intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

410
lượt xem
128
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với tính cách là một hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc, tôn giáo tác động mạnh mẽ, vừa tích cực, vừa tiêu cực đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo đó, tôn giáo luôn được các quốc gia trên thế giới quan tâm, nhằm phát huy cao nhất mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó. ở Việt Nam, khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, Đảng ta đã có những đổi mới căn bản về quan điểm, chính sách đối với tôn giáo, đánh dấu bằng việc, ngày 16/10/1990, Bộ chính...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay

  1. LUẬN VĂN: Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay
  2. Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Với tính cách là một hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc, tôn giáo tác động mạnh mẽ, vừa tích cực, vừa tiêu cực đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo đó, tôn giáo luôn được các quốc gia trên thế giới quan tâm, nhằm phát huy cao nhất mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó. ở Việt Nam, khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, Đảng ta đã có những đổi mới căn bản về quan điểm, chính sách đối với tôn giáo, đánh dấu bằng việc, ngày 16/10/1990, Bộ chính trị, khoá VI, ban hành nghị quyết số 24, về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình phát triển mới và sau này, tại Hội nghị Trung ương lần thứ bảy, khóa IX, ngày 12/3/2003, Đảng ta lại ra nghị quyết Về công tác tôn giáo. Trong các nghị quyết này, Đảng nhấn mạnh: Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Với quan điểm đổi mới như vậy về vấn đề tôn giáo, một mặt, đã tạo ra bầu không khí phấn khởi của đồng bào các tôn giáo; mặt khác, công tác tôn giáo của hệ thống chính trị cũng có hiệu lực và hiệu quả hơn. Để các tôn giáo phát huy hơn nữa mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, theo nguyên tắc mác - xít, phải coi trọng việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới; phải quan tâm thường xuyên đến đời sống mọi mặt của quần chúng tín đồ. Nhưng sẽ là thiếu toàn diện nếu chỉ nhấn mạnh đến quần chúng tín đồ mà xem nhẹ vai trò của chức sắc tôn giáo. Bởi vì, chức sắc tôn giáo là người có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với quần chúng tín đồ. Họ là lực lượng nòng cốt quyết định đường hướng hoạt động của giáo hội tôn giáo, quyết định đến sự mạnh, yếu, thậm chí sống còn của tôn giáo mình. Trong hoạt động hành đạo, chức sắc tôn giáo là người “thay mặt đấng thiêng liêng” chăm lo phần hồn các tín đồ; trong hoạt động quản đạo, là người điều hành nền hành chính đạo; còn trong hoạt động truyền đạo, là trụ cột để phát triển tín đồ. Hơn nữa, họ là người đại diện cho tổ chức tôn giáo ở các cấp, nên thường xuyên có mối quan hệ với Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị – xã hội của nhân dân. Trong
  3. đó, trên một số nội dung quan hệ cụ thể, họ có tư cách pháp nhân và gắn với trách nhiệm pháp lý. Với vai trò quan trọng như vậy nên chức sắc tôn giáo luôn có ảnh hưởng trực tiếp, thậm chí quyết định, đến tính chất tích cực hay tiêu cực của mọi hoạt động tôn giáo; đến sự đồng hành hay không đồng hành của tôn giáo với dân tộc, đất nước và với chế độ XHCN. Hiện nay ở nước ta, đội ngũ chức sắc các tôn giáo có hơn 10 vạn người; về chất lượng, đội ngũ chức sắc tôn giáo ở nước ta, thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, số qua đào tạo ở trường lớp tăng lên đáng kể; có tác phong sâu sát với tín đồ, hướng dẫn tín đồ sinh hoạt tôn giáo đúng với giáo luật và pháp luật; trách nhiệm đạo - đời của họ ngày càng chu đáo hơn; công việc truyền đạo của họ thuận lợi và có hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay, vẫn có một số chức sắc tôn giáo có hoạt động truyền đạo trái pháp luật, vi phạm quy định của các địa phương, gây ra tình hình phức tạp ở một số địa bàn. Một số khác có hành vi đấu tranh, khiếu kiện sai quy định của chính sách và pháp luật. Tình trạng một số chức sắc né tránh sự phân công, bổ nhiệm của giáo hội tôn giáo khi được điều động về trụ trì tại những vùng sâu, vùng xa, có nhiều khó khăn, tín đồ còn nghèo túng ... là một thực tế không hiếm hiện nay. Mặt khác, tình trạng thấp kém về đạo pháp và sa sút về đạo hạnh của một số chức sắc tôn giáo cũng đang làm cho giáo hội cũng như xã hội phải quan ngại. Ngoài ra, một số chức sắc tôn giáo tỏ ra quá đam mê giáo quyền mà đi ngược lại với những gì tốt đẹp của tôn giáo, nên bị các thế lực xấu lợi dụng vào mục đích chống đối chế độ. Tình hình trên là một thực tế đang có ở các tôn giáo, nhưng rõ nét hơn cả là đối với chức sắc Phật giáo và Công giáo, vốn là hai tôn giáo lớn nhất ở nước ta. Như vậy, vấn đề chức sắc tôn giáo ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra những yêu cầu đòi hỏi phải được nghiên cứu làm rõ, trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, nhất là đối với chức sắc Phật giáo và Công giáo. Vì thế, việc triển khai nghiên cứu đề tài “Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay” là nhằm đáp ứng cho những đòi hỏi đó. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
  4. Cho đến nay, hầu như chưa có một công trình khoa học nào tập trung nghiên cứu về thực trạng đội ngũ chức sắc tôn giáo ở nước ta và những vấn đề đặt ra. Liên quan tới đề tài này có một số công trình nghiên cứu của các cá nhân, đơn vị ở trong và ngoài tôn giáo. Các công trình của các tác giả ngoài tôn giáo đáng chú ý là: Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lí luận và thực tiễn của GS, TS Đỗ Quang Hưng (NXB CTQG, HN 2005); Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát triển ở Việt Nam của PGS, TS Nguyễn Hồng Dương (NXB KHXH, HN 2004); Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam của Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Tín ngưỡng (NXB Tôn giáo, HN 2007); Một số tôn giáo ở Việt Nam của TS. Nguyễn Thanh Xuân (NXB Tôn giáo, HN 2005); Tôn giáo thế giới và Việt Nam của Mai Thanh Hải (NXB Công an nhân dân, HN 2000); Về tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam hiện nay của GS.Đặng Nghiêm Vạn (NXB KHXH, HN, 1998); Khái lược Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Cao Thanh (NXB Tôn giáo, HN, 2008); Đạo Tin lành ở Việt Nam của Ban Tôn giáo Chính phủ (NXB Tôn giáo, HN, 2006); Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài của Viện Nghiên cứu Tôn giáo (NXB KHXH, HN, 1996); Công tác giáo dục Tăng ni ở Hội Phật giáo Bắc Kỳ của Lê Tâm Đắc (Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 5 - 2006); Hàng giáo phẩm Công giáo Việt Nam - vấn đề nhân sự và đào tạo của PGS, TS Nguyễn Hồng Dương (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5 - 2005); Kết quả công tác tôn giáo năm 2007 của Trần Xuân Hiền (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Số 3 - 2008). Về đề tài nghiên cứu khoa học liên quan, có: Đề tài cấp bộ: Mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, TS. Ngô Hữu Thảo chủ nhiệm (HN, 1998); đề tài cấp nhà nước: Xu hướng phát triển tôn giáo hiện nay ở nước ta và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo, quản lý, GS.TS Lê Hữu Nghĩa chủ nhiệm (HN, 2001); đề tài giáo trình Cử nhân chính trị chuyên ngành tôn giáo: Vấn đề đào tạo chức sắc tôn giáo ở Việt Nam, PGS, TS. Ngô Hữu Thảo và ThS. Nguyễn Khắc Đức thực hiện (Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006). Những công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến vấn đề chức sắc tôn giáo, nhất là đối với chức sắc Phật giáo và Công giáo, trên các góc độ như: Khái niệm chức
  5. sắc tôn giáo; số lượng chức sắc tôn giáo ở Việt Nam trong từng thời kỳ lịch sử; vị trí, vai trò của họ trong hoạt động tôn giáo và hoạt động xã hội; đặc điểm chức sắc tôn giáo; hoạt động đào tạo chức sắc tôn giáo của Phật giáo và Công giáo ở nước ta; công tác vận động chức sắc tôn giáo. Tuy nhiên, do giới hạn nghiên cứu nên vấn đề chức sắc tôn giáo trong những công trình này nhìn chung còn sơ lược. Hơn nữa, có không ít thông tin, những nhận xét, đánh giá đã tỏ ra không còn phù hợp. Như, chưa phân biệt được các khái niệm “chức sắc tôn giáo” với “nhà tu hành” và với “chức việc tôn giáo”; còn đơn giản và chưa khách quan khi đánh giá về chức sắc tôn giáo..., thể hiện thái độ mặc cảm, có khi đến nặng nề đối với họ. Trong các công trình nghiên cứu, tổng kết của các nhà tu hành, chức sắc tôn giáo và giáo hội tôn giáo đã được công bố, đáng chú ý là: Báo cáo hoạt động Phật sự nhiệm kỳ V (2002 - 2007) và Chương trình hoạt động nhiệm kỳ VI (2007 - 2012) của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI, Hà Nội 2007, Hội thảo khoa học 300 Phật giáo Gia Định - Sài Gòn TP Hồ Chí Minh (NXB TP. Hồ Chí Minh 2002), Hồi ký thành lập Hội Phật giáo Việt Nam (Hòa thượng Thích Trí Hải, NXB Tôn giáo, H 2004), Lược sử Phật giáo Việt Nam (Thượng tọa Thích Minh Tuệ, Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh ấn hành - PL. 2536 - 1993), Bến đỗ tâm linh (Nhất Hạnh, NXB Tôn giáo, HN, 2005), Đào tạo linh mục, nguồn canh tân giáo hội (Tu hội Xuân Bích, Đại chủng viện Huế 1995), Thánh Công đồng chung Vaticanô II (Phân khoa Thần học Giáo Hoàng học viện thánh Piô X, Đà Lạt- Việt Nam 1980), Báo cáo thành quả 25 năm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tháng 11 - 2006) và Giáo hội Công giáo Việt Nam Niên giám năm 2005 (NXB Tôn giáo, H 2005) của Văn phòng Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam. Những công trình loại này có rất nhiều giá trị, vì khi người tôn giáo nói và viết về mình thì thường sát – thật hơn. Tuy nhiên, với nhiều lý do, các công trình này thường mới dừng lại ở việc mô tả tình hình, còn nếu có nhận xét, đánh giá về đội ngũ chức sắc tôn giáo thì cũng lại thể hiện sự chủ quan, một chiều, chỉ thấy tốt mà không thấy xấu. Đối với những thực tế tiêu cực, hạn chế của chức sắc tôn giáo, đòi hỏi giáo hội tôn giáo phải trăn trở tìm kiếm giải pháp, như Thiền sư Thích Nhất Hạnh có đề cập nhưng chưa nhiều trong tác phẩm “Bến đỗ tâm linh”, chỉ là hãn hữu.
  6. Những công trình nghiên cứu trên đây sẽ là những tư liệu bổ ích để những người làm đề tài này tham khảo và kế thừa trong quá trình triển khai nghiên cứu. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài - Đề tài có mục tiêu: Làm rõ thực trạng tình hình chức sắc tôn giáo của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam hiện nay, đó là của Phật giáo và Công giáo, trên cả phương diện số lượng cũng như chất lượng, từ đó rút ra những vấn đề đặt ra, đề xuất kiến nghị mang tính giải pháp cho công tác tôn giáo của hệ thống chính trị và là cơ sở tham khảo cho công tác nhân sự của các giáo hội Công giáo và Phật giáo ở Việt Nam, nhằm xây dựng đội ngũ chức sắc tôn giáo có trình độ thần học cao, có đạo hạnh tốt, hoạt động tuân thủ pháp luật và đồng hành cùng dân tộc. - Đảm bảo mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ: + Làm rõ khái niệm chức sắc tôn giáo và vị trí, vai trò của họ trong hoạt động tôn giáo và trong xã hội nước ta hiện nay. + Khảo sát, nghiên cứu thực trạng tình hình chức sắc của 2 tôn giáo lớn nhất ở Việt Nam, là Phật giáo và Công giáo. + Rút ra những vấn đề đặt ra và kiến nghị từ góc độ công tác tôn giáo của hệ thống chính trị và công tác nhân sự của giáo hội tôn giáo nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của họ. 4. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là chức sắc các tôn giáo ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là chức sắc của 2 tôn giáo: Phật giáo và Công giáo trên địa bàn cả nước. Giới hạn thời gian từ năm 2003 (khi có Nghị quyết TW Bảy, khoá IX, số 25, ngày 12-3- 2003, Về công tác tôn giáo) đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện dựa trên c ơ sở lý luận là những quan đi ểm của chủ n ghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, đồng thời có tham khảo lý luận của các học thuyết thần học. - Phương pháp nghiên cứu:
  7. Đề tài vận dụng những nguyên tắc ph ương pháp lu ận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời sử dụng phương pháp n ghiên c ứu của các khoa học cụ thể, nh ư phương pháp logic và lịc h s ử, phân tích và tổng hợp, hệ thống cấu trúc, so sánh, điều tra xã hội học, phỏng vấn chuyên gia và xử lý tư liệu tổng kết thực tiễn,... 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. ý nghĩa lý luận Đề tài đóng góp tích cực cho việc bổ sung, phát triển lý luận ngành tôn giáo học ở nước ta hiện nay và là một cơ sở để nâng cao nhận thức của một số ngành khoa học xã hội liên quan trực tiếp đến tôn giáo học, như triết học, xã hội học, văn hóa học ... 6.2. ý nghĩa thực tiễn - Đề tài đáp ứng cho công tác giảng dạy tại các hệ cao cấp, cử nhân chính trị; cử nhân chính trị chuyên ngành công tác tôn giáo và hệ cao học chuyên ngành tôn giáo học của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và của một số Học viện, Viện nghiên cứu tôn giáo, một số trường đại học xã hội nhân văn khác ở nước ta hiện nay. - Là một cơ sở để các cơ quan chức năng của hệ thống chính trị tham khảo xây dựng chính sách, chủ trương đối với tôn giáo nói chung và chức sắc tôn giáo nói riêng; góp phần nâng cao hiệu quả của công tác vận động, cũng như quản lý nhà nước đối với chức sắc tôn giáo ở nước ta hiện nay. - Là một cơ sở để một số giáo hội tôn giáo tham khảo, xây dựng giải pháp phát triển đội ngũ chức sắc tôn giáo của mình. 7. Nội dung Chương 1: Khái niệm, vai trò và đặc điểm của Chức sắc tôn giáo ở nước ta hiện nay 1.1. Khái niệm chức sắc tôn giáo 1.2. Vai trò của chức sắc tôn giáo 1.3. Đặc điểm của chức sắc tôn giáo Việt Nam Chương 2: Thực trạng tình hình chức sắc một số tôn giáo lớn ở Việt Nam hiện nay 2.1. Thực trạng tình hình chức sắc Phật giáo Việt Nam
  8. 2.2. Thực trạng tình hình chức sắc Công giáo Chương 3: Những vấn đề đặt ra và kiến nghị đối với Công tác chức sắc tôn giáo của hệ thống chính trị 3.1. Vài nét về công tác đối với chức sắc tôn giáo của hệ thống chính trị và xu hướng biến đổi của chức sắc tôn giáo ở nước ta 3.2. Những vấn đề đặt ra cho công tác đối với chức sắc tôn giáo của hệ thống chính trị 3.3. Kiến nghị
  9. Chương 1 khái niệm, vai trò và đặc điểm của Chức sắc tôn giáo ở nước ta hiện nay 1.1. Khái niệm chức sắc tôn giáo 1.1.1. Khái niệm Chức sắc tôn giáo1 (clergy) là thuật ngữ để chỉ những người lãnh đạo các tôn giáo nhất định. Thuật ngữ này bắt nguồn từ khái niệm hopapos êë̃ñï ̣ - klçros, có nghĩa là “nhiều”, nói ẩn dụ là “di sản”. Tùy theo mỗi tôn giáo, chức sắc tôn giáo thường quan tâm tới các nghi lễ của tôn giáo, hoạt động truyền đạo và hướng dẫn thực hành tôn giáo. Họ đóng vai trò chủ chốt trong những hoạt động liên quan đến các sự kiện tiêu biểu xảy ra trong vòng đời mỗi con người tín đồ, như những nghi lễ khi sinh, lão, bệnh, tử, lễ rửa tội, lễ cắt bao qui đầu, lễ hôn phối... Chức sắc tôn giáo giống và khác với “giới tu hành”. Giới tu hành (Priesthood): là tập hợp những linh mục, thày Saman hay những người có uy tín. Những người này có quyền năng tôn giáo đặc biệt. Thuật ngữ priest (thày tu) có nguồn gốc từ Hi Lạp, chỉ những người cao tuổi hoặc có thứ bậc cao, thường được sử dụng để chỉ các chức sắc cụ thể. Như vậy, trong giới tu hành không phải ai cũng là chức sắc, cho dù họ rất có vai trò quan trọng, mà chỉ những ai có vị trí “lãnh đạo” trong các tôn giáo thì mới là chức sắc. Vậy chức sắc chỉ là một bộ phận của giới tu hành. Có thể là hơi khập khiễng trong so sánh, nhưng để dễ hình dung, phân biệt, thì cũng giống như trường hợp người dân phân biệt về các đảng viên của Đảng ta, đó là “đảng viên thường” và “đảng viên có chức quyền”. Ở đây, chức sắc tôn giáo giống như đảng viên có chức quyền vậy. Chức sắc tôn giáo cũng khác với nhà thần học. Nhà thần học là những học giả tôn giáo và thần học, họ không nhất thiết phải là chức sắc tôn giáo. Một người bình thường (không là chức sắc tôn giáo) cũng có thể là một nhà thần học2. ở nước ta, theo Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, trong mục giải thích các từ ngữ (khái niệm) đã làm rõ khái niệm chức sắc tôn giáo và nhà tu hành tôn giáo từ phương diện quản lý Nhà nước đối với tôn giáo. 1 Cũng để nói đến giới tăng lữ. 2 Xem: http: //www.wikipedia.org (Từ điển Bách khoa mở).
  10. Theo đó: Chức sắc là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo. Còn, Nhà tu hành là tín đồ tự nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình tin theo 3. Trên thực tế, những người không có tôn giáo thường bị, hoặc là nhầm lẫn chức sắc tôn giáo với nhà tu hành, hoặc với chức việc của tôn giáo (là những người hoạt động tôn giáo không chuyên nghiệp trong các tôn giáo); hoặc là đồng nhất các khái niệm đó vào một khái niệm chức sắc tôn giáo. Vậy, nắm vững khái niệm chức sắc tôn giáo, theo tinh thần Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo cần chú ý đến việc hội đủ 3 dấu hiệu căn bản như sau: Một, trước hết, chức sắc tôn giáo phải là tín đồ của một tôn giáo. Vì thế, có người còn gọi chức sắc tôn giáo là “tín đồ đặc biệt”. Hai, họ phải là người có chức vụ nhất định trong tổ chức giáo hội tôn giáo. Bởi vì tổ chức tôn giáo chính là nền “hành chính đạo”, điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động tôn giáo và gắn với đó là những vị trí cao thấp khác nhau (chức vụ) do mỗi người đảm trách. Theo đó, với những tôn giáo không có tổ chức thì sẽ không có chức vụ, chức sắc. Ba, họ còn phải có phẩm sắc (phẩm trật) tôn giáo, do công lao tu tập của họ và được tổ chức tôn giáo suy tôn, thừa nhận và cho hưởng (tất nhiên là phải có và phải theo quy định gắn với lễ nghi) chiểu theo công trạng, đạo hạnh, thời gian tu tập và cống hiến của họ cho tôn giáo đó. Theo đó, ở nước ta hiện nay, trong các tôn giáo lớn, có Phật giáo Hoà Hảo, ngay từ khi ra đời đã chủ trương không có chức sắc và hàng giáo phẩm, nên tôn giáo này chỉ có các chức việc chứ không có chức sắc. Tuy nhiên, khái niệm chức sắc tôn giáo được định nghĩa như trên cũng chỉ mới xuất phát từ phương diện quản lý Nhà nước đối với tôn giáo hiện nay ở nước ta và cũng chưa phải đã đáp ứng đầy đủ cho công tác tôn giáo, càng chưa thể thoả mãn đối với nhận thức về tôn giáo nói chung. Vì thế, khái niệm chức sắc tôn giáo sẽ còn có những định nghĩa khác nữa của các ngành khoa học liên quan đến tôn giáo và việc này 3 Ban tôn giáo Chính phủ (2004), Tài liệu phổ biến Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, NXB Tôn giáo, Hà nội, tr.3.
  11. là tất nhiên, như một sự tìm tòi, phát triển nhận thức rất đáng được khuyến khích. Hơn nữa, bản thân mỗi tôn giáo cũng lại có những quy định cụ thể về chức sắc của tôn giáo mình. Với tinh thần đó, chúng tôi xin nêu ra, như là sự bổ sung vào các định nghĩa đã có về khái niệm chức sắc tôn giáo. Đó là: Chức sắc tôn giáo là tín đồ tôn giáo, có vai trò lớn trong các hoạt động tôn giáo: Truyền đạo, hành đạo và quản đạo, được cộng đồng, tổ chức tôn giáo suy tôn và thừa nhận. Với định nghĩa này, tính chu diên của khái niệm chức sắc tôn giáo là rộng hơn so với định nghĩa trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, vì chúng tôi không đưa vào nội hàm khái niệm dấu hiệu “phẩm sắc tôn giáo”. Theo định nghĩa này, chức sắc tôn giáo không chỉ bao gồm những người có chức vụ trong tôn giáo, mà còn có cả những ai có trọng trách trong hành đạo và truyền đạo. Họ gồm những người tu hành và không tu hành, như chức việc... Về truyền đạo, đây là bổn phận của mọi tín đồ, nhưng với tín đồ không được đào tạo, không phải là nhà hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp và bán chuyên thì những người tín đồ bình thường không thể có khả năng lớn như chức sắc của họ. Theo định nghĩa này, chức sắc tôn giáo chính là những đối tượng đặc biệt quan trọng mà công tác tôn giáo phải có sự quan tâm thường xuyên. Điều này lý giả tại sao các cơ quan làm công tác tôn giáo ở nước ta khi nói đến chức sắc tôn giáo thường gọi ra cả các nhà tu hành, chức việc tôn giáo... Trong đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng định nghĩa chức sắc tôn giáo ở Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo để đảm bảo mục tiêu đề tài, nhưng trong một số trường hợp, sẽ sử dụng định nghĩa như đã đưa ra trên đây. 1.1.2. Chức sắc một số tôn giáo lớn ở Việt Nam 1.1.2.1. Chức sắc Phật giáo Chức sắc Phật giáo gồm có tăng và ni (Riêng hệ phái Nam tông không có ni và không phải tăng ni nào cũng là chức sắc). Theo lời giáo huấn của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, những tăng ni phải sống một cuộc sống thiền định khổ hạnh, như những người hành khất suốt 9 tháng trong một năm. Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện đại, chức sắc Phật giáo đã có những thay đổi rất lớn giữa các quốc gia. Ví dụ, đối với một số tông phái Phật giáo ở Triều Tiên, Nhật Bản, các chức sắc Phật giáo có thể được lập gia đình (ở miền Nam nước ta cũng có một số “kinh sư” có vợ con). Cũng như các nhà tu
  12. hành Phật giáo ở Tây Tạng không nhận thụ phong mang tính (tôn giáo) Phật giáo là phổ biến hiện nay. Còn ở các quốc gia khác theo Phật giáo Nam tông (Theravada), như Thái Lan, Brunây, Srilanca, có khuynh hướng duy trì quan điểm bảo thủ về đời sống tôn giáo và tiếp tục giữ ý kiến cấm các tăng không được đụng chạm vào phụ nữ và làm những công việc thế tục. Trong khi chức sắc Phật giáo, là nữ giới, đều có ở hầu hết các nước có Phật giáo, thì từ thế kỷ XI – XV, tại các nước theo Phật giáo Nam tông ở Đông Nam á và Srilanca không có chức sắc Phật giáo là nữ giới, và đây vẫn là chủ đề gây tranh luận hiện nay. Sự đa dạng hoá của các tông phái Phật giáo gây khó khăn cho việc xác định chức sắc Phật giáo. Các tăng sỹ Phật giáo Nam tông ở Thái lan sống ẩn dật trong rừng, cuộc đời tận hiến cho thiền định, thực hành sự khổ hạnh, họ sống thành những cộng đồng nhỏ ở các vùng nông thôn, cuộc sống khác xa so với các tu sỹ ở thành phố. Trong tông phái Thiền, chức sắc lao động chân tay là một phần quan trọng của đời sống tôn giáo; trong khi đó đối với Phật giáo Nam tông vẫn cấm các tăng sỹ làm việc như những người lao động bình thường và nông dân. ở nước ta, chức sắc, phẩm trật của Phật giáo bao gồm: Đối với nam (tăng), từ thấp đến cao là Đại đức, Thượng tọa và Hòa thượng; tương đương như vậy đối với nữ (ni) là Ni sư và Ni trưởng (Phật giáo Nam tông không có ni). Họ là những người xuất gia tu hành, theo quy định, phải được phép của cha mẹ, không bị tàn tật, đui què, không nói ngọng, không phải là tội phạm hay kẻ trốn nợ... và họ phải được tăng chúng trong chùa hay tự viện đồng ý. Người mới xuất gia tu hành gọi là “tiểu” hay “điều”. Sau một thời gian tập sự, được tăng chúng đồng ý, họ được thụ giới Sa-di (Sranmanera), người nước ta quen gọi là “sư bác”. Tiếp sau 10 năm hoặc lâu hơn, sa - di, nếu được tăng chúng nhận xét là có đủ tư cách và trình độ thì được thụ giới “tỷ kheo” (Bihkkhu), qua một giới đàn được tổ chức trọng thể và họ được gọi là “đại đức” hay “sư ông”4. Tiếp nữa, những tỷ kheo có nhiều tuổi hạ5, có đạo hạnh và trình độ Phật 4 Chú thích: Vì khiêm tốn, nên nhiều vị muốn được gọi là “sư ông”. 5 Chú thích: Một năm các vị tăng ni có 3 tháng, vào hè, hay có mưa, tại một ngôi chùa, hay tự viện để tu học (goi là Hạ an cư hay Vũ an cư). Đó là mùa An cư kiết hạ của Phật giáo. Tăng ni được tính thời gian tu hành theo tuổi hạ: Mỗi tuổi hạ là một tuổi tu. ở Việt nam, thời gian An cư kiết hạ là từ rằm tháng Tư (Phật Thích Ca đản sinh) đến rằm tháng bảy (Lễ Vu Lan) theo âm lịch.
  13. học cao thì được suy tôn là Thượng toạ, cao hơn là Hoà thượng. Ở Việt Nam, theo quy định, tỷ kheo để đạt phẩm Thượng toạ phải có 25 tuổi hạ và 45 tuổi đời, còn Hoà thượng, phải có 40 tuổi hạ và ít nhất là 60 tuổi đời. Đối với Ni sư và Ni trưởng cũng tương tự như vậy 1.1.2.2. Chức sắc Công giáo Hàng giáo phẩm Công giáo bao gồm: phó tế, linh mục, giám mục. Trong số các giám mục, một số người là tổng giám mục, đó người đứng đầu giáo tỉnh. Giáo hoàng là giám mục của toà thánh Rôma. Các hồng y có thể là giám mục hoặc không. Đã có một số hồng y xuất phát là những người bình thường, không thuộc hàng giáo phẩm công giáo. Khác với nhiều tôn giáo khác, đối với giáo hội Công giáo, chỉ có nam giới mới có thể trở thành giáo sỹ. Hầu hết các hàng giáo phẩm trên đều là chức sắc tôn giáo, theo quan niệm của chúng ta. Về bản chất, tổ chức chức sắc, giáo sỹ Công giáo có tính chất thứ bậc. Tr ước Công đồng Vatican II, một người muốn trở thành giáo sỹ sẽ nhận 4 chức nhỏ và các chức lớn (trước phó tế, phó tế, linh mục và giám mục). Hiện nay, các chức vụ nhỏ và chức trước phó tế được thay thế bởi các lớp học thế tục và giáo sỹ Công giáo không phải cạo đầu. Đối với các giáo hội phương Đông, những phó tế, linh mục, giám mục,v.v. đều được gọi là “cha”. Trong khi đó, các giáo hội Công giáo các nước La tinh và phương Tây, chỉ có linh mục được gọi là “Cha”, phó tế vẫn gọi là phó tế, còn giám mục được gọi với nhiều danh xưng khác nhau. Sự phân biệt này dẫn đến một số vấn đề trong nghi thức Công giáo, như việc mặc trang phục chức sắc, ký tên, đặc biệt khi tham gia sinh hoạt trong những thiết chế Công giáo La Mã. Để trở thành một linh mục, Giáo luật Công giáo nêu rõ, quá trình đào tạo gồm 2 năm nghiên cứu triết học, 4 năm học thần học. Điều này phản ánh truyền thống giáo dục của giáo hội Công giáo và hiện nay cũng là như vậy. Cần chú ý là, những thày tu và người tu hành không phải là chức sắc nếu họ không nhận chức thánh qua một bí tích là Truyền chức thánh6. Theo nghi thức Công giáo, cuộc sống độc thân và vâng phục là những điều kiện cần và đủ để được phong chức phó tế và linh mục. Cuộc sống độc thân diễn ra dưới nhiều hình 6 Truyền chức thánh, đó là một trong 7 phép bí tích của Công giáo, được thực hiện đối với các tín đồ có ơn riêng của Thiên chúa trở thành thừa tác viên (giám mục, linh mục, phó tế, thay mặt Thiên chúa chăn dắt tín đồ.
  14. thức, ở những thời gian và không gian khác nhau. Công đồng Trullo (năm 692) cấm các giám mục kết hôn, nhưng không ngăn cấm nam giới đã kết hôn trở thành linh mục, và những phó tế đã bị rút phép thông công có thể được thụ phong. Nguyên tắc này vẫn được áp dụng đối với các phó tế của Giáo hội Công giáo La tinh và cho các linh mục của Giáo hội Công giáo phương Đông. Chức sắc Công giáo có 4 quyền (cổ điển) sau: - Quyền giáo sỹ: cấm bất kỳ ai có hành động bạo lực hay hành động khiếm nhã đối với chức sắc Công giáo. - Quyền toà án: Chức sắc Công giáo chỉ bị xét xử bởi toàn án thuộc giáo hội. Đế chế Constantine đã đưa ra quyền này chỉ cho các giám mục, nhưng sau đó, Nghị định Đế chế (Imperial Decree) đã mở rộng quyền này cho tất cả các chức sắc. - Quyền miễn thực hiện: chức sắc Công giáo được miễn nghĩa vụ quân sự hoặc những nhiệm vụ không phù hợp với vai trò của họ. - Quyền về thu nhập: chức sắc có một phần nhất định trong thu nhập để đảm bảo cuộc sống. Việc công nhận những quyền này theo luật dân sự là cả một sự khác nhau rất lớn giữa các quốc gia. Dưới góc độ truyền thống, hiện nay các quốc gia Công giáo có xu hướng tôn trọng những quyền này. Về cách gọi, ở Việt Nam, tín đồ gọi linh mục là Cha, giám mục là Đức cha và giáo hoàng là Đức thánh cha7. 1.1.2.3. Chức sắc Đạo Tin lành Chức sắc đạo Tin lành thực hiện nhiều vai trò và chức năng khác nhau. Nhiều hệ phái Tin lành, như Methodism, Trưởng lão, Lu thơ, vai trò của chức sắc giống với chức sắc của Anh giáo và Công giáo La mã. Họ tổ chức các giáo hội, thực hiện các bí tích, giảng kinh thánh, lãnh đạo giáo hội địa phương, v.v. Hệ phái Bắp tít chỉ công nhận hai loại chức sắc, là Mục sư và Phó tế được nêu ra ở chương 3 phần I Timonthy trong Kinh thánh. Giáo hội Trưởng lão xem Mục sư như là người nói trước công 7 Chú thích: Tín đồ gọi linh mục là cha còn tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể, như có thể gọi: cha già (nếu muốn nhấn mạnh vào tuổi tác), cha giáo (nếu linh mục đã qua giảng dạy ở chủng viện), cha linh hồn (nếu muốn nhấn mạnh phận vụ về linh hồn), cha bề trên (nếu linh mục là bề trên một dòng tu), cha linh hướng (nếu ở tu viện hoặc tu hội), cha tuyên uý (nếu linh mục trong quân đội), cha xứ (nếu linh mục được giao cai quản giáo xứ)…
  15. chúng hơn là thực hiện nghi lễ. Danh xưng Mục sư vẫn thường được sử dụng, nhưng vị trí chính thức phải gọi là Trưởng lão. Có hai loại Trưởng lão, là người giảng dạy (mục sư) và người lãnh đạo (những người lãnh đạo tổ chức Tin lành). Quá trình trở thành chức sắc đạo Tin lành, cũng giống như tổ chức giáo hội khác nhau giữa các hệ phái và nhóm Tin lành. Một số hệ phái Tin lành, như phái Methodism, Trưởng lão, Lu thơ tổ chức theo thứ bậc; việc phong chức sắc do hệ phái “cha mẹ” (hệ phái gốc) thực hiện. Trong các hệ phái khác, chẳng hạn như Bắp tít và các nhóm Tin lành khác, các giáo hội địa phương thường tự phong chức cho đội ngũ chức sắc của chính họ, mặc dù các mẫu hội (hệ phái gốc) vẫn giới thiệu các ứng viên cho các giáo hội địa phương và khuyến khích các giáo hội địa phương xem xét lựa chọn những ứng viên này khi bầu cử8. Một số hệ phái Tin lành đòi hỏi các ứng viên chức sắc phải được thử thách trong đoàn mục sư trong một khoảng thời gian nhất định (thường từ 1 đến 3 năm) trước khi được thụ phong. Thời gian này dùng để thực hiện những nhiệm vụ của đoàn mục sư dưới sự hướng dẫn, chỉ dẫn và đánh giá của một mục sư có kinh nghiệm hơn. Đáng chú ý là, tất cả các giáo hội Tin lành đều bác bỏ ý tưởng (sau Luther) cho rằng chức sắc là một tầng lớp riêng biệt. Trên cơ sở cách tiếp cận thần học này, các tín đồ Tin lành không có lễ thụ phong giống như các Giáo hội tiền cải cách. Vì vậy, việc thụ chức trong đạo Tin lành được hiểu như một tuyên bố công chúng của người đang thụ chức, cho rằng mỗi cá nhân đang sở hữu vốn tri thức thần học, những phẩm chất đạo đức và các kỹ năng thực tiễn để đáp ứng cho việc phục vụ trong đoàn mục sư của nhóm tôn giáo. Ngoài ra còn lưu ý, một số hệ phái Tin lành không thích dùng từ chức sắc và không sử dụng nó cho những người lãnh đạo của chính họ. Họ thường chỉ gọi là mục sư hay người đứng đầu và danh xưng này đôi khi được sử dụng cho những người nắm giữ chức vụ nhất định trong giáo hội Tin lành. ở nước ta, chức sắc đạo Tin lành gồm có: Mục sư và truyền đạo (giảng sư). Ở nước ta, có chức sắc Tin lành được gọi là “mục sư nhiệm chức”, thì nhiều trường hợp, 8 Có thể so sánh, như việc cấp Trung ương của Đảng và nhà nước giới thiệu người của cấp mình về cho các địa phương bầu.
  16. họ chỉ là chức truyền đạo, nhưng do họ đảm trách mục vụ tại một nhà thờ cụ thể (giáo hội cơ sở) nên được gọi như vậy. 1.1.2.4. Chức sắc Hồi giáo ở Việt Nam, người theo Hồi giáo chủ yếu là đồng bào dân tộc Chăm (người dân tộc Kinh chỉ có vài trăm người, ở Tân Bửu, Long An và Hà Nội, còn người dân tộc thiểu số, ngoài người Chăm, không có). Khác với Hồi giáo trên thế giới, ở nước ta, chức sắc Hồi giáo gồm có 2 loại: Chức sắc Islam và chức sắc Bà ni. Chức sắc Islam gồm: Giáo trưởng, Ommal: người đứng đầu Hồi giáo tỉnh; Ha kem (Giáo cả): Người cai quản thánh đường; Nai Ha kem (phó giáo cả); Ahly: Người đứng đầu thôn ấp Hồi giáo; Imâm: Người hướng dẫn tín đồ cầu nguyện tại thánh đường… Đối với Hồi giáo (Islam giáo), thuật ngữ “imam” nói chung được sử dụng để nói tới những người lãnh đạo tôn giáo này, từ những người đứng đầu một nhóm tín đồ đến những học giả nghiên cứu tôn giáo, mà không liên quan đến việc thụ chức tôn giáo. Riêng đối với Hồi giáo cũ, là đạo Bà ni, thì tên gọi các chức sắc có khác hơn. Chức sắc Bàni có 4 cấp, cao nhất là Sư cả (Thày Gru), người quyết định hầu hết mọi vấn đề đời sống tôn giáo của tín đồ; cấp thứ hai là Mum, người điều khiển các buổi lễ tại chùa Bàni; cấp thứ 3 là Khotip hay Tip, chỉ đảm nhận một số nghi lễ tại chùa, hay tư gia mà không đảm nhận việc giảng giáo lý; cấp thấp nhất là thày Chang gồm những người mới nhập tầng lớp tu sĩ. Chức sắc Bàni duy trì theo chế độ cha truyền con nối. 1.1.2.5. Chức sắc Đạo Cao đài Đạo Cao đài, do có nhiều hệ phái và chức sắc lại vừa có sự hạn định và không hạn định về số lượng cụ thể cho những cấp bậc nhất định nên có số lượng rất đông. Chức sắc của đạo ở cơ quan Hiệp thiên đài là Hộ pháp, Thượng phẩm, Thượng sanh và các Thời quân (12 người). Còn của cơ quan Cửu Trùng đài có 9 bậc (cửu phẩm), là: Giáo tông, Chưởng pháp (3 người), Đầu sư (3 người), Phối sư (36 người), Giáo sư (72 người), Giáo hữu (3000 người), Lễ sanh (không hạn định), Chánh trị sự, Phó trị sự và Thông sự (có nơi không coi Chánh trị sự, Phó trị sự và Thông sự là chức sắc).
  17. Riêng đối với phái nữ, chức sắc của đạo Cao đài chỉ có từ phẩm Đầu sư trở xuống. 1.1.2.6. Chức việc của Phật giáo Hoà Hảo Phật giáo Hoà Hảo ngay từ khi mới ra đời đã có chủ trương không thành lập hàng giáo phẩm, không có chức sắc, thậm chí, không có cả cơ sở thờ tự và mọi tín đồ chỉ tu tại gia. Vậy nên theo định nghĩa chức sắc tôn giáo của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo thì Phật giáo Hoà Hảo không có chức sắc (do không có phẩm tôn giáo), mà chỉ có chức việc; còn theo quan niệm của chúng tôi thì có. Đó chính là những người trong Ban trị sự Phật giáo Hoà Hảo ở cấp Trung ương và cấp cơ sở (tổ chức có 2 cấp). Theo số liệu thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, năm 2005 và của một số tôn giáo ở nước ta, hiện nay tổng số đội ngũ chức sắc, tu sỹ và chức việc của 12 tôn giáo đã có tư cách pháp nhân, là: 102.387 người [Xin xem cụ thể ở phần phụ lục]. Theo đó, bình quân cứ 2.000 tín đồ tôn giáo thì có 9 người là chức sắc, tu sỹ và chức việc. Đây là đội ngũ khá đông đảo, nhưng nếu xét về yêu cầu của mỗi tôn giáo cụ thể thì số lượng đó chưa đáp ứng, còn về chất lượng của họ, nhìn chung giáo hội các tôn giáo đều nhận thấy vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển của từng tôn giáo. Điều này sẽ được phân tích tiếp theo ở các chương sau. Như vậy, việc làm rõ về khái niệm chức sắc tôn giáo là rất cần thiết và cho đến nay, nhận thức xã hội về vấn đề này đã có nhiều bước tiến. Tuy nhiên, cũng như các khái niệm khác, từ phương diện nhận thức khoa học, thì không có và cũng không nên, chỉ có một vài cách hiểu (định nghĩa). Vậy sự phát triển của khái niệm này là tất nhiên và cần thiết không chỉ đối với nhận thức, mà quan trọng hơn là đối với thực tiễn công tác tôn giáo của HTCT nước ta hiện nay. 1.2. Vai trò của chức sắc tôn giáo 1.2.1. Vai trò của chức sắc tôn giáo nói chung trong các hoạt động tôn giáo Chức sắc tôn giáo có vị trí, vai trò rất quan trọng trong cộng đồng tín ngưỡng, tôn giáo, họ là nòng cốt của các giáo hội, quyết định đường hướng hoạt động của các giáo hội, giữ vị trí chủ chốt, đến quyết định, trong các hoạt động "Hành đạo", "Quản đạo" và "Truyền đạo".
  18. Trong hoạt động hành đạo: Họ là người “thay mặt đáng thiêng liêng” chăn dắt, chăm lo phần hồn cho các tín đồ. Tuy nhiên đối với chức sắc của đạo Tin lành thì họ chỉ là người hướng dẫn tín đồ sinh hoạt tôn giáo, chứ không phải “thay mặt đáng thiêng liêng”. Trong hoạt động quản đạo: Họ là người quản lý, tổ chức giáo hội. Còn trong hoạt động truyền đạo: Họ tham gia như là trụ cột trong công tác truyền đạo, phát triển tín đồ các tôn giáo. Chức sắc tôn giáo có vai trò, vị trí rất quan trọng như vậy và các giáo hội tôn giáo đều nhận ra rằng, sự mạnh, yếu, sống còn của tôn giáo mình là ở chất l ượng cao hay thấp của đội ngũ chức sắc. Đặc biệt, hiện nay nhiều giáo hội đang hoài vọng nhiều ở đội ngũ chức sắc trẻ trung của mình. Về tình hình này, Thượng tọa Thích Thiện Bảo (Ban Hoằng pháp Trung ương - Giáo hội Phật giáo Việt Nam) ấp ủ: Phật giáo Việt Nam muốn phát triển, không có con đường nào khác là phải đầu tư cho tăng ni trẻ. Đối với Phật giáo Việt Nam, đây là một suy nghĩ hợp lý. Chức sắc tôn giáo còn có vị trí, vai trò là người đại diện cho tôn giáo của mình ở các cơ sở thờ tự, hoặc ở các cấp khác nhau của giáo hội trong mối quan hệ với chính quyền, cũng như với các tổ chức khác thuộc hệ thống chính trị. Đây là mối quan hệ thường xuyên, trong đó, nhiều nội dung quan hệ cụ thể với chính quyền các cấp, chức sắc tôn giáo còn phải gắn trực tiếp trách nhiệm pháp lý đối với Nhà nước. Chức sắc tôn giáo còn có vị trí, tư cách nhất định trong quan hệ của tôn giáo mình với các tôn giáo khác. Đây cũng là mối quan hệ thường xuyên và rất quan trọng trong việc đảm bảo sự đoàn kết giữa các tôn giáo. Quan hệ này, một mặt được quy định bởi pháp luật và mặt khác, bởi luật lệ, lễ nghi của tôn giáo, cũng như còn theo phong tục truyền thống của hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và cả tình cảm cá nhân và xã hội nữa. Trong hoạt động tôn giáo, không thể thiếu các mối quan hệ quốc tế. Đó là mối quan hệ đồng đạo, hoặc khác đạo mang tính quốc tế. Quan hệ quốc tế của các tôn giáo được các giáo hội tôn giáo đặc biệt quan tâm. Với mối quan hệ quốc tế này, chức sắc các tôn giáo luôn tỏ ra có vai trò to lớn, nhất là trong tình hình mở rộng giao l ưu quốc tế và toàn cầu hoá hiện nay. Các giáo hội tôn giáo rất coi trọng mối quan hệ này và luôn nhận thấy chức sắc của họ là người trực tiếp thực hiện, mà qua đó, có thể làm
  19. nâng cao, hay hạ thấp uy tín, ảnh hưởng của mỗi tôn giáo, thậm chí của quốc gia, trên trường quốc tế. 1.2.2. Vai trò của chức sắc Phật giáo và Công giáo trong đời sống xã hội Việt Nam 1.2.2.1. Vai trò của chức sắc Phật giáo trong đời sống xã hội nước ta Trong lịch sử dân tộc, tăng ni Phật giáo có những đóng góp nhất định trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ thế kỷ thứ X, sau khi đất nước ta dành được độc lập từ trong tay các thế lực phong kiến phương Bắc, vai trò của các tăng sĩ Phật giáo đã là rất lớn, bằng việc tham gia vào các công việc triều chính. Thời nhà Đinh, thiền sư Ngô Chân Lưu (thuộc phái Vô Ngôn Thông), do có nhiều công lao, đã được phong chức Tăng thống và ban hiệu, năm 971, là “Khuông Việt Đại sư” (Khuông Việt: người giúp, phò nước Việt). Sau khi Đinh Tiên Hoàng mất, ông đã cùng thiền sư Đỗ Pháp Thuận tiếp tục có những đóng góp cho đất nước và được vua Lê Đại Hành đánh giá cao. Sách Thiền Uyển Tập Anh viết: “Vua Lê Đại Hành rất kính trọng, phàm những việc quân quốc trong triều đình đều đưa cho ngài cả”. Thời Tiền Lê, các thiền sư như Pháp Thuận (mất năm 991), Vạn Hạnh (mất năm 1016) thuộc thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi có một vai trò đặc biệt. Pháp Thuận giúp Lê Đại Hành lên ngôi vua. Thiền Uyển Tập Anh viết về ông như sau: “Trong buổi đầu sáng nghiệp của triều Lê, ông có công trù tính, và quyết định kế hoạch cùng chính sách; nhưng khi thiên hạ đã thái bình rồi thì không chịu nhận phong thưởng. Vua Lê Đại Hành rất kính trọng, không gọi tên, chỉ xưng hô là Đỗ Pháp sư mà thôi”. Khi sứ giả nhà Tống đến kinh thành Hoa Lư bang giao, vua Lê Đại Hành cử ông cải trang là người lái đò đón tiếp. Viên sứ giả Thiên triều rất thán phục ông và câu chuyện này đã được Nguyễn Lang kể lại trong “Việt Nam Phật giáo sử luận”. Khi đó, nhờ có Thiền sư Đỗ Pháp Thuận và Thiền sư Khuông Việt phò tá mà nhà Tiền Lê củng cố xã tắc. Vua Lê Đại Hành coi trọng và cử Ông đảm trách công việc ngoại giao, đã mở ra mối quan hệ hoà hảo giữa nước ta với Trung Hoa. Còn Thiền sư Vạn Hạnh là người họ Nguyễn ở Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay), vốn có tư chất thông tuệ, thấu hiểu cả tam giáo (Nho, Đạo, Phật). Ông được vua Lê Đại Hành tôn kính bởi những dự báo thiên tài về thất bại của quân Tống do Hầu Nhân Bảo cầm đầu sang xâm lược nước ta và sẽ thắng khi đem quân sang Chiêm Thành cứu sứ giả.
  20. Ngoài ra, còn bởi ông có những tham mưu chính sự vô cùng hữu ích giúp cho triều Tiền Lê. Thời Lý, Trần là các thời đại hoàng kim của Phật giáo, là thời kỳ Phật giáo có nhiều đóng góp quan trọng cho dân tộc trên lĩnh vực điều hành chính sự qua các vị thiền sư nổi tiếng. Thiền sư Vạn Hạnh khuông phò nhà Tiền Lê, song khi nhận ra triều đại đó đang đi vào ngõ cụt, tỏ ra lỗi thời, lạc hậu, không còn đủ năng lực lãnh đạo dân tộc, bằng tuệ giác của mình, ông không nhầm lẫn khi tìm ra một nhân vật có đủ tài, đức để thống lĩnh Đại Việt, đó là Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn. Ông nói với Lý Công Uẩn: “Mới rồi tôi trông thấy lời sấm kỳ dị, biết rằng họ Lý cường thịnh, tất dấy nên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng ông là người khoan từ, nhân thứ, mà lại được lòng dân chúng mà binh quyền nắm trong tay, người đứng đầu muôn dân, chẳng phải ông thì còn ai đương nổi nữa”9. Quốc sư Vạn Hạnh cũng là người có đóng góp không nhỏ trong việc thuyết phục Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long để thuận lợi cho việc xây dựng và bảo vệ đất nước lâu dài. Trong Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ có ghi: Thăng Long ở giữa khu vực trời đất, ở giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng, bằng phẳng, muôn vật phồn vinh,… Đã có ý kiến cho rằng, đồ án kinh thành Thăng Long chính là công trình tư duy của Thiền Sư Vạn Hạnh. Vậy sắp tới rồi, Hà Nội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, để tri ân công trạng của nhà Lý, có lẽ bên cạnh Lý Thái tổ, chắc rằng cũng sẽ có những nội dung nói về vai trò, công lao của vị Quốc sư Vạn Hạnh. Triều Lý đã tồn tại 215 năm, được xem là một triều đại thái bình nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến nước ta, đó chính là nhờ ảnh hưởng của đạo Phật. Về vai trò và những tố chất ấy, ta có thể nghe Thiền sư Viên Thông nói với vua Lý Thần Tông, rằng: “Thiên hạ cũng như bất cứ cái gì, hễ đặt nó vào chỗ an thì an, đặt nó vào chỗ nguy thì nguy: điều này trông vào hành động của bậc nhân chủ (vua). Nếu đức tôn trọng sự sống của vua mà hợp với lòng dân khiến cho dân yêu mến vua như cha như mẹ, ngưỡng mộ vua như mặt trời, mặt trăng, như thế là đặt thiên hạ vào đúng chỗ an đó. Trị và loạn cũng do ở sự dùng người, nếu có người tốt giúp rập thì trị, mà không có thì loạn. Tôi thấy các bậc đế vương đời trước không ai không vì dùng bậc quân tử mà 9 Đại Việt sử ký toàn thư, T 1, NXB KHXH, H 1985, tr 185, 186.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2