằng giữa hai thị trường. Đồng thời làm giảm bớt áp lực lên thị trường cổ phiếu và tín dụng, đặc biệt khi những thị trường này gặp nhiều biến động trong thời gian gần đây. 1.3.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp a) Bất cân xứng thông tin trên thị trường Khi có sự không cân xứng về thông tin, các thị trường tài chính thường phải đối mặt với một thực trạng là những người cho vay không thể biết rõ được về mức độ rủi ro, mức độ tín nhiệm, các dòng lợi nhuận, các cơ hội đầu tư, sự tận tâm trong quá trình sử dụng những đồng vốn vay của người đi vay. Trong hoàn cảnh đó, sự bất cân xứng thông tin sẽ làm nảy sinh các khó khăn: - Lựa chọn đối nghịch: hiện tượng này xảy ra trước khi diễn ra giao dịch, hàm ý là người đi vay có nhiều khả năng tạo ra một kết cục không mong muốn nhất (có thể không trả được nợ), ngược lại là những người tích cực tìm 11
  12. Đề án lý thuyết tài chính - tiền tệ Tạ Văn Tuấn - CQ524092 vay nhất và có nhiều khả năng lựa chọn nhất, nhưng người cho vay có thể quyết định không cho vay, tránh phải đưa ra những quyết định sai lầm. - Rủi ro đạo đức: xảy ra khi giao dịch đã diễn ra, khi người cho vay phải đối mặt với rủi ro là người vay cố ý hành động “không tốt” dẫn đến không hoàn trả khoản vay. - Vấn đề thanh khoản: khó có thể phân biệt giữa các công ty có triển vọng với các công ty không có triển vọng phát triển trong thời kỳ khó khăn về tài chính để thấy được khả năng trả nợ của các công ty này. Cả ba vấn đề nêu trên có thể dẫn đến hậu quả là bỏ lỡ việc đầu tư vào những dự án tốt và có mức sinh lời cao trong nền kinh tế, thực hiện đầu tư vào những dự án không tốt, người đi vay hoạt động kém hiệu quả. Vấn đề ở đây là sự bất cân xứng thông tin quá lớn khiến cho các cá nhân có nhu cầu đầu tư không đủ tự tin để đưa ra quyết định đầu tư trực tiếp, họ sẽ phải tìm đến người ủy thác (Ngân hàng) để gửi gắm tài sản của mình. Như vậy TPDN có thể không được ưa thích bằng việc gửi tiền vào Ngân hàng và do đó thị trường TPDN cũng khó có điều kiện phát triển. b) Trình độ phát triển kinh tế Một thực tê là ở các nước đang phát triển, nơi mà thu nhập và mức tích luỹ tài sản còn thấp, người dân còn xa lạ với các công cụ đầu tư hiện đại trên TTCK, nhiều cá nhân thích chuyển các khoản tiền tiết kiệm của họ thành khoản tiền gửi Ngân có thời gian đầu tư ngắn hạn hơn. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp bảo hiểm và các quỹ hưu trí chưa phát triển, các DN vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ cao trong nền kinh tế vốn là đối tượng dễ dàng tiếp cận khoản cho vay của Ngân hàng, trong khi việc tài trợ nợ bằng phát hành TPDN chủ yếu chỉ thực hiện được với các DN lớn và có danh tiếng. Điều này cho thấy rằng hệ thống Ngân hàng có thể thống trị trong hệ thống tài chính ở giai đoạn đầu phát triển kinh tế vì số lượng DN lớn, có danh tiếng có thể phát hành TPDN với chi phí hợp lý còn hạn chế. Trái lại, thị trường TPDN có thể phát triển dễ dàng hơn ở các nước phát triển có thu nhập cao do các tổ chức và cá nhân ở các nước này có khoản tiền nhàn rỗi lớn và có nhu cầu đa dạng hóa danh mục tài sản của họ. Hơn nữa, ở các nước này có khá nhiều công ty có quy mô lớn và có danh tiếng nên có thể phát hành TPDN đều đặn trên thị trường với khối lượng lớn. c) Sự hiểu biết của nhà đầu tư Thị trường TPDN muốn phát triển, trước hết phải thu hút được đông 12
  13. Đề án lý thuyết tài chính - tiền tệ Tạ Văn Tuấn - CQ524092 đảo NĐT tham gia. Do đó, trình độ hiểu biết của NĐT có thể giúp trái phiếu trở nên hấp dẫn hơn, khi đó thị trường TPDN sẽ phát triển theo đúng tiềm năng vốn có của nó. Nó còn giúp cho thị trường TPDN hoạt động hiệu quả hơn, theo đúng quy luật thị trường do tránh được tình trạng đầu tư theo xu hướng bầy đàn. Từ đó hạn chế tác động của vấn đề thông tin bất cân xứng, do các NĐT có khả năng đánh giá đúng về tình hình DN. d) Sự phát triển của hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tín dụng Thị trường tiền tệ và TTCK (đặc biệt là thị trường vốn) có mối quan hệ gắn bó với nhau. Do đó, sự phát triển của hệ thống Ngân hàng, các tổ chức tín dụng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thị trường TPDN. Nếu hệ thống Ngân hàng và thị trường cổ phiếu hoạt động hiệu quả thì sẽ kéo theo thị trường TPDN phát triển, tạo nên thế cân bằng bền vững, hỗ trợ lẫn nhau giữa 3 kênh huy động vốn này. Mặt khác, khi hệ thống Ngân hàng và thị trườ ng cổ phi ếu gặp trục trặc thì thị trường TPDN lại là một nơi trú ngụ an toàn, giúp chia sẽ rủi ro và làm giảm áp lực khủng hoảng lên các thị trường này. Ngoài ra, , khi hệ thống Ngân hàng đã hoàn thiện, sẽ góp phần làm tăng nguồn cung TPDN trên thị trường thông qua việc phát hành TPDN huy động vốn. Tạo tiền đề cho việc phát triển thị trường TPDN sơ cấp và thứ cấp. e) Sự phát triển của hệ thông pháp lý Mục tiêu chính của hệ thống quản lý trên TTCK là đảm bảo niềm tin cho công chúng tham gia các thị trường, trong đó có thị trường TPDN, bằng cách thúc đẩy sự cung cấp thông tin đáng tin cậy về các công ty phát hành cho công chúng đầu tư. Do đó, thị trường chỉ giành được niềm tin của người đầu tư nếu thông tin là đáng tin cậy và công chúng đầu tư được bảo vệ bởi cơ sở hạ tầng về pháp lý và bộ máy tư pháp hoàn thiện; quản lý, giám sát các tổ chức phát hành và các tổ chức bão lãnh, thông qua một cơ chế cưỡng chế mạnh. Tóm lại, để thị trường TPDN phát triển đòi hỏi phải có một quá trình tích luỹ nhất định của nền kinh tế, đồng thời phải có sự kết hợp các điều kiện khác một cách đồng bộ. Do vậy, việc phát triển thị trường TPDN ở các nước đang phát triển như nướ c ta gặp nhiều khó khăn cho nên cần phải có một khoảng thời gian đủ dài để nền kinh tế chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết liên quan. 13
  14. Đề án lý thuyết tài chính - tiền tệ Tạ Văn Tuấn - CQ524092 1.3.4. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tương quan với sự phát triển của thị trường các công cụ tài chính khác Giống như cổ phiếu, TPCP,… TPDN cũng là một hàng hóa trên thị trường tài chính. Bởi vậy, trong thị trường TPDN luôn tồn tại sự cạnh tranh giữa các trái phiếu với nhau, mặt khác, khi tham gia vào thị trường tài chính, TPDN lại tiếp tục cạnh tranh với những công cụ khác trên thị trường. Tuy nhiên,bên cạnh quan hệ cạnh tranh, giữa các công cụ tài chính còn có quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau phát triển. Một số nghiên cứu cho thấy, thị trường TPDN có mối liên hệ khá chặt chẽ với sự phát triển của thị trường tiền gửi và thị trường tín dụng Ngân hàng. Các mối liên hệ này có thể là cùng chiều, có thể là ngược chiều, đôi khi có thể bù trừ hoặc không thể bù trừ cho nhau. 1.4. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp 1.4.1. Điều kiện phát hành 1.4.1.1. Phát hành trong nước a) Đối với trái phiếu không chuyển đổi - DN có thời gian hoạt động tối thiểu là một năm kể từ ngày DN chính thức đi vào hoạt động; - Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành phải có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Báo cáo tài chính được kiểm toán của DN phát hành phải là báo cáo kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn phần. Trường hợp DN phát hành trái phiếu trước ngày 01 tháng 4 hàng năm chưa có báo cáo tài chính năm của năm liền kề được kiểm toán thì phải có:  Báo cáo tài chính được kiểm toán của năm trước năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi;  Báo cáo tài chính quý gần nhất với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi được kiểm toán (nếu có);  Báo cáo tài chính của năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt theo Điều lệ hoạt động của công ty. - Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế khác về đảm bảo an toàn trong hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại pháp luật chuyên ngành; 14
  15. Đề án lý thuyết tài chính - tiền tệ Tạ Văn Tuấn - CQ524092 - Có phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận. b) Đối với trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền DN phát hành ngoài việc đáp ứng những điều kiện nêu trên thì còn phải đáp ứng các điều kiện sau: - Thuộc đối tượng được phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền; - Đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các DN Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành; - Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu (06) tháng. 1.4.1.2. Phát hành ra thị trường quốc tế a) Đối với trái phiếu không chuyển đổi - DN phát hành có thời gian hoạt động tối thiểu là ba (03) năm kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động; - Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của ba (03) năm liên tiếp liền kề trước năm phát hành phải có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp ở Việt Nam. Báo cáo tài chính được kiểm toán của DN phát hành trong 3 năm liên tiếp liền kề trước năm phát hành phải là báo cáo kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn phần; - Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế khác về đảm bảo an toàn trong hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại pháp luật chuyên ngành; - Trị giá phát hành trái phiếu quốc tế phải được NHNN xác nhận thuộc tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; - Đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế về hệ số tín nhiệm để phát hành trái phiếu. Riêng đối với DNNN phải đảm bảo có hệ số tín nhiệm tối thiểu bằng hệ số tín nhiệm quốc gia; - Phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận; - DN phát hành đã hoàn chỉnh hồ sơ phát hành theo đúng luật pháp của thị trường phát hành áp dụng cho từng đợt, từng hình thức phát hành. b) Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền DN ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện kể trên thì còn phải đáp ứng các điều kiện sau: 15
  16. Đề án lý thuyết tài chính - tiền tệ Tạ Văn Tuấn - CQ524092 - Thuộc đối tượng được phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền; - Đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các DN Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành; - Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu (06) tháng. 1.4.2. Trình tự phát hành 1.4.2.1. Phát hành trong nước - Thông qua phương án phát hành: sẽ do Đại hội đồng cổ đông thông qua nếu là trái phiếu chuyển đổi; Hoặc sẽ do Hội đồng quản trị thông qua nếu là trái phiếu không chuyển đổi; - Công bố thông tin về đợt phát hành: + Công bố thông tin về việc phát hành trên 03 số báo liên tiếp của 01 tờ báo Trung ương hoặc 01 tờ báo địa phương; + Niêm yết công khai các thông tin về báo cáo tài chính năm trước năm phát hành được kiểm toán; + Phương án phát hành trái phiếu được Hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị thông qua; + Kết quả xếp loại của tổ chức định mức tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có); + Và quyền lợi của người mua trái phiếu và cam kết của công ty tại trụ sở của tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, tổ chức đấu thầu và các địa điểm phân phối trái phiếu. - Tổ chức phát hành: công ty được quyền lựa chọn phương thức phát hành (tự mình thực hiện hoặc thông qua các tổ chức như tổ chức bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, đại lý thanh toán; tự lựa chọn NĐT hoặc thông qua phương thức đấu giá… 1.4.2.2. Phát hành ra nước ngoài - Lựa chọn tổ hợp các Ngân hàng bảo lãnh phát hành: người phát hành lựa chọn một số Ngân hàng đầu tư quốc tế hàng đầu trên Thế giới, có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát hành trái phiếu làm tổ hợp Ngân hàng bảo lãnh phát hành cho đợt phát hành trên cở sở chào thầu cạnh tranh theo các tiêu chí cụ thể và danh sách các Ngân hàng do các tạp chí uy tín quốc tế bình chọn; - Lựa chọn các tư vấn pháp lý: người phát hành phối hợp với tổ hợp các Ngân hàng bảo lãnh lựa chọn các công ty luật có uy tín và kinh nghiệm trong và ngoài nước làm tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế cho người 16
  17. Đề án lý thuyết tài chính - tiền tệ Tạ Văn Tuấn - CQ524092 phát hành và người bảo lãnh phát hành; Đối với TPDN là công ty luật có đầy đủ năng lực pháp lý được lựa chọn làm tư vấn về các quy định liên quan đến giao dịch phát hành và là người đưa ra ý kiến pháp lý cho giao dịch. - Hoàn thiện hồ sơ phát hành: người phát hành chủ trì, phối hợp với tư vấn pháp lý trong nước đàm phán, ký kết các hợp đồng với tổ hợp các Ngân hàng bảo lãnh, các tư vấn pháp lý quốc tế và chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ phát hành phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp của Việt Nam; - Đánh giá hệ số tín nhiệm: người phát hành chủ trì , phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam tổ chức làm việc với các cơ quan đánh giá hệ số tín nhiệm để xác nhận hệ số tín nhiệm quốc gia trước đợt phát hành (trong trường hợp phát hành TPCP). Đối với DN, việc xác định hệ số tín nhiệm tùy thuộc vào yêu cầu của từng đợt phát hành. - Tổ chức quảng bá và thực hiện phát hành: việc tổ chức quảng bá chào bán trái phiếu do người phát hành thực hiện tùy thuộc yêu cầu của từng hình thức phát hành, cụ thể: + Người phát hành phối hượp với tổ chức các Ngân hàng bảo lãnh phát hành tổ chức chiến dịch quảng bá trái phiếu tại các trung tâm tài chính lớn trên Thế giới để tiếp xúc với cộng đồng các NĐT quốc tế trước khi thực hiện việc định giá để phát hành trái phiếu; + Người phát hành quyết định các điều kiện, lãi suất danh nghĩa, các điều khoản phát hành trái phiếu trong quá trình định giá trái phiếu trên cơ sở tư vấn của tổ hợp các Ngân hàng bảo lãnh phát hành, phù hợp với điều kiện thị trường và các nguyên tắc nêu tại đề án phát hành đã được phê duyệt; + Người phát hành tổ chức việc tiếp nhận nguồn vốn trái phiếu đã phát hành theo đúng thỏa thuận đã ký; - Hoàn tất giao dịch phát hành: sau khi nhận tiền bán trái phiếu, người phát hành hoàn tất và ký kết các văn bản pháp lý kết thúc giao dịch phù hợp với thông lệ quốc tế, đông thời báo cáo kết quả phát hành theo quy định hiện hành. 1.4.3. Phương thức phát hành Phương thức phát hành TPDN là hình thức để DN đưa trái phiếu ra bán cho các NĐT. Thông thường có các phương thức phát hành phổ biến sau đây: - Đấu thầu phát hành trái phiếu; - Bảo lãnh phát hành trái phiếu; - Đại lý phát hành trái phiếu; 17
  18. Đề án lý thuyết tài chính - tiền tệ Tạ Văn Tuấn - CQ524092 - Bán trực tiếp cho NĐT trái phiếu (trong trường hợp DN phát hành là tổ chức tín dụng). 18
  19. Đề án lý thuyết tài chính - tiền tệ Tạ Văn Tuấn - CQ524092 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về nền kinh tế và thị trường tài chính Việt Nam thời gian qua 2.1.1. Bối cảnh nền kinh tế Trong khoảng 2 năm trở lại đây nền kinh tế Thế giới được xem là rơi vào trạng thái “u ám nhất” kể từ những ngày khủng hoảng năm 2008-2009. Trong khi kinh tế Mỹ và Nhật Bản tăng trưởng một cách “ì ạch”, thì Chấu Âu vẫn đang “vùng vẫy” trong cuộc khủng hoảng nợ công. Ngay cả các nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng khá nhanh như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil… cũng phải đối mặt với đà suy giảm kinh tế. Báo cáo Tình hình và Triển vọng kinh tế Thế giới năm 2013 của Liên hợp quốc công bố trong những tuần cuối năm , dự bào kinh tế toàn cầu tăng trưởng 2.2% trong năm 2012 thấp hơn so với mức dự báo 2.5% hồi tháng 6/2012 và tiếp tục tăng trưởng dưới tiềm năng với mức tăng dự báo 2.4 % năm 2013 và 3.2% năm 2014. Trong báo cáo Triển vọng kinh tế trước đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cũng hạ dự báo và tăng trưởng kinh tế Thế giới năm 2012 và 2013 từ 3.4% và 4.2% xuống còn 2.9% và 3.4%. Khủng hoảng nợ công ở Châu Âu và kinh tế qoàn cầu yếu kém , nỗi lo ngại về “vách đá tài chính” ở Mỹ, đà hồi phục của kinh tế toàn cầu chậm lại cộng thêm những thách thức về cơ cấu và đầu tư yếu đi khiến cho các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh ở Châu Á, như Trung Quốc và Ấn Độ đánh mất đà tăng trưởng. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng của Trung Quốc năm 2012 chỉ đạt 7.9% nhỉnh hơn đôi chút so với ước đoán 7.5% của Chính phủ nước này và là mức thấp nhất kể từu năm 1999. Tuy nhiên báo cáo của Liên hợp quốc nhận định rằng, xét tương quan với các khu vực khác, kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương năm 2012 vẫn khả quan với tốc độ ước đạt 5.6% dù vẫn thấp hơn mức tăng trưởng dự báo 6.5% trước đó. Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương ước đoán tăng 7.5% năm 2012 và 8.1% năm 2013. Đối với Việt Nam, cũng không thể tránh khỏi đà suy giảm kinh tế trên Thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 còn 5.9 % thấp hơn so với 6.8% năm 2010. Và trong năm 2013 cũng chỉ đạt mức 5.03% (theo số liệu công bố của Tổng cục thống kê) giảm 0.87% so với năm 2011. 19
  20. Đề án lý thuyết tài chính - tiền tệ Tạ Văn Tuấn - CQ524092 Bảng 2.1: Tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (Đơn vị: %) Năm 2009 2010 2011 2012e 2013f Đông Á và Thái Bình 7.5 9.7 8.3 7.5 8.1 Dương Trung Quốc 9.2 10.4 9.2 8.1 8.6 In-đô-nê-sia 4.6 6.2 6.5 6.0 6.5 Ma-lay-sia -1.6 7.2 5.1 4.4 5.2 Phi-lip-pin 1.1 7.6 3.7 4.0 5.0 Thái Lan -2.3 7.8 0.1 4.3 5.2 Việt Nam 5.3 6.8 5.9 5.7 6.3 Các nước Đông Á 1.5 7.0 4.5 5.1 5.8 trừ Trung Quốc (Nguồn: cập nhật tình hình kinh tế Châu Á và Thái Bình Dương, tháng 5/2012) Trong bối cảnh này đòi hỏi Việt Nam phải có những chính sách phát triển hợp lý để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng một cách hợp lý và gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ c ấu nền kinh tế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời cũng phải chú trọng tới tình hình sức khỏe của các DN trong nước, vì sức khỏe của các DN chính là sức khỏe của nền kinh tế. Năm 2011-2012 có khoảng 100.000 DN ngừng hoạt động hoặc phá sản bằng 50% số DN rút khỏi thị trường suốt 20 năm qua. Nguyên nhân do tình hình kinh tế trong nước và Thế giới gặp nhiều khó khăn như trên khiến sức mua và khả năng tiêu dùng trong và ngoài nước giảm. Làm các DN không bán được hàng. Chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/1/2013 tăng 21% so với cùng thời điểm năm trước. Với số lượng hàng tồn kho lớn như vậy DN sẽ không thể có khả năng quay vòng vốn để tái đầu tư. Thậm chí còn nhiều DN chấp nhận bán lỗ. Đồng thời trong giai đoạn này hệ thống Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn nên việc vay vốn tín dụng không hề dễ dàng, nhất là đối với các DN vừa và nhỏ. Do đó đòi hỏi các DN phải tìm cho mình những nguồn vốn thích hợp khác để có thể duy trì hoạt động và tồn tại. 2.1.2. Thực trạng thị trường tài chính Năm 2000, đánh dấu một cột mốc đáng chú ý, có ảnh hưởng lớn và đáng tự hào nhất đối với thị trường tài chính Việt Nam. Đó là sự ra đời của TTCK, một kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Ngày 20/07/2000 Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động và đến 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2