Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý công tác tuần tra giao thông, xử lý vi phạm và các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
lượt xem 9
download
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý công tác tuần tra giao thông, xử lý vi phạm và các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu chung đó và đáp ứng những nhu cầu cơ bản hiện nay của các trạm giao thông. Cụ thể, đề tài đã giải quyết được một số vấn đề về lập kế hoạch công tác tuần, lập kế hoạch tổ, ghi lại nhật ký tuần tra, thống kê tình hình giao thông và xuất báo cáo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý công tác tuần tra giao thông, xử lý vi phạm và các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG TÁC TUẦN TRA GIAO THÔNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. NGYỄN HỮU LỘC TĂNG VĂN MIỀN MSSV: 0951190428 Lớp: ĐH CNTT Khóa: 02 Hậu Giang – Năm 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và khoa học của ThS. Nguyễn Hữu Lộc. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) i
- LỜI CẢM TẠ Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn ThS Nguyễn Hữu Lộc, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Với những lời chỉ dẫn, những tài liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của Thầy đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin cám ơn quý thầy cô giảng dạy của Trường Đại Học Võ Trường Toản đã truyền dạy những kiến thức quý báu, những kiến thức này rất hữu ích và giúp tôi rất nhiều khi thực hiện nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin cám ơn tất cả bạn bè, thầy cô của trường Đại học Võ Trường Toản đã hỗ tôi trợ trong quá trình tôi thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) ii
- BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ____________________________________________ • Họ và tên người hướng dẫn: ............................................................................. • Học vị:…………………………….................................................................... • Chuyên ngành: ................................................................................................... • Cơ quan công tác: .............................................................................................. • Họ và tên : Tăng Văn Miền • Mã số sinh viên : 0951190428 • Chuyên ngành : Công Nghệ Thông Tin • Tên đề tài : Xây dựng chương trình quản lý công tác tuần tra giao thông, xử lý vi phạm và các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 2. Về hình thức: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 5. Nội dung và các kết quả đạt được: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 6. Các nhận xét khác: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 7. Kết luận: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ………., ngày…… tháng …… năm… Người nhận xét (Ký và ghi rõ họ tên) iii
- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ______________________________________________ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ Hậu Giang, ngày …. tháng …. năm … Giáo viên phản biện (Ký và ghi rõ họ tên) iv
- MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .........................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:......................................................................................................1 1.2 LỊCH SỬ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .....................................................................1 1.3 PHẠM VI..............................................................................................................2 1.4 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT............................................2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................3 2.1 MÔ TẢ BÀI TOÁN NGHIỆP VỤ: ....................................................................3 2.2 SƠ LƯỢC VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG.......................................................................................................................4 2.2.1 Tổng quan về hệ thống thông tin:................................................................4 2.2.2 Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng:....................5 2.3 GIỚI THIỆU VỀ HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU SQL SERVER 2005 ...8 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................9 3.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THU THẬP THÔNG TIN ....................................9 3.1.1 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của một trạm giao thông. ............................9 3.1.2 Đặc tả hệ thống. ...........................................................................................10 3.2 PHÂN TÍCH .......................................................................................................11 3.2.1 Phân tích sơ đồ usecase...............................................................................11 3.2.2 Mô tả văn bản các trường hợp sử dụng usecase ......................................13 3.3 PHÂN TÍCH PHÁT HIỆN CÁC THỰC THỂ. ..............................................23 3.4 MÔ TẢ CHI TIẾT THUỘC TÍNH THỰC THỂ............................................26 3.5 SƠ ĐỒ TUẦN TỰ ..............................................................................................46 3.6 DEMO CHƯƠNG TRÌNH................................................................................50 3.6.1. Sơ đồ hệ thống ............................................................................................50 3.6.2 Một số form chính của hệ thống ................................................................50 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN .................................................................56 KẾT LUẬN...............................................................................................................56 HƯỚNG PHÁT TRIỂN ..........................................................................................56 v
- DANH MỤC HÌNH Hình 01 – Sơ đồ usecase trạm trưởng ........................................................................11 Hình 02 – Sơ đồ usecase tổ trưởng..............................................................................12 Hình 03 – Sơ đồ usecase thủ kho.................................................................................12 Hình 04 – Sơ đồ lớp của toàn bộ hệ thống .................................................................23 Hình 05 – Sơ đồ tuần tự đăng nhập............................................................................46 Hình 06 – Sơ đồ tuần tự thêm kế hoạch tuần ............................................................47 Hình 07 – Sơ đồ tuần tự sửa kế hoạch tuần ...............................................................48 Hình 08 – Sơ đồ tuần tự xóa kế hoạch tuần ...............................................................49 Hình 09 – Form đăng nhập .........................................................................................51 Hình 10 – Form điều hướng chính..............................................................................51 Hình 11 – Form kế hoạch công tác tuần ....................................................................52 Hình 12 – Form lập kế hoạch tổ tuần tra...................................................................53 Hình 13 – Form quản lý nhật kí tuần tra...................................................................53 Hình 14 – Form quản lý người vi phạm .....................................................................54 Hình 15 – Form quản lý phương tiện vi phạm ..........................................................55 vi
- DANH MỤC BẢNG Bảng 01 – Mô tả thuộc tính lớp kế hoạch tuần..........................................................26 Bảng 02 – Mô tả phương thức lớp kế hoạch tuần .....................................................27 Bảng 03 – Mô tả thuộc tính lớp chi tiết kế hoạch tuần.............................................28 Bảng 04 – Mô tả phương thức lớp chi tiết kế hoạch tuần ........................................29 Bảng 05 – Mô tả thuộc tính lớp kế hoạch tổ ..............................................................30 Bảng 06 – Mô tả phương thức lớp kế hoạch tổ .........................................................31 Bảng 07 – Mô tả thuộc tính lớp loại trang bị.............................................................32 Bảng 08 – Mô tả thuộc tính lớp trang bị....................................................................33 Bảng 09 – Mô tả thuộc tính lớp CSGT.......................................................................34 Bảng 10 – Mô tả thuộc tính lớp nhật kí tuần tra ......................................................35 Bảng 11 – Mô tả phương thức lớp nhật kí tuần tra ..................................................36 Bảng 12 – Mô tả thuộc tính lớp vi phạm....................................................................37 Bảng 13 – Mô tả thuộc tính lớp người vi phạm.........................................................38 Bảng 14 – Mô tả phương thức lớp người vi phạm ....................................................39 Bảng 15 – Mô tả thuộc tính lớp phương tiện vi phạm..............................................40 Bảng 16 – Mô tả phương thức lớp phương tiện vi phạm .........................................41 Bảng 17 – Mô tả thuộc tính lớp loại vi phạm ............................................................42 Bảng 18 – Mô tả thuộc tính lớp trang bị trong kế hoạch tổ .....................................43 Bảng 19 – Bảng mô tả thuộc tính lớp chi tiết giao trang bị......................................44 Bảng 20 – Mô tả thuộc tính lớp chi tiết nhật trang bị ..............................................45 vii
- TÓM TẮT Ngày nay, yêu cầu về tính chuyên nghiệp cũng như độ chính xác ngày càng cao của việc lên kế hoạch tuần tra giao thông, quản lý các trường hợp vi phạm giao thông và cả tai nạn giao thông đường bộ trong địa bàn khu vực trạm quản lý. Điều này đặt ra một cơ hội lớn cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực giao thông để đáp ứng những yêu cầu trên. Đề tài: “Xây dựng chương trình quản lý công tác tuần tra giao thông, xử lý vi phạm và các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” được thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu chung đó và đáp ứng những nhu cầu cơ bản hiện nay của các trạm giao thông. Cụ thể, đề tài đã giải quyết được một số vấn đề về lập kế hoạch công tác tuần, lập kế hoạch tổ, ghi lại nhật ký tuần tra, thống kê tình hình giao thông và xuất báo cáo. viii
- ABSTRACT Nowadays, professional requirements as well as the increasing accuracy when planning of traffic patrol, manage of traffic violations and traffic accidents in the management area of traffic station. That poses a great opportunity for the application of information technology in the transport sector to respond the above requirements. The theme “Develop a program to manage the traffic patrol, handling violations and traffic accidents in Hau Giang province” is built to meet the general requirements and meet the basic needs of the current traffic stations. Specifically, theme solve a lot of required in week planning, group planning, record diary patrol, statistics status of traffic and export the report. ix
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ: Ngày nay, chúng ta đang sống trong thế giới của công nghệ thông tin. Tin học đã đi vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ những công việc đơn giản như giải một bài toán đến những vấn đề phức tạp như việc áp dụng tin học trong công nghệ viễn thông hay trong nghiên cứu vũ trụ… Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đã và đang đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, công ty và cả các cơ quan nhà nước… từ việc lưu trữ dữ liệu đến việc tìm kiếm thông tin, lập các báo cáo…giúp cho công tác quản lý đựơc thực hiện một cách dễ dàng hơn. Trong suốt thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về công tác lập kế hoạch tuần tra kiểm soát, đảm bảo an toàn trật tự giao thông đường bộ và xử lý vi phạm cũng như tai nạn giao thông, tôi nhận thấy công tác lên kế hoạch, lập biên bản vi phạm giao thông hay tai nạn giao thông chủ yếu là dự trên văn bản hành chính, rất phiền phức khi cần lập nhanh kế hoạch tuần tra, kiểm soát giao thông hoặc kiểm tra người hoặc phương tiện vi phạm, thống kê hoặc quản lý tình hình giao thông trong khu vực. Từ những trăn trở và khó khăn trong công việc như trên tôi nhận thấy sự cần thiết phải thiết kế một phần mềm quản lý việc lập kế hoạch cho việc tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ và nhập các biên bản vi phạm hoặc tai nạn giao thông nhằm mục đích tối ưu hóa các công việc trong công tác lên kế hoạch tuần tra, kiểm soát giao thông và xử lý các vụ vi phạm cũng như tai nạn giao thông. 1.2 LỊCH SỬ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Tuy đã có những áp dụng triệt để khoa học công nghệ vào các cơ quan nhà nước nhưng việc áp dụng trong ngành giao thông đường bộ vẫn chưa đủ mạnh, cụ thể là việc lên kế hoạch cho mỗi đợt ra quân tuần tra vẫn phải làm bằng tay hoặc những công cụ đơn giản, cụ thể là sử dụng phần mềm MS Word để lập. Vì vậy việc dùng một chương trình phầm mềm chuyên dụng để lên kế hoạch tuần tra, nhập nhật ký tuần tra sau khi kết thúc mỗi đợt ra quân để tiện thống kê, viết báo cáo vẫn còn là một vấn đề rất mới. 1
- 1.3 PHẠM VI Đứng trước những nhu cầu, khó khăn nêu trên nên em quyết định tham gia nghiên cứu đề tài “Lập kế hoạch tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” nhằm hiểu thêm về công tác lập kế hoạch tuần tra, kiểm soát tình hình giao thông đường bộ và xử lý các vi phạm, tai nạn giao thông, vận dụng những kiến thức đã học trong trường để xây dựng một phần mềm có thể áp dụng hỗ trợ cho các trạm giao thông trong địa bàn Hậu Giang. Phạm vi của đề tài bao gồm các công việc sau: • Lập kế hoạch chi tiết cho công tác tuần tra, đảm bảo an toàn giao thông. • Lưu trữ nhật ký tuần tra về các vụ vi phạm hoặc tai nạn giao thông. • Thống kê và xuất báo cáo tình hình giao thông khu vực. 1.4 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT Mục tiêu: • Xây dựng thành công phần mềm hỗ trợ cho việc lên kế hoạch cho mỗi đợt ra quân nhằm đảm bảo an toàn giao thông, trật tự giao thông trên địa bàn khu vực. • Ngoài ra, phần mềm còn có khả năng hỗ trợ lưu trữ nhật ký tuần tra nhằm tiện cho việc tìm kiếm, thống kê và báo cáo khi cần thiết. Hướng giải quyết: • Tiến hành điều tra thực tế, thu thập thông tin. • Từ những thông tin thu thập được tiến hành phân tích thiết kế dữ liệu và tạo ra phần mềm phù hợp với yêu cầu đặt ra. 2
- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 MÔ TẢ BÀI TOÁN NGHIỆP VỤ: Theo quy trình lập kế hoạch tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, tai nạn giao thông được quy định rõ trong quyển Một số thông tư quy định về công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm giao thông đường bộ của Tổng cục cảnh sát QLHC về TTATXH, cục cảnh sát giao thông đường bộ, đường, Hà Nội – 2012 [1]: Sau khi nhận được văn bản Quyết định từ Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng công an cấp huyện về việc lập kế hoạch, phương án tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông thường xuyên hoặc đột xuất của đơn vị mình, Trạm trưởng mỗi đơn vị sẽ lập kế hoạch công tác tuần trình lên Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng công an cấp huyện phê duyệt. Căn cứ vào kế hoạch công tác tuần đã được phê duyệt, Trạm trưởng sẽ tiếp tục lập kế hoạch cho từng Tổ tuần tra, kiểm soát, gồm các nội dung: Ngày, tháng, năm lập kế hoạch, hình thức tuần tra, kiểm soát; phạm vi địa bàn, thời gian tuần tra, kiểm soát; đối tượng, hành vi vi phạm cần tập trung kiểm soát, xử lý; bố trí lực lượng; trang bị, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các điều kiện cần thiết khác. Căn cứ vào Chương trình công tác, mục đích, yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội, kế hoạch tuần tra, kiểm soát phải xác định cụ thể hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát; đối tượng, hành vi vi phạm cần tập trung kiểm soát, xử lý; bố trí lực lượng; trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, thời gian, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát; thời gian, vị trí khi kiểm soát tại một điểm. Mỗi kế hoạch tổ chỉ được lập tối đa trước khi ra quân tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông 30 phút tránh việc lộ thông tin kế hoạch ra bên ngoài. Sau khi kết thúc mỗi đợt tuần tra, kiểm soát tình hình giao thông. Tổ trưởng mỗi tổ sẽ nhập nhật ký tuần tra kèm theo ý kiến tổng kết của cá nhân vào cuối bản nhật ký nhằm góp ý cho việc lập kế hoạch tuần tra cho các đợt tiếp theo. 3
- Thủ kho có nhiệm vụ xem kế hoạch tổ do trạm trưởng lập ra để cập nhật thông tin việc giao nhận trang thiết bị hỗ trợ cho việc tuần tra, kiểm soát tình hình giao thông, xử lý các loại vi phạm và tai nạn giao thông. Bao gồm việc: Cập nhật thông tin giao thiết bị cho tổ tuần tra và thông tin thiết bị khi nhận lại từ tổ tuần tra. 2.2 SƠ LƯỢC VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG 2.2.1 Tổng quan về hệ thống thông tin: 2.2.1.1 Hệ thống: Hệ thống là tập hợp các đối tượng, các thành phần quan hệ với nhau, tương tác với nhau theo những nguyên tắc, những cơ chế nào đó nhưng tồn tại trong một thể thống nhất. Trong một hệ thống, mỗi một thành phần có thể có các chức năng khác nhau nhưng khi kết hợp lại chúng có những chức năng đặc biệt. 2.2.1.2 Thông tin: Thông tin là một tập họp những phần tử mà ta thường gọi là các tín hiệu phản ánh ý nghĩa về một đối tượng, một hiện tượng hay một quá trình nào đó của sự vật thông qua quá trình nhận thức. Khi nào hiểu biết được ý nghĩa của tín hiệu mới có được thông tin. Thông tin có 2 tính chất là giá thành và giá trị: • Giá thành của thông tin là toàn bộ chi phí phải trả cho việc thu thập, lưu trữ biến đổi và truyền các thông tin cơ cấu thành nên thông tin đó. • Giá trị của thông tin phụ thuộc vào việc thông tin đó có ảnh hưởng đến sinh mạng, quyền lợi của nhân loại, khu vực, quốc gia, tập hợp những con người hay cá nhân những con người,… Giá trị của thông tin còn phụ thuộc vào thông tin đó có đáng tin cậy hay không và thông tin đó nhận được vào thời điểm nào. 2.2.1.3 Hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin của một tổ chức là một tập hợp có hệ thống những thông tin về tổ chức đó. Một tổ chức thường gồm nhiều lớp đối tượng đa dạng, nhiều mối quan hệ, nhiều quy trình biến đổi xử lý phức tạp, cho nên để phản án bản 4
- chất của nó, nói cách khác là để có sự hiểu biết đầy đủ về nó phải nghiên cứu để có sự biểu diễn thích hợp. 2.2.2 Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng: Đây là một trong những phương pháp phân tích thiết kế hệ thống thông tin. Nó được hình thành giữa thập niên 80 dựa trên ý tưởng lập trình hướng đối tượng. Phương pháp này được phát triển và hiện nay rất phổ biến. 2.2.2.1 Phân tích: Nghiên cứu nghiệp vụ của người dùng và các vấn đề của họ để khám phá xem họ cần hệ thống làm cái gì, để giúp họ thực hiện công việc của họ tốt hơn. 2.2.2.2 Thiết kế: Nghiên cứu nghiệp vụ của người dùng và các vấn đề của họ để khám phá xem họ cần hệ thống làm cái gì, để giúp họ thực hiện công việc của họ tốt hơn. 2.2.2.3 Tính hướng đối tượng Tư duy theo cách ánh xạ các thành phần của hệ thống vào các đối tượng ngoài đời thực. Ứng dụng được chia thành các thành phần nhỏ, gọi là các đối tượng, chúng tương đối độc lập với nhau. Mỗi đối tượng bao gồm đầy đủ dữ liệu và hoạt động của nó. Hệ thống được xây dựng bằng cách ghép nối các đối tượng lại với nhau thông qua các mối quan hệ cũng như sự tương tác giữa chúng. Ưu điểm: • Hỗ trợ sử dụng lại mã nguồn do tính đặc thù của phương pháp lập trình hướng đối tượng. • Phù hợp với các hệ thống lớn do chỉ chú trọng việc xác định đối tượng và các hành vi có liên quan. 2.2.2.4 Các nguyên tắc cơ bản của hướng đối tượng Trừu tượng hóa: Thực thể phần mềm được trừu tượng hóa thành các đối tượng, các đối tượng được trừu tượng hóa thành các lớp với thuộc tính và phương thức tương ứng. Các lớp được trừu tượng hóa thành các lớp kế thừa. 5
- Tính đóng gói: Các đối tượng có phương thức và thuộc tính riêng. Việc cài đặt các đối tượng độc lập với nhau. Cài đặt hệ thống độc lập với người sử dụng. Tính phân cấp: Phân cấp theo các cấp độ trừu tượng từ cao đến thấp. 2.2.2.5 Các khái niệm cơ bản của hướng đối tượng: Đối tượng : • Biểu diễn cho một thực thể vật lý, một thực thể khái niệm hay một thực thể phần mềm. • Đối tượng = Định danh + Trạng thái + Hành vi Ví dụ: một đối tượng xe mô tô Trạng thái: 998 cc 10.000 KM 300 KM/H Đen Nhám Định danh: Môtô 69A1 - 7922 Hành vi: Khoi_Dong() Chay() Dung() Tat_May() Liên kết giữa các đối tượng: Ví dụ: Điều khiển Đối tượng A Xe Môtô YZF-R1 Đối tượng A Lỗi Quá Tốc Độ Vi Phạm 6
- Lớp : Là mô tả của một nhóm đối tượng có chung các thuộc tính, hành vi và các mối quan hệ. Đối tượng là thể hiện của một lớp và lớp là định nghĩa trừu tượng của đối tượng. Thành phần : Là một phần của hệ thống hoạt động độc lập và giữ vai trò nhất định trong hệ thống. Trình bày của lớp: Là một hình chữ nhật gồm ba phần (không bắt buộc) Ví dụ: PhuongTien Tên lớp So_dang_ky Loai_PT Thuộc tính (mô BKS_PT tả trạng thái) Vi_Pham() Toán tử (mô tả các hành vi) Trong giai đoạn cài đặt, định danh của lớp được cài đặt từ một khóa. Khóa này cho phép phân biệt các đối tượng của lớp một cách duy nhất. Khái niệm khóa có thể cho phép truy cập bởi người dùng một cách tường minh hoặc ngầm định. Một khóa tường minh có thể khai báo chung với trạng thái của lớp khi đó khái niệm định danh là một khái niệm độc lập và có các ý nghĩa sau: • Xác định tính duy nhất của đối tượng. • Có ý nghĩa sử dụng đối với người dùng. Ví dụ: trong lớp PhuongTien có thể khai báo So_dang_ky là một khóa. Gói : Là cách tổ chức các thành phần, phần tử hệ thống thành các nhóm. Tập hợp các gói có thể tạo nên một hệ thống con. Kế thừa : Một lớp có thể sử dụng lại thuộc tính, phương thức của một hoặc nhiều lớp khác. 7
- 2.3 GIỚI THIỆU VỀ HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU SQL SERVER 2005 SQL Server 2005 là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Relational Database Management System (RDBMS)) sử dụng Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa Client computer và SQL Server computer. Một RDBMS bao gồm database, database engine và các ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS. SQL Server 2005 được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất lớn, lên đến Tera-bytes và có thể phục vụ cho một lúc hàng ngàn user. SQL Server 2005 có thể hoạt động cùng lúc với các Server khác như Microsoft Internet Information Server (IIS), E-Commerce Server, Proxy Server… Các phiên bản của SQL Server 2005: • Enterprise: Hỗ trợ không giới hạn số lượng CPU và kích thước Database. Hỗ trợ không giới hạn RAM và các hệ thống 64bit. • Standard: Tương tự như bản Enterprise nhưng chỉ hỗ trợ 4 CPU. Ngoài ra, phiên bản này cũng không được trang bị một số tính năng cao cấp khác. • Workgroup: Tương tự như bản Standard nhưng chỉ hỗ trợ 2 CPU và tối đa 3GB RAM. • Express: Bản miễn phí, chỉ hỗ trợ 1 CPU, 1GB RAM và kích thước Database giới hạn trong 4GB. Thông tin thêm về SQL Server có thể truy cập: http://www.microsoft.com/en-us/sqlserver/default.aspx 8
- CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THU THẬP THÔNG TIN 3.1.1 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của một trạm giao thông. 3.1.1.1 Cơ cấu tổ chức của trạm giao thông. Trạm Trưởng Trạm Phó Thủ Kho Kỹ Thuật Viên CSGT CSGT Báo Vụ Viên Báo Vụ Viên 3.1.1.2 Hoạt động của trạm giao thông. Sau quá trình trao đổi nghiệp vụ với các chiến sĩ Cảnh sát giao thông (CSGT) và những tài liệu được phép tham khảo, tổng kết lại được những ý chính như sau: Mỗi khi có quyết định mở đợt tuần tra, đích thân trạm trưởng sẽ dựa theo tình hình giao thông địa bàn của trạm quản lý để lập kế hoạch công tác tuần phục vụ việc tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm, tai nạn giao thông. Sau đó trình lên cấp trên để được duyệt. từ bản kế hoạch công tác tuần được duyệt, vào mỗi ngày của tuần trong kế hoạch, trạm trưởng sẽ tiếp tục lập ra các kế hoạch tổ cho các chiến sĩ trực thuộc trạm mình quản lý, các bản kế hoạch này sẽ được giao cho các tổ trưởng để phổ biến lại cho các tổ viên thực hiện theo nhiệm vụ được giao. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, khi phát hiện các đối tượng vi phạm giao thông, sẽ tiến hành dừng phương tiện, thông báo lỗi, yêu cầu kiểm tra giấy tờ, lập biên bản vụ việc và lưu vào nhật kí tuần tra. Cuối ngày, các tổ trưởng sẽ 9
- nộp lại nhật kí tuần tra vào phòng văn thư nhằm mục đích lưu trữ đối chiếu nếu như có khiếu nại hay kiểm tra. 3.1.2 Đặc tả hệ thống. 3.1.2.1 Lập kế hoạch công tác tuần. Khi nhận được kế hoạch từ Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng công an cấp huyện gửi xuống các Trạm giao thông, Trạm trưởng sẽ lập kế hoạch công tác tuần trình lên để được duyệt. Kế hoạch công tác tuần sẽ được lưu lại. 3.1.2.2 Lập kế hoạch cho tổ tuần tra. Sau khi kế hoạch công tác tuần được duyệt: Trạm trưởng sẽ lập tiếp kế hoạch cụ thể cho từng Tổ tuần tra vào các ngày trong tuần, kế hoạch cho từng Tổ tuần tra gồm: mã kế hoạch, thành viên tổ, chức vụ trong tổ, thời gian, địa điểm, nhiệm vụ, trang bị, loại tuần tra. Trạm trưởng có quyền sửa đổi kế hoạch Tổ khi có những thay đổi và có thể xóa bỏ kế hoạch khi cần thiết. 3.1.2.3 Nhập nhật ký tuần tra. Sau khi kết thúc một đợt tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, tai nạn giao thông đường bộ. Tổ trưởng các tổ sẽ nhập nhật ký tuần tra, nhật ký gồm: Mã nhật ký, thời gian, địa điểm, thông tin xe vi phạm, thông tin người vi phạm, chi tiết lỗi vi phạm hoặc tai nạn, hình thức xử lý. Đối với những xe hoặc đối tượng đã từng vi phạm luật giao thông, thì không cần thêm mới mà nhập thêm vào lỗi của phương tiện hoặc đối tượng vi phạm với lỗi vi phạm và hình thức xử lý mới. 3.1.2.4 Thống kê. Trạm trưởng thường xuyên thống kê theo số lượng vi phạm giao thông, số lượng tai nạn, lỗi vi phạm luật giao thông để làm bản báo cáo về tình hình giao thông nhằm có những kế hoạch tuần tra, kiểm soát tình hình giao thông hợp lý nhằm đảm bảo trật tự giao thông, an toàn giao thông trên địa bàn khu vực. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Công nghệ sấy lạnh
105 p | 699 | 186
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý cửa hàng bán thuốc
109 p | 28 | 16
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý công tác tuyển sinh tại một trường đại học
77 p | 29 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý khám chữa bệnh tại một phòng khám (Dương Văn Phong)
166 p | 33 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng website bán hàng nông sản
67 p | 19 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Website quản lý bán vé máy bay
88 p | 27 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý điểm theo hệ thống đào tạo tín chỉ cho một trường đại học
113 p | 26 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Phần mềm quản lý mua bán và bảo hành các thiết bị máy tính
131 p | 25 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Hệ thống quản lý tour du lịch
65 p | 23 | 11
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng sổ liên lạc trực tuyến cho một trường học
85 p | 16 | 10
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý cây thảo dược - Áp dụng hỗ trợ quản lý công tác khám chữa bệnh tại một cơ sở trị bệnh bằng cây thảo dược
85 p | 23 | 10
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm lưu trữ và truy xuất thông tin biến đổi khí hậu phục vụ cho các tổ chức nghiên cứu biến đổi khí hậu
103 p | 24 | 9
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý thông tin cho một công ty TNHH TM&DV chuyên mua bán dụng cụ Nha khoa và có dịch vụ Nha khoa
85 p | 13 | 8
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý các công trình của một công ty xây dựng
96 p | 19 | 8
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Quản lý hồ sơ Đảng viên trường Đại học Võ Trường Toản
72 p | 15 | 7
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Quản lý ngày công và thanh toán lương của một cơ quan nhà nước
98 p | 20 | 7
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho công tác quản lý nhân khẩu ở địa phương
79 p | 13 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn