Luận văn tốt nghiệp “Các ngành nghề trong hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam”
lượt xem 222
download
Trước xu thế hội nhập và phát triển, đất nước ta đang nỗ lực thực hiện thành công tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước để xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có lực lượng sản xuất xã hội chủ nghĩa tương đối phát triển phù hợp với quan hệ sản xuất với mục tiêu tạo tiền đề cho bước phát triển cao hơn hướng tới dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Trong chiến lược phát triển kinh tế quốc dân dài hạn mọi thành phần kinh tế...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp “Các ngành nghề trong hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam”
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C Trƣờng……………. Khoa………………. …………..o0o………….. Báo cáo tốt nghiệp Đề tài: Các ngành nghề trong hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam ” 1
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 3 1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 3 b.Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 5 CHƢƠNG I ................................................................................................... 7 MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................ 7 VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ CỦA HỘ NÔNG DÂN ........................ 7 1.1.Vai trò của ngành nghề ............................................................................ 7 1.5. Các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển ngành nghề nông thôn ................................................................................................... 10 CHƢƠNG II................................................................................................ 20 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 20 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................... 20 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................... 21 2.1.2.1.Tình hình đất đai ............................................................................. 21 Biểu 1: Tình hình sử dụng đất đai ở xã Liêm Chính – thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam qua ba năm( 2001- 2003) .................................................... 21 CHƢƠNG III .............................................................................................. 32 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 32 3.1. Thực trạng tình hình phát triển các ngành nghề ở các hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam............................... 32 CHƢƠNG IV .............................................................................................. 75 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 75 4.1. Kết luận ................................................................................................ 75 2
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết của đề tài Trƣớc xu thế hội nhập và phát triển, đất nƣớc ta đang nỗ lực thực hiện thành công tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc để xây dựng nƣớc ta thành một nƣớc công nghiệp có lực lƣợng sản xuất xã hội chủ nghĩa tƣơng đối phát triển phù hợp với quan hệ sản xuất với mục tiêu tạo tiền đề cho bƣớc phát triển cao hơn hƣớng tới dân giàu nƣớc mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế quốc dân dài hạn mọi thành phần kinh tế đều đƣợc khuyến khích phát triển, đặc biệt nông nghiệp và nông thôn với gần 75% dân số và tới 70% lực lƣợng lao động cả nƣớc luôn là mối quan tâm hàng đầu trong các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Xuất phát điểm là một nƣớc nông nghiệp lạc hậu sau nhiều năm chiến tranh tàn phá nặng nề, gần hai mƣơi năm thực hiện đƣờng lối đổi mới mà Đại hội VI đã đề ra, bộ mặt nông thôn Việt Nam đã có những bƣớc chuyển biến tích cực, kinh tế liên tục tăng trƣởng và phát triển, nền sản xuất gắn dần với thị trƣờng tiêu thụ cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực giảm dần tỷ trọng nông nghiệp kém hiệu quả, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện. Tuy nhiên nông thôn Việt Nam đang đứng trƣớc những khó khăn thử thách: đất canh tác trên đầu ngƣời thấp, thiếu việc làm, lao động dƣ thừa, kinh tế nông thôn chƣa phát triển vững chắc nhiều hộ nông dân chậm phát triển thu nhập thấp. Trong khi đó địa bàn nông thôn có tỷ lệ sinh cao, hàng năm có thêm hơn một triệu lao động bổ sung, xu hƣớng đô thị hoá, sự cách biệt ngày càng xa giữa thành thị và nông thôn. Xuất phát từ thực tiễn đó cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới đã gặp phải trong quá trình phát triển cho thấy phát triển nông thôn tất yếu phải phát triển ngành nghề, các ngành nghề này bao gồm công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống gia truyền, đặc biệt là việc chế biến nông sản những điều này sẽ tạo ra lối thoát cho vòng 3
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C luẩn quẩn đói nghèo – tăng dân số – thiếu việc làm – tệ nạn xã hội – kém phát triển – đời sống thấp. Đảng và Nhà nƣớc đang nỗ lực thực hiện thành công nghị quyết VIII mà ban chấp hành trung ƣơng khoá VII đề ra:” Nhiệm vụ cấp bách hiện nay là đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn với phƣơng châm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp giá trị thấp rủi ro cao sang các ngành công nghiệp và dịch vụ có hiệu quả và phù hợp từng vùng từng địa phƣơng tƣờng đơn vị kinh tế, gắn kết với việc phát triển cơ sở hạ tầng áp dụng khoa học kỹ thuật phát huy lợi thế và tiềm năng sẵn có giảm chi phí sản xuất tăng cƣờng năng lực cạnh tranh chuyển dịch cơ cấu lao động theo xu hƣớng ly nông bất ly hƣớng phát triển nền kinh tế hàng hoá một cách bền vững, tƣờng bƣớc cải thiện đời sống nhân dân, giảm dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn “. Xã Liêm Chính là một xã thuộc địa giới hành chính của thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam, những năm gần đây bộ mặt kinh tế xã hội của địa phƣơng có sự chuyển biến tích cực: kinh tế không ngừng tăng trƣởng phát triển, lực lƣợng sản xuất ngày càng lớn mạnh, cơ cấu kinh tế biến đổi tích cực theo hƣớng tăng dần vai trò của ngành nghề phi nông nghiệp, văn hoá đời sống nhân dân tăng lên.Tuy nhiên trong quá trình phát triển của mình địa phƣơng vẫn chƣa tận dụng tốt lợi thế của mình đặc biệt trong phát triển các ngành nghề công nghiệp, Công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nƣớc đề ra đã đem lại sự chuyển biến tích cực bộ mặt kinh tế xã hội cả nƣớc, nền kinh tế nƣớc ta vốn là một nền kinh tế thuần nông phải nhập khẩu lƣơng thực thƣờng xuyên thì đến năm 1989 không những đủ cung cấp nhu cầu trong nƣớc mà trở thành nƣớc xuất khẩu lƣơng thực lớn của thế giới; cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nền kinh tế mỗi năm tăng trƣởng cao. Nhân dân bây giờ không phải lo thiếu ăn, thiếu mặc nữa mà lo sao làm giàu chính đáng cho mình và cho xã hội, đó cũng là câu hỏi đang đƣợc các cấp các ngành quan tâm cố gắng tìm ra lời giải tốt nhất. Xuất phát điểm từ một nền kinh tế thuần tuý dựa vào nông, lâm, ngƣ nghiệp thì không thể phát triển nhanh đƣợc, không tạo đƣợc những tích luỹ cần thiết để tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc.Do đó muốn đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại 4
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C hoá phải đẩy nhanh công nghiệp hoá nông thôn mà hộ nông dân là một chủ thể chủ yếu ở nông thôn điều này đòi hỏi phải: - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hƣớng xoá dần tính chất thuần nông, phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Việc phát triển công nghiệp nông thôn đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản cho phép nâng cao chất lƣợng và sản lƣợng nông sản, nâng cao giá trị kinh tế của các nông sản hàng hoá cho tiêu dùng và xuất khẩu. - Phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất và đời sống xã hội nhƣ giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin, cơ sở công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, cơ sở y tế,giáo dục làm thay đổi bộ mặt nông thôn, giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. - Áp dụng các tiến bộ kỹthuật, các phát triển khoa học nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh nâng cao chất lƣợng, nâng cao lợi thế so sánh trên thị trƣờng tiêu thụ, giảm lao động thủ công nặng nhọc. - Phát huy những kinh nghiệm đƣợc truyền tụng từ những ngƣời trƣớc làm tăng phẩm chất sản phẩm, giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh, giữ vững đƣợc truyền thống của địa phƣơng. Xây dựng và phát triển nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn là một vấn đề lớn và phức tạp, nó liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành. Đề tài này nhằm triển khai chiến lƣợc “Lấy việc khai thác tiềm năng về địa lý gần trung tâm tỉnh, chế biến nông sản – nghề truyền thống đang có thế mạnh ở địa phƣơng làm trọng tâm phát triển kinh tế hộ…” mà lãnh đạo địa phƣơng đang hết sức cố gắng thực hiện. Vì vậy đề tài này mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng và đề xuất đƣợc một số giải pháp cho sự phát triển của các ngành nghề trong hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính- Thị xã Phủ Lý-tỉnh Hà Nam trong thời gian ba năm qua 2001- 2003. b.Mục tiêu cụ thể 5
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C . Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển ngành nghề cho hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý- tỉnh Hà Nam. . Đánh giá thực trạng phát triển các ngành nghề trong hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính – thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam qua ba năm từ 2001G đến 2003. . Bƣớc đầu đƣa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các ngành nghề trong hộ nông dân trong địa bàn xã Liêm Chính – thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam ở những năm tới. 3. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các ngành nghề trong hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Phạm vi không gian:Nghiên cứu thực trạng các ngành nghề trong hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính – thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam. Phạm vi thời gian: Nghiên cứu các ngành nghề trong hộ nông dân trên địa bàn xã qua ba năm ( 2001- 2003). Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 12/01/2004 đến 01/ 05/ 2004. 6
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C CHƢƠNG I MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ CỦA HỘ NÔNG DÂN 1.1.Vai trò của ngành nghề Các ngành nghề phi nông nghiệp có vai trò rất to lớn đến sự phát triển của hộ nông dân. Dƣới hình thức là các hoạt động dịch vụ, ngành nghề tiểu thủ công truyền thống, …Các hoạt động này đã giải quyết những vấn đề rất cơ bản của hộ.Các nhề truyền thống (làm thêu, mây tre đan, làm đậu, làm bánh …) đã thu hút rất nhiều lực lƣợng lao động ở địa phƣơng, nhất là những lúc nông nhàn, đặc biệt đặc điểm địa phƣơng đất chật ngƣời đông, diện tích sản xuất cây lƣơng thực thực phẩm ngày càng thu hẹp, cộng thêm các dự án về quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị, chƣơng trình dãn dân là các yếu tố trực tiếp đẩy hộ nông dân vốn sản xuất nông nghiệp là chính phải xem xét lại phƣơng thức sản xuất của mình cho phù hợp. Từ đó các ngành nghề phi nông nghiệp đƣợc coi là giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề dƣ lao động- thiếu việc làm ở địa phƣơng. Các nghề truyền thống là các nghề mà một số hộ giữ đƣợc lợi thế tuyệt đối của mình trƣớc ảnh hƣởng của dƣ luận và thời gian mà mấu chốt đó là các bí quyết sự lành nghề dẫn đến sản phẩm sản xuất ra đạt yêu cầu thị hiếu của cầu tiêu thụ về phẩm chất, hình thức, kiểu dáng, chi phí, hàm lƣợng chất xám, độ tinh xảo. Sự lành nghề có kĩ xảo, có năng lực đƣợc mang lại kết quả là các sản phẩm làm ra sẽ có 7
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C chi phí thấp lại đƣợc ƣa chuộng tất yếu hộ sản xuất sẽ có thu nhập tốt, có sức ổn định. Các vấn đề xã hội (nhƣ ma tuý, mại dâm, cờ bạc) đặt ra cho địa phƣơng nơi mà cách xa trung tâm tỉnh lỵ không xa đòi hỏi phải có phƣơng án giải quyết xuất phát từ căn nguyên của vấn đề: việc làm là vấn đề bức bách mà muốn có nhiều việc làm có thu nhập, giải quyết sự nhàn nhã thì phát triển các nghành nghề phi nông nghiệp là giải pháp hữu hiệu để giúp các thành viên của hộ không xa phải con đƣờng tội lỗi xấu xa. Việc làm ngoài ngoài nông nghiệp giúp hộ chủ động hơn dƣới ảnh hƣởng bất trắc (rủi ro) của thời tiết, thiên nhiên, sâu bệnh. Quá trình phát triển này sẽ giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hộ của địa phƣơng theo hƣớng giảm tỷ lệ nông nghiệp xuống và tăng giá trị ngành nghề phi nông nghiệp lên. 1.2.Một số khái niệm cơ bản Ngành nghề trong các hộ nông dân bao gồm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ cho sản xuất và đời sống. Các tổ chức hộ với mức độ khác nhau đều có thể sử dụng các nguồn lực sẵn có ở địa phƣơng nhƣ đất đai lao động, các sản phẩm từ nông nghiệp và các nguồn lực khác cộng thêm các kinh nghiệm sản xuất kinh doanh đƣợc tích luỹ kế thừa để làm ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Các ngành nghề trong hộ đƣợc biểu trƣng bởi số lƣợng các ngành nghề với quy mô các yếu tố sản xuất, trình độ công nghệ đƣợc sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm có chất lƣợng đƣợc ƣa chuộng và phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng nhƣ thế nào. Sự phát triển các ngành nghề trong các hộ nông dân là sự tăng số hộ có ngành nghề và sự chuyển biến tích cực trong nội tại các ngành nghề mà hộ đảm nhận nhƣ công nghệ trình độ tay nghề, sự lành nghề, sự đa dạng hoá sản phẩm cùng một đầu vào, chất lƣọng sản phẩm tăng lên.... Các ngành nghề mà hộ nông dân tổ chức có hiệu quả sẽ thúc đẩy kinh tế hộ phát triển từ đó phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. 1.3. Đặc điểm ngành nghề nông thôn Ngành nghề trong các hộ nông dân rất đa dạng: có ngành nghề lấy các sản phẩm từ nông nghệp thuần tuý qua chế biến phục vụ nhu cầu sống của con ngƣời nhƣ nghề làm bún, làm đậu phụ, nấu rƣợu ; có ngành nghề tận dụng vị trí gần trung tâm kinh tế văn hoá để phát triển nhƣ làm thuê, may, đan, thêu, mộc, cơ khí ; với những hộ nằm 8
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C ngay đƣờng trục chính thì có cơ hội tốt để phát triển nghề buôn bán thông thƣơng và làm dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghệp hay dịch vụ cho đời sống con ngƣời. Các ngành nghề này có một số đặc điểm sau: - Không hay ít chịu tác động của thời tiết khí hậu hơn nghề nông nghệp truyền thống. - Đất đai không phải là tƣ liệu sản xuất chủ yếu nhƣng lại là cơ sở để sản xuất ngành nghề tồn tại và phát triển. - Các ngành nghề có sử dụng các sản phẩm đầu vào từ nông nghệp ít nhiều chịu ảnh hƣởng của tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp. - Công nghệ dùng cho sản xuất kinh doanh có xen kẽ thủ công thô sơ và cơ khí. - Quy mô ngành nghề hầu hết đều nhỏ. - Phụ thuộc rất nhiều vào thị trƣờng đặc biệt là các sản phẩm chế biến từ nông sản. - Chất lƣợng các sản phẩm làm ra phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm tích luỹ của hộ. 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển các ngành nghề trong hộ nông dân a. Nhân tố nội tại của hộ nông dân: Nhƣ tiềm lực về vốn, kinh tế sẵn có, trình độ năng lực chuyên môn của chủ hộ.Hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mình về kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình: Các quyết định đầu tƣ sản xuất kinh doanh không phải ai khác mà chính do chủ hộ quyết định do đó trình độ của chủ hộ, của các thành viên có sức ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình tồn tại và phát triển cuỉa hộ. Chủ hộ mà có kiến thức, có kinh nghiệm trên thị trƣờng, trong xã hội, biết nắm bắt thời cơ, biết vận động năng động trƣớc rủi ro từ bên ngoài sẽ tạo cho hộ khả năng đứng vững, phát triển bền vững trƣớc thời cuộc. b. Nhân tố thị trường: Những hộ chuyên ngành nghề nhất là chế biến các sản phẩm từ đầu vào nông sản tạo ra sản phẩm có thời gian sử dụng thấp bảo quản khó khăn có yêu cầu gay gắt về thị trƣờng. c. Nhân tố địa lý: Hộ nằm trên các trục đƣờng chính, gần khu đông đúc dân cƣ càng có điều kiện kinh doanh dịch vụ tốt hơn. d. Nhân tố kĩ thuật: Các nghề truyền thống nhƣ mộc, nề, thiêu, đan, may, sửa chữa máy móc thiết bị đòi hỏi sự lành nghề đặc biệt các hoạt động chế biến nông sản nhƣ làm đậu, nấu rƣợu, làm bánh kẹo phải cần có sự tích luỹ kinh nghiệm. Các hoạt động sản xuất 9
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C công cụ cho đầu vào của hoạt động khác, các hoạt động sản xuất các vật phẩm tiêu dùng nhƣ sản xuất ra dao, kéo, cày, bừa, máy tuốt lúa đạp chân, cổng sắt… cũng đòi hỏi yêu cầu phải đáp ứng thị hiếu khách hàng tiêu dùng phải phù hợp với hoàn cảnh ứng dụng các sản phẩm đó. Những hộ buôn bán nhỏ nhƣ hộ buôn bán các sản phẩm nông sản bán ra thị trƣờng, bán các hàng hoá tiêu dùng ở chợ hay tại gia đình nơi thuận tiện lƣu thông hàng hoá và dễ kiếm lời buộc hộ phải năng động trong việc phải nắm bắt thị trƣờng để có phản ứng linh hoạt. đ. Nhân tố chính sách: Các chính sách của chính phủ đƣa ra nhƣ chính sách đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong hộ nông dân, chính sách đất đai, xoá đói giảm nghèo, cơ sở hạ tầng nông thôn… tuỳ vào mức độ tác động mà hộ có ảnh hƣởng khác nhau. Phần lớn các chính sách này có độ nhạy cảm với vấn đề phát triển kinh tế của nông thôn mà hộ nông dân là một chủ thể, vấn đề xoá đói giảm nghèo, phát triển cải thiện cơ sở hạ tầng, cải thiện các điều kiện sống cho nông dân… Các chính sách mà chính phủ đƣa ra luôn luôn xuất phát từ nhu cầu thực tai khách quan để tháo gỡ những vấn đề nan giải của xã hội. e. Nhân tố cộng đồng xã hội: Đó là các phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục, truyền thống của cộng đồng gây ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp tới sự phát triển ngành nghề trong các hộ nông dân. Nghề làm đậu phụ, nấu rƣợu, làm bánh đa… sở dĩ tồn tại và phát triển đƣợc do phong tục nuôi lợn để lấy phân bón ruộng cũng do tục lệ uống rƣợu trong các ngày lễ. Tâm lý bảo thủ chậm tiến mang nặng tính phong kiến cổ hủ của xã hội trƣớc cũng ảnh hƣởng không nhỏ tới tâm lý mở rộng sản xuất kinh doanh trong hộ ngành nghề do lo sợ bị thua lỗ phá sản. 1.5. Các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển ngành nghề nông thôn Các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển kinh tế nông thôn mà hộ nông dân là một chủ thể chủ yếu của nông thôn đã tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế xã hội nông hộ của đất nƣớc.Đất nƣớc ta là một đất nƣớc xuất phát điểm từ nông nghiệp trƣớc cách mạng tháng 8 năm 1945 khi mà đất nƣớc ta nửa thuộc địa nửa phong kiến bị áp bức bóc lột mất quyền độc lập tự do, xét trên cả nƣớc giai cấp địa chủ chỉ có 3% dân số đã chiếm 41.4% ruộng đất, nông dân lao động lại chiếm tới 97%dân số 10
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C nhƣng chỉ có 36% diện tích đất, số còn lại thuộc đồn điền của pháp và đất công. Các nghành kinh tế quan trọng nhƣ thƣơng mại, khai thác mỏ… đều do pháp quản lý. Các thƣơng gia, các nhà doanh nghiệp Việt Nam bị chèn ép cô lập không phát triển đƣợc. Sau khi nƣớc nhà độc lập, công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc năm 1956 đa số hộ nông dân ít nhiều đều có đất trực tiếp sản xuất nông nghiệp, các nghành sản xuất khác đƣợc khôi phục và khuyến khích phát triển, nét đặc trƣng ở giai đoạn này là hộ nông dân sản xuất hoàn toàn cá thể. Giai đoạn 1960- 1980 đƣợc định hình bởi kinh tế tập thể. Từ năm 1958 tiến hành hợp tác hoá, đến cuối năm 1960 có 84% nông hộ đã tham gia vào hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, từ đó làm cho môi trƣờng sản xuất kinh doanh của nông hộ thay đổi căn bản. Hiến pháp năm 1959 đã xác định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, mọi quan hệ mua bán trao đổi đất bị cấm nghiêm ngặt. Giai đoạn này hộ nông dân sản xuất nông nghiệp là chính các nghành khác nhất là buôn bán lƣu thông hàng hoá kiếm lời bị tê liệt hoàn toàn, mọi hoạt động phi nông nghiệp đều thuộc sự quản lý của nhà nƣớc dƣới hình thức hợp tác xã. Trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp nông hộ đƣợc tập thể giành cho 5% đất canh tác để làm “kinh tế phụ gia đình” hay “kinh tế phụ xã viên”. Với 5% đất canh tác nhƣng đã sản xuất ra 48%giá trị sản lƣợng nông nghiệp, 50% - 60% thu nhập của hộ. Tuy không công khai nhƣng kinh tế nông hộ đã thực sự là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại. Nông hộ đƣợc chia thành 2 loại: Loại 1: Gồm các hộ nông dân cá thể ngày càng giảm có phân biệt đối xử sản xuất luôn bị kìm hãm bó buộc. Loại 2: Gồm các hộ gia đình xã viên trong hợp tác xã và hộ công nhân viên trong các lâm trƣờng loai này có nguồn thu nhập từ kinh tế tập thể thông qua ngày công đóng góp hoặc tiền lƣơng và thu từ đất 5% với số vật tƣ và lao động còn lại mà hợp tác xã huy động đến kinh tế nông hộ với sản xuất nông nghiệp là chính chỉ giới hạn 5% phần đất, kinh tế hợp tác xã đình đốn, kinh tế quốc doanh thua lỗ nên thu nhập từ kinh tế tập thể trong tổng thu của hộ có sự biến đổi lớn: kinh tế tập thể chiếm 70% - 75% còn kinh tế nông hộ chỉ chiếm 25% -30%. Do thu nhập từ kinh tế tập thể thấp đã làm cho nông đân xã viên chán nản, muốn xa nền kinh tế tập thể. 11
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C Giai đoạn 1981-1987 trƣớc thực trạng kinh tế tập thể đình đốn, khủng hoảng lƣơng thực thƣờng xuyên xảy ra nghiêm trọng, nền kinh tế đất nƣớc đình đốn, kinh tế nông hộ bị hạn chế không phát triển đƣợc thì nghị quyết TW6 tháng 9 năm 1979 xác định “những vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách” nhằm tìm giải pháp đƣa đất nƣớc thoát khỏi khủng hoảng. Xuất phát từ thực trạng đó Bộ chính trị đã ban hành Chỉ thị 100 ngày 13/01/1981 về cải tiến công tác khoán mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và ngƣời lao động trong hợp tác xã. Xã viên đƣợc đầu tƣ vốn, sức lao động đƣợc khoán và hƣởng trọn phần vƣợt khoán, nền kinh tế hộ gia đình đƣợc khôi phục và phát triển nhanh chóng. Năm 1986 -1987 giá cả các mặt hàng tăng vọt, chế độ thu mua hàng hoá theo nghĩa vụ của nhà nƣớc nặng nề, trong nông nghiệp mà ruộng đất khoán tập thể đảm nhận 5 khâu; 3 khâu còn lại ngƣời lao động chịu trách nhiệm không đƣợc ổn định, sản lƣợng khoán nâng cao dần từ đó hiệu quả đầu tƣ giảm, thu nhập của nông hộ cũng giảm dần. Giai đoạn từ năm 1988 đến nay. Trƣớc tình trạng trên Nghị quyết 10 Q/ TW ngày 05/ 04/ 1988 của bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nhằm giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất trong nông thôn trong từng hộ nông dân, đậc biệt nghị quyết khẳng định hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế nông hộ. Nghị quyết còn chủ trƣơng giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân, xoá bỏ chính sách thu mua theo nghĩa vụ để tạo điều kiện cho hộ nông dân phát triển sản xuất. Thực hiện khoán theo nghị quyết 10 đã làm cho ngƣời lao động quan tâm đến sản phẩm cuối cùng. Các thành phần kinh tế và kinh tế hộ nông dân phát triển dẫn đến hiệu quả cao trong sản xuất và không ngừng nâng cao sức sống nông dân, nền kinh tế đƣợc khôi phục và phát triển. Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX đã đƣa ra tiếp những chủ trƣơng về phát triển 5 thành phần kinh tế, 3 chƣơng trình kinh tế lớn của nhà nƣớc, chiến lƣợc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc.Từ đó hộ nông dân là chủ thể sản xuất với việc ban hành những chính sách lớn nhƣ giao đất lâu dài, mở rộng cho vay tới hộ, thực hiện xoá đói giảm nghèo, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khuyến khích khôi phục và phát triển các nghành nghề truyền thống, khuyến khích kinh tế thị trƣờng phát triển… kinh tế 12
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C nông hộ đã có niềm tin mở rộng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho nông dân, kinh tế hộ đã có nhiều thay đổi lớn mà điển hình cơ cấu sản xuất đã có chuyển biến tích cực từ thuần nông sang các nghành nghề khác nhất là vùng nông thôn giáp danh thành thị. 1.6.Thực trạng tình hình phát triển ngành nghề nông thôn ở một số nƣớc trên thế giới Việc phát triển ngành nghề nông thôn đƣợc xem là một trong những giải pháp quan trọng để tháo gỡ những khó khăn, những phát sinh trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn nông thôn ở một số nƣớc trên thế giới. Một số nƣớc đã trải qua quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn rất thành công, đó là những bài học kinh nghiệm cho đất nƣớc ta học tập đúc rút và áp dụng linh hoạt mô hình phát triển nông thôn một cách hiệu quả nhất. Ở một ngay cạnh nƣớc ta, Trung Quốc thực hiện rất tốt quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn trong giai đoạn cải cách (1978- 1992) với phƣơng châm đề ra” ly nông bất ly hƣơng, nhập xƣớng bất nhập thành” chủ trƣơng phát triển ngành nghề nông thôn theo mô hình xí nghiệp Hƣơng Trấn lấy nông thôn làm cơ sở. Bƣớc đi của Trung Quốc là thận trọng từ thấp lên cao, không chạy theo phong trào không chạy theo hình thức, không chạy theo thành tích nhƣ thời kì “ công xã nhân dân” ; lấy mô hình phát triển xí nghiệp Hƣơng Trấn vừa là tích luỹ ban đầu vừa là bắt đầu đi vào phát triển chiều sâu bằng áp dụng công nghệ mới hiện đại và sử dụng nhiều vốn. Nhiều xí nghiệp nhƣ Hƣơng Trấn đã mở rộng về quy mô và phạm vi lĩnh vực kinh doanh. Hiện nay các xí nghiệp nhƣ Hƣơng Trấn đã hoạt động ở ba cấp: huyện, xã, thôn và tạo ra giá trị sản lƣợng ngày càng tăng. Nhờ sự phát triển công nghiệp nông thôn mà Trung Quốc đã giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp từ 70% (1978) xuống dƣới 50% (1992) giảm áp lực di dân ra thành thị, kinh tế nông thôn phát triển đã cải thiện đời sống nhân dân vùng nông thôn. Nằm trong nhóm nƣớc Niss, Đài Loan bắt đầu tiến trình công nghiệp hoá nông thôn từ những năm 50 bao gồm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề cổ truyền, các xí nghiệp gia đình sản xuất chế biến lƣơng thực thực phẩm và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ ngành du lịch. Riêng công nghiệp chế biến nông sản rất phát 13
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C triển: năm 1991 đã có 5779 xí nghiệp với 100 nghìn lao động đã tạo ra giá trị sản lƣợng tới 17.5 tỷ USD . Công nghiệp thực phẩm với 22 chuyên ngành chủ yếu trong đó công nghiệp chế biến thịt chiếm 15.41% giá trị sản lƣợng, với chăn nuôi là12.36%, gạo 9.25%, đồ uống có cồn 7.16%. Riêng xay xát gạo có 2500 nhà máy quy mô nhỏ. Công nghiệp nông thôn Đài Loan đã thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tỷ trọng gia đình thuần nông đã giảm từ 39.9% (1955) xuống còn 8.98% (1985), tỷ trọng các hộ kiêm tăng từ 60.13% (1955) lên 91.2% (1985). Thu nhập các hộ nông dân ngoài nông nghiệp tăng từ 43% (1952) lên gần 70% (1992), cơ cấu lao động xã hội cũng thay đổi năm 1952 lao động nông nghiệp chiếm 51% công nghiệp 16.9% dịch vụ 27% thì đến năm 1992 lao động nông nghiệp giảm xuống còn 12.9% công nghiệp tăng 40.25% dịch vụ 49.9%. Nhìn chung Đài Loan thực hiện công nghiệp hoá nông thôn với hình thức đa dạng đã đem lại hiệu quả kinh tế xã hội rõ rệt góp phần không nhỏ vào sự thành công quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc. Nằm trong khối ASEAN, là một nƣớc đang phát triển, Thái Lan công nghiệp hoá nông thôn trên cơ sở dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phƣơng với mục tiêu trƣớc tiên là cải tạo cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn qua việc cung cấp nguyên liệu và nguồn lực cho công nghiệp. Do đó Thái Lan đã xây dựng một chiến lƣợc phát triển nông thôn trên cơ sở khu vực lấy trọng tâm công nghiệp chế biến nông sản thành hàng hoá. Bởi Thái Lan là một trong số ít nƣớc có lợi thế sản xuất gạo, hải sản, thuỷ sản… Đầu năm 1990 cả nƣớc có khoảng 32 nghìn xí nghiệp nông phẩm chiếm 62% các ngành công nghiệp ở Thái Lan thu hút khoảng 60% lao động, hầu hết nguyên liệu đều do nông nghiệp cung cấp. Các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống nhƣ chế tác vàng bạc đá quý, ngọc trai, đồ trang sức đƣợc duy trì và phát triển tạo ra nhiều mặt hàng nổi tiếng thế giới. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mỹ nghệ năm 1990 đạt gần 2 tỷ USD. Nghề gốm sứ cổ truyền trƣớc đây ở Thái Lan chỉ sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nƣớc, gần đây đã phát triển trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn đứng thứ hai sau gạo, 95% hàng gốm sứ xuất khẩu là đồ trang trí nội thất và đồ lƣu niệm còn lại là những thứ khác. Về cơ khí nông thôn có 94 vạn cơ sở nhỏ( nhỏ hơn 10 công nhân một cơ sở) chiếm 46%, 72 vạn 14
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C cơ sở vừa chiếm 34%; hoạt động của các xí nghiệp này là chế tạo và xửa chữa máy công cụ nông nghiệp. Một số con rồng châu Á (Hàn Quốc, Hồng Công, Shingapo) thực hiện sách lƣợc dồn hết sức lực cho công nghiệp nặng có trọng điểm kết hợp với dịch vụ coi nhẹ phát triển nông nghiệp nông thôn để tạo ra sức mạnh kinh tế sau đó mới tiến hành cải tạo đầu tƣ cho nông nghiệp nông thôn. Thông qua thực tế phát triển ngành nghề nông thôn ở một số nƣớc trên thế giới chúng ta rút ra một số bài học sau: - Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nƣớc phải kết hợp chặt chẽ với công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn mà bƣớc đi quan trọng là phải phát triển ngành nghề nông thôn bao gồm nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống, nghề chế biến nông sản, kinh doanh dịch vụ tạo ra sự chuyển biến tích cực cơ cấu kinh tế nông thôn. - Phát huy lợi thế tuyệt đối của địa phƣơng,của vùng, của đất nƣớc về mọi mặt để sản xuất ra các sản phẩm có ƣu thế cạnh tranh cao. - Phát triển ngành nghề trong các hộ nông dân sẽ thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, kinh tế địa phƣơng phát triển, xoá đói giảm nghèo, từng bƣớc cải thiện đời sống nhân dân vùng nông thôn tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc thành công. 1.7. Thực trạng tình hình phát triển ngành nghề nông thôn ở Việt Nam Kinh tế nông thôn bao gồm hai lĩnh vực: kinh tế nông nghiệp và kinh tế phi nông nghiệp. Trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cho sản xuất cho đời sống ở nông thôn. Công nghiệp nông thôn ở Việt Nam đã trải qua những bƣớc thăng trầm cùng với tiến trình cải cách và phát triển kinh tế đất nƣớc. Thực hiện đƣờng lối của Đảng và chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc, công nghiệp nói chung, công nghiệp nông thôn nói riêng đã chứng kiến biến chuyển mạnh mẽ trong hơn mƣời năm qua. Theo tƣ liệu của hội khoa học kinh tế Việt Nam, trong thời kì đổi mới công nghiệp nông thôn Việt Nam đạt tỷ lệ tăng trƣởng giá trị bình quân 7.8%/ năm. Đặc biệt công nghiệp nông thôn có sức tăng trƣởng cao vào các năm 1993-1999 nhờ tác động mạnh mẽ của các chích sách khuyến khích đƣợc ban hành 15
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C và thực thi vào đầu thập kỉ 90. Thực trạng phát triển ngành nghề nông thôn thể hiện một số điểm sau: -Về số lƣợng hiện nƣớc ta có trên 1350000 đơn vị sản xuất phi nông nghiệp trong đó có 97.1% là các hộ, số còn lại là dạng tổ hợp và doanh nghiệp. -Về quy mô hầu hết các cơ sở sản xuất ngành nghề ở nông thôn có quy mô nhỏ do đó các cơ sở luôn có nhu cầu lớn hỗ trợ sản xuất kinh doanh nhƣ đầu vào thông tin công nghệ, đào tạo và tín dụng. - Về nguồn nhân lực và chủ sở hữu của các cơ sở. Chủ sở hữu các cơ sở đóng vai trò quan trọng ra quyết định và điều hành sản xuất kinh doanh ảnh hƣởng tới sự tồn tại phát triển toàn bộ hộ. Thực tế hiện nay trình độ chuyên môn của các chủ cơ sở và lao động trong hộ còn thấp cụ thể có 1.3% -1.6% số hộ không biết chữ, 68%- 76% chủ hộ không có trình độ chuyên môn kĩ thuật chƣa qua trƣờng lớp đào tạo nào, chỉ có 1.9%- 2,8% có trình độ đại học, cao đẳng. Chủ cơ sở là nam chiếm tỷ lệ đa số, nữ chỉ chiếm 3,8%- 5.9%.Quy mô lao động bình quân của hộ ngành nghề từ 3 đến 5 ngƣời chiếm đa số, lao động thuê ngoài ít. - Về cơ sở vật chất kĩ thuật và vốn, nhìn chung các hộ ngành nghề còn thiếu,yếu, kém; phần lớn sử dụng ngay nhà mình cho sản xuất kinh doanh. Số cơ sở sử dụng điện cho sản xuất chiếm 81.6% hộ cơ sở ngành nghề nguyên nhân do giá điện ảnh hƣởng tới giá thành sản phẩm sản xuất ra. Phần lớn công nghệ các hộ sử dụng là thô sơ giản đơn, trình độ cơ khí hoá còn thấp, vì vậy mà sản phẩm làm ra giá trị thấp mẫu mã không đa dạng khả năng vƣơn xa thị trƣờng kém. - Hiện nay, vốn của các hộ các cơ sở ngành nghề nông thôn còn nhỏ, phần lớn các cơ sở sản xuất thiếu vốn để nâng cao chất lƣợng sản phẩm và mở rộng sản xuất kinh doanh. Theo kết quả điều tra ngành nghề nông thôn năm 1997 của Cục chế biến lâm sản và ngành nghề nông thôn cho thấy: ổ hộ chuyên ngành nghề có vốn sản xuất bình quân là 25.73 triệu đồng( bằng 3.67%) trong đó vốn cố định chiếm tỷ lệ 57.2%; về quy mô vốn có tới 86.81% số hộ có vốn dƣới 50 triệu đồng, trong đó lại có 37.66% số hộ có vốn dƣới 10 triệu; bình quân vốn đầu tƣ cho một lao động thƣờng xuyên ở hộ chuyên là 7.75 triệu đồng. Còn đối với hộ kiêm, vốn sản xuất bình quân là16.10 triệu đồng, trong đó 16
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C 11.3 triệu đồng đƣợc dùng cho sản xuất phi nông nghiệp, bình quân vốn đầu tƣ cho một lao động là 5.07 triệu đồng. - Về lĩnh vực hoạt động: tiểu thủ công nghiệp – công nghiệp nông thôn tồn tại ở nhiều dạng ngành nghề khác nhau nhƣ: công nghiệp chế biến, dệt, may mặc, gốm sứ mỹ nghệ, mộc, cơ khí nông thôn… Đối với công nghiệp chế biến có mặt ở hầu khắp các vùng, hoạt động dƣới nhiều hình thức và nội dung khác nhau. Trong đó có nhiều hoạt động mang tính truyền thống nhƣ làm bún, bánh đa nấu rƣợu…và nhiều hoạt động mang tính hiện đại nhƣ chế biến phục vụ xuất khẩu… Trong ngành dệt, may mặc và thêu ren…là những ngành thu hút tƣơng đối nhiều lao động nữ; có nhiều hoạt động mang tính truyền thống, tính lịch sử lâu đời nhƣ dệt lụa ở Hà Đông, dệt vải ở Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh,Bắc Giang…riêng may mặc là một ngành khá phát triển cùng với nhu cầu ngày càng cao của xã hội có ở khắp các vùng quê nông thôn. Trong nghề gốm sứ, trạm trổ, mỹ nghệ…đây là các ngành chủ yếu phục vụ xuất khẩu và có yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm tƣơng đối cao vì thế mà nó phát triển chủ yếu ở những làng nghề truyền thống nhƣ ở Bình Dƣơng, Bát Tràng, Đồng Nai… Ngành cơ khí nông thôn, ngành này đã phát triển khá mạnh ở nhiều thời điểm khác nhau và phát triển mạnh mẽ nhất ở Nam Định, Bắc Ninh,Thanh Hoá, Hà Tây,… Với thực trạng phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn hiện nay còn thấp kém cả về số lƣợng và chất lƣợng các ngành nghề. Do vậy Đảng và Nhà nƣớc cần có những chính sách khuyến khích phát triển sản xuất đối với từng vùng cụ thể; để mở rộng quy mô lĩnh vực sản xuất, tận dụng lợi thế của mỗi vùng góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân vùng nông thôn trong thời gian tới. 1.8.Hệ chỉ tiêu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu thực trạng phát triển ngành nghề trong các hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý- tỉnh Hà Nam a. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích đặc điểm địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý- tỉnh Hà Nam: Mật độ dân số, nhân khẩu/ hộ, lao động/ hộ ngành nghề, lao động/ hộ, đất canh tác/ hộ phi nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp/ hộ… 17
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C b. Hệ thống các chỉ tiêu dùng để phân tích sự tham gia làm ngành nghề trong các hộ trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý- tỉnh Hà Nam: tỷ lệ hộ có ngành nghề, tỷ lệ hộ sản xuất công nghiệp- xây dựng, tỷ lệ hộ kiêm, tỷ lệ hộ chế biến nông sản( hộ làm đậu phụ, nấu rƣợu, làm bánh...)/ hộ ngành nghề, tỷ lệ hộ buôn bán/ hộ ngành nghề... c. Hệ thống các chỉ tiêu dùng để phân tích hiện trạng cơ sở vật chất kĩ thuật, điều kiện sản xuất kinh doanh, đầu vào của hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý- tỉnh Hà Nam: tỷ lệ nhà xƣởng kiên cố, diện tích sử dụng bình quân ở mỗi hộ ngành nghề, bình quân vốn/ hộ ngành nghề, số lao động thƣờng xuyên/ hộ ngành nghề, tỷ lệ chủ hộ qua đào tạo… d. Hệ thống các chỉ tiêu dùng để phân tích kết quả sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm trong các hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý- tỉnh Hà Nam: tổng giá trị sản phẩm sản xuất bình quân 1 hộ/ năm, tổng giá trị sản phẩm tiêu thụ bình quân 1 hộ/ năm, giá trị sản phẩm sản xuất bình quân trong năm/ 1 lao động, tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ/ sản phẩm sản xuất ra. e. Hệ thống các chỉ tiêu dùng để phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý- tỉnh Hà Nam:giá trị tăng thêm tạo ra trong năm tính bình quân trong 1 hộ, giá trị tăng thêm tính bình quân cho 1 lao động thƣờng xuyên, thu nhập trong năm tính bình quân cho 1 hộ, tỷ suất thu nhập / 1 đồng chi phí, thu nhập bình quân trong năm tính cho 1 lao động thƣờng xuyên. f. Hệ thống các chỉ tiêu dùng để so sánh ngành nghề hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý - tỉnh Hà Nam với xã Liêm Tuyền-huyện Thanh Liêm- tỉnh Hà Nam:khoảng cách thu nhập bình quân 1 hộ ở xã Liêm Chính so với xã Liêm Tuyền, tỷ lệ hộ giàu của xã Liêm Chính so với xã Liêm Tuyền, tỷ lệ hộ nghèo của xã Liêm Chính so với xã Liêm Tuyền. g. Hệ thống chỉ tiêu dùng để phân tích tác động của ngành nghề tới kinh tế- xã hội - môi trường trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý- tỉnh Hà Nam: tỷ lệ hộ ngành nghề gây ảnh hƣởng xấu tới đất tới nƣớc, tỷ lệ hộ nhận thêm lao động thuê ngoài, tỷ lệ 18
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C hộ ngành nghề giàu( trung bình, khá, nghèo) so với hộ trong xã, tỷ lệ hộ đóng góp đáng kể cho kinh tế địa phƣơng. k. Hệ thống chỉ tiêu dùng để đánh giá những khó khăn và kiến nghị của hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý- tỉnh Hà Nam: tỷ lệ không có khó khăn, tỷ lệ có khó khăn về vốn ( lao động, nhà xƣởng, kinh nghiệm quản lí). 19
- Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C CHƢƠNG II ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý - địa hình Xã Liêm Chính nằm ở phía Đông Nam thuộc địa giới hành chính của thị xã Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam, xã đƣợc thành lập sau khi chia cắt xã Thanh Giang – huyện Thanh Liêm thành xã Liêm Chung và xã Liêm Chính. Phía Đông giáp với xã Liêm Tuyền thuộc huyện Thanh Liêm, phía nam giáp với xã Liêm Chung, phía Bắc xã ngăn cách huyện Duy Tiên bởi con sông Châu Giang chạy dài gần 8 km, phía Tây giáp với phƣờng Hai Bà Trƣng và phƣờng Trần Hƣng Đạo thuộc thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam. Toàn xã có ba thôn gồm Thá, Mễ Thƣợng, Mễ Nội, trƣớc kia có cả thôn Bảo Thôn nhƣng mới đƣợc chia cắt nhập vào phƣờng Trần Hƣng Đạo. Tính từ uỷ ban xã tới trung tâm tỉnh Hà Nam chỉ chừng hơn 2 km lại có con đƣờng 62 nối Phủ Lý –huyện Thanh Liêm – huyện Lý Nhân chạy qua hai thôn Mễ Nội, Mễ Thƣợng, trong các thôn đều có con đƣờng liên xã chạy qua, mạng lƣới giao thông đƣợc bê tông hoá nhựa hoá tạo điều kiện tốt cho hàng hoá lƣu thông, con ngƣời qua lại dễ dàng kích thích sự phát triển các hoạt động buôn bán dịch vụ trao đổi hàng hoá. Xã lại có con sông Châu Giang ngăn cách chạy dài suốt chiều dài hai thôn Mễ đƣợc thông với con sông Đáy nên giao thông vận tải bằng đƣờng thuỷ cũng rất thuận lợi giữa xã với các địa phƣơng khác trong và ngoài tỉnh.Đƣợc nằm ngay trên trung tâm kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh Hà Nam, nơi có thị trƣờng tiêu dùng rộng lớn, có khả năng thanh toán cao ở tất cả các mặt hàng từ hàng hoá nông nghiệp tới các mặt hàng công nghiệp, dịch vụ nên địa phƣơng có nhiều thuận lợi để phát triển nền sản xuất đa ngành cung cấp cho thị trƣờng trong và ngoài xã. Lợi thế về thị trƣờng đem lại là rất lớn, giúp cho hàng hoá sản xuất trong xã đƣợc tiêu thụ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn trình bày đồ án, luận văn tốt nghiệp
15 p | 2808 | 1116
-
HƯỚNG DẪN CÁCH TRÌNH BÀY ĐỒ ÁN, LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
17 p | 3762 | 845
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế cung cấp điện cho chung cư City Garden
67 p | 612 | 221
-
Luận văn tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng: Tìm hiểu kiến thức và thực hành sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của bệnh nhân bị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện trường Đại học Y dược Huế
59 p | 833 | 142
-
Luận văn Tốt nghiệp Cao học Kinh tế: Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHTMCP Bưu điện Liên Việt
127 p | 491 | 137
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết lập các quy trình kiểm soát nội bộ trong hệ thống kiểm soát nội bộ cho các công ty ngành dệt may địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
134 p | 313 | 126
-
Luận văn Tốt nghiệp: Nghiên cứu khả năng bảo quản lạp xưởng tươi
49 p | 318 | 81
-
Luận văn Tốt nghiệp: Giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP Gạch ngói Thạch Bàn
58 p | 303 | 66
-
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình sắp xếp thời khóa biểu trường Trung học cơ sở
69 p | 193 | 61
-
Luận văn tốt nghiệp: Điều chế và khảo sát ứng dụng của vật liệu hấp phụ từ vỏ chuối
60 p | 387 | 52
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Thành Tuyên
53 p | 235 | 47
-
Luận văn tốt nghiệp: Thử nghiệm ương nuôi cá xiêm (baetta splendes) và cá bống tượng (oxyeleotris marmorata) bằng trùn giấm (tubatrix aceti) - ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh
71 p | 201 | 37
-
Luận văn tốt nghiệp: Lỗ - Chuyển lỗ trong thuế thu nhập doanh nghiệp lý luận và thực tiễn
72 p | 154 | 33
-
Luận văn tốt nghiệp: Cổng báo cáo tổng hợp trực tuyến phục vụ HTTT chỉ đạo ngành Y tế cộng đồng
0 p | 189 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Vật lý: Khảo sát đặc tính OPAMP - Ứng dụng lắp ráp máy phát sóng đơn giản
73 p | 100 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Vật lý: Mặt trời - Tìm hiểu và quan sát qua kính thiên văn Takahashi
142 p | 122 | 11
-
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ thực phẩm: Nghiên cứu chiết xuất và tinh chế steviosid từ cây cỏ ngọt (stevia rebaudiana) làm chất tạo ngọt trong thực phẩm
56 p | 51 | 11
-
Luận văn tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết Jane Eyre của Charlotte Bronte
75 p | 24 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn