Luận văn tốt nghiệp: Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL
lượt xem 26
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn: Tìm hiểu thực trạng của việc dạy học hợp tác ở một số trường THPT hiện nay và đề xuất một số biện pháp vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học hợp tác vào giảng dạy môn Toán ở khối lớp 10 và 11 chương trình nâng cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN TOÁN --- a & b --- DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG BỐI CẢNH GIẢNG DẠY TOÁN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH SƯ PHẠM TOÁN HỌC GV hướng dẫn: Sinh viên: Th.s Bùi Anh Tuấn Phan Chí Dũng Lớp: Sư Phạm Toán học Mã số SV: 1080005 Cần Thơ 5/2012
- LỜI CẢM ƠN Đề hoàn thành bài luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của quý thầy cô và các bạn sinh viên . Trước hết tôi xin cảm ơn quý thầy cô đã dạy dỗ tôi trong bốn năm qua. Quý thầy cô đã truyền thụ kiến thức chuyên môn cũng như đạo đức làm người cho sinh viên nói chung và bản thân tôi nói riêng, để hôm nay tôi có đủ điều kiện hoàn thành luận văn này. Xin cám ơn Thầy Bùi Anh Tuấn - giáo viên hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Cám ơn Thầy đã tận tình chỉ dạy tôi từ những điều nhỏ nhất để tôi có thể hoàn thành tốt bài luận văn. Tôi cũng xin gởi lời cám ơn chân thành đến các bạn sinh viên lớp Sư phạm Toán K34 đã giúp đỡ tôi trong việc khảo sát lấy số liệu để tôi có thể nghiên cứu một cách trọn vẹn vấn đề đặt ra trong luận văn. Và cuối cùng tôi không quên gởi lời cám ơn đến các em học sinh ở một số trường đã nhiệt tình hoàn thành phiếu khảo sát của tôi. Xin gửi đến tất cả lời cám ơn chân thành nhất. Cần Thơ, tháng 5 năm 2012 Phan Chí Dũng
- Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL MỤC LỤC MỞ ĐẦU ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ----------------------------------------------------------------------------- 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU --------------------------------------------------------------------- 1 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU------------------------------------------------------------------- 1 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC--------------------------------------------------------------------- 1 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU --------------------------------------------------------------------- 1 6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU -------------------------------------------- 2 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ------------------------------------------------------------ 2 8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN ------------------------------------------------------ 2 9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN--------------------------------------------------------------------------- 3 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC HỢP TÁC------------------------------- 4 1.1 KHÁI QUÁT VỀ DẠY HỌC HỢP TÁC ----------------------------------------------- 4 1.1.1 Khái niệm dạy học hợp tác -------------------------------------------------------------------------- 4 1.1.2 Mục tiêu dạy học hợp tác ----------------------------------------------------------------------------- 5 1.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của dạy học hợp tác-------------------------------------- 5 1.1.4 Những yếu tố cơ bản của dạy học hợp tác --------------------------------------------------- 7 1.1.5 Phân loại dạy học hợp tác ---------------------------------------------------------------------------- 7 1.1.6 Thành phần tham gia vào dạy học hợp tác -------------------------------------------------- 8 1.2 KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ BÀI GIẢNG TRONG DẠY HỌC HỢP TÁC ------------------------------------------------------ 12 1.2.1. Việc lên kế hoạch giảng dạy ------------------------------------------------------------------------ 12 1.2.2. Cách tổ chức và quản lý tiết học khi dạy học hợp tác --------------------------------- 14 1.3 ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC HỢP TÁC ---------------------------------------- 15 1.3.1 Giáo viên tự đánh giá ----------------------------------------------------------------------------------- 15 1.3.2 Đánh giá học sinh----------------------------------------------------------------------------------------- 15 1.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG I -------------------------------------------------------------------------- 17 Chương 2. TÌM HIỂU NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA CHƯƠNG TRÌNH TOÁN Ở LỚP 10 VÀ 11 NÂNG CAO KHI DẠY HỌC BẰNG HÌNH THỨC HỢP TÁC ----------------------------------------------------------------------------------------------- 18 Phan Chí Dũng i
- Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL 2.1 THUẬN LỢI -------------------------------------------------------------------------------------------- 18 2.1.1 Cách trình bày ---------------------------------------------------------------------------------------------- 18 2.1.2 Nội dung chương trình -------------------------------------------------------------------------------- 21 2.2 KHÓ KHĂN -------------------------------------------------------------------------------------------- 23 2.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ------------------------------------------------------------------------- 23 Chương 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIÁO ÁN MẪU NHẰM ỨNG DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC VÀO GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG THPT ----------------------------------------------------------------- 24 3.1 CHỌN ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁCH HỢP TÁC ---------------------------------------------- 24 3.1.1 Đối tượng ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 24 3.1.2 Cách hợp tác------------------------------------------------------------------------------------------------ 24 3.2 GIÁO ÁN MẪU ĐỀ XUẤT ------------------------------------------------------------------------- 24 3.2.1 Dạy học hợp tác không chính thức -------------------------------------------------------------- 24 3.2.2 Dạy học hợp tác chính thức ------------------------------------------------------------------------- 25 3.2.3 Dạy học hợp tác nhóm cơ sở------------------------------------------------------------------------ 25 3.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ----------------------------------------------------------------------------- 30 Chương 4. THỰC NGHIỆM --------------------------------------------------------------------------- 31 4.1 MỤC ĐÍCH CHUNG CỦA VIỆC THỰC NGHIỆM -------------------------- 31 4.2 CHỌN MẪU THỰC NGHIỆM --------------------------------------------------------------- 31 4.3 THỜI GIAN THỰC NGHIỆM --------------------------------------------------------------- 31 4.4 NỘI DUNG THỰC NGHIỆM ----------------------------------------------------------------- 31 4.4.1 Pha 1: Khảo sát tình hình học tập theo hướng Dạy học Hợp tác trong môn Toán của học sinh tại một số tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ------------------------------------------------------------------------- 31 4.4.2 Pha 2: Dạy học thực nghiệm ------------------------------------------------------------------------ 32 4.5 PHÂN TÍCH TIÊN NGHIỆM (A PRIORI) -------------------------------------------- 32 4.5.1 Phân tích tiên nghiệm pha 1 ------------------------------------------------------------------------- 32 4.5.2 Phân tích tiên nghiệm pha 2 ------------------------------------------------------------------------- 35 4.6 PHÂN TÍCH HẬU NGHIỆM (A POSTERIORI) -------------------------------------------- 35 4.6.1 Kết quả thực nghiệm pha 1 -------------------------------------------------------------------------- 35 4.6.2 Kết quả thực nghiệm pha 2 -------------------------------------------------------------------------- 57 4.6.3 Nhận định chung và đề xuất hướng khắc phục -------------------------------------------- 58 Phan Chí Dũng ii
- Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL 4.7 TỔNG KẾT CHƯƠNG 4 ------------------------------------------------------------------------------- 59 KẾT LUẬN --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 60 MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT Viết bình thường Viết tắt Trung Học Phổ Thông THPT Sách giáo khoa SGK Giáo viên GV Học sinh HS Phương pháp PP Phương pháp dạy học PPDH Đồng Bằng Sông Cửu Cong ĐBSCL Phan Chí Dũng iii
- Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngành giáo dục là ngành đào tạo con người, đào tạo ra các ngành khác cho xã hội, cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của một quốc gia. Do đó giáo dục hiệu quả (hay chất lượng giáo dục) là yêu cầu hàng đầu mà xã hội đòi hỏi ở ngành giáo dục. Để đáp ứng yêu cầu đó, nhiều văn bản pháp lý đã ra đời nhằm định hướng cho việc nâng cao chất lượng dạy và học như: Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chỉ thị số 18/2001-TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân, chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15-06-2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục… nhiều cuộc hội thảo khoa học, nhiều đề tài nghiên cứu trên nhiều khía cạnh đã được tiến hành trong cả nước. Và phương pháp dạy học là vấn đề quan trọng, quyết định phần lớn chất lượng giáo dục. Với sự đa dạng và phong phú của nhiều phương pháp dạy học tích cực được du nhập vào Việt Nam trong thời gian qua, chúng tôi nhận thấy “Dạy học hợp tác” là phương pháp dạy học được nhiều thầy cô sử dụng từ bậc tiểu học đến đại học, song việc vận dụng còn lủng củng, chưa khoa học, chưa hợp lý. Đồng thời cũng chưa có nhiều nghiên cứu sâu sắc về việc ứng dụng phương pháp này trong dạy học ở cấp phổ thông, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vì lẽ đó chúng tôi đã chọn vấn đề “Dạy học hợp tác” để nghiên cứu trong luận văn này, nhằm góp một viên gạch nhỏ để xây căn nhà lớn đó là nền giáo dục Việt Nam. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu thực trạng của việc dạy học hợp tác ở một số trường THPT hiện nay và đề xuất một số biện pháp vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học hợp tác vào giảng dạy môn Toán ở khối lớp 10 và 11 chương trình nâng cao. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Lý thuyết dạy học hợp tác. Thực trạng giảng dạy Toán ở THPT bằng phương pháp dạy học hợp tác. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Dạy học hợp tác được sử dụng nhiều ở trường THPT. Tuy nhiên chưa mang lại hiệu quả cao như mong đợi. Ứng dụng dạy học hợp tác vào giảng dạy ở trường THPT chưa đúng cách, và gặp nhiều khó khăn. Phan Chí Dũng 1
- Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL Dạy học hợp tác ở trường chuyên sẽ có nhiều ưu thế hơn. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1 Tìm hiểu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học hợp tác. 5.2 Tìm hiểu những thuận lợi của chương trình toán ở THPT lớp 10 và 11 nâng cao khi dạy học bằng hình thức hợp tác. 5.3 Đề xuất một số biện pháp ứng dụng dạy học hợp tác vào giảng dạy Toán ở trường THPT. 5.4 Thực nghiệm sư phạm: khảo sát tình hình ứng dụng dạy học hợp tác vào giảng dạy môn Toán ở trường THPT và dạy học thực nghiệm bằng phương pháp hợp tác ở trường THPT Lưu Hữu Phước – Cần Thơ. 6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phương pháp dạy học hợp tác được nghiên cứu trong luận văn chỉ giới hạn ở môn Toán trong trường THPT. Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở lớp 10 và 11. Đối tượng khảo sát: bao gồm bốn tỉnh, thành ở Đồng bằng sông Cửu Long: TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long. Riêng TP. Cần Thơ khảo sát các loại trường: trường chuyên và không chuyên; trường nội ô và ngoại ô TP. Cần Thơ. Học sinh được khảo sát bao gồm: Khối cơ bản, khối nâng cao, khối khoa học tự nhiên, khối khao học xã hội, lớp 10, 11, 12. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp tổng hợp tài liệu trong và ngoài nước về vấn đề dạy học hợp tác. Phương pháp điều tra giáo dục: khảo sát thực trạng giảng dạy bằng phương pháp hợp tác ở trường THPT hiện nay ở một số tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm để đánh giá thực trạng. Phương pháp thực nghiệm sư phạm bằng việc giảng dạy trực tiếp với phương pháp hợp tác. Phương pháp xử lý số liệu và thống kê toán học. 8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN 8.1 Về lý luận Hệ thống hóa các quan điểm về dạy học hợp tác. Đề xuất những biểu mẫu sử dụng trong dạy học hợp tác. Đề xuất những biện pháp nhằm ứng dụng dạy học hợp tác vào phổ thông. 8.2 Về thực tiễn Phan Chí Dũng 2
- Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL Qua khảo sát thực trạng của việc giảng dạy bằng phương pháp hợp tác ở một số trường THPT, đánh giá được mức độ vận dụng phương pháp dạy học hợp tác có thường xuyên hay không và mức độ yêu thích của học sinh đối với phương pháp này. Cũng như tìm ra những khó khăn, thuận lợi mà các em gặp phải khi được dạy bằng phương pháp hợp tác. Vận dụng những đề xuất trên lý luận vào giảng dạy thực nghiệm nhằm đánh giá mức độ khả thi và bổ sung thêm những đề xuất từ thực tế giảng dạy. 9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Luận văn gồm có các phần sau: Mở đầu Chương 1 Cơ sở lý luận của dạy học hợp tác Chương 2 Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của chương trình trong sách giáo khoa toán ở lớp 10 và 11 nâng cao khi dạy học bằng hình thức hợp tác. Chương 3 Một số đề xuất và giáo án mẫu nhằm ứng dụng dạy học hợp tác vào giảng dạy ở trường THPT. Chương 4 Thực nghiệm. Kết luận Phan Chí Dũng 3
- Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC HỢP TÁC 1.1 KHÁI QUÁT VỀ DẠY HỌC HỢP TÁC 1.1.1 Khái niệm dạy học hợp tác Hiện nay, dạy học hợp tác là phương pháp dạy học đang được chú ý vận dụng ở các trường Phổ thông cũng như ở bậc Đại học. Mặc dù đã được vận dụng rộng rãi, nhưng còn rất ít tài liệu trong nước đề cập cụ thể và chi tiết. Dạy học hợp tác được các tác giả trong nước nhắc đến với nhiều tên khác nhau như: Dạy học hợp tác theo nhóm [1], thảo luận theo nhóm nhỏ [2], dạy học theo nhóm nhỏ [3]…đối với tác giả nước ngoài phần lớn dùng tên “học hợp tác” (cooperative learning) với chúng tôi, chúng tôi sử dụng tên “Dạy học hợp tác” cho tài liệu này nhằm ám chỉ việc vận dụng phương pháp “học hợp tác” vào giảng dạy. Khái niệm về “Dạy học hợp tác” cũng đa dạng. Chúng tôi xin trích dẫn một số khái niệm về dạy học hợp tác mà các tác giả trong cũng như ngoài nước đã định nghĩa: Theo Nguyễn Bá Kim (2005) [1] thì: “ Dạy học hợp tác theo nhóm là một thuật ngữ để chỉ cách dạy trong đó học sinh trong lớp được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp, được giao nhiệm vụ và được khuyến khích thảo luận, hướng dẫn hợp tác làm việc với nhau giữa các thành viên để cùng đạt được kết quả chung là hoàn thành nhiệm vụ của cả nhóm” Theo Phan Trọng Ngọ (2005) [2] thì: “ Thảo luận theo nhóm nhỏ là phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó.” Theo Nguyễn Thị Hồng Nam (2006) [5] thì: Phan Chí Dũng 4
- Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL “Thảo luận nhóm là hình thức tổ chức dạy học trong đó các nhóm học sinh cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập do giáo viên nêu ra, từ đó rút ra bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.” Theo Nguyễn Thị Phương Hoa (2005) thì: “Dạy – học hợp tác là một chiến lược dạy – học tích cực, trong đó các thành viên tham gia hoạt động và học tập cùng nhau trong những nhóm nhỏ (bao gồm các thành viên có trình độ và khả năng khác nhau) nhằm mục đích phát triển sự hiểu biết và chiếm lĩnh một nội dung học tập nào đó.” Theo D. Johnson, R. Johnson & Holubec (1990) [7] thì: “Dạy học hợp tác là toàn bộ những hoạt động học tập mà học sinh thực hiện cùng nhau trong các nhóm, trong hoặc ngoài phạm vi lớp học”. Theo Arends R.I (2007) [14] thì: “Mô hình học tập hợp tác đòi hỏi hợp tác của học sinh và sự phụ thuộc lẫn nhau trong nhiệm vụ của mình, mục tiêu, và phần thưởng các cấu trúc” Theo David và Roger Johnson thì: “Học tập hợp tác là một loại hình cụ thể của học tập tích cực, là một phương pháp giảng dạy chính thức, trong đó học sinh làm việc cùng nhau trong các nhóm nhỏ để đạt được một mục tiêu học tập chung.” Theo trang wikipedia [22] thì: “Hợp tác xã học tập là một cách tiếp cận để tổ chức hoạt động lớp học vào học tập và kinh nghiệm xã hội học tập. Học sinh phải làm việc theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung.” Theo A.T.Francisco (1993): " Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập" Theo J. Cooper và một số tác giả khác (1990): học tập hợp tác là một chiến lược học tập có cấu trúc, có chỉ dẫn một cách hệ thống, được thực hiện cùng nhau trong các nhóm nhỏ, nhằm đạt được nhiệm vụ chung. 1.1.2 Mục tiêu dạy học hợp tác Theo Arends R.I (2007) thì dạy học hợp tác phải đạt được ba mục tiêu lớn là thành tích học tập, lòng khoan dung – sự đồng thuận nhiều chiều, và các kỹ năng xã hội. Phan Chí Dũng 5
- Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL Thành tích học tập Lòng khoan dung và đồng thuận nhiều chiều Dạy học hợp tác Các kỹ năng xã hội Hình 1: Những kết quả của người học đạt được khi học hợp tác. Theo [3] thì: “ Những mục tiêu giáo dục mà chúng ta có thể đạt được thông qua việc dạy học theo nhóm là phát triển cho học sinh kỹ năng nhận thức ở trình độ cao hơn kỹ năng lập luận và giải quyết vấn đề, phát triển thái độ, tình cảm cũng như kỹ năng lắng nghe, nói, tranh luận và lãnh đạo nhóm.” Theo [17] thì: “Mục đích của việc học hợp tác là để gia tăng thành tích học tập, cải thiện các mối quan hệ giữa các học sinh về nguồn gốc dân tộc và khả năng đa dạng đồng thời phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề trong nhóm cũng như các phương pháp làm việc nhóm.” 1.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của dạy học hợp tác * Thuận lợi: - Theo Phan Trọng Ngọ [2] thì dạy học hợp tác có 5 ưu điểm lớn: Thứ nhất, lớp học bao giờ cũng sôi nổi và sinh động “điều này đặc biệt có ích đối với những học viên nhút nhát, ngại, ít phát biểu”. Thứ hai, các thành viên có cơ hội học hỏi lẫn nhau. Thứ ba, tạo cơ hội cho học sinh trong lớp làm quen, trao đổi và hợp tác với nhau. Thứ tư, phương pháp này kích thích được sự thi đua giữa các thành viên và giữa các nhóm với nhau. Cuối cùng, giúp giáo viên có thêm thông tin phản hồi về học sinh. - Theo Arends R.I [14] thì dạy học hợp tác mang lại những hiệu quả tích cực sau: Những hiệu quả của cách cư xử trong hợp tác. Những hiệu quả trong các mức độ của sự khoan dung. Những hiệu quả trong thành tích học tập. Phan Chí Dũng 6
- Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL - Ngoài những thuận lợi trên, theo chúng tôi, dạy học hợp tác còn có những mặt tích cực sau đây: Thứ nhất, năng cao khả năng tự học cho học sinh, bước đầu tập cho các em khả năng nghiên cứu. Thứ hai, thông qua mô hình làm việc nhóm, giúp học sinh làm quen và biết cách làm việc nhóm, có ích cho cuộc sống xã hội sau này của học sinh. Thứ ba, dạy học hợp tác dễ dàng phối hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như: dạy học khám phá, nêu vấn đề,… Thứ tư, tạo điều kiện cho học sinh hòa đồng với nhau, từ từ xóa bỏ khoảng cách giữa các học sinh cá biệt với các học sinh khác. Đồng thời giúp học sinh rèn luyện đạo đức và xây dựng nhân cách. * Khó khăn: - Theo Phan Trọng Ngọ [2] thì có bốn hạn chế: Thứ nhất, “Các nhóm và cá nhân trong nhóm dễ bị chệch hướng với chủ đề ban đầu”. Thứ hai, mất nhiều thời gian. Thứ ba, hiệu quả học tập phụ thuộc rất nhiều vào ý thức, thái độ, tinh thần tham gia, đóng góp của các cá nhân trong nhóm. Thứ tư, hoạt động học tập theo nhóm một mặt tạo ra sự hưng phấn cho người tham gia, mặt khác cũng tạo nên trạng thái mệt mỏi, trì trệ. - Bên cạnh đó theo tạp chí giáo dục số 171, tháng 9 năm 2007 thì dạy học hợp tác không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như mong muốn. Nó phụ thuộc rất lớn vào sự dẫn dắt, điều tiết và năng lực chuyên môn cũng như năng lực sư phạm của giáo viên. - Theo chúng tôi, ngoài những khó khăn trên, dạy học hợp tác còn có những hạn chế sau: Thứ nhất, do giáo viên không thể chủ động giảng theo giáo án có sẵn nên dễ xảy ra rủi ro như: cháy giáo án, trễ chương trình,… Thứ hai, do có nhiều quan điểm và tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình nên rất dễ xảy ra mâu thẫn trong học sinh. Thứ ba, có nguy cơ nhiều học sinh yếu, kém không theo kịp chương trình. Tóm lại, dạy học hợp tác có nhiều ưu điểm nhưng cũng có một số hạn chế nhất định. Việc áp dụng dạy học hợp tác vào giảng dạy, thành công ở mức độ nào là tùy thuộc vào người giáo viên am tường phương pháp này ở mức độ nào. 1.1.4 Những yếu tố cơ bản của dạy học hợp tác Phan Chí Dũng 7
- Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL Theo Putnam(1998) [20] có 5 yếu tố cơ bản sau đây: - Sự lệ thuộc tích cực. - Tinh thần trách nhiệm của cá nhân. - Tiếp xúc mặt đối mặt. - Kỹ năng giao tiếp. - Đánh giá và xác định mục tiêu. Theo Nguyễn Thị Phương Hoa (2005) thì có 5 yếu tố sau: - Sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính tích cực (cùng nhau thành công hay thất bại - sink or swim together). - Tương tác trực tiếp (tác động đến thành công của nhau). - Trách nhiệm của cá nhân và tập thể. - Các kỹ năng giao tiếp trong nhóm nhỏ. - Điều chỉnh nhóm. 1.1.5 Phân loại dạy học hợp tác a) Theo David W. Johnson và Roger T. Johnson [23] có 3 loại dạy học hợp tác: · Dạy học hợp tác chính thức (Formal Cooperative Learning): “bao gồm các học sinh làm việc cùng nhau, từ một tiết học đến vài tuần, để đạt được mục tiêu học tập và cùng hoàn thành bài tập và nhiệm vụ cụ thể” (Johnson, Johnson, & Holubec, 2008). · Dạy học hợp tác không chính thức (Informal Cooperative Learning): “bao gồm có sinh viên làm việc cùng nhau để đạt được một mục tiêu học tập chung tạm thời, kéo dài từ vài phút đến một tiết học (Johnson, Johnson, & Holubec, 2008). · Dạy học hợp tác nhóm cơ sở (Cooperative Base Group): “nhóm hợp tác lâu dài, không đồng nhất; các tổ hợp tác học tập có thành viên ổn định” (Johnson, Johnson & Holubec, 2008). b) Theo Jerome Feldman – Dong McPhee (2008) [15] thì có bốn kiểu dạy học hợp tác: · Dạy học hợp tác theo kiểu nhóm điều tra (group investigations): “học sinh làm việc để hoàn thành một dự án hoặc một tiến trình và dùng các kỹ năng tư duy bậc cao hơn”. · Dạy học hợp tác theo kiểu nhóm thành tích (Student achievement teams): “được dùng để xem xét và mở rộng nội dung cái mà đã được trình bày bởi giáo viên hướng dẫn”. · Dạy học hợp tác xử lý theo cặp (Pair processing): “Việc xử lý theo cặp là một công cụ có giá trị cho một khóa học hợp tác tích cực trong thời gian ngắn”. Phan Chí Dũng 8
- Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL · Dạy học hợp tác theo kiểu ghép nhóm (Jigsaw): “ được dùng để tường thuật tài liệu.” Đây là phương pháp nhằm nâng cao sự ngang hàng (peer to peer) trong việc dạy và việc học. c) Theo Arends R.I (2007) [14] thì có bốn cách tiếp cận dạy học hợp tác: · Phân chia thành tích nhóm học sinh (Student teams achievement divisions): “trong loại hình dạy học hợp tác này, học sinh trong các nhóm hỗn hợp nhiều thành phần giúp đỡ lẫn nhau bằng việc dùng nhiều loại phương pháp học hợp tác và hình thức vấn đáp.” · Ghép nhóm (Jigsaw): Trong mô hình ghép nhóm, mỗi thành viên nhóm có trách nhiệm với một bộ phận mình phụ trách về các tài liệu học tập và việc dạy cho bộ phận đó là một phần nhiệm vụ của các thành viên nhóm. · Nhóm điều tra (group investigation): học sinh không chỉ làm việc cùng nhau mà còn giúp đỡ cho kế hoạch cả hai chủ đề để học và điều tra các thủ tục được sử dụng. · Phương pháp cấu trúc (The structural approach): giới thiệu hai cấu trúc để giáo viên sử dụng dạy học, đó là: Suy nghĩ – làm việc đôi – chia sẻ (think – pair – share) và đánh số những cái đầu làm việc với nhau (numbered heads together). 1.1.6 Thành phần tham gia vào dạy học hợp tác a) Yếu tố con người · Giáo viên: § Vai trò: Theo Nguyễn Bá Kim (2005) [1] “giáo viên có vai trò là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động, là người cố vấn, gợi mở, khuyến khích và hỗ trợ việc học của học sinh.” § Yêu cầu: Theo Nguyễn Bá Kim [1] giáo viên cần phải “chuẩn bị công phu: phải lựa chọn được những nội dung thật sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được những hình thức chuyển tải các nội dung này thành các hoạt động của các học sinh trong nhóm.” Bên cạnh đó “yêu cầu về kỹ năng sư phạm của giáo viên cũng mở rộng hơn”, “ yêu cầu về đánh giá, xử lí thông tin từ phía học sinh của giáo viên cũng cao hơn”. § Công việc chính: + Lựa chọn mảng kiến thức, bài tập,…gọi chung là những nhiệm vụ. Đảm bảo phù hợp với dạy học hợp tác, phù hợp với học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. + Xây dựng kế hoạch giảng dạy, kế hoạch tổ chức cho học sinh học tập. + Tổ chức dạy học hay thực hiện công việc theo kế hoạch. Phan Chí Dũng 9
- Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL + Đánh giá tự bản thân giáo viên và dựa trên sản phẩm nhóm và thành tích cá nhân của của học sinh. · Học sinh: § Vai trò: Trong dạy học hợp tác, cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác thì học sinh luôn là trung tâm của quá trình dạy – học. Bên cạnh đó, học sinh có vai trò chủ động đưa ra ý kiến, quan điểm cá nhân, hay tập thể và tiếp thu cái hay của người khác không chỉ về mặt kiến thức khoa học mà còn về mặt đạo đức, xã hội. § Yêu cầu: Học sinh biết cách làm việc nhóm ở mức độ cơ bản như: biết chọn ra nhóm trưởng, thư ký,…cho nhóm và quy ước với nhau về nội quy nhóm. Giáo viên không mất nhiều thời gian để hướng dẫn những việc này cho học sinh. Đồng thời học sinh phải có tinh thần tự giác, hợp tác, trách nhiệm, giúp đỡ lẫn nhau. § Công việc chính: + Thành lập nhóm hợp tác: việc lập nhóm hợp tác học tập có thể xuất phát từ yêu cầu của giáo viên, hoặc học sinh tự do chọn nhóm. + Nhận nhiệm vụ từ giáo viên, hoặc tự đưa ra nhiệm vụ, mục tiêu cho quá trình học nhóm hợp tác. + Thực hiện công việc: hợp tác với nhau làm việc để đạt được mục tiêu học tập và những nhiệm vụ được giao. + Đánh giá: học sinh được đánh giá và khen thưởng từ phía giáo viên; đồng thời học sinh cũng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. b) Yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị Tùy thuộc vào điều kiện học tập mà giáo viên, học sinh linh hoạt vận dụng dạy học hợp tác để đạt được kết quả cao nhất. Song, cần chú ý một số vấn đề sau: - Phòng học và bàn ghế: phòng rộng, đủ bàn ghế, bố trí phù hợp với mục đích dạy – học. Theo [14] thì có thể sắp xếp như sau: Hình 2: Sắp xếp bàn ghế ngồi thành cụm sáu học sinh Phan Chí Dũng 10
- Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL Hình 3: Sắp xếp bàn ghế ngồi thành cụm bốn học sinh Phía trước Phía trước Hình 4: Cách khác để sắp xếp bàn ghế ngồi thành cụm bốn học sinh Theo Putnam (1998) [20] có một số cách sắp xếp sau: Phan Chí Dũng 11
- Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL Hình 5: Sắp xếp lớp học theo nhóm 3 học sinh Hình 6: Sắp xếp lớp học theo nhóm 4 học sinh - Phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho việc giảng dạy: máy chiếu, ti vi, bảng điện tử,… - Bảng phụ của từng nhóm. c) Yếu tố môi trường học tập Môi trường dạy học hợp tác bao gồm nhiều yếu tố, chúng tôi đặc biệt chú ý một số vấn đề sau: Bầu không khí lớp học: giáo viên cần tạo ra bầu không khí thân thiện, cởi mở sẵn sàng trao đổi với nhau và nhìn nhận khuyết điểm, tránh làm cho buổi học hợp tác “giống như buổi chấp vấn đáng sợ” (dẫn theo [3]). Tâm lý nhóm và cá nhân đều mong muốn được công nhận thành quả đóng góp của mình, vì thế giáo viên nên khéo léo nhận xét và đánh giá, không để cho nhóm, hay cá nhân nào mất lòng tin vào nhóm, vào bản thân. Phan Chí Dũng 12
- Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL Sự hứng thú học tập và hợp tác nhóm là rất quan trọng trong môi trường học tập hợp tác. Vì thế giáo viên cần giao nhiệm vụ cho nhóm và cá nhân phù hợp, tránh giao nhiệm vụ quá khó hay quá dễ. Nội dung mà nhóm hợp tác giải quyết phải tạo được hứng thú cho học sinh. Những điều này phụ thuộc nhiều vào năng lực của giáo viên. 1.2 KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ BÀI GIẢNG TRONG DẠY HỌC HỢP TÁC 1.2.1 Việc lên kế hoạch giảng dạy a) Chọn hình thức và phương pháp dạy · Hình thức dạy học. - Dạy học kiến thức và kỹ năng mới. Giáo viên có thể lựa chọn các loại dạy học hợp tác để vận dụng vào dạy học. - Dạy học luyện tập thực hành, củng cố lý thuyết, ôn tập hệ thống kiến thức. · Chọn phương pháp dạy kết hợp với mô hình dạy học hợp tác. - Dạy học hợp tác và dạy học nêu vấn đề. - Dạy học hợp tác và dạy học khám phá. - Dạy học hợp tác và dạy học tình huống didactic. - Dạy học hợp tác và đàm thoại gợi mở. - Dạy học hợp tác và dạy học dự án,… b) Thiết kế giáo án Tùy việc giáo viên lựa chọn kiểu dạy học hợp tác nào mà thiết kế giáo án cho phù hợp. Ở đây chúng tôi xin đề xuất 3 mẫu giáo án theo 3 loại dạy học hợp tác. · Dạy học hợp tác chính thức: - Thời gian: một tiết đến vài tuần. - Mẫu giáo án: Ngày, tháng, năm: Tiết: Lớp: Tên bài dạy: I. Mục tiêu. II. Những phương pháp kết hợp với dạy học hợp tác. III. Chuẩn bị. 1. Đồ dùng dạy học. Phan Chí Dũng 13
- Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL 2. Cách chia nhóm và bố trí chỗ ngồi. IV. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định lớp – kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới. 3. Hoạt động nhóm: Thời gian Công việc của học sinh Kiến thức, kỹ năng tối thiểu phải đạt được 4. Củng cố. 5. Giao nhiệm vụ mới. V. Đánh giá. 1. Nội dung 1: (tương ứng với nhóm chịu trách nhiệm thực hiện nội dung này). - Kiến thức: (6/10) - Kỹ năng: (3/10) - Thái độ: (1/10) 2. Tương tự cho những nội dung khác. VI. Rút kinh nghiệm. - Hạn chế của tiết dạy. - Hướng khắc phục. · Dạy học hợp tác không chính thức: - Thời gian: vài phút đến một tiết. - Mẫu giáo án: Tương tự như giáo án bình thường, chỉ thêm vào những hoạt động nhóm trong lúc giảng dạy. · Dạy học hợp tác nhóm cơ sở: - Thời gian: lâu dài, có thể cả năm học. - Mẫu giáo án: Thời gian bắt đầu: Thời gian kết thúc: Lớp: Nội dung chương trình dạy: I. Mục tiêu. II. Những phương pháp kết hợp với dạy học hợp tác. Phan Chí Dũng 14
- Dạy học hợp tác trong bối cảnh giảng dạy Toán ở ĐBSCL III. Chuẩn bị. 1. Đồ dùng dạy học. 2. Cách chia nhóm. IV. Tiến trình dạy và học. 1. Ổn định lớp – kiểm tra bài cũ. 2. Giới thiệu bài mới. 3. Hoạt động nhóm: Thời Công việc của học sinh Đánh giá Kiến thức, kỹ gian năng tối thiểu phải đạt được … … … … 4. Củng cố. 5. Giao nhiệm vụ mới. V. Rút kinh nghiệm. - Hạn chế: - Hướng khắc phục: 1.2.2 Cách tổ chức và quản lý tiết học khi dạy học hợp tác a) Quy trình tổ chức dạy học theo dạy học hợp tác Theo Arends R.I (2007) có 6 giai đoạn lên lớp khi dùng dạy học hợp tác: · Một bài học bắt đầu với việc giáo viên kinh qua những mục tiêu của bài học và mang đến động cơ thúc đẩy để học sinh học. · Cách trình bày thông tin, thông thường hình thức trình bày quan trọng hơn bài thuyết trình. · Học sinh được tổ chức học theo nhóm giáo viên có thể chọn các kiểu nhóm để dạy học sinh (xem mục 1.5) · Trong bước kế tiếp, học sinh được giúp đỡ bởi giáo viên để làm việc với nhau nhằm hoàn thành nhiệm vụ chung. Có nhiều cách cho học sinh làm việc với nhau như phương pháp thảo luận trực diện, phương pháp tổ ong, phương pháp vận dụng trí tuệ của tập thể để giải quyết tình huống phức tạp, phương pháp sắm vai, phương pháp buổi học tập trung (dẫn theo [3]). Theo Phan Trọng Ngọ (2005) thì có thể cho học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ thông thường, nhóm rì rầm, nhóm kim tự tháp, nhóm đồng tâm, nhóm khép kín và nhóm mở. · Trình bày sản phẩm cuối cùng của nhóm hoặc bài nghiên cứu về những thứ mà học sinh đã học. Phan Chí Dũng 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ”
115 p | 1297 | 422
-
Luận văn tốt nghiệp “Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty DAD"
67 p | 661 | 396
-
Tổng quan về Luận văn tốt nghiệp đại học
5 p | 843 | 305
-
Luận văn tốt nghiệp “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vật liệu nổ Công nghiệp”
77 p | 534 | 151
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty Sơn Tổng Hợp Hà Nội "
82 p | 468 | 148
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt nam"
75 p | 422 | 139
-
Luận văn tốt nghiệp đại học: Thiết kế chống sét cho tòa nhà
39 p | 530 | 125
-
Luận văn tốt nghiệp "Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ty TNHH Nguyễn Trần"
31 p | 429 | 119
-
Luận văn tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu, tính toán, thiết kế máy thu hoạch đậu phộng tự hành
72 p | 317 | 73
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở Công ty Xuất nhập khẩu với Lào"
44 p | 297 | 64
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá tỉnh Điện Biên của sở Thương mại - du lịch Điện Biên"
53 p | 297 | 58
-
Luận văn tốt nghiệp: Sử dụng mô hình Vật lý trong dạy học chương trình chất khí lớp 10 THPT ban nâng cao nhằm tổ chức hoạt động học tập tích cực, tự lực sáng tạo cho học sinh
158 p | 196 | 43
-
Luận văn tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu và đề xuất các công nghệ tái chế khả thi chất thải rắn plastic trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 202 | 41
-
Luận văn tốt nghiệp Hóa học: Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn Hoá học lớp 10 THPT
124 p | 191 | 27
-
Luận văn tốt nghiệp: Dãy số thời gian trong việc phân tích và dự đoán thống kê về du lịch
34 p | 124 | 20
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng phần mềm giảng dạy Toán học
0 p | 131 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Hóa học: Xây dựng thư viện hồ sơ bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học tích cực môn Hóa học 10 (Chương trình cơ bản)
100 p | 97 | 10
-
Luận văn tốt nghiệp Đại học: Tổ chức dạy học một số kiến thức chương Cơ sở của nhiệt động lực học - Vật lý 10 theo định hướng giáo dục STEM
99 p | 29 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn