intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp: Công tác phòng chống môi trường đo hoạt động hàng hải khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu

Chia sẻ: Bùi Thế Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

93
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với kết cấu nội dung gồm 6 chương, luận văn tốt nghiệp "Công tác phòng chống môi trường đo hoạt động hàng hải khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu" giới thiệu đến các bạn những nội dung về điều kiện tự nhiên xã hội khu vực Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh, tình hình ô nhiễm môi trường trong khu vực, tình hình hoạt động hàng hải trong khu vực Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết, hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Công tác phòng chống môi trường đo hoạt động hàng hải khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu

  1. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI KHU VỰC VŨNG TÀU - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH A. Giới thiệu về điều kiện tự nhiên - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu A.1.1 Thành phố Hồ Chí Minh 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1 Vị trí, địa hình a Vị trí địa lý Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ khoảng 10°10' – 10°38' vĩ độ bắc và 106°22' – 106°54' độ kinh đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnhTây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và giáp biển, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở Miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. b Địa hình Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét. c Vai trò của Tp. Hồ Chí Minh Nằm trong vùng kinh tế năng động nhất cả nước, cùng với tiềm lực, khả năng kinh tế và vị trí thuận lợi của mình, thành phố Hồ Chí Minh đã cùng với tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tạo nên một tam giác phát triển kinh tế vững mạnh, hỗ trợ lẫn nhau. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. 1
  2. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1.1.1.2 Địa chất, thuỷ văn a. Địa chất Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích Pleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng là đất xám. Với hơn 45 nghìn ha, tức khoảng 23,4 % diện tích thành phố, đất xám ở Thành phố Hồ Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất xám gley. Trầm tích Holocen ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi... hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn với 45.500 ha. Ngoài ra còn có một diện tích khoảng hơn 400 ha là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò. Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0 – 20 m, 60 – 90 m và 170 – 200 m (tầng trầm tích Miocen). Tại Quận 12, các huyện Hóc Môn và Củ Chi có chất lượng nước tốt với trữ lượng dồi dào và thường được khai thác ở tầng 60 – 90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng. b. Thuỷ văn Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20 – 500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh 2
  3. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của thành phố có một số đặc điểm sau: - Phần lớn sông ngòi, kênh rạch chiếm gần 10% diện tích đất đai, phần lớn tập trung ở phía Nam, Tây và Đông Nam thành phố. - Nước trong sông, rạch chịu tác động rõ rệt của chế độ thuỷ triều bán nhật triều, lên xuống 1 ngày 2 lần. Biên độ nước trên sông rạch do thuỷ triều gây ra khoảng 3.0 m. - Độ dốc của sông Sài Gòn nhỏ. - Mưa lũ trên các sông đi qua thành phố bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11. Nước lên từ từ và xuống chậm. - Hướng chảy chính của hai trục sông Sài Gòn và Đồng Nai qua thành phố là hướng Bắc Nam. 1.1.1.3 Khí hậu, thời tiết Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40°C, thấp nhất xuống 13,8°C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28°C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại. Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa thì độ ẩm không khí ở thành phố 3
  4. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP lên cao vào mùa mưa là 80%, và xuống thấp vào mùa khô là 74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm là 79,5%. 1.1.1.4 Giao thông vận tải Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Vận tải thủy ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm một tỷ lệ quan trọng. Tính riêng vận tải hàng hóa, đường biển chiếm khoảng 29% và đường sông khoảng chiếm 20% tổng khối lượng thông qua đầu mối thành phố. Đường bộ chỉ chiếm 44% vận tải hàng hóa nhưng chiếm tới 85,6% vận tải hành khách. Về giao thông đường không, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là phi trường lớn nhất Việt Nam về cả diện tích và công suất nhà ga. Năm 2006, vận tải thành phố đã vận chuyển tổng cộng 73.743 tấn hàng hóa, 239 triệu lượt người và bốc xếp 44.341 tấn hàng. Toàn thành phố hiện nay có khoảng 340.000 xe hơi và 3,5 triệu xe máy, gần gấp đôi so với Hà Nội. 1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Vùng TP Hồ Chí Minh đến năm 2050 sẽ là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ phát triển kinh tế cao và bền vững; là vùng kinh tế động lực hàng đầu của cả nước, trung tâm kinh tế của khu vực và châu Á; là trung tâm thương mại tài chính, dịch vụ tầm cỡ quốc tế, trung tâm công nghiệp công nghệ cao với trình độ chuyên môn hóa cao; đồng thời là trung tâm văn hoá - đào tạo - y tế chất lượng cao, là vùng có cảnh quan và môi trường tốt. Tính đến ngày 01/04/2009, dân số Tp. Hồ Chí Minh là 7.123.340 người. Dân số thành phố tăng nhanh, trong vòng 10 năm từ năm 1999 - 2009, dân số thành phố tăng thêm 2.086.185 người, bình quân tăng gần 209.000 người/ năm, tốc độ tăng 3,5%/ năm. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất Việt Nam. Theo số liệu thống kê năm 2004 có 85,24% dân cư sống trong khu vực thành thị và Tp. Hồ Chí Minh cũng có gần 1/5 là dân nhập cư từ các tỉnh khác. Về cơ cấu dân tộc, người kinh chiếm 92,91% dân số thành phố, tiếp theo là người Hoa chiếm 6,69%, còn lại là các dân tộc khác. Sự phân bố dân cư ở thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều, ngay cả các quận trong nội thành. Trong khi các quận 3, 4, 5, 10, 11 mật độ dân số lên đến 40.000 người/km2, các quận 2, 9, 12 chỉ khoảng 2.000 đến 6.000 người/km2. Còn các huyện ngoại thành có mật độ dân số rất thấp như huyện Cần Giờ chỉ có 96 người/km2. Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9%. 4
  5. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày các lớn do những tác động của nền kinh tế thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ giữa các quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành. Trình độ dân trí ở Tp. Hồ Chí Minh khá cao nhưng ý thức của người dân về bảo vệ môi trường chưa cao. Người dân còn có thói xả rác bừa bãi. Rác thải, nước thải sinh hoạt; nước thải rác thải từ các hoạt động kinh doanh, buôn bán, từ các bệnh viện, cơ sở y tế cứ vô tư xả xuống sông, kênh rạch làm chúng bị ô nhiễm nặng nề. Cùng với áp lực gia tăng dân số thì lượng chất thải và nước thải ngày càng tăng, đang là áp lực về ô nhiễm môi trường của Tp. Hồ Chí Minh. Ở khu vực phía Nam thành phố, nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản rất phát triển. Lượng rác thải là thức ăn thừa cho cá, tôm,…cũng được xả xuống sông, ao, hồ. Thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng gây ô nhiễm môi trường. A.1.2 Bà Rịa - Vũng Tàu 1.2.1 Khái quát về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp Tp. Hồ Chí Minh, mặt còn lại giáp biển Đông với hơn 200 km bờ biển trong đó có hơn 40 km là bãi tắm. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.982,2 km2, dân số là 994.837 người. Địa hình của tỉnh bao gồm núi, đồi, đồng bằng nhỏ và các đồi cát, dải cát chạy vòng theo bờ biển. Hai huyện Long Đất, Xuyên Mộc là vùng đồng bằng và đồi núi ven biển. Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, từ tháng 5 đến tháng 10 có gió mùa Tây Nam, thời gian này là mùa mưa. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có gió mùa Đông Bắc, thời gian này là mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm 27°C, ít có bão, giàu ánh nắng. Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở vị trí rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ của các Tỉnh miền Đông Nam Bộ hướng ra Biển Đông, có ý nghĩa chiến lược về đường hàng hải quốc tế, có hệ thống cảng biển là đầu mối tiếp cận với các nước Đông Nam Á.. Nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây khá phong phú và đa dạng có rất nhiều triển vọng hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế biển như: dầu khí, cảng và vận tải biển, hải sản, du lịch v.v… Có điều kiện phát triển đồng bộ giao thông đường bộ, đường biển, đường sắt, đường không… là nơi trung chuyển đi các nơi trong nước và quốc tế, phát triển thương mại và hợp tác đầu tư với nước ngoài. 5
  6. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1.2.2 Thành phố Vũng Tàu 1.2.2.1 Vị trí, địa hình Thành phố Vũng Tàu giáp Tp. Hồ Chí Minh về phía Tây Bắc và cách Tp. Hồ Chí Minh 125 km. Thành phố Vũng Tàu giống như một hòn đảo bởi nó được bao bọc ba mặt là biển và sông án ngữ mặt thứ tư. 1.2.2.2 Bờ biển Thành phố có bờ biển trải dài 20km, hầu hết là ghềnh đá nhấp nhô từ chân Núi Lớn và Núi Nhỏ chạy ra biển. Từ rặng Bồng Đào đến mũi Nghinh Phong, bờ biển được tạo bởi những vách đá dựng đứng, có một cửa sông và bờ vịnh kín gió thuận lợi cho tàu bè thả neo. 1.2.2.3 Sông rạch Thành phố Vũng Tàu chỉ có một con sông lớn nhất là sông Dinh. Sông bắt nguồn từ núi Dinh, chảy qua Phước Lễ, xuôi theo hướng Tây Bắc Vũng Tàu dài 11 km, chỗ rộng nhất 1000m, chỗ hẹp nhất 300m, nơi sâu nhất 25m. Phía Đông Bắc thành phố có rạch Cây Khế dài 6 km. Rạch Bà dài 7,9km nằm chắn ngang làm ranh giới giữa khu Thắng Nhất và Thắng Nhì. Tại khu Thắng Nhì phía sau cù lao Bến Đình có rạch Bến Đình dài 5,5km, phía Đông Phước Thắng nơi Cửa Lấp có 3 rạch dẫn nước biển vào thành phố là rạch Ông Nam, rạch Suối Nước và rạch Sông Cái. Sông rạch ở Vũng Tàu cũng là những cảnh quan đẹp. 1.2.2.4 Thời tiết, khí hậu Bán đảo Vũng Tàu có nhiệt độ trung bình thấp hơn so với các tỉnh phía nam bởi ba mặt giáp biển Đông, quanh năm lộng gió, nhiệt độ trung bình khoảng 280C, lượng mưa trung bình 1.500mm/năm. Vũng Tàu có hai mùa rõ rệt tuỳ thuộc vào gió, gió thổi theo hai chiều gần như ngược nhau, trừ những ngày chuyển tiếp. Gió mùa Tây Nam thổi vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4). Gió thổi mạnh, tốc độ khoảng 35km/giờ. Tháng 4 và tháng 10 là những tháng chuyển mùa, gió thổi nhẹ, ngoài khơi sóng nhỏ. Biển Vũng Tàu ít bão tố hoặc ảnh hưởng của bão không đáng kể vì thế trở thành nơi trú ngụ tốt cho thuyền bè. Thuỷ triều thuộc loại bán nhật triều, mỗi ngày đều có hai lần thuỷ triều lên xuống. Biên độ triều lớn nhất là 4 - 5 m. Nhiệt độ nước biển ít thay đổi, quanh năm nhiệt độ tầng mặt nước khoảng 24 - 29 độ C, nhiệt độ tầng đáy khoảng 26,5 - 27 độ C. 6
  7. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Với đặc điểm khí hậu, thời tiết và thiên nhiên ưu đãi, Vũng Tàu đã và sẽ luôn là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. 1.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội Dân số tại thời điểm điều tra đến ngày 01/04/2009 là 994.837 người, mật độ dân số 502 người/km2. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vi hành chính, gồm: Thành phố Vũng Tàu, Thị xã Bà Rịa, các huyện như Huyện Châu Đức, Huyện Tân Thành, Huyện Xuyên Mộc, Huyện Long Đất và Huyện Côn Đảo. Nền kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu đã có sự chuyển biến lớn và đang trên đà phát triển với nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao theo cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp trong đó có 80,7% là công nghiệp xây dựng, 18,2% là dịch vụ du lịch, 6,3% nông nghiệp, được xác định là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế động lực phía Nam của đất nước. Bà Rịa - Vũng Tàu rất thuận lợi cho việc phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng. Ven biển có nhiều vùng nước sâu, cửa sông, cảnh quan thiên nhiên, bãi tắm đẹp, khí hậu ôn hoà thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống cảng biển, cảng sông, phát triển các mặt hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa với nhiều vùng trong nước và quốc tế. Sau ngày giải phóng, tiềm năng trên vùng đất này ngày càng được khai thác, tái tạo, phát huy có hiệu quả, đồng thời cũng tạo ra những tiềm năng mới cho sự phát triển của Bà Rịa- Vũng Tàu. Đáng chú ý là ngành công nghiệp dầu khí - ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ngày càng phát triển với quy mô lớn. Đến nay trên 50 triệu tấn dầu và hàng trăm triệu m3 khí đã được khai thác, sử dụng, góp phần quan trọng vào việc ổn định phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm vừa qua. Ngoài dầu khí, một số ngành, lĩnh vực công nghiệp khác cũng có bước phát triển mạnh, nhất là công nghiệp điện, nước, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, nghiệp và hải sản. Kinh tế du lịch phát triển nhanh, hàng chục khách sạn, biệt thự, văn phòng làm việc, nhà ở cho thuê, nhà nghỉ dưỡng hiện đại đã được xây dựng và nhiều tuyến, điểm du lịch mới được mở thêm, thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm, là một trong những trung tâm du lịch lớn của khu vực và cả nước. Nhiều vùng đất đã được khai hoang, phục hóa, hàng năm hàng ngàn hecta chuyên canh cây cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, đất rừng, mặt nước nuôi trồng thủy sản đã được quy hoạch phát triển. Ngày nay toàn tỉnh đă có gần 4.000 tàu ghe cá, sản lượng đánh bắt đạt bình quân trên 100.000 tấn mỗi năm, là một trong các địa phương có sản lượng hải sản cao trong cả nước. 7
  8. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngoài ra, tỉnh đã và đang tích cực triển khai thực hiện các chương trình phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hải sản; phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Hiện nay tỉnh đã hoàn thành 9 khu công nghiệp, bao gồm: khu công nghiệp Mỹ Xuân, Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2, Ngãi Giao, Long Sơn, Long Hương, Đông Xuyên, Bắc Vũng Tàu, Phước Thắng. Về đời sống văn hóa Bà Rịa - Vũng Tàu đã có một bộ mặt mới, hầu hết các xã đều có nhà văn hóa, tụ điểm sinh hoạt văn hóa với nội dung sinh hoạt ngày càng được cải tiến và đi vào chiều sâu, chất lượng hoạt động được nâng lên. Về giáo dục, căn bản đã hoàn thành phổ cập tiểu học, đang triển khai công tác phổ cập trung học, nhiều trường dân lập được đưa vào sử dụng. Đây là nét mới trong việc thực hiện chủ trương xă hội hóa giáo dục. Với những thành quả đă đạt được trong 25 năm vừa qua, Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục phát huy mọi tiềm năng nội lực sẵn có để phát triển, xứng đáng là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. B. Luồng Vũng Tàu - Tp. Hồ Chí Minh B.1.1 Tổng quan về luồng Vũng Tàu - Tp. Hồ Chí Minh  Địa lý Luồng Vũng Tàu - Tp. Hồ Chí Minh bắt đầu từ phao số “0” vịnh Gành Rái dẫn vào cảng Sài Gòn và được tạo bởi các con sông: Vịnh Gành Rái - Vũng Tàu, cửa biển Cần Giờ, sông Ngã Bảy, sông Lòng Tàu, sông Nhà Bè, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn. Hai bên luồng dọc bờ sông là rừng phòng hộ với các loại cây nước lợ, địa hình quanh co, khúc khuỷu. Luồng Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của các nhánh sông tiếp giáp đổ vào tạo ra thành dòng chảy rất lớn và đắp thành nhiều bãi bồi. Chiều rộng trung bình 600 m, nơi rộng nhất là đoạn sông Nhà bè khoảng 1800m, chỗ hẹp nhất là vùng cảng Sài Gòn chỉ khoảng 300m. Độ sâu tương đối ổn định. Luồng được nạo vét duy tu hàng năm có khả năng tiếp nhận tàu có mớn nước cao nhất là 11 m. Hệ thống báo hiệu có đủ cho tàu lưu thông vào ban đêm.  Thông số kỹ thuật của luồng + Chiều rộng đáy thiết kế :150m + Độ sâu chuẩn thiết kế : 8,5m + Bán kính cong nhỏ nhất khoảng R = 550m tại khúc mũi L’Est + Nạo vét duy tu năm 1995, hiện tại đang tiến hành dự án nâng cấp luồng và BHHH trên luồng, bước đầu đã hoàn thành ở đoạn vịnh Gành Rái. 8
  9. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đây là đoạn luồng chạy hai chiều,chiều dài tổng cộng của luồng Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 98,6 km tính từ phao số “0” đến cầu cảng Sài Gòn. Cụ thể như sau:  Đoạn Vịnh Gành Rái : 23 km  Đoạn sông Ngã Bảy : 09 km  Đoạn sông Lòng Tàu : 33 km  Đoạn sông Nhà Bè : 09 km  Đoạn sông Đồng Nai : 4,6 km  Đoạn sông Sài Gòn : 20 km  Đặc điểm về thuỷ triều - Về thuỷ triều, luồng có chế độ thuỷ triều bán nhật triều không đều. - Biên độ triều cao nhất là: + 4.1 m, trung bình là: + 2.83 m. - Mực nước lớn nhất lên đến: 1.48 m so với số “0” hải đồ (ngày 07/10/1999 tại Vũng Tàu), 1.47 m so với số “0” hải đồ (ngày 17/10/2001 tại Nhà Bè). - Mực nước ròng thấp nhất là: - 3.24m so với số “0” hải đồ (ngày 23/6/1982 tại Vũng Tàu), - 2.57 m so với số “0” hải đồ (ngày 24/6/1982 tại Nhà Bè). - Lưu tốc tại: + Vũng Tàu : 0.95 m/ + Sông Lòng Tàu : 1.56 m/s + Nhà Bè : 1.04 m/s  Khí hậu Khu vực Vũng Tàu – Sài Gòn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có khí hậu thuận hoà, chịu ảnh hưởng của đại dương, nhiệt độ ổn định, trung bình khoảng 290C, độ ẩm không khí trung bình 79.5%. Khu vực này có hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 cho đến tháng 11, chiếm 90% lượng mưa cả năm và mùa nắng là các tháng còn lại trong năm. 9
  10. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP B.1.2 Phân chia luồng 1.2.1 Sông Sài Gòn Sông Sài Gòn bắt nguồn từ cao nguyên Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một (Tỉnh Bình Dương) và đổ vào sông Đồng Nai ở mũi Đèn Đỏ huyện Nhà Bè nhập chung thành sông Nhà Bè. Sông Sài Gòn có tổng chiều dài 256 km, có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3/s, có lòng sông rộng, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu trung bình khoảng 9 - 10 m và cửa sông sâu đến 20 m. Tại trạm Phú Cường có mực nước trung bình của sông Sài Gòn là 3,63 m, cao nhất là 5,76 m và thấp nhất là 1,82 m vào tháng 3, tháng 4. 1.2.2 Sông Đồng Nai Sông Đồng Nai do hai con sông Đa Nhim và Đa Dung hợp thành, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Tỉnh Lâm Đồng), sông chảy qua tỉnh Bình Dương, Đồng Nai vào Tp. Hồ Chí Minh, sau đó hợp với sông Sài Gòn ở ngã ba Đèn Đỏ thành sông Nhà Bè. Sông có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km2. Với lưu lượng bình quân 20 - 500 m3/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính cho thành phố. Hai phân lưu chính của sông Đồng Nai là sông Soài Rạp đổ vào vịnh Soài Rạp tại cửa Soài Rạp (sâu 6 - 8 m) ở huyện Cần Giờ và sông Lòng Tàu (sâu 15-20 m) đổ vào vịnh Gành Rái. 1.2.3 Sông Nhà Bè Sông Nhà Bè là hợp lưu của sông Đồng Nai và sông Sài Gòn ở ngã ba Đèn Đỏ (huyện Nhà Bè). Sông Nhà Bè là nhánh chính của sông Đồng Nai ở khúc hạ lưu.  Chiều dài sông là : 9 km  Chiều rộng sông là : 1000 - 1600 m  Chiều rộng luồng là : 150 - 200 m  Độ sâu trung bình của luồng là : 10 - 12m (Tại Navioil là 9,0 - 9,5 m).\ Sông Nhà Bè chảy ra biển Đông bằng hai ngả chính là ngả Soài Rạp và ngả Lòng Tàu. 1.2.4 Sông Lòng Tàu Sông Lòng Tàu là một phân lưu của sông Đồng Nai, có độ sâu trung bình là 15 m, đổ ra biển Đông tại vịnh Gành Rái. Đến lượt nó, Lòng Tàu lại có hai phân lưu là sông Ngã Ba và sông Ngã Bảy. Tính từ ngã ba nơi sông Lòng Tàu tách ra khỏi sông Đồng Nai đến chỗ sông Ngã Bảy tách ra, Lòng Tàu dài khoảng 75 km. 10
  11. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Sông Lòng Tàu chảy qua huyện Cần Giờ. Đây là một tuyến giao thông đường thủy quan trọng ở Đông Nam Bộ, nơi các tàu biển từ biển Đông đi qua cửa sông Ngã Bảy vào cập cụm cảng Sài Gòn. Sông Lòng Tàu có lòng sông rộng, thẳng, sông rộng trung bình từ 400m - 500m, độ rộng luồng là 150m. 1.2.5 Sông Soài Rạp Sông Soài Rạp hay Xoài Rạp là một phân lưu của hệ thống sông Sài Gòn - sông Đồng Nai. Sông được bắt đầu từ đoạn xã Phú Xuân huyện Nhà Bè và xã Bình Khánh huyện Cần Giờ theo hướng nam đổ ra biển Đông tại cửa Soài Rạp, và làm ranh giới tự nhiên giữa huyện Cần Giờ và Nhà Bè, giữa Cần Giờ và huyện Cần Giuộc (Long An), giữa Cần Giờ và huyện Gò Công Đông (Tiền Giang). Sông có chiều dài khoảng 40km, khúc rộng nhất của sông khoảng 3km nằm phía hạ lưu nơi ranh giới giữa xã Lý Nhơn, Cần Giờ và xã Gia Thuận, Gò Công Đông. Hiện nay, sông Soài Rạp hiện đang được UBND Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành nạo vét độ sâu của lòng sông vì tương lai sẽ có 1 hệ thống cảng biển lớn và hiện đại của quốc gia năm trên luồng sông này đó là cảng Hiệp Phước nhằm thay thế cho hệ thống cảng Sài Gòn cũ. Chiều rộng sông là 1350 m, chỗ hẹp nhất tại Mương Chuối (P4) là 600 m. Độ sâu luồng là 8,0 m. 1.2.6 Sông Ngã Bảy Sông Ngã Bảy là một con sông ngắn tại huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh. Sông được bắt nguồn từ đoạn hợp lưu sông Lòng Tàu và sông Dừa từ hướng đông bắc đổ tới. Tại đây sông chảy thêm một đoạn khoảng 2km nữa thì tiếp tục nhận nước từ sông Đồng Tranh từ hướng bắc đổ vào. Chảy thêm khoảng 4km nữa thì sông đổi hướng nam đổ ra biển Đông tại vịnh Rành Gái Trên đường ra chảy ra biển Đông, ngoài các sông lớn như sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh, sông Dừa, sông còn nhận thêm nước từ các con sông nhỏ khác từ hai bên đổ vào nên có tên gọi là sông Ngã Bảy (tức có 7 nhánh sông đổ vào) Sông có chiều dài khoảng 15km, lòng sông rộng. Nơi đây cũng là vị trí của trận thuỷ chiến nổi tiếng năm 1782 giữa Tây Sơn và Chúa Nguyễn, trận Thất Kỳ Giang. Độ rộng sông là 1000 m (tại mũi Nước Vận), hẹp nhất là 660 m (tại hạ lưu Ngã tư). Độ rộng luồng là 600 m và độ sâu trung bình của sông là 14m - 15m. 11
  12. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1.2.7 Vịnh Gành Rái - Vũng Tàu Vịnh Gành Rài nằm ở cửa Cần Giờ, là nơi sông Lòng Tàu đổ ra. Vịnh có chiều dài là 23 km. Bề rộng của luồng là 200 m, độ sâu trung bình 9 m. Trong đó, sông Nhà Bè chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. 1.2.8 Sông Vàm Sát Sông Vàm Sát là một con sông nhỏ tại huyện Cần Giờ, TP.HCM. Sông được chảy tách ra từ sông Soài Rạp tại địa phận xã Lý Nhơn huyện Cần Giờ, chảy quanh co theo hướng đông nam nhập vào sông Đồng Tranh đổ ra biển tại vịnh Đồng Tranh. Sông có chiều dài khoảng 25km, hai bên bờ sông là rừng ngập mặn Vàm Sát. 1.2.9 Sông Thị Vải Sông Thị Vải là con sông chảy qua và làm ranh giới tự nhiên giữa Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu. Sông được bắt nguồn từ huyện Long Thành, chảy theo hướng đông - nam, qua Nhơn Trạch, đến huyện Tân Thành đổi hướng theo hướng nam đổ ra biển tại vịnh Rành Gái. Sông có tổng chiều dài khoảng 76 km, đoạn chảy theo hướng nam làm ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Nhơn Trạch với TP.HCM và huyện Tân Thành với tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. 12
  13. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP B.1.3 Sơ đồ luồng Vũng Tàu - Tp. Hồ Chí Minh Hình 1.1: Sơ đồ luồng Sài Gòn – Vũng Tàu 13
  14. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP SƠ ĐỒ LUỒNG SÀI GÒN – VŨNG TÀU Hình 1.2: Sơ đồ luồng Sài Gòn – Vũng Tàu 01 14
  15. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Hình 1.3: Sơ đồ luồng Sài Gòn – Vũng Tàu 02 15
  16. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Hình 1.4: Sơ đồ luồng Sài Gòn – Vũng Tàu 03 16
  17. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Hình 1.5: Sơ đồ luồng Sài Gòn – Vũng Tàu 04 17
  18. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Hình 1.6: Sơ đồ luồng Sài Gòn – Vũng Tàu 05 18
  19. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Hình 1.7: Sơ đồ luồng Sài Gòn – Vũng Tàu 06 19
  20. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Bảng 1.1: Bảng thông số kỹ thuật của các cầu tàu và bến phao trên S. Sài Gòn Cập nhật đến thời điểm tháng 03/2006 SÔNG SÀI GÒN: Cầu tàu Bến phao CẢNG STT Chiều Tải Ghi chú Chiều Độ Tải Ghi chú BẾN Độ sâu Cầu dài trọng Phao dài sâu trọng (m) (m) (DWT) (m) (m) (DWT) Hướng 1630- 1 Tân cảng C0 171 5.5 5,000 3430 C1 160 9 12,000 0330-2130 C2 110 8.5 12,000 0330-2130 C3 110 8.5 12,000 0330-2130 C4 160 9.5 12,000 0330-2130 2 Cảng BaSon H 121 8 6,000 0410-2210 B.BS 200 8 10,000 B 170 8.5 10,000 0130-1930 3 Cảng Sài Gòn M1 138 9.1 25,000 1550-3350 B0/1 120 7 15,000 M2 147 9.1 25,000 1550-3350 B1 165 8 15,000 M3 141 9.1 25,000 1550-3350 B5 175 9.2 15,000 M4 62 9,0 15,000 1460-3260 B7 175 9.2 20,000 K0 85 9.1 15,000 1400-3200 B9 210 9.2 25,000 K1 120 8.2 10,000 1300-3100 B11 210 8 25,000 K2 145 8.2 10,000 1300-3100 B15 140 7 15,000 K3 95 8.2 10,000 1270-3070 B17 130 6.5 15,000 K4 94 7.3 10,000 1180-2980 B19 215 9.2 30,000 K5 110 8.2 10,000 1180-2980 B21 215 10 30,000 K6 116 8.2 10,000 1180-2980 B21B 120 10 15,000 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2