luận văn: YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
lượt xem 48
download
Sử dụng yếu tố kỳ ảo là một trong những thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu giúp các nhà văn thể hiện quan niệm về cuộc sống và con người. Trong văn học viết Việt Nam, yếu tố kỳ ảo tuy xuất hiện với mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng thời kỳ nào cũng có (tiêu biểu như: Lĩnh Nam chích quái, Truyền kỳ mạn lục - văn xuôi trung đại; Trại Bồ Tùng Linh, Ai hát giữa rừng khuya, Yêu ngôn, Hậu thiên đường, Giàn thiêu - văn xuôi hiện đại)....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: luận văn: YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------- NGUYỄN THỊ NGỌC ANH YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HỒNG MY Thái nguyên, 2008
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................................... 1 Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ..........................................................................................................................................3 3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................................ 12 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................ 13 5. Mục đích của luận văn...................................................................................................................... 13 6. Đóng góp của luận văn ..................................................................................................................... 13 7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................................................ 14 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG ................................................................................................................. 15 1.1. Không gian kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương .................................... 15 1.1.1. Không gian mang màu sắc địa phủ âm giới .................................................. 15 1.1.2. Núi rừng hoang vu chứa đầy sự huyền bí ....................................................... 22 1.1.3. Không gian chập chờn trong cõi vô thức ........................................................ 27 1.2. Thời gian biến ảo ............................................................................................................................. 33 1.2.1. Thời gian hư ảo, phi tuyến tính không xác thực ......................................... 34 1.2.2. Thời gian trong cõi vô thức..................................................................................... 37 CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG ........................................................................................................................ 41 2.1. Nhân vật người điên ...................................................................................................................... 42 2.2. Nhân vật biến hình, hư ảo .......................................................................................................... 47 2.3. Nhân vật chuyển tiếp ..................................................................................................................... 57 2.4. Nhân vật ma quái ............................................................................................................................. 59 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC TẠO DỰNG CÁC YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG............................................................................ 65 3.1. Xây dựng kết cấu lồng ghép cốt truyện.............................................................................. 65 3.2. Tạo những hình ảnh và môtip trần thuật mang ý nghĩa biểu tượng ................... 69 3.2.1. Những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng..................................................... 69 3.2.2. Môtip trần thuật ............................................................................................................. 75 3.3. Sử dụng các yếu tố ngôn ngữ giàu khả năng gợi tả sự kỳ ảo................ ............. ...............85 KẾT LUẬN ................................................................................................................................................... 92 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 96 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ..............................................100 PHỤ LỤC ........................................................................................................101
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Sử dụng yếu tố kỳ ảo là một trong những thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu giúp các nhà văn thể hiện quan niệm về cuộc sống và con người. Trong văn học viết Việt Nam, yếu tố kỳ ảo tuy xuất hiện với mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng thời kỳ nào cũng có (tiêu biểu như: Lĩnh Nam chích quái, Truyền kỳ mạn lục - văn xuôi trung đại; Trại Bồ Tùng Linh, Ai hát giữa rừng khuya, Yêu ngôn, Hậu thiên đường, Giàn thiêu - văn xuôi hiện đại). Từ giai đoạn sau 1986, yếu tố kỳ ảo trong văn học có chiều hướng gia tăng và trở thành “một hiện tượng văn học” trong sáng tác của Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Việt Hà, Phạm Thị Hoài, Thuận, Châu Diên, Hoàng Diệu, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hoài... Các nhà văn này đồng thời cũng là các cây bút tích cực đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết về nhiều phương diện: kết cấu, nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ... Họ đã góp phần làm mới diện mạo tiểu thuyết Việt Nam trong mấy thập niên vừa qua. 1.2. Chất liệu kỳ ảo đã tạo nên những bước đột phá trong nghệ thuật tự sự đương đại. Song, trong thực tế, cũng còn một khoảng cách khá xa giữa việc sử dụng yếu tố kỳ ảo của nhà văn với khả năng tiếp nhận yếu tố kỳ ảo của độc giả. Ngày nay, sự phát triển siêu tốc của khoa học, kỹ thuật có tác dụng kích thích khả năng tiếp nhận của độc giả, giúp họ có nhu cầu tìm đến cái mới, nhanh chóng thích ứng và tiếp nhận cái mới. Văn học kỳ ảo tỏ ra thích hợp với công chúng độc giả thời hiện đại. Trong công nghệ thông tin, hàng loạt các trò chơi thế giới ảo đã tạo thành lực tương tác hướng người ta tìm đến văn học kỳ ảo. Tuy nhiên, việc tiếp nhận cái kỳ ảo trong công nghệ thông tin với tiếp nhận cái kỳ ảo trong văn học lại là những phương diện khác nhau. Bởi vì, cái kỳ ảo trong thế giới Game là cái kỳ ảo được lập trình, cài đặt sẵn để người chơi có thể dễ dàng nhập cuộc; còn kỳ ảo trong văn học là sản 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- phẩm sáng tạo riêng, đòi hỏi độc giả phải đồng sáng tạo cao độ với nhà văn, giàu kinh nghiệm và vốn sống, cộng với một năng lực đọc hiểu tác phẩm văn học kỳ ảo nhất định thì mới nhận thấy sự hấp dẫn của chúng... Do vậy, trong thực tế, không ít người ngại đọc tác phẩm có yếu tố kỳ ảo, hoặc nếu tìm đọc thì cùng gặp khó khăn khi tiếp nhận. 1.3. Nhưng, không bị trói buộc bởi quán tính tiếp nhận của một số độc giả, nhiều cây bút văn xuôi của chúng ta những năm gần đây vẫn nỗ lực tìm kiếm và thể nghiệm sức biểu hiện cuộc sống của “cái kỳ ảo” trong văn học. Nguyễn Bình Phương là một trong số đó. Với Nguyễn Bình Phương, yếu tố kì ảo đã trở thành một công cụ đắc dụng trong việc chuyển tải ý tưởng, một yếu tố "không thể thiếu" trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Yếu tố kì ảo cũng khiến tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương mang nét khác lạ so với tiểu thuyết của lớp nhà văn trước. 1.4. Yếu tố kỳ ảo đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình văn học nước ta. Nhiều hiện tượng văn học kỳ ảo đã được “giải mã” trong các sách chuyên luận, luận văn khoa học (Cái kỳ ảo trong tác phẩm của Balzac - Lê Nguyên Cẩn, Đặc sắc thể tài Yêu ngôn của Nguyễn Tuân - Nguyễn Thị Thanh Vân...) giúp người đọc cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những tác phẩm văn học này. Trên hành trình khám phá miền đất văn học kì ảo nhiều bí ẩn, một số cây bút nghiên cứu phê bình văn học đã hướng tới một “mảnh đất mới”: sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã được khai phá nhưng chưa đạt được mức độ toàn diện, hệ thống. Tóm lại, sự gia tăng yếu tố kỳ ảo trong văn học những năm gần đây đòi hỏi sự gia tăng tương ứng các công trình nghiên cứu về cái kỳ ảo. Có như vậy, nghiên cứu phê bình văn học mới tiếp cận và tác động kịp thời, hữu ích tới thực tế sáng tác văn học. Khám phá văn học kỳ ảo, đi sâu vào các công trình nghệ thuật kỳ lạ và hấp dẫn đó, hoạt động nghiên cứu văn học tiếp tục vai trò 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- người đồng hành đáng tin cậy của nhà văn, góp phần thúc đẩy văn học phát triển. Đặc biệt, cần có một công trình nghiên cứu hệ thống, toàn diện hơn về yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương nhằm đánh giá đúng mức sức sáng tạo đóng góp của tác giả đối với tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Đó chính là những lí do cơ bản khiến chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1.Tình hình nghiên cứu chung về Nguyễn Bình Phƣơng Nhà văn Nguyễn Bình Phương sinh ngày 29 tháng 12 năm 1865 tại Thái Nguyên. Thời chiến tranh, tác giả cùng gia đình sơ tán về xã Linh Nham thuộc huyện Đồng Hỷ, đến năm 1979 mới trở lại thành phố Thái Nguyên. Nguyễn Bình Phương học hết phổ thông trung học năm 1985 rồi vào bộ đội; năm 1989 vào học trường viết văn Nguyễn Du; ra trường công tác một năm ở Đoàn kịch nói Quân đội; sau đó là biên tập viên của Nhà xuất bản Quân đội và hiện nay công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nguyễn Bình Phương viết văn bằng niềm đam mê, nhạy cảm cộng với tri thức văn chương của một cây bút được đào tạo qua trường lớp. Tác giả viết đều tay ở nhiều thể loại: tiểu thuyết, thơ, truyện ngắn, tản văn... Cho đến nay, Nguyễn Bình Phương đã xuất bản các tập thơ: Khách của trần gian (1986), Lam chướng (1992), Xa thân (1997) cùng một số tiểu luận, truyện ngắn; tiêu biểu có truyện ngắn Đi in trên báo Văn nghệ trẻ (số ra ngày 10 tháng 1 năm 1999). Truyện ngắn này đã gây được sự chú ý của dư luận. Sau cuốn tiểu thuyết đầu tay: Vào cõi (Nxb Thanh niên, 1991), Nguyễn Bình Phương tập trung vào thể loại tiểu thuyết. Và cũng chính tiểu thuyết đã làm cho bút danh nhà văn trở nên quen thuộc trong đời sống văn học. Nguyễn Bình Phương được bạn đọc biết đến nhiều hơn với sự xuất hiện liên tiếp những cuốn tiểu thuyết có cách viết mới cả về hình thức lẫn nội dung: Bả giời 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- (Nxb Quân đội nhân dân, 2004), Những đứa trẻ chết già, (Nxb Văn học, 1994), Người đi vắng (Nxb Văn học, 1999), Trí nhớ suy tàn (Nxb Thanh niên, 2000), Thoạt kỳ thuỷ (Nxb Hội nhà văn, 2004), Ngồi (Nxb Đà Nẵng, 2006). Trong khoảng chưa đầy chục năm, không kể các thể loại khác, Nguyễn Bình Phương đã có tới bảy cuốn tiểu thuyết được xuất bản. Cũng như các cây bút văn xuôi Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Dương Thu Hương, Thuận, Nguyễn Việt Hà, Bảo Ninh... Nguyễn Bình Phương đã nỗ lực "bứt phá" tìm hướng đi mới cho tiểu thuyết. Với quan niệm “Nghệ thuật tiểu thuyết, ở một chừng mực nào chính đó là nghệ thuật của sự nối kết các điểm chính với nhau chứ không phải sự nhẫn nại đi theo lộ trình tuần tự, đều đặn của thời gian và sự kiện” [40;7]. Nguyễn Bình Phương viết trong sự "trôi dạt" cảm xúc, đào sâu vào miền vô thức. Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương có những khác lạ về kết cấu, xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật... Chính sự khác lạ ấy đã thu hút giới nghiên cứu phê bình văn học. Nguyễn Bình Phương đã được báo chí trong nước cũng như các tạp chí trên mạng giới thiệu qua các báo: Pháp luật, Văn hoá, Văn nghệ trẻ, Tạp chí Hợp Lưu...; trên các trang Webside: http://www.evan.com.vn, http://www.vnn.vn, http://www.tienve.org...; bên cạnh đó còn có các bài báo cáo khoa học, luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn cao học Ngữ văn... Tập hợp tài liệu nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương, chúng tôi thấy những người đi trước đã quan tâm tới các phương diện sau: * Chân dung nhà văn Phùng Văn Khai đã dựng nên chân dung nhà văn Nguyễn Bình Phương từ ngoại hình đến tinh thần và sự nghiệp sáng tác văn chương: "Nguyễn Bình Phương có một khuôn mặt rất buồn. Anh ít nói trong các đám đông hoặc hai người với nhau. Nhưng anh chăm chú mọi người, chăm chú vào câu chuyện và rất sắc sảo, độc đáo trong suy nghĩ” [31;52], "Nếu coi văn chương là một nghề thì cái nghề ấy đã đeo gông đóng số Nguyễn Bình Phương(...). Yêu nghề 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- đến ngơ ngẩn, yêu đến hành xác, tâm linh, sùng tín như anh quả là của hiếm” [31,17]. Nhà nghiên cứu này đã đánh giá: "Trữ lượng văn xuôi Nguyễn Bình Phương là một trữ lượng tiềm tàng mà nhà khai thác đang vào độ thuận để đưa ra những đời sống, những thân phận, những tư tưởng, những thắc mắc, những lo toan, những dự báo cho chính đời sống này [31,91]. Theo Phùng Văn Khai: “Chỉ một thời gian không xa nữa, với nội lực sáng tạo của nhà văn, chúng ta sẽ có một cái gì đó về văn xuôi đương đại, một cái gì đó mà phải nói thật rằng chúng ta đã chờ đợi từ lâu, không phải để phủ định những thành tựu văn xuôi trước đó mà là một bước phát triển tiếp nối” [31;98]. * Kết cấu trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng Đây là yếu tố đổi mới đầu tiên của Nguyễn Bình Phương được các nhà phê bình nghiên cứu văn học tập trung khám phá. Thụy Khuê là người sớm quan tâm tới sáng tác của Nguyễn Bình Phương, đã viết nhiều bài phê bình về những cuốn tiểu thuyết của nhà văn. Trong bài “Thoạt kỳ thuỷ trong vùng đất Cậm Cam hoang vu của Nguyễn Bình Phương”, Thụy Khuê nêu cảm nhận về mặt nội dung của cuốn tiểu thuyết: “Thoạt kỳ thuỷ là một bài thơ đẫm máu và nước mắt, đẫm tang thương, đầy huyễn hoặc, viết về hành trình của một cộng đồng, dù đã nửa phần điên loạn, vẫn không biết mình đang đi dần đến toàn phần điên loạn”; và về hình thức nghệ thuật: “Thoạt kỳ thuỷ là cuốn tiểu thuyết khác thường, khó đọc bởi lối hành văn và cấu trúc truyện rất lạ... Đây không phải là trang viết truyền thống vì vậy cần cách đọc không truyền thống. Những yếu tố vừa kịch, vừa phi kịch, vừa thơ, vừa phi thơ là những mấu chốt cấu trúc tiểu thuyết” [33]. Thụy Khuê cũng đã chỉ ra một hướng tiếp cận mới đối với tiểu thuyết Thoạt kỳ thuỷ: cần tập trung khám phá sự giao thoa của các thể loại kịch, thơ, tiểu thuyết trong tác phẩm này. Cùng chung với suy nghĩ của Thụy Khuê về sự đan xen của nhiều thể loại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Hoàng Cẩm Giang trong đề tài : “Cấu trúc thể loại tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI” Luận văn Thạc sỹ 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã chỉ ra vấn đề cấu trúc tác phẩm và sự phá vỡ đặc trưng thể loại. Tác giả nhận xét: “xen kẽ giữa các dòng tự sự, người đọc liên tục bắt gặp những khúc đoạn lạ - mang chức năng “ngoại đề” - vốn không nằm trong “chính mạch tự sự”... để lại những khoảng trống mênh mang trên văn bản”. Nguyễn Thị Ngọc Hân trong www.tienve.org đã tìm ra đặc điểm xoắn kép nhiều mạch chảy song song trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương: “Nguyễn Bình Phương và một số cây bút đương đại lại không đi theo lối kết cấu cũ. Anh đã phá tung mọi đường biên, rào cản để tạo ra sự tự do tối đa cho tác phẩm. Ở đó, các mạch truyện đan xen, móc nối nhằng nhịt: có những tác phẩm có hai mạch chảy song song đến cuối tác phẩm đã hoà vào một mạch chung, có những tác phẩm được xây dựng nên bởi rất nhiều mạch tạo thành kiểu đa giọng điệu độc đáo”. Hồ Bích Ngọc trong Luận văn Thạc sỹ năm 2006 (Đại học Sư phạm Hà Nội) đã khái quát về cấu trúc tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong lĩnh vực khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hoá tiểu thuyết, chỉ ra sự đổi mới, hiện đại hoá tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương về kết cấu, về nhân vật và về ngôn ngữ, giọng điệu. Tác giả Nguyễn Chí Hoan trong www.evan.com.vn với bài viết “Hành trình qua trống rỗng” quan tâm đến vấn đề kỹ thuật của tiểu thuyết Ngồi ở lối kết cấu lập thể, kết cấu thời gian đồng nhận, lối hành văn với sự giản yếu của các câu văn. Tác giả cũng chỉ ra mặt hạn chế của tác phẩm “bị kỹ thuật kết cấu kéo căng ra quá mức, khiến cho tham vọng luận đề của cuốn sách trở nên giống như một tham vọng khái quát bằng kỹ thuật dựng truyện hơn là những hoa trái của một trải nghiệm thực sự”. Bùi Thị Thu khi nghiên cứu; “Một số đặc điểm đáng chú ý của tiểu thuyết ngắn ở Việt Nam những năm gần đây” - Khoá luận tốt nghiệp đại học (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005) đã khảo sát một số tiểu tuyết đương đại trong đó có tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Tác giả đã chỉ ra những đặc 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- trưng trong cấu trúc, ngôn ngữ, giọng điệu của các tiểu thuyết nói trên là cấu trúc phức hợp, cấu trúc hệ thống biểu tượng, sự khiêu khích người đọc của ngôn ngữ và tính đối thoại của giọng điệu. Đồng thời Thụy Khuê, Nguyễn Thị Ngọc Hân, Nguyễn Chí Hoan... cũng đã đi vào phân tích những đổi mới của Nguyễn Bình Phương trong việc phá vỡ kiểu kết cấu tiểu thuyết truyền thống để thể nghiệm sự cách tân theo hướng kết cấu xoắn kép nhiều mảnh, kết cấu phân mảnh, cấu trúc liên văn bản..... * Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thị Quỳnh Nga, Bùi Thị Thu, Hoàng Cẩm Giang tập trung vào tìm hiểu các loại hình nhân vật tiêu biểu và phương thức xây dựng nhân vật của nhà văn. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng có bài “Người đi vắng, ai đọc Nguyễn Bình Phương? Hay nỗi cô đơn của tiểu thuyết cuối thế kỷ?” đã phát hiện ra “nhân vật của Nguyễn Bình Phương dấu kín những ám ảnh của mình và sống với nó” [29]. Hoàng Cẩm Giang phát hiện ra kiểu nhân vật ký hiệu – biểu tượng, nhân vật biến mất trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ở Luận văn Thạc sỹ "Cấu trúc thể loại tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI, 2006". Các tác giả trên đều nhận thấy sự đổi mới của Nguyễn Bình Phương trong việc chối từ những quan điểm xây dựng nhân vật truyền thống điển hình để khám phá ra nhiều dạng thức nhân vật mới mang ý nghĩa biểu tượng cao. * Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng Ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng bước đầu được giới nghiên cứu phê bình văn học quan tâm. Hoàng Thị Quỳnh Nga, trong Báo cáo khoa học năm 2004 đã tìm hiểu phương diện “Lời câm của nhân vật Tính trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thuỷ”. Nội dung của lời câm biểu hiện những ám ảnh của bạo lực, cái chết, của máu và của trăng. Hình thức của lời câm là ngôn ngữ chắp dính, sự phá vỡ quan hệ 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- lôgic giữa các câu, các câu ngắn, câu đặc biệt, câu bị khuyết thành phần hoặc bị bẻ gãy không theo một trật tự nào. Tác giả Hồ Bích Ngọc trong Luận văn Thạc sỹ năm 2006 (Đại học Sư phạm Hà Nội) “Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hoá tiểu thuyết” đã phát hiện ra những câu văn ngắn, phi ngữ pháp; khoảng trắng giữa hai dòng đối thoại và các hình thức nhại ngôn ngữ như sử dụng ngôn ngữ của lối chép sử biên niên, ngôn ngữ cắt dán – những phiến đoạn của đời sống. Các tác giả đã chỉ ra đặc trưng về ngôn ngữ của Nguyễn Bình Phương thể hiện ở một số phương diện như tạo câu văn ngắn, phi lôgíc; mảng trắng trong đối thoại; lời của người âm; lời câm của nhân vật... 2.2. Tình hình nghiên cứu về cái kỳ ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng. * Khái niệm yếu tố kỳ ảo trong văn học Kỳ ảo vốn là một khái niệm xuất phát từ thời cổ đại. Cách hiểu về nó cũng thay đổi theo thời gian. Theo từ điển ngôn ngữ Pháp, “kỳ ảo” là tính từ, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp“Phantastitos”, tiếng La tinh“Phantasticus” để chỉ những gì được tạo nên bởi trí tưởng tượng chứ không tồn tại trong thực tế. Các từ ngữ Hy Lạp và La Tinh trên đều có liên quan với từ “Phantasia” (tiếng Pháp: “Fantasie”, tiếng Anh: “Fantasy”) có nghĩa là trí tưởng tượng phóng túng. Trong tiếng Việt, “kỳ ảo” là từ Hán Việt “kỳ” là “lạ lùng”, “ảo” là không có thật. Cái kỳ ảo là cái lạ lùng, không có thật, không thể bắt gặp trong thực tế. Trên thế giới, người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ cái kỳ ảo là một học giả người Anh tên là Joseph Addison (1672-1719). Theo ông, những sáng tác kỳ ảo “tạo ra một khoái cảm về nỗi sợ hãi trong tâm trí độc giả và làm thoả mãn trí tưởng tượng của độc giả bởi những cái lạ lùng và tính chất khác thường của những con người được miêu tả trong đó. Chúng nuôi dưỡng trong 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- trí nhớ của chúng ta những câu chuyện ma mà chúng ta nghe từ thuở ấu thơ và thích thú với những nỗi khiếp sợ bí mật, những nỗi sợ hãi mà trí óc con người phải lệ thuộc vào nó một cách tự nhiên” [35;43]. Sau đó có rất nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm kỳ ảo như Roger Caillor, Tz.Todorov, M.Schemider... Các nhà nghiên cứu văn học phương Tây đề cập tới bản chất của kỳ ảo là sự do dự, gắn liền với sợ hãi, nó được tạo ra từ những giấc mơ, sự mê tín, hối hận, từ sự kích thích quá độ của trí não hay tâm linh... Ở Việt Nam, Lê Nguyên Cẩn trong chuyên luận“Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac” đã làm rõ nội hàm thuật ngữ kỳ ảo trong văn học: “Cái kỳ ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật. Nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thường, độc đáo. Nó có mặt trong văn học dân gian và văn học viết qua các thời đại. Nó tồn tại trên trục thực ảo và tồn tại độc lập, không hoà tan vào các dạng thức khác nhau của tưởng tượng... Yếu tố kỳ ảo trong văn học tạo nên sự đứt gãy trong chuỗi liên kết vũ trụ, tạo ra sự do dự, phân vân trong lòng độc giả. Nó là quãng lặng, là sự ngắt mạch, là sự xâm lấn của cái siêu nhiên trong cuộc sống đời thường, là sự xâm lấn của cái phi lôgic trong một thế giới lôgic” [19;56]. Tác giả Ngô Tự Lập có ý kiến rằng: “Kỳ ảo, đó chính là mê lộ nghệ thuật cũng như trong lĩnh vực nghệ thuật khác, nó xuất hiện ở mọi nơi khi trật tự đã trở nên vừa bó buộc vừa đáng ghét vừa đáng sợ và tính hợp lý của trật tự ấy bị đặt thành câu hỏi. Tuy nhiên những thiết chế văn minh càng chặt chẽ, càng ráo riết thì sự xuất hiện của nó càng kịch tính như những gì chúng ta chứng kiến ở phương Tây” [30;10]. Nhìn chung, những tài liệu nghiên cứu về văn học kỳ ảo đã dần dần làm sáng rõ quan niệm: 1. Yếu tố kỳ ảo trong văn học thuộc phạm trù tư duy nghệ thuật, là sản phẩm trí tưởng tượng của người nghệ sĩ. Nó phản ánh trình độ hư cấu nghệ thuật ở mức độ cao. Yếu tố kỳ ảo có thể xuất hiện ở nhiều phương diện trong 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- thế giới nghệ thuật của nhà văn từ chất liệu phản ánh, phương thức phản ánh đến tầng lớp ý nghĩa, từ đó tạo nên hiệu ứng tiếp nhận ở người đọc. 2. Yếu tố kỳ ảo là phương tiện nghệ thuật để nhà văn bộc lộ quan niệm về đời sống, về con người. 3. Những biểu hiện chủ yếu của yếu tố kỳ ảo trong văn học là: không gian, thời gian chứa đựng các yếu tố siêu nhiên; nhân vật kì dị, biến hóa, giấc mơ... Quan niệm đó là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu quá trình nghiên cứu của những người đi trước về yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và tiếp tục đi sâu hơn vào vấn đề này. * Tình hình nghiên cứu về cái kỳ ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng: Trong số những tài liệu nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương đã trình bày có một số bài viết trực tiếp đề cập đến yếu tố kỳ ảo, đó là: Hoàng Thị Quỳnh Nga với “Dấu ấn của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương”; Đoàn Minh Tâm với “Những đặc trưng của bút pháp hiện thực huyền ảo trong Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương”; Nguyễn Chí Hoan với bài viết “Cấp độ hiện thực và sự hão huyền của ý thức trong Thoạt kỳ thuỷ”; Đoàn Cầm Thi với “Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên”... Tác giả Hoàng Thị Quỳnh Nga đã chỉ ra hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương ở hiện thực lai ghép: thành thị - nông thôn, yếu tố thực - ảo. Nhân vật của Nguyễn Bình Phương được gọi tên là “nhân vật tàn khuyết về tâm lý”, bao gồm nhân vật mắc bệnh và nhân vật chịu ám ảnh. Trong các báo cáo khoa học về “Lời câm của nhân vật Tính trong Thoạt kỳ thuỷ”,“Dấu ấn của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong Người đi vắng”, tác giả đã chỉ ra những sáng tạo riêng của Nguyễn Bình Phương 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- trong việc sáng tạo ra một thế giới nhân vật chịu nhiều ám ảnh; một thứ ngôn ngữ đặc biệt của giấc mơ, ngôn ngữ lời câm chắp dính, phi lôgic. Thụy Khuê trong bài viết “Thế tĩnh toạ trong tiểu thuyết Ngồi của Nguyễn Bình Phương” đã đề cập tới nhận thức bên trong của nhân vật dựa vào triết học hiện sinh: “trái với quy ước xác định và chỉ định, tiểu thuyết Ngồi dựa trên sự bất định trong một không gian ảo: đó là không gian suy tưởng của kẻ ngồi thiền. Bất định và sắc không trở thành yếu tố chính trong tác phẩm... cho nên tất cả đều có thể thật mà có thể giả, có thể chỉ là một giấc mộng”. Đoàn Minh Tâm (Văn nghệ Trẻ ngày 14/1/2007) khái quát “Những đặc trưng của bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyết Ngồi” ở ba dạng: bút pháp huyền ảo phi lý của Kafka, bút pháp huyền ảo siêu nhiên và huyền ảo tâm lý. Qua đó thấy được những ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đậm nét trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương nói riêng và trong sáng tác văn chương nói chung. Báo cáo khoa học của Đặng Thị Lan Anh đã trình bày kết quả nghiên cứu cái vô thức trong phân tâm học và cái vô thức trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thuỷ: “để cái kỳ ảo xuất hiện ồ ạt giữa cõi thực sẽ sa vào vụn vặt, cấu trúc sẽ mất đi tính mạch lạc”. Nguyễn Chí Hoan trong bài viết “Cấp độ hiện thực và sự hão huyền của ý thức trong Thoạt kỳ thuỷ” đã khẳng định “Nguyễn Bình Phương là nhà văn Việt Nam đã đẩy cuộc thăm dò vô thức đi xa nhất” [28]. Đoàn Cầm Thi trong “Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên đã đưa ra nhận định: “Với Thoạt kỳ thuỷ, chúng ta đọc lại Hàn Mặc Tử qua con mắt khác. Nhưng giá trị của nó còn cao hơn thế: Tôi tin rằng thử nghiệm mới này của Nguyễn Bình Phương, như mọi tác phẩm nghệ thuật đích thực, sẽ góp phần biến đổi thẩm mỹ người đọc đương thời. Bằng ngôn ngữ người điên” [46]. Những bài nghiên cứu trên các khía cạnh kỳ ảo tạo nên những điểm khác lạ trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xung quanh những ý kiến về cái kỳ ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương có những mức độ đánh giá, tiếp nhận khác nhau. Lời khẳng định, khích lệ nhiều; song lời “phê” hàm ý nhắc nhở, thậm chí cả “phủ định sạch trơn” không phải là không có. Nguyễn Hoà với bài viết “Một cách lý giải về thực trạng tiểu thuyết Việt Nam đương đại” cho rằng những cố gắng cách tân của một số tác giả trong đó có Nguyễn Bình Phương “chưa thật sự tạo nên những đột biến trong tư duy thể loại... và môtíp nhân vật bị chi phối bởi trạng thái bệnh lý tâm thần, điên trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương có thể cung cấp một cái nhìn bất thường về cuộc sống và con người, nhưng sự trở đi trở lại của môtíp này dường như đang đẩy tác giả tới nguy cơ đơn điệu nhàm chán” [39;209]. Ý kiến của nhà văn khác theo Phùng Văn Khai ghi lại trong “Tản mạn Nguyễn Bình Phương”: “Phương thiếu đời sống thực tế nên luôn luôn trốn trong tháp ngà mờ mờ sương khói do chính mình tạo ra” [31;86]. Những nhận xét đó có nhưng không nhiều. Nhìn chung, hầu hết những người nghiên cứu Nguyễn Bình Phương đều khẳng định đóng góp của nhà văn vào sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại về các phương diện: cấu trúc, nhân vật, ngôn ngữ và sử dụng yếu tố kỳ ảo... Tuy nhiên, chưa có ai nghiên cứu một cách hệ thống về những yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Vì thế cần có một đề tài khoa học có tính hệ thống, toàn diện hơn về vấn đề này. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1.Năm cuốn tiểu thuyết có nhiều yếu tố kỳ ảo của Nguyễn Bình Phương: - Những đứa trẻ chết già (Nxb Văn học, 1994) - Người đi vắng (Nxb Văn học, 1999) - Trí nhớ suy tàn (Nxb Thanh niên, 2000) - Thoạt kỳ thuỷ (Nxb Hội nhà văn, 2004) - Ngồi (Nxb Đà Nẵng, 2006) 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3.2. Một số các tác phẩm khác có yếu tố kỳ ảo để so sánh, đối chiếu. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu thi pháp học: Vận dụng lí thuyết thi pháp về không gian, thời gian, nghệ thuật và thi pháp nhân vật để làm sáng tỏ yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. 4.2. Phƣơng pháp hệ thống: Nghiên cứu yếu tố kỳ ảo trong mối quan hệ hệ thống với các phương diện khác trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương. 4.3. Phƣơng pháp thống kê, khảo sát: Nhằm nhận biết những tín hiệu “kỳ ảo” của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương làm cơ sở để hệ thống hoá thành những luận điểm khoa học của vấn đề. 4.4. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Làm rõ đặc điểm và giá trị nghệ thuật của các yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, đối chiếu so sánh với các đối tượng văn học khác để thấy được nét mới mẻ, độc đáo của nhà văn. 5. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN VĂN 5.1. Xuất phát từ những vấn đề lý thuyết cơ bản về cái kỳ ảo trong văn học, luận văn sẽ khảo sát, phân tích và miêu tả các dạng thức biểu hiện của yếu tố kỳ ảo, khám phá giá trị của yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. 5.2. Tìm ra phương thức tiếp cận những yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nói riêng và trong tiểu thuyết đương đại nói chung. 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 6.1. Có được những kết luận khoa học về yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, tiếp tục mở rộng con đường đi vào thế giới nghệ thuật của tác giả. 6.2. Góp phần giải mã các yếu tố kỳ ảo trong văn học và cách tiếp cận văn học kỳ ảo. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6.3. Đóng góp một tài liệu học tập, nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương và văn học Việt Nam đương đại... 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Phần nội dung được triển khai trong 3 chương: Chương 1: Không gian và thời gian kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Chương 2: Nhân vật kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Chương 3: Phương thức tạo dựng các yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- NỘI DUNG Chƣơng 1 KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG 1.1. Không gian kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng Trong sáng tác văn học, không gian nghệ thuật là “một phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởng thẩm mĩ” [44;72]. Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật nào cũng có không gian nghệ thuật của nó. Không gian nghệ thuật tồn tại dưới các dạng: hiện thực, siêu thực. Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương chứa đựng nhiều yếu tố kỳ ảo tạo nên không gian của chiều sâu tâm tưởng, không gian của cõi âm, không gian của núi rừng hoang vu - nơi mà cảm nhận về cuộc sống cứ chập chờn đan cài giữa âm và dương, hư và thực; và những linh cảm, điềm báo cứ quẩn quanh bủa vây con người. Không gian kỳ ảo xâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống và tâm hồn nhân vật. Đó có thể là không gian ở cõi trần với vô vàn cái kỳ lạ, không gian cõi âm, không gian trong cõi vô thức, không gian tâm linh của con người như không gian địa phủ, âm giới trong Những đứa trẻ chết già; không gian cõi tâm linh, vô thức của những nhân vật trí thức trong Trí nhớ suy tàn và Ngồi. 1. 1.1. Không gian mang màu sắc địa phủ, âm giới Đó là những khung cảnh âm u, gợi không khí chết chóc hoang lạnh. Trong Những đứa trẻ chết già, không gian mang màu sắc âm giới hiện hình với những âm thanh lạ, với bóng ma, ánh sáng... mang đặc điểm riêng của cõi âm ti, địa phủ. Không gian của cõi âm có khi ám ảnh cõi trần bởi những tiếng vọng âm u từ dưới lòng đất. Nơi gốc si vào những đêm trăng “vợ 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ông Bồi què đi ăn giỗ ở nhà họ hàng làng bên cạnh về, qua chỗ cây si bà ta nghe thấy tiếng người, chính xác hơn là tiếng đàn ông kêu thầm thì ở đó” [3;199]. Rồi những âm thanh đó lại tự nhiên biến đi “Ngọn Rùng đen thẫm in trên nền trời. Khói hương bốc ngùn ngụt. Ngay cả tiếng thầm thào ở gốc si cũng biến mất như kẻ tuân theo một mệnh lệnh nghiêm khắc” [3;59]. Có khi kỳ lạ hơn là những cái chết từ bao nhiêu năm tự nhiên trôi về. Sau khi cái xác của ông Trạch – một người làng chết mất xác ở chiến trường bao nhiêu năm nay tự dưng xuất hiện dưới gốc si thì có hàng loạt những cái xác của dân làng chết nơi đất khách quê người cũng tự tìm về. “Rồi mọi thứ cũng trở nên thường tình đến mức thành lệ. Hễ gia đình nhà ai có người chết ở nơi xa, cứ ra chỗ gốc si thế nào cũng thấy xác” [3;202]. Những hồn ma, xác chết hiện hình trở về khiến cuộc sống làng Phan trở nên u ám, hoang lạnh như cõi âm. Trong tác phẩm còn có khung cảnh bãi tha ma với “những vì sao đột nhiên rùng mình”, “một vì sao mé Tây phình to rồi lao vút xuống”, “đám cỏ úa vàng cứ run rẩy, dãy dụa” và những ngôi mộ tự nhiên phát sáng, tiếng khóc ai oán vọng lên, những vết chân thú tự nhiên ứa máu, hình ảnh con Nghê hiện về trong dáng hình kỳ lạ... Không gian cõi âm còn hiện lên qua hình ảnh chiếc xe trâu lọc cọc nặng nề đi trong hoàng hôn rề rà mệt mỏi; không điểm xuất phát, không điểm dừng lại. Nó cứ đi, đi mãi trong cõi vô tận, chở theo bao nhiêu điều bí ẩn, rùng rợn: “Không khí ảm đạm và lưu cữu. Hoàng hôn trung du bao giờ cũng rề rà, mệt mỏi. Những quả đồi chầm chậm lùi lại, chầm chậm xuất hiện. Đôi chỗ, chè hoang mọc xanh lên tận chóp đồi. Hương chè nhả ra, đặc chát” [3;18], “người âm dường như đang di chuyển, họ thấy những quả đồi chầm chậm lùi lại... như thế chết vẫn tiếp tục sống một đời sống không có âm thanh, hay âm thanh trong cõi trần, người trần không nghe thấy được” [3;40]. Chiếc xe trâu kỳ lạ đó là cách để trí tưởng tượng của nhà văn “du linh” vào quá khứ đã tàn để có thể khám phá bí mật của con người từ thời nguyên thuỷ. 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Theo quan niệm của người Việt Nam xưa, thế giới của người âm gián cách trên bàn thờ, trong cây đa, cây đề, trong núi Voi, hang ông Tạ... Cõi địa phủ ấy, cất giấu linh hồn của tạo vật để tạo ra những “điềm” báo về cõi dương gian mà theo kinh nghiệm dân gian sẽ biết đó là điềm gở hay điềm lành. Từ đó, con người có những cách giải điềm, giải hạn khác nhau. Trong những Những đứa trẻ chết già, cũng có những điềm gở nhân vật nhận biết từ không gian âm giới. Trong tiểu thuyết Người đi vắng có không gian của bãi tha ma với những âm thanh ghê rợn cùng với ánh sáng đom đóm ma quái và những đốm lân tinh xanh lét. Người ta cảm thấy: “Hình như có những âm thanh lạ vọng ra từ bãi tha ma, tiếng rì rầm hổn hển lúc dâng lên hạ xuống khi ùa đến gần rồi lùi xa chập chờn mê hoặc... Đom đóm tự nhiên dạt ra, tán loạn, hốt hoảng”. Nơi ấy đêm đêm còn có tiếng rì rầm chuyện trò của các hồn ma, kể về cuộc đời, số phận của mình với bao nỗi niềm oan trái, bao ám ảnh tàn khốc: “Tiếng thét lại cất lên từ bãi tha ma thê lương, tuyệt vọng giữa cơn mưa thốc tháo”. Hay khung cảnh ma quái rợn ngợp như trò chơi ú tim đầy bí ẩn: “những tiếng thều thào cất lên cùng tiếng gõ cành cạch vào cửa kính”. Nhạc điệu của âm giới là những âm thanh: kình kịch, rì rầm, hổn hển, chập chờn, sột soạt, thều thào, cành cạnh...; những âm thanh nhỏ, yếu, mơ hồ, không rõ nét làm nên “tiếng vọng nghe âm u” tự cõi âm vọng về. Âm thanh xuất hiện mỗi lúc với mỗi âm điệu, sắc nhịp riêng, khi xa khi gần, khi đau thương ai oán, lúc não nùng man dại...; như lời yêu thương vụng trộm, như tiếng kêu oan, như lời đe dọa ác độc... tất cả xô bồ hiện về giữa cõi trần gợi ám ảnh ghê rợn. Trong những âm thanh ma quái vọng lên từ tiểu thuyết Người đi vắng, lời người cõi âm xuất hiện nhiều nhất, với những giọng điệu khác nhau: lúc thì thầm ai oán, khi dậm dọa thách thức, khi oan trái tức tưởi hoặc âu yếm nhẹ 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- nhàng... Lời cõi âm vọng lên cả ban ngày lẫn ban đêm, trong không gian ảo – thực, trong tiềm thức, trong vô thức. Bảng khảo sát sau cho thấy các dạng biểu hiện của lời người cõi âm đã biến thành hồn ma trong tác phẩm. Bảng 1.1. Khảo sát lời người cõi âm trong tiểu thuyết Người đi vắng Chủ thể Thời gian (lời người cõi Nội dung Giọng điệu xuất hiện âm) Kêu than mình bị oan và mình không giết người. Kể lể, than Một thanh niên Nằm mơ và đã bóp cổ một Đêm vãn, kêu ca người đàn ông trong khi ông ta bị sốt cao Luôn trở về gọi “Thắng ơi” Chết vì bị Thắng bắn oan vào Đêm, trong Họa sĩ – đồng Day dứt, trán. giấc ngủ đội của Thắng trăn trở Mơ được vẽ nốt bức chân dung của Thắng) về 40 khuôn mặt Kể chuyện lớp học có cô giáo dạy môn sinh học với giờ thực 2h đêm bãi Buồn, đau Nam – học hành mổ ếch. tha ma Linh xót và tiếc sinh cấp 3 Thuật lại tỉ mỉ cái chết của Nham nuối mình do tai nạn ô tô ở cổng trường khi tan học Ru em ngủ bằng những câu Nhẹ nhàng Đứa trẻ mô côi chuyện kể về mẹ, về ông thiến (Ngôi mả) đầy yêu lợn (chính là bố chúng) thương 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez
170 p | 247 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố huyền ảo trong truyện, ký Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX (khảo sát qua: Tang thương ngẫu lục - Lan trì kiến văn lục và Truyền kỳ tân phả)
154 p | 130 | 31
-
Luận văn: Bút pháp kỳ ảo trong Trăng non của Stephenie Meyer
59 p | 128 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945
116 p | 109 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
128 p | 145 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ người Việt
65 p | 77 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới vật trong “Phế đô” của giả Bình Ao
125 p | 93 | 16
-
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu yếu tố kì ảo qua cách sử dụng từ điệp âm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
67 p | 137 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều
116 p | 98 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Yếu tố kỳ ảo trong Chiếc áo khoác của Gogol và Miếng da lừa của Balzac
84 p | 18 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Mô hình 3d và một số kỹ thuật mô hình hóa 3D trong mô phỏng
71 p | 52 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc dưới góc nhìn so sánh
187 p | 58 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái
111 p | 31 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
102 p | 22 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lý luận văn học: Văn hóa Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái
11 p | 99 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ
114 p | 49 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Yếu tố kỳ ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo (qua tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện ngắn những Truyện không nên đọc lúc nửa đêm)
121 p | 25 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn