intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn " Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế của Việt Nam "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:162

128
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong các loại cây lâm sản thì cây quế được biết đến như một loại cây đặc sản của vùng nhiệt đới và từ lâu cây quế đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong thời phong kiến, cây quế là một mặt hàng không thể thiếu trong các loại lễ vật mà các vua chúa phong kiến Việt Nam mang đi tiến cống các vua chúa phương Bắc. Ngày nay, qua hàng chục năm, nhất là từ khi Việt Nam tiến hành cải cách mở cửa thì cây quế Việt Nam đã trở nên rất nổi tiếng trên thế...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn " Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế của Việt Nam "

  1. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế của Việt Nam
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................ ................................ ................................ ........................ 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ MẶT HÀNG QUẾ VÀ THỊ TRƯỜNG QUẾ TRÊN THẾ GIỚI .............................................................................................................................. 4 I. Đặc điểm mặt hàng quế ................................................................................. 4 Vài nét về cây quế và sản phẩm quế ............................................................... 4 Các giống quế chính ở Việt Nam ................................ .................................. 9 Các sản phẩm chính của cây quế ................................................................ .. 11 3.1 Vỏ quế ................................ .............................................................. 11 3.2 Gỗ và tinh dầu quế ........................................................................... 12 II. Tình hình cung cầu sản phẩm quế trên thị trường thế giới vài năm gần đây ................................................................ .......................................... 13 1. Nhu cầu về sản phẩm quế trên thế giới ................................................... 14 2. Tình hình cung cấp mặt hàng quế trên thế giới hiện nay ......................... 17 3. Giá cả mặt hàng quế trên thế giới ........................................................... 18 4. Dự báo triển vọng thị trường quế trên thế giới ........................................ 19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU QUẾ CỦA VIỆT NAM ....20 I. Thực trạng sản xuất quế ở Việt Nam ............................................................ 20 1. Những thuận lợi và khó khăn trong ngành s ản xuất quế ........................... 20 1.1 Những thuận lợi ................................................................................ 20 1.1.1 Điều kiện khí hậu và đất đai: .................................................. 20 1.1.2 Lợi thế kinh nghiệm sản xuất ................................................... 22 1.1.3 Lợi thế về lao động ................................................................ .. 24 1.2 Một số khó khăn trong ngành sản xuất quế ....................................... 26 2. Thực trạng sản xuất quế ở Việt Nam ........................................................ 28 2.1 Các vùng trồng quế chính ở nước ta ................................................... 28 2.1.1 Vùng quế Yên Bái .................................................................... 28 2.1.2 Vùng quế Quảng Ninh .............................................................. 29 2.1.3 Vùng quế Thanh Hoá, Nghệ An ............................................... 30 2.1.4. Vùng quế Quảng Nam, Quảng Ngãi ........................................ 31 2.2 Diện tích và sản lượng ........................................................................ 32 2.3 Kĩ thuật lâm sinh và gây trồng quế ..................................................... 35 2.3.1 Kĩ thuật về giống...................................................................... 35 2.3.2 Kĩ thuật trồng quế .................................................................... 39 2.3.4 Khai thác và chế biến vỏ quế .................................................. 41 2.3.5 Kĩ thuật chế biến vỏ quế........................................................... 43 2.4 Chất lượng quế Việt Nam ................................................................. 44 II. Tình hình xuất khẩu quế của Việt Nam những năm qua ........................... 46
  3. 1. Những thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu quế .................................... 46 1.1 Những thuận lợi .................................................................................. 46 1.2 Những khó khăn .................................................................................. 48 2. Khối lượng và kim ngạch ........................................................................ 49 3. Giá cả và thị trường xuất khẩu ................................................................ .. 51 3.1 Giá cả ................................................................................................. 51 3.2 Thị trường ........................................................................................... 55 III. Một số đánh giá về công tác sản xuất và xuất khẩu quế............................. 59 1. Một số đánh giá về công tác sản xuất và xuất khẩu quế của Việt Nam những năm qua ......................................................................................... 59 1.1 Đánh giá về công tác sản xuất. ........................................................... 59 1.2 Đánh giá về công tác xuất khẩu ......................................................... 61 1.3 Một số tồn tại hạn chế ........................................................................ 63 2. Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất và xuất khẩu quế thời gian qua ........... 65 2.1 Hiệu quả trực tiếp............................................................................... 65 2.2 Hiệu quả gián tiếp .............................................................................. 68 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU QUẾ CỦA VIỆT NAM .............................................................. 71 I. Đ ịnh hướng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm quế giai đoạn từ nay đến năm 2010 ........................................................................................................... 71 1. Qui hoạch vùng và đổi mới phương thức trồng quế ................................ .. 71 2. Định hướng về sản phẩm ................................ .......................................... 73 3. Định hướng về thị trường ........................................................................ 74 II. Một số giải pháp và kiến nghị ................................................................ .. 75 1. Biện pháp và kiến nghị đối với sản xuất ................................................... 76 1.1 Tổ chức lại sản xuất theo h ướng kinh tế trang trại, qui hoạch vùng sản xuất quế tập trung .............................................................................. 75 1.2. Xây d ựng cơ sở vật chất, hạ tầng các vùng trồng quế ........................ 76 1.3. Chính sách tài chính ................................ .......................................... 77 1.4. Đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ và đào tạo lao động trong ngành sản xuất quế................................................................. 78 1.5. Tăng cường khâu quản lý thu gom quế xuất khẩu .............................. 80 2. Biện pháp đối với xuất khẩu ..................................................................... 81 2.1 Biện pháp tín dụng, Bảo hiểm ............................................................. 81 2.2 Biện pháp về thị trường và xúc tiến th ương mại ................................. 82 KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ ........................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ .......................................................................
  4. Trong các loại cây lâm sản thì cây quế được biết đến như một loại cây đặc sản của vùng nhiệt đới và từ lâu cây quế đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong thời phong kiến, cây quế là một mặt hàng không thể thiếu trong các loại lễ vật mà các vua chúa phong kiến Việt Nam mang đi tiến cống các vua chúa phương Bắc. Ngày nay, qua hàng chục năm, nhất là từ khi Việt Nam tiến hành cải cách mở cửa thì cây quế Việt Nam đã trở nên rất nổi tiếng trên thế giới. Giá cả của nó lại cao hơn hẳn các loại nông sản khác và đặc biệt khi nhu cầu về quế và sản phẩm quế trên thế giới hiện nay tăng cao thì quế trở thành một mặt hàng được giá, mặt khác khả năng sản xuất lại có hạn nên cây quế nhiều khi có giá độc quyền. Đây chính là một lợi thế rất lớn của Việt Nam. Trên thế giới chỉ có một số nước như Trung Quốc, Việt Nam, Srilanca, Seichelles, ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản mới có điều kiện tự nhiên thuận lợi để sản xuất cây quế. Do đó giá cả mặt hàng quế rất cao và vì vậy mà hiệu quả của ngành sản xuất quế cao hơn rất nhiều so với sản xuất nông nghiệp. Cây quế Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng ngành sản xuất quế hiện nay còn quá nhỏ bé và vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, lao động trong ngành trồng quế chủ yếu là các hộ đồng bào dân tộc ít người, chưa có đầu tư lớn vì vậy năng suất và chất lượng chưa cao nên chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngành xuất khẩu quế của Việt Nam còn quá nhỏ bé so với tiềm năng và chỉ dừng lại ở xuất khẩu sản phẩm thô nên kim ngạch còn rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu và so với các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp khác. Từ khi nước ta tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi ngày càng xa. Đời sống nhân dân đồng bào các dân tộc miền núi còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Để giải quyết tình trạng này, Đảng và nhà nước ta đã và đang tìm mọi cách để đưa các phương thức sản xuất mới áp dụng vào các vùng khó khăn, đưa cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp để bà con
  5. nhân dân các dân tộc có thể thoát nghèo. Một trong những cây trồng có thể giúp họ xoá đói, giảm nghèo chính là cây quế, đặc biệt là đối với bà con dân tộc các vùng Tiên Yên, Ba Chẽ (Quảng Ninh), Văn Yên, Văn Chấn, Trấn Yên (Yên Bái), Lang Chánh, Thường Xuân (Thanh Hoá), Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ An), Trà My (Quảng Nam), Trà Bồng (Quảng Ngãi) nơi mà cây quế rất thích hợp với điều kiện tự nhiên. Với lí do đó, tác giả đã chọn đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế của Việt Nam “ để viết Khoá luận tốt nghiệp (KLTN) trường Đại học Ngoại Thương c ủa mình. Mục đích của KLTN này nhằm nghiên c ứu tình hình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng quế của Việt Nam từ đó rút ra các giải pháp và một số kiến nghị đối với Nhà nước, các Ban, ngành, đ ịa phương và các nhà sản xuất quế để có thể đưa ngành sản xuất và xuất khẩu quế phát triển hơn nữa. Đối tượng nghiên cứu của công trình này là các sản phẩm từ cây quế nhưng tập trung chủ yếu vào mặt hàng chính là vỏ quế. Phạm vi nghiên cứu của KLTN được giới hạn từ năm 1990 trở về đây và việc nghiên cứu chủ yếu tập trung vào bốn vùng sản xuất quế chính ở nước ta là Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hoá - N ghệ An và Quảng Nam- Q uảng Ngãi. Để hoàn thành KLTN, tác giả đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp trên cơ sở những thông tin thu thập được cùng các phương pháp thống kê, so sánh... để nghiên cứu những yêu cầu mà đề tài đặt ra. Với một thời gian không dài và việc thu thập tài liệu còn gặp nhiều hạn chế nên KLTN này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên để Khoá Luận được hoàn thiện hơn Nội dung của Khoá Luận Tốt Nghiệp bao gồm 3 chương sau: Chương 1: Giới thiệu về mặt hàng quế và thị trường quế trên thế giới Chương 2: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu quế của Việt Nam
  6. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu quế của Việt Nam Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào Tạo, Khoa KTNT và các Phòng Ban khác của trương ĐH Ngoại Thương đã tạo môi trường thuận lợi cho tôi được học tập và rèn luyện 4 năm qua. Đặc biệt tôi xin vô cùng cảm tạ Thạc sĩ Nguyễn Xuân Nữ, người đã nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn tôi; Bác Nguyễn Đăng Chi, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lí Xuất Nhập khẩu, Bộ Thương mại; Bác Cao Thị Cúc nguyên cán bộ của thư viện, các cán bộ khác của thư viện trường và các bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành KLTN này. Qua KLTN, tôi cũng tỏ lòng cảm ơn chân thành tới cha mẹ, các anh chị và những người thân của tôi, những người đã ủng hộ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt 4 năm học vừa qua. Hà nội tháng 12 năm 2003 Sinh viên Đ ỗ Mạnh C ường CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ MẶT HÀNG QUẾ VÀ TH Ị TRƯỜNG QUẾ TR ÊN THẾ GIỚI III. ĐẶC ĐIỂM MẶT HÀNG QUẾ Vài nét về cây quế và sản phẩm quế
  7. Cây quế tên khoa học là Cinnamomum Cassia. BL thuộc họ long não Lauraceae. Tên tiếng anh là Cinnamon, tên thông thường là cây quế, ở Việt Nam, nhân dân ta gọi với tên gọi khác nhau theo từng địa phương như Quế Thanh, Quế Quỳ, Quế Quảng, Quế Yên Bái, Quế Bì, Mạy quế. Cây quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cây trưởng thành có thể cao trên 15 mét, đường kính thân cây có thể đạt 1,3 m. Quế có lá đơn mọc cách hay gần đối lá, có ba gân gốc kéo dài đến tận đầu lá và nổi rõ ở mặt dưới của lá, các gân bên gần như song song, mặt trên lá xanh bóng, mặt dưới lá xanh đậm. Quế lá to trưởng thành dài từ 18 -20 cm, quế lá nhỏ từ 6-8 cm, cuống lá dài khoảng 1 cm. Quế có tán lá hình trứng, thường xanh quanh năm, thân cây tròn đều, vỏ cây màu xám và hơi nứt rạn theo chiều dọc. Các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, trong đó vỏ cây có chứa nhiều tinh dầu nhất. Tinh dầu quế có màu vàng, thành phần chủ yếu là Aldehyt Cinamic chiếm khoảng 70 -90%. Cây quế sinh trưởng đến 8 hoặc 10 tuổi thì ra hoa, hoa quế mọc ở nách lá đầu cành, hoa ra thành từng chùm, hoa nhỏ bằng nửa hạt gạo, màu trắng hay phớt vàng. Q uế ra hoa vào tháng 4, 5 và quả chín vào tháng 1, 2 năm sau. Quả quế chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển màu tím than, mỗi quả chứa một hạt hình bầu dục, một kg hạt chứa khoảng 2500-3000 hạt. Quế có bộ rễ phát triển mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ bàng đan rộng và đan chéo vào nhau, vì vậy cây quế có khả năng sống tốt ở những vùng đồi núi dốc. Cây quế lúc nhỏ ưa bóng râm, khi lớn thì cần nhiều ánh sáng và khi trưởng thành thì hoàn toàn chịu sáng. Tinh dầu quế có vị cay, thơm, ngọt nên rất được ưa chuộng. Quế là một loại cây có yêu cầu tương đối đặc biệt về điều kiện tự nhiên và phát triển đ ược ở một số nơi nhất định ở miền nhiệt đới, nắng lắm, mưa nhiều, độ ẩm cao vv.. Cây quế phát triển thích hợp trên loại đất mùn xốp, thoáng nước, có độ dốc 10-200, cây ưa mát với nhiệt độ trung bình 20-250 C. Do vậy trên thế giới chỉ có một số nước mới có điều kiện thuận lợi để cho cây quế phát triển như Việt Nam, Trung quốc, Indonesia, Ấn Độ, Srilanca, Nhật Bản, Nga. Song ở những nơi
  8. này cây quế cũng chỉ có thể sinh trưởng được ở một số vùng nhất định, do vậy cây quế từ lâu đã trở thành một loại cây đặc sản của một số vùng nhiệt đới. Tất cả các bộ phận của cây quế đều có giá trị sử dụng cho một số ngành sản xuất. Vỏ quế có thể dùng vào việc chữa bệnh, gia vị thực phẩm, đồ dùng gia đình, vv. Gỗ quế có thể dùng để chế tạo các đồ dùng như bàn ghế, tủ, đồ mỹ nghệ, cành lá có thể d ùng làm củi đốt. Tuy nhiên vỏ quế lại là bộ phận có giá trị nhất vì tinh dầu quế được chưng cất chủ yếu từ vỏ cây. Cây quế ngoài thành phần chủ yếu là Andehyt Cinnamic, còn chứa nhiều chất khác như ơgenola, saprola, fuaurola vv.. các chất này có công dụng trong một số lĩnh vực như y học để làm thuốc chữa bệnh, trong công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng. Ngày nay, người ta thường tách lấy andehyt từ cây quế rồi chuyển hóa thành những chất thơm có giá trị khác. Trong công nghiệp thực phẩm quế được dùng làm gia vị để chế biến bánh kẹo, chất định hương, trong công nghiệp hàng tiêu dùng, quế được d ùng làm nguyên liệu chế biến xà phòng, nước hoa, dầu chải, phấn sáp vv.. Nhiều nơi trên thế giới, người ta đã biết dùng quế làm gia vị thực phẩm cách đây hàng trăm năm, ngày nay, quế, hồ tiêu, sa nhân, đinh hương, gừng ... đã trở thành một tập đoàn gia vị có giá trị phù hợp với khẩu vị của nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt hơn nữa, khi y học hiện đại phát triển, người ta lại phát hiện ra nhiều công dụng chữa bệnh của cây quế. Theo Đông y, cây quế có vị cay, tính đại nhiệt, vị đắng, thơm và ngọt, có tác dụng bổ mật, thông huyết mạch, dùng để chữa chứng chân tay co quắp, đau bụng do khí lạnh, chữa phong hàn, viêm khớp, hư tâm tỳ, mạch chạy nhỏ, bệnh dịch tả cấp tính ... Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết dùng vỏ của cây quế mài vào nước đun sôi để nguội rồi uống sẽ chữa được các bệnh về tiêu hoá, hô hấp, kích thích sự tuần hoàn của máu, lưu thông huyết mạch, làm cho cơ thể ấm lên…. Quế có tính năng chống lại giá lạnh, có tính sát trùng nên nó được nhân dân ta coi là một trong bốn loại thuốc quí bao gồm: Sâm, Nhung, Quế, Phụ. Trong đời sống hàng ngày, quế được dùng để khử bớt mùi tanh của cá, làm cho món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn,
  9. kích thích được tiêu hoá. Ngoài ra quế còn được dùng để sản xuất bánh kẹo, rượu như bánh quế, kẹo quế, rượu quế… Quế c òn được sử dụng làm hương vị, bột quế được trộn với các vật liệu khác sau đó đem làm hương khi đốt lên có mùi thơm dễ chịu, được sử dụng trong các đền chùa, đình miếu ở các nước Châu Á nơi có phong tục thờ cúng tổ tiên và theo đạo Khổng, đạo Hồi. Gần đây, nhiều địa phương còn s ử dụng gỗ quế, vỏ quế để làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như bộ khay, ấm, chén, đĩa bằng gỗ quế; vỏ quế được dùng để sản xuất các tấm lót giày, làm dép đi trong nhà. Hiện nay các sản phẩm này đang rất được ưa chuộng. Riêng mặt hàng dép đi trong nhà có tẩm bột quế đã được xuất khẩu đi một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản… Nhiều nơi trên thế giới gọi cây quế là cây “chữa bách bệnh”. Từ hàng ngàn năm qua, cây quế đã được nhân dân ta dùng làm thuốc chữa bệnh, và Quế Chi trở thành một vị thuốc không thể thiếu được trong các hiệu thuốc đông y, trong các toa thuốc. Chính vì quế có nhiều tính năng công dụng như vậy nên từ lâu nó đã trở thành một loại hàng hoá được buôn bán ở khắp nơi trên thế giới. Một trong những tính chất đặc trưng của cây quế là làm tăng khả năng chống lạnh của cơ thể người và động vật nên quế rất được ưa chuộng ở xứ lạnh. Quế không chỉ được dùng làm gia vị cho con người mà nó còn được sử dụng để làm thức ăn cho gia súc. Ở một số nước có ngành chăn nuôi phát triển, người ta còn dùng các loại quế kém phẩm chất hay các sản phẩm phụ của quế pha trộn với các loại thức ăn khác để sản xuất thức ăn tổng hợp nhằm kích thích tiêu hoá và phòng bệnh cho gia súc đặc biệt là vào mùa đông. Tuy nhiên công d ụng của cây quế có được khai thác triệt để hay không lại phụ thuộc vào trình độ sản xuất của công nghệ chế biến và trình độ thâm canh và điều kiện thổ nhưỡng, qui trình khai thác, bảo quản, chế biến... cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng mặt hàng này. Ở V iệt Nam, nhân dân ta đã có tập quán trồng quế từ lâu đời và người trồng chủ yếu là bà con các dân tộc ít người ở các vùng miền núi Yên Bái, Quảng Ninh,
  10. Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi.. và một số địa phương khác nhưng với diện tích không lớn lắm. Hiện nay nhận thấy giá trị của cây quế rất lớn, bà con các dân tộc ở các vùng cao khác như Hà Giang, Tuyên Quang, hay ở Tây Nguyên... đã đưa cây quế vào trồng thử nghiệm. Qua một thời gian trồng thử, cây quế sinh trưởng rất tốt. Nhưng vì thời gian thử nghiệm chưa lâu, cây quế chưa cho thu hoạch nên chưa biết chất lượng quế trồng ở những vùng đất mới như thế nào. Hi vọng rằng cây quế trồng trên đất thử nghiệm sẽ cho kết quả tốt để nhân dân có thể nhân rộng ra trồng ở nhiều nơi. Quế thường được gieo trồng vào tháng 1, 2 âm lịch khi mà điều kiện thời tiết rất phù hợp cho cây con phát triển. Trong 2 đến 3 năm đầu, người trồng tiến hành tỉa thưa và trồng dặm để đảm bảo cho mật độ trồng không quá 3000 cây/ha. Thời gian 5 năm đầu cần chú ý chăm sóc cây, che nắng cho cây con vì khi còn non cây ưa bóng râm, khi cây đã trưởng thành thì không phải chăm sóc nhiều. Sau khi trồng đ ược khoảng 10 năm thì cây quế có thể cho thu hoạch. Việc thu hoạch được tiến hành trong hai vụ, từ tháng 2 tới tháng 4 và từ tháng 9 tới tháng 11. Thời k ì này hàm lượng tinh dầu tập trung nhiều nhất trong vỏ quế. Khi cây quế đến tuổi cho khai thác, người trồng sẽ tiến hành thu hoạch. Việc thu hoạch có thể được tiến hành bằng cách chặt hạ cả cây xuống, sau đó chặt hết các cành lá rồi tiến hành bóc vỏ hoặc người ta không chặt cây mà chỉ khai thác một phần vỏ để cây quế có thể được khai thác nhiều lần. Việc khai thác một phần vỏ được tiến hành bằng cách người ta không chặt cây quế mà chỉ bóc tách một phần vỏ quế. Khi bóc vỏ người ta không bóc hết phần biểu bì ở trong c ùng để sau một thời gian nó sẽ tự tái sinh thành lớp vỏ mới. Sau khi khai thác được khoảng 1 năm thì cây quế lại có thể cho khai thác lần tiếp theo. Cách khai thác này mới được nhân dân áp dụng gần đây và trong quá trình khai thác đòi hỏi người trồng quế phải rất khéo tay và có nhiều kinh nghiệm thì mới tiến hành được. Từ lâu, nhân dân ta đã có kinh nghiệm trồng và chế biến các sản phẩm quế. Cây quế có thể dùng làm thuốc bổ, thuốc chữa bệnh, d ùng làm hương liệu, thực phẩm.... Quế Việt Nam nổi tiếng từ thời Bắc thuộc, khi đó quế được mệnh danh là
  11. “Giao Chỉ ngọc quế” và luôn là vật phẩm dùng vào việc tiến cống cho các vua chúa phương Bắc. Ngày nay, do nhu cầu về sản phẩm quế ở trong nước và trên thế giới ngày một tăng thì các vùng trồng quế ở nước ta ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu đó. Trên thế giới có nhiều loại quế nhưng quế Việt Nam vẫn được coi là một loại quế quí, vẫn được các nước nhập khẩu đánh giá cao về chất lượng. Ở V iệt Nam, quế được xuất khẩu dưới dạng thô là vỏ quế còn cành, lá... thì được chưng cất thành tinh dầu sau đó dùng để sản xuất các loại dược phẩm như cao sao vàng, làm hương liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng... Như vậy, mặt hàng quế có rất nhiều công dụng trong cuộc sống đời thường nên nó ngày càng được đánh giá cao và sử dụng phổ biến không chỉ ở thị trường Việt Nam mà cả trên thế giới. Các giống quế chính ở Việt Nam Trên thế giới phổ biến có hai loại quế chính, thứ nhất là quế Trung Quốc (Cinnamomum cassia BL) và thứ hai là quế Srilanca (Cinnamomum zeylacium). Ở Việt Nam ngoài hai loại quế trên còn có quế Thanh (Cinamomum loureiri ness) thường trồng ở Thanh Hoá, Nghệ An, ngoài ra còn có một số quế địa phương như quế Nghĩa Lộ, Yên Bái... Như vậy ở nước ta có khoảng 10 loại quế trong đó đa phần là quế quí. Loại quế Cinamomum cassia BL còn gọi là quế Đơn thân cao từ 12-17m, lá quế mọc cách, dai, sáng bóng và nhẵn ở mặt trên, có một lớp lông mịn ở mặt dưới lá. Gân lá nhỏ, mọc ngang song song, hoa mọc thành chùm. Quả hình bầu dục đựng trong đấu nguyên hoặc hơi chia thuỳ. Loại quế này thường được trồng ở các tỉnh Quảng Ninh, Yên Bái và Quảng Nam, sản phẩm chủ yếu dùng làm gia vị và thực phẩm. Quế Đơn có thể nói là một loại quế tốt nhất, một loại quế đặc sản, các nước thường đặt mua với giá rất cao để dùng làm dược liệu chữa bệnh và làm thuốc bổ. Tuy nhiên mùi vị của loại quế này thì lại khác nhau nếu được trồng ở nơi khác nhau. Nếu trồng ở Yên Bái thì nó có mùi cay d ịu còn trồng ở Quảng Ninh hay Quảng Nam thì có mùi cay đậm. Trung bình một cây quế trồng ở Yên Bái khi 10 năm tuổi thì có đường kính từ 15-20cm cho thu hoạch từ 15-30kg vỏ tươi ( 8-15 kg
  12. vỏ khô) 0,3- 0,5 m3 gỗ, 1,2 ste củi và 30 kg lá có thể chưng cất được 0,21 kg tinh dầu. Giống quế Thanh hay còn có tên là quế Quỳ cây thường cao từ 12-20m, cành non vuông chẵn. Lá cây gần như bầu dục, thuôn lại ở hai đầu, gần như mọc đối mũi nhọn ba gân rõ. Hoa quế hợp thành chùm, quả hình trứng, khi non có màu lục, khi chín có màu nâu tím và sáng bóng. Quả đựng trong đấu có bao hoa tồn tại dưới quả, thuỳ cắt cụt gần đỉnh. Đây là lo ại quế có giá trị dược liệu rất cao, nhân dân ta thường dùng để chữa một số bệnh như đau bụng, cảm lạnh... và để bồi bổ sức khoẻ. Trước đây chúng ta không xuất khẩu loại quế này do diện tích trồng rất nhỏ, chủ yếu là các hộ gia đ ình và được tiêu dùng trong nước. Nhưng hiện nay do nhận thấy đây là một loại quế quý và do nhu cầu trên thế giới tăng cao nên chúng ta đã bắt đầu nhân rộng và xuất khẩu loại quế này. Quế Thanh có thân cây cao, nếu trồng đ ược 15-20 năm thì sẽ có đường kính 20-30 cm, cho 30-50 kg vỏ tươi ( 15- 20 kg vỏ khô) , 0,3-0,5 m3 gỗ và khoảng 50 kg lá chưng cất được 0,28-0,35 kg tinh dầu. Giống quế Srilanca mà nhân dân ta thường gọi với tên khác là quế Quan có thân cao khoảng 20-25 m, cành non vuông, có lông ngắn và rải rác. Lá quế Quan mọc đối, dài và có hình bầu dục, nhẵn bóng và hơi nhọn ở gốc, tù ở đầu hoa. Hoa mọc thành chùm, quả mọc hình bầu dục, trong đấu có ba hoa tồn tại, thuỳ cắt gọt ở giữa. Loại quế này thích ứng rộng nên được trồng ở các tỉnh như Thanh Hoá, Nghệ An, Vũng Tàu và Tây Ninh. So với hai loại quế trên thì loại quế này không được thị trường thế giới ưa chuộng vì đây là loại quế thân nhỏ, hàm lượng tinh dầu ít và kém năng suất. Ngoài các giống quế trên, nước ta còn có một số giống quế khác mọc tự nhiên ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Lào Cai, Hà Giang, Hoà Bình... như quế Nâu hay quế đỏ ( Cinamomum tetregomum Chev), quế Rành ( Cinamomum caryophyllus Moore), quế Lợn ( Cinamomum iners Reinw)... các loại quế này thường sống lâu năm trong rừng rậm và có giá trị dược liệu cao.
  13. Từ trước đến nay, chúng ta không chỉ khai thác quế trồng để xuất khẩu mà con khai thác cả quế rừng tự nhiên. Việc khai thác quế tự nhiên một cách bừa bãi đã làm cho nguồn lợi này ngày một cạn kiệt. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ nguồn quế rừng tự nhiên không chỉ nhằm mục đích khai thác nguồn lợi mà còn để bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ nguồn gen quý. Lợi thế về cây quế của nước ta là rất lớn. Do đó chúng ta cần phải phát huy lợi thế này để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu mặt hàng quế. Các sản phẩm chính của cây quế Tuy cây quế là một loại thực vật sống lâu năm nhưng sản phẩm chính của cây quế không phải là gỗ như những loại cây khác mà lại là vỏ quế. Từ trước tới nay khi nói tới quế thì người ta thường nghĩ ngay tới vỏ quế. Tuy nhiên sản xuất quế không c hỉ lấy mỗi vỏ mà cành và lá của nó cũng có thể dùng để ép lấy tinh dầu. Từ lâu nay chúng ta chỉ chủ yếu xuất khẩu vỏ quế thô mà chưa chú ý xuất khẩu tinh dầu quế mặc dù đây là một loại sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Xuất khẩu tinh dầu chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng quế bởi vì công nghệ chưng cất tinh dầu quế của ta vẫn còn rất lạc hậu. Ngoài hai sản phẩm chính trên, gỗ quế cũng được dùng nhiều trong ngành công nghiệp và th ủ công nghiệp khác. 3.1 Vỏ quế Đối với ngành sản xuất quế thì khai thác vỏ là chủ yếu. Như đã nói ở phần trên, vỏ quế tập trung rất nhiều Andehyt cinamic. Do vậy đánh giá năng suất hay chất lượng của sản phẩm quế người ta dựa vào vỏ cây. Cũng giống như các ngành sản xuất lâm nghiệp khác, sản xuất quế có đặc điểm diễn ra trong thời gian dài. Thông thường sản xuất quế diễn ra trong khoảng thời gian từ 10- 15 năm. Các điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa… sẽ quyết định tới năng suất và chất lượng quế. Tuy nhiên nếu được chăm sóc tốt chất lượng của quế cũng sẽ được cải thiện. Trung bình một cây quế có tuổi từ 10- 15 năm thường có
  14. đường kính từ 20- 30 cm sẽ cho 20-40 kg vỏ tươi. Từ vỏ tươi này có thể làm gia vị thực phẩm, làm nguyên liệu chế biến hàng tiêu dùng hay đem xuất khẩu dưới dạng vỏ nguyên liệu. Cây quế nếu trồng dùng vào mục đích làm gia vị thực phẩm hay nguyên liệu cho ngành công nghiệp hàng tiêu dùng thì chỉ cần trồng trong thời gian 10 năm là có thể thu hoạch được. Còn nếu trồng để làm dược liệu thì thời gian thường lâu hơn, có thể 20 -30 năm với thời gian lâu như vậy giá trị dược liệu của cây quế mới phát huy hết công dụng. Ở Yên Bái, người ta trồng quế với mật độ khoảng 2500- 3000 cây trên một héc ta, sau 10 năm thì thu hoạch cho năng suất 20- 25 tấn vỏ quế. Tuy nhiên ngày nay do nhu cầu về cây quế rất cao nên thời gian sản xuất của cây quế rút ngắn xuống chỉ còn khoảng 10 năm. 3.2 Gỗ và tinh dầu quế Đối với ngành sản xuất quế, ngoài khai thác vỏ quế là chủ yếu thì người ta còn thu hoạch được gỗ, còn các phần còn lại như lá, cành, rễ quế thì có thể dùng để chưng cất tinh dầu. Cây quế nếu được trồng với mật độ thích hợp và được chăm sóc tốt thì có thể cho thu hoạch sản lượng vỏ rất cao, một lượng gỗ tương đối lớn có chất lượng tốt. Mỗi cây quế sau khi thu hoạch vỏ thì còn lại hàng chục kg lá, cành và rễ. Phần này đem đi chưng cất lấy tinh dầu. Tinh dầu quế tuy chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng giá trị và công d ụng của nó không phải là nhỏ. Tinh dầu quế sau khi được chưng cất sẽ dùng làm nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp dược và mỹ phẩm. Mỗi một hec ta quế sau khi thu hoạch, lột vỏ đi sẽ còn lại từ 8- 10 m3 gỗ, cho từ 5 -8 ste củi. Gỗ quế có nhiều giá trị sử dụng như các loại cây khác, có thể dùng gỗ quế để làm cốp pha xây dựng, đóng đồ mộc, làm gỗ trụ hầm mỏ… Gỗ quế được đánh giá là có chất lượng tốt như các lạo gỗ khác là bồ đề, mỡ, bạch đàn. Tuy nhiên điều đặc biệt là trong gỗ quế có một lượng tinh dầu nên không bị mối mọt. Thân cây lại thẳng đều và cứng. Vì vậy dùng gỗ quế vào làm trụ hầm mỏ rất bền. Bên cạnh đó gỗ quế lại có mùi thơm nên hiện nay ở một số địa phương như ở Trà Bồng tỉnh Quảng Nam, người dân đã dùng gỗ quế để sản xuất hàng thủ công
  15. mỹ nghệ. Việc làm này vừa mang lại thu nhập cho nhân dân, vừa tận dụng được phụ phẩm của cây quế và lại còn góp phần bảo tồn ngành nghề truyền thống của cha ông. Do đó đối với ngành sản xuất quế bên cạnh việc khai thác vỏ quế thì việc khai thác gỗ quế cũng là một hướng đi cần được các ngành, các cấp quan tâm trong vấn đề giải quyết yêu cầu về gỗ cho công nghiệp hầm mỏ, làm hàng thủ công mỹ nghệ để tránh tình trạng chặt phá rừng bừa bãi. Mặc dù cây quế phải 10 năm mới cho thu hoạch nhưng không phải trong thời gian cây quế sinh trưởng người trồng không khai thác được gì từ cây quế. Trong thời gian chăm sóc cây quế, người trồng có thể chặt những cành con ở gần gốc để lấy lá, cành, thu hoạch những mầm non tập trung lại để chưng cất tinh dầu. Ở các tỉnh Quảng Ninh và Quảng Nam mỗi năm một ha quế có thể cho một lượng cành lá chưng cất được một lượng tinh dầu vào khoảng 30 -60 kg, ở Yên Bái là 50 kg. Ngoài ra các cành nhỏ, mầm non cũng có thể cho thu hoạch khoảng 20-30 kg tinh dầu một năm. Tiềm năng về tinh dầu của Việt Nam là tương đối lớn, nhu cầu về tinh dầu quế trên thế giới ngày một tăng do sự tăng trưởng của ngành công nghiệp hàng tiêu dùng. Tuy nhiên nước ta mới chỉ xuất khẩu một lượng tinh dầu không đáng kể. Bên cạnh đó công nghệ ép tinh dầu của nước ta hiện nay còn thô sơ và lạc hậu nên tỷ lệ hao hụt khá cao và chất lượng tinh dầu được ép từ những loại máy móc này chưa cao nên đa số chưa phù hợp với yêu cầu của các nước nhập khẩu. IV. TÌNH HÌNH CUNG CẦU SẢN PHẨM QUẾ TRÊN THỊ TR ƯỜNG TH Ế GIỚI V ÀI NĂM GẦN ĐÂY Sản phẩm quế ở nước ta là mặt hàng được buôn bán từ lâu đời. Sự hình thành thị trường quế từ nhỏ lẻ đến rộng lớn như hiện nay là do nhu cầu về sản phẩm quế ngày một tăng trên thị trường thế giới. Do cây quế chỉ thích hợp ở một số nơi trên thế giới nên tình hình buôn bán mặt hàng này trên thế giới ngày một sôi động. Những năm gần đây, trong các mặt hàng gia vị xuất khẩu thì chỉ có mặt hàng quế là có xu hướng tăng còn các mặt hàng khác như hồ tiêu, gừng, tỏi hay ớt quả... thì
  16. có xu hướng chững lại hoặc có tăng nhưng tăng chậm. Từ trước đến nay, chỉ có những nước trồng quế mới có lợi thế xuất khẩu quế, mà những nước như thế không có nhiều trên thế giới. Chính vì vậy mà nhiều khi giá mặt hàng quế trở thành giá “độc quyền” của một số nước. Ở các nước này nhu cầu tiêu dùng thường không lớn lắm mà chủ yếu tập trung cho xuất khẩu bên cạnh đó nhu cầu về mặt hàng quế cho sản xuất và tiêu dùng ở một số nước lại luôn tăng và rất ổn định nên tình hình buôn bán quế và các sản phẩm quế trên thế giới hiện nay rất có triển vọng. 5. Nhu cầu về sản phẩm quế trên thế giới Từ hàng ngàn năm qua, quế đã là một mặt hàng luôn luôn được ưa chuộng và được buôn bán trên thị trường thế giới theo con đường tơ lụa, gia vị từ Đông sang Tây. Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất hàng tiêu dùng như công nghiệp mỹ phẩm, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dược phẩm nên mặt hàng quế ngày càng được sử dụng rộng rãi. Theo tài liệu Plantation Crops, trên thế giới hiện nay, Mỹ là nước tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng quế. Mỗi năm nước này cần nhập một lượng khoảng 25 đến 30 ngàn tấn quế nhưng do khả năng xuất khẩu của các nước sản xuất có hạn nên chỉ đáp ứng được khoảng 15.000 tấn. Các nước tiếp theo là Nhật Bản với nhu cầu 10.000 tấn/năm, Mêhicô cần 3000 tấn/năm, Đức khoảng 1500 tấn/năm. Nga là một nước có nhu cầu lớn nhưng mỗi năm chỉ nhập khẩ u khoảng 1000 tấn. Ấn Độ là một thị trường với trên 1 tỷ dân, sức tiêu thụ quế và các sản phẩm có nguồn gốc từ quế cũng rất lớn. Đây là những thị trường đầy tiềm năng của các nước xuất khẩu quế như nước ta. Sau đây là một số nước có nhu cầu cao về sản phẩm quế trên thế giới: Bảng 1: Nhu cầu và lượng nhập khẩu bình quân/năm mặt hàng quế giai đoạn 1995-2000 (đơn vị: tấn) Tên nước Nhu cầu Lượng nhập Mỹ 20.000 17.000 Nhật Bản 3.000 2.000 Ấn Độ 8.000 1.000 Nga 8.000 600
  17. Pháp 2.000 550 Hàn Quốc 3.500 3.500 Hà Lan 5.000 4.500 Thái Lan 5.000 550 Mêhicô 6.000 5.500 Đức 2.000 1.500 Nguồn: Plantation Crops Qua bảng số liệu trên ta thấy nhu cầu về mặt hàng quế trên thế giới là rất lớn. Các nước có nhu cầu cao là những nước có ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng rất phát triển. Tuy nhiên trên thực tế số lượng quế xuất khẩu vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của các nước. Có những nước chỉ nhập khẩu được một lượng quế rất nhỏ so với nhu cầu trong nước. Số lượng quế nhập khẩu chỉ bằng 1/3 hay 1/4 nhu cầu thậm chí là 1/15 hay 1/20 như Ấn Độ hay Nga. Những năm qua, đa số các nước không nhập đủ lượng quế cần thiết phục vụ nhu cầu tiêu thụ ngày một tăng của các ngành sản xuất trong nước. Trong khi đó nhu cầu về tiêu thụ mặt hàng quế lại ngày một tăng. Theo dự báo của các chuyên gia thuộc Hiệp hội gia vị thế giới thì nhu cầu quế trên thế giới từ nay đến năm 2010 mỗi năm tăng 5%. Đây quả thực là một vấn đề nan giải của các nước nhập khẩu quế. Đối với các mặt hàng khác thì có thể sản xuất thay thế được nhưng riêng mặt hàng quế thì không phải nước nào muốn là có thể tự sản xuất ra được. Bởi vì ngành sản xuất quế là một ngành sản xuất đặc thù riêng có của một số nước có điều kiện thuận lợi. Muốn đáp ứng đủ nhu cầu về mặt hàng quế thì chỉ có thể dựa vào các nước sản xuất ra nó mà thôi. Bảng 2 Bảng các nước nhập khẩu quế chính ( Q: Lượng, tấn; V: Giá trị, nghìn USD) Tên nước 1996 1997 1998 1999 2000 Q V Q V Q V Q V Q V 320 631 341 549 399 734 479 781 394 617 Australia 1007 2061 935 1582 1082 1277 1118 1081 1220 1176 Braxin 1154 2501 1224 2755 854 2243 802 2005 846 2260 Canada 857 1607 720 1303 750 1317 703 1319 686 1070 Pháp 2536 6243 2845 6316 2635 5962 2469 4862 2163 3525 Đức 6671 8678 1563 1970 749 798 415 490 275 261 Hong kong
  18. 2360 5359 1809 3957 1797 3908 1479 3156 2052 4768 Nhật 3589 5722 2628 3427 2355 2617 3612 3592 3052 2937 Hàn quốc 496 1141 567 921 793 767 810 711 944 801 Malaysia 5264 21175 5255 26389 5005 30031 5413 29892 5884 29629 Mexico 3183 3173 3282 5184 5435 6331 7289 7168 5606 4663 Hà lan 742 1184 753 1016 1500 2030 1394 1713 1567 1912 Pakistan 1724 1637 1546 1550 2265 1993 2052 1367 1658 1281 Saudi arabi 5387 7411 5514 6887 3139 3578 3415 3862 2548 2988 Singapore 1207 2193 1251 2139 1391 2605 1139 1962 1168 1962 Anh 17098 37363 17495 33273 19457 29256 17566 24030 16797 21115 Mỹ 53595 108079 47728 99218 49606 95447 50155 87991 46860 80965 Tổng Nguồn: COMTRADE, UNSO Ngày nay, nhu cầu về mặt hàng quế trên thế giới tăng mạnh do có xu hướng dùng các loại d ược phẩm bào chế từ các loại nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên thay cho các sản phẩm hoá học, trong khi đó khả năng sản xuất và sản lượng lại có hạn do cây quế chỉ trồng được ở một số nơi nhất định. Điều này làm cho cầu vượt quá cung dẫn đến cây quế càng trở thành một thứ hàng “ độc”. Tuy nhiên lại có một nghịch lí là hầu hết các nước có nhu cầu cao về mặt hàng quế lại không nhập khẩu đủ. Nguyên nhân là do khả năng sản xuất của các nước trồng quế bị hạn chế. Đặc điểm của ngành này là thời gian sản xuất rất dài. Từ khi trồng đến khi cho thu hoạch có thể kéo dài từ 10- 15 năm thậm chí còn lâu hơn nữa. Do đó không thể ngay một lúc có thể cung cấp được một lượng quế lớn. Việc mở rộng qui mô sản xuất cũng gặp khó khăn do cây quế chỉ thích hợp với chất đất ở một số vùng. Thời gian quay vòng sản xuất cũng kéo dài và yêu cầu vốn đầu tư cũng cần rất lớn, trong khi đó các nước sản xuất quế đều là những nước đang phát triển nên khả năng đầu tư vốn cho ngành sản xuất quế cũng hạn chế. Các nước này lại đang tập trung chủ yếu vốn vào ngành công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng… nên phần nào c ũng hạn chế đầu tư vào ngành trồng quế. Bên cạnh đó, các vùng trồng quế lại nằm ở khu vực miền núi, đường sá đi lại không thuận tiện, phương thức canh tác lạc hậu, quá trình sản xuất gặp rất nhiều khó khăn nên khả năng mở rộng và phát triển sản xuất là rất hạn chế. Mặt khác cũng chính do giá c ủa mặt hàng quế rất cao nên nhiều khi các nước có nhu cầu rất cao nhưng lại không có khả
  19. năng mua được, do đó mà tình hình cung cầu mới có hiện tượng mất cân bằng như thế. 6. Tình hình cung cấp mặt hàng quế trên thế giới hiện nay Trong những năm gần đây, khối lượng mặt hàng quế được buôn bán trên thế giới ngày một gia tăng, mỗi năm trên 50 ngàn tấn. Những nước tiêu dùng quế chính lại là những nước không tự sản xuất được mặt hàng này do không có sự ưu đãi của thiên nhiên về đất đai lẫn khí hậu. Do đó các nước này phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp từ các nước sản xuất quế. Các nước cung cấp chính trên thế giới là Srilanca, Indonesia, Trung Quốc và Việt Nam. Nước xuất khẩu quế lớn nhất là Srilanca với gần 45%, tiếp đến là Indonesia với khoảng 25% sau đó là Trung Quốc 12,7% và Việt Nam khoảng 6%. Bảng 3: Các nước xuất khẩu quế trên thế giới năm 2000 Số lượng Giá trị Tỷ lệ Tên nước xuất (Kg) (1000 USD) khẩu 35.623,7 49.517 Sri lanca 44,7% 19.697,8 27.380 Indonesia 24,7% 10.310,6 14.083 Trung Quốc 12,7% 4.526 5.253 V iệt Nam 5,4% Nguồn: ITC/UNCTAD/WTO “Global Spice market- Import 1996-2000” 7. Giá cả mặt hàng quế trên thế giới Do mặt hàng quế là một loại lâm đặc sản nên giá cả của nó khá cao so với các mặt hàng khác. Tính từ năm 1990 trở lại đây, giá mặt hàng này luôn tăng trên thị trường thế giới, năm tăng cao nhất là năm 1998 ở mức 2,69 USD/kg, nhưng từ đó đến nay giá lại biến động giảm theo xu thế chung của các mặt hàng nông- lâm sản và hiện giá mặt hàng này chỉ đứng ở mức 1,39 USD/kg. Tuy vậy đây vẫn là mức giá cao so với trước đây. Bảng 4: Giá mặt hàng quế trên thế giới một số năm qua 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Năm 2,67 2,19 2,69 1,69 1,39 1,33 1,294 Giá (USD/kg)
  20. -18% +22,83% -37,17% -17,75% -4,3% -2,7% Tăng/giảm so với năm trước Nguồn: ITC/UNCTAD/WTO “Global Spice market- Import 1996-2000” Qua bảng trên ta thấy, giá quế một số năm qua có sự biến động mạnh mẽ. Biểu hiện rõ nhất là từ năm 1997 đến năm 2000. Năm 1998 mức tăng so với năm 1997 là 22,83% nhưng đến năm 1999 lại giả m rất mạnh, gần 50%. Từ năm 2000 đến nay giá quế giảm nhẹ không đến 5%. Mặt hàng quế là một loại đặc sản riêng có ở một số nước trên thế giới. Tuy nhiên ngày nay giá cả của mặt hàng này không còn giữ được thế độc quyền như trước đây nữa. Nguyên nhân là do các nước xuất khẩu quế đã đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ mặt hàng này. Mặt khác cũng ở các nước xuất khẩu quế có hiện tượng tranh giành khách hàng cả ở cấp quốc gia lẫn trong nội bộ các doanh nghiệp nên đã dẫn đến hiện tượng giá mặt hàng quế giảm trong những năm vừa qua. Ngoài ra các nhà nhập khẩu nhiều khi o ép giá người bán bởi vì quế cũng là một mặt hàng nhạy cảm. 8. Dự báo triển vọng thị trường quế trên thế giới Theo dự báo của Hiệp hội gia vị thế giới thì đến năm 2005, lượng quế mà các nước có nhu cầu nhập khẩu sẽ ở vào khoảng 85.000 tấn đến 92.000 tấn. Trong thời gian từ nay đến năm 2010, sức tiêu thụ quế trên thế giới dự đoán vẫn tiếp tục tăng lên, đó là do kết quả xu hướng sau đây: - Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và ngành ăn uống công cộng sẽ tiếp tục phát triển nhanh ở cả những nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển sẽ dẫn đến tăng nhu cầu tiêu thụ mặt hàng quế trên qui mô toàn thế giới. Ngoài ra ở các nước phương Tây hiện nay có xu hướng d ùng nhiều Đông dược trong đó có mặt hàng quế. Do đặc điểm của cây quế có tác dụng chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh về mùa lạnh nên nó ngày càng được ưa dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2