BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
KHOA LỊCH SỬ<br />
…..o0o…..<br />
<br />
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP<br />
<br />
QUAN HỆ AN NINH MỸ - NHẬT<br />
THỜI HẬU CHIẾN TRANH LẠNH<br />
(1992-1999)<br />
<br />
Thầy hướng dẫn: Lê Phụng Hoàng<br />
Sinh viên: Trần Ngọc Anh Thư<br />
<br />
Khoá học 1996-2000<br />
Thành phố Hồ Chí Minh, 05/2000<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Xin ghi ơn quý thầy cô trong khoa đã tận tuỵ giảng dạy trong những năm học qua và<br />
thầy Lê Phụng Hoàng đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành luận văn này.<br />
Xin quý thầy cô nhận nơi đây lòng biết ơn sâu sắc.<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. 2<br />
MỤC LỤC ................................................................................................... 3<br />
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 5<br />
1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................................. 5<br />
2. Tình trạng vấn đề................................................................................................... 6<br />
3. Cấu trúc nội dung. ................................................................................................. 7<br />
<br />
Chương 1: SƠ LƯỢC VỀ MỐI QUAN HỆ AN NINH MỸ-NHẬT<br />
TRONG THỜI CHIẾN TRANH LẠNH ................................................. 9<br />
1.1. Quan hệ Mỹ-Nhật trước khi ký hiệp ước an ninh. ............................................. 9<br />
1.2. Quan hệ an ninh Mỹ-Nhật từ khi ký hiệp ước an ninh tới năm 1992 .............. 10<br />
<br />
Chương 2: TÌNH HÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở CHÂU Á – THÁI<br />
BÌNH DƯƠNG THỜI HẬU CHIẾN TRANH LẠNH ......................... 16<br />
2.1. Nhật Bản lo ngại về mối đe dọa của Bắc Triều Tiên và ý đồ thật của Mỹ trong<br />
cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Triều Tiên. ............................................................... 16<br />
2.1.l. Nhật Bản lo ngại về mối đe dọa của Bắc Triền Tiên.(l).......................................16<br />
2.1.2. Ý đồ thật của Mỹ trong cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Tiều Tiên .......................18<br />
<br />
2.2. Sự có mặt về quân sự của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương và vấn đề an ninh<br />
ở Đông Bắc Á. ......................................................................................................... 22<br />
2.2.1. Những thay đổi trong chiến lược an ninh quân sự của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình<br />
Dương sau chiến tranh lạnh. ..........................................................................................22<br />
2.2.2. Những Nhân tố tác động đến sự có mặt về quân sự của Mỹ ở châu Á – Thái<br />
Bình Dương. ..................................................................................................................25<br />
2.2.3. Sự có mặt về quân sự của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương. ..............................27<br />
2.2.4. Vấn đề an ninh ở Đông Bắc Á. ......................................................................30<br />
<br />
Chương 3: MỸ - NHẬT THAY ĐỔI PHƯƠNG CHÂM PHÒNG VỆ<br />
MỚI THỜI HẬU CHIẾN TRANH LẠNH............................................ 43<br />
3.1. Hợp tác phòng thủ Nhật – Mỹ trong thời đại mới............................................ 43<br />
3.1.1. Hợp tác phòng thủ Nhật – Mỹ góp phần ngăn chặn tranh chấp trong khu vực...43<br />
3.1.2. Mỹ Nhật cần có những nỗ lực ngoại giao để loại bỏ mối nghi ngờ. ...................46<br />
3.1.3. Mỹ - Nhật tăng cường hợp tác quốc phòng. ........................................................48<br />
<br />
3.2. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản với phương châm phòng thủ mới. .................. 56<br />
3.2.1. Phương hướng của tuyên bố chung an ninh 1996 .......................................57<br />
3.2.2. Vai trò mở rộng của lực lượng phòng vệ.............................................................59<br />
<br />
3.2.3. Lập trường của Trung Quốc đối với việc mở rộng lực lượng phòng vệ Nhật Hàn.<br />
.......................................................................................................................................63<br />
3.2.4. Triển vọng cho cơ cấu an ninh Đông Bắc Á trong tương lai. .............................69<br />
<br />
Chương 4: PHÂN TÍCH PHƯƠNG CHÂM PHÒNG VỆ MỚI NHẬTMỸ ............................................................................................................. 71<br />
4.1. Sự thay đổi mới trong hợp tác phòng vệ Nhật - Mỹ ........................................ 71<br />
4.2. Ảnh hưởng của việc Mỹ, Nhật Bản sửa đổi phương châm hợp tác phòng vệ. 74<br />
<br />
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................... 78<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 80<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Từ xưa đến nay, ngoại giao là một vấn đề quan trọng đối với tất cả các nước<br />
trên thế giới. Sau thời kỳ Chiến tranh lạnh chấm dứt, vấn đề ngoại giao đã được các<br />
nước đặc biệt quan tâm và nhất là trong những thập kỷ gần đây khi loài người chuẩn<br />
bị bước sang một thế kỷ mới. Trong đó, đặt biệt là Mỹ -Nhật cả hai nước đều là<br />
cường quốc hàng đầu của thế giới. Mỹ ra sức mở rộng các mối quan hệ ngoại giao,<br />
ngấm ngầm thực hiện chính sách "toàn cầu phản cách mạng" của mình. Nhật Bản từ<br />
một nước bại trận nhờ sự giúp đỡ của Mỹ đã trở thành siêu cường thứ hai về kinh tế.<br />
Liên minh an ninh Mỹ - Nhật được hình thành trong (thời kỳ Chiến tranh lạnh<br />
xuất phát từ lợi ích chiến lược của hai bên. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật<br />
Bản bị áp đặt một hiến pháp hòa bình theo đó Nhật Bản chỉ được phép duy trì một<br />
khả năng phòng vệ hết sức hạn chế. Nhật Bản coi Liên Xô và Trung Quốc là hai mối<br />
đe dọa an ninh trực tiếp và vì thế tìm kiếm cái ô an ninh về phía Mỹ. Đối với Mỹ,<br />
duy trì được một lực lượng mạnh trên "chiếc tàu sân bay không thể bị đánh chìm"<br />
này có ý nghĩa chiến lược tối quan trọng kiềm chế các siêu cường Cộng Sản cũng<br />
như kiểm soát an ninh khu vực trong chiến lược an ninh toàn cầu của mình.<br />
Từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, quan hệ an ninh Mỹ- Nhật ngày càng được<br />
củng cố và phát triển cao hơn. Các dự luật liên quan đến Phương châm hợp tác<br />
phòng thủ Mỹ -Nhật đã được thông qua, đánh dấu một bước cụ thể hóa các nội dung<br />
trong tuyên bố chung an ninh năm 1996, coi Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật là "cơ sở ổn<br />
định phồn vinh của khu vực châu Á _Thái Bình Dương trong thế kỷ 21"quan hệ hợp<br />
tác phòng thủ Nhật-Mỹ đã bước sang giai đoạn mới. Bởi tầm quan trọng của hai<br />
siêu cường này nên nhiều biến đổi trong quan hệ giữa hai nước ít nhiều cỏ ảnh<br />
hưởng đến khu vực và thậm chí cả thế giới. Chính vì vậy, để nhằm làm rõ những<br />
thay đổi và ảnh hưởng của hai nước này đối với các nước trong khu vực như thế<br />
nào? Nên em chọn đề tài "Quan hệ an ninh Mỹ-Nhật thời hậu Chiến tranh lạnh"<br />
(1992-1999).<br />
Bước đầu thực hiện đề tài tốt nghiệp, khả năng bản thân còn những hạn chế<br />
nên trong phần nội dung và phương pháp trình bày còn nhiều thiếu sót. Rất mong<br />
dược sự giúp đỡ, góp ý của thầy cô và các bạn cho bài viết được hoàn thiện hơn.<br />
Cũng qua đây em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Lịch Sử đã giảng<br />
<br />