Luận văn: TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ (1995 - 2007)
lượt xem 53
download
Thái Nguyên là cầu nối giữa khu vực miền núi và miền xuôi, qua các thời kỳ lịch sử, đây là nơi hội tụ của nhiều thành phần dân tộc. Do đó, sự giao lưu văn hoá diễn ra, đã đem lại những nét văn hoá phong phú và đa dạng cho Thái Nguyên. Tuy nhiên, các dân tộc sinh sống trên địa bàn Thái Nguyên đều giữ được những nét bản sắc riêng biệt của mình như: Điệu hát “pả dzung” trong các ngày lễ tết của người Dao, lễ cưới độc đáo của người Nùng Phàn Sình, truyền thống đan lát, dệt vải và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ (1995 - 2007)
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TẠ THỊ KIM NIÊN TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ (1995 - 2007) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY TIẾN THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TẠ THỊ KIM NIÊN TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ (1995 - 2007) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY TIẾN THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học, Khoa Lịch sử và các Giảng viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ. Em xin gửi lời cả m ơn tới TS Nguyễn Duy Tiến - Người trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thái Nguyên, Ban giám hiệu trường Trung học phổ thô ng Sông Công và các thầy cô giáo trong tổ, trong trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cả m ơn Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên, Chi cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên… đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để hoàn thành Luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, ngày 28 tháng 9 năm 2009 Tác giả Tạ Thị Kim Niên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU............................................................................................................................................................................................................ 1 Chƣơng 1. THÁI NGUYÊN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC .........................................................................7 1.1.Vài nét về điều kiện tự nhiên và xã hội ..............................................................................................7 1.2. Địa danh Thái Nguyên qua các thời kỳ lịch sử ............................................................... 15 1.3. Truyền thống chống ngoại xâm ............................................................................................................... 17 Tiểu kết chƣơng 1........................................................................................................................................................................ 23 Chƣơng 2. TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ .................................................................................................................................................................................... 24 2.1. Thành phố Thái Nguyên ...................................................................................................................................... 26 2.2. Đại Từ ................................................................................................................................................................................................ 29 2.3. Định Hoá - Phú Lương ........................................................................................................................................... 32 2.4. Đồng Hỷ - Võ Nhai .................................................................................................................................................... 39 2.5. Phú Bình, Phổ Yên ...................................................................................................................................................... 44 Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................................................................................................ 54 Chƣơng 3. MỘT VÀI GIẢI PHÁP PHÁT HUY TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI 56 NGUYÊN ................................................................................................................................................................................. 3.1. Thực trạng ................................................................................................................................................................................... 56 3.2. Một vài giải pháp nhằm phát huy tiềm năng du lịch Thái Nguyên....... 67 Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................................................................................................ 80 KẾT LUẬN ....................................................................................................................................................................................................................... 82 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................................................................................ 86 Phần phụ lục ........................................................................................................................................................................................... 92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Bảng thống kê các dân tộc sinh sống trên địa bàn Thái Nguyên ....... 10 Bảng 1.2. Tỷ trọng kết cấu các dân tộc theo đơn vị hành chính trong tỉnh ......... 11 Bảng 3.1. Doanh thu du lịch trên địa bàn ...................................................................................................... 60 Bảng 3.2. Tình hình khách du lịch đến Thái Nguyên qua các năm .............................. 61 Bảng 3.3. Số lượng cơ sở lưu trú và công suất sử dụng buồng, phòng của du lịch Thái Nguyên................................................................................................................................... 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thái Nguyên là cầu nối giữa khu vực miền núi và miề n xuôi, qua các thời kỳ lịch sử, đây là nơi hội tụ của nhiều thành phần dân tộc. Do đó, sự giao lưu văn hoá diễn ra, đã đem lại những nét văn hoá phong phú và đa dạng cho Thái Nguyên. Tuy nhiên, các dân tộc sinh sống trên địa bàn Thái Nguyên đều giữ được những nét bản sắc riêng biệt của mình như: Điệu hát “ pả dzung” trong các ngày lễ tết của người Dao, lễ cưới độc đáo của người Nùng Phàn Sình, truyền thống đan lát, dệt vải và điệu hát “sli ”, hát “lượn” của người Tày, Nùng… D ù mỗi thành phần dân tộc ở Thái Nguyên đều mang những đặc điểm riêng về tiếng nói, trình độ sản xuất, bản sắc văn hoá… Nhưng họ đều có những nét tương đồng, hoà nhập trong một cộng đồ ng, tạo thành một nền văn hoá đặc trưng của Thái Nguyên. Thái Nguyên là chiếc cầu nối giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với vùng miền núi phía Bắc của Tổ quốc, là trung tâm vùng Việt Bắc, có bề dày lịch sử và văn hoá, giàu truyền thống cách mạng, vì vậy Thái Nguyên có vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong tiến trình lịch sử, các dân tộc ở Thái Nguyên đã đoàn kêt gắn bó cùng nhân dân cả nước xây dựng Tổ quốc và bảo vệ giang sơn. Công sức của nhiều người, của nhiều thế hệ khác nhau đã cống hiến tạo nên một Thái Nguyên giầu truyền thống lịch sử, văn hoá với những địa danh nổi tiếng, những danh nhân văn hoá, những di tịch lịch sử được đánh giá cao. Các di tích lịch sử, các yếu tố văn hoá đó trải rộng khắp mọi vùng, miền của cả tỉnh, không đâu là không có. Đây chính là thế mạnh phục vụ thiết thực cho ngành du lịch của tỉnh nhà. Những tiềm năng đó đã và đang được khơi dậy, nhưng cần được quan tâm, nghiên cứu, thông tin tuyên truyền rộng rãi hơn nữa, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- tạo dựng được mạng lưới du lịch rộng khắp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu để cho du khách chỉ một lần đến với Thái Nguyên, sẽ không quên mảnh đất có truyền thống lịch sử lâu đời và đầy sắc thái văn hoá này. Là một giáo viên công tác tại Thái Nguyên, qua đề tài nghiên cứu này, bằng các phương pháp trực quan sinh động về lịch sử và văn hoá, tôi mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước, yêu quê hương xứ sở cho các em học sinh Thái Nguyên, đồng thời quảng bá cho du lịch tỉnh nhà, nêu lên được thực trạng và những giải pháp nhằm khai thác tiềm năng du lịch vào việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Từ những lý do trên tôi chọn “ Tiềm năng du lịch Thái Nguyên - Nhìn từ góc độ lịch, sử văn hoá (1995-2007)” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ lịch sử. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Tìm hiểu và quảng bá cho du lịch, nhất là du lịch Thái Nguyên là một vấn đề mới mẻ, thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu Trung ương và địa phương. Từ những năm 90, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng, việc thông tin tuyên truyền về du lịch ngày càng được phổ biến . Năm 1994, Tổng cục Du lịch ban hành “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2000” nhằm đưa ngành du lịch Việt Nam phát triển theo định hướng của nhà nước. Năm 1999, Nguyễn Thị Kim Anh sinh viên khoa Địa lý viết khoá luận tốt nghiệp “ An toàn khu - Tiềm năng du lịch về cuội nguồn”, đã đề cập đến vấn đề du lịch cội nguồn của ATK Định Hoá, Tuyên Quang, đánh giá sơ bộ về tiềm năng du lịch của vùng trên cơ sở các tài nguyên du lị ch sẵn có, đồng thời đưa ra một số định hướng trong tương lai. Đặc biệt trong những năm đầu thế kỷ XXI, khi ngành công nghiệp không khói đóng vai trò quan trọng trong ngành kinh tế của các quốc gia, du lịch trở thành một nhu cầu không nhỏ của cuộc sống con người hiện đại thì việc quảng bá cho du lịch nói chung, du lịch Thái Nguyên nói riêng ngày càng được đẩy mạnh. Năm 2003, Bảo tàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thái Nguyên phát hành cuốn Thái Nguyên di tích danh thắng và triển vọng tương lai, Đồng Khắc Thọ viết Di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh Thái Nguyên. Hai tác phẩm nêu trên đã liệt kê các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của Thái Nguyên. Sở thương mại và Du lịch Thái Nguyên có Kỷ yếu hội thảo khoa học Du lịch sáu tỉnh Việt Bắc với vùng du lịch Bắc Bộ, trong đó có đề cập đến tính liên vùng của du lịch Thái Nguyên. Năm 2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia biên soạn Thái Nguyên thế và lực mới trong thế kỷ XXI, giới thiệu một số tour du lịch tiêu biểu trên đất Thái Nguyên. Năm 2006 Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên phát hành Sổ tay du lịch Thái Nguyên, hướng dẫn các du khách lựa chọn các tuyến du lịch phù hợp cho mình khi đến với Thái Nguyên.Cũng trong năm 2006, Nguyễn Văn Chiến viết Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Thái Nguyên. Trong đó đã đề cập đến những tiềm năng và thực trạng du lịch Thái Nguyên đến trước năm 2006 dưới góc độ kinh tế. Đặc biệt năm 2008 Phạm Mỹ Đức sinh viên khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên làm khoá luận tốt nghiệp với đề tài Tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên , đã phân tích, đánh giá tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn dưới góc độ kinh tế có liên quan đến hoạt động du lịch của Thái Nguyên, đánh giá hiện trạng du lịch của tỉnh qua năm du lịch Quốc gia tổ chức tại Thái Nguyên, tìm hiểu định hướng và đưa ra một số kiến nghị góp phần thúc đẩy du lịch Thái Nguyên phát triển theo hướng bền vững. Những công trình nghiên cứu trên đã trực tiếp, hoặc gián tiếp đề cập tới vấn đề du lịch Thái Nguyên. Ngoài ra còn có một số bài báo, tạp chí, thông tin khoa học cũng nghiên cứu các vấn đề đề tài quan tâm. Song, cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu riêng và trình bày một cách hệ thống về sự phát triển của du lịch Thái Nguyên với những tiềm năng du lịch về lịch sử, văn hoá và danh thắng vốn có. Mặc dù vậy, chúng tôi đánh giá rất cao những công trình trên và coi đó là nguồn tài liệu quý, giúp chúng tôi trong quá trình tìm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- hiểu về “Tiềm năng du lịch Thái Nguyên - Nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá (1995 – 2007)”. 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn đề cập tới các di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng chính ở Thái Nguyên gắn với vấn đề du lịch hiện nay. Quá trình phát triển của ngành du lịch Thái Nguyên từ 1995 đến 2007. Những giải pháp nhằm phát triển du lịch Thái Nguyên dựa trên thế mạnh du lịch lịch sử, du lịch văn hoá. 3.2. Phạm vi nghiên cứ u - Không gian: Địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian: Từ 1995 đến 2007.Tuy nhiên, để làm rõ vấn đề, luận văn có đề cập đến một số vấn đề của du lịch Thái Nguyên trướ c năm 1995. 3.3. Nhiệm vụ của đề tài Trên cơ sở tìm hiểu những di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh ở Thái Nguyên, luậ n văn đi sâu tìm hiểu tiềm năng du lịch Thái Nguyên, đồng thời nêu lên thực trạng và đề ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch Thái Nguyên trong tương lai. 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nguồn tài liệu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi khai thác triệt để các nguồn sử liệu viết về du lịch Thái Nguyên từ năm 1995 đến nay, đặc biệt chú trọng đến những tài liệu sau: - Những bài nói, bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, giáo sư Trần Quốc Vượng, nhà sử học Dương Trung Quốc. - Các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên từ năm 1995 đến 2007 - Báo cáo tổng kết các năm của Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1995 đến 2007. - Hệ thống niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên phần về Thương mại và Du lịch từ 1995 đến 2007. - Ngoài ra luận văn còn sử dụng công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã được công bố, tạp chí “Xưa và nay”, tạp chí “Nghiên cứu lịch sử”, kỷ yếu các hội thảo khoa học, các sách đã xuất bản, các đề tài nghiên cứu của sinh viên các khoá… 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp lịc h sử kết hợp với phương pháp lôgíc là chủ yếu. Các phương pháp phân tích, so sánh, đố i chiếu, tổng hợp cũng được sử d ụng để làm sáng tỏ nội dung của đề tài. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát, điền dã… 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Luận văn trình bày một cách cơ bản và hệ thống các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyê n và vị trí, vai trò của nó với vấn đề du lịch hiện nay. - Luận văn đã chỉ ra thực trạng tình hình du lịch ở Thái Nguyên, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác tiềm năng du lịch của Thái Nguyên dựa trên thế mạnh du lịch lịch sử, du lịch văn hoá, du lịch danh thắng. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử địa phương của các trường chuyên nghiệp và phổ thông trên địa bàn tỉnh. Luận văn góp phần vào việc giáo dục lòng tự hào về quê hương, đất nước cho các thế hệ. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Thái Nguyên trong lịch sử dân tộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chương 2: Tiềm năng du lịch Thái Nguyên - Nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá. Chương 3: Một vài giải pháp nhằm phát huy tiềm năng d u lịch Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- CHƢƠNG 1. THÁI NGUYÊN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC 1.1. VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, thuộc vùng trung du miền núi Đô ng Bắc, có diện tích tự nhiên 3.541,67 km2, điểm cực Bắc là thượng nguồn Khuổi Tát, thuộc xã Linh Thông, huyện Định Hoá. Điểm cực Nam là cầu Đa Phúc, huyện Phổ Yên. Điểm cực Tây là vùng núi phía Bắc Đèo Khế, thuộc xã Yên Lãng, huyện Đại Từ. Điểm cực Đông là vùng núi đá vôi xã Phương Giao, huyện Võ Nhai [59, tr.22]. Phía Bắc của Thái Nguyên giáp với tỉnh Bắc Kạn; phía Đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Nam giáp Hà Nội; phía Tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên trở thành điểm tiếp giáp, là cầu nối giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với các tỉnh miền núi phía Bắc (Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn). Thái Nguyên có 3 quốc lộ: Quốc lộ số 3 chạy suốt theo chiều dài tỉnh, từ phía Nam (cầu Đa Phúc, Phổ Yên) lên phía Bắc (cầu Ổ Gà, Phú Lương) qua Bắc Kạn lên Cao Bằng. Quốc lộ 1B từ cầu Gia Bẩy (thành phố Thái Nguyên) qua 2 huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai lên Lạng Sơn. Quốc lộ 19 chạy từ Hiệp Hoà (Bắc Giang) sang Thái Nguyên. Ngoài ra Thái Nguyên còn có 2 đường sắt Hà Nội - Quan Triều - Núi Hồng và Lưu Xá (Thái Nguyên). Kép (Bắc Giang), Uông Bí (Quảng Ninh), cùng nhiều tuyến giao thông nội tỉnh, liên tỉnh thuận tiện như: Đường 13A từ Bờ Đậu (Phú Lương) qua Đại Từ, vượt Đèo Khế sang Tuyên Quang … với hệ thống giao thông thuận lợi như vậy có thể giúp du khách đến với Thái Nguyên dễ dàng, để từ Thái Nguyên, du khách toả đi khắp những di tích rải rác trên 6 tỉnh Việt Bắc xưa để tìm lại cội nguồn sức mạnh của dân tộc thế kỉ XX. Sự kết hợp giữa hoàn lưu gió mùa với yếu tố địa hình tạo cho tự nhiên ở Thái Nguyên phân hoá thành 3 vùng rõ nét : Vùng phía Tây và Tây Bắc tỉnh, bao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- gồm huyện Đại Từ, Định Hoá và các xã miền tây huyện Phú Lương, đây là khu vực miền núi, có tài nguyên rừng phong phú. Vùng núi phía Đông, gồm có các huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, địa hình không cao lắm, chỉ khoảng 500 - 600m nhưng rất phức tạp và hiểm trở, được cấu tạo từ núi đá vôi - địa hình Caxtơ tạo thành nhiều hang động với cảnh quan thiên nhiên đẹp, đồng thời có thể dùng làm nơi ẩn náu trong thời kỳ có chiến tranh như các hang động của Võ Nhai, Đồng Hỷ. Theo hướng Đông Nam, vùng có địa hình thấp dưới 100m gồm phía Nam huyện Phú Lương, phía Tây huyện Đ ồng Hỷ, Thành phố Thái Nguyên, các huyện Phú Bình, Phổ Yên, và thị xã Sông Công, đây là vùng đồi trung du xen với đồng bằng phù sa sông Cầu và sông Công, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội. Nhìn chung, địa hình Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi, diện tích đồi núi cao trên 100m chiếm 2/3 diện tích đất đai toàn tỉnh. Vùng có độ cao dưới 100m chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh. Đất nông nghiệp chiếm 221,6% tổng diện tích, đất đồi rừng chiếm chiếm 47,1%. Với điều kiện tự nhiên đó, ta thấy Thái Nguyên có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch thám hiểm, du lịch sinh thái (vì khách du lịch thường ưa thích những nơi có phong cảnh đẹp và đa dạng, những vùng có nhiều đồi núi và thường tránh những nơi bằng phẳng mà họ cho là tẻ nhạt không thích hợp với du lịch). Thái Nguyên có nhiều sông, suối phân bố tương đối đều trên đ ịa bàn tỉnh, trong đó lớn nhất là sông Cầu và sông Công. Sông Cầu bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) chảy xuống địa bàn Thái Nguyên suốt từ Bắc tới Nam qua các huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Thành phố Thái Nguyên, Phú Bình và Phổ Yên. Sông Công bắt nguồn từ xã Điềm Mặc (Đ ịnh Hoá) chảy theo hướng bắc - nam qua Đại Từ, một phần thành phố Thái Nguyên xuống huyện Phổ Yên, hợp lưu với sông Cầu ở xã Thuận Thành (Phổ Yên). Thái Nguyên không có hồ tự nhiên nhưng lại có nhiều hồ nhân tạo, trong đó quan trọng nhất là Hồ Núi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Cốc, được xây dựng năm 1973 với diện tích 25km2, dung tích khoảng 2.000m2 nước, đủ cung cấp cho 12.000 ha ruộng đất của Phú Bình, Phổ Yên. Ngày nay hồ Núi Cốc không chỉ có giá trị phục vụ sản xuất nông nghiệp , mà còn là khu vực đầy tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghỉ dưỡng cuối tuần. Ngoài ra, Thái Nguyên còn có hàng trăm con sông, suối nhỏ khác phân bố trên khắp địa bàn tỉnh. Hệ thống sông ngòi ở Thái Nguyên có tác dụng giao thông không lớn, nhưng lại là nguồn c ung cấp nước quan trọng cho sinh hoạt và kinh tế của nhân dân trong tỉnh, đồng thời còn tạo ra những cảnh quan thiên nhiên kì thú, là những danh thắng đẹp, nơi dừng chân của du khách trong và ngoài nước như suối Mỏ Gà, thác Mưa Rơi (Võ Nhai), Thác Khuôn Tát (Định Hoá)… Theo sách Đại nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn “ Ở Thái Nguyên vào cuối mùa xuân mới hơi nóng, đến mùa hè nóng lắm, đầu thu lạnh dần, đến mùa đông thì rét lắm.Vì địa thế núi cao nên rét nhiều, nóng ít ” [41, tr.162,163]. Với khí hậu tương đối mát mẻ, Thái Nguyê n có điều kiện phát triển du lịch quanh năm, như: Du lịch lễ hội vào mùa xuân, du lịch thám hiểm vào mùa đông, du lịch tham quan nghỉ dưỡng vào mùa hè… Đất Thái Nguyên chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng, ngoài ra còn có đất đá vôi được hình thành chủ yếu ở các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, đất đầm lầy trong các thung lũng và đất ruộng lúa… Do đó Thái Nguyên có tiềm năng phát triển nền kinh tế nông, lâm nghiệp đa dạng. Trong lòng đất có nhiều khoáng sản quý như: “Vàng ở huyện Võ Nhai có mỏ Kim Hỷ, mỏ Thuần Mang, mỏ Bảo Nang. Sắt có ở các huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương … Huyện Định Hoá có bạc, đồng, chì, vàng…” [41] Trong lịch sử, ở Thái Nguyên, các tộc “ Người Kinh, người Thổ ở lẫn nhau, tiếng nói líu lo; mặc áo mầu xanh thẫm; chỗ t hì làm nhà sàn dựa vào núi, gặp ngày sinh thì ăn uống linh đình; giá thú thì nặng về của cải” [41, tr. 163,164] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- (Bảng 1.1). Bảng 1.1. Bảng thống kê các dân tộc sinh sống trên địa bàn Thái Nguyên (Theo kết quả điều tra dân số năm 1979) Số TT Dân tộc Số dân Tỷ lệ (%) 1. Kinh 789.903 75,23 2. Tày 106.238 10,15 3. Nùng 54.628 5,22 4. Sán Dìu 37.365 3,57 5. Sán Chay 29.229 2,79 6. Dao 21.818 2,08 7. Hmông 4.831 0,46 8. Hoa 2.573 0,24 Mường 9. 969 0,09 10. Thái 465 0,04 11. Ngái 422 0,04 [Nguồn: 59, tr.470] Thái Nguyên là mảnh đất hội tụ nét văn hoá đa dạng, nhiều màu sắc, tạo nên bản sắc văn hoá riêng, ấn tượng và đẹp đẽ. Vì thế, giáo sư Trần Quốc Vượng đã khẳng định “ Hội tụ và tiếp xúc” [17, tr.597] là đặc điểm của văn hoá Thái Nguyên. Thái Nguyên là ngôi nhà chung sống của các dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mông… (bảng 1.1) Mỗi thành phần dân tộc có phong tục, tập quán, có trình độ sản xuất, tiếng nói riêng, nhưng do cùng sống trên một địa bàn nên các dân tộc ở Thái Nguyên có những nét tươ ng đồng về văn hoá. Đó chính là “Văn hoá hội tụ” của Thái Nguyên. Bên cạnh đó, người dân bản địa ở Thái Nguyên không nhiều như ở các tỉnh khác, song qua các thời kì lịch sử, thành phần dân tộc và dân số Thái Nguyên đã gia tăng, chỉ tính riêng trong thời kì kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954, với vị trí là căn cứ địa, là thủ đô kháng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- chiến của cả nước, Thái Nguyên đã đón tiếp trên 21.000 đồng bào các tỉnh bạn đến tản cư [10, tr.18]. Ngày nay Thái Nguyên đã có điều kiện để phát triển về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế… Trong suốt quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước, Thái Nguyên là địa điểm gặp gỡ, hội tụ của những nền văn hoá khác nhau. Tất cả đã làm nên sức mạnh của văn hoá “Tiếp xúc” của Thái Nguyê n. Ở Thái Nguyên, dân tộc Kinh (hay còn gọi dân tộc Việt) chiếm 75,23% dân số. Đây là dân tộc mang nguồn gốc bản địa, chiếm số lượng đông nhất. Dân tộc Kinh gồm nhiều bộ phận hợp thành: Dân bản địa, dân được tuyển mộ vào làm công trong các mỏ đồn điền, người di cư từ c ác vùng đồng bằng lên. Địa bàn cư trú của người Kinh rộng khắp toàn tỉnh nhưng tập trung đông nhất ở thành phố và các vùng giao thông tương đối thuận tiện (Bảng 1.1, 1.2) Bảng 1.2.Tỷ trọng kết cấu các dân tộc theo đơn vị hành chính trong tỉnh Đơn vị tính: % TX. Định Đại Đồng Phú Phổ TP. Thái Phú Võ Dân tộc Sông Lương Nhai Từ Hỷ Nguyên Hoá Bình Yên Công Kinh 90,07 98,52 37,92 54,17 78,37 39,14 63,74 93,99 93,02 Tày 4,49 4,49 46,63 25,06 7,80 22,23 2,53 1,18 0,54 Nùng 2,18 0,88 3,02 4,07 6,61 19,80 13,15 2,97 0,32 Dao 0,15 0,21 1,97 4,03 2,14 12,30 4,34 0,01 0,23 Sán Dìu 1,52 0,10 0,02 3,28 1,29 0,01 12,77 1,51 0,54 Các dân tộc khác 0,65 0,10 10,42 8,96 3,75 6,49 3,44 0,31 5,32 [Nguồn: 59, tr.107 ] Người Kinh có kinh nghiệm sản xuất và tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kĩ thuật. Tổ chức xã hội của người Kinh cũng rất chặt chẽ, từ thành thị đến nông thôn, mang nét đặc thù tiêu biểu của cơ cấu xã hội Việt Nam. Xuất phát từ đặc điểm cư trú, người Kinh có truyền thống trồng lúa nước, làm nông nghiệp và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- các nghề thủ công. Cộng đồng người Kinh ở Thái Nguyên được hình thành từ sớm, ổn định qua nhiều thế kỷ đã giúp người Kinh ở các vùng quê vẫn giữ được sắc thái văn hoá của ngườ i Kinh miền xuôi, ví dụ như cưới xin vẫn tuân thủ theo trình tự: Dạm ngõ, ăn hỏi, cưới… Dân tộc Tày chiếm 10,15% dân số (Bảng 1.1). Người Tày tiếp thu yếu tố ngôn ngữ, văn hoá của các dân tộc khác để phát triển ngôn ngữ của mình ngày càng phong phú. Đặc biệt người Tày có quan hệ gần gũi với người Nù ng, Cao Lan, Sán Chí, bởi vì họ có sự tương đồng về ngôn ngữ, văn hoá. Địa bàn cư trú của người Tày rộng khắp trong toàn tỉnh, song chủ yếu ở các huyện miề n núi, vùng cao như: Định Hoá, Phú Lương, Đại Từ, Võ Nhai (Bảng 1.2). Ngoài việc trồng lúa, người Tày còn trồng rất nhiều ngô, khoai, sắn để nâng cao đời sống. Người Tày còn có các nghề thủ công truyền thống như đan lát, dệt vải. Vào mùa xuân từ mùng 1 tháng giêng trở đi, người Tày ở Thái Nguyên thường tổ chức lễ hội Lồng Tồng (lễ hội xuống đồng), với mục đích cầu cho mùa màng tốt tươi, trời đất yên hoà, người an vật thịnh. Trong lễ hội thường có các trò chơi dân gian như ném còn, đánh du, đánh quay... Cũng trong lễ hội Lồng Tồng hoặc trong các chợ phiê n, thanh niên nam nữ thường biểu lộ tình cảm của mình qua những điệu hát Lượn, Phong slư. Bên cạnh đó người Tày ở Thái Nguyên còn có những điệu hát then, thơ lẩu, các điệu vũ, điệu múa võ thuật chủ yếu diễn ra trong sinh hoạt tín ngưỡng hoặc hội hè, đình đám… Dân tộc Nùng ở Thái Nguyên chiế m 5,22% dân số toàn tỉnh (Bảng 1.2), người Nùng có nhiều chi tộc: Nùng Phàn Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh. Phạm vi cư trú của người Nùng gần như người Tày, ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh, nhưng nhiều nhất là ở Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ. Người Nùng sống chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi. Người Nùng ở Thái Nguyên cũng có lễ cấp sắc, nhưng không bắt buộc. Lễ cấp sắc của người Nùng ở xã Động Đạt - Phú Lương có hai bậc là tiểu tao và đại tao. Tiểu tao làm một đêm, lễ vật gồ m có: Một thủ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- lợn, một đến hai chai rượ u, khách mời là anh em trong họ, người được cấp sắc phải ngồi trong màn đọc sách trong 49 ngày, kiêng không đến chỗ bẩn thỉu. Lễ đại tao làm trong một ngày, một đêm, lễ vật gồm có: Một con lợn, mười con gà, mười chai rượu, ba thầy cúng, người được cấp sắc mặc áo cà sa mới. Về mặt xã hội, những người đã qua lễ cấp sắc được tôn trọng hơn. Ngoài ra việc cấp sắc còn mang ý nghĩa làm “Danh giá cửa nhà” … Dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên chiếm 2,79% dân số toàn tỉnh, chủ yếu sống ở Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Lương (Bảng 1.1, 1.2). Cũng giống như các dân tộc Tày, Nùng, Dao… sinh sống trên đất Thái Nguyên, người Sán Dìu đã biết dựa vào thiên nhiên, khai thác tự nhiên để duy trì cuộc sống của mình . Nguồn sống chính của đại đa số các gia đình người Sán Dìu ở Thái Nguyên là trồng các loại cây lương thực, chủ yếu là lúa. Ngoài ra chăn nuôi, thủ công nghiệp của người Sán Dìu cũng khá phát triển. Người Sán Dìu thường chỉ làm lễ cấp sắc cho người đã có vợ (có nơi còn cấp sắc cho cả phụ nữ là vợ thầy cúng hoặc những người không có con). Lễ cấp sắc của người Sán Dìu khác với người Nùng, có ba cấp: Cấp thứ nhất là pháp sư, người được cấp sắc có quyền hạn thấp, chỉ được cầu khấn, trả lễ thông thường, được thay tên đệm, gọi theo tên mới. Sau đó muốn được cấp sắc ở cấp cao hơn, thì phải lấy điệp tử do Phan chủ thay mặt Thiên Đình cấp cho các đệ tử qua lễ Đại phàn. Cấp thứ hai là Chức sư, được cấp ấn chức sư và được khắc họ tên của thầy vào ấn. Cấp thứ ba là Thứ gia tổng xuyến, chức này phải có thời gian hành pháp lâu năm. Một trong những địa phương còn giữ gìn gầ n như nguyên vẹn lễ cấp sắc của người Sán Dìu là làng Thông Nhãn, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ. Ngoài ra, người Sán Dìu còn giữ được nhiều phong tục, tập quán cổ truyền như: Lễ cưới hỏi diễn ra theo trình tự: Xin lá số, lễ xem mặt, lễ ăn hỏi, lễ sang bạc, lễ chọn ngày cưới, lễ báo ngày cưới… Tang ma theo các nghi lễ: Lễ tắm rửa cho người chết, lễ khâm liệm, lễ nhập quan, lễ mở đường cho người chết, lễ trao nhà táng … Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Dân tộc Sán Chay chiếm 2,79% dân số trong toàn tỉnh, chủ yếu sống ở các huyện Phú Lương, Định Hoá, Đại Từ (Bảng 1.1, 1.2). Trong số các loại cây lương thực người Sán Chay canh tác thì lúa, ngô, sắn là những loại cây chủ đạo. Những gia đình tương đối khá giả có thể trồng bông, dệt vải. Tập quán cưới xin của người Sán Chay đơn giản hơn người Sán Dìu, chỉ gồm lễ dạm hỏi, lễ cưới và đón dâu, trong lễ cưới cũng có hát sình ca hoặc sọng cô ( là kiểu hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái). Các trò chơi dân gian giải trí của người Sán Chay là đánh cầu, đánh quay, trồng chuối, vặn rau cải… Một số nơi còn tổ chức hội Óc pò (ra/chơi núi). Người Dao ở Thái Nguyên chiếm 2,08% dân số toàn tỉnh, thuộc 3 nhóm: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang, sống chủ yếu ở các huyện : Đại Từ, Võ Nhai, Định Hoá, Phổ yên (Bảng 1.1, 1.2). Dân tộc Dao có truyền thống du canh, du cư, sống bằng canh tác nương rẫy, ngoài ra họ còn chăn nuôi, làm các nghề thủ công như đan lát, dệt, làm giấy, làm đồ trang sức… Lễ cấp sắc của người Dao rất phong phú, liên quan đến nhiều lĩnh vực văn hoá như: Thế giới tâm linh, văn học nghệ thuật, tập quán sinh hoạt và giáo dục… Nếu tiếp tục duy trì theo tập quán cổ truyền sẽ góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn và phát huy các đặc trưng văn hoá truyền thống của tộc người Dao ở Thái Nguyên. Dân tộc Hmông chiếm 0, 46% dân số toàn tỉnh, sống rải rác ở các huyện, thị trong toàn tỉnh, nhưng nhiều nhất là ở các huyện : Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương (Bảng 1.1, 1.2). Cây lương thực chính của người Hmông là ngô, khoai, sắn. Người Hmông có rất nhiều làn điệu dân ca, trong đó nổi tiếng là các làn điệu mộ nha (đi làm dâu), cú nhe ca (yêu nhau), mọ ha rưng (đi rừng)… Đi liền với các làn điệu dân ca là các loại nhạc cụ khèn, kèn, sáo. Những điệu múa khèn, thổi khèn lá của người đàn ông Hmông không chỉ làm say mê các dân tộc trong nước mà còn cuốn hút cả du khách nước ngoài. Người Hmông có nhiều trò chơi dân gian như pá mò ma (tung còn), tàu xí (đánh khăng), xi pá rối (đánh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ngón tay)… Dân tộc Hoa chiếm 0,24% dân số toàn tỉnh, cư trú phân tán trong một số huyện, thị như: Định Hoá, Đồng Hỷ, Phú Bình (Bảng 1.1, 1.2). Họ sống bằng nhiều ngành nghề khác nhau, như nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp… Trong những ngày lễ tết, ngày hội… người Hoa thường hát sơn ca, múa sư tử, múa quyền thuật, đấu vật, đánh đu… Ngoài ra ở Thái Nguyên còn có các dân tộc Mường, Thái, Ngái… chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số dân (Bảng 1.1, 1.2). Như vậy, Thái Nguyên là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc, mỗi dân tộc đều có những sắc thái văn hoá riêng, giống như những gam màu tạo nên một bức tranh văn hoá hết sức đặc sắc, riêng biệt mà không nơi nào có được. Sự giao lưu văn hoá là một hiện tượng mang tính phổ biến và quen thuộc ở các quốc gia đa dân tộc. Song ở Thái Nguyên, sự giao lưu đó không diễn ra lẻ tẻ, rời rạc mà là một sự tiếp thu, bồi đắp của cả quá trình lâu dài, mang tính hệ thống, tạo nên những chuyển biến cơ bản trong việc hình thành và phát triển một truyền thống văn hoá phong phú và đặc sắc, thể hiện qua các lễ hội truyền thống như : Hội đền Đuổm - Phú Lương, hội chùa Hang - Đồng Hỷ, hội Lồng Tồng - Định Hoá… cùng với nếp văn hoá nhà sàn và cách sống quần cư theo làng bản. 1.2. ĐỊA DANH THÁI NGUYÊN QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ Theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi, đời các Vua Hùng, nước Văn Lang chia làm 15 bộ. “ Thái Nguyên thuộc đất bộ Vũ Định, Đông và Bắc giáp Cao, Lạng; Tây và Nam giáp Kinh - Bắc; có 2 lộ phủ, 9 huyện, 2 châu và 336 làng xã. Đây là nơi phên giậu thứ 2 về phương Bắc”[63, tr.238]. Thái Nguyên lúc đó nằm dưới sự cai quan của chế độ lạc tướng. Khoảng đầu công nguyên, chế độ lạc tướng chấm dứt, bộ chuyển thành huyện, Vũ Định vẫn giữ tên cũ. Dưới thời đô hộ của nhà Triệu (phong kiến phương Bắc), Thái Nguyên nằm trong quận Giao Chỉ. Đời nhà Hán, Thái Nguyên nằm trong huyện Long Biên thuộc quận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tiểu luận: TIỀM NĂNG DU LỊCH Ở BÀ NÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
31 p | 2431 | 420
-
Luận văn tốt nghiệp: Tiềm năng du lịch và phương hướng, biện pháp phát triển du lịch tỉnh Hải Dương
54 p | 519 | 148
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang
146 p | 490 | 95
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Chùa Bái Đính - Tiềm năng du lịch của Ninh Bình
123 p | 689 | 79
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tiềm năng du lịch và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình
94 p | 301 | 73
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu Khu du lịch Tràng An (Ninh Bình) phục vụ phát triển du lịch
96 p | 451 | 58
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh
73 p | 287 | 54
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Nghiên cứu tiềm năng du lịch của huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên
87 p | 267 | 39
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Đề xuất giải pháp marketing phát triển du lịch làng nghề Nam Định
9 p | 220 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh
134 p | 72 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch nông thôn tại Nghệ An - Nghiên cứu trường hợp Bản Hoa Tiên 2, Châu Tiến, Quỳ Châu
122 p | 44 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học: Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013
109 p | 66 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Tiềm năng du lịch văn hoá Hà Nội
122 p | 32 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Liên kết phát triển du lịch Thái Nguyên với một số tỉnh phía Bắc Việt Nam: Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái
151 p | 27 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Nghiên cứu đánh giá tiềm năng du lịch với các sản phẩm từ rừng tại Vườn quốc gia Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
115 p | 46 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Thái Nguyên với một số tỉnh phía bắc Việt Nam - Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái
151 p | 53 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Văn hóa du lịch: Tiềm năng du lịch mạo hiểm ở Lâm Đồng
7 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn