intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị "Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh" được nghiên cứu với mục tiêu: Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về kinh tế biển và phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh, từ đó, đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Bước sang thế kỷ XXI, kinh tế biển đã trở thành vấn đề mang tính chiến lược, sống còn của các quốc gia có biển trên thế giới. Việt Nam là quốc gia biển, nằm ở vị trí chiến lược tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, có hơn 1 triệu km2 lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế; 3.260 km bờ biển trải dài trên 13 vĩ độ, cùng hơn 3.000 hòn đảo với diện tích phần đất nổi trên 1.636 km 2 [67, tr.6], được xem là “mặt tiền” hướng ra biển Thái Bình Dương, hoà nhập với 10 tuyến hàng hải trọng yếu đi đến nhiều thị trường rộng lớn trên thế giới. Những yếu tố trên đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển có tầm ảnh hưởng lớn về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã sớm đưa ra nhiều chủ trương, quyết sách lớn về kinh tế biển, phát triển kinh tế biển. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định nhất quán: “Thực hiện tốt Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tài nguyên, môi trường biển;...”, quyết tâm “Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển.” [51, tr.96]. Hà Tĩnh là một trong 28 tỉnh, thành phố ven biển của Việt Nam, có vị trí địa chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Diện tích tự nhiên khoảng 5.997,7 km2, với hơn 137 km bờ biển, trải dài trên địa bàn của 6 huyện, thị xã; nhiều bãi biển đẹp và di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh ven biển; nhiều đầm, bãi và ngư trường rộng lớn; có 05 cửa biển và nhiều vũng nước sâu ven bờ đủ điều kiện xây dựng các cảng biển quy mô lớn,... Với những tiềm năng to lớn đó, những năm qua kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh đã có những bước phát triển khá toàn diện, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của Tỉnh không ngừng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Vì vậy, phát triển kinh tế biển là hướng đi tất yếu và đầy hứa hẹn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn những mặt hạn chế, bất cập, đó là: quy hoạch phát triển kinh tế biển còn thiếu tính đồng bộ và tầm nhìn dài
  2. 2 hạn; cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế biển chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn; một số lĩnh vực kinh tế biển vẫn còn nhỏ về quy mô, yếu về chất lượng và chưa hợp lý về cơ cấu; hợp tác quốc tế và liên kết vùng trong phát triển kinh tế biển chưa được quan tâm đúng mức; tình trạng khai thác tài nguyên biển thiếu quy hoạch, mang tính tận thu vẫn còn diễn ra; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở một số địa phương ven biển vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Trong khi đó, dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau, cũng đã có những công trình ở nước ngoài và trong nước nghiên cứu về kinh tế biển, tuy nhiên, cho đến này chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về kinh tế biển và phát triển kinh tế biển gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, đặc biệt là dưới góc độ khoa học Kinh tế chính trị. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh” để làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về kinh tế biển và phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh, từ đó, đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035. * Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; rút ra giá trị của các công trình đã tổng quan đối với đề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu. Làm rõ những vấn đề lý luận về kinh tế biển, phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh; khảo cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của một số địa phương ở nước ngoài, trong nước và rút ra bài học đối với tỉnh Hà Tĩnh. Đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết từ thực trạng kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh. Dự báo bối cảnh tình hình và đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế biển. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Nghiên cứu kinh tế biển về mặt quy mô, chất lượng, cơ cấu kinh tế và đóng góp của kinh tế biển cho sự phát triển
  3. 3 kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Tập trung nghiên cứu 4 trong 6 ngành kinh tế biển cơ bản mà Nghị quyết 36/NQ-TW ngày 22/10/2018 của Đảng đã khái quát, gồm: (1) Du lịch và dịch vụ biển; (2) Cảng biển và dịch vụ vận tải biển; (3) Nuôi trồng và khai thác hải sản. (4) Công nghiệp ven biển. (Không nghiên cứu các ngành “Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản khác”, “Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới” vì chưa phát triển phổ biến trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh). Về không gian: Địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Về thời gian: Khảo sát thực trạng từ năm 2018 đến năm 2023; quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế biển đến năm 2035. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về kinh tế biển và phát triển kinh tế biển. Cơ sở thực tiễn: Các công trình khoa học nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước về kinh tế biển, phát triển kinh tế biển; các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về kinh tế biển, phát triển kinh tế biển của cả nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng; các báo cáo, thống kê, tổng kết của các bộ, ban, ngành Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh có liên quan và kết quả nghiên cứu thực tế của nghiên cứu sinh tại tỉnh Hà Tĩnh. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị là phương pháp trừu tượng hoá khoa học; đồng thời sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu khác, đó là: Phương pháp phân tích - tổng hợp; Phương pháp thống kê - so sánh; Phương pháp logic kết hợp với lịch sử; Phương pháp thu thập, xử lý số liệu và tham vấn ý kiến chuyên gia. 5. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng quan niệm về kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh, bộ tiêu chí đánh giá về kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh. Khảo cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của 6 địa phương điển hình ở nước ngoài, trong nước và rút ra 4 bài học kinh nghiệm có thể tham khảo cho tỉnh Hà Tĩnh trong phát triển kinh tế biển. Đánh giá thực trạng và chỉ ra những mâu thuẫn từ thực trạng của kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2018 - 2023. Dự báo bối cảnh tình hình thế giới, trong nước tác động đến phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh và đề xuất 4 quan
  4. 4 điểm, 4 nhóm giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Luận án góp phần làm sâu sắc thêm lý luận về kinh tế biển và phát triển kinh tế biển, từ đó nâng cao hiệu quả quán triệt và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế biển, phát triển kinh tế biển của Việt Nam nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo giúp cấp ủy, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh và các địa phương có điều kiện tương đồng trong lãnh đạo, quản lý quá trình phát triển kinh tế biển ở địa phương. Đồng thời, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Kinh tế chính trị ở các học viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội. 7. Kết cấu của luận án Luận án bao gồm: Phần mở đầu; 4 chương (10 tiết); danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về biển và kinh tế biển Karyn Morrissey (2010), Ireland’s Ocean Economy (Kinh tế biển của Ireland); Richard Burroughs (2010), Coastal Governance (Quản trị vùng ven biển); Jung, B. M. (2011), Economic Contribution of Ports to the Local Economies in Korea (Đóng góp kinh tế của các cảng biển cho kinh tế địa phương ở Hàn Quốc); Kwang Seo Park (2014), The estimation of the ocean economy and coastal economy in South Korea (Đánh giá kinh tế biển và kinh tế vùng ven biển Hàn Quốc); Organization for Economic Cooperation and Development - OECD, (2016): “The Ocean Economy in 2030 (Kinh tế biển năm 2030); Orapan Nabangchang (2017), Ocean Economy and Ocean Health in Thailand (Kinh tế biển và bảo vệ môi
  5. 5 trường biển ở Thái Lan); Pablo Quero Garcia, Juan Adolfo Chica Ruiz, Javier Garcia Sanabria (2020), Green energy and marine spatial planning in Southern Europe (Năng lượng xanh và quy hoạch không gian biển vùng biển phía Nam Châu Âu); Mingxing Sun, Emily Stebbings, Eleni Papathanasopoulou, Tara Hooper, Melanie, Austen, Xiaoyu Yan (2020), The marine economy of the United Kingdom (Kinh tế biển của Vương quốc Anh); Wenhan Ren, Jianyue Ji (2022), How do environmental regulation and technological innovation affect the sustainable development of marine economy: New evidence from China’s coastal provinces and cities (Quy định môi trường và đổi mới công nghệ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển bền vững của kinh tế biển: Bằng chứng mới từ các tỉnh và thành phố ven biển của Trung Quốc); Xiaoqing Zhai, Caizhi Sun, Wei Zou, Shuai Hao (2023), Spatiotemporal characteristic and evolution of China’s marine economic resilience (Đặc điểm về không gian và thời gian của sự phục hồi kinh tế biển của Trung Quốc). 1.1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế biển Admiral James D.Watkins (2004), An Ocean blueprint for the 21st century” (Kế hoạch chi tiết về biển cho thế kỷ XXI); Lawal Mohammed Marafa (2008), Framework for Sustainable Tourism Development on Coastal and Marine Zone Environment (Khung khổ cho sự phát triển bền vững du lịch và dịch vụ biển và môi trường biển); Nazery Khalid, Armi Suzana Zamil và Farida Farid (2008), The Asian experience in developing the maritime sector: Some case studies and lessons for Malaysia (Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của các nước Châu Á: Một số trường hợp điển hình và bài học cho Malaysia); Dong - Wook Song and Photis Panayides (2012), Maritime Logistics : A complete guide to effective shipping and port management (Dịch vụ Logistics: Một giải pháp hoàn chỉnh, hiệu quả cho hoạt động vận tải và quản lý cảng biển); Fred M. Walker (2013), Shipbuilding in Britain (Công nghiệp đóng tàu ở Vương quốc Anh); Bai Qiong Liu, Min Xua, Jing Wang, Sumei Xie (2017), Regional disparities in China's marine economy (Chênh lệch giữa các vùng trong phát triển kinh tế biển của Trung Quốc); Malin Song, Xiongfeng Pan, Xianyou Pan (2020), Analysis of coupling among marine resources, environment, and economy in China (Phân tích sự kết hợp giữa tài nguyên, môi trường biển và kinh tế ở Trung Quốc);
  6. 6 Daomin Peng, Yugui Zhu, Qian Yang, Hyun-Joo Yang, Honghong Liu, Yingtong Mu (2020), Analysis on the relationship between the fishery economic growth and marine environmental pollution in China’s coastal areas (Phân tích về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế thủy sản và ô nhiễm môi trường biển ở các địa phương ven biển Trung Quốc); Bai Qiong Liu, MinXu, Jing Wang, Zefeng Wang, LinZhao (2021), Evaluation of China's marine economic growth quality based on set pair analysis, (Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế biển của Trung Quốc dựa trên phân tích cặp tập hợp); Jing Sun, Jichao Miao, Hairong Mu, Jinhui Xu, Ningning Zhai (2022), Sustainable development in marine economy: Assessing carrying capacity of Shandong province in China (Phát triển bền vững kinh tế biển: Đánh giá khả năng đáp ứng của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 1.1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về biển và kinh tế biển Trần Công Trục (2012), Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông; Lê Xuân Bá (2012), Các giải pháp về cơ chế, chính sách để khai thác có hiệu quả tiềm năng biển, đảo miền Trung; Nguyễn Chu Hồi (2013), Phân vùng sử dụng và lập kế hoạch quản lý không gian vùng bờ Quảng Ninh - Hải Phòng: Các kết quả bước đầu; Lại Lâm Anh (2013), Quản lý kinh tế biển: Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam; Võ Nguyên Giáp (2014), Khoa học biển và kinh tế miền biển; Trần Thanh Tùng (2015), Liên kết khai thác thủy, hải sản với du lịch: Hướng phát triển mới của Quảng Bình; Phùng Mạnh Cường (2018), Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong phát triển kinh tế biển ở Việt Nam; Nguyễn Hoàng Phương (2019), Bảo vệ môi trường biển trong phát triển du lịch và dịch vụ biển bền vững các tỉnh, thành Duyên Hải Miền Trung và các tỉnh Phía Nam; Nguyễn Mậu Hùng (2020), Khai thác tiềm năng và phát huy thế mạnh để phát triển vùng kinh tế Bắc Trung Bộ theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; Hà Anh Tuấn, Hoàng Thị Lan, Nguyễn Đăng Dương (2020), Một số vấn đề về Chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc; Phùng Thị Thuỳ Linh (2022), Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về kinh tế biển ở Việt Nam hiện nay. 1.1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế biển Chu Đức Dũng (2011), Chiến lược phát triển kinh tế biển của một số nước Đông Á - Tác động và những vấn đề đặt ra cho Việt
  7. 7 Nam; Nguyễn Thị Thu Hà (2013), Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2005-2020; Trần Anh Tuấn (2014), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ven biển Bắc Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nguyễn Duy (2016), Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc; Phạm Ngọc Thức (2016), Phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng; Trần Đình Nghị (2017), Phát triển mặt hàng xuất khẩu thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2011 – 2020; Lê Thanh Sơn (2017), Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Nguyễn Thị Thanh Huyền (2019), Quản lý nhà nước về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam; Trần Thanh Tùng (2019), Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ; Trương Thị Thu Trang (2021), Chính sách phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Việt Nam: thực trạng và giải pháp; Nguyễn Thị Thanh (2022), Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển kinh tế biển của địa phương cấp tỉnh; Nguyễn Ngọc Khánh (2023), Những thành tựu trong phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở tỉnh Thái Bình. 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 1.2.1. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án Một là, về lý luận về kinh tế biển và phát triển kinh tế biển. Trong số các công trình khoa học đã tổng quan, một số công trình khoa học đã khái quát những vấn đề lý luận chung về kinh tế biển và phát triển kinh tế biển ở phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ, trên một số phạm trù cơ bản như: quan niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và tiêu chí đánh giá về kinh tế biển và phát triển kinh tế biển. Một số công trình đã tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế biển, trong đó, chú trọng nghiên cứu về chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế biển và tái cấu trúc kinh tế biển. Ngoài ra, một số công trình đã đi sâu nghiên cứu đề cập đến những kinh nghiệm cả thành công và chưa thành công của một số địa phương, quốc gia, vùng lãnh thổ trong phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, do chủ yếu được tiếp cận dưới góc độ kinh tế ngành, phạm vi hẹp nên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, đầy đủ lý luận về kinh tế biển, phát triển kinh tế biển nhất là gắn
  8. 8 với một địa phương có điều kiện đặc thù và tốc độ phát triển kinh tế biển nhanh và thu hút lượng vốn đầu tư lớn như tỉnh Hà Tĩnh. Nói cách khác, nghiên cứu lý luận về kinh tế biển, phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh dưới góc nhìn của chuyên ngành Kinh tế chính trị được đề cập trong luận án là một hướng đi mới, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. Hai là, về đánh giá thực trạng kinh tế biển. Trong các công trình nghiên cứu về thực trạng kinh tế biển và phát triển kinh tế biển hiện nay mà tác giả khảo cứu được, đã có những nghiên cứu đánh giá khá toàn diện, chi tiết về tài nguyên, thực trạng của kinh tế biển ở các quốc gia có biển trên thế giới, cũng như một số vùng, địa phương ở Việt Nam. Đây là nguồn tư liệu, số liệu quý mà luận án có thể tiếp thu, kế thừa một phần trong quá trình nghiên cứu, triển khai, hoàn thiện luận án. Tuy nhiên, do phương pháp, tiêu chí tiếp cận và tính lịch sử, nên nhìn chung, các công trình nêu trên cơ bản chỉ dừng lại ở đánh giá thực trạng trong phạm vi hẹp, dưới góc nhìn của kinh tế học và quản lý kinh tế là chủ yếu, chưa có một công trình nào đánh giá tổng thể thực trạng kinh tế biển của tỉnh Hà Tĩnh dưới góc nhìn Kinh tế chính trị, vốn dĩ rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác và đang đón nhận các dòng vốn đầu tư lớn vào lĩnh vực kinh tế biển thuộc nhóm cao nhất cả nước hiện nay. Ba là, về quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế biển. Trong số các công trình khoa học đã khảo cứu và đề cập trong tổng quan, có một số công trình đã đề cập và đưa ra các nhóm quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển kinh tế biển có giá trị thực tiễn và tính khả thi khá cao như: các giải pháp về hoàn thiện thể chế; đổi mới quản lý nhà nước về phát triển kinh tế biển; giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ; xây dựng, mở rộng thị trường, mở rộng liên kết vùng trong phát triển kinh tế biển,... Nghiên cứu sinh coi đây là những tư liệu tham khảo quan trọng, là những gợi ý hữu ích để luận án có thể tiếp thu, tham khảo và đề xuất các quan điểm, giải pháp sát với thực tiễn của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhìn chung dưới góc nhìn của chuyên ngành Kinh tế chính trị, chưa có công trình nào đề xuất các quan điểm, giải pháp trực tiếp, sát điều kiện thực tế và có tính khả thi cao nhằm phát triển kinh tế biển ở một địa phương đặc thù như tỉnh Hà Tĩnh. Đây là vấn đề đặt ra để luận án tiếp tục nghiên cứu, giải quyết trong thời gian tới.
  9. 9 Tóm lại, thông qua các công trình khoa học ở nước ngoài cũng như trong nước đã công bố, nghiên cứu sinh thấy rằng, các công trình nghiên cứu đều có những giá trị quan trọng trong việc cung cấp các luận cứ để nghiên cứu sinh tiếp tục làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế biển và phát triển kinh tế biển, làm cơ sở đánh giá sát đúng thực trạng kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh, những vấn đề đặt ra từ thực trạng đó để đề xuất các quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035. Tuy nhiên, từ thực tế khảo cứu các công trình có thể thấy, các công trình mới đề cập, phân tích những khía cạnh, những lát cắt riêng lẻ, một phần đối tượng nghiên cứu dưới những góc nhìn khác nhau. Từ những lý do đó, có thể khẳng định cho đến nay dưới góc nhìn Kinh tế chính trị, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về kinh tế biển, phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh. Vì vậy, triển khai nghiên cứu đề tài “Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh” là một vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn, không bị trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. 1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu Thứ nhất, kinh tế biển, phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh là gì? gồm những nội dung, tiêu chí đánh giá nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kinh tế biển và phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh? Những kinh nghiệm thành công và chưa thành công về phát triển kinh tế biển của những địa phương ở nước ngoài và trong nước nào mà Hà Tĩnh có thể tham khảo? Để trả lời cho những câu hỏi trên, luận án tiến hành xây dựng các khái niệm công cụ, quan niệm về kinh tế biển và phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh; nội dung và tiêu chí đánh giá về thực trạng kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh; chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh. Đồng thời, tiến hành khảo cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của một số địa phương ở nước ngoài và trong nước điển hình, từ đó rút ra những bài học thành công và chưa thành công mà tỉnh Hà Tĩnh có thể tham khảo, học hỏi nhằm phát triển kinh tế biển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh trong thời gian tới. Thứ hai, thực trạng của kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay như thế nào? Nguyên nhân của thực trạng đó? Vấn đề đặt ra từ thực trạng kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh cần tiếp tục giải quyết là gì?
  10. 10 Trả lời cho những câu hỏi nêu trên, luận án tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh theo các nội dung, tiêu chí cơ bản đã xác định trong khung lý luận, thông qua các chuyến khảo sát, tiếp xúc thực tế của nghiên cứu sinh tại các địa phương ở tỉnh Hà Tĩnh; qua các báo cáo, thống kê, tổng kết và các kết quả nghiên cứu đáng tin cậy có liên quan đã được công bố; trên cơ sở phân tích, xử lý các số liệu, tài liệu luận án tiến hành đánh giá, làm rõ những ưu điểm, hạn chế của kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh; chỉ ra nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế; xác định những mâu thuẫn đặt ra cần giải quyết từ thực trạng của kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh. Thứ ba, để giải quyết những mâu thuẫn đặt ra từ thực trạng của kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh nêu trên, cần có quan điểm chỉ đạo như thế nào? Trên cơ sở các quan điểm đó, cần có những nhóm giải pháp nào để đẩy mạnh phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh tương xứng với tiềm năng, thế mạnh trong thời gian tới? Để trả lời cho những câu hỏi đó, luận án đã khái quát bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực và trong nước tác động đến phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh, từ đó, đề xuất các quan điểm sát với tình hình thực tế của tỉnh Hà Tĩnh, làm cơ sở để thống nhất nhận thức và hành động của các chủ thể trong quán triệt, triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh. Trên cơ sở đó, đề xuất một số nhóm giải pháp có tính khả thi, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035. 1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu Thứ nhất, kinh tế biển, phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh là gì? gồm những nội dung, tiêu chí đánh giá nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kinh tế biển và phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh? Những kinh nghiệm thành công và chưa thành công về phát triển kinh tế biển của những địa phương ở nước ngoài và trong nước nào mà Hà Tĩnh có thể tham khảo? Để trả lời cho những câu hỏi trên, luận án tiến hành xây dựng các khái niệm công cụ, quan niệm về kinh tế biển và phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh; nội dung và tiêu chí đánh giá về thực trạng kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh; chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh. Đồng thời, tiến hành khảo cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của một số địa phương ở nước ngoài và trong nước điển hình, từ
  11. 11 đó rút ra những bài học thành công và chưa thành công mà tỉnh Hà Tĩnh có thể tham khảo, học hỏi nhằm phát triển kinh tế biển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh trong thời gian tới. Thứ hai, thực trạng của kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay như thế nào? Nguyên nhân của thực trạng đó? Vấn đề đặt ra từ thực trạng kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh cần tiếp tục giải quyết là gì? Trả lời cho những câu hỏi nêu trên, luận án tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh theo các nội dung, tiêu chí cơ bản đã xác định trong khung lý luận, thông qua các chuyến khảo sát, tiếp xúc thực tế của nghiên cứu sinh tại các địa phương ở tỉnh Hà Tĩnh; qua các báo cáo, thống kê, tổng kết và các kết quả nghiên cứu đáng tin cậy có liên quan đã được công bố; trên cơ sở phân tích, xử lý các số liệu, tài liệu luận án tiến hành đánh giá, làm rõ những ưu điểm, hạn chế của kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh; chỉ ra nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế; xác định những mâu thuẫn đặt ra cần giải quyết từ thực trạng của kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh. Thứ ba, để giải quyết những mâu thuẫn đặt ra từ thực trạng của kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh nêu trên, cần có quan điểm chỉ đạo như thế nào? Trên cơ sở các quan điểm đó, cần có những nhóm giải pháp nào để đẩy mạnh phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh tương xứng với tiềm năng, thế mạnh trong thời gian tới? Để trả lời cho những câu hỏi đó, luận án đã khái quát bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực và trong nước tác động đến phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh, từ đó, đề xuất các quan điểm sát với tình hình thực tế của tỉnh Hà Tĩnh, làm cơ sở để thống nhất nhận thức và hành động của các chủ thể trong quán triệt, triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh. Trên cơ sở đó, đề xuất một số nhóm giải pháp có tính khả thi, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2035. Kết luận chương 1 Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu đã thu thập được, cũng như tiến hành phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa các nội dung có liên quan đã giúp nghiên cứu sinh có cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu, lựa chọn, chắt lọc được các nội dung có thể kế thừa, phát triển trong quá trình xây dựng luận án. Từ đó, nghiên cứu sinh tìm ra những khoảng trống trong nghiên cứu, đó cũng chính là nhiệm vụ đặt ra, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ trong luận án.
  12. 12 Chương 2 LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ BIỂN, PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH HÀ TĨNH VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 2.1. Những vấn đề chung về kinh tế biển 2.1.1. Quan niệm và đặc điểm của kinh tế biển 2.1.1.1. Quan niệm về kinh tế biển Kinh tế biển là một khu vực kinh tế tổng hợp, bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trực tiếp trên biển và các hoạt động kinh tế diễn ra trên đất liền nhưng liên quan đến việc khai thác và sử dụng các tài nguyên biển. 2.1.1.2. Đặc điểm của kinh tế biển Một là, việc tổ chức sản xuất trong kinh tế biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thiếu tính ổn định và tiềm ẩn mức độ rủi ro cao. Hai là, hoạt động sản xuất trong kinh tế biển luôn gắn với khai thác và sử dụng tài nguyên biển. Ba là, kinh tế biển luôn gắn liền với bảo vệ môi trường, bảo tồn các nguồn tài nguyên sinh vật biển. Bốn là, kinh tế biển luôn gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển. 2.1.2. Vai trò của kinh tế biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Một là, kinh tế biển góp phần khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên biển. Hai là, kinh tế biển góp phần giải quyết việc làm, nâng cao mức sống người dân ven biển. Ba là, kinh tế biển góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bốn là, kinh tế biển góp phần củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biển, đảo. 2.2. Quan niệm, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh 2.2.1. Quan niệm và tiêu chí đánh giá kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh 2.2.1.1. Quan niệm về kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh Kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh là một khu vực kinh tế tổng hợp, bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế của các chủ thể ở tỉnh Hà Tĩnh diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế diễn ra trên đất liền ở tỉnh Hà Tĩnh nhưng liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên biển.
  13. 13 Nội hàm của quan niệm về kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh thể hiện trên những vấn đề cơ bản cơ bản sau: Thứ nhất, kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh là một khu vực kinh tế tổng hợp, một bộ phận quan trọng trong tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, bao hàm trong đó nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất và đều liên quan đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên biển. Thứ hai, kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh bao gồm toàn bộ những hoạt động kinh tế trực tiếp diễn ra trên biển, như: Kinh tế hàng hải; Nuôi trồng và khai thác hải sản; Du lịch và dịch vụ biển; Dịch vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển;... Những hoạt động kinh tế diễn ra trên đất liền ở tỉnh Hà Tĩnh nhưng liên quan trực tiếp đến khai thác và sử dụng tài nguyên biển gồm có: Công nghiệp ven biển; Công nghiệp chế biến hải sản, hậu cần nghề cá; Cung cấp dịch vụ biển;… 2.2.1.2. Tiêu chí đánh giá kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh * Thứ nhất, quy mô kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh. Một là, quy mô, số lượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh. Hai là, khối lượng và giá trị hàng hóa, dịch vụ được tạo ra trong các ngành của kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh. Ba là, số lượng vốn và số lượng các dự án đầu tư trong kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh. * Thứ hai, chất lượng kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh. Một là, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh (đánh giá thông qua chỉ số ICOR). Hai là, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong các ngành kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh trên thị trường. * Thứ ba, cơ cấu kinh tế trong kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh. Một là, cơ cấu ngành trong kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh. Hai là, cơ cấu vùng (địa phương) trong kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh, trên cơ sở tiềm năng, lợi thế so sánh của từng địa phương trong Tỉnh. Ba là, cơ cấu các thành phần kinh tế trong kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh. * Thứ tư, đóng góp của kinh tế biển cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở tỉnh Hà Tĩnh. Một là, tỷ trọng đóng góp của kinh tế biển trong tổng thể GRDP của Tỉnh.
  14. 14 Hai là, đóng góp của kinh tế biển trong tham gia giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân ở Tỉnh. Ba là, đóng góp của kinh tế biển trong bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển. 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh 2.2.2.1. Các yếu tố khách quan Một là, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. Hai là, điều kiện về kinh tế - xã hội. Ba là, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về kinh tế biển, phát triển kinh tế biển. Bốn là, tình hình chính trị, kinh tế thế giới, khu vực và trong nước. Năm là, tình hình quốc phòng, an ninh và đối ngoại trên Biển Đông 2.2.2.2. Các yếu tố chủ quan Một là, nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể kinh tế biển và phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh. Hai là, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế biển của tỉnh Hà Tĩnh. Ba là, các nguồn lực hiện có của tỉnh Hà Tĩnh bảo đảm cho phát triển kinh tế biển. 2.3. Quan niệm về phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh và kinh nghiệm thực tiễn 2.3.1. Quan niệm về phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh Phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh là sự biến đổi kinh tế biển ở Tỉnh theo hướng tiên tiến, hiện đại tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên biển, dựa trên cơ sở tổng thể các chủ trương, giải pháp của các chủ thể nhằm làm gia tăng về quy mô, số lượng; nâng cao chất lượng và hoàn thiện cơ cấu kinh tế trong kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh. Phân tích quan niệm: Mục tiêu, chủ thể, nội dung, phương thức phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh. 2.3.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của một số địa phương ở nước ngoài và trong nước 2.3.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của một số địa phương ở nước ngoài * Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của Incheon, Hàn Quốc.
  15. 15 Thứ nhất, có cơ chế ưu đãi đặc biệt để thu hút các nhà đầu tư và người lao động nước ngoài có tay nghề cao vào các lĩnh vực kinh tế biển. Thứ hai, tập trung nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật hiện đại tạo sức hút và tiền đề để phát triển kinh tế biển. Thứ ba, lựa chọn lĩnh vực ưu tiên và nhà đầu tư chiến lược trong phát triển kinh tế biển. * Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc. Thứ nhất, đẩy mạnh cải cách thể chế, tạo môi trường đầu tư phát triển kinh tế biển thuận lợi. Thứ hai, tập trung đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật hiện đại ngay từ đầu. * Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của Singapore. Một là, lấy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế biển là khâu trọng tâm, then chốt. Hai là, áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất vào phát triển kinh tế biển. 2.3.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của một số địa phương ở trong nước * Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Ninh. Thứ nhất, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật kinh tế biển có trọng tâm, trọng điểm tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế biển. Thứ hai, phát triển đa dạng các lĩnh vực kinh tế biển, trong đó lấy du lịch và dịch vụ biển là ngành mũi nhọn. * Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của tỉnh Nghệ An. Thứ nhất, có cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế biển đồng bộ, thông thoáng, mang tính kiến tạo. Thứ hai, tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật trong kinh tế biển hiện đại, đồng bộ và có tính kết nối cao. * Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của tỉnh Khánh Hòa. Thứ nhất, có quy hoạch phát triển kinh tế biển rõ ràng, tập trung nguồn lực cho lĩnh vực kinh tế biển mà tỉnh có thế mạnh để tạo ra thương hiệu có sức lan tỏa. Thứ hai, phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường.
  16. 16 2.3.3. Một số bài học rút ra cho tỉnh Hà Tĩnh trong phát triển kinh tế biển 2.3.3.1. Xây dựng, rà soát, bổ sung các quy hoạch liên quan đến kinh tế biển và phát triển kinh tế biển đồng bộ, có tầm nhìn dài hạn 2.3.3.2. Coi trọng và làm tốt công tác phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế biển 2.3.3.3. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật trong kinh tế biển đồng bộ, hiện đại và có tính kết nối cao 2.3.3.4. Tập trung nguồn lực cho lĩnh vực kinh tế biển mà Tỉnh có thế mạnh để tạo ra thương hiệu có sức lan tỏa Kết luận chương 2 Trong chương 2, tác giả đã xây dựng quan niệm trung tâm của luận án là kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh; xác định các tiêu chí đánh giá kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh; phân tích làm rõ các yếu tố tác động đến kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh; quan niệm phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh; làm rõ mục tiêu, chủ thể, nội dung và phương thức phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh. Tác giả đã lựa chọn 3 địa phương ở nước ngoài và 3 địa phương ở trong nước để tiến hành khảo sát kinh nghiệm, từ đó rút ra một số bài học cho tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình phát triển kinh tế biển thời gian tới. Chương 3 THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN Ở TỈNH HÀ TĨNH 3.1. Ưu điểm, hạn chế của kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh 3.1.1. Ưu điểm của kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh 3.1.1.1. Quy mô kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh cơ bản phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển của Tỉnh Thứ nhất, số lượng, quy mô các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh cơ bản đáp ứng mục tiêu, định hướng phát triển của Tỉnh. Thứ hai, khối lượng và giá trị hàng hóa, dịch vụ được tạo ra trong các ngành kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh đạt khá cao. Thứ ba, số lượng dự án đầu tư cho vào các ngành kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh luôn đạt mức khá cao. 3.1.1.2. Chất lượng các ngành kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra
  17. 17 Một là, hiệu quả sử dụng vốn trong các lĩnh vực kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh luôn ở mức khá cao. Hai là, chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trong kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh luôn đạt mức tương đối cao. 3.1.1.3. Cơ cấu kinh tế trong kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh khá hợp lý, phù hợp với định hướng phát triển của Tỉnh Một là, cơ cấu của các ngành trong kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh tương đối hợp lý, hiện đại. Hai là, cơ cấu vùng (địa phương) trong kinh tế biển tỉnh Hà Tĩnh tương đối hợp lý, đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trong Tỉnh Ba là, cơ cấu thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh tương đối hợp lý, phù hợp với điều kiện hiện có của Tỉnh. 3.1.1.4. Kinh tế biển luôn có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh của Tỉnh Một là, tỷ trọng đóng góp của kinh tế biển trong tổng thể GRDP luôn ở vị trí dẫn đầu trong các ngành kinh tế ở trên địa bàn Tỉnh. Hai là, kinh tế biển đã tham gia có hiệu quả vào giải quyết việc làm, tạo sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Ba là, kinh tế biển luôn đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển. 3.1.2. Một số hạn chế của kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh 3.1.2.1. Quy mô của các ngành kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh nhìn chung còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh Một là, quy mô các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu ở mức vừa và nhỏ. Hai là, lượng vốn đầu tư trong kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh phân bố chưa thật hợp lý, chủ yếu được tập trung trong ngành công nghiệp ven biển. 3.1.2.2. Chất lượng một số ngành trong kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh còn chưa cao Một là, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong một số ngành kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Hai là, chất lượng và sức cạnh tranh của một số hàng hóa, dịch vụ trong kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh chưa cao. 3.1.2.3. Cơ cấu kinh tế trong kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn một số mặt bất hợp lý
  18. 18 Một là, cơ cấu ngành trong kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh chuyển dịch còn chậm. Hai là, cơ cấu vùng trong kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh chưa đồng đều, mất cân đối tương đối lớn giữa các địa phương trong Tỉnh. Ba là, cơ cấu thành phần kinh tế trong kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh chưa phù hợp với định hướng chung của cả nước và của Tỉnh. 3.1.2.4. Đóng góp của kinh tế biển cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của Tỉnh chưa thật tương xứng với tiềm năng Một là, tỷ trọng đóng góp của kinh tế biển trong tổng thể GRDP của Tỉnh chưa đạt kỳ vọng và thiếu tính ổn định. Hai là, một số hoạt động kinh tế biển còn gây ô nhiễm môi trường, mức độ tham gia giải quyết các vấn đề an sinh xã hội vùng ven biển còn có những hạn chế. Ba là, việc tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh một số thời điểm hiệu quả chưa cao, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng ven biển vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. 3.2. Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra từ thực trạng của kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh 3.2.1. Nguyên nhân ưu điểm 3.2.1.1. Nguyên nhân khách quan Một là, tình hình chính trị ổn định, chủ trương, đường lối của Đảng về kinh tế biển và phát triển kinh tế biển ngày càng hoàn thiện. Hai là, cơ chế, chính sách về kinh tế biển ngày càng đồng bộ, thông thoáng và mang tính kiến tạo. Ba là, hợp tác quốc tế về kinh tế biển ngày càng sâu rộng và sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ biển. 3.2.1.2. Nguyên nhân chủ quan Một là, cấp ủy, chính quyền và nhân dân ở tỉnh Hà Tĩnh có nhận thức đúng đắn, nhất quán về vị trí, vai trò của kinh tế biển và phát triển kinh tế biển. Hai là, sự chủ động, linh hoạt trong ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về kinh tế biển của cấp ủy, chính quyền các cấp của Tỉnh. Ba là, các chủ thể đã huy động và sử dụng tương đối hiệu quả, hợp lý các nguồn lực bảo đảm cho phát triển kinh tế biển. 3.2.2. Nguyên nhân hạn chế 3.2.2.1. Nguyên nhân khách quan
  19. 19 Một là, sự khắc nghiệt của khí hậu, thời tiết, môi trường biển ở tỉnh Hà Tĩnh. Hai là, tình hình dịch bệnh và những biến động mạnh từ tình hình kinh tế, chính trị thế giới và trong nước. Ba là, những tranh chấp chủ quyền biển, đảo và tầm ảnh hưởng của các nước trên Biển Đông. 3.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan Một là, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế biển của Tỉnh trên một số lĩnh vực kinh tế biển còn thiếu đồng bộ, chưa có tính đột phá. Hai là, chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo cho phát triển kinh tế biển ở Tỉnh còn nhiều hạn chế. Ba là, kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật của kinh tế biển trên địa bàn Tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu của kinh tế biển. Bốn là, hợp tác, liên kết trong phát triển kinh tế biển chưa được coi trọng đúng mức. 3.2.3. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay Một là, mâu thuẫn giữa mục tiêu cần đạt được của kinh tế biển với sự cụ thể hóa thành nghị quyết, chương trình, kế hoạch của các cấp, các ngành ở Tỉnh còn hạn chế. Hai là, mâu thuẫn giữa yêu cầu cần có hệ thống quy hoạch, cơ chế, chính sách đồng bộ, mang tính kiến tạo cho kinh tế biển với thực trạng quy hoạch, cơ chế, chính sách còn những bất cập, thiếu tính đồng bộ của Tỉnh. Ba là, mâu thuẫn giữa tiềm năng của kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh với khả năng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế biển của Tỉnh. Bốn là, mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế với lợi ích về quốc phòng, an ninh trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh. Kết luận chương 3 Trên cơ sở khung lý luận ở chương 2, tác giả đã đánh giá thực trạng kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh trên các khía cạnh quy mô, số lượng; chất lượng; cơ cấu kinh tế và đóng góp của kinh tế biển cho phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh, phân tích làm rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Từ việc đánh giá thực trạng, luận án rút
  20. 20 ra 04 mâu thuẫn lớn đang cản trở quá trình phát triển kinh tế biển ở tỉnh Hà Tĩnh cần giải quyết tron thời gian tới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2