intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN:TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, NHIỄM GIUN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA TRẺ EM 12-36 THÁNG TUỔI TẠI HUYỆN ĐAKRÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ

Chia sẻ: Lotus_123 Lotus_123 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

223
lượt xem
69
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

protein năng lượng ở trẻ em vẫn phổ biến ở mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần, trí tuệ của trẻ. Về mặt xã hội, suy dinh dưỡng gây nhiều thiệt hại về kinh tế, kìm hãm phát triển kinh tế bởi nó trực tiếp ảnh hưởng tới nguồn nhân lực, ảnh hưởng tới giống...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN:TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, NHIỄM GIUN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA TRẺ EM 12-36 THÁNG TUỔI TẠI HUYỆN ĐAKRÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ----- ----- NGUYỄN HOÀNG LINH CHI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, NHIỄM GIUN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA TRẺ EM 12-36 THÁNG TUỔI TẠI HUYỆN ĐAKRÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA Khóa 2005-2011 Giáo viên hướng dẫn : TS LÊ THỊ HƯƠNG HÀ NỘI_2011
  2. 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Suy dinh dưỡng protein năng lượng ở trẻ em vẫn phổ biến ở mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần, trí tuệ của trẻ. Về mặt xã hội, suy dinh dưỡng gây nhiều thiệt hại về kinh tế, kìm hãm phát triển kinh tế bởi nó trực tiếp ảnh hưởng tới nguồn nhân lực, ảnh hưởng tới giống nòi. Theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng từ năm 2000-2009, tỷ lệ SDD trẻ em đã giảm đi một cách rõ rệt, nếu như năm 2000 tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi là 33,8% (theo chỉ tiêu cân nặng theo tuổi) thì tới năm 2009 đã giảm chỉ còn 18,9% [13]. Tuy nhiên, theo điều tra theo dõi tỷ lệ SDD trẻ em các tỉnh năm 2009 của Viện Dinh Dưỡng cho thấy có sự khác nhau nhiều về tỷ lệ SDD trẻ em giữa các vùng sinh thái trên cả nước. Trong đó, tỷ lệ SDD khu vực miền núi luôn cao hơn đồng bằng, nông thôn cao hơn thành thị, những vùng bị hạn hán, lũ lụt có tỷ lệ SDD cao hơn các vùng khác. Trong khi một số tỉnh đồng bằng tỷ lệ SDD đã giảm xuống mức thấp như thành phố HCM (5,3%), Hà Nội (12,6%)... thì nhiều khu vực miền núi tỷ lệ SDD vẫn ở mức rất cao như Kon Tum (29,5%), Đắc Nông (29,4%), Lai Châu (27,8%), Quảng Bình (25,9%)… [13]. Sự chênh lệch ở mức từ 2-4 lần giữa miền xuôi và miền núi cho thấy mức độ trầm trọng của SDD trẻ em khu vực miền núi. Đakrông là một huyện miền núi vùng cao biên giới phía Tây Nam của tỉnh Quảng Trị, là nơi có nhiều đồng bào các dân tộc sinh sống trong đó chủ yếu là dân tộc Vân Kiều và Pakoh (chiếm 82%, theo số liệu cục thống kê tỉnh Quảng Trị). Đời sống kinh tế của người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở vùng này rất cao. Theo một đánh giá về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi được thực hiện tại Đakrông và
  3. 3 Hướng Hóa vào tháng 12/2009 cho thấy rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em ở đây rất cao: 41.9% (thể nhẹ cân), 44.1% (thể thấp còi) và 13,4% (thể gầy còm) [23]. Trẻ em dưới 36 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng có nhiều nguyên nhân, trong đó nhiễm giun đường ruột là một nguyên nhân cần được quan tâm. Nhiễm giun gây nên chán ăn, hấp thu kém, tiêu hóa kém, viêm mạn tính ống tiêu hóa, cạnh tranh sử dụng và làm tăng mất các chất dinh dưỡng: protein, lipid, vitamin A... Lâu dài, giun làm suy dinh dưỡng-thiếu máu, chậm phát triển thể chất và tinh thần [24], [37]. Các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng và nhiễm giun của trẻ em dân tộc thiểu số còn rất ít, là lý do chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với 2 mục tiêu sau: (1) Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nhiễm giun của trẻ em 12-36 tháng tuổi tại vùng đồng bào dân tộc Pakoh và Vân Kiều của huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị. (2) Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và nhiễm giun của trẻ 12-36 tháng tuổi tại vùng đồng bào dân tộc Pakoh và Vân Kiều của huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị.
  4. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Các thời kỳ phát triển của trẻ em và các đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ dưới 3 tuổi: 1.1.1. Cách phân chia các thời kỳ: Cơ thể trẻ em có những đặc điểm riêng về cấu tạo và sinh lý. Từ lúc thụ thai đến tuổi trưởng thành trẻ phải trải qua hai hiện tượng: trước hết là sự tăng trưởng, phát triển về số lượng và kích thước của tế bào ở các mô; sau đó là sự trưởng thành về cấu trúc, chức năng các cơ quan. Quá trình lớn lên và phát triển của trẻ có tính chất toàn diện, cả về thể chất, tâm thần và vận động. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng về bệnh lý và sinh lý. Sự phân chia các thời kỳ (giai đoạn) của trẻ em là một thực tế khách quan, nhưng ranh giới giữa các giai đoạn không rõ ràng và có sự khác biệt đối với từng đứa trẻ, giai đoạn trước chuẩn bị cho giai đoạn sau. Theo WHO trẻ em bao gồm từ 0 đến 18 tuổi, được phân chia cụ thể như sau [30]: - Sơ sinh (newborn): từ lúc sinh đến 1 tháng - Trẻ bú mẹ (infant): 1 đến 23 tháng - Trẻ tiền học đường (preschool child): 2 đến 5 tuổi - Trẻ em nhi đồng (child): 6 đến 12 tuổi - Trẻ vị thành niên (adolescent): 13 đến 18 tuổi
  5. 5 1.1.2. Đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ dưới 3 tuổi: Lứa tuổi này tốc độ lớn có giảm so với lứa tuổi trước 12 tháng nhưng vẫn còn cao đồng thời các hoạt động đã bắt đầu tăng lên cùng theo với tuổi tập đi, tập nói... do đó tiêu hao năng lượng so với cơ thể vẫn cao. Trẻ từ 1-3 tuổi, cơ quan tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh, do vậy các thức ăn cho trẻ cần phải dễ tiêu hóa, giàu các chất dinh dưỡng có giá trị cao và đủ các nhóm thực phẩm trong ô dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu các chất dinh dưỡng. Đảm bảo tốt vệ sinh thực phẩm và ăn uống để phòng tránh nhiễm khuẩn và các bệnh đường ruột ở trẻ. Do tiếp xúc rộng rãi với môi trường nên trẻ dễ bị lây các bệnh truyền nhiễm (sởi, ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan virus, sốt xuất huyết). Hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, các bệnh nhiễm trùng giảm, nhưng trẻ lại bị các bệnh dị ứng như viêm cầu thận cấp, hen suyễn, nổi mề đay [30]. 1.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 3 tuổi: Nhu cầu năng lượng theo bảng khuyến nghị của Việt Nam cho trẻ từ 1-3 tuổi là 1300 kcal (100 kcal/kg cân nặng), trong đó 50% đáp ứng cho chuyển hóa cơ bản, 12% cho tăng trưởng, 25% cho hoạt động thể lực [14]. Trong chế độ ăn của trẻ dưới 3 tuổi, nhu cầu protein hàng ngày là 28g/ngày (2,5g-3g/kg cân nặng của trẻ). Trong đó, protein có nguồn gốc động vật chiếm 50-60% tổng số protein [14]. Nhu cầu lipid ở trẻ đảm bảo cho nhu cầu về năng lượng (1g chất béo cung cấp 9 kcal), cung cấp các acid béo cần thiết và hỗ trợ cho việc hấp thu các vitamin tan trong dầu (A,D,E,K) [30] Chế độ ăn của trẻ có 60-65% kcal từ glucid, chủ yếu từ ngũ cốc, khoai củ, một số loại rau củ…
  6. 6 Ở lứa tuổi này hàng ngày cần cung cấp 400-500mg canxi, là chất khoáng rất cần cho sự tạo xương, tạo răng, tạo máu và các hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể. Trẻ cần 6-7mg sắt mỗi ngày cho sự tạo máu và tham gia vào thành phần nhiều men quan trọng trong cơ thể [14]. Mọi vitamin đều cần thiết cho trẻ, trong đó cần chú ý cung cấp đủ vitamin A (400µg) và vitamin C (35mg) là những vitamin rất cần cho sự phát triển bình thường của trẻ, cần cho sự tạo máu, tăng cường sức chống đỡ với bệnh tật [11]. Số bữa ăn trong ngày nên từ 4-5 bữa, với chế độ ăn riêng của trẻ, các thức ăn mềm và tập dần cho trẻ ăn từng loại thức ăn từ ít đến nhiều, cho đến thức ăn hỗn hợp. 1.2. Tình hình SDD protein năng lượng của trẻ em 1.2.1. Tình hình SDD protein năng lượng trên Thế giới: Theo báo cáo của UNICEF công bố ngày 2/5/2006 cho thấy hơn 1/4 trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển ở tình trạng SDD nhẹ cân, cuộc sống đang bị đe doạ. Dinh dưỡng không đầy đủ vẫn là đại dịch toàn cầu dẫn đến một nửa số ca tử vong là trẻ em, khoảng 5,6 triệu trẻ em mỗi năm. Mặc dù đã có tiến bộ ở một số quốc gia, nhưng trong 15 năm vừa qua các quốc gia đang phát triển trung bình mới chỉ giảm được 1,5% trẻ em SDD nhẹ cân [20]. Thống kê tỷ lệ SDD qua các cuộc điều tra quốc gia từ 1980-1992 của 79 nước đang phát triển cho thấy tỷ lệ SDD là 35,8%, tỷ lệ trẻ em còi cọc là 42,7% và tỷ lệ trẻ em gầy còm là 9,2 %. Châu Á có tỷ lệ SDD cao nhất so với các châu lục khác: 42% trẻ em SDD, 47,1% trẻ em còi cọc và 10,8% trẻ gầy còm. Châu Úc có 29,1% trẻ em SDD, 41,9% trẻ em còi cọc, 7,2% trẻ em gầy còm. Châu Phi có 27,4% trẻ em SDD, 38,6% trẻ em còi cọc và 7,2% trẻ em
  7. 7 gầy còm. Có ít nhất 2/3 số trẻ em châu Á và 1 nửa số trẻ em SDD trên thế giới sống ở khu vực Nam Á [45]. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở Việt Nam tuy đã giảm nhiều, nhưng vẫn còn ở mức cao so với trung bình các nước trong khu vực và các nước đang phát triển có thu nhập đầu người tương tự. Bảng 1.1. Suy dinh dưỡng trẻ em Việt Nam so với khu vực và Thế giới - Năm 2000 [9] SDD Thể nhẹ cân Thể thấp còi Thể gầy còm Khu vực (%) (%) (%) Banglades 56 55 18 Việt nam 34 36 8 Thái Lan 19 16 6 Philippin 28 30 6 Indonesia 34 42 13 Lào 40 47 11 Campuchia 52 56 13 Trung Quốc 10 17 11 Theo báo cáo của UNICEF (Quĩ Nhi đồng của Liên Hiệp Quốc) năm 2007, trên thế giới có khoảng 146 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, phần lớn tập trung ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Trong số này có khoảng 2 triệu trẻ em từ Việt Nam. Theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2007, số trẻ em dưới 5 tuổi ở nước ta có khoảng 9,4 triệu, có đến 2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thiếu cân (chiếm 21,2%) [13]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và lần thứ X đã đề ra chỉ tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống dưới 20% vào năm 2010 [29]. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em tuy có xu
  8. 8 hướng giảm, nhưng vẫn còn khoảng 1/3 trẻ em cơ thể trong tình trạng kém phát triển. Con số này đặt nước ta vào số 36 nước có tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng cao nhất thế giới, và đó là một vấn đề y tế công cộng rất lớn. 1.2.1 Tình hình SDD protein năng lượng trẻ em tại Việt Nam Suy dinh dưỡng protein năng lượng ở trẻ em Việt Nam còn là một thách thức quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội. Các kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2010 cho thấy tình tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em trong cộng đồng đã giảm, nhưng vẫn là một mức cao theo tiêu chuẩn đánh giá của WHO [12]. Suy dinh dưỡng trẻ em làm ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng đến sự phát triển của kinh tế-xã hội, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em lên 2,5-2,8 lần so với trẻ bình thường. Diễn biến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc (1999 – 2010) Thể nhẹ cân Thể thấp còi 45 38,7 40 36,7 36,5 34,8 33,9 33 33,8 31,9 32,6 32,0 35 31,9 31,9 30,7 29,6 29,3 30,1 28,4 30 26,6 25,2 23,4 25 21,2 19,9 % 18,9 17,5 20 15 10 5 0 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam qua các năm 1999-2010 [13]. Tháng 10/1999, Trương Thị Sương và cộng sự tiến hành khám lưu động cho 5.084 trẻ em, trong đó có 1.906 trẻ dưới 5 tuổi tại 18 xã thuộc 9 huyện của tỉnh Quảng Nam cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng là 42,47%, trong đó suy
  9. 9 dinh dưỡng nặng và rất nặng chiếm 11,38%. Nhóm tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp nhất là từ 0-12 tháng, nhóm có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất là từ 24-36 tháng (56,0%) [35]. Kết quả điều tra trên 749 trẻ từ 0-60 tháng tuổi của Đinh Văn Thức và cộng sự tại hai xã Đặng Cương và Quốc Tuấn, huyện An Hải, Hải Phòng năm 2000 cho thấy tỷ lệ SDD thể thấp còi chiếm 42,32%, thể nhẹ cân là 4,41% và thể gày mòn là 2,80%. Tỷ lệ SDD cao nhất ở nhóm tuổi 13-24 tháng (42,76%), thấp nhất ở nhóm 0-12 tháng tuổi (23,42%) [38]. Qua cuộc tổng điều tra về dinh dưỡng năm 2000 cho thấy, tỷ lệ SDD trẻ dưới 5 tuổi còn có sự chênh lệch giữa các nhóm tuổi khác nhau [8]: tỷ lệ SDD ở nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi là thấp nhất đối với cả 3 thể ( thể nhẹ cân, thể thấp còi, thể gầy còm), sau đó tăng lên nhanh ở cả 3 chỉ tiêu cho tới 2-3 tuổi và tiếp tục duy trì ở mức cao trong những năm tiếp theo. Điều đó cho thấy tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở cả 3 chỉ tiêu (CN/T, CC/T, CN/CC) đều đã giảm nhưng các đặc điểm SDD ở trẻ em nước ta đã được nghiên cứu trước đây vẫn còn ý nghĩa và chương trình phòng chống SDD trẻ em cần tiếp tục được đẩy mạnh. 44.8 43 45 41.8 41.7 40.2 40.9 38.6 40 36.3 35 30 25 % 19 SDD W/A(%) 20 SDD H/A(%) 15 12.9 12.2 9.2 8.8 SDD W/H(%) 8.5 10 6 5 Tháng tuổi 0 ≤12 13-24 25-36 37-48 49-60 tháng tháng tháng tháng tháng Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ (%) SDD trẻ em dưới 5 tuổi theo nhóm tháng tuổi [8]
  10. 10 Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cũng khác nhau rất nhiều giữa các vùng sinh thái. Tỷ lệ cao nhất ở vùng Tây Nguyên vì đây là vùng nghèo, còn nhiều khó khăn, mùa màng thường xuyên chịu tác động nặng nề bởi thiên tai, lũ lụt. Thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long. Bảng 1.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam phân bố theo vùng sinh thái - Năm 2009 [11] Tỷ lệ % Thể nhẹ cân Thể thấp còi Thể gầy còm Tên vùng Toàn quốc 18,9 31,9 6,9 Đồng bằng sông Hồng 16,7 27,8 6,6 Tây Bắc 24,6 35,7 7,8 Đông Bắc 22,3 34,8 7,0 Bắc Trung Bộ 22,9 34,3 6,9 Nam Trung Bộ 19,3 31,8 7,1 Tây Nguyên 28,5 39,2 7,3 Đông Nam Bộ 16,4 18,1 6,8 Đồng bằng sông Cửu Long 18,7 19,1 6,7 Có sự khác biệt khá lớn về tỷ lệ SDD trẻ em ở thành thị và nông thôn. Điều này lý giải bởi sự bất cập trong việc tiếp cận dịch vụ Y tế, trình độ dân trí và khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực nông thôn, miền núi so với các thành phố lớn và các khu đô thị.
  11. 11 Bảng 1.3. Tỷ lệ SDD trẻ em theo khu vực - Năm 2005 [7] Tỷ lệ % Nhẹ cân Thấp còi Gày còm Khu vực Thành thị 19,6 21,9 4,7 Nông thôn 29,3 34,1 7,5 Chung 25,2 29,6 6,9 1.3. Phương pháp đánh giá tình trạng SDD trẻ em : 1.3.1. Khái niệm : Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ [30]. 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em Hiện nay có 4 nhóm chỉ tiêu được dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em [24]: - Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống. - Thăm khám thực thể để phát hiện các dấu hiệu lâm sàng của bệnh tật có liên quan đến ăn uống. - Các chỉ tiêu nhân trắc. - Các xét nghiệm hóa sinh. Trong đó 2 nhóm chỉ tiêu được sử dụng nhiều nhất là nhân trắc và điều tra khẩu phần ăn mà các số đo nhân trắc là các chỉ số đánh giá trực tiếp tình trạng dinh dưỡng. WHO đã khuyến cáo có 3 chỉ tiêu nhân trắc nên dùng là cân nặng theo tuổi, cân nặng theo chiều cao và chiều cao theo tuổi [41]. Cụ thể như sau
  12. 12 • Cân nặng theo tuổi: Là chỉ số được dùng sớm nhất và phổ biến nhất. Chỉ số này được dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cá thể hay cộng đồng. Cân nặng theo tuổi thấp là hậu quả của thiếu dinh dưỡng hiện tại. Chỉ số cân nặng theo tuổi nhạy có thể quan sát trong 1 thời gian ngắn. • Chiều cao theo tuổi: Phản ánh tiền sử dinh dưỡng. Chiều cao theo tuổi thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc thuộc về quá khứ làm cho đứa trẻ bị còi. • Cân nặng theo chiều cao: Là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại. Chỉ số này phản ánh tình trạng SDD cấp hay còn gọi “Wasting”. Cân nặng theo chiều cao thấp phản ánh sự không tăng cân hay giảm cân nếu so sánh với trẻ có cùng chiều cao, chính là phản ánh mức độ thiếu ăn và nhiễm khuẩn là hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. 1.3.3. Cách phân loại suy dinh dưỡng 1.3.3.1. Phân loại theo Gomez (1956) Là phân loại được dùng sớm nhất, nó chỉ dựa trên chỉ só cân nặng theo tuổi và sử dụng quần thể tham khảo Tiêu chuẩn Mức độ SDD Từ 70%-90% của cân nặng chuẩn SDD độ I Từ 60%-75% của cân nặng chuẩn SDD độ II Từ dưới 60% của cân nặng chuẩn SDD độ III Cách phân loại này không phân biệt giữa SDD cấp hay mãn cũng như giữa Marasmus và Kwashiorkor bởi vì cách phân loại này không đánh giá tới chiều cao.
  13. 13 1.3.3.2. Phân loại theo Wellcome (1970) Cân nặng (%) so với chuẩn Phù Có Không 60%-80% Kwashiorkor SDD I, II
  14. 14 Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng quần thể tham chiếu NCHS để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em không phù hợp với thực tế vì vậy để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ năm 2006 WHO đưa ra “chuẩn tăng trưởng mới ở trẻ em” và đề nghị áp dụng trên toàn thế giới [51]. Dựa vào các chỉ tiêu nhân trắc: tuổi, giới, cân nặng, chiều cao đo được và số trung bình của quần thể tham chiếu WHO 2005 để tính toán các chỉ số Z–score cân nặng theo tuổi (WAZ), Z–score chiều cao theo tuổi (HAZ), Z–score cân nặng theo chiều cao (WHZ). WHO đề nghị lấy điểm ngưỡng dưới 2 độ lệch chuẩn (< - 2SD) so với quần thể tham chiếu WHO 2005 để đánh giá trẻ bị suy dinh dưỡng.: Công thức tính độ lệch chuẩn Z-score ( SD score ): Kích thước đo được - Số trung bình của quần thể tham chiếu Z-score hay SD score = Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu - SDD thể nhẹ cân: CN/T Z-score (WAZ) < - 2SD; - SDD thể thấp còi: CC/T Z-score (HAZ) < - 2SD - SDD thể gày còm: CN/CC Z-score (WHZ) < - 2SD. WHO cũng đưa ra các mức phân loại sau đây để nhận định ý nghĩa sức khỏe cộng đồng [48]. Bảng 1.4. Phân loại mức suy dinh dưỡng cộng đồng trẻ dưới 5 tuổi [48] Mức độ suy dinh dưỡng theo tỷ lệ % Chỉ tiêu Thấp T/bình Cao Rất cao Thấp còi ( Stunting ) < 20 20-29 30-39 ≥ 40 Nhẹ cân ( Underweight) < 10 10-19 20-29 ≥ 30 Gầy còm ( Wasting )
  15. 15 1.3.4. Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng : Tác giả Lê Thị Hương, Trần Thị Lan đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi tại Đakrông và Hướng Hóa vào tháng 12/2009 cho thấy rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em ở đây rất cao. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới hai tuổi là 41.9% (thể nhẹ cân); 44.1% (thể thấp còi) và 13,4% ( thể gầy còm) trong khi tỷ lệ trẻ được cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm vào ngày hôm trước rất thấp (13,3%), có đến 45% và 60% bị tiêu chảy và nhiếm trùng đường hô hấp trong 2 tuần qua [23]. Nghiên cứu của Vũ Phương Hà và cộng sự tại hai huyện Hướng Hóa và Đakrông của tỉnh Quảng trị trong năm 2010 cho thấy: tỷ lệ SDD cao ở cả 3 chỉ số, trong đó SDD thể nhẹ cân là 42,1% (CN/T), thể thấp còi 48,2% (CC/T) và thể gầy còm 13,9% (CN/CC). Trên 50% các bà mẹ cho rằng phải cho con ăn bổ sung trước 6 tháng hoặc không biết nên bắt đầu cho ăn vào thời điểm nào [15]. Tác giả Lương Thị Thu Hà tiến hành nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại hai xã của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên năm 2008 nhận thấy tỷ lệ SDD ở thể nhẹ cân (35,4%), thể thấp còi (41,5%) và thể gầy còm (8,4%), độ tuổi có tỷ lệ SDD cao ở nhóm tuổi 13 - 48 tháng tuổi. Ở thể nhẹ cân, tỷ lệ SDD trẻ gái cao hơn trẻ trai, ở trẻ em người dân tộc thiểu số cao hơn trẻ em người Kinh. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố nguy cơ đối với SDD thể nhẹ cân ở trẻ em như thời gian ăn bổ sung không đúng, chất lượng thức ăn bổ sung không đảm bảo và tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, hô hấp [16].
  16. 16 1.4. Tình hình nhiễm giun của trẻ em trên Thế giới và ở Việt Nam 1.4.1. Tình hình nhiễm giun của trẻ em trên thế giới Nhiễm giun là bệnh thường gặp nhất ở người, hay gặp ở các nước nhiệt đới, phần lớn các nước đang phát triển là vùng nhiễm kí sinh trùng. Theo thống kê của WHO 2002, có đến 230 triệu trẻ em từ 0-4 tuổi bị nhiễm giun, vùng bị nhiễm nhiều nhất là vùng châu Á, Trung quốc, Ấn độ và sa mạc Sahara [18]. Năm 1997 tại Ấn Độ, Awashi. S và cộng sự nghiên cứu 1061 trẻ em từ 18-42 tháng tuổi thấy tỷ lệ nhiễm kí sinh trùng đường ruột là 17,5%, trong đó nhiễm giun đũa chiếm 68,1% [34]. Tại Kenya, Olsen A và cộng sự cho thấy 16% trẻ nhiễm giun đũa, 63% nhiễm giun móc và 24% nhiễm giun tóc [25]. Bệnh giun đũa rất phổ biến trên thế giới, có mặt hầu hết các châu lục, Châu Á có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất, khoảng 70%; Châu Phi là 32,32%; các nước Châu Mỹ có tỷ lệ nhiễm khoảng 8%. Tình trạng nhiễm giun đũa ở trẻ em tại một số nước Đông Nam Á: Thủ đô Kuala Lumpur có tỷ lệ nhiễm giun 15,5%, ở Sulawesi có tỷ lệ nhiễm 59,8%, Sukaraja có tỷ lệ nhiễm 44%, Philippin có tỷ lệ nhiễm 70,6% Do tính chất sinh thái giống nhau giữa giun tóc và giun đũa nên các vùng có bệnh giun đũa đều có bệnh giun tóc. Bệnh giun tóc phổ biến ở các vùng nhiệt đới Châu Phi và vùng Đông Nam Á [1]. Ở Jamaicar, tỷ lệ trẻ em nhiễm giun tóc là 38,3%, Guatemala tỷ lệ trẻ em nhiễm giun tóc là 82%. Ở Indonesia có tỷ lệ nhiễm từ 54,9%-76,0%. Tỷ lệ nhiễm ở trẻ em Philippin là 85,0%. Bệnh giun móc cũng gặp ở hầu hết các nước trên thế giới, nhưng chủ yếu ở các nước nhiệt đới như Nam Mỹ, Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á và một số nước Châu Âu. Các nước khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ nhiễm phục thuộc vào từng nước, từng khu vực: Thái Lan là 40.56%, Indonesia năm 1980 là
  17. 17 52%-80%, Malaysia 43-51%, Singapore tỷ lệ nhiễm thấp: 0,3%-6,1%; Lào 2%-31%, Campuchia 35-56% [8]. 1.4.2. Tình hình nhiễm giun của trẻ em ở Việt Nam: Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Á, có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Vì vậy có đầy đủ các yếu tố về: khí hậu, thổ nhưỡng cho các bệnh giun truyền qua đất phát triển. Mặt khác nền kinh tế chưa phát triển, văn hóa xã hội còn nhiều phong tục tập quán như ăn rau sống, dùng phân tươi trong canh tác... Tất cả các yếu tố trên đã tạo điều kiện cho mầm bệnh giun sán tồn tại và phát triển, vì vậy tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở Việt Nam rất cao [2]. WHO đề nghị cộng đồng được xếp loại có tỷ lệ nhiễm giun cao khi 50% số người thuộc cộng đồng có kết quả xét nghiệm dương tính. Những vùng có tỷ lệ giun móc lưu hành là những vùng có tỷ lệ nhiễm giun móc trên 20-30% [42]. Ở Việt Nam, nhiễm giun là vấn đề sức khỏe cộng đồng. Trên toàn quốc ước tính số người nhiễm giun đũa khoảng 60 triệu, giun tóc 40 triệu và giun móc 40 triệu, tỷ lệ nhiễm nói chung từ 50-60% [2], [3]. Đặc biệt, tỷ lệ đa nhiễm hai, ba loại giun rất cao, đạt 60-70% [2]. Riêng trẻ em, tỷ lệ nhiễm giun từ 36,1-99,8%; trong đó, nhiễm giun Đũa 30,4-93,9%, giun Móc 6,4-70,2%, giun Tóc 0,7-86,6 %. Cường độ nhiễm giun khá cao, 1 gam phân có 8,199 trứng giun Đũa, 264 giun Tóc [26]. Theo nghiên cứu của Đỗ Dương Thái và cộng sự, tỷ lệ nhiễm giun đũa ở trẻ từ 2 - 5 tuổi là 42,8% - 66% [36]. Hoàng Thị Kim và cộng sự nghiên cứu ở trẻ 1 - 4 tuổi vùng đồng bằng tỷ lệ nhiễm giun móc là 1,4% [27]; Trần Minh Hậu và cộng sự cho thấy, trẻ em dưới 5 tuổi tại Thái Bình tỷ lệ nhiễm giun đũa là 77,4%, giun tóc 30,1%, giun móc 1,07% [18] ; Đỗ Thị Đáng nghiên cứu ở huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa ở trẻ 6 tháng đến 15 tuổi là 87% - 89%, giun tóc 78% - 80% và giun móc 20% [5].
  18. 18 1.4.3. Đặc điểm sinh học, tác hại đối với sức khỏe và bệnh tật trẻ em của một số loại giun thường gặp 1.4.3.1. Đặc điểm sinh học của một số loại giun thường gặp Giun đũa (Ascaris Lumbricoides) là một loại giun lớn, có hình thể dài và to như chiếc đũa [32]. Bệnh giun đũa gây tác hại tiềm tàng do khả năng chiếm thức ăn của chúng ở ruột non. Ngoài việc chiếm protein của cơ thể, giun đũa còn gây ra rối loạn các chức năng về tiêu hóa và dinh dưỡng. Do đó ảnh hưởng đến thể lực, tuổi thọ của mỗi người, đặc biệt làm giảm khả năng phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ em [32] Giun móc/mỏ gây bệnh ở người chủ yếu do hai loài giun tròn nhỏ thuộc họ Ancylostomide là giun móc (Ancylostoma duoenalae) và giun mỏ (Necator americanus) gây ra. Hai loại giun này tuy có khác nhau về hình thể nhưng có đặc điểm dịch tễ học, bệnh học và các tác hại tương tự nhau nên thường được gọi chung là giun móc [32]. Giun móc sống ở tá tràng và phần đầu ruột non, cắm miệng vào niêm mạc ruột để hút máu. Tác hại chủ yếu và nguy hiểm nhất của nhiễm giun móc là gây nên sự mất máu kéo dài, dẫn đến tình trạng thiếu máu của người bệnh. Đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em và phụ nữ tuổi sinh đẻ. Trong khi hút máu, giun móc còn tiết ra chất chống đông máu, do đó, máu vẫn tiếp tục chảy sau khi đã hút máu no. Người ta ước tính mỗi con giun móc mỗi ngày làm mất 0,02-0,07 ml máu. Nếu bị nhiễm hàng trăm con giun móc, lượng máu mất hàng ngày có thể tới 50-60 ml. Mất máu kéo dài như vậy sẽ gây thiếu máu thiếu sắt nặng, ngay cả trong trường hợp trẻ em và người lớn được ăn uống tốt [31], [32]. Giun tóc (Trichuris trichiura) là loài giun nhỏ dài 3-5 mm có phần đầu mảnh, nhỏ như sợi tóc (Trichusis trichiura) gây ra. Giun tóc ký sinh ở chủ yếu vùng manh tràng và đại tràng. Giun tóc cắm sâu vào niêm mạc ruột để hút máu [32]. Do giun tóc có phương thức ký sinh và cắm sâu phần đầu vào niêm
  19. 19 mạc ruột vật chủ nên gây tổn thương tế bào, làm rối loạn chức năng ruột và viêm ruột. Nhiễm giun tóc nặng, kéo dài có thể gây thiếu máu nhược sắc, hồng cầu giảm [31]. 1.4.3.2. Tác hại đối với sức khỏe và bệnh tật trẻ em của một số loại giun Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa nhiễm kí sinh trùng và tình trạng dinh dưỡng biểu hiện qua các chỉ số nhân trắc. Tác hại của giun đũa thường liên quan đến số lượng giun tích lũy trong cơ thể. Số lượng giun đũa càng nhiều thì lượng thức ăn bị chiếm đoạt của vật chủ càng lớn. Các nghiên cứu đều cho thấy nhiễm giun Đũa số lượng lớn sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng [2], [37]. Nhiễm giun số lượng nhẹ - vừa thì không thấy triệu chứng gì rõ rệt, đôi khi thấy buồn nôn, ăn không tiêu, hay đau bụng, đi ngoài phân nát. Ở trẻ em hay gặp các triệu chứng như: gầy còm, bụng chướng, biếng ăn, co giật, ứa nước bọt, đó là những triệu chứng nhiễm độc thần kinh do độc tố của giun gây ra. Biểu hiện suy dinh dưỡng ở trẻ em nhiễm giun thường kéo dài, cân nặng và tốc độ phát triển thể lực của trẻ em nhiều khi rất thấp [32], [37]. Giun móc không những gây ra tình trạng thiếu máu mà còn làm giảm Vitamin A, B1, C... và giảm protein. Kết quả nghiên cứu bằng đồng vị phóng xạ cho thấy: hiện tượng giảm protein trong bệnh giun móc vừa do mất máu vừa do rối loạn hấp thu [2]. Như vậy hậu quả nghiêm trọng nhất của nhiễm giun móc là sự mất máu mãn tính từ tá tràng đến ruột non làm giảm dự trữ sắt của cơ thể và phát sinh bệnh thiếu máu, thiếu sắt và cũng có thể mất protein huyết thanh dẫn đến giảm Albumin nghiêm trọng. Ở trẻ em nhiễm giun móc nhiều và kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể như: chậm lớn, còi cọc, chậm phát triển về tinh thần và trí tuệ [32]. Giun tóc ký sinh ở đại tràng, manh tràng, phần đầu của giun tóc cắm sâu vào niêm mạc ruột gây tổn thương tế bào, làm rối loạn chức năng ruột và
  20. 20 viêm ruột. Hậu quả gây ra những triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đi ngoài... Vì giun tóc hút máu nên những trường hợp nhiễm nặng thường bị thiếu máu nhược sắc, hồng cầu giảm [21], [31]. Theo WHO, số dân của Việt Nam là 70 triệu, tỷ lệ nhiễm trong dân là 80% nhiễm giun đũa, 52% nhiễm giun Tóc và 32% giun Móc. Mỗi người Việt Nam trung bình có 8 con giun đũa, 22 con giun tóc và 17 con giun móc. Như vậy, trong một năm tác hại do giun như sau: giun đũa tiêu thụ 28.616 tấn gạo; 31,8 tấn thịt; giun tóc tiêu thụ 1.461.460 lít máu; giun móc tiêu thụ 27.798.400 lít máu [50]. 1.4.4. Một số nghiên cứu về tình trạng nhiễm giun trẻ em Năm 1997 tại Ấn Độ, Awashi. S và CS nghiên cứu 1061 trẻ em từ 1,5 đến 3,5 tuổi thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột là 17,5%, trong đó giun đũa chiếm 68,1% [43]. Nguyễn Võ Hinh và CS nghiên cứu trên 6882 mẫu phân trẻ từ 1 - 14 tuổi tại Thừa Thiên Huế thấy tỷ lệ nhiễm ở trẻ 1 - 5 tuổi giun đũa là 81,8%, giun tóc 20,9%, giun móc 13,64% [20]. Đỗ Dương Thái và CS nghiên cứu trên 1472 trẻ em dưới 3 tuổi tại Hà Nội, trong nội thành thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa là 17,84%, giun tóc 3,22% ngoại thành tỷ lệ nhiễm giun đũa là 46,49%, giun tóc 3,08% [36]. Hoàng Tân Dân và CS nghiên cứu tại trường mầm non nội thành Hà Nội thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa là 8,8% - 10,2%, giun tóc 3,47% - 4,34%, không có trẻ nào nhiễm giun móc, tỷ lệ nhiễm phối hợp thấp, cường độ nhiễm nhẹ, không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giữa các lứa tuổi và giới của trẻ [4]. Năm 2003, Phạm Trung Kiên nghiên cứu ở trẻ dưới 60 tháng tuổi tại Kim Bảng Hà Nam cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung là 93,4%, trong đó trẻ em ở xã Hoàng Tây có tỷ lệ nhiễm giun đũa là 85,3%, giun tóc 69,5% và trẻ ở xã Văn Xá tỷ lệ nhiễm giun đũa là 79,5%, giun tóc 63,9% [25].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2