![](images/graphics/blank.gif)
LUẬN VĂN: Thu hút vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam hiện nay
lượt xem 30
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Ngày nay, sự phỏt triển kinh tế - xó hội của mỗi nền kinh tế đều phụ thuộc rất lớn vào khoa học và công nghệ (KH&CN). Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, để thúc đẩy quá trỡnh cụng nghiệp húa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đó rất chỳ trọng đến phát triển KH&CN. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng xác định KH&CN cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu ở nước ta hiện nay. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng chỉ rừ: “Thế kỷ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Thu hút vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam hiện nay
- LUẬN VĂN: Thu hút vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam hiện nay
- Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, sự phỏt triển kinh tế - xó hội của mỗi nền kinh tế đều phụ thuộc rất lớn vào khoa học và công nghệ (KH&CN). Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, để thúc đẩy quá trỡnh cụng nghiệp húa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đó rất chỳ trọng đến phát triển KH&CN. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng xác định KH&CN cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu ở nước ta hiện nay. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng chỉ rừ: “Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục cú nhiều biến đổi, khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức sẽ có vai trũ ngày càng nổi bật trong quỏ trỡnh phỏt triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng có nhiều nước tham gia”. Cần tạo ra năng lực nội sinh về KH&CN đủ khả năng ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiếp cận trỡnh độ thế giới và tự phát triển trên một số lĩnh vực, nhất là công nghệ thông tin. Nghị quyết Đại hội X (năm 2006) của Đảng nêu “phát triển mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ… tạo động lực đẩy nhanh CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức”. Để thực hiện chủ trương này, Nhà nước đó dành một lượng vốn lớn đầu tư cho phát triển KH&CN. Trong một số năm gần đây, đầu tư cho KH&CN đó chiếm 2% tổng chi ngân sách tức là khoảng 0,5% GDP của cả nước. Việc quan tâm đầu tư nói trên đó đem lại những kết quả khích lệ. Tiềm lực KH&CN đó được tăng cường từ việc xây dựng cơ quan làm việc, các xưởng, trại thực nghiệm, phũng thớ nghiệm đến sửa chữa nhỏ, tăng cường máy móc thiết bị hiện đại. Nhờ vậy, điều kiện làm việc và nghiên cứu khoa học được cải thiện một bước. Cán bộ KH&CN đó được đào tạo, nâng cao trỡnh độ. Đó cú được những đề tài khoa học và sản phẩm công nghệ có giá trị phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đến nay hoạt động KH&CN của nước ta cũn rất hạn chế. Trong đó, vấn đề đầu tư cho KH&CN chưa thật sự được chú trọng, nhất là đấu tư cho các dự án khoa học có điều kiện nghiên cứu và ứng dụng, gắn kết với nhu cầu thực tiễn của các ngành kinh tế quốc dân, nâng cao năng lực công nghệ nội sinh cũn nhiều bất cập.
- KH&CN nên vẫn chưa thực sự gắn kết với nhu cầu và hoạt động của các ngành kinh tế, xó hội, chậm đưa vào ứng dụng những kết quả đó nghiờn cứu được, trỡnh độ công nghệ cũn thấp nhiều so với các nước xung quanh. Năng lực tạo ra cụng nghệ mới cũn rất cú hạn, chưa đáp ứng được yêu cầu phỏt triển kinh tế - xó hội của đất nước. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra hạn chế này là nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN cũn rất thấp. Tỷ lệ vốn đầu tư cho KH&CN nếu tính cả đầu tư của khu vực ngoài nhà nước mới chỉ khiêm tốn ở mức khoảng 0,6% GDP, trong khi đó, năm 2004 con số này của các nước EU đó là 1,95% GDP, Nhật Bản là 3,15% GDP, Trung Quốc là 1,31% GDP, Hoa Kỳ là 2,59% GDP, Hàn Quốc là gần 5% GDP. Nếu tớnh mức đầu tư cho hoạt KH&CN trên đầu người, thỡ Việt Nam mới đạt khoảng 5 USD (năm 2007), trong khi của Trung Quốc là khoảng 20 USD (năm 2004) và đặc biệt là Hàn Quốc khoảng 1.000 USD (năm 2007). Đầu tư cho KH&CN của Việt Nam vào loại thấp nhất trong khu vực kể cả theo tỷ lệ % GDP lẫn tỷ trọng xó hội húa về vốn đầu tư. Mức đầu tư thấp là một nguyên nhân khiến cho nhiều đề tài không đủ điều kiện để nghiên cứu hoàn chỉnh, có đề tài dù đó rất gần tới thành cụng những phải dừng lại, đành phải “bỏ ngăn kéo”. Tỷ lệ các đề tài nghiên cứu của Việt Nam được áp dụng vào thực tế cũn rất thấp, số công bố quốc tế và patent được đăng ký cũn rất ớt so với cỏc nước trong khu vực, nghĩa là hiệu quả nghiên cứu khoa học thấp. Thực tế cho thấy, đầu tư cho KH&CN ở nước ta vẫn nặng về bao cấp của Nhà nước. Mặc dù từ Đại hội IX (năm 2001), Đảng ta đó có chủ trương đa dạng hóa đầu tư phát triển KH&CN, nhưng đến nay hầu như vẫn không có sự quan tâm của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước vào loại đầu tư này, nhiều nguồn lực KH&CN vẫn cũn bị lóng phớ, trong khi nhu cầu bức bỏch hiện nay là phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ thực tế trên, để góp phần vào giải pháp tạo động lực cho phát triển KH&CN, tôi chọn đề tài: “Thu hút vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu
- Kể từ năm 1996, khi Đảng ta ban hành Nghị quyết Trung ương 02/HNTW (khóa VIII) về KH&CN đến nay, ở nước ta đó cú những nghiờn cứu về vấn đề này. Trong những nghiên cứu liên quan đến vốn đầu tư cho phát triển KH&CN đó cú những cụng trỡnh như: Trong các năm 2000 -2003, Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách KH&CN đó cú những nghiờn cứu bàn luận về nguồn vốn đầu tư cho phát triển KH&CN trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần. Trong đó có đề tài cấp Bộ nghiên cứu về “Chia sẻ kinh phí giữa nhà nước và cơ sở cho dự án triển khai và đổi mới công nghệ” do Nguyễn Thanh Hà làm chủ nhiệm, nghiờn cứu tỡnh hỡnh và cơ chế hoạt động của hệ thống các quỹ hỗ trợ tài chính cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam. Hay những đề tài cấp cơ sở như: “Nâng cao hiệu quả một số chính sách thuế và tín dụng khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ” do Hoàng Văn Tuyên làm chủ nhiệm, nghiên cứu về chính sách thuế và tín dụng cùng một số nỗ lực của Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nghiên cứu và ứng dụng KH&CN vào sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp chính sách về tài chính đối với doanh nghiệp; đề tài về; “Nghiờn cứu xõy dựng cỏc hỡnh thức hợp tỏc và cơ chế khuyến khích hợp tác viện – doanh nghiệp phát triển sản phẩm và công nghệ của doanh nghiệp” do Hoàng Thanh Hương làm chủ nhiệm nhằm phân tích mối quan hệ giữa hoạt động KH&CN và hoạt động sản xuất nhằm tỡm ra và kiến nghị cỏc hỡnh thức hợp tỏc và cơ chế khuyến khích hợp tác cho mối quan hệ này. Đó cú một số bài viết như: “Thị trường khoa học và công nghệ; đặc trưng của kinh tế tri thức” của GS Vũ Đỡnh Cự bàn về nhiệm vụ do Đại hội IX của Đảng đặt ra là phải phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam nhưng thực tế thị trường đó như thế nào, đó làm được gỡ và kiến nghị giải pháp thúc đẩy phát triển; bài: “Phát triển thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam” của TS Hồ Ngọc Luật nhằm phân tích các yếu tố cung, cầu, môi trường pháp lý, xó hội cho thị trường này hoạt động trôi chảy, đưa ra đánh giá bước đầu về sự phát triển thị trường này và kiến nghị các giải pháp thúc đẩy phát triển. Các nghiên cứu này đó cú những bàn luận về nguồn vốn cho phỏt triển KH&CN trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần. Một số bài viết về đầu tư phát
- triển KH&CN, phân tích thực trạng của hoạt động đầu tư này và kiến nghị giải pháp thúc đẩy như: “Vốn đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ vẫn chưa có lời giải hữu hiệu” của Hoàng Văn Dụ trên diễn đàn của Bộ Khoa học và Công nghệ, http://irv.moi.gov.vn/KH-CN, Số 2/2003; “Quy chế tài chính không phù hợp với nghiên cứu khoa học và công nghệ” của Thu Hương, số 1/2004; "Đầu tư cho công nghệ cao cũn quỏ thấp!" http://vietnamnet.vn 09:18' 01/04/2008; “Mong muốn chính sách khoa học và công nghệ phù hợp” trên diễn đàn http://irv.moi.gov.vn; “éầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp” của Kiều Linh trên báo Nhân dân điện tử http://www.nhandan.com.vn... Nhỡn chung, cỏc cụng trỡnh nghiờn cứu khoa học và bài viết hiện cụng bố chưa phân tích phân tích một cách có hệ thống những cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư cho KH&CN, chưa phân tích thực trạng thu hút nguồn vốn này cho phát triển KH&CN ở Việt Nam trong những năm gần đây và kiến nghị những giải pháp cần thiết cho những năm tiếp theo. Vỡ vậy, đề tài mà học viên lựa chọn là mới, không trùng lặp với các công trỡnh hiện hiện đó được công bố. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống húa lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thu hút vốn đầu tư cho phát triển KH&CN trong điều kiện nền kinh tế thị trường, luận văn phân tích và đánh giá thực tiễn về hoạt động này ở nước ta để đề xuất giải pháp nhằm tạo động lực thu hút vốn đầu tư cho phát triển KH&CN Việt Nam trong thời gian tới. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư cho phát triển KH&CN trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. + Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư cho phát triển KH&CN ở nước ta từ khi có Nghị quyết Trung ương hai khóa VIII về KH&CN (năm 1996) đến nay. + Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thiết thực nhằm tạo động lực mở rộng việc thu hút vốn đầu tư cho phát triển KH&CN phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: toàn bộ hoạt động thu hút vốn vốn đầu tư cho phát triển KH&CN kể cả đầu tư cho các dự án nghiên cứu và triển khai KH & CN lẫn đầu tư xây dựng cơ cơ vật chất – kỹ thuật cho các cơ quan và tổ chức nghiên cứu KH & CN các khu công nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: về không gian, đề tài nghiên cứu trên địa bàn cả nước; về thời gian, kể từ khi có Nghị quyết Trung ương, khóa VIII của Đảng (năm 1996) đến nay. Do phạm vi là một đề tài luận văn thạc sĩ, thời hạn thực hiện đề tài ngắn, nên việc nghiên cứu của học viên chỉ giới hạn trên cơ sở các tài liệu đó cụng bố, tiến hành khảo sỏt thực tế một số ớt địa bàn phục vụ cho mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. Việc khảo sát, điều tra trên quy mô lớn về lý luận và thực tiễn sẽ được tiếp tục nghiên cứu ở các công trình tiếp theo. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam; đồng thời sử dụng những lý thuyết của kinh tế học hiện đại về vai trò của vốn đầu tư trong phát triển kinh tế – xã hội. 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn - Khái quát lý luận về thu hút vốn đầu tư cho phát triển KH&CN phù hợp với mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. - Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư cho phát triển KH&CN ở nước ta 10 năm qua, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tạo động lực kích thích thu hút nguồn vốn này cho phát triển KH&CN của đất nước trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 7 tiết.
- Chương 1 Cơ sở lý luận - thực tiễn về thu hút vốn đầu tư cho khoA HọC Và CÔNG NGHệ ở việt nam 1.1. vốN ĐầU TƯ CHO KHOA HọC Và CÔNG NGHệ 1.1.1. Vốn đầu tư và đặc điểm vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ 1.1.1.1. Vốn đầu tư Vốn đầu tư là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế thị trường. Để hiểu khái niệm này, trước hết phải bắt đầu từ khái niệm vốn. Theo Từ điển kinh tế hiện đại, thỡ tư bản hay vốn (capital) là một từ dùng để chỉ một yếu tố sản xuất do hệ thống kinh tế tạo ra. Hàng hoá tư liệu vốn là hàng hoá được sản xuất để sử dụng như yếu tố đầu vào cho quá trỡnh sản xuất tiếp theo. Vỡ vậy, tư bản này có thể phân biệt được với đất đai và sức lao động, những thứ không được coi là do hệ thống kinh tế tạo ra. Do bản chất không đồng nhất của nó mà sự đo lường tư bản trở thành nguyên nhân của nhiều cuộc tranh cói trong lý thuyết kinh tế" [36, tr 129]. Theo cấu trúc giá trị của hàng hoá trong học thuyết của C. Mỏc, thỡ: Giá trị hàng hoá = C + V + M; trong đó C là chi phí về tư bản bất biến, V là chi phí về tư bản khả biến, M là giá trị thặng dư. Để tiến hành tái sản xuất nhà tư bản cần chi phí về vốn cho cả tư bản bất biến và tư bản khả biến. Tư bản khả biến ở đây hoàn toàn không đồng nghĩa với người lao động. Nói cách khác, lao động không phải là vốn đầu tư mà chỉ có sức lao động đó chi ra mới là yếu tố hỡnh thành vốn đầu tư. Có quan niệm cho rằng, vốn có nghĩa là nguồn lực cho sản xuất. Muốn tiến hành tái sản xuất thỡ cần phải chi phí về đất đai, tài chính (vốn) và lao động; theo đó người ta thường nói: "Lao động là vốn quý", coi "lao động như là chi phí về "vốn". Tuy nhiên, theo tác giả luận văn thỡ không nên thuần túy đều coi "lao động" là "vốn"; mà chỉ có khả năng lao động, tức là sức lao động khi nó được sử dụng để sản xuất ra các yếu tố đầu vào cho quỏ trỡnh tỏi sản xuất thỡ mới gọi là vốn.
- Vốn là biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đó bỏ ra để đầu tư. Chúng có thể là của cải vật chất, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động, là các tài sản vật chất khác. Các phạm trù vốn, tài sản và đầu tư tồn tại đan xen nhau. Có vốn mới thực hiện được đầu tư và kết quả của đầu tư lại tạo ra tài sản và vốn. Trong thực tế, người ta thường gọi vốn cố định là đầu tư dài hạn và vốn lưu động là đầu tư ngắn hạn. Đầu tư cũng là một khái niệm kinh tế. Theo nghĩa rộng, đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai, mà kết quả này thường phải lớn hơn các chi phí về các nguồn lực đó bỏ ra. Nguồn lực bỏ ra cú thể là tiền, là tài nguyờn thiờn nhiờn, là tài sản vật chất khỏc hoặc sức lao động. Sự biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đó bỏ ra trờn đây gọi là vốn đầu tư. Trong các kết quả đạt được có thể là tài sản vật chất, tài sản trí tuệ, nguồn nhân lực tăng thêm,... Những kết quả của đầu tư đem lại là sự tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sỏ, của cải vật chất khỏc), tài sản trớ tuệ (trỡnh độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật,... của người dân). Các kết quả đó đạt được của đầu tư đem lại góp phần tăng thêm năng lực sản xuất của xó hội. Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nhà đầu tư hoặc xó hội kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đó sử dụng để đạt được kết quả đó. Như vậy, nếu xem xét trên giác độ đầu tư thỡ đầu tư là những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện có để làm tăng thêm các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và trí tuệ để cải thiện mức sống của dân cư hoặc để duy trỡ khả năng hoạt động của các tài sản và nguồn lực sẵn có. Tương ứng với phạm vi đầu tư này có phạm trù tổng vốn đầu tư mà thường được gọi là vốn đầu tư phát triển, có thời kỳ gọi là vốn đầu tư phỏt triển toàn xó hội. Việc xác định vốn đầu tư tùy thuộc vào phạm vi nghiên cứu. Dưới góc độ tài chính - tiền tệ, vốn đầu tư là tổng số tiền biểu hiện nguồn gốc hình thành của tài sản được đầu tư trong kinh doanh để tạo ra thu nhập và lợi tức [26, tr.29]. Dưới góc độ tài
- sản, vốn đầu tư là những tài sản có khả năng tạo ra thu nhập và bản thân nó cũng được cái khác tạo ra [39, tr.56]. Để một “hộp đen” của doanh nghiệp hoạt động, vốn là một trong ba yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất (lao động, đất đai, vốn). Vốn bao gồm các sản phẩm lâu bền được chế tạo để phục vụ sản xuất (tức là máy móc công cụ thiết bị, nhà cửa, kho dự trữ, thành phẩm hoặc bán thành phẩm” [39, tr.300]... ở Việt Nam, khái niệm vốn đầu tư được đưa ra trong cuốn “Từ điển tiếng Việt ” của Viện Ngôn ngữ học như sau: “Vốn là tiền của bỏ ra lúc đầu, dùng trong sản xuất kinh doanh, nhằm mục tiêu sinh lợi” [39, tr.1126]. Nguồn vốn đầu tư có thể là tiền hay tài sản được trị giá hoá. Nhưng với tư cách là vốn thì tiền hay tài sản phải được đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo ra hàng hoá, dịch vụ nhằm mục tiêu có thu nhập trong tương lai. Nghĩa là vốn luôn gắn với sự vận động và đảm nhiệm chức năng sinh lời. Tóm lại, ta có thể hiểu vốn đầu tư từ hai góc độ: Dưới góc độ doanh nghiệp hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh, nếu khoản đầu tư nào của nhằm đem lại kết quả trong tương lai (lợi nhuận), kể cả việc đầu tư vào mua sắm tài sản đó qua sử dụng; đầu tư vào bất động sản; đầu tư vào cầm cố, thế chấp hoặc đầu tư vào thị trường chứng khoán, thỡ cũng được gọi là vốn đầu tư. Nhưng nếu xột trong toàn bộ nền kinh tế quốc dõn thỡ nú lại khụng thuộc về vốn đầu tư phát triển. Bởi vỡ, nếu xột trờn phạm vi toàn xó hội, thỡ những hoạt động này không làm tăng tổng vốn của quốc gia. Nó chỉ là sự chuyển dịch từ đơn vị này sang đơn vị khác mà thôi. Từ cách đặt vấn dề như vậy, do tính chất của luận văn là nghiên cứu vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ, nên nội dung của đề tài chỉ tiếp cận nguồn vốn đầu tư dưới góc độ kinh tế xó hội hay trờn phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dõn, chứ khụng tiếp cận vốn đầu tư từ góc độ doanh nghiệp. Trong kinh tế thị trường, vốn đầu tư do là lực nguồn tài chính nên luôn vận động và đảm nhiệm chức năng sinh lời. Ta có thể nhìn nhận bản chất của vốn đầu tư thông qua các nội dung sau: Một là, về hình thái biểu hiện thì vốn đầu tư là hình thái giá trị. Giá trị đó được ứng ra để chuyển hoá nó thành các yếu tố đầu vào cấu thành quá trình sản xuất. Trải qua quá trình sản xuất, giá trị của vốn được lớn lên.
- Xét về mặt cụ thể, vốn đầu tư được tồn tại ở các dạng: tài sản hữu hình, tài sản vô hình và tài sản tài chính. Những tài sản này tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tạo ra hàng hoá và dịch vụ; đồng thời làm tăng giá trị. Vốn là giá trị thực của tài sản hữu hình, tài sản vô hình và là tài sản tài chính đưa vào đầu tư để tạo ra hàng hoá, dịch vụ nhằm mục tiêu lợi nhuận. Hai là, vốn đầu tư là một loại hàng hoá đặc biệt. Tính đặc biệt của nó thể hiện ở chỗ, vốn đầu tư tạo khả năng sinh lời. Với tư cách là hàng hoá đặc biệt, quyền sở hữu vốn đầu tư và quyền sử dụng vốn đầu tư có thể được tách rời nhau. Đặc điểm này không thể có ở các loại hàng hoá thông thường. Chủ sở hữu vốn đầu tư sẽ nhận được một khoản lợi tức (giá bán hay lãi suất quyền sử dụng vốn) khi bán quyền sử dụng vốn cho người mua (các nhà đầu tư). Nhà đầu tư khi mua quyền sử dụng vốn phải bỏ ra một khoản gọi là chi phí (giá mua quyền sử dụng vốn) trả cho chủ sở hữu và nhận về mình quyền sử dụng vốn. Nhờ có sự tách rời giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn làm cho vốn trở nên linh hoạt trong lưu thông và sinh lời. Do đó, khi sử dụng trong hoạt động đầu tư, vốn không những không bị “tan biến” giá trị và giá trị sử dụng mà lại được bảo tồn, phát triển giá trị và giá trị sử dụng của chúng. Theo C.Mác, "Hàng hoá tư bản có đặc tính là khi giá trị sử dụng của nó được đem tiêu dùng đi, hàng hoá tư bản không những giữ được giá trị và giá trị sử dụng của nó, mà còn làm cho giá trị sử dụng đó tăng thêm nữa" [25, tr.537]. Tuy nhiên, để đồng vốn phát sinh lợi nhuận (tăng giá trị), nó phải được đặt trong môi trường cụ thể, có sự tương tác của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh. Từ môi trường này, các nhà đầu tư có thể lựa chọn kênh cung cấp vốn, cơ chế hoạt động và hình thức đầu tư. Ba là, vốn đầu tư có quan hệ mật thiết với thời gian. Theo C.Mác, “Tiền không chỉ được đem lại với hai điều kiện, một là nó sẽ quay về điểm xuất phát sau một thời hạn nhất định, và hai là, nó sẽ quay về điểm đó với tư cách là tư bản đã thực hiện, nghĩa là sau khi đã thực hiện được các giá trị sử dụng của nó, thực hiện được các khả năng của nó là sản xuất ra giá trị thặng dư” [25, tr.525]. Vậy, chủ sở hữu chuyển nhượng lại quyền sử dụng vốn cho nhà đầu tư trong một khoản thời gian xác định. Sau khi vốn chuyển qua chu kỳ
- vận động, nó quay về tay chủ sở hữu, với một l ượng giá trị lớn hơn. Lượng giá trị lớn hơn đó là lợi tức của chủ sở hữu vốn hay lãi suất phải trả của n hà đầu tư khi sử dụng vốn. Mức lãi tức được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với lượng vốn khi chủ sở hữu vốn nhượng, bán quyền sử dụng vốn theo đơn vị thời gian (tháng, quý, năm...), phù hợp với nền kinh tế thị trường [31, tr.14]. Thông thường, lãi suất tỷ lệ thuận với thời gian vay. Có nghĩa là thời gian vay vốn dài thì lãi suất cao và ngược lại thời gian vay vốn ngắn thì lãi suất thấp. Từ phân tích những nhận thức về vốn của những nhà kinh tế, có thể hiểu vốn đầu tư là toàn bộ giá trị của tất cả các yếu tố sản xuất như tiền tệ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, vị trí kinh doanh, bằng phát minh sáng chế... được bỏ vào đầu tư sản xuất, kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận và làm tăng tổng nguồn vốn quốc gia. 1.1.1.2. Các nguồn vốn đầu tư Có nhiều cách xác định nguồn vốn đầu tư. - Cách thứ nhất, xác định nguồn vốn theo hình thái của đầu tư, có vốn hữu hình và vốn vô hình. Vốn hữu hình là loại vốn đầu tư có hình thái vật chất cụ thể gồm tài sản hữu hình, tiền mặt, những giấy tờ có giá trị thanh toán. Đối với mọi chủ thể sản xuất kinh doanh, vốn đầu tư được chuyển hoá phần lớn dưới hình thái vốn hữu hình. Vốn vô hình là nguồn vốn tiền tệ đã được chi phí nhằm sử dụng những tài sản vô hình để phục vụ yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Phần vốn này bao gồm quyền sở hữu vị trí kinh doanh, chi phí sử dụng bí quyết công nghệ, chi phí cho việc phát minh sáng chế... Trong thực tế, tỷ trọng vốn vô hình ngày càng chiếm phần lớn trong tổng vốn đầu tư. - Cách thứ hai, xác định theo thời gian sử dụng, nguồn vốn đầu tư được phân chia thành: vốn ngắn hạn, vốn trung hạn và vốn dài hạn. Vốn ngắn hạn, lượng tiền được sử dụng để đầu tư trong thời hạn 1 năm; vốn trung hạn là lượng tiền được sử dụng để đầu tư trong thời hạn từ 1 năm đến 5 năm; và vốn dài hạn là lượng tiền được sử dụng để đầu tư có kỳ hạn từ 5 năm trở lên. - Cách thứ ba, xác định theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư, có: vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp. Vốn đầu tư trực tiếp là loại vốn được đầu tư vào hoạt động
- kinh tế do nhà đầu tư bỏ ra và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư này có thể dưới nhiều hình thức khác nhau như hợp đồng, liên doanh, lập công ty cổ phần. Vốn đầu tư gián tiếp là loại vốn được đầu tư vào hoạt động kinh tế nhằm đem lại hiệu quả cho bản thân người có vốn cũng như cho xã hội, nhưng người có vốn không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư gián tiếp được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như mua cổ phiếu, tín phiếu, tín dụng... - Cách thứ tư, xác định theo nguồn gốc xuất xứ, có: nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Vốn đầu tư trong nước là nguồn vốn được hình thành từ tiết kiệm trong nước bao gồm tiết kiệm từ ngân sách nhà nước, tiết kiệm của các doanh nghiệp và tiết kiệm của dân cư. Ngoài ra, còn bao gồm nguồn vốn tín dụng tín dụng nhà nước, nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Tiết kiệm của ngân sách nhà nước là phần vốn được dành để chi cho đầu tư phát triển, không tính đến các khoản viện trợ không hoàn lại của chính phủ và các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, các khoản vay trong nước, vay nước ngoài của chính phủ để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước. Tiết kiệm của doanh nghiệp là phần lãi sau thuế được các doanh nghiệp trích lại cho đầu tư phát triển. Nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp còn bao gồm cả nguồn vốn thu được từ khấu hao tài sản cố định. Tiết kiệm của dân cư là phần thu nhập để dành chưa tiêu dùng của các hộ gia đình và cá nhân. Nguồn vốn tín dụng nhà nước, là hình thức vay nợ của Nhà nước thông qua kho bạc, được thực hiện chủ yếu bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ, do bộ tài chính phát hành. Trong trường hợp nhu cầu chi tiêu của ngân sách lớn, nhưng nguồn thu lại không thể đáp ứng được. Để thoả mãn nhu cầu này chính phủ thường cân đối ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ. Cũng có thể chính phủ tiến hành một dự án nào đó, nhưng không muốn sử dụng vốn ngân sách, thì dự án này có thể được thực hiện bằng vay vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu chính phủ. Nước ta đã và đang phát hành các loại trái phiếu chính phủ như: tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc... Vốn tín dụng là nguồn vốn tại các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính trung gian khác như công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, công ty bảo hiểm... Nguồn vốn này có vai trò rất quan trọng trong đầu tư phát triển. Các tổ chức này có ưu điểm là
- thoã mãn được mọi nhu cầu về vốn của pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế, nếu những đối tượng vay vốn chấp hành đầy đủ những quy chế tín dụng. Sở dĩ các tổ chức này có thể thu hút, huy động nguồn vốn bằng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế với khối lượng lớn, bởi vì các tổ chức này đã sử dụng dưới nhiều hình thức huy động khác nhau rất phong phú và đa dạng. Mặt khác, thời hạn cho vay cũng rất linh hoạt (bao gồm vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn), tuỳ thuộc vào nhu cầu của người đi vay... Bởi vậy, trong lĩnh vực đầu tư phát triển thì việc tiếp cận vốn qua tín dụng ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian là một phương thức rất quan trọng không thể thiếu được. Vốn nước ngoài là nguồn vốn tài trợ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài, vốn đầu tư trực tiếp của các nhà sản xuất kinh doanh, vốn tín dụng của các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế. Đối với nước ta, còn có vốn do người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi về cho gia đình hoặc đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ở trong nước. Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (Offcial Development Assistance - ODA) là nguồn vốn do các cơ quan chính thức của chính phủ một số n ước và các tổ chức quốc tế viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với lãi suất thấp, thậm chí không có lãi suất. Nguồn vốn này, th ường được tập trung vào ngân sách của Chính phủ để đầu tư phát triển hoặc cho vay. Hình thức viện trợ của nguồn vốn này ngoài vốn ngoại tệ, thường được đầu tư dưới dạng máy móc, thiết bị, công nghệ, công trình hoặc chuyên gia, có thể liên quan đến hỗ trợ cơ bản hay hay hỗ trợ kỹ thuật hoặc cả hai hình thức này. Đây là nguồn vốn có quy mô tương đối lớn, được sử dụng đầu tư thực hiện các công trình quốc gia nh ư năng lượng, giao thông, nông nghiệp, thuỷ lợi, thông tin liên lạc... Hoặc ưu tiên đầu tư các chương trình y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình; giáo dục đào tạo và giải quyết các vấn đề xã hội như xoá đói giảm nghèo, phát triển nông thôn và miền núi... Nh ư vậy, ODA là nguồn vốn cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa cho công cuộc phát triển kinh tế của các n ước đang phát triển. Thông qua dự án ODA, kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội của n ước tiếp nhận được nâng lên. Nếu các nước tiếp nhận đầu tư sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA sẽ là
- nhân tố tích cực để nâng cao trình độ dân trí, chất lượng lao động và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là nguồn vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp vào một nước khác để tiến hành kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Hình thức phổ biến của đầu tư trực tiếp là hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng; doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng- chuyển giao - kinh doanh (BTO) và xây dựng - chuyển giao (BT). Vốn nước ngoài là nguồn ngoại lực rất quan trọng cho đầu tư phát triển ở một nước đang phát triển khi mà trình độ kinh tế và thu nhập của dân cư trong nước còn thấp kém. Trong các nguồn vốn nước ngoài, thì nguồn đầu tư trực tiếp (FDI) có thể bù đắp được sự thiếu hụt vốn trong nước cho đầu tư tạo việc làm và thu nhập. Qua đó, để tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, mô hình và phương thức quản lý tiên tiến, tìm kiếm thị trường tiêu thụ và tăng thu ngoại tệ. Tuy nhiên, việc thu hút FDI cũng có thể làm nảy sinh nhiều vấn đề. Vì khi thu hút FDI, các nước đang phát triển sẽ gặp không ít khó khăn trước những tác động tiêu cực. Nếu không phát hiện kịp thời và ngăn chặn những tiêu cực từ nguồn vốn này thì sẽ gây ra hậu quả xấu như phá sản các ngành truyền thống, gây tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, nền kinh tế thiếu sự phát triển bền vững... Vốn của các tổ chức phi chính phủ (NGO) là nguồn vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ chủ yếu là cho các nhu cầu nhân đạo như nhu cầu cung cấp thuốc men, lương thực, quần áo cho nạn nhân bị thiên tai, dịch bệnh, địch hoạ... Ngày nay, hình thức nguồn vốn này có sự thay đổi: chuyển từ viện trợ nhân đạo sang hỗ trợ cho việc phát triển các công trình kết cấu hạ tầng có quy mô vừa và nhỏ. Nếu biết tranh thủ, khai thác nguồn vốn này thì sẽ có tác dụng tốt đối với các công trình có quy mô vừa và nhỏ ở nông thôn, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vốn của Việt là nguồn vốn của người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Hiện nay, có trên 3 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước
- ngoài, hàng năm gửi về nước khoảng 4 - 5 tỷ USD. Đây là một nguồn vốn lớn, góp phần không nhỏ vào việc đáp ứng yêu cầu về vốn đầu tư của nền kinh tế. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm: Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật doanh nghiệp; Hợp tác xó, liờn hiệp hợp tỏc xó thành lập theo Luật hợp tỏc xó; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật này có hiệu lực; Hộ kinh doanh, cá nhân; Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam; và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. - Nếu tiếp cận theo góc độ vĩ mô của nền kinh tế, thỡ vốn đầu tư được gọi là vốn đầu tư phát triển toàn xó hội và được cấu thành bởi ba bộ phận: vốn đầu tư cơ bản, vốn lưu động bổ sung và vốn đầu tư phát triển khác. Vốn đầu tư cơ bản là số vốn để tạo ra tài sản cố định, bao gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chi phí cho sửa chữa lớn tài sản cố định. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một thuật ngữ đó được sử dụng khá quen thuộc ở nước ta với nội dung bao hàm những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế. Về thực chất, loại vốn này chỉ bao gồm những chi phí làm tăng thêm giá trị tài sản cố định. Nó có hai bộ phận hợp thành: vốn đầu tư để mua sắm hoặc xây dựng mới tài sản cố định và chi phí cho sửa chữa lớn tài sản cố định. Hai bộ phận này bao gồm: chi phí cho việc thăm dũ, khảo sỏt và quy hoạch xõy dựng chuẩn bị cho việc đầu tư; chi phớ thiết kế cụng trỡnh; chi phí xây dựng; chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị và những chi phí khác thuộc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản; chi phí cho việc sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc và máy móc thiết bị, sửa chữa lớn các tài sản cố định khác. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của vốn đầu tư cơ bản được sử dụng để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật như đó nờu trờn. Vốn lưu động bổ sung là những khoản đầu tư làm tăng thêm tài sản lưu động của toàn xó hội.
- Vốn đầu tư phát triển khác là các khoản đầu tư của xó hội nhằm tăng năng lực phát triển của xó hội. Sự phỏt triển của xó hội ngoài yếu tố làm tăng tài sản cố định và tài sản lưu động, cũn phải làm tăng nguồn lực khác như: nâng cao dân trí, hoàn thiện môi trường xó hội, cải thiện môi trường sinh thái, hỗ trợ cho các chương trỡnh phũng chống tệ nạn xó hội và cỏc chương trỡnh phỏt triển khỏc. Vốn đầu tư phát triển khác cũn bao gồm cả những khoản chi phí cho KH&CN, nghiên cứu và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trỡnh độ nghiên cứu. Do việc phát triển KH&CN, nghiên cứu và triển khai, đào tạo cán bộ trong xó hội hiện nay cú mặt ở hầu hết cỏc ngành, cỏc cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những trung tâm, đơn vị lớn có ngân sách riêng, cũn có rất nhiều cơ quan đơn vị khác phần ngân sách này là một bộ phận của chi phí sản xuất kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động thường xuyên. Vỡ vậy rất khú cú thể thu thập thụng tin đầy đủ. 1.1.1.3. Đặc điểm của vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ Khoa học là hoạt động khám phá để sinh ra tri thức. Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trỡnh, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành hàng hóa và dịch vụ mong muốn. Trước đây, do có không ít người thường cho rằng khoa học là hầu như không biên giới, cũn cụng nghệ thỡ phải mua bỏn khỏ tốn kộm, cho nên việc đầu tư kinh doanh chỉ chỳ ý vào lĩnh vực cụng nghệ. Thế nhưng hiện nay, khoảng cách giữa KH&CN ngày càng được rút ngắn, thậm chí rất ngắn. Ranh giới giữa khoa học và công nghệ khó tách bạch. Do vậy, đầu tư vào công nghệ hay đầu tư vào khoa học đều mang ý nghĩa như nhau. Chúng ta phải có cách nhỡn động đối với đầu tư cho KH&CN và đặt hoạt động đầu tư này trong bối cảnh tổng thể của đầu tư phát triển nói chung và do vậy khẳng định mối liên hệ mật thiết, sự phụ thuộc chặt chẽ của đầu tư cho KH&CN vào các hoạt động đầu tư khác trong phát triển kinh tế xó hội. Vốn đầu tư cho KH&CN là một loại đầu tư phát triển. Nó là nguồn vốn được bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư phát triển KH&CN nhằm tăng năng lực KH&CN của một đơn vị và của quốc gia, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Hoạt KH&CN bao gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ
- khoa học và công nghệ, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển KH&CN. Đây là hoạt động có tính đặc thù. Do vậy, vốn đầu tư cho KH&CN cũng mang tính đặc thù cả trong nội dung và phương thức hoạt động cuả nó. Tính đặc thù này xuất phát từ đối tượng phục vụ của nguồn vốn là hoạt động KH&CN. Từ cách đặt vấn đề như trên, ta có thể khái quát những đặc điểm cơ bản của nguồn vốn đầu tư này: Một là, đối tượng đầu tư không chỉ đơn thuần thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh để nhà đầu tư trực tiếp thu lợi nhuận, thu được một giá trị lớn hơn giá trị vốn đó bỏ ra, mà khoản đầu tư này cũn lấy đối tượng là phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai tỡm kiếm, phỏt hiện tri thức mới và vận dụng những tri thức đó vào việc tạo ra những phương tiện, phương pháp mới thúc đẩy sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống xó hội. Nó không là bộ phận đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động, mà là là bộ phận đầu tư để tăng năng lực sản xuất và để nâng cao chất lượng của sự tăng trưởng. Đầu tư cho phát triển KH&CN thực chất là đầu tư cho phát triển tri thức. Bởi vậy, đây là hỡnh thức đầu tư cú tớnh “sống cũn” trong việc nõng cao năng suất lao động của từng doanh nghiệp cũng như thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia. Hai là, xột theo chu trỡnh nghiờn cứu – triển khai – sản xuất, thỡ hoạt động KH&CN nằm trong giai đoạn trước khi đưa ra sản xuất đại trà (hỡnh 1). Hỡnh 1.1: Phạm vi của hoạt động KH&CN trong hệ thống sản xuất Nghi Nghiên Triể Sản xuất ên cứu n khai cứu ứng cơ dụng Hoạt động KH&CN Theo cách tiếp cận này, đầu ra của các dự án KH&CN (sản phẩm khoa học và sản phẩm công nghệ) mới chỉ dừng lại ở sản phẩm loạt nhỏ, không thể bán đại trà và mới chỉ có khả năng thương mại hóa.
- Do mục tiêu của một dự án KH&CN là tạo ra hoặc hoàn thiện các yếu tố liên quan đến sự khám phá hoặc đến công nghệ (áp dụng, cải tiến, hấp thụ, làm chủ công nghệ) và sản phẩm của dự án có khả năng chuyển giao (thương mại hóa), nên trong quá trỡnh thực hiện dự ỏn, bản thõn người trong cuộc sẽ phải có những hoạt động triển khai cụ thể mà những hoạt động này có thể nằm trong những giai đoạn khác nhau trong chu trỡnh nghiờn cứu – triển khai – sản xuất. Sản phẩm của dự án KH&CN có thể là tri thức mới, là công nghệ hoàn chỉnh với đầy đủ tính năng mong muốn và có khả năng thương mại hóa. Sản phẩm của KH&CN thực chất là tri thức, chất xám nên khó lượng định, được thể hiện dưới dạng vật chất hữu hỡnh như bằng phát minh sáng chế hoặc vô hỡnh dưới dạng ý tưởng công nghệ. Việc xác định giá trị của hàng hóa này là điều rất khó, do lao động sáng tạo ra hàng hóa là lao động trí óc và tồn tại sự bất đối xứng thông tin giữa bên bán và bên mua. Thực tế cho thấy, sự thành công trong việc tạo ra tri thức, công nghệ và khả năng chuyển giao, thương mại hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: kinh tế, kỹ thuật, tài chớnh, xó hội, v.v... Điều này có nghĩa là đầu tư vào các dự án KH&CN thường có độ mạo hiểm và rủi ro tương đối. Những rủi ro này thường gắn với rủi ro về mặt công nghệ và rủi ro về mặt thị trường. Rủi ro về mặt công nghệ gắn nhiều tới các yếu tố kỹ thuật, các yếu tố đầu vào khác của dự án (kinh tế, tài chính). Ví dụ, Edison – một nhà sáng chế ra dây tóc bóng đèn điện, đó thất bại hàng nghỡn lần thớ nghiệm mới chế tạo thành cụng dõy túc đèn điện, Marie Curie cũng thất bại hàng nghỡn lần mới phỏt minh ra chất phúng xạ uranium. Điều này nghĩa là nếu sử dụng tiền túi tự đầu tư để nghiên cứu thỡ sự mạo hiểm cú thể dẫn đến nguy hiểm. Thực tế, đó cú nhiều nhà khoa học ở cỏc nước tư bản công nghiệp bị phá sản vỡ thất bại. Rủi ro về mặt thị trường gắn nhiều tới các yếu tố liên quan tới cầu (nhu cầu và sức mua) của thị trường. Đầu tư cho KH&CN tiềm ẩn sự “mạo hiểm”. Ngay cả tại các nước phát triển, tỷ lệ nghiên cứu thành công có thể áp dụng vào đời sống và sản xuất cũng chỉ khoảng trên dưới 20%. Tuy vậy, đi cùng với nó, một dự án khi thành công (tạo ra sản phẩm là tri thức,
- công nghệ hoàn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu thị trường), thỡ nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận lớn, thậm chí là rất lớn nếu đó là những dự án mang tính đột phá. Đây chính là một điểm khá hấp dẫn các nhà đầu tư. Ba là, KH&CN là yếu tố “đầu vào” rất quan trọng để biến đổi các nguồn lực sản xuất, là thước đo trỡnh độ phát triển của mỗi doanh nghiệp và mỗi quốc gia. Trong kinh tế thị trường, do áp lực cạnh tranh và lợi nhuận, từng doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế đều phải coi phát triển khoa học và đổi mới công nghệ sản xuất là một đũi hỏi cú tớnh sống cũn. Bí quyết về KH&CN phải có chủ sở hữu. Việc sản xuất và mua bán loại tài sản này tất yếu sẽ diễn ra, do đó tất yếu hỡnh thành và phát triển thị trường KH&CN. Kinh tế thị trường càng phát triển, càng thúc đẩy phân công, chuyên môn hóa sâu. Việc một chủ thể có được một sản phẩm KH&CN cũng không nhất thiết phải do chính chủ đó tạo ra. Họ có thể mua trên thị trường. Do đó, tồn tại quan hệ cung – cầu về KH&CN. Dũng chảy của vốn đầu tư cho KH&CN phải tuân theo quan hệ cung – cầu trên thị trường. Tức là người ta chỉ đầu tư vào lĩnh vực hay dự án KH&CN nào mà xó hội cú nhu cầu. Theo quy luật về dũng chảy của cỏc nguồn vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, thỡ sức cầu là một yếu tố quyết định việc chủ kinh tế nên đầu tư vào dự án KH&CN nào và mức độ nhiều hay ít. Bởi vỡ loại vốn đầu tư này cũng tỡm kiếm lợi nhuận. Nú sẽ vận động từ nơi hoạt động đầu tư kém hiệu quả đến nơi hoạt động đầu tư có hiệu quả hơn. Trên thị trường KH&CN, sự cạnh tranh giữa các cơ sở khoa học với tư cách là người bán (nghiờn cứu, tỡm kiếm sản phẩm tốt nhất phục vụ khỏch hàng), và cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp với tư cách là người mua (lựa chọn sản phẩm tốt nhất của các cơ sở khoa học phục vụ mục tiêu phát triển). Điều đó có nghĩa là trong kinh tế thị trường, đầu tư cho phát triển KH&CN không chỉ đơn thuần là công việc được Nhà nước bao cấp như đó hiểu và làm trước đây ở nước ta. Đầu tư cho KH&CN trước hết phải là hoạt động đầu tư cho sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp không phân biệt thuộc thành phần kinh tế nào trong cơ chế thị trường. Vỡ khoản đầu tư này gắn với lợi ích thiết thân của mỗi chủ kinh tế.
- Tuy nhiên, đầu tư vào KH&CN không phải là vỡ bản thõn KH&CN, mà lại vỡ đầu tư đó có đem lại cho chủ sản xuất kinh doanh một hàng hóa và dịch vụ nào đó có chi phí thấp hơn và có chất lượng sản phẩm cao hơn năng lực hiện có hay không. Đầu tư cho KH&CN là khoản đầu tư phái sinh, chỉ xuất hiện khi có nhu cầu đầu tư tạo sản phẩm mới hoặc làm tăng thêm năng lực sản xuất kinh doanh của một hàng hóa, dịch vụ nào đó trên thị trường. Bốn là, do hiệu quả của hoạt động KH&CN có độ trễ nhất định, không dễ thấy, nên việc đầu tư không thể đũi hỏi nhỡn thấy hiệu quả ngay lập tức. Đầu tư cho KH&CN là đầu tư phát triển, đầu tư cho tương lai. Nghiên cứu đó mất nhiều thời gian, đưa kết quả nghiên cứu vào cuộc sống cũng cần có thời gian, để kết quả nghiên cứu phát huy hiệu quả lại cần thêm thời gian nữa. Đây chính là quá trỡnh “thương mại hóa” kết quả nghiên cứu. Trong lịch sử, nhiều phát minh vĩ đại phải hàng chục năm sau mới được xó hội biết đến. Nhưng nếu không đầu tư cho nghiên cứu hôm nay thỡ khụng bao giờ cú kết quả ngày mai. Đầu tư cho KH&CN ngoài hiệu quả trực tiếp, cũn cú hiệu quả tiềm năng (Ví dụ, đầu thập niên 70 thế kỷ XX, Việt Nam bắt đầu nghiên cứu về ưu thế lai, 25 năm sau đánh bật được các công ty nước ngoài, giành lại thị phần ngô giống lai ở Việt Nam); hiệu quả mang tính tích hợp như: Việt Nam chặn đứng được dịch SARS sớm nhất thế giới là nhờ công của các nhà nghiên cứu siêu vi trùng, dịch tễ học, bác sĩ điều trị; hiệu quả gián tiếp, như công trỡnh nghiờn cứu sản xuất dõy hàn lừi thuốc bằng vật liệu trong nước ngoài hiệu quả kinh tế cũn gúp phần vào nõng cao chất lượng đóng tàu của Việt Nam. Nhiều sản phẩm khoa học mang lại hiệu quả lớn nhưng là hiệu quả gián tiếp hoặc vô hỡnh. Vớ dụ, một phần mềm diệt virus mỏy tớnh. Hiệu quả kinh tế trực tiếp của nú rất khú nhỡn thấy. Nhưng ở một nước có khoảng 10 triệu máy tính cá nhân, nếu không có phần mềm diệt virus hiệu quả, khi bị virus tấn công trên diện rộng, chi phí sửa chữa một máy có thể tới vài chục đô la. Nhân lên cả xó hội thỡ tổn thất là rất lớn, chưa kể thiệt hại do cơ sở dữ liệu quản lý của cả xó hội bị phỏ hủy, trong khi việc bỏ ra vài
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa
114 p |
224 |
78
-
Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bến Tre
125 p |
157 |
28
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Thu hút vốn đầu tư phát triển lâm nghiệp tỉnh Kon Tum
26 p |
130 |
18
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
96 p |
21 |
13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
134 p |
20 |
10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Hoà Phú tỉnh Đắk Lắk
128 p |
23 |
10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế tỉnh Kon Tum
26 p |
88 |
9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Yên Bái
113 p |
33 |
8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào Khu kinh tế tỉnh Kon Tum
26 p |
17 |
7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
121 p |
28 |
7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai
117 p |
23 |
6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
128 p |
15 |
6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
124 p |
25 |
6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
97 p |
16 |
5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tại tỉnh Kon Tum
132 p |
9 |
4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk
117 p |
12 |
4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam
25 p |
15 |
4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Thu hút vốn FDI vào Việt Nam - nghiên cứu trường hợp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
128 p |
6 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)