Luận văn: Xây dựng chương trình phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà
lượt xem 66
download
Xã hội phát triển, nhu cầu đời sống của con người được nâng cao. Do đó sự can thiệp của con người vào tài nguyên môi trường đang làm cho sự suy thoái tài nguyên môi trường một cách trầm trọng như: giới hạn sinh thái bị phá vỡ, các thành phần môi trường bị suy thoái, ô nhiễm và gây nhiều thảm hoạ. Để tránh khỏi sự suy thoái này thì có rất nhiều phương cách bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững, trong đó du lịch sinh thái là cách đưa mọi người về với...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Xây dựng chương trình phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN Luận văn Xây dựng chương trình phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 1
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội phát triển, nhu cầu đời sống của con người được nâng cao. Do đó sự can thiệp của con người vào tài nguyên môi trường đang làm cho sự suy thoái tài nguyên môi trường một cách trầm trọng như: giới hạn sinh thái bị phá vỡ, các thành phần môi trường bị suy thoái, ô nhiễm và gây nhiều thảm hoạ. Để tránh khỏi sự suy thoái này thì có rất nhiều phương cách bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững, trong đó du lịch sinh thái là cách đưa mọi người về với cội nguồn để họ hiểu được lợi ích của thiên nhiên, từ đó mới có ý thức bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Du lịch sinh thái bền vững không những là công cụ bảo vệ tài nguyên môi trường tốt mà còn mang lại nhiều công ăn việc làm cho nhiều người lao động trong vùng. Tuy nhiên, tài nguyên và môi trường du lịch ở tất cả các vùng trong cả nước trong đó có Khánh Hoà đang bị những tác động tiêu cực của hoạt động phát triển kinh tế xã hội, có nguy cơ giảm sút và suy thoái, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của du lịch, đặc biệt là du lịch bền vững (DLBV). Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do những hiểu biết về tài nguyên và môi trường du lịch còn chưa được đầy đủ. Với xu thế phát triển du lịch sinh thái và sự ổn định của môi trường sinh thái trong giai đoạn phát triển bền vững, em mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Xây dựng chương trình phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà”. 1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tiềm năng du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà. SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 2
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN - Xây dựng chương trình DLBV cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm dựa trên các tiêu chí kinh tế, văn hoá, môi trường phù hợp với địa hình, tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc đặc trưng của khu du lịch sinh thái Hòn Tằm nhằm tạo nên một khu du lịch PTBV đầu tiên cho Nha Trang Khánh Hoà. 1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài nghiên cứu mang tính thiết thực, khả thi có thể áp dụng trong thực tế. - Hoạch định kinh tế trong từng mô hình du lịch của đề tài nguyên cứu, phù hợp với tất cả đối tượng. - Chương trình có những nét đặc trưng riêng, là một bước đổi mới trong du lịch sinh thái Khánh Hoà. - Chương trình du lịch sinh thái được xây dựng không chỉ đem lại thu nhập cho người dân địa phương, thúc đẩy nền kinh tế trong tỉnh phát triển mà còn phải gắn liền với công tác tuyên truyền, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững tương lai. 1.4 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 1.4.1 Khảo sát hiện trạng khu du lịch sinh thái Hòn Tằm - Khảo sát hiện trạng môi trường du lịch và hoạt động du lịch. - Khảo sát hiện trạng môi trường do tác động của hoạt động du lịch. - Khảo sát thị hiếu của du khách đối với khu du lịch sinh thái Hòn Tằm trong cuộc sống hiện nay. - Khảo sát hiện trạng của khu du lịch sinh thái Hòn Tằm về kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường từ ban quản lý. 1.4.2 Xây dựng chương trình du lịch bền vững cho Hòn Tằm - Nghiên cứu một số mô hình sinh thái bền vững và lựa chọn mô hình thích hợp áp dụng cho Hòn Tằm. - Đánh giá tiềm năng phát triển của khu du lịch. - Phân khu vùng. - Xây dựng phương thức quản lý - chương trình du lịch bền vững. - Nhận định hiệu quả khi áp dụng chương trình. SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 3
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.5.1 Phương pháp luận “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”. Sự phát triển bền vững kinh tế xã hội nói chung và bất kỳ ngành nào cũng cần đạt ba mục tiêu cơ bản là: - Bền vững kinh tế. - Bền vững tài nguyên môi trường. - Bền vững về văn hoá và xã hội. Sự bền vững tài nguyên và môi trường đòi hỏi khai thác, sử dụng tài nguyên để đáp ứng cho nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đối với văn hoá xã hội thì sự phát triển bền vững cần đảm bảo đem lại lợi ích lâu dài cho xã hội như: tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao mức sống của người dân và sự ổn định xã hội, đồng thời giữ gìn các bản sắc văn hoá dân tộc. Xu thế phát triển ngày nay thì du lịch sinh thái được sự quan tâm của nhiều người, bởi đó là một loại hình du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên, và là loại hình duy nhất hỗ trợ đắc lực cho công tác bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn các giá trị văn hoá bản địa, phát triển cộng đồng, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. 1.5.2 Phương pháp cụ thể - Tham khảo, tổng hợp các báo cáo về quy hoạch tổng thể du lịch tỉnh Khánh Hoà, các dự án cải tạo nâng cấp các khu du lịch tỉnh Khánh Hoà và tài liệu du lịch sinh thái, du lịch bền vững… - Đi thực tế tại Hòn Tằm và các khu du lịch sinh thái trong tỉnh Khánh Hoà, quan sát, ghi chép, chụp ảnh… - Tiềm hiểu và nghiên cứu sự phát triển của Hòn tằm hiện nay và trong tương lai, từ đó có kế hoạch phát triển Hòn Tằm. SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 4
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN - Tham khảo các mô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững trên thế giới, và xây dựng cho Hòn Tằm chương trình phát triển du lịch bền vững. - Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh về sở thích có thể sử dụng dạng phiếu tra lời “có” hay “không” đối với khách tham quan du lịch. - Xây dựng chương trình du lịch bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm bằng phương pháp tổng hợp tài liệu và so sánh giữa chương trình du lịch hiện tại và chương trình du lịch bền vững của Hòn Tằm. - Sử dụng phương pháp điều tra theo dạng phiếu, nhằm khai thác thông tin từ ban quản lý, các hộ dân sinh sống và tham gia kinh doanh du lịch tại đây. - Số lượng phiếu điều tra dành cho khách tham quan là 100 phiếu câu hỏi. Vị trí phát phiếu điều tra theo sơ đồ sau: Rừng Khu A Khu Trung Tâm Khu B Điểm xuất phát Điểm kết thúc Hình 1: Sơ đồ phát phiếu điều tra ở Hòn Tằm. Biển 1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Không xây dựng chương trình phát triển bền vững cho toàn bộ các khu du lịch ở Nha Trang - Khánh Hoà mà chỉ áp dụng riêng đối với khu du lịch sinh thái Hòn Tằm, vì khu du lịch sinh thái Hòn Tằm hội đủ các tiêu chí để tiến tới phát triển bền vững. SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 5
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN 2.1 KHÁI NIỆM DU LỊCH SINH THÁI (DLST) Tại hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam” từ 7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Vậy du lịch sinh thái là: - Loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên phát huy giá trị tài nguyên. - Loại hình du lịch hướng tới giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho tất cả các đối tượng có liên quan. - Du lịch trực tiếp mang lại nhiều nguồn lợi ích về kinh tế và cải thiện phúc lợi cho cộng đồng. - Loại hình du lịch phải coi trọng việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. - Giảm tối đa tác hại của du lịch đến môi trường tự nhiên. Trong nền công nghiệp du lịch đương đại, cả bốn yếu tố trên gắn bó chặt chẽ với nhau, khẳng định du lịch sinh thái là loại hình du lịch bền vững cùng với vai trò phát triển cộng đồng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. (Nguồn: Lê Huy Bá - Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2005). 2.2 NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA DU LỊCH SINH THÁI SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 6
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN 2.2.1 Cơ sở của nguyên tắc du lịch sinh thái Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách, giảm thiểu các tác động lên môi trường sinh thái và đem lại phúc lợi (kinh tế, sinh thái và xã hội) cho cộng đồng địa phương, DLST lấy các cơ sở sau để phát triển: - Tìm hiểu và bảo vệ các giá trị thiên nhiên, văn hoá. - Giáo dục môi trường. - Phải có tổ chức nghiệp vụ du lịch, hạn chế tới mức thấp nhất đối với môi trường. - Phải hỗ trợ cho bảo vệ môi trường. (Nguồn: Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan - Bài giảng du lịch sinh thái - Tp. Hồ Chí Minh, 2003). 2.2.2 Nguyên tắc quản lý du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù làm đối tượng để phục vụ cho du khách yêu thiên nhiên, thưởng ngoạn cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái, nó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế du lịch với bảo vệ tài nguyên môi trường thiên nhiên và phát triển bền vững. Khi quy hoạch hay thiết kế các khu du lịch sinh thái hay muốn phát triển DLST cần phải tuân 4 nguyên tắc sau: Nguyên tắc thứ nhất: Yếu tố môi trường sinh thái đặc thù khu du lịch sinh thái phải thực sự đại diện cho một loại hình sinh thái nhất định, có đủ sức hấp dẫn du khách. Mặc khác, các nhà quản lý cũng cần xem xét khả năng tự làm sạch của hệ sinh thái đó như thế nào. Khả năng gánh chiệu tải lượng ô nhiễm là bao nhiêu. Trong thời gian là bao lâu. Do vậy, cần đánh giá tác động lên hệ sinh thái một cách nghiêm túc, chứ nhất thiết không thể qua loa như loại hình du lịch khác. Vì chúng ta biết, đối với các khu bảo tồn thêm một quãng đường đi là rút ngắn năm lần quãng đường sinh tồn của nó. Nguyên tắc thứ hai: Yếu tố thẩm mỹ sinh thái SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 7
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN Những câu hỏi về thẩm mỹ trong DLST cần phải được nêu ra và giải quyết trọn vẹn trước khi quy hoạch và phát triển hành động. Mặt khác cũng nên phân loại du khách theo các hình thức du lịch nghiên cứu, thưởng ngọn hay vui chơi, thậm chí kể cả xác định lượng khách tối đa cho mỗi lần thăm quan để không gây xáo trộn mỹ quan sinh thái, số người tham quan du lịch nếu quá đông sẽ làm giảm sự hứng thú và mong đợi. Nếu thẩm mỹ sinh thái bị phá hoại thì du khách sẽ chán nản và không muốn quay trở lại khu du lịch này nữa. Nếu muốn tăng sự hấp dẫn thì phương pháp cổ điển nhất là làm phong phú các loại hình du lịch sinh thái, điều này sẽ dễ gây ra việc xâm hại các mỹ quan sinh thái. Do đó các nhà quy hoạch và thiết kế khu du lịch sinh thái phải thật sự cân nhắc kỹ các yếu tố thẩm mỹ sinh thái này. Nguyên tắc thứ ba: Yếu tố kinh tế Phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn nói chung ở các khu du lịch sinh thái nói riêng phải chịu nguyên tắc chi trả phí tài nguyên và phí sinh thái. Mặc khác, du lịch sinh thái cũng nhằm mục đích nâng cao đời sống kinh tế của cư dân bản địa. Cũng cần tính đến việc huấn luyện dân địa phương biết chuyên môn về sinh thái du lịch, tạo công ăn việc làm cho họ. Nguyên tắc thứ tư: Yếu tố xã hội Khi xây dựng một khu vực thành khu du lịch sinh thái không quên mang theo một chức năng văn hoá xã hội. Điều có thể xảy ra là có sự bất hoà giữa cư dân địa phương, truyền thống văn hoá, tập tục sinh hoạt của cư dân địa phương bị du khách, nhất là du khách không có ý thức cao làm xáo trộn, tổn hại đến sinh thái nơi này. Phải gắn những hoạt động du lịch với việc nâng cao nhận thức xã hội cho các cư dân địa phương. Vì vậy, cần khai thác các nguyên tắc trên theo cơ cấu du lịch sinh thái như sau: - Tăng cường nô lực bảo vệ lợi ích của du lịch sinh thái ở khu vực đó bằng cách mời đại diện địa phương tham gia vào các dự án bảo tồn khu vực, tôn trọng nền văn hoá bản địa. SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 8
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN - Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại khu du lịch một cách bền vững và có hiệu quả. - Hạn chế tối đa những tác động môi trường do rác và các chất thải gây nên làm mất vẻ mỹ quan của khu du lịch và gây ô nhiễm môi trường tại những nơi khai thác du lịch sinh thái. - Tận dụng các hình thức tiếp thị, kích thích các nhu cầu của du khách tìm về khu du lịch đó. - Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái để có thể hiểu biết sâu sắc về văn hoá, lịch sử và các vấn đề về kinh tế - xã hội tại địa phương, nhất là kiến thức về sinh thái. - Tránh buôn bán các loại động thực vật thuộc phạm vi khu du lịch. Tăng cường số lượng động vật bằng cách thả vào đó những động vật đặc trưng có thể kiểm soát. - Tìm hiểu những nội quy và cách thức bảo vệ cho một khu du lịch. - Quy hoạch hệ thống giao thông, tránh tạo ra quá nhiều đường xá không cần thiết, tránh gây ra những tác động xấu đối với môi trường do hoạt động giao thông đi lại. - Tạo khoảng cách an toàn đối với các loại động vật trong khu vực. - Từ những cơ sở ban đầu, những thành quả từ du lịch sinh thái nhất là những nguyên cứu quý giá của các tổ chức du lịch trên quy mô rộng đã có những thuận lợi nhất định. Tuy nhiên, để du lịch sinh thái phát triển đúng hướng thì cần thiết thì cần phải quan tâm nhiều hơn về mặt sinh thái. (Nguồn: Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan - Bài giảng du lịch sinh thái - Tp. Hồ Chí Minh, 2003). 2.2.3 Cơ sở của phát triển bền vững trong DLST - Giảm tới mức thấp nhất việc cạn kiệt tài nguyên môi trường: Đất, nước ngọt, các thuỷ vực, khoáng sản… Đảm bảo sử dụng lâu dài các dạng tài nguyên bằng cách tái chế, tránh lãng phí, sử dụng ít hơn hoặc thay thế tài nguyên, theo nguyên tắc “Nhu cầu sử dụng không vượt quá khả năng tái tạo tài nguyên đó”. SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 9
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN - Bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn tính di truyền của các loại động thực vật nuôi trồng cũng như hoang dã: bằng cách quản lý phương thức và mức độ sử dụng, làm cho các nguồn tài nguyên đó vẫn còn có khả năng phục hồi. - Duy trì hệ sinh thái thiết yếu, đảm bảo cho cuộc sống cộng đồng và nên nhớ rằng sức chịu đựng của các hệ sinh thái trên trái đất là có hạn. - Nếu có điều kiện thì nên duy trì các hệ sinh thái tự nhiên, hoạt động trong khả năng chịu dựng của trái đất. Phục hồi lại môi trường đã bị suy thoái, giữ gìn sự cân bằng các hệ sinh thái. (Nguồn: Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan - Bài giảng Du lịch sinh thái - Tp. Hồ Chí Minh, 2003). 2.3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG (DLBV) 2.3.1 Khái niệm DLBV Khái niệm về du lịch bền vững mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm về du lịch mềm của những năm 90 và thực sự gây được sự chú ý rộng rãi trong những năm gần đây. Theo hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC), 1996 thì: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. Tại Hội nghị về môi trường toàn cầu RIO 92 và RIO 92 + 5, quan điểm về phát triển bền vững được các nhà khoa học bổ sung là: du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học…. Các tổ chức lớn về bảo tồn lớn như: Quỹ động vật hoang dại và Hiệp hội bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quốc tế - IUCN thiết lập các dự án du lịch sinh thái bền vững như một công ty bảo tồn trên khắp thế giới. Thậm chí cả ngân hàng phát triển cũng đang cố gắng tham gia vào lĩnh vực này. 2.3.2 Mục tiêu của du lịch bền vững - Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường. - Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển. SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 10
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN - Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa. - Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách. - Duy trì chất lượng môi trường. Chiến lược để đạt đến du lịch bền vững còn chưa được xây dựng hoàn chỉnh, đang cần cố gắng để được chấp nhận rộng rãi. Mỗi một tình huống đòi hỏi những tiếp cận và giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, nếu thực sự du lịch đem lại lợi ích cho môi trường tự nhiên, xã hội và bền vững lâu dài thì tài nguyên không có quyền được sử dụng quá mức. Tính đa dạng tự nhiên, xã hội và văn hoá phải được bảo vệ, phát triển du lịch phải được lồng ghép vào chiến lược phát triển của địa phương và quốc gia, người địa phương phải được tham gia vào việc hoạch định kế hoạch và triển khai hoạt động du lịch, hoạt động nghiên cứu triển khai và giám sát cần được tiến hành. (Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu - Du lịch bền vững - NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 2001). 2.3.3 Nguyên tắc cơ bản phát triển DLBV - Sử dụng tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội - văn hoá - kinh tế. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dài. - Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải, nhằm giảm chi phí khôi phục các suy thoái môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng du lịch. - Duy trì tính đa dạng: duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hoá là rất quan trọng đối với du lịch bền vững, tạo ra sức bậc cho ngành du lịch. - Lồng ghép du lịch vào quy hoạch phát triển địa phương và quốc gia. - Hỗ trợ nền kinh tế địa phương: du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế địa phương, tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng như tránh gây hại cho môi trường. - Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương, điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu, thị hiếu cho du khách. SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 11
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN - Sự tư vấn của nhóm quyền lợi và công chúng, tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan là đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh. - Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch, nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp du lịch bền vững, nhằm cải thiện các sản phẩm du lịch. - Marketing du lịch một cách có trách nhiệm, cung cấp cho du khách thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hoá khu du lịch, qua đó góp phần thoả mãn nhu cầu của du khách. - Triển khai các nghiên cứu, nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề, mang lại lợi ích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và cho du khách. (Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu - Du lịch bền vững - NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 2001). 2.3.4 Nguyên tắc sử dụng sức chứa trong quản lý DLBV Một phương pháp tiếp cận thông dụng để quản lý du khách là sức chứa, có thể xác định được số lượng du khách lớn nhất nếu vượt quá thì không thể giữ được các điều kiện sinh thái và xã hội thích hợp. Vì rất nhiều lý do mà việc xác định sức chứa về giải trí không đơn giản cũng như không hữu ích. Một số các nguyên tắc về sức chứa của Stankey và MeCool (1992) và Shelby và Heerlein (1986) ta có thể áp dụng vào Hòn Tằm để mô tả những điều kiện cần thiết cho việc áp dụng sức chứa và giới hạn sử dụng mang tính nhân quả trong các quy định về giải trí. Họ đưa ra 9 điều kiện về sức chứa, cả 9 điều kiện chỉ ra những giới hạn về biện pháp sức chứa, mà còn cho thấy mức độ hiểu biết mà nhà quản lý phải xem xét trong những kế hoạch tương lai của mình. Điều kiện 1: Phải đạt được sự nhất trí về loại các điều kiện xã hội và nguồn lực thích hợp nhất, bao gồm các loại cơ hội giải trí Những người có liên quan (nhà quản lý, những người sử dụng) phải đạt được sự nhất trí về các loại cơ hội sẽ cung cấp. Ví dụ: Nếu một nhóm người cho SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 12
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN rằng ở khu vực này hệ cung cấp cơ hội giải trí có động cơ và có đường đi mà nhóm khác lại mong muốn kiểu giải trí không có động cơ và không có đường đi, thì không thể xác định được sức chứa vì đã có một sự khác biệt căn bản về các mức độ sử dụng được phép. Điều kiện 2: Các hoạt động giải trí và các chuyến đi sẽ được tổ chức phải là nhân tố độc lập về cường độ Nhiều chuyến đi giải trí đều có tính phụ thuộc vào hay thậm chí còn được gắn liền một cách tích cực với mức độ sử dụng. Ví dụ như: tắm nắng ngoài đảo, mức độ sử dụng có thể không có bất kì ảnh hưởng nào đối với chất lượng chuyến đi. Điều kiện 3: Phải đạt được sự nhất trí về mức độ tác động có thể chấp nhận được Cùng với bất kỳ loại giải trí nào ở mọi khu vực nào, không chỉ riêng Hòn Tằm cũng có những tác động khác nhau. Điều đó có nghĩa là chúng ta không thể loại trừ hay tránh khỏi các tác động mà những gì chúng ta có thể làm là đặt chúng dưới tầm quản lí. Một điều rất có thể xảy ra là các nhóm người khác nhau có quan tâm đến khu vực này lại có quan điểm rất khác nhau về nội dung mức độ tác động có thể chấp nhận được. Điều kiện 4: Mối quan hệ rõ ràng giữa mức độ sử dụng và các điều kiện về xã hội, nguồn lực Những nhà quản lý phải xây dựng những biện pháp cụ thể để xác định được mối quan hệ giữa lượng sử dụng giải trí và mức độ tác động về sinh thái và xã hội. Điều kiện 5: Mức độ sử dụng phải được coi là quan trọng hơn cách xử sự của khách du lịch trong việc xác định độ tác động Để áp dụng tốt khái niệm sức chứa, mối quan hệ giữa mức độ sử dụng và tác động phải tương đối đơn giản và với điều kiện là các yếu tố khác có ảnh hưởng đến mức độ tác động phải ở mức độ tối thiểu. SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 13
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN Điều kiện 6: Cơ quan quản lý khu du lịch phải quản lý việc ra vào của khu vực Ngay cả khi tất cả các điều kiện từ 1 đến 5 thoả mãn, cơ quan quản lý này vẫn phải quản lý việc ra vào khu vực được bảo vệ, để có thể thực hiện giới hạn sức chứa. Nếu không có sự quản lý này thì cơ quan quản lý không có khả năng gây ảnh hưởng đến việc ra vào khu vực được bảo vệ và con số sức chứa chẳng có ý nghĩa gì hơn là những con số trên giấy tờ. Điều kiện 7: Cơ quan quản lý khu vực bảo tồn phải có nguồn lực (nhân viên, nguồn tài chính, thông tin… ) để quản lý việc thực hiện giới hạn sức chứa Một điều chắc chắn là sức chứa giải trí được thực hiện thông qua việc áp đặt một giới hạn về việc sử dụng giải trí. Rõ ràng là việc thực hiện sức chứa đòi hỏi một cam kết tài chính lâu bền và trong một khoảng thời gian dài mà đây là điều nhiều tổ chức không thể hoặc không muốn làm. Bên cạnh đó, sự hiểu biết của giới chính trị gia và sự ủng hộ của họ đối với việc thực hiện các giới hạn sử dụng thường không phải có được mỗi khi ta cần đến. Điều kiện 8: Phải đạt được sự nhất trí về mục tiêu của hệ thống đo kiểm trong việc thực hiện sức chứa. Trong các trường hợp nhu cầu vượt quá sức chứa, thì mức độ sử dụng phải được đo kiểm bằng các hoạt động quản lý. Những mục tiêu của hệ thống đo kiểm này phải được xác định rõ ràng trước khi thiết kế hệ thống đó. Điều kiện 9: Phải đạt được sự nhất trí về việc giới hạn sức chứa thể hiện số người đến thăm khu vực đó ở mức tối tối ưu Mặc dù vấn đề này chưa bao giờ được đề cập một cách rõ ràng. Như ở Bắc Mỹ nơi mà sức chứa đã được thiết lập, thì điều kiện này lại có quan hệ rất khăng khít với việc quản lý các giới hạn. Ví dụ: nếu mức độ sức chứa thể hiện số khách du lịch tối đa được phép, và sức chứa vượt quá nhu cầu thực tế (mức độ sử dụng), thì bất kì sự thiếu hiệu quả nào trong phương thức hoạt động của hệ thống đo kiểm đều có thể được lượng thứ một cách dễ dàng. SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 14
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN (Nguồn: Kreg Lindberg, Donald E. Hawkins - Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý - NXB. Cục môi trường, 1999). 2.4 MỘT SỐ MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG 2.4.1 Làng du lịch ở Australia Tiêu chuẩn chọn lựa (đặc trưng) - Điển hình cho một vùng, có chùa, đền hay nhà thờ. - Độ cao nhà của
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN (Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu - Du lịch bền vững - NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 2001). 2.4.2 ECOMOST: Mô hình du lịch bền vững của cộng đồng Châu Âu (Ecomost = European Community Models of Sustainable Tourism) Mô hình Ecomost được xây dựng thử nghiệm tại Mallorka, Tây ban Nha đây là một trung tâm du lịch lớn nhất Châu Âu. Theo mô hình Ecomost, phát triển du lịch bền vững cần gắn kết ba mục tiêu chính là: Bền vững về mặt sinh thái: bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học - phát triển du lịch cần phải tôn trọng khả năng tải của hệ sinh thái. Bền vững về văn hoá - xã hội: bảo tồn được bản sắc xã hội, muốn vậy mọi quyết định phải có sự tham gia của cộng đồng. Bền vững về kinh tế: đảm bảo hiệu quả về kinh tế và quản lý tốt tài nguyên sao cho tài nguyên có thể tiếp tục phục vụ cho các thế hệ tương lai. Ba yêu cầu chính nhằm duy trì khu du lịch: - Dân số cần được duy trì hợp lý và giữ bản sắc văn hoá. - Cảnh quan cần duy trì được sự hấp dẫn du khách. - Không làm gì gây hại cho sinh thái. Ecomost đã chia nhỏ các mục tiêu của du lịch bền vững thành các nhân tố: - Thành tố văn hoá xã hội: dân số phù hợp, bảo tồn hiệu quả kinh tế và bảo tồn bản sắc văn hoá. - Thành tố du lịch: thoả mãn du khách và các nhà kinh doanh tour du lịch, bảo trì và hiện đại hoá điều kiện ăn ở, giải trí. - Thành tố sinh thái: khả năng tải, bảo tồn, sự quan tâm đến môi trường. - Thành tố chính sách: đánh giá được chất lượng du lịch, chính sách định hướng sinh thái, quy hoạch vùng, sự tham gia của cộng đồng và các nhóm quyền lợi trong quá trình quy hoạch. Ecomost xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể trong đó chia các hành động dựa vào mức độ ưu tiên và xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức liên quan. SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 16
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN (Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu - Du lịch bền vững - NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 2001). 2.4.3 Mô hình du lịch bền vững ở Hoàng Sơn – Trung Quốc Hoàng Sơn là một vùng núi có phong cảnh đẹp ở tỉnh An Huy miền Đông Trung Quốc. Sự tăng trưởng nhanh của du lịch ở vùng Hoàng Sơn đầy danh lam thắng cảnh này đã dẫn đến 5 vấn đề xuống cấp về môi trường như: - Số loài động, thực vật giảm xuống. Sự xây dựng các công trình, đường xá và đường cáp treo qua núi cùng với dự án thuỷ lợi đã làm mất đi hoặc làm tổn hại đến thảm thực vật rừng. - Xây dựng và phát triển đã làm giảm đi vẻ đẹp thiên nhiên. Xây dựng tràn lan ở điểm du lịch cảnh quan nổi tiếng đã làm giảm đi vẻ đẹp của nó. - Sự cấp nước sinh hoạt cho du khách đã làm lệch các hệ thống thuỷ văn. Các hồ chứa nước và các công trình chứa nước được xây dựng để đảm bảo cung cấp nước cho khách du lịch. - Một vài điểm tham quan bị quá tải với số lượng du khách. Ở vào thời kỳ cao điểm, hàng ngày có đến 8.000 khách tới tham quan. - Chất thải rắn và nước thải gây ô nhiễm nghiêm trọng. Một số rác thải sinh hoạt lại đang chảy tự do xuống các thung lũng và vào các dòng sông gây tác hại cho chất lượng nguồn nước. Để đối phó và quản lý các tác động môi trường tiêu cực gây ra, chính quyền đã xây dựng một chiến lược bảo vệ khu du lịch bao gồm 10 điểm: - Củng cố chương trình tổng hợp để lồng ghép các hành động hành chính và kế hoạch cần thiết. - Giám sát chất lượng nước, cung cấp và quản lý hệ thống nước. - Phân tán du lịch ra một khu rộng lớn. - Sử dụng hình thức tour tham quan đặt trước để điều tiết số khách đến tham quan một khu du lịch cụ thể nào đó. SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 17
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN - Dừng hoạt động du lịch ở các khu có hệ sinh thái đang bị tổn hại để các hệ sinh thái nơi đây tự phục hồi qua các quá trình tiến triển tự nhiên. - Thực hiện quản lý nghiêm ngặt hoạt động xây dựng trong khu du lịch. Như vậy, cảnh quan sẽ không bị hư hại và ô nhiễm sẽ được giảm tối đa. - Các công trình xây dựng phải được thiết kế hài hoà với cảnh quan và các đặc tính của địa phương. - Thực hiện các biện pháp quản lý có lợi cho môi trường và đề cao sự giảm áp lực đến hệ sinh thái. - Tạo lập vườn thực vật và khu dự trữ nguồn gen để có thể phục vụ cho công việc bảo tồn gen và cho dự án khôi phục thảm thực vật. - Lập đài quan sát môi trường để phát hiện ra những biến đổi môi trường. Khu du lịch Hoàng Sơn vẫn còn tồn tại một vài biểu hiện suy thoái, nhưng các biện pháp kế hoạch cần thiết để đạt được một sự phát triển du lịch bền vững đã được lập và thi hành. (Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu - Du lịch bền vững - NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 2001). 2.4.4 Khu vui chơi nghỉ ngơi giải trí HARMONY, Vịnh MAHO đảo VIRGIN Khu vui chơi nghỉ ngơi giải trí được thiết kế xây dựng theo nguyên tắc phát triển sinh thái bền vững. Nơi này đã sử dụng rộng rãi các nguyên liệu tái sinh, sử dụng các sản phẩm và nước đạt hiệu quả cao. Mỗi một phòng khách được sắp đặt cẩn thận, làm tối đa tác động qua lại để du khách đều cảm thấy có môi trường bên ngoài. Cách thức làm cho du khách giảm thiểu việc sử dụng nước bằng một bài trình bày bằng phim đèn chiếu vào buổi tối và thảo luận, có các tour đi tham quan trang thiết bị để học hỏi về xây dựng, tính tự lực và các tập tục bảo tồn. Các du khách cũng được giới thiệu một chương trình đào tạo gọi là “chương trình bốn giờ cho cán bộ công nhân viên”, trong đó họ có thể làm việc và học hỏi SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 18
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN về “du lịch có trách nhiệm”. Việc điều hành khu quần thể ngay bản thân nó là một hoạt động diễn giải liên tục. Ví dụ: - Mời ăn chay để khách có thể trải qua cách thức ăn giảm lượng thực phẩm xuống. - Nướng bánh trong lò nướng bằng năng lượng mặt trời và bán trong cửa hàng cùng với thông tin đi kèm về bản thân lò nướng. - Yêu cầu du khách vét sạch đĩa ăn và để riêng thức ăn thừa để làm thức ăn cho gia súc hoặc làm phân trộn. - Mỗi phòng khách có một máy vi tính để xây dựng và theo dõi năng lượng sử dụng trong phòng. Khách có thể sau đó quyết định làm thế nào để họ sẽ tiêu trong khuôn khổ ngân sách của mình về sử dụng trang thiết bị nào và trong bao lâu. (Nguồn: William T. Borrie F. McCool và Goerge H. Stankey - Hhướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý, tập 2). 2.5 TỔNG QUAN VỀ KHÁNH HOÀ 2.5.1 Vị trí địa lý tỉnh khánh hoà Khánh Hòa có diện tích 5.257 km2, dân số 1.031.262 người (1/4/1999). Phía Bắc giáp Phú Yên, phía Tây giáp Đắc Lắk, Lâm Đồng, Nam giáp Ninh Thuận, Đông giáp Biển Đông. Khánh Hoà cách thủ đô Hà Nội 1.278km, TPHCM - 450km, Huế - 630km, Đà Nẵng - 520km, Quy Nhơn 240km, Buôn Ma Thuộc - 195km, Đà Lạt - 240km, Phan Thiết - 260km, Cần Thơ 630 km. Nằm ở vị trí địa lý rất thuận lợi cho du lịch. SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 19
- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN Hình 1: Bản Đồ địa lý tỉnh Khánh Hoà. Khánh Hoà là tâm điểm của các tỉnh lân cận. Với điều kiện dễ lưu thông liên lạc và địa hình đa dạng mang đến cho Khánh Hoà một tiềm năng du lịch rất lớn. Thủ phủ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang. Là một trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch, an dưỡng, nghỉ mát, chữa bệnh lớn nhất nước. Nha Trang có diện tích tự nhiên là 238 km2, dân số 436.500 người, mật độ là 2.300 người/km 2 (1/4/1999). Chỉ sau 25 năm giải phóng, diện tích thành phố đã tăng lên gấp 3 lần và dân số tăng lên gấp 4 lần. Với điều kiện vị trí địa lý của Khánh Hoà như vậy rất thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch nhất là du lịch sinh thái. 2.5.2 Điều kiện kinh tế xã hội 2.5.2.1 Kinh tế Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế trong 3 năm vừa qua đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) của từng năm tăng từ 7 - 11%, cơ cấu kinh tế chuyển theo hướng tính cực: giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ. GDP bình quân đầu người liên tục tăng theo từng năm: năm 2002 đạt 7.796.512 đồng/người, năm 2003 đạt 8.458.000 đồng/người. SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN “XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH HỘI AN”
88 p | 1596 | 425
-
Luận văn Tốt nghiệp: Phân tích, thiết kế và xây dựng chương trình Quản lý nhân sự công ty VMS MobiFone
124 p | 246 | 76
-
Luận văn xây dựng công trình_Chương 5
11 p | 175 | 43
-
LUẬN VĂN: Xây dựng chương trình hỗ trợ học ASP.NET
25 p | 170 | 38
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng chương trình quản lý khách sạn Sao Minh
15 p | 236 | 33
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xây dựng chương trình truyền thông marketing cho dịch vụ tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương, thành phố Đà Nẵng
27 p | 130 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Tìm hiểu việc xây dựng chương trình Văn học Nga ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới chương trình giáo dục
130 p | 101 | 14
-
Luận văn Xây dựng chương trình thống kê kí tự đơn và kí tự đôi trong file văn bản tiếng Việt mã ABC
35 p | 130 | 13
-
Luận văn: Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quỳnh Sơn, Bắc Giang
39 p | 96 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý cây thảo dược - Áp dụng hỗ trợ quản lý công tác khám chữa bệnh tại một cơ sở trị bệnh bằng cây thảo dược
85 p | 23 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn: Xây dựng chương trình ngoại khóa văn học cho học sinh lớp 11 Trường THPT tỉnh Trà Vinh
148 p | 107 | 10
-
Khoá luận tốt nghiệp Quản trị văn phòng: Công tác xây dựng Chương trình, Kế hoạch tại Văn phòng HĐND - UBND huyện Mường La, tỉnh Sơn La
71 p | 17 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chương trình truyền thông marketing cho dự án nesthome 1 tại Đà Nẵng
26 p | 113 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật cơ điện tử: Nghiên cứu xây dựng chương trình điều khiển và truyền thông cho robot ABB 1200 nhằm nâng cao chất lượng cho quy trình sản suất màn hình điện thoại
77 p | 22 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chương trình truyền thông cho dự án The City Inside của cộng đồng tiếng Anh iziEnghlish
26 p | 92 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chương trình truyền thông cho dự án The City Inside của cộng đồng Tiếng Anh IZiEnglish
118 p | 20 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng Chương trình môn học Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Việt Bắc
10 p | 13 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề Cài đặt phần mềm điện thoại thông minh tại Trường Trung cấp nghề Thủ Đức
184 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn