Luận văn tốt nghiệp Quản lý dự án: Ứng dụng mô hình thông tin công trình BIM trong thi công hoàn thiện dự án Picity high-park tháp C1
lượt xem 21
download
Luận văn "Ứng dụng mô hình thông tin công trình BIM trong thi công hoàn thiện dự án Picity high-park tháp C1" áp dụng mô hình thông tin công trình cho giai đoạn thi công dự án, kết hợp giữa 3 bộ môn kiến trúc, kết cấu, mep, xây dựng mô hình, phát hành bản vẽ, hồ sơ thi công hỗ trợ, phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi công ở công trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Quản lý dự án: Ứng dụng mô hình thông tin công trình BIM trong thi công hoàn thiện dự án Picity high-park tháp C1
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ XÂY DỰNG Chuyên Ngành Quản Lý Dự Án ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH BIM TRONG THI CÔNG HOÀN THIỆN DỰ ÁN PICITY HIGH-PARK THÁP C1 CBHD: TH.s Trần Phú Lộc SVTH: Nguyễn Thanh Danh MSSV: 185420102 Lớp: QX18 Thành phố Hồ Chí Minh, 6/2022
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ XÂY DỰNG Chuyên Ngành Quản Lý Dự Án ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH BIM TRONG THI CÔNG HOÀN THIỆN DỰ ÁN PICITY HIGH-PARK THÁP C1 CBHD: TH.s Trần Phú Lộc SVTH: Nguyễn Thanh Danh MSSV: 185420102 Lớp: QX18 Thành phố Hồ Chí Minh, 6/2022
- LỜI CẢM ƠN …..….. Luận văn Ứng dụng mô hình thông tin công trình BIM trong thi công hoàn thiện dự án picity high-park là kết quả của quá trình học tập và làm việc của em. Nguồn dữ liệu thu thập từ thực tế có nguồn gốc, trung thực và khách quan. Xin chân thành cảm ơn Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Hòa Bình, thầy Trần Phú Lộc đã hướng dẫn thực hiện bài luận này. Xin cảm ơn anh Nguyễn Long Vương đã giúp đỡ trong quá trình học tập và làm việc tại công ty vừa qua. Em xin cảm ơn công ty đã cung cấp các tài liệu tham khảo và cơ sở vật chất để em thực hiện các đề tài. Bài luận có thể còn nhiều thiếu sót trong quá trình thực hiện do còn nhiều việc nằm ngoài phạm vị của em khi thực hiện dự án, nên hi vọng quý thầy cô bỏ qua những thiếu sót này. Một lần nữa em xin cảm ơn Công ty Cổ phần tập đoàn xây dựng Hòa Bình, các thầy cô, cũng như các anh, chị trong phòng ban đã nhiệt tình giúp đỡ hoàn thành bài luận tốt nghiệp này. SINH VIÊN THỰC HIỆN Nguyễn Thanh Danh
- MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................. MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1.Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2.Mục đích .................................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi ................................................................................................ 2 4. Quy trình thực hiện ................................................................................................... 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH BIM CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ............................................................................ 4 1.Khái niệm BIM .......................................................................................................... 4 1.1 Định nghĩa BIM ................................................................................................. 4 1.2 Khái niệm môi trưỡng dữ liệu chung (CDE) ....................................................... 5 1.3 Các thuật ngữ trong mô hình thông tin công trình (BIM) .................................... 8 1.4 Ứng dụng BIM trong quản lý dự án xây dựng ................................................... 11 1.2. Xu hướng phát triển (BIM) ................................................................................... 14 1.2.1. Sự phát triển (BIM) ở các nước trên thế giới ................................................ 14 1.2.2 Sự phát triển Mô hình thông tin công trình (BIM) tại Việt Nam ..................... 16 1.2.2.1 Quản lý của nhà nước trong việc áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) ................................................................................................................ 16 1.2.2.2 Thực trạng BIM tại Việt Nam và nhu cầu áp dụng ................................. 17 1.3. Công trình áp dụng (BIM) tiêu biểu tại Việt Nam................................................. 20 1.3.1 Phân tích ưu, nhược điểm của mô hình thông tin công trình (BIM) ............... 20 1.3.2 Khó khăn và thách thức khi áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) tại Việt Nam ................................................................................................................ 23 1.4 Cơ sở lý luận về công trình dân dụng quy mô lớn .................................................. 25 1.4.1 Khái niệm công trình dân dụng quy mô lớn ................................................... 25 1.4.2 Khái niệm chung cư ...................................................................................... 27 1.5 Cơ sở lý luận về thi công và Shopdrawing-BIM .................................................... 28 1.5.1 Khái niệm thi công ........................................................................................ 28 1.5.2 Khái niệm hồ sơ triển khai thi công - bản vẽ shopdrawing............................. 28 1.5.3 Vai trò của shopdrawing trong thi công công trình........................................ 29 CHƯƠNG II GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG HÒA BÌNH VÀ DỰ ÁN PICITY-HIGH PARK ...................................................... 30 2.1 Các Thông Tin Chung. .......................................................................................... 30 2.2. Tuyên ngôn giá trị ................................................................................................ 30 2.3 Ban lãnh đạo ......................................................................................................... 31 2.4. Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Doanh Nghiệp. ................................... 32 2.5. Nghành Nghề Kinh Doanh. .................................................................................. 34 2.6 Hệ thống quản lý ................................................................................................... 34 2.7 Cơ cấu tổ chức công ty .......................................................................................... 35
- 2.8 Cơ cấu và hệ thống BIM tại Hòa Bình ................................................................... 36 2.9 Năng Lực Của Doanh Nghiệp ............................................................................... 37 2.10 Các Dự Án Tiêu Biểu .......................................................................................... 38 2.11 Dự án: Khu Nhà ở Gò Sao – Pi City High Park ................................................... 39 CHƯƠNG III ÁP DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH BIM TRONG THI CÔNG HẠNG MỤC KIẾN TRÚC DỰ ÁN PICITY HIGH-PARK ............... 42 3.1 Giới thiệu chung về phần mềm Revit..................................................................... 42 3.2 Quy trình áp dụng.................................................................................................. 44 3.2.1 Quy trình áp dụng BIM .................................................................................. 44 3.2.3 Quy trình áp dụng Shop-drawing................................................................... 49 3.3 Xây dựng mô hình các đối tượng kiến trúc. ........................................................... 56 3.3.1 Xây dựng thông tin phục vụ công tác xây...................................................... 56 3.3.1.1 Xây dựng thông tin mô hình tường gạch ................................................ 56 3.3.1.2 Xây dựng thông tin mô hình các đối tượng liên quan công tác xây ......... 60 3.3.1.3 Xây dựng thông tin mô hình phục vụ công tác tô trát, sơn nước ............. 61 3.3.1.4 Xây dựng thông tin mô hình phục vụ công tác ốp lát, cán nền ................ 63 3.3.1.5 Xây dựng thông tin mô hình phục vụ công tác hoàn thiện trần, đóng khung xương trần thạch cao. ............................................................................. 65 3.3.2 Dựng mô hình............................................................................................... 66 3.3.2.1 Tường xây .............................................................................................. 66 3.3.2.1 Tường tô ................................................................................................ 67 3.3.2.1 Cửa đi .................................................................................................... 68 3.3.2.3 Cửa sổ, lỗ mở ........................................................................................ 70 3.3.2.4 Gạch ốp tường, sàn ................................................................................ 70 3.3.2.4 Trần và các thiết bị trần......................................................................... 72 3.3.2.5 Tổng thể mô hình ................................................................................... 74 3.3.2.6 Keynote .................................................................................................. 75 3.4 Shop drawing hoàn thiện-tạo hồ sơ thi công. ......................................................... 76 3.4.1 Quy các xây tô ............................................................................................... 76 3.4.2 Bản vẽ tường xây, lanh tô bổ trụ ................................................................... 78 3.4.3 Bản vẽ chống thấm. ....................................................................................... 84 3.4.4 Bãn vẽ hoàn thiện sàn- ốp lát. ....................................................................... 84 3.4.5 Bãn vẽ hoàn thiện tường ................................................................................ 84 3.4.6 Bãn vẽ hoàn thiện trần .................................................................................. 85 3.4.7 Bãn vẽ lắp đặt cửa ......................................................................................... 85 3.5 Tổ chức quản lý bản vẽ trên phần mềm Revit ........................................................ 87 3.6. Triển khai, lập hồ sơ bãn vẽ thi công từ mô hình (shop). ...................................... 88 3.7 Đo bóc khối lượng vật liệu ốp lát (gạch) bằng mô hình ......................................... 95 3.8 Xuất khối lượng .................................................................................................. 100 3.8.1 Xử lí khối lượng từ bảng thống kê................................................................ 101 3.8.2 Trình bày khối lượng và bản vẽ cho đơn vị liên quan xem xét và quản lí...... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 102 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 103
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1 Các thuật ngữ BIM ............................................................................................. 11 Bảng 2 Các quy trình phối hợp BIM dự án Ciputra ......................................................... 21 Bảng 3 Thống kê xung đột dự án Ciputra ........................................................................ 22 Bảng 4 Một số công trình hạ tầng kĩ thuật áp dụng BIM ................................................. 22 Bảng 5 Bảng thuật ngữ BIM viết tắt................................................................................ 44 Bảng 6 Bảng đơn vị chịu trách nhiệm đảm nhận thực hiện BIM ..................................... 45 Bảng 7 Bảng diễn giải lưu đồ thực hiện BIM .................................................................. 49 Bảng 8 Bảng thuật ngữ Shopdrawing .............................................................................. 50 Bảng 9 Đơn vị chịu trách nhiện thực hiện BIM ............................................................... 56 Bảng 10 Thống kê loại tường xây ................................................................................... 59 Bảng 11 Thống kê cửa đi ................................................................................................ 61 Bảng 12 Thống kê cửa sổ và lỗ mở ................................................................................. 61 Bảng 13 Thống kê tường tô ............................................................................................ 63 Bảng 14 Thống kê gạch ốp ............................................................................................. 64 Bảng 15 Thống kê trần.................................................................................................... 66
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình : 1 Ví dụ CDE cho dự án ........................................................................................... 5 Hình : 2 Sơ đồ các khu vực CDE ....................................................................................... 7 Hình : 3 Sơ đồ tiến trình áp dụng BIM ............................................................................. 12 Hình : 4 Sơ đồ tổ chức Tập đoàn Hòa Bình ...................................................................... 35 Hình : 5 Cơ cấu tổ chức hệ thống phòng BIM .................................................................. 36 Hình : 6 Cơ cấu nhân lực Hòa Bình ................................................................................ 37 Hình : 7 Sơ đồ tổ chức dự án Pictity ................................................................................ 41 Hình : 8 Minh họa phần mềm Revit ................................................................................. 42 Hình : 9 Minh họa Revit Architecture (Kiến trúc) ............................................................ 43 Hình : 10 Minh họa Revit Structure (Kết cấu) .................................................................. 43 Hình : 11 Minh Họa Revit MEP (Điện nước, thông gió, ...) ............................................. 44 Hình : 12 Lưu đồ thực hiện BIM ...................................................................................... 46 Hình : 13 Lưu đồ thực hiện Shopdrawing ........................................................................ 51 Hình : 14 Cấu trúc thông cấp thông tin thể hiện trong Revit ............................................. 60 Hình : 15 Mô hình tường xây ........................................................................................... 66 Hình : 16 Thông tin tường xây ......................................................................................... 67 Hình : 17 Mô hình và thông tin tường tô .......................................................................... 68 Hình : 18 Mô hình và thông tin cửa đi ............................................................................. 69 Hình : 19 Mô hình và thông tin cửa sổ, lỗ mở .................................................................. 70 Hình : 20 Mô hình và thông tin gạch ốp ........................................................................... 72 Hình : 21 Mô hình trần và các thiết bị liên quan trần........................................................ 73 Hình : 22 Tổng quan mô hình dự án................................................................................. 74 Hình : 23 Mô hình phần hầm dự án.................................................................................. 74 Hình : 24 Minh họa keynote dùng cho các công tác trong dự án ...................................... 75 Hình : 25 Minh họa file keynote được tạo lập .................................................................. 76 Hình : 26 Minh họa chi tiết liên kết tường........................................................................ 77 Hình : 27 Minh họa chi tiết liên kết tường........................................................................ 78 Hình : 28 Mặt bằng tường xây tầng điển hình .................................................................. 79 Hình : 29 Mô hình tầng điển hình .................................................................................... 79 Hình : 30 Bản vẽ thiết kế mặt bằng kiến trúc tầng điển hình ............................................ 80 Hình : 31 Bản vẽ chi tiết một số căn hộ tần điển hình ...................................................... 80 Hình : 32 Minh họa phối cảnh tường xây căn hộ trong dự án ........................................... 81 Hình : 33 Minh họa bãn vẽ tường xây .............................................................................. 82 Hình : 34 Minh họa bản vẽ lanh tô bổ trụ ......................................................................... 82 Hình : 35 Minh họa bản vẽ định vị lỗ mở ......................................................................... 83 Hình : 36 Minh họa bản vẽ định vị kicker ........................................................................ 83 Hình : 37 Minh họa bản vẽ ốp lát ..................................................................................... 85 Hình : 38 Minh họa bản vẽ mặt bằng trần ........................................................................ 86 Hình : 39 Minh họa bảng vẽ sơn tường ............................................................................ 86 Hình : 40 Sơ đồ tổ chức quản lí bản vẽ trong Revit .......................................................... 87 Hình : 41 Minh họa chèn layout ....................................................................................... 88 Hình : 42 Minh họa layout ............................................................................................... 89 Hình : 43 Minh họa thống kê danh mục bản vẽ ................................................................ 89
- Hình : 44 Minh họa lọc bản vẽ ......................................................................................... 90 Hình : 45 Minh họa các bước shop drawing ốp lát .......................................................... 95 Hình : 46 Minh họa công cụ Room .................................................................................. 96 Hình : 47 Minh họa đặt room cho căn hộ ......................................................................... 97 Hình : 48 Minh họa Room của căn hộ .............................................................................. 98 Hình : 49 Minh họa khối lượng vẽ gạch ốp ...................................................................... 99 Hình : 50 Thông tin gạch trong Room ............................................................................ 100 Hình : 51 Minh họa bảng thống kê gạch ốp lát ............................................................... 101
- MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Ngày nay nhu cầu về nhà ở, dân dụng ở các thành phố lớn nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là vấn đề đang được quan tâm. Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ TPHCM nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã nêu chỉ tiêu, trong giai đoạn 2021 - 2025, tổng diện tích nhà ở xây dựng mới đạt 50 triệu m2 và đến cuối năm 2025, diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 23,5 m2. Dự kiến đến năm 2030, tổng diện tích nhà ở của thành phố đạt được 295 triệu m2 sàn, diện tích nhà ở bình quân là 26,5 m2. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, năm 2020, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc đạt 24,4 m2; khu vực đô thị đạt 25,1 m2; khu vực nông thôn đạt 24 m2. Ở TPHCM, tính đến tháng 6/2021, diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 20,65 m²/người và sẽ phấn đấu nâng lên 21,04 m²/người vào cuối năm 2021. Theo điều tra dân số và nhà ở, đầu năm 2020, TPHCM có khoảng 1,92 triệu căn nhà, trong đó nhà ở riêng lẻ chiếm hơn 88%, còn lại là căn hộ chung cư; mật độ nhà ở trung bình là 913 căn/km2, thấp nhất tại huyện Cần Giờ là 29 căn/km2, cao nhất tại Quận 4 với 10.894 căn/km2. Như vậy, diện tích nhà ở bình quân của thành phố là khá thấp so với mức chung của cả nước.Vấn đề nhà ở là một vấn đề lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ngành xây dựng chiếm một tỉ trọng lớn trong nền kinh tế, cùng với phát triển của đô thị, nhu cầu về nhà ở liên tục tăng trong những năm tới. Một vấn đề được đặt ra đó là quy hoạch đô thị , hay nói cách khác đó là quy hoạch phát triển chung cư nhà cao tầng. Đây là mục tiêu mà hai đô thị lớn ở nước ta là Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội cần hướng đến trong tương lai. Các công trình này có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và chất lượng cư dân trong khu đô thị đó. Tuy nhiên việc xây dựng các công trình này không hề dễ dàng bởi tính đặc thù của nó là “quy mô lớn”. Ngoài việc đảm bảo chất lượng của công trình bệnh cạnh đó còn có yêu cầu đòi hỏi về sự thẫm mĩ tạo tính mĩ quan cho đô thị. Cho nên việc quản lí các thông tin khi xây dựng công trình là một đều vô cùng khó khăn. Đội ngũ thi công chỉ dựa vào bảng vẽ thiết kế để thi công xây dựng công trình là điều không thể. Một công trình gồm ba bộ môn phối hợp với nhau bao gồm: Kiến trúc, kết cấu , và cơ điện nước. Chính vì thế mà luôn luôn có sự xung đột giữ 3 bộ môn này 1
- trong quá trình thi công. Cho nên, một yêu cầu được đặt ra đó là cần có một bản vẽ thể hiện đầy đủ chi tiết giữa 3 bộ môn và không có sự xung đột và người thi công có thể hiểu thi công ngay và không cần tìm thông tin ở bản vẽ nào khác. Trong giai đoạn chuẩn bị dự án cần có một biện pháp nào đó kết hợp 3 bộ môn này lại với nhau tìm ra được sự mâu thuẫn xung đột giữa chúng, khắc phục, quản lí các thông tin kĩ thuật của chúng từ bản vẽ thiết kế, và đưa các thông tin này đến công trường để thi công xây dựng một cách dễ dàng. Xuất phát từ nhu cầu trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Ứng dụng mô hình thông tin công trình BIM trong thi công hoàn thiện dự án Picity high-park tháp C1” góp phần cải thiện, giảm thiểu sự xung đột của các hạng mục của công trình góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quá thi công. 2.Mục đích - mục đích: Luận văn áp dụng mô hình thông tin công trình cho giai đoạn thi công dự án, kết hợp giữa 3 bộ môn kiến trúc, kết cấu, mep, xây dựng mô hình , phát hành bản vẽ, hồ sơ thi công hỗ trợ, phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi công ở công trường. - mục tiêu : Để đạt được mục đích nghiên cứu luận văn đặt ra các câu hỏi như sau: 1. Thực trạng và tình hình phát triển BIM tại Việt Nam như thế nào ? 2. Nhận dạng sự xung đột giữa các bộ môn ? 3. Hệ thống thông tin từ mô hình được khai thác như thế nào trong quá trình thi công ? 4. Việc quản lí các bản vẽ, hồ sơ thi công từ mô hình được thực hiện như thế nào ? 3. Đối tượng và phạm vi - đối tượng: Xây dựng mô hình bằng phần mềm Revit, tạo lập bản vẽ thi công cho các hạng mục hoàn thiện ( xây, tô , sơn nước , ốp lát,…) bằng mô hình thông tin công trình BIM (Revit) cho dự án Picity High-Park. 2
- - phạm vi: + Không gian: Dự án khu nhà ở gò sao Picity High-Park quận 12 thành phố Hồ Chí Minh. + Thời gian : Trong giai đoạn thi công dự án. 4. Quy trình thực hiện Thu thập dữ liệu Tổng hợp và Xây dựng Khai thác nhận dạng mô hình mô hình 3
- CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH BIM CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 1.Khái niệm BIM 1.1 Định nghĩa BIM Những năm đầu của thập kỷ 70, một công nghệ mới với thuật ngữ là Building Information Modeling (BIM) đã xuất hiện trong ngành công nghiệp xây dựng, đó là công nghệ sử dụng mô hình ba chiều (3D) để tạo ra, phân tích và truyền đạt thông tin của công trình. vận hành, bảo trì công trình. BIM không đơn thuần là phần mềm, mà BIM là quá trình chứa các mối liên hệ logic về mặt không gian, kích thước, số lượng, vật liệu và các bộ phận công trình. Nó giúp tích hợp thông tin vật lý về các bộ phận công trình với các thông tin khác (vật liệu, tiến độ thi công...) nhằm tối ưu hóa thiết kế, thi công, quản lý vận hành và bảo trì công trình. Điều tiến bộ của BIM so với các công nghệ cũ là thay vì sử dụng các thiết kế 2D, BIM sử dụng công nghệ 3D (chiều dài, rộng, cao). Từ phối cảnh ba chiều (3D) của công trình và các yếu tố khác tích hợp thêm tạo ra các phiên bản 4D BIM, SD BIM, 6D BIM và 7D BIM, .. , trong đó: - 4D BIM là Mô hình 3D của công trình được tích hợp thêm các yếu tố về thời gian – tiến độ. 4D BIM cho phép người sử dụng lập tiến độ, kế hoạch thi công và kế hoạch cung ứng các nguồn lực cho việc thi công công trình. - 5D BIM là mô hình 4D BIM tích hợp thêm các yếu tố về hao phí chi phí. 5D BIM được sử dụng để lập dự toán, kiểm soát chi phí và xây dựng kế hoạch vốn cho công trình. - 6D BIM là bước phát triển tiếp theo của 5D BIM có tích hợp các thông số về năng lượng trong và ngoài công trình. 6D BIM thường được các kiến trúc sư sử dụng để tính toán các chỉ số năng lượng, từ đó đưa ra được thiết kế tối ưu về năng lượng cho công trình. - 7D BIM là mô hình được tích hợp các thông tin về các hệ thống thiết bị trong công trình với mức độ chi tiết cao và được sử dụng trong việc quản trị thiết bị và bảo dưỡng hệ thống, bảo dưỡng thiết bị công trình trong quả trình vận hành sử dụng. 4
- 1.2 Khái niệm môi trưỡng dữ liệu chung (CDE) Môi trường dữ liệu chung (CDE) là nơi thu thập, lưu trữ, quản lý và phổ biến tất cả các thông tin, dữ liệu, tài liệu được tạo ra bởi các bên tham gia thực hiện BIM. CDE là sự kết hợp của các giải pháp kỹ thuật và quy trình làm việc. CDE có thể rất khác nhau giữa các dự án (phụ thuộc quy mô và đặc điểm dự án). Một CDE đơn giản có thể chỉ là các ứng dụng nhỏ chia sẻ file miễn phí dựa trên nền web hoặc là các phần mềm thương mại. CDE cho phép chia sẻ, phối hợp thông tin một cách kịp thời và chính xác giữa tất cả các thành viên tham gia tạo dựng, quản lý và sử dụng mô hình BIM. Việc xây dựng và phát triển thông tin trong các giai đoạn thực hiện sẽ được tuần tự hóa có kiểm tra thông qua các “cổng kiểm soát”. CDE nên được sử dụng trong suốt vòng đời của dự án. Phụ thuộc vào mục tiêu sử dụng, quản lý, có thể có nhiều loại CDE. Hình : 1 Ví dụ CDE cho dự án CDE của dự án Chủ đầu tư sẽ thiết lập hoặc giao Đơn vị thực hiện BIM thiết lập môi trường dữ liệu chung (CDE) của dự án để phục vụ cho các yêu cầu lưu trữ, phổ biến và hỗ trợ phối hợp, tạo lập mô hình BIM cũng như thông tin của dự án. Đối với các dự án áp dụng BIM trong nhiều giai đoạn, Chủ đầu tư nên là người mua bản quyền và quản lý CDE để việc quản lý trao đổi thông tin giữa các giai đoạn được thống nhất. Môi trường dữ liệu chung của dự án cần đảm bảo: 5
- - Mỗi vùng chứa thông tin sẽ có một mã ID duy nhất, dựa trên một quy ước đã được thống nhất và ghi lại bao gồm các trường thông tin được phân cách với nhau bằng một kí tự phân cách; - Mỗi trường thông tin được gán một giá trị từ một tiêu chuẩn mã hóa đã được thống nhất và ghi lại. *CDE của dự án - Mỗi vùng chứa thông tin sẽ được gán các thuộc tính sau: + Tình trạng (tính phù hợp) + Sửa đổi + Phân loại - Khả năng thay đổi trạng thái của các vùng chứa thông tin; - Ghi lại tên người sử dụng và thời gian khi thay đổi trạng thái việc sửa đổi vùng chứa TT. - Kiểm soát truy cập ở cấp độ vùng chứa thông tin. Chủ đầu tư cũng có thể chỉ định một đơn vị thứ ba để lưu trữ, quản lý hoặc hỗ trợ cho CDE của dự án. Trong trường hợp này, nên được thực hiện như một gói thầu riêng biệt trước khi các đơn vị tham gia đấu thầu. Hoặc sau đó Chủ đầu tư cũng có thể chỉ định một Nhà thầu tiếp quản việc lưu trữ, quản lý hoặc hỗ trợ cho CDE của dự án. *CDE của dự án Chủ đầu tư Mục đích hệ thống CDE của Chủ đầu tư là cung cấp môi trường để thu thập và khai thác các thông tin BIM từ các dự án khác nhau của mình trong các giai đoạn của dự án (thiết kế, thi công và vận hành). *CDE của các đơn vị tham gia dự án Mỗi đơn vị tham gia dự án chịu trách nhiệm cho phần thông tin mình phụ trách và nên có quy trình riêng để kiểm soát việc tạo dựng và phối hợp thông tin của riêng đơn vị. Các đơn vị cần thống nhất thời điểm, cách thức chuyển giao thông tin từ CDE của đơn vị sang CDE của dự án để thực hiện công tác phối hợp. 6
- *Các khu vực dữ liệu 1. Khu vực “công việc đang tiến hành” (work in progress, viết tắt WIP) của CDE là nơi mỗi nhóm hay cá nhân thực hiện công việc của mình, WIP được dùng để lưu trữ các thông tin chưa được chấp thuận chia sẻ cho các nhóm/các nhân khác có liên quan. Trong một dự án có thể có nhiều khu vực WIP, thường mỗi 1 bên tham gia gia thực hiện có một khu vực WIP của riêng mình 2. Khu vực “chia sẻ” (shared) được dùng để lưu trừ thông tin đã được chấp thuận cho việc chia sẻ. Thông tin này được chia sẻ để các đơn vị khác sử dụng làm dữ liệu tham khảo cho việc phát triển nội dung có liên quan. Khi tất cả đã hoàn thành, thông tin (sản phẩm theo kế hoạch) phải được đặt ở trạng thái “Chờ phát hành”. 3. Khu vực “phát hành” (published documentation) được sử dụng để lưu trữ các thông tin được phát hành, là những thông tin đã được chấp thuận bởi chủ đầu tư. 4. Khu vực “lưu trữ” (archive) ghi lại mọi tiến triển tại mỗi mốc thời điểm và phải lưu lại bản ghi của tất cả các trao đổi và thay đổi nhằm cung cấp các dấu vết lịch sử trao đổi để kiểm tra và đối chiếu trong trường hợp có tranh chấp… Kiểm Chia sẽ tra/đánh Công việc đang tiến hành giá/ chấp thuận Thông tin được phát triển Thông tin được phê duyệt, bơi người khởi tạo hoặc chia sẽ cho các nhóm làm nhóm làm việc, không ai việc và phóm phân phối Nhóm làm việc nhìn thấy và truy cập được hoặc bên chỉ định Nhóm làm việc Đánh giá/ Nhóm làm việc ủy quyền Nhóm làm việc Phát hành Lưu trữ Thông tin được sử dụng Nhật kí lưu trữ thông tin, trong thiết kế chi tiết hơnm kiểm soát ,phát triển và lưu để xây dựng hoặc quản lý trữ thông tin tài sản 7 Hình : 2 Sơ đồ các khu vực CDE
- 1.3 Các thuật ngữ trong mô hình thông tin công trình (BIM) Theo Hướng dẫn chung áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) này thay thế Hướng dẫn tạm thời áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong giai đoạn thí điểm được công bố kèm theo Quyết định số 1057/QĐ-BXD ngày 11 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Từ tiếng STT Thuật ngữ Định nghĩa Anh Viết tắt Bộ phận thực hiện BIM thuộc quản lý của Đơn vị thực hiện BIM. Bộ phận thực 1 Bộ phận thực hiện BIM có thể là nhóm hiện BIM trực thuộc đơn vị thực hiện hoặc thầu phụ của đơn vị thực hiện. Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu 2 Chủ đầu tư vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án. Điều phối BIM là người chịu trách Điều phối BIM 3 nhiệm điều phối công việc thiết kế, phối BIM Coordinator hợp. Định dạng IFC là chuẩn định dạng mở, Industry Định dạng giúp trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm, 4 Foundation IFC tập tin IFC phục vụ cho công tác quản lý mô hình Classes BIM trong suốt vòng đời của dự án. 8
- Đơn vị thực hiện là đơn vị chịu trách Đơn vị thực nhiệm chính trong quá trình thực hiện 5 hiện BIM. Có thể là nhà thầu chính hoặc tư vấn lập mô hình BIM. Kế hoạch chuyển giao thông tin nhiệm vụ là danh sách các sản phẩm được phân Kế hoạch chuy tách thành các nhiệm vụ riêng lẻ, bao Task ển giao Informatio 6 thôn gồm các nội dung chi tiết như định dạng, n TIDP g tin Delivery ngày tháng và cá nhân phụ trách. Các Plan nhiệm vụ giai đoạn chuyển giao thông tin phải được liên kết theo giai đoạn của dự án. Kế hoạch chuyển giao thông tin tổng thể Kế hoạch chuy là kế hoạch tổng thể để thực hiện các Master ển giao Informatio 7 thông tin nhiệm vụ chính trong dự án. Nó được n MIDP tổng Delivery xây dựng dựa trên các Kế hoạch chuyển Plan thể giao thông tin nhiệm vụ (TIDP) Kế hoạch thực hiện BIM là tài liệu, trong đó xác định các tiêu chuẩn, phương pháp, các quy định sẽ sử dụng trong dự án để đáp ứng các mục tiêu và Kế hoạch yêu cầu đặt ra trong EIR. Kế hoạch thực BIM 8 thực hiện Execution BEP hiện BIM được thống nhất bởi các bên Plan BIM có liên quan đến quá trình thực hiện BIM. Kế hoạch thực hiện BIM được soạn thảo sau khi đã lựa chọn được đơn vị thực hiện. Kế hoạch thực hiện BIM sơ bộ là tài liệu Kế hoạch của nhà thầu đề xuất phương pháp và thể Pre- 9 thực hiện hiện các yêu cầu về năng lực để đáp ứng Appointment Pre-BEP BIM sơ bộ yêu cầu của chủ đầu tư đưa ra. Đây là BEP một phần của Hồ sơ dự thầu. Kỹ thuật viên Kỹ thuật viên BIM là người trực tiếp tạo BIM 10 Modeler BIM lập mô hình BIM 9
- Mô hình Mô hình BIM là mô hình số hóa 3D BIM 11 BIM Model BIModel chứa dữ liệu thông tin công trình Common Môi trường Môi trường dữ liệu chung (CDE) là nơi Data 12 dữ liệu thu thập, lưu trữ, quản lý và phổ biến tất Environment CDE chung cả các thông tin, dữ liệu, tài liệu được s tạo ra bởi các bên tham gia thực hiện BIM. Mức độ phát triển thông tin (LOD) là Mức độ phát một khái niệm được sử dụng trong quá 13 triển thông trình mô hình hóa, dùng để chỉ chất tin lượng, số lượng và mức độ chi tiết của Level thông tin trong mô hình BIM ở các giai of Development LOD đoạn khác nhau trong quá trình đầu tư xây dựng Quản lý BIM chịu trách nhiệm xác định BIM 14 Quản lý BIM chiến lược áp dụng BIM, chủ trì điều Manager phối và quản lý thông tin trong quá trình áp dụng BIM Nhóm dự án được hiểu là nhóm các cá nhân (bao gồm chủ đầu tư/ban quản lý 15 Nhóm dự án dự án, của tư vấn, nhà thầu, và các đơn Project Team vị khác có liên quan) sẽ phối hợp chính để thực hiện áp dụng BIM trong dự án Nhóm thực Task Team 16 Bao gồm các Bộ phận thực hiện BIM (s) hiện BIM Nhóm Illustration thực Bao gồm Đơn vị thực hiện và bộ phận of a 17 delivery hiện chính thực hiện BIM team 10
- EIR là các yêu cầu của Chủ đầu tư để tạo Yêu cầu về Exchange lập thông tin liên quan đến việc áp dụng 18 thông tin trao Information EIR BIM. EIR là một phần trong Requirement đổi s HSMT/HSYC Bảng 1 Các thuật ngữ BIM 1.4 Ứng dụng BIM trong quản lý dự án xây dựng *Triển khai BIM cho dự án Thiết kế - Đấu thầu - Thi công: Khi thực hiện dự án theo hình thức Thiết kế - Đấu thầu - Thi công truyền thống, quá trình mô hình hóa BIM chia thành 2 giai đoạn: thiết kế và thi công. Đơn vị tư vấn (Tư vấn tạo lập mô hình BIM hoặc tư vấn thiết kế) xây dựng mô hình BIM trong giai đoạn thiết kế xây dựng. Tư vấn tạo lập mô hình BIM hoặc nhà thầu thi công xây dựng xây dựng/cập nhật mô hình BIM cho mục đích thi công. Giai đoạn thiết kế: a. Thiết lập Kế hoạch thực hiện BIM trước khi mô hình hóa. b. Đội ngũ thiết kế hoặc tư vấn lập mô hình BIM xây dựng mô hình BIM theo từng bộ môn. c. Tạo mô hình liên hợp và phát hiện va chạm, xung đột. d. Va chạm, xung đột sẽ được giải quyết trong các cuộc họp phối hợp. e. Nộp hồ sơ thiết kế sau khi xử lý va chạm, xung đột theo các yêu cầu đã ghi trong BEP. Giai đoạn thi công: a. Mô hình BIM và các bản vẽ sẽ được phát hành cho nhà thầu thi công xây dựng để tham chiếu. b. Tư vấn lập mô hình BIM hoặc Nhà thầu chính sẽ xây dựng các mô hình tiếp theo với các thông tin chi tiết đáp ứng yêu cầu thi công và chế tạo. *Quy trình áp dụng BIM cho dự án thực hiện theo hình thức thiết kế-thi công 11
- Khi thực hiện dự án theo hình thức thiết kế - thi công chỉ cần xây dựng một mô hình BIM phối hợp duy nhất để xuất các hồ sơ, bản vẽ thi công và chế tạo cấu kiện cho công trình. Quy trình cụ thể: a. Thiết lập Kế hoạch thực hiện BIM trước khi mô hình hóa. b. Đội ngũ thiết kế phối hợp với đội ngũ thi công tạo ra mô hình BIM để đáp ứng yêu cầu dự án được xác định trước. c. Tích hợp các mô hình BIM vào một mô hình để phối hợp và phát hiện va chạm, xung đột. d. Các va chạm, xung đột sẽ được giải quyết trong các cuộc họp điều phối. đ. Khi tất cả các va chạm, xung đột đã được giải quyết, hồ sơ thi công có thể được phát hành. e. Đội ngũ thiết kế - thi công sẽ tổ chức các cuộc họp theo kế hoạch thi công để xem xét việc sử dụng mô hình BIM trong quản lý thi công ngoài hiện trường. *Tiến trình tổng quát Hướng dẫn chung Chuẩn bị áp dụng Thực hiện áp dụng •1.Xác định nội • 2.Lựa chọn đơn vị • 3.Công tác chuẩn dung áp dụng BIM thực hiện bị thực hiện cho nhóm dự án • 4.Xây đựng mô hình • 5.Kiểm tra phê duyệt mô hình • 6.Lưu trữ, đánh giá quá trình thực hiện Hình : 3 Sơ đồ tiến trình áp dụng BIM 1. Xác định nội dung áp dụng BIM Chủ đầu tư căn cứ vào chiến lược phát triển của ngành, địa phương hoặc của tổ chức; các mục tiêu cần đạt được của dự án và khả năng đáp ứng của công nghệ BIM để lựa chọn nội dung áp dụng BIM trong dự án. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài luận văn tốt nghiệp "Quản lý vốn của doanh nghiệp"
9 p | 2581 | 1315
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 tại công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Long Gia Lai
345 p | 725 | 223
-
Luận văn tốt nghiệp: Quản lý chất thải rắn đô thị
90 p | 422 | 70
-
Luận văn tốt nghiệp: Quản trị marketing đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Ngoại thương VN (Chi nhánh Tp.HCM)
94 p | 337 | 62
-
Luận văn tốt nghiệp: Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trường Tiểu học Chu Văn An, quận Bình Thạch, thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
107 p | 271 | 60
-
Luận văn tốt nghiệp: Chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000
53 p | 260 | 44
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng chương trình quản lý khách sạn Sao Minh
15 p | 234 | 33
-
Luận văn tốt nghiệp Vật lý: Nghiên cứu Moodle và ứng dụng Moodle để xây dựng "Lớp học Vật lý phổ thông"
95 p | 196 | 32
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025
110 p | 30 | 18
-
Luận văn tốt nghiệp Vật lý: Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ phông phóng xạ môi trường
45 p | 129 | 18
-
Luận văn tốt nghiệp Vật lý: Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương Giao thoa ánh sáng trong chương trình Vật lý đại cương
112 p | 113 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Vật lý: Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương Cảm ứng điện từ và chương Từ trường điện từ trong chương trình Vật lý đại cương
151 p | 121 | 13
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng tình huống đánh giá năng lực sinh viên khoa Quản lý công nghiệp, Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
95 p | 48 | 11
-
Luận văn tốt nghiệp Vật lý: Mặt trời - Tìm hiểu và quan sát qua kính thiên văn Takahashi
142 p | 118 | 11
-
Luận văn tốt nghiệp Vật lý: Xác định hoạt độ phóng xạ trong gạch men
108 p | 126 | 10
-
Luận văn tốt nghiệp Quản lý xã hội: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý xã hội cấp cơ sở của trưởng thôn, bản trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn hiện nay
16 p | 97 | 9
-
Luận văn tốt nghiệp Vật lý: Xác định tọa độ của một số nguyên tố bằng phương pháp xây dựng đường cong hiệu suất
48 p | 104 | 7
-
Luận văn tốt nghiệp: Quản lý chi thường xuyên ngân sách quận Hà Đông, Hà Nội
64 p | 11 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn