intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Hoà Phú tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

21
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Hoà Phú tỉnh Đắk Lắk" nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư cho Khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Đắk Lắk trong bối cảnh phát triển mới trên cơ sở phân tích, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế về thu hút vốn đầu tư hiện nay vào khu công nghiệp Hòa Phú.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Hoà Phú tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… …... /…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA * JULET NIÊ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP HÒA PHÚ TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ Đắk Lắk, năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… …... /…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA * JULET NIÊ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP HÒA PHÚ TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 3101 10 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ TÌNH Đắk Lắk, năm 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và luận cứ đều được trích dẫn nguồn, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Đắk Lắk, ngày 31 tháng 5 năm 2022 Tác giả luận văn Julet Niê
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản lý Kinh tế tại Học viện Hành chính Quốc gia, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên, hướng dẫn, giảng dạy và nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày t l ng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Tình ngư i hướng dẫn hoa học đã rất nhiệt tình và trách nhiệm để tôi hoàn thành được luận văn. Tôi c ng xin cảm ơn ãnh đạo Văn ph ng UBND tỉnh Đắk Lắk, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tạo điều iện thuận lợi trong th i gian tôi tìm hiểu tình hình thực tế và cung cấp tài liệu, số liệu để tôi hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Đắk Lắk, ngày 25 tháng 5 năm 2021 Tác giả luận văn Julet Niê
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ........................................... 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ....................................... 5 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................... 6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ............................................. 7 7. Kết cấu luận văn .......................................................................................... 7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP .................................................................................... 9 1.1. Khái quát về Khu công nghiệp................................................................ 9 1.1.1. Khái niệm Khu công nghiệp................................................................. 9 1.1.2. Vai trò của Khu công nghiệp ............................................................. 10 1.1.3. Ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh ........................................ 13 1.2. Vốn đầu tƣ và thu hút vốn đầu tƣ vào khu công nghiệp .................... 16 1.2.1. Vốn đầu tư .......................................................................................... 16 1.2.2. Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ........................................... 24 1.3. Các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tƣ vào khu công nghiệp. 37 1.3.1. Nhân tố khách quan ............................................................................ 37 1.3.1.1. Môi trường kinh tế, chính trị - xã hội ............................................. 37 1.3.1.2. Cơ chế chính sách và thủ tục hành chính ....................................... 38 1.3.1.3. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ....................................................... 41 1.3.2.1. Nguồn nhân lực ............................................................................... 41 1.3.2.2. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội ................................................... 42 1.4. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tƣ vào khu công nghiệp ở một số địa phƣơng và bài học rút ra cho tỉnh Đắk Lắk ............................................... 43
  6. 1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh ........................................................... 43 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương .................................................... 45 1.4.3. Những bài học rút ra cho tỉnh Đắk Lắk trong quá trình thu hút vốn vào các khu công nghiệp ..................................................................................... 46 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 49 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP HÒA PHÚ TỈNH ĐẮK LẮK ......................................... 50 2.1. Tổng quan về Khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Đắk Lắk .................... 50 2.2. Tình hình thu hút vốn đầu tƣ vào khu công nghiệp Hòa Phú giai đoạn 2017-2021........................................................................................................ 59 2.2.1. Kết quả thu hút vốn đầu tư ................................................................. 59 2.2.2. Đánh giá chung về kết quả đạt được ................................................. 65 2.3. Thực trạng các hoạt động nhằm thu hút vốn đầu tƣ vào Khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Đắk Lắk ..................................................................... 67 2.3.1. Công tác quy hoạch, định hướng phát triển khu công nghiệp........... 67 2.3.2. Ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư ....................................... 69 2.3.3. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển các khu công nghiệp .... 76 2.3.4. Công tác xúc tiến đầu tư .................................................................... 79 2.4. Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tƣ vào Khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Đắk Lắk .......................................................................................... 83 2.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................ 83 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế .................................... 84 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 92 CHƢƠNG 3.................................................................................................... 93 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP HÒA PHÚ TỈNH ĐẮK LẮK ..... 93
  7. 3.1. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ vào Khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới ................................................. 93 3.2. Một số giải pháp tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ vào Khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Đắk Lắk .................................................................................. 96 3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ........................................................................................................... 96 3.2.2. Hoàn thiện các chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư .............. 100 3.2.3. Đổi mới, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư................................. 102 3.2.4. Hoàn thiện môi trường kinh doanh .................................................. 105 3.2.5. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng .................................................. 107 3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.............................................. 109 3.2.7. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, vai trò quản lý nhà nước của chính quyền các cấp ................................................................... 111 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................. 115 KẾT LUẬN .................................................................................................. 116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 118
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BQL: Ban quản lý CNH-HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa KCN: Khu công nghiệp KT-XH: Kinh tế - xã hội HĐND: Hội đồng nhân dân TTHC: Thủ tục hành chính UBND: Ủy ban nhân dân
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Chất lượng lao động làm việc trong Khu công nghiệp Bảng 2.1 55 Hoà Phú Số lượng dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Bảng 2.2 58 Đắk Lắ giai đoạn 2017-2021 Tỷ lệ vốn đăng ý đầu tư đã thực hiện tại Khu công Bảng 2.3 59 nghiệp Hòa Phú tỉnh Đắk Lắ giai đoạn 2017-2021 Tỷ lệ vốn đăng ý đầu tư đã thực hiện tại Khu công Bảng 2.4 60 nghiệp Hòa Phú tỉnh Đắk Lắ giai đoạn 2017-2021 Giá trị sản xuất công nghiệp tại Khu công nghiệp Hòa Bảng 2.5 61 Phú tỉnh Đắk Lắ giai đoạn 2017-2021 Quy hoạch sử dụng đất Khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Bảng 2.6 73 Đắk Lắk
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những khởi sắc rõ nét phát triển kinh tế - xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước đều có dấu ấn đậm nét của các khu công nghiệp. Đến nay, Việt Nam tiếp tục là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước. Sau hơn 30 năm đổi mới các khu công nghiệp vẫn được coi là mô hình ưu việt nhất trong thu hút đầu tư, có vai tr quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đóng góp không nh vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng, kim ngạch xuất - nhập khẩu, giải quyết việc làm… Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 tầm nhìn đến 2030 Đảng ta nhấn mạnh: “Phát huy hiệu quả của các khu, cụm công nghiệp và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn và hiệu quả cao”. Chủ trương này đã, đang và sẽ chi phối, tác động đến quá trình phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của các địa phương trong cả nước, trong đó có tỉnh Đắk Lắk [6]. Có thể hẳng định rằng, Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắ ắ nói riêng là một vùng inh tế trọng điểm với vùng cao nguyên đất đ Bazan, rừng nguyên sinh, cây công nghiệp giàu chủng loại với chất lượng cao; việc phát triển các Khu công nghiệp nhằm đẩy mạnh các sản phẩm chủ lực sẽ tạo thuận lợi cho phát triển inh tế và xuất hẩu là sự cần thiết với tình hình hiện nay. Bên cạnh đó, việc thu hút vốn đầu tư vào Đắk Lắk là một trong những chủ trương đúng đắn của tỉnh để phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Đây c n là chủ trương nhằm hiện thực hóa những nội dung trong Nghị quyết Đại hội Đảng 1
  11. bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhất là trong việc xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Tỉnh Đắ ắ hiện có Khu công nghiệp H a Phú được thành lập ngày 10/8/2008 với diện tích quy hoạch 181,73ha, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng đến nay hoảng trên 182,3 tỷ đồng. Trong quá trình phát triển có nhiều biến động về inh tế - xã hội, môi trư ng đầu tư; hả năng tài chính của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng có giới hạn, việc đầu tư xây dựng chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, tập trung là vốn trung ương hỗ trợ có mục tiêu. Tuy nhiên, Chính phủ thực hiện chính sách tài hóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách Nhà nước, do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư xây dựng hạ tầng trong Khu công nghiệp H a Phú. Việc đầu tư hạ tầng dở dang, không đồng bộ dẫn tới hoạt động thu hút đầu tư, xúc tiến, êu gọi đầu tư vào hu công nghiệp hạn chế, hiệu quả đầu tư chưa cao. Thực tế, công nghiệp là động lực có ý nghĩa quyết định đối với nhịp độ phát triển inh tế của một vùng, hu vực hay một quốc gia, đặc biệt phát triển các hu công nghiệp tập trung. Do đó, đối với Khu công nghiệp Hoà Phú. nếu huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong, ngoài nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đầu tư có hiệu quả sẽ là động lực có ý nghĩa quyết định đối với nhịp độ phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thu hút được ngày càng nhiều vốn đầu tư, việc đầu tư mang lại hiệu quả, nguồn vốn ấy ở đâu? bao nhiêu? đang là nỗi trăn trở của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Đắ ắ và của Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đắ ắ . Xuất phát từ những vấn đề trên tác giả chọn đề tài “Thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Hoà Phú tỉnh Đắk Lắk” để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2
  12. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Th i gian qua, đã có một số công trình khoa học của các tác giả nghiên cứu về về thu hút vốn đầu tư inh tế - xã hội nói chung, thu hút vốn vào các khu công nghiệp nói riêng dưới nhiều góc độ, cách tiếp cận khác nhau, cụ thể: - Nguyễn Thị Ninh Thuận và Bùi Văn Trịnh (NXB ĐH Cần Thơ) với công trình nghiên cứu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào khu công nghiệp tại thành phố Cần Thơ, 2012. Nghiên cứu đã đánh giá về thực trạng môi trư ng đầu tư, inh doanh của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp của Cần Thơ; tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào khu công nghiệp và đề xuất các giải pháp thu hút đầu tư vào hu công nghiệp Cần Thơ trong th i gian tới. Kết quả nghiên cứu tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư đối với doanh nghiệp vào khu công nghiệp gồm: Vị trí, địa điểm thành lập khu công nghiệp thuận lợi sản xuất kinh doanh, nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất, và chính sách thu hút đầu tư; đối với các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp gồm: Chi phí xử lý nước thải trong khu công nghiệp cao, vị trí hiện tại thuận lợi cho sản xuất kinh doanh hơn trong hu công nghiệp, thuê/mua mặt bằng ngoài khu công nghiệp có lợi hơn. - Bài viết của Nguyễn Hoàng Việt, Marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp ở các tỉnh, thành phố Việt Nam (Nghiên cứu điển hình trường hợp tỉnh Hà Tĩnh),Tạp chí kinh tế và phát triển (2013). Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu một khía cạnh cốt lõi của mar eting địa phương là giá trị cung ứng cho các nhà đầu tư của một địa phương được xem xét như thế nào, cấu trúc của chúng trong phối thức mar eting địa phương, thực trạng đánh giá mar eting địa phương qua chỉ số sức hút đầu tư đối với trư ng hợp tỉnh Hà Tĩnh và một số hàm ý giải pháp mar eting địa phương để nâng cao chỉ số này. 3
  13. - Nguyễn Phúc Nguyên, Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở Miền Trung, (2013). Nghiên cứu này đi sâu phân tích các nhân tố tác động đến đầu tư vào các hu công nghiệp dưới góc nhìn của doanh nghiệp. Lấy ý tưởng từ phân tích hành vi đầu tư, bài báo sử dụng mô hình IVprobit để kiểm định các giả thuyết nêu ra. Lợi ích kỳ vọng từ đầu tư, ảnh hưởng của chính sách đến thu hút đầu tư và sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ là các nhân tố chính làm nảy sinh ý định đầu tư của các doanh nghiệp. Bài báo c ng nêu bật hiện trạng về hành vi đãi ngộ của cơ quan hữu quan đối với các thành phần kinh tế. Bài báo hữu dụng cho cả những ngư i thực thi chính sách lẫn các doanh nghiệp. - Trương Quang D ng, Luận văn thạc sĩ inh tế “Thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi”, (2011) đã hái quát lý luận về vốn đầu tư, các nguồn vốn đầu tư và vai tr của vốn đầu tư để phát triển công nghiệp nói chung và phát triển công nghiệp tại địa phương nói riêng để hình thành khung nội dung nghiên cứu cho đề tài. Xác định những tồn tại cùng những nguyên nhân trong thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi để đưa ra các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp tại địa phương này. Các luận án, luận văn có phạm vi nghiên cứu chung về thu hút vốn đầu tư nói chung, thu hút vốn đầu tư cho các hu công nghiệp nói riêng, các tác giả đã làm rõ các hái niệm liên quan đến vốn đầu tư, vai tr của vốn đầu tư, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư, đồng th i đưa ra những phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở các địa phương hác nhau.Tuy nhiên, để đi sâu nghiên cứu nội dung đề cập đến cụ thể việc thu hút vốn đầu tư một khu công nghiệp không nhiều, tập trung chủ yếu về nội dung thu hút vốn đầu tư nước ngoài hoặc nghiên cứu cụ thể về một phần trong hoạt động thu hút vốn đầu tư 4
  14. vào khu công nghiệp. Đặc biệt là chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến thu hút vốn đầu tư cho Khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay như đề tài của tác giả. Đây chính là điểm mới, đồng th i c ng là cơ sở, động lực để tác giả nghiên cứu đề tài này. Mặc dù vậy, dưới góc độ khoa học, các công trình nghiên cứu, bài viết nói trên là hết sức có giá trị bởi qua nghiên cứu, tham khảo các đề tài đã góp phần giúp tác giả kế thừa có chọn lọc những nội dung liên quan để xây dựng nội dung nghiên cứu cho luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư cho Khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Đắk Lắk trong bối cảnh phát triển mới trên cơ sở phân tích, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế về thu hút vốn đầu tư hiện nay vào khu công nghiệp Hòa Phú. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tư; - Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú, tỉnh Đắk Lắk; - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cư ng thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Đắk Lắk trong th i gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu 5
  15. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú, tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Hoạt động thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Đắk Lắk gồm: Công tác quy hoạch, định hướng phát triển khu công nghiệp; Ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư; Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển các khu công nghiệp; Công tác xúc tiến đầu tư. - Phạm vi về không gian: Khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi về th i gian: Giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – ênin; quan điểm và chính sách của Đảng, chính sách và pháp của nhà nước đối với thu hút vốn đầu tư nói chung, thu hút vốn đầu tư vào hu công nghiệp nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp: - Phương pháp thu thập thông tin: Được thực hiện thông qua nghiên cứu, tổng hợp từ các tài liệu, công trình đã công bố như: báo cáo nghiên cứu, số liệu thống ê… - Phương pháp xử lý thông tin: Thông tin được xử lý thông qua các phương pháp phân tích, đối chiếu. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả tổng quan các bài luận văn, luận án, bài viết trên các tạp chí về thu hút vốn đầu tư, thu hút vốn đầu tư cho 6
  16. khu công nghiệp nhằm xây dựng hệ thống luận cứ khoa học về thu hút vốn đầu tư cho hu công nghiệp. - Phương pháp thống kê mô tả: Tổng hợp, phân tích các số liệu thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú. - Phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp: Tác giả so sánh số liệu giữa các năm để làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghiệp H a Phú giai đoạn 2017-2021. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn hệ thống hoá được cơ sở lý luận về vốn, nhu cầu, khả năngthu hút vốn đầu tư vào hu công nghiệp, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư vào hu công nghiệp. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đánh giá được thực trạng thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú và đề xuất các giải pháp tăng cư ng thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Đắk Lắk trong th i gian tới. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan quản lý các khu công nghiệp tại tỉnh Đắk Lắk, cho việc giảng dạy, học tập chuyên ngành Quản lý nhà nước về kinh tế ở Học viện Hành chính Quốc gia và các cơ sở đào tạo khác. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.Đề tài được kết cấu thành 3 Chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghiệp 7
  17. Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Đắk Lắk Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cư ng thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Đắk Lắk 8
  18. Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Khái quát về Khu công nghiệp 1.1.1. Khái niệm Khu công nghiệp Thuật ngữ Khu công nghiệp (KCN) xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX khi các KCN được bắt đầu hình thành và phát triển nhân rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay trên thế giới vẫn đang tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm KCN, tùy điều kiện từng nước mà KCN có những nội dung hoạt động kinh tế khác nhau và có những tên gọi khác nhau nhưng chúng đều mang tính chất và đặc trưng của KCN. Các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về KCN. Theo quan niệm thông thư ng: KCN là một loại hình của khu kinh tế đặc biệt, là khu vực tính chất độc lập, trong đó có các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa, thực hiện các hoạt động dịch vụ và có chế độ quản lý riêng [8]. Ở Việt Nam, khái niệm KCN lần đầu tiên được xuất hiện tại Luật đầu tư nước ngoài năm 1986 và đến năm 2018, tại Khoản 1, Điều 2 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế giải thích định nghĩa “KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này. KCN gồm nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: Khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái (sau đây gọi chung là Khu công nghiệp, trừ trường hợp có quy định riêng đối với từng loại hình)” [5]. Và hiện nay, Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020 của Quốc hội đưa ra hái niệm KCN tại Khoản 16, Điều 3 là “khu vực có ranh giới địa lý 9
  19. xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp”[12]. Như vậy, KCN là đối tượng đặc thù của quản lý nhà nước về kinh tế trong các giai đoạn phát triển với các đặc điểm về mục tiêu thành lập, giới hạn hoạt động tập trung vào công nghiệp, ranh giới địa lý và thẩm quyền ra quyết định thành lập. Từ các khái niệm trên, theo tác giả, KCN là khu vực có diện tích được quy hoạch lâu dài, tập trung các hoạt động chế tạo công nghiệp được nhà nước cho phép thành lập, hoạt động theo quy định với đầy đủ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và các phương tiện hỗ trợ. 1.1.2. Vai trò của Khu công nghiệp Trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, KCN có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Vai trò của KCN được thể hiện trên những điểm như sau: Thứ nhất, việc hình thành các KCN là một tất yếu của sự phát triển KT - XH, nhất là đối với các nước đang phát triển thì việc hình thành các khu KCN sẽ nhanh chóng bằng việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Đây là mục tiêu quan trọng nhất của KCN. Với những ưu điểm tất yếu của KCN như cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, thuận tiện trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí, vấn đề xử lý chất thải tốt là một trong những nhân tố để thu hút các nhà đầu tư. Hơn nữa các KCN lại có quy chế quản lý và hệ thống chính sách ưu đãi tạo môi trư ng đầu tư thuận lợi, có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư hông chỉ trong nước mà còn rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, giúp các KCN có thêm vốn đầu tư. Bên cạnh đó, việc phát triển các KCN c ng phù hợp với chiến lược của các tập đoàn, các công ty xuyên 10
  20. quốc gia trong việc mở rộng phạm vi hoạt động trên cơ sở tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, tranh thủ thuế ưu đãi, hai thác thị trư ng rộng lớn ở các nước phát triển. Chính vì vậy mà nguồn vốn đầu tư vào các KCN này không ngừng tăng lên. Thứ hai, KCN là phương thức thích hợp để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến c ng như phương pháp quản lý hiện đại. Việc tiếp thu công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại một cách nhanh chóng và hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ trước mắt mà còn là mục tiêu chiến lược. Muốn phát triển kinh tế thì không thể nào b qua khoa học công nghệ. Mà so với các nước phát triển thì các nước đang phát triển có trình độ khoa học công nghệ phát triển chậm hơn nhiều. Chính vì vậy có một giải pháp đó là thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, bằng việc hình thành các KCN là nơi để thu hút sự đầu tư này. Qua đó, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đưa vào KCN những thiết bị kỹ thuật tiên tiến, quy trình công nghệ hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế có đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trư ng. Ngoài ra, các KCN thư ng được quy hoạch theo mô hình tập hợp các doanh nghiệp cùng ngành, cùng lĩnh vực. Do vậy, các doanh nghiệp dễ dàng hợp tác, liên kết với nhau trong việc nhập khẩu, tiếp nhận những công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới, tận dụng được những lợi thế của nước đi sau, rút ngắn được khoảng cách về khoa học kỹ thuật với các nước đi trước. Việc các doanh nghiệp liên kết hợp tác với nhau sẽ tiết kiệm được chi phí trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển và quyền sở hữu trí tuệ. Mặt khác, từ việc các trang thiết bị hiện đại, công nghệ kỹ thuật tiên tiến thì các cán bộ quản lý, các công nhân kỹ thuật tại các KCN sẽ được đào tạo lại, đào tạo bổ sung cho phù hợp, tiếp thu được các tác phong công nghiệp, kinh nghiệm quản lý, phương pháp iểm tra chất lượng hiện đại thích hợp với cơ chế thị trư ng và đạt hiệu quả cao. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0