intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp: Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội

Chia sẻ: Thanh Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

65
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong tiến trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, sự đa dạng các loại hình sở hữu đã trở thành đòi hỏi tất yếu và ngày càng phổ biến trong toàn xã hội. Những thành tựu đổi mới đã cho thấy rõ rằng: bên cạnh hình thức sở hữu Nhà nước, các hình thức sở hữu khác ( Tư nhân hay hỗn hợp) nếu được tạo điều kiện thuận lợi cũng phát huy vai trò tích cực trong đời sống kinh tế...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội

  1. Luận văn Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội
  2. MỤC LỤC 3 MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH 5 NGHIỆP NHÀ NƯỚC 5 1.1. Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 1.1.1. Doanh nghiệp nhà nước và vai trò của doanh nghiệp nhà nước 5 1.1.2. Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam 7 11 1.2. Nội dung và qui trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 1.2.1. Nội dung cơ bản của chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 11 1.2.2. Qui trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 13 1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc và Thành phố Hồ Chí Minh về 14 cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 1.3.1. Kinh nghiệm Trung Quốc 14 1.3.2. Kinh nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NH À 21 NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 21 2.1. Sơ lược quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam. 2.1.1. Giai đoạn thí điểm (1992-5/1996) 21 2.1.2. Giai đoạn mở rộng (5/1996-6/1998) 23 2.1.3. Giai đoạn chủ động (7/1998-nay) 26 2.2. Thực trạng cổ phần hoá tại các doanh nghiệp nhà nước ở Hà 28 Nội. 2.2.1. Khái quát tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội giai đoạn 1996-2003 28 2.2.2. Đánh giá thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Hà 29 -1-
  3. Nội CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN 31 HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI HÀ NỘI 31 3.1. Quan điểm, mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của Hà Nội đến cuối năm 2005. 3.1.1. Quan điểm tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 31 3.1.2. M ục tiêu 32 34 3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội. 3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 34 3.2.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 35 3.2.3. Lựa chọn doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá đồng thời củng cố lại doanh nghiệp trước khi tiến hành cổ phần hoá 42 3.2.4. Hoàn thiện cơ chế định giá doanh nghiệp nhà nước 43 3.2.5. Cần có cơ chế phân bổ và tổ chức bán cổ phiếu hợp lí hơn 46 3.2.6. Gắn sự phát triển thị trường chứng khoán với cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 49 50 KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO -2-
  4. MỞ ĐẦU Trong tiến trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, sự đa dạng các loại hình sở hữu đã trở thành đòi hỏi tất yếu và ngày càng phổ biến trong toàn xã hội. Những thành tựu đổi mới đã cho thấy rõ rằng: bên cạnh hình thức sở hữu Nhà nước, các hình thức sở hữu khác ( Tư nhân hay hỗn hợp) nếu được tạo điều kiện thuận lợi cũng phát huy vai trò tích cực trong đời sống kinh tế. Sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu còn cho phép thực hiện triệt để những nguyên tắc kinh tế, nâng cao quyền tự chủ tài chính và khả năng quản lý sản xuất kinh doanh, nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như đầu óc sáng tạo của người lao động và các nhà quản lý doanh nghiệp. V iệc nhận thức vấn đề đó đã tạo nền tảng cho việc thực hiện tốt hơn tiến trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước trong những năm tiếp theo. Trước thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã thể hiện tính kém hiệu quả, do tình trạng “cha chung không ai khóc”. Yêu cầu đặt ra là phải chuyển đổi sở hữu, trong đó cổ phần hoá là cách làm hữu hiệu nhất. Chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã được thực hiện qua hơn chục năm. Tiến trình đó đã được nhân rộng, đặc biệt trong mấy năm gần đây. N hiều doanh nghiệp nhà nước sau cổ p hần hoá đã kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên tiến trình này diễn ra còn chậm. Có nhiều nguyên nhân về tình trạng này, cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đ ể đạt mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước đề ra từ nay cho đến năm 2005 là sẽ chuyển đổi sắp xếp 45% số doanh nghiệp hiện nay của Hà Nội, do đó đòi hỏi các cấp, các ngành, các nhà nghiên cứu cần phải tìm được những giải pháp thích hợp hơn. Đ ể góp phần nhỏ bé sức lực của mình trong việc giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra đó chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài khoá luận tốt nghiệp cử nhân của mình là: “Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội”. -3-
  5. -4-
  6. Nội dung khoá luận đ ược kết cấu thành 3 chương: C hương 1: Một số vấn đề lý luận về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. C hương 2: Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội. C hương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. -5-
  7. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.1.1. Doanh nghiệp nhà nước và vai trò của doanh nghiệp nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước Theo luật doanh nghiệp nhà nước do Quốc hội nước Cộng ho à Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 20/04/1995 thì doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa như sau: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. N hư vậy doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế được nhà nước thành lập để thực hiện những mục tiêu do nhà nước giao. V à vì doanh nghiệp nhà nước do nhà nước đầu tư vốn nên tài sản trong doanh nghiệp là thuộc sở hữu nhà nước, còn doanh nghiệp chỉ quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của chủ sở hữu là nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Nghĩa là doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số tài sản do doanh nghiệp quản lý. Tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều là tổ chức kinh tế do nhà nước thành lập. Tài sản trong doanh nghiệp là một bộ phận của tài sản nhà nước do nhà nước đầu tư vốn và nhà nước sở hữu về vốn. Doanh nghiệp nhà nước là một chủ thể kinh doanh nhưng chỉ có quyền quản lý kinh doanh trên cơ sở sở hữu của nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước là đối tượng quản lý trực tiếp của nhà nước, chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc bảo toàn và phát triển số -6-
  8. vốn của nhà nước giao cho, đồng thời thực hiện các mục tiêu mà nhà nước giao. 1.1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước H iện nay Việt Nam đang xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, các doanh nghiệp đều bình đẳng trong kinh doanh và trước pháp luật. Nhưng không có nghĩa là chúng có vị trí như nhau trong nền kinh tế. Phạm vi hoạt động của thành phần này càng ngày càng giảm nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo. Nó tồn tại trong những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế để nhà nước có đủ sức thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô, khắc phục những khiếm khuyết của thị trường. Doanh nghiệp nhà nước là công cụ vật chất để nhà nước can thiệp vào kinh tế thị trường điều tiết thị trường theo mục tiêu của nhà nước đ ã đặt ra và theo đúng định hướng chính trị của nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong những ngành, lĩnh vực kinh doanh mang lại ít lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận (mà các thành phần kinh tế khác không đ ầu tư), do đó nó phục vụ nhu cầu chung của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích công cộng. H ơn nữa, doanh nghiệp Nhà nước còn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi vốn lớn mà các thành phần kinh tế khác không đủ sức đầu tư, do đó mà doanh nghiệp nhà nước lại càng có vai trò quan trọng. Việc đánh giá vai trò quan trọng của kinh tế nhà nước không chỉ dựa vào sự lời lỗ trước mắt mà phải tính đến hiệu quả kinh tế lâu dài. Sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nước là một tất yếu khách quan. Để doanh nghiệp nhà nước phát huy vai trò chủ đạo của mình, đòi hỏi nhà nước phải có chính sách quản lý thích hợp đối với doanh nghiệp nhà nước. Nhưng cũng phải tôn trọng quy luật kinh tế khách quan, để các doanh nghiệp nhà nước không là gánh nặng cho nhà nước về kinh tế m à kinh tế nhà nước phải được sắp xếp lại cho hợp lý nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. -7-
  9. 1.1.2. Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam. 1.1.2.1. Quan niệm về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và những ưu việt của công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng nhau góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn của m ình góp vào công ty. (Theo luật công ty ngày 21 - 12 – 1990) Công ty cổ phần mang lại hiệu quả kinh doanh cao góp phần hoàn thiện cơ chế thị trường, do quan hệ đa sở hữu trong công ty cổ phần nên quy mô có khả năng mở rộng, huy động vốn dễ, thu hút đ ược nhiều nhà đầu tư và tiết kiệm của dân cư, nên có thể mở rộng quy mô nhanh. Công ty cổ phần có thời gian tồn tại lâu dài vì vốn góp có sự độc lập nhất định với các cổ đông. Trong công ty cổ phần, quyền sử dụng vốn tách rời quyền sở hữu nên hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Đó là vì vốn trao vào trong tay các nhà kinh doanh giỏi, biết cách để làm cho đồng vốn sinh lời. Mặt khác, do cơ chế phân bổ rủi ro đặc thù, chế độ trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ trong mức vốn của công ty nên các nhà đ ầu tư tài chính có thể mua cổ phần, tạo cơ hội để huy động vốn. Đặc biệt, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cũng là cách để người lao động tham gia vào công ty chứ không phải là làm thuê nên tăng trách nhiệm của họ đối với công việc. Các doanh nghiệp nhà nước được tiến hành cổ phần hoá thì vốn chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước được bán cho nhiều đối tượng khác nhau như các tổ chức kinh tế xã hội, các cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp đã tạo cơ chế nhiều người cùng lo. Nhà nước có thể giữ lại một tỷ lệ cổ phần hoặc không. N hư vậy hình thức sở hữu tại doanh nghiệp đã chuyển từ sở hữu nhà nước duy nhất sang sở hữu hỗn hợp. Từ đây dẫn đến những thay đổi quan trọng về hình thức tổ chức quản lý cũng như phương hướng hoạt động cuả công ty. -8-
  10. Doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá sẽ tổ chức hoạt động theo luật doanh nghiệp. Có thể khái quát về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một biện pháp chuyển đổi hình thức sở hữu trong doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước sang sở hữu của các cổ đông (trong đó nhà nước có thể tham gia với tư cách cổ đông hoặc không tham gia). Đi đôi với việc chuyển đổi sở hữu là việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, được điều chỉnh theo các quy định trong Luật doanh nghiệp. Về hình thức, đó là việc nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần (vốn của mình trong doanh nghiệp cho các cá nhân tổ chức trong và ngoài doanh nghiệp, hoặc trực tiếp tự doanh nghiệp theo cách bán giá thông thường hay bằng phương thức đấu giá hoặc qua thị trường chứng khoán. V ề bản chất, đó là phương thức thực hiện xã hội hoá đồng vốn thuộc sở hữu nhà nước, chuyển từ doanh nghiệp 1 chủ sở hữu sang đa sở hữu, tạo nên mô hình doanh nghiệp hoạt động phù hợp kinh tế thị trường. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và trình độ xã hội hóa sản xuất dẫn đến sự tập trung lớn về vốn xã hội là điều m à một cá nhân không thể đáp ứng được. Từ những lý do nêu trên, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt N am hiện nay vừa là đòi hỏi khách quan, vừa là điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. 1.1.2.2. Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam đ ược thành lập ngay sau khi miền Bắc được giải phóng. Hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã góp phần tích cực vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ( ví dụ như: cung cấp các sản phẩm chủ yếu về tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng cho xã hội...). Nhưng do cơ chế bao cấp, nền kinh tế tự cung tự cấp kéo dài cả khi đất nước đã hoà bình thống nhất, dẫn đến triệt tiêu động lực sản -9-
  11. xuất kinh doanh. Sản x uất không theo nhu cầu mà theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước, sản xuất đình trệ không có hiệu quả. Nhất là vào những năm 1960 tình hình trở nên xấu hơn khi các doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Mục đích của việc thành lập doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo tích luỹ cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho người lao động nhưng trong thực tế các doanh nghiệp nhà nước không đáp ứng được những mục tiêu này. Do doanh nghiệp nhà nước thường có xu hướng tập trung vào những ngành cần vốn lớn sử dụng ít lao động, cộng thêm với trình độ của đội ngũ quản lý doanh nghiệp có nhiều yếu kém, nên doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả không đảm bảo được các mục tiêu nhà nước đặt ra đối với doanh nghiệp nhà nước khi thành lập. N guyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước là: - Do ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung trong điều kiện chiến tranh kéo dài. Trong cơ chế đó coi kinh tế quốc doanh dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, xem nhẹ quy luật kinh tế khách quan của thị trường nên hạch toán doanh nghiệp mang tính hình thức, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quan liêu, nóng vội chủ quan duy ý chí. Ngay cả trong thời kỳ đổi mới thì thành phần kinh tế này vẫn hoạt động chưa hiệu quả, do chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường và thực tế, thái độ lao động của doanh nghiệp nhà nước còn mang tính ỷ lại, nên năng xuất lao động không cao. - Do sự yếu kém của đội ngũ công nhân, của cán bộ quản lý và trình độ công nghệ. Sự yếu kém của lực lượng sản xuất còn thể hiện ở kết cấu hạ tầng thấp kém của toàn bộ nền kinh tế cũng như của mỗi doanh nghiệp. Công nghệ lạc hậu dẫn tới hậu quả tất yếu là sản phẩm chất lượng kém, giá thành sản phẩm cao không thể cạnh tranh trên thị trường, vì thế doanh nghiệp chưa có tích luỹ nội bộ. - 10 -
  12. - Trình độ quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế và doanh nghiệp còn nhiều yếu kém. Hệ thống chính sách pháp luật quản lý chưa hoàn chỉnh đồng bộ khi còn chồng chéo mâu thuẫn, hiệu lực thực hiện thấp gây khó khăn cho doanh nghiệp . Pháp luật còn nhiều kẽ hở chồng chéo không ổn định sự kém linh ho ạt của bộ phận quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán, thanh tra. Nên nhà nước không nắm được thực trạng tài chính hiệu quả của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước chưa xác định rõ quyền lợi trách nhiệm của người lao động, cho nên người lao động không có trách nhiệm, không quan tâm đến quản lý sử dụng tài sản doanh nghiệp, tình trạng tham nhũng tiêu cực trong doanh nghiệp trở nên phổ biến. Cụ thể: + Công nợ của các doanh nghiệp nhà nước lớn, nợ phải thu chiếm 65% , nợ phải trả chiếm 125 % vốn nhà nước trong doanh nghiệp. Trong đó nợ phải trả cho ngân hàng chiếm 25%. + Q uy mô của doanh nghiệp nhà nước phần lớn nhỏ bé, số lượng nhiều. N ăm 1996 có 33% doanh nghiệp nhà nước có vốn nhỏ hơn 1 tỷ đồng trong đó 50% có số vốn nhỏ hơn 500 triệu đồng; số doanh nghiệp có vốn từ 1 đến 5 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 30 %. Còn số doanh nghiệp có số vốn lớn hơn 10 tỷ đồng chỉ chiếm 23 % trong số các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động. Nhiều doanh nghiệp cùng loại hoạt động chồng chéo về ngành nghề kinh doanh, cấp quản lý trên cùng 1 địa b àn tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh, nảy sinh nhiều tiêu cực. + Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước rất yếu vì chưa chứng tỏ khả năng cạnh tranh trên thị trường vì mang tâm lý trông chờ ỷ lại không tự xây dựng kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp. Trên thực tế đã chứng minh khả năng cạnh tranh và khả năng thành công của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào kế hoạch kinh doanh và kế hoạch cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc lựa chọn sản phẩm cho doanh nghiệp là yếu tố quan trọng hàng - 11 -
  13. đầu. V ì doanh thu mà sản phẩm mang lại phải bảo đảm bù đủ chi phí ngo ài ra còn phải có lợi nhuận. + Tình trạng thiếu vốn là phổ biến: trung bình mỗi doanh nghiệp có 11,6 tỷ đồng vốn do nhà nước cấp nhưng vốn hoạt động thực tế chỉ b ằng 80% vốn ghi trên sổ sách. Vốn lưu động chỉ còn 50 % huy động vào sản xuất kinh doanh. Còn lại là công nợ khó đòi tài sản mất mát, kém phẩm chất, trang thiết bị lạc hậu. V ì thế việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả gây lãng phí nguồn lực quốc gia, sang hình thức công ty cổ phần hay tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước là cần thiết để nâng cao hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. 1.2. NỘI DUNG VÀ QUI TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.2.1. Nội dung cơ bản của chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã đ ược đề ra từ lâu nhưng đ ến nay mới được quan tâm hợp lý, nhà nước đ ã đề ra nhiều giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cổ phần hoá như nghị định 44/1998 /NĐ -CP, nghị định 64/2002/NĐ-CP, bao gồm một số nội dung cơ b ản về cổ phần hoá như sau: Về mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: La nhằm góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu trong đó có đông đảo người lao động; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước và của doanh nghiệp. Huy động vốn của to àn xã hội, bao gồm: cá nhân, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp. Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông, tăng - 12 -
  14. cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp; đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động. Về đối tượng doanh nghiệp cổ phần hoá: có đủ điều kiện hạch toán độc lập, không gây khó khăn hay ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các bộ phận còn lại. H ình thức cổ phần hoá: Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phần thu hút thêm vốn đầu tư. Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Thực hiện các hình thức 2 hoặc 3 kết hợp với phát hành cổ phần thu hút thêm vốn. Phương thức bán cổ phần: Cổ phần được bán công khai tại doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, hoặc tại các tổ chức tài chính trung gian theo cơ cấu cổ phần lần đầu đ ã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong phương án cổ phần hoá và sẽ được thực hiện theo phương thức bán đấu giá. Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá có tình hình tài chính phù hợp với điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán, thì phương án bán cổ phần ra bên ngoài phải đảm bảo các điều kiện để được niêm yết trên thị trường chứng khoán, sau khi chuyển thành công ty cổ phần. Tiền thu từ bán cổ phần thuộc vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty nhà nước (không phân biệt tổng công ty 90 hay tổng công ty 91) sẽ được chuyển về quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá tổng công ty nhà nước. Tiền thu từ bán phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá đ ược sử dụng để hỗ trợ doanh nghiệp thanh toán trợ cấp cho người lao động thôi việc mất việc tại thời điểm cổ phần hoá hoặc sau khi người lao động chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần trong 5 năm đầu, kể từ khi công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tiền thu từ bán phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá được sử dụng để hỗ trợ doanh nghiệp có khó - 13 -
  15. khăn về khả năng thanh toán, để xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ bảo hiểm xã hội. Về xác định giá trị doanh nghiệp: Cho phép áp dụng nhiều phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, đồng thời quy định tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá như cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp sẽ chỉ định người đại diện làm chủ tịch hội đồng, cơ quan tài chính (cung cấp) cử người đại diện làm chủ tịch hội đồng; hoặc lựa chọn công ty kiểm toán và tổ chức kinh tế có chức năng định giá. Giá trị quyền sử đụng đất được tính vào giá trị doanh nghiệp đối với diện tích đất nhà nước giao cho doanh nghiệp để kinh doanh nhà và hạ tầng; doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá được hưởng các quyền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai. Xác định lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá đ ược so với lãi suất của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất. Cho phép tính giá trị thương hiệu vào giá trị doanh nghiệp, nếu rõ ràng thì được thị trường chấp nhận. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp là cơ sở xác định mức giá sàn để tổ chức bán cổ phần cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Toàn bộ giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá do bộ trưởng các bộ, chủ tịch UBND tỉnh thành phố quyết định, trừ trường hợp giá trị doanh nghiệp thực tế nhỏ hơn so với trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp từ 500 triệu đồng trở lên, thì cần phải thoả thuận bằng văn bản của bộ tài chính. 1.2.2. Qui trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước V ề quy trình cổ phần hoá thì nhà nước đã có hướng dẫn cụ thể trong nghị định 64/2002/NĐ-CP đồng thời phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành của nước cộng ho à xã hội chủ nghĩa Việt Nam. V iệc cho phép thành lập công ty cổ phần phải do cơ quan có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp nhà nước đó đồng ý và được sự đồng ý của cơ quan chủ quản và ban chỉ đạo cổ phần hoá cho phép tiến hành cổ phần hoá. - 14 -
  16. Sau khi hoàn thành các thủ tục trên thì doanh nghiệp có quyết định cổ phần hoá sẽ phải tiến hành định giá doanh nghiệp, tiến hành kiểm toán để xác định tình hình tài chính của doanh nghiệp rồi mới làm đơn xin phép thành lập công ty cổ phần. Thứ nhất các sáng lập viên phải gửi đơn xin phép thành lập đến uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương nơi dự định đặt trụ sở chính. Trong đơn thành lập công ty phải kèm theo phương án kinh doanh ban đầu và dự thảo điều lệ công ty. Sau khi đ ược chấp nhận thì công ty phải đăng ký kinh doanh bao gồm giấy phép thành lập, điều lệ công ty và giấy tờ chứng thực trụ sở giao dịch của công ty. Việc tiến hành đăng ký kinh doanh phải được tiến hành trong một năm. N goài ra còn phải đảm bảo một số quy định sau: các sáng lập viên phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% số cổ phiếu dự tính phát hành của công ty. Trong trường hợp các sáng lập viên không đăng ký mua tất cả cổ phiếu của công ty thì họ phải công khai kêu gọi vốn từ những người khác. Các sáng lập viên phải gửi tất cả số tiền đã góp của người đăng ký mua cổ phiếu vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng trong nước kèm theo danh sách những người đăng ký mua số cổ phiếu và số tiền mỗi người đã góp. Số tiền gửi chỉ được lấy ra khi công ty đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc sau một năm kể từ ngày cấp giấy phép thành lập công ty không thành lập được Các sáng lập viên triệu tập đại hội đồng thành lập để thông qua điều lệ công ty và các thủ tục cần thiết khác. Công ty cổ phần có thể được uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương nơi công ty cổ phần đặt trụ sở chính cho phép phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu. Nếu có đủ tiêu chuẩn và điều kiện phát hành cổ phiếu. - 15 -
  17. 1.3. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.3.1. Kinh nghiệm Trung Quốc. Trung Quốc là một nước sớm đi theo con đường x ã hội chủ nghĩa. Trong những thập niên trước đây, do áp dụng một cách giáo điều mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp của các nước Liên Xô và Đông Âu, cùng với tư tưởng đồng nhất chế độ công hữu với kinh tế, nên quy mô doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc luôn chiếm tới 90% tổng tài sản quốc gia. Đ ể thực hiện một trong những nhiệm vụ cơ bản là cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, Trung Quốc đã sớm đề ra nhiều chính sách cải cách: như mở rộng nhường quyền và nhường lợi ích xí nghiệp, thực hiện khoán lợi nhuận... tuy nhiên các chính sách này vẫn nằm trong khuôn khổ duy trì, giữ nguyên hiện trạng mà chưa thay đổi căn bản chủ sở hữu, do đó chưa tạo ra chuyển biến tích cực trong khu vực doanh nghiệp nhà nước. Từ những năm 1980, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước (thông qua hình thức hợp đồng và cho thuê) Trung Quốc bắt đầu vào chương trình cải cách sở hữu theo 3 hướng : - Thành lập công ty cổ phần, cổ đông bao gồm nhà nước, tập thể, cá nhân; đối với doanh nghiệp lớn và vừa nhà nước nắm cổ phần khống chế. - Phát triển ở mức độ nhỏ loại hình doanh nghiệp tư nhân. - Phát triển các mô hình doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chương trình thí điểm cổ phần hoá được đề ra trong "Quy định về đi sâu cải cách, tăng cường sức sống doanh nghiệp của Trung ương" tháng 12/1986. Tuy nhiên, chương trình này chỉ thực sự phát triển mở rộng từ sau năm 1992 khi Quốc vụ viện và Nhà nước Trung Quốc phê chuẩn văn kiện "Các biện pháp thí điểm cổ phần xí nghiệp" và "Ý kiến quy phạm công ty hữu hạn cổ phần". Các biện pháp cổ phần hoá được quy định bao gồm : - 16 -
  18. - Bán một phần giá trị doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức ngoài doanh nghiệp thông qua bán cổ phiếu và cải biến doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần trong đó Nhà nước nắm cổ phần khống chế. Đây là loại doanh nghiệp nhà nước cổ phần. - Bán phần lớn giá trị tài sản của doanh nghiệp nhà nước thông qua bán cổ phiếu cho mọi đối tượng, trong đó Nhà nước là một cổ đông song không nắm cổ phần khống chế. Đây là loại Công ty cổ phần thuần tuý. - Bán toàn bộ doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân để hình thành các công ty tư nhân hoặc các công ty cổ phần. Đây có thể coi là biện pháp tư nhân hoá hoàn toàn. - Giữ nguyên vốn Nhà nước và gọi thêm vốn của các cổ đông khác để chuyển thành công ty cổ phần. - N hà nước góp vốn với tư nhân đ ể hình thành công ty cổ phần mới. Theo con số thống kê cuối năm 1992, Trung Quốc có khoảng 3.700 xí nghiệp cổ phần hoá trong đó 750 xí nghiệp nguyên là quốc doanh được chuyển đổi. Đến cuối năm 1993 số xí nghiệp cổ phần hoá trong cả nước trong năm lên tới 2.540 xí nghiệp, trong đó có 218 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế giảm từ 80,7% (năm 1978) xuống còn 57% (năm 1994). Tuy nhiên con số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ vẫn lớn chiếm tới 49,5% (kim ngạch thua lỗ 34,4 tỷ NDT). Một thực trạng đối với xí nghiệp cổ phần do Nhà nước nắm cổ phần khống chế vẫn không thay đổi được cơ chế quản lý (ban lãnh đạo cũ), hoạt động kinh doanh theo lối cũ làm cho xí nghiệp chưa thể vận hành theo nguyên tắc thị trường). Trong b ản báo cáo về "Vấn đề bảo đảm quyền lợi và lợi ích của cổ phần nhà nước trong xí nghiệp cổ phần" tháng 6/1994 của ông Phạm Nhạc - Phó cục trưởng Cục quản lý cổ phần nhà nước còn nêu ra 3 tồn tại khác gồm: "Một là, đại diện quyền sở hữu nhà nước trong công ty cổ phần không rõ - 17 -
  19. ràng, không hoàn toàn đ ại diện cho nhà nước. Hai là, tỷ trọng cổ phần nhà nước có xu thế suy giảm rõ rệt, các công ty cổ p hần ban đầu mới thành lập, cổ phần nhà nước đều chiếm trên 50%, nhưng sau đó cổ phần nhà nước cứ giảm dần, có công ty hàng năm giảm 10%. Ba là, cổ phần nhà nước không thể vận hành (mua bán) nên về cơ bản trong tình trạng ngưng trệ, vốn nhà nước rất khó bảo tồn và tăng giá trị". Q uá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc sau giai đo ạn này đã được đẩy lên một bước mới. V ăn kiện đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 14 coi việc xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện là nhiệm vụ trung tâm trong kế hoạch 5 năm lần thứ 9 (1993-1997). Theo đó các xí nghiệp mới mang bốn đặc trưng : - Q uyền sở hữu tài sản rõ ràng. - Q uyền lợi và trách nhiệm của mọi chủ thể rõ ràng - Chính quyền và xí nghiệp tách rời nhau - Q uản lý khoa học. Trên cơ sở này, doanh nghiệp nhà nước được chuyển thành 5 loại: - DN nhà nước : gồm các doanh nghiệp lớn có vị trí then chốt, do Nhà nước quản lý và sở hữu. - Công ty chung vốn đầu tư nhà nước : Gồm các doanh nghiệp công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà nước sở hữu trên 51%. - Công ty cỡ lớn và vừa, không quan trọng lắm về chiến lược, nhà nước sở hữu dưới 50%. - Các tập đo àn do nhà nước sở hữu : Đó là những doanh nghiệp có mạng lưới rộng khắp cả nước, tổ chức dưới mô hình tập đoàn. - Các doanh nghiệp nhỏ được sắp xếp, hợp nhất tạo thành các công ty mới liên doanh với tư nhân, nước ngoài, hoặc giải thể phá sản. - 18 -
  20. N hiều biện pháp mới liên quan đến cổ phần hoá được áp dụng như thành lập Công ty quản lý doanh nghiệp trung ương và biến các công ty cổ phần hoá thành công ty con của Công ty quản lý; tách hoạt động quan trọng ra khỏi doanh nghiệp nhà nước và chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần; đẩy mạnh thu hút vốn nước ngo ài vào các xí nghiệp cổ phần hoá... Tính đến cuối năm 1996, Trung Quốc đã cổ phần hoá và thành lập mới được khoảng 9.200 Công ty cổ phần với tổng vốn đăng ký khoảng 600 tỷ NDT, trong đó cổ phần nhà nước chiếm 43%. N hư vậy sau gần 20 năm thực hiện cải cách mở cửa và cải cách thể chế kinh tế (trong đó có cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là hướng đi chính của cải cách chế độ sở hữu), Trung Quốc đã thu được nhiều thắng lợi, tuy cũng có những vấp váp, thất bại, nhưng nhìn chung con đường cải cách của Trung Quốc là đúng đắn và được sự ủng hộ của nhân dân. Bài học kinh nghiệm từ quá trình cổ phần hoá ở Trung Quốc: - Xây dựng và quán triệt một quan niệm, một mục tiêu đúng đắn về cổ phần hoá, phù hợp với bản chất của chế độ xã hội : Chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần là để thu hút vốn từ bên ngoài vào, chứ không bán toàn bộ tài sản Nhà nước. - Hình thức cổ phần hoá áp dụng chủ yếu đối với các doanh nghiệp vừa và lớn, có khả năng phát triển. - Áp d ụng tỷ lệ bán cổ phần đa dạng. Chẳng hạn như ở Thẩm Quyến, cổ đông tư nhân chiếm tới 12%, ở Thượng Hải chỉ có 8,5% trong đó tư nhân ở nước ngoài chiếm tới 41%. - Cổ phần hoá muốn phát triển và mở rộng phải có sự gắn kết với thị trường chứng khoán. Đặc biệt, Trung Quốc đã xoá bỏ sự phân biệt giữ cổ phiếu Nhà nước (cổ phiếu A) và cổ phiếu của các cá nhân, pháp nhân (cổ phiếu B) gọi chung là cổ phiếu đầu tư, tạo một sân chơi bình đ ẳng cho các nhà đầu tư. - 19 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0