intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các công ty Điện Lực phía Bắc Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:199

49
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các công ty Điện lực phía Bắc Việt Nam nhằm nâng cao năng lực quản lý kinh tế của các doanh nghiệp này. Mời các bạn cùng tham khảo luận án để nắm chi tiết nội dung nghiên cứ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các công ty Điện Lực phía Bắc Việt Nam

  1. i MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. i DANH MỤC VIẾT TẮT ..........................................................................................v DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ................................. vi LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. viii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ...................................................................1 2. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................3 3. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................14 4. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................15 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................16 6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................17 7. Đóng góp của luận án về mặt lý luận và thực tiễn............................................21 8. Kết cấu luận án ................................................................................................21 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP .............22 1.1 KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP ................................22 1.1.1 Bản chất kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp .........................................................................................................22 1.1.2 Vai trò kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong việc thực hiện chức năng quản lý ở doanh nghiệp .......................................................25 1.2 NỘI DUNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ ...............................................................................................................................27 1.2.1 Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ chức năng lập kế hoạch .................................................................................................27 1.2.2 Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ chức năng tổ chức thực hiện ..........................................................................................37
  2. ii 1.2.3 Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ chức năng kiểm tra, đánh giá .........................................................................................49 1.2.4 Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ chức năng ra quyết định.................................................................................................57 1.2.5 Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong môi trường ứng dụng hệ thống ERP ........................................................................................62 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP ...............................................................................................66 1.3.1 Nhân tố bên trong ........................................................................................66 1.3.2 Nhân tố bên ngoài ........................................................................................68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................72 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC PHÍA BẮC VIỆT NAM .....................................................................................................73 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỆN LỰC VIỆT NAM .....73 2.1.1 Khái quát chung về ngành Điện lực Việt Nam ............................................73 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển về các doanh nghiệp Điện Lực Việt Nam74 2.1.3 Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của tổng công ty và các công ty trực thuộc điện lực phía Bắc Việt Nam ..................................................................................76 2.1.4 Chức năng nhiệm vụ của các công ty điện lực phía Bắc Việt Nam ............81 2.1.5 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh điện ảnh hưởng đến kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các công ty điện lực phía Bắc Việt Nam .............................................................................................................82 2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC PHÍA BẮC VIỆT NAM ..........................................................................................................91 2.2.1 Thực trạng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ chức năng lập kế hoạch ....................................................................................93
  3. iii 2.2.2 Thực trạng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ chức năng tổ chức thực hiện ..........................................................................107 2.2.3 Thực trạng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ chức năng kiểm tra, đánh giá .........................................................................119 2.2.4 Thực trạng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ chức năng ra quyết định .................................................................................127 2.3 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN THỰC HIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC PHÍA BẮC VIỆT NAM .................................129 2.3.1 Nhân tố bên trong ....................................................................................129 2.3.2 Nhân tố bên ngoài ......................................................................................134 2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC PHÍA BẮC VIỆT NAM....................................................................................136 2.4.1 Những kết quả đạt được .............................................................................136 2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế về kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các công ty điện lực phía Bắc Việt Nam…….. ...........................................................................................................140 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................146 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC PHÍA BẮC VIỆT NAM ...................................................................147 3.1 MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỆN ..................................................................................................................147 3.1.1 Mục tiêu phát triển ngành Điện .................................................................147 3.1.2 Định hướng phát triển ngành điện .............................................................149 3.1.3 Chiến lược phát triển ngành điện ...............................................................150
  4. iv 3.2 YÊU CẦU HOÀN THIỆN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC PHÍA BẮC VIỆT NAM ..........................................................................151 3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC PHÍA BẮC VIỆT NAM....................................................................................154 3.3.1 Hoàn thiện về tăng cường phân cấp quản lý trong các công ty điện phía Bắc Việt Nam phục vụ cho thực hiện kế toán quản trị ..............................................154 3.3.2 Hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ chức năng lập kế hoạch ..................................................................................157 3.3.3 Hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ chức năng tổ chức thực hiện ..........................................................................160 3.3.4 Hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ chức năng kiểm tra, đánh giá .........................................................................169 3.3.5 Hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ chức năng ra quyết định .................................................................................179 3.3.6 Hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong môi trường ứng dụng hệ thống ERP ...................................................................180 3.4 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC PHÍA BẮC VIỆT NAM ..................182 3.4.1 Về phía Nhà nước ......................................................................................183 3.4.2 Về phía Hiệp hội nghề và các cơ sở đào tạo KTQT ..................................183 3.4.2 Về phía các công ty điện lực phía Bắc Việt Nam ......................................184 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................186 KẾT LUẬN ............................................................................................................187 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................188 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (APA 6th) ..........................................190
  5. v DANH MỤC VIẾT TẮT Phần tiếng Việt BCTC Báo cáo tài chính CP Chi phí CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp CP SXC Chi phí sản xuất chung CP BH Chi phí bán hàng CP QLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp DT Doanh thu ĐL Điện lực KQKD Kết quả kinh doanh KTQT Kế toán quản trị LN Lợi nhuận Phần tiếng nước ngoài ABC Activity Based Cost/Costing Quản trị chi phí dựa trên hoạt động ACCA Association of Chartered Certified Accountants Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc BSC Balanced ScoreCard Thẻ điểm cân bằng CIMA Chartered Institute of Management Accountants Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh Quốc EVN VietnamElectricity Tập đoàn điện lực Việt Nam ERP Enterprise Resource Planning Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp FPTS FPT Securities Joint Stock Company Công ty cổ phần chứng khoán FPT ICAEW Institute of Chartered Accountants in England and Wales Viện kế toán công chứng Anh và xứ Wales ROI Return on Investment Lợi nhuận từ khoản đầu tư WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  6. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Các chức năng cơ bản của quản lý ..........................................................25 Sơ đồ 1.2: Trình tự lập dự toán cấp cơ sở .................................................................31 Sơ đồ 1.3: Trình tự lập dự toán cấp cao ....................................................................32 Sơ đồ 1.4: Trình tự lập dự toán kết hợp ....................................................................33 Sơ đồ 1.5: Quá trình phân tích biến động doanh thu, chi phí và kết quả KD ...........52 Sơ đồ 1.6: Quá trình ra quyết định ............................................................................58 Sơ đồ 1.7: Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ......................................655 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức tổng công ty điện lực Miền Bắc .......................................76 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức tổng công ty điện lực Hà Nội ...........................................78 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của các công ty điện lực trực thuộc.......................80 Sơ đồ 2.4: Quy trình kinh doanh điện năng ............................................................876 Sơ đồ 2.5: Tổ chức quy trình thực hiện ghi chỉ số công tơ .....................................887 Sơ đồ 2.6: Tổ chức quy trình thực hiện lập hóa đơn tiền điện ................................898 Sơ đồ 2.7: Tổ chức quy trình thu tiền điện..............................................................909 Sơ đồ 2.8: Nhận diện phân loại chi phí tại các công ty điện .................................1098 Sơ đồ 2.9: Tổ chức quy trình ghi nhận doanh thu điện tại các công ty điện.........1165 Sơ đồ 2.10: Tình hình kiểm soát chi phí ...............................................................1209 Sơ đồ 2.11: Tình hình kiểm soát doanh thu ........................................................12423 Sơ đồ 2.12: Tình hình kiểm soát lợi nhuận .........................................................12625 Sơ đồ 3.1: Lộ trình chiến lược phát triển của EVN ..............................................1509 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ trung tâm trách nhiệm tại các công ty điện lực phía Bắc ..........1565 Sơ đồ 3.3: Quy trình thu nhận thông tin quá khứ................................................16160
  7. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng tổng hợp dự toán kinh phí sửa chữa lớn ........................................976 Bảng 2.2: Định mức khoán chi phí văn phòng phẩm..............................................998 Bảng 2.3: Định mức chi phí điện thoại ...................................................................998 Bảng 2.4: Định mức chi phí hội nghị, tiếp khách .................................................1009 Bảng 2.5: Định mức chi phí điện nước .................................................................1009 Bảng 2.6: Hệ thống tài khoản tại các công ty Điện lực phía Bắc Việt Nam.........1221 Bảng 2.7: Hệ thống tài khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các công ty Điện lực phía Bắc Việt Nam .............................................................................1221 Bảng 2.8: Bảng phân tích kiểm soát chi phí .......................................................12221 Bảng 3.1: Thông tin sản lượng điện thương phẩm và chi phí bằng tiền khác phát sinh tại công ty TNHH Điện lực Nam Định .......................................................12262 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Đơn giá bán điện của một số nước ...................................................1487 Biểu đồ 3.2: Thực trạng Cung – Cầu điện năng....................................................1498 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Hệ thống kế toán trách nhiệm trong mối quan hệ cơ cấu quản lý ............54 Hình 2.1: Chuỗi sản xuất - cung ứng điện năng của ngành công nghiệp điện lực....73 Hình 2.2: Thực trạng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các công ty Điện lực phía Bắc Việt Nam ..................................................................91 Hình 2.3: Cấu trúc tài khoản tại các công ty Điện lực phía Bắc Việt Nam ............110
  8. viii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn của TS. Thái Bá Công và TS. Hoàng Văn Ninh. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất cứ công trình nào khác. Đồng thời những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn trong danh mục các tài liệu tham khảo. Tác giả luận án Trần Thị Nga
  9. ix LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới các Thầy, Cô Khoa Kế toán - Học Viện Tài Chính đã giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS. Thái Bá Công và TS. Hoàng Văn Ninh đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu đến nhà quản lý, ban kế toán, ban nhân sự, ban kế hoạch, ban vật tư… tại các công điện lực thuộc Tổng công ty Điện lực Miền Bắc và Tổng công ty Điện lực Hà Nội đã giúp đỡ tác giả trong quá trình khảo sát, phiếu điều tra và thu thập tài liệu. Đồng thời, tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới Ban lãnh đạo Khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại Học Công nghiệp Hà Nội, những người thân trong gia đình đã luôn tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án.
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngày nay, cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đời sống xã hội không ngừng được nâng cao; các khu đô thị, dân cư cũng như các khu công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều, đòi hỏi việc cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ phải đảm bảo các chỉ tiêu về mặt kinh tế, cung cấp điện an toàn, liên tục; đảm bảo chất lượng điện tốt cũng như đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống điện. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có ngành, nghề kinh doanh chính là: Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng. Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. EVN hiện có 05 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là: Tổng công ty Điện Lực Miền Bắc (EVN NPC), tổng công ty Điện lực Miền Trung (EVN CPC), tổng công ty Điện lực Miền Nam (EVN SPC), tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVN HaNoi), tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVN HCMC). Trong đó, phía Bắc gồm: EVN NPC và EVN HaNoi. Khi Việt Nam đã hội nhập nền kinh tế Thế giới (WTO), yêu cầu đổi mới ngành điện, thay đổi cơ chế vận hành thị trường điện ngày càng trở nên cấp bách để hướng đến thị trường điện phân phối cạnh tranh vào năm 2022. Vị thế độc quyền của các công ty phân phối điện dần được xóa bỏ, môi trường kinh doanh điện ngày càng khó khăn, nguy cơ cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường điện ngày càng cao. Chính vì vậy, đòi hỏi cần phải xây dựng và quản lý vận hành tốt hệ thống lưới điện nói chung và hệ thống lưới điện phân phối nói riêng nhằm đảm bảo cung cấp điện cho khách hàng, nâng chất lượng dịch vụ điện, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng điện và tính cạnh tranh trong việc cung cấp điện cho khách hàng. Theo lộ trình phát triển thị trường điện (Quyết định 63/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), khâu kinh doanh bán lẻ điện sẽ được tách ra khỏi khâu phân phối điện khi triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, bắt đầu từ năm 2021. Khi đó, các đơn vị kinh doanh bán lẻ điện sẽ cạnh tranh với nhau và với các công ty cổ phần
  11. 2 tư nhân khác bán điện cho khách hàng. Vì thế, đòi hỏi các công ty điện lực cần tách bạch về tổ chức bộ máy; về xây dựng riêng biệt các khoản định mức, dự toán, các khoản mục chi phí hiện nay đang dùng chung cho hoạt động phân phối và bán lẻ điện… Trước áp lực cạnh tranh và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó việc sử dụng các công cụ quản lý trong đó có kế toán có vai trò rất quan trọng nhằm quản trị tách bạch các khoản mục về doanh thu, về chi phí, về kết quả kinh doanh của hoạt động phân phối điện và kinh doanh bán lẻ điện. Mặt khác, các công ty điện lực cũng gặp phải những khó khăn không nhỏ trong quá trình hoạt động làm cho tỷ lệ điện thương phẩm thất thoát không nhỏ; tỷ lệ thu tiền còn ứ đọng; việc tiếp nhận phản ánh khách hàng rất nhiều; việc điều phồi cung cấp điện cũng gặp nhiều khó khăn mang tính thời vụ do đặc điểm của các loại nguồn điện và các hộ tiêu thụ... Từ đó thông tin kế toán nói chung, đặc biệt là thông tin về chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng cung cấp các thông tin phục vụ quá trình quản lý và điều hành trong các doanh nghiệp. Nghiên cứu vận dụng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp nói chung và tại các doanh nghiệp phân phối điện nói riêng ở Việt Nam hiện nay còn những hạn chế nhất định. Ngày 12 tháng 06 năm 2006 Bộ tài chính đã ban hành thông tư số 53/2006/TT-BTC về việc: “Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp”. Tuy nhiên hiện nay hệ thống kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp thuộc EVN hiện nay mới chỉ tập trung vào kế toán tài chính để lập các Báo cáo tài chính là chủ yếu, chưa quan tâm đến hệ thống kế toán quản trị (KTQT). Việc thiếu thông tin kế toán kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh dưới góc độ KTQT ảnh hưởng đến lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định trong nội bộ doanh nghiệp. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các công ty Điện Lực phía Bắc Việt Nam” để nghiên cứu.
  12. 3 2. Tổng quan nghiên cứu Trong thời gian vừa qua, có khá nhiều các nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến KTQT nói chung, KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh nói riêng cho thấy đó là vấn đề tính thời sự, ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Luận án nghiên cứu tổng quan theo các nhóm vấn đề sau: (1)-Các nghiên cứu về lý luận chung của KTQT; (2)-Các nghiên cứu về KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh; (3)-Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQT. Các nghiên cứu về lý luận chung của kế toán quản trị Các vấn đề lý luận chung của KTQT được luận án tổng quan bao gồm: Khái niệm, bản chất của KTQT, vai trò, đối tượng KTQT và các nội dung của KTQT. Về khái niệm và bản chất của KTQT, có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến quan điểm về KTQT. Trước những năm 1950, chưa có các nghiên cứu tiếp cận về KTQT độc lập, các nghiên cứu giai đoạn này bàn về KTQT chi phí (sau này được coi là một bộ phận của KTQT) (theo nghiên cứu của Parker, 1969; Johnson, 1981; Johnson & Kaplan, 1987). Giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1970 (giai đoạn của KTQT truyền thống), giai đoạn này ghi nhận những quan điểm đầu tiên về KTQT. Simon (1954) đã chỉ ra là thông tin KTQT được sử dụng để phục vụ nhà quản trị thực hiện ba chức năng chính, bao gồm: Xác định kết quả hoạt động, đánh giá hiệu quả và giải quyết các vấn đề phát sinh trong điều hành; nghiên cứu sau đó của Parker (1969) về KTQT cũng đã bàn về khái niệm KTQT dưới góc độ theo KTQT chi phí đã có định hướng về cung cấp thông tin cho các nhà quản trị không hướng theo là một bộ phận của kế toán tài chính như lịch sử ban đầu. Giai đoạn từ sau năm 1970 cho đến nay, KTQT đã có sự phát triển mạnh mẽ dẫn đến khái niệm, quan điểm về KTQT ngày càng hoàn thiện. Có nhiều quan điểm về KTQT và các quan điểm này biến đổi theo thời gian cho phù hợp với nhu cầu thông tin của nhà quản trị trong từng giai đoạn lịch sử. Thay vì quan điểm KTQT phải đáp ứng nhu cầu của nhà quản trị trong việc xác định lãi/lỗ của doanh nghiệp; giúp nhà quản trị thực hiện các hoạt động điều hành mang tính tác nghiệp ngắn hạn của những năm trước 1970,
  13. 4 KTQT trong giai đoạn này đã xem xét đến việc cần phải cung cấp thông tin để nhà quản trị có những quyết định làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong dài hạn (Kaplan, 1983; Hoskin & Macve, 1988; Đoàn Xuân Tiên và ctg, 2009; Đặng Ngọc Hùng và ctg, 2013; Kaplan và cộng sự, 2011; Lanen và cộng sự, 2013; Horngren và cộng sự, 2014; Nguyễn Ngọc Quang và ctg, 2014; và các hiệp hội nghề nghiệp như CIMA, ACCA, ICAEW, … ). Trong một vài thập kỉ gần đây, KTQT được cho rằng cần phải cung cấp được thông tin cho nhà quản trị để đưa ra những quyết định giúp doanh nghiệp có thể phát triển bền vững gắn với các vấn đề về quản trị chiến lược, trung tâm trách nhiệm, thẻ điểm cân bằng,…(Gray và cộng sự, 2001; Elkington, 2004; Adams và cộng sự, 2004; Gray & Milne, 2004; Henriques & Richardson, 2004; ICAEW, 2004; Phillips, 2005; ACCA và FTSE, 2007; Brown và cộng sự, 2009; CIMA, 2010; Schaltegger & Buritt, 2010; Collins và cộng sự, 2011;… Về vai trò, đối tượng của kế toán quản trị, giai đoạn trước những năm 1970, KTQT chỉ đóng vai trò cung cấp thông tin về chi phí, giá thành sản phẩm để nhà quản trị cấp cao nhất của doanh nghiệp xác định lãi/lỗ; người làm KTQT được hiểu như là các nhân viên kế toán chuyên tập hợp chi phí và tính toán giá thành và có những biểu hiện manh nha ban đầu về việc KTQT giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin phục vụ nhà quản trị hoạch định, kiểm soát, đánh giá hiệu quả và ra quyết định và do đó các đối tượng chủ yếu của KTQT gắn liền với các yếu tố của BCTC, đối tượng KTQT theo quan điểm truyền thống, theo đó, các đối tượng của KTQT bao gồm: phản ánh chi tiết các yếu tố sản xuất kinh doanh; phản ánh, tính toán, phân bổ chi phí, giá thành; phản ánh chi tiết doanh thu và kết quả hoạt động; phản ánh chi tiết công nợ và các khoản phải thu; tài sản và nguồn vốn nói chung; sự vận động của vốn,… Nhìn chung, đối tượng của KTQT theo quan điểm truyền thống là các đối tượng nằm bên trong doanh nghiệp, do doanh nghiệp kiểm soát được (theo nghiên cứu về lịch sử phát triển của KTQT của Gliaubicas (2012) và một số nghiên cứu khác). Sau năm 1970, KTQT ngoài việc giữ các vai trò cơ bản theo quan điểm truyền thống thì theo quan điểm hiện đại, KTQT tham gia và đóng vai trò nhiều hơn trong hoạch định, kiểm soát, đánh giá hiệu quả và đưa ra các
  14. 5 quyết định chiến lược để hướng doanh nghiệp tới việc nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững và đối tượng KTQT trong giai đoạn này được xác định ngoài các đối tượng theo quan điểm truyền thống ở trên, các đối tượng bên trong doanh nghiệp còn bao gồm quy trình sản xuất, quy trình kinh doanh, các trung tâm trách nhiệm, người lao động và bổ sung các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như đối thủ cạnh tranh, khách hàng, cộng đồng xung quanh và các bên có liên quan khác của DN (Kaplan, 1983; Hoskin & Macve, 1988; Gray & Collison, 2001; Elkington, 2004; Adams và cộng sự, 2004; Gray & Milne, 2004; Henriques và Richardson, 2004; ICAEW, 2004; ACCA và FTSE, 2007; Đoàn Xuân Tiên và ctg, 2009; CIMA, 2010; Kaplan và cộng sự, 2011; Lanen và cộng sự, 2013; Horngren và cộng sự, 2014; Nguyễn Ngọc Quang và ctg, 2012; Đặng Ngọc Hùng và ctg, 2013; …) Về nội dung của KTQT, trong lịch sử phát triển của KTQT, nội dung KTQT thường được các nhà nghiên cứu tiếp cận theo từng nội dung cụ thể, Kaplan & Norton (1996) nghiên cứu nội dung thẻ điểm cân bằng; Porter (2011) nghiên cứu về chuỗi giá trị;… Một số các nghiên cứu toàn diện về nội dung KTQT Chapman & cộng sự (2006), Abdel-Kader (2011) và các tài liệu đào tạo của CIMA, ACCA, ICAEW. Phạm Văn Dược (1997) đề cập được những vấn đề tổng quát nội dung cơ bản của KTQT, bao gồm: xác định, tập hợp, phân tích chi phí liên quan đến sản phẩm nhằm mục đích chủ yếu để tính giá thành sản phẩm; lập dự toán sản xuất, kiểm soát chi phí thực tế và phân tích biến động. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu mang tính toàn diện về KTQT bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam (Hoàng Văn Tưởng, 2010; Nguyễn Quốc Thắng, 2011; Vũ Thị Kim Anh, 2012; Ngụy Thu Hiền, 2013; Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2013; Phạm Thị Tuyết Minh, 2015; Trần Thị Nhung, 2016; Nguyễn Bích Hương Thảo, 2016; Đỗ Thị Thu Hằng, 2016; …) với việc tiếp cận những nội dung mới trong các nghiên cứu KTQT liên quan đến mô hình ABC, mô hình chi phí mục tiêu (Target Costing), mô hình quản trị chi phí theo vòng đời sản phẩm (Life-Cycle Costing) và mô hình quản trị chi phí theo kiểu Kaizen (Kaizen Costing), thẻ điểm cân bằng, kế toán trách nhiệm và các vấn đề liên quan đến dự toán, đo lường và đánh giá hiệu quả,...
  15. 6 Nhìn chung, các nghiên cứu về các vấn đề lý luận chung của KTQT bao gồm khái niệm, bản chất của KTQT, vai trò, đối tượng KTQT và các nội dung của KTQT đã được các nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện khá nhiều, từ những nghiên cứu sơ khai ban đầu, các vấn đề lý luận chung của KTQT đã dần được hoàn thiện, các vấn đề trên đã được các nhà nghiên cứu tiếp cận và được kết luận rõ ràng, đầy đủ, khoa học hơn. Tác giả cho rằng, các vấn đề lý luận chung này về cơ bản đã hoàn thiện nên luận án sẽ không nghiên cứu để hoàn thiện hơn khung lý thuyết mà chỉ dừng lại ở việc tập trung vào hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung của KTQT nói chung và KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh nói riêng phục vụ cho việc nghiên cứu các vấn đề thực trạng tại các đối tượng khảo sát. Các nghiên cứu về kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh Hầu hết các nghiên cứu nước ngoài rất hiếm các nghiên cứu tổng thể về cả doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh, các nghiên cứu tập trung sâu vào một khía cạnh như KTQT chi phí, KTQT doanh thu. McGill and Van Ryzin (1999) đã nghiên cứu và xem xét lịch sử bốn mươi năm nghiên cứu về quản trị doanh thu vận tải trong công bố “Quản trị doanh thu: Tổng quan nghiên cứu và triển vọng”. Nghiên cứu của Jeffrey & cộng sự tập trung xem xét các phát triển trong dự báo, kiểm soát hàng tồn kho và giá cả là các khoản liên quan đến quản trị doanh thu. Shields (2005) đã nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về quản trị doanh thu trong “Quản trị doanh thu: Chiến lược tăng doanh thu trong các doanh nghiệp nhỏ”; tác giả nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về quản trị doanh thu là một chiến lược được sử dụng trong các công ty ở nhiều ngành nhằm tăng doanh thu bán hàng. Nghiên cứu của Huefner and Largay III (2008) về “Vai trò của thông tin kế toán trong quản trị doanh thu” đã chỉ ra rằng việc thông tin kế toán cho việc cắt giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận được sử dụng rộng rãi nhưng ít nghiên cứu thực hiện chỉ ra rằng việc quản trị doanh thu lại là bức tranh cho việc nâng cao lợi nhuận, vì thế, họ đã chỉ ra việc quản trị doanh thu so với quản trị chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận như thế nào trong một doanh nghiệp. Nhiều công bố nước
  16. 7 ngoài liên quan đến KTQT chi phí trong kiểm soát chi phí: Chi phí mục tiêu, chi phí Kaizen (Monden & Hamada, 1991; Kato, 1993; Dekker & Smidt, 2003; Feil & cộng sự, 2004; Ansari & cộng sự, 2006; …). Tại Việt Nam, ngoài các nghiên cứu cụ thể về một khía cạnh KTQT chi phí, KTQT doanh thu đã có một số các nghiên cứu tổng thể về KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh, luận án tập trung vào tổng quan một số nghiên cứu có tính tổng hợp này. Hà Thị Thúy Vân (2011) đã nghiên cứu kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh du lịch tour tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội; luận án đã tiếp cận nghiên cứu các nội dung KTQT bao gồm xác lập mô hình quản trị chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh du lịch tour, xây dựng định mức, lập dự toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh du lịch tour, thu thập thông tin, phân tích thông tin cho việc ra quyết định liên quan đến chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh du lịch tour phục vụ quản trị doanh nghiệp. Nguyễn Thị Thanh Loan (2014), nghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí của hợp đồng xây dựng tại các doanh nghiệp xây dựng công trình thủy điện ở Việt Nam; nghiên cứu đã tập trung vào khai thác các vấn đề về chỉ tiêu quản trị doanh thu, chi phí phục vụ mục tiêu quản trị doanh nghiệp bao gồm phục vụ mục tiêu kiểm soát bao gồm nhóm chỉ tiêu tổng quát, nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu chi phí, nhóm chỉ tiêu hoà vốn, phục vụ mục tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm, phục vụ mục tiêu ra quyết định ngắn hạn, các vấn đề về phân loại doanh thu, chi phí, thu thập, xử lý, hệ thống hóa và cung cấp thông tin doanh thu, chi phí, xây dựng định mức và và lập dự toán; phân tích, đánh giá và cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí đáp ứng mục tiêu của quản trị doanh nghiệp. Trương Thanh Hằng (2014), nghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh bằng ô tô tại Việt Nam; Trần Tuấn Anh (2015), nghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Chu Thị Bích Hạnh (2017), nghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh dịch vụ tại các doanh nghiệp tư vấn xây dựng Việt Nam. Hầu hết các nghiên cứu này tập trung vào kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
  17. 8 doanh trên cả góc độ kế toán tài chính và KTQT, trong đó, phần lớn nội dung dành cho nghiên cứu về KTQT do đó là vấn đề mới của các doanh nghiệp Việt Nam, còn nhiều bất cập đòi hỏi phải nghiên cứu. Ngoài ra, các nghiên cứu riêng về khía cạnh KTQT chi phí hay các nghiên cứu về tổ chức KTQT, tổ chức KTQT chi phí, tổ chức KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh được nhiều các nhà nghiên cứu của Việt Nam quan tâm (Phạm Thị Kim Vân, 2002; Nguyễn Vũ Việt, 2007; Văn Thị Thái Thu, 2008; Hoàng Đình Hương, 2015; Phạm Thị Tuyết Minh, 2015; Nguyễn Thị Bích Phượng, 2016; …); tổ chức hệ thống thông tin KTQT (Hồ Mỹ Hạnh, 2013; Lê Thị Hồng, 2016; Nguyễn Hoàng Dũng, 2017; Nguyễn Thành Hưng, 2017; Nguyễn Thị Nga, 2017;…) tiếp cận nghiên cứu KTQT theo quy trình thực hiện. Tóm tại, các nghiên cứu sau đã bổ sung, hoàn thiện hơn các nghiên cứu trước ở khía cạnh nội dung phương pháp quản trị chi phí, theo đó nhiều phương pháp quản trị chi phí hiện đại đã được các nghiên cứu sau tiếp cận; ví dụ như phương pháp quản trị chi phí ABC (Nguyễn Hoản, (2012); Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2013); phương pháp chi phí mục tiêu, phương pháp Kazien (Nguyễn Thị Mai Anh, 2014; Đào Thúy Hà, 2015). Mặt khác, các nghiên cứu sau đã hoàn thiện hơn về xử lý các nội dung liên quan xây dựng định mức và lập dự toán; thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin thực hiện cũng như cung cấp thông tin cho việc ra quyết định; các nội dung này đã được khai thác sâu hơn, gắn trong mối liên hệ với đặc thù hoạt động của từng lĩnh vực rõ hơn. Tuy nhiên, KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh đang được nghiên cứu tập trung theo các nội dung của KTQT nhưng chưa gắn với các chức năng quản lý doanh nghiệp nên phần nào đó chưa đầy đủ và hoàn thiện theo khung lý thuyết đã được ngày càng phát triển. Thêm vào đó, tác giả nhận thấy, trong những năm gần đây, việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin diễn ra mạnh mẽ làm thay đổi đáng kể các công cụ quản lý, tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu của Việt Nam chưa tiếp cận sâu về vấn đề này, điển hình là việc thực hiện kế toán trong điều kiện ứng dụng hệ thống ERP trong quản lý. Với cách tiếp cận truyền thống theo các nội dung cơ bản của KTQT chưa thấy được sự ảnh hưởng
  18. 9 của công nghệ thông tin, mối quan hệ giữa các phân hệ quản lý con trong tổng thể hệ thống quản lý kinh tế chung của toàn doanh nghiệp. Do đó, KTQT cần được xem xét trong điều kiện mới gắn với ứng dụng hệ thống ERP trong quản lý. Mặt khác, tác giả nhận thấy, phần lớn các nghiên cứu đã được công bố, đặc biệt là các nghiên cứu ứng dụng về KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của Việt Nam chưa tiếp cận nhiều đến yếu tố kiểm soát, đánh giá hiệu quả hoạt động. Vấn đề thông tin KTQT phục vụ chức năng kiểm soát, đo lường hiệu quả hoạt động được xem là nội dung rất quan trọng của KTQT trong điều kiện hiện nay, khi mà các doanh nghiệp phải đối mặt với các rủi ro trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt, với những biến động không ngừng của môi trường kinh doanh. Kiểm soát, quản lý tốt các hoạt động là điều kiện sống còn của các doanh nghiệp. Hầu hết các nghiên cứu mới tập trung vào ba nhóm vấn đề cơ bản là xây dựng định mức-lập dự toán; thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin; phân tích thông tin cho việc ra quyết định. Một số ít nghiên cứu quan tâm đến chức năng kiểm soát và đánh giá của KTQT. Đây là vấn đề cần tiếp tục quan tâm nghiên cứu khi ứng dụng các lý thuyết về KTQT vào thực tiễn tại các doanh nghiệp Việt Nam. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị Mọi tổ chức đều có hệ thống KTQT riêng và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài có thể thay đổi trong công nghệ hoặc thay đổi cơ sở hạ tầng (Alleyne & Weekes-Marshall, 2011). Chenhall (2006), đã chỉ ra trong nghiên cứu “Lý thuyết về sự phù hợp trong nghiên cứu hệ thống kiểm soát quản trị” có 07 nhân tố ảnh hưởng tới KTQT trong một doanh nghiệp, bao gồm: (1)-Môi trường bên ngoài; (2)-Công nghệ chung; (3)- Công nghệ đương đại; (4)-Cấu trúc của tổ chức; (5)-Quy mô; (6)-Chiến lược phát triển; (7)- Văn hóa. Có rất nhiều các nghiên cứu trong và ngoài nước khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến KTQT trong doanh nghiệp cụ thể: Theo nghiên cứu Haldma and Lääts (2002) có các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài tác động đến việc thực hiện KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất, cụ thể là nhóm 03 nhân tố: (1)-Môi trường làm việc, (2)-Công nghệ sản xuất, (3)-Cơ
  19. 10 cấu tổ chức. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ở Estonia đại diện cho các lĩnh vực khác nhau (các ngành sản xuất, cung cấp năng lượng, công nghiệp gỗ, công nghiệp thực phẩm, hóa chất, kim loại, công nghiệp dệt may,…). Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố môi trường làm việc có tác động lớn đến thực hiện KTQT trong doanh nghiệp sản xuất. M. Abdel-Kader and Luther (2008) chỉ ra nhóm 07 nhân tác động đến vận dụng thực tiễn KTQT trong các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp thực phẩm tại Vương Quốc Anh. Nghiên cứu đã khảo sát tại 48 công ty và 245 đối tượng. Nghiên cứu đã kiểm định và phát hiện 07 nhân tố tác động đến vận dụng KTQT tại Anh là: (1)-Nhận thức về môi trường, (2)-Quy mô doanh nghiệp, (3)-Khách hàng, (4)-Thiết kế tổ chức phân quyền, (5)-Kỹ thuật sản xuất, (6)-Quản trị chất lượng toàn diện, (7)-Quản trị JIT. Subasinghe and Fonseka (2009) chỉ ra có nhóm 05 nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thực hành KTQT trong các tổ chức kinh doanh tại Sri Lanka. Thông qua sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng công cụ SPSS, nghiên cứu đã khảo sát tại 22 công ty. 05 nhân tố bao gồm: (1)- Nhận thức của nhà quản trị, (2)-Tầm quan trọng của kế toán tài chính, (3)-Lập kế hoạch và kiểm soát theo phương pháp truyền thống, (4)-Hỗ trợ từ văn hóa trong doanh nghiệp, (5)-Sự biến động thị trường. Theo nghiên cứu Erserim (2012) có 03 nhân tố là: (1)-Văn hóa doanh nghiệp, (2)-Đặc điểm tổ chức, (3)-Môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu đã được thưc hiện tại 84 công ty thuộc lĩnh vực sản xuất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Theo nghiên cứu Hồ Mỹ Hạnh (2013) bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu chỉ ra nhóm 03 nhân tố ảnh hưởng đến KTQT chi phí trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam đó là: (1)-Mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp và nhu cầu thông tin KTQT chi phí từ phía nhà quản trị doanh nghiệp, (2)- Đặc điểm tổ chức sản xuất, (3)-Trình độ trang bị máy móc thiết bị và trình độ nhân viên thực hiện công tác kế toán.
  20. 11 Đào Thúy Hà (2015) đã thực hiện nghiên cứu 232 đối tượng khảo sát, sử dụng phần mềm SPSS 18.0 kiểm định và kết quả cho thấy có nhóm 04 nhân tố ảnh hưởng đến KTQT chi phí trong doanh nghiệp sản xuất, bao gồm: (1)-Nhân tố ngành nghề kinh doanh, (2)-Nhân tố cấu trúc mặt hàng, (3)-Nhân tố kỹ thuật, (4)-Nhân tố tổ chức quản lý. Theo nghiên cứu Vũ Mạnh Chiến và cộng sự (2016) có 06 nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp bao gồm: (1)-Nhận thức nhà quản lý về tính hữu ích của thông tin KTQT, (2)-Lượng thông tin kế toán tài chính cung cấp, (3)- Quy mô doanh nghiệp, (4)-Sự hiểu biết nhân viên KTQT về KTQT, (5)-Sự sẵn sàng của công nghệ thông tin, (6)-Các yếu tố hỗ trợ như công cụ tư vấn, hội thảo trao đổi về ứng dụng trong doanh nghiệp. Các nhân tố này đã được kiểm định từ 72 đối tượng khảo sát thông qua phần mềm SPSS 16.0. Trần Ngọc Hùng (2016) khảo sát 290 đối tượng, phân tích dữ liệu theo phần mềm SPSS đã chỉ ra nhóm 08 các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam bao gồm: (1)-Quy mô doanh nghiệp, (2)- Chi phí tổ chức KTQT, (3)-Văn hóa doanh nghiệp, (4)-Trình độ nhân viên KTQT, (5)-Chiến lược kinh doanh doanh nghiệp, (6)-Mức độ sở hữu của nhà nước, (7)- Mức độ cạnh tranh thị trường, (8)-Nhận thức KTQT của chủ doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Amara and Benelifa (2017) có 05 nhân tố bên trong: (1) Chiến lược, (2) Kết cấu, (3) Kích thước, (4) Hoạt động ngành, (5) Loại hình công ty và nhóm 02 nhân tố bên ngoài: (1) Sự không chắc chắn về môi trường, (2) Thị trường cạnh tranh ảnh hưởng đến thực hiện KTQT trong doanh nghiệp tại Tunisian. Theo nghiên cứu Shahzadi & cộng sự (2018), nghiên cứu tại 200 công ty khác nhau ở Pakistan, sử dụng phần mềm SPSS 21.0 kiểm định dữ liệu. Kết quả chỉ ra có 05 nhân tố bên trong: (1)-Chiến lược cạnh tranh, (2)-Cơ cấu tổ chức, (3)-Công nghệ sản xuất tiên tiến, (4)-Quản lý chất lượng toàn diện, (5)-Quản trị JIT và nhóm 02 nhân tố bên ngoài: (1)-Sự không chắc chắn về môi trường, (2)-Thị trường cạnh tranh ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp Pakistan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2