intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

106
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cấu trúc của luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương 1 - Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều với dòng chảy của yếu tố kỳ ảo trong văn học Việt Nam đương đại; Chương 2 - Thế giới hình tượng kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều; Chương 3 - Nghệ thuật xây dựng các yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ––––––––––––––––––– HOÀNG THỊ THÁI YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ––––––––––––––––––– HOÀNG THỊ THÁI YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THANH NGÂN THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Tác giả luận văn Hoàng Thị Thái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí - Truyền thông và Văn học,Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn - TS Nguyễn Thị Thanh Ngân đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luậnvăn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Tác giả luận văn Hoàng Thị Thái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu .............................................................. 13 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 13 5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 14 6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 14 7. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 14 Chương 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU VỚI DÒNG CHẢY CỦA YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI.................................................................................................................. 16 1.1. Khái niệm kì ảo và văn học có yếu tố kì ảo ............................................. 16 1.1.1. Khái niệm kì ảo ..................................................................................... 16 1.1.2. Yếu tố kỳ ảo trong văn học ................................................................... 19 1.2. Nguyễn Quang Thiều và khuynh hướng văn học đương đại có yếu tố kỳ ảo ở Việt Nam ...................................................................................................... 24 1.2.1. Khuynh hướng văn học đương đại có yếu tố kỳ ảo ở Việt Nam .......... 24 1.2.2. Nguyễn Quang Thiều và các truyện ngắn có yếu tố kỳ ảo ................... 26 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 31 Chương 2: THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG KỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU.......................................................................... 33 2.1. Thế giới nhân vật kì ảo ............................................................................. 33 2.1.1. Thế giới hồn ma hiển hiện .................................................................... 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 2.1.2. Thế giới thần thánh hiển linh ................................................................ 45 2.1.3. Thế giới người có khả năng đặc biệt ..................................................... 50 2.2. Không gian kì ảo ...................................................................................... 59 2.2.1. Quãng sông nước bí hiểm ..................................................................... 59 2.2.2. Khu vườn ruộng hoang vu..................................................................................63 2.2.3. Vùng rừng núi thâm trầm ...................................................................... 65 2.3. Thời gian kì ảo ......................................................................................... 67 2.3.1. Thời gian tâm tưởng .............................................................................. 68 2.3.2. Thời gian huyền thoại ........................................................................... 70 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 72 Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CÁC YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU ........................................... 73 3.1. NT xây dựng cốt truyện kỳ ảo.................................................................. 72 3.1.1. Tình huống kì ảo ................................................................................... 77 3.1.2. Kết cấu lồng ghép.................................................................................. 73 3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu ........................................................................... 81 3.2.1. Ngôn ngữ ............................................................................................... 81 3.2.2. Giọng điệu ............................................................................................. 84 3.3. Xây dựng môtip trần thuật ....................................................................... 89 3.3.1. Môtíp giấc mơ ....................................................................................... 90 3.3.2. Môtíp người chết báo oán ..................................................................... 93 3.3.3. Môtíp ở hiền gặp lành ........................................................................... 95 Tiểu kết chương 3............................................................................................ 97 KẾT LUẬN .................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kỳ ảo là một thủ pháp hiệu quả và độc đáo của văn xuôi, đã được áp dụng từ lâu đời để gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả. Thông qua yếu tố kỳ ảo, nhà văn thể hiện cái nhìn về hiện thực, đồng thời bộc lộ những quan điểm mới mẻ về thế sự, nhân sinh. Lý luận về văn học kỳ ảo và yếu tố kỳ ảo trong văn học đã được xây dựng từ thập niên 80 của thế kỷ trước và ngày càng được quan tâm rộng rãi, sâu sắc. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm của một nhà văn cụ thể vừa đóng góp vào việc xây dựng hệ thống lý luận này, vừa góp phần khắc họa rõ nét diện mạo văn học hiện đại Việt Nam đương đại. Nguyễn Quang Thiều là cây bút đa tài và sung sức, xuất hiện thường xuyên trên văn đàn, báo chí. Từ thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, chân dung văn học, ở “cuộc chơi” nào Nguyễn Quang Thiều cũng định vị được cho mình một cá tính riêng, độc đáo. Với quan niệm “Hãy sống, hãy mơ ước và sáng tạo không ngưng nghỉ trong im lặng nếu không có lý do để than thở. Khi nhà văn sống đến từng nào thì họ sẽ viết đến từng đó”, ông đã đóng góp cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm có giá trị. Những giải thưởng cao quý trong sự nghiệp văn chương của ông: hơn 20 giải thưởng văn học trong nước và quốc tế, trong đó có giải của Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ Sự mất ngủ của lửa (1993); Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật với các tác phẩm: “Sự mất ngủ của lửa” (1992), “Những người đàn bà gánh nước sông” (1995) và “Mùa hoa cả bên sông” (1989) năm 2017... và tháng 9/2018 là giải thưởng văn học quốc tế Hàn Quốc Changwon đã khẳng định vị trí của Nguyễn Quang Thiều trong nền văn học Việt Nam đương đại nói riêng, văn học Việt Nam nói chung. Nguyễn Quang Thiều từng dành nhiều giải thưởng về thơ, song bên cạnh đó ông cũng ghi dấu ấn đậm nét về tiểu luận, dịch thuật và góp phần quan trọng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. 2 quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới, trong đó phải kể đến đóng góp trong lĩnh vực truyện ngắn, đúng như nhận định của nhà biên tập cuốn Mùa hoa cải bên sông: “Nguyễn Quang Thiều là một cây bút truyện ngắn tài hoa ...Văn chương và con người anh như một thứ rượu để lâu, uống vào rất dễ say” (Dẫn theo [18, tr 19]). Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi xin đi sâu nghiên cứu yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều - một yếu tố có vai trò quan trọng, làm nổi bật phong cách riêng của nhà văn. Từ đó giúp người đọc khám phá thêm lối đi riêng về nghệ thuật viết truyện ngắn, đồng thời cảm nhận được chiều sâu nhân văn và triết lý được ẩn chứa đằng sau mỗi câu chuyện kể của ông. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Về yếu tố kỳ ảo trong văn học Cội nguồn của yếu tố kỳ ảo trong văn học có từ sáng tác dân gian, nhưng việc nghiên cứu những sáng tác thuộc về văn học kỳ ảo và những sáng tác có yếu tố kỳ ảo chỉ bắt đầu được quan tâm ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ XX. Một trong những bài viết đầu tiên về văn học kỳ ảo được công bố ở Việt Nam là bài viết “Huyễn tưởng văn học - một hình thái nhận thức thẩm mỹ” của Nguyễn Văn Dân. Ông cho rằng: "Văn học huyễn tưởng là những truyện hay tiểu thuyết viết về cái lạ lùng, cái li kì, gây hồi hộp và có sức hấp dẫn cao...Ở huyễn tưởng thì cái hư bao giờ cũng xen lẫn cái thực. Hai cái đó ràng buộc nhau, kết hợp với nhau và có khi chuyển hóa lẫn nhau" [7, tr 7]. Từ đây, nhà nghiên cứu đã đi đến nhận định: huyễn tưởng là một hình thái nhận thức thẩm mĩ dùng thủ pháp kết hợp hư thực để thể hiện tư tưởng tác giả. Tuy ông dùng khái niệm “huyễn tưởng” (không dùng khái niệm “kì ảo”) nhưng đây là bài viết sớm nghiên cứu về yếu tố kì ảo và văn học kì ảo ở nước ta. Cùng tiếp cận cái kì ảo ở phương diện thủ pháp nghệ thuật như tác giả Nguyễn Văn Dân, nhà nghiên cứu Nguyễn Trường Lịch có nhận xét như sau: "Cái kì ảo là một trong những yếu tố góp phần làm phong phú thêm cách Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. 3 tiếp cận hiện thực ... Đối với nhà văn, huyền thoại không tồn tại tự nó, họ dùng chúng như những hình tượng hoang đường để khắc họa quan niệm của con người về cái thế giời mà nhà văn mô tả chứ không phải để giải thích những hiện tượng nào đó cũng như diễn biến của chúng” [28, tr 16]. Như vậy, theo tác giả, kì ảo là một phương tiện nghệ thuật giúp nhà văn tiếp cận hiện thực để bày tỏ quan điểm về thế giới. Đây là một nhận xét quan trọng cho tác giả luận văn khi tìm hiểu về yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều. Trong bài nghiên cứu “Dư ba của truyện truyền kỳ, chí dị trong truyện Việt Nam hiện đại”, tác giả Vũ Thanh đã chỉ ra rằng: “Các tác phẩm truyền kỳ đời mới cũng mang một đặc trưng lớn của thể loại truyền kỳ cổ điển: phần lớn cốt truyện đều xuất phát từ các truyền thuyết và chuyện kể dân gian, trong đó, yếu tố thần kỳ là một đặc trưng quan trọng”[47, tr 17]. Hay khi xem xét: "Những biến đổi của yếu tố kì và thực trong truyện ngắn truyền kì Việt Nam" tác giả cũng đưa ra ý kiến: "Trong truyện truyền kì các tác giả sử dụng yếu tố kì không phải chỉ với chức năng là vỏ bọc, che đậy dụng ý sâu xa của nhà văn mà còn với tư cách là một bút pháp nghệ thuật mang tính đặc trưng của thể loại. Các tác giả phản ánh hiện thực qua cái kì lạ" [47, tr 17]. Như vậy tác giả Vũ Thanh cũng đồng quan điểm với Nguyễn Trường Lịch khi nhìn nhận yếu tố kì ảo với tư cách là một phương thức nghệ thuật. Trong chuyên luận "Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac", PGS. TS Lê Nguyên Cẩn cũng đã xem "Cái kì ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật, nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác biệt, phi thường, độc đáo... Nó có mặt trong văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại. Nó tồn tại trên trục thực - ảo, và tồn tại độc lập, không hòa tan vào các dạng thức của trí tưởng tượng" [6, tr 12]. Nhận định này đã cho thấy tính chất độc đáo và tính chất tồn tại phổ biến của yếu tố kỳ ảo, một gợi ý quý báu cho việc nghiên cứu yếu tố kì ảo và văn học kì ảo của nước ta. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. 4 Trong bài viết Cái kì ảo và văn học huyễn ảo đăng trên Tạp chí nghiên cứu Văn học số 8 năm 2006. Tác giả Lê Huy Bắc đã dùng khái niệm “huyễn ảo” (còn gọi là “huyễn tưởng”) để chỉ chung những tác phẩm văn học chứa đựng những yếu tố mà con người chúng ta không thể lí giải được bằng tư duy logic thông thường. Trong những tác phẩm đó, tồn tại cả hai yếu tố “thực” và “ảo” nhưng yếu tố “ảo” trở thành đối tượng chính của nội dung và nghệ thuật. Từ đây ông nhấn mạnh: “thế giới của văn học huyễn ảo là thế giới của trí tưởng tượng, nơi sự khác lạ, hoang đường, thần diệu luôn ngự trị. Có lúc nó giúp người đọc bình tâm, tự tại; có lúc nó khiến họ hoang mang, khiếp đảm và có lúc khiến họ hoài nghi, bối rối” [5, tr 37]. Đó là nhận định mới mẻ, sâu sắc về văn học kỳ ảo, là gợi ý quan trọng cho việc tìm hiểu yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều. Bàn “Về khái niệm cái kì ảo và văn học kì ảo trong nghiên cứu văn học”, Lê Nguyên Long cũng nhận định: “Cái kì ảo không chỉ đơn thuần là cái siêu nhiên, cái không thể xảy ra; cái siêu nhiên, cái không thể xảy ra ấy muốn trở thành cái kì ảo thì phải có tác dụng tạo ra hiệu ứng hoang mang cho những người nào đối diện với nó” [26, tr 7]. Theo ông “Ở truyện kì ảo, khép sách lại, độc giả không thôi băn khoăn, hoang mang, chính bởi trong quá trình đọc, độc giả luôn bị ràng buộc và liên hệ thường xuyên các sự kiện siêu nhiên với tính hiện thực” [26, tr 9]. Và cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác, ông cho rằng “Ở những câu chuyện đó, thế giới ma quái hư ảo được tạo ra không hoàn toàn nhằm mục đích cuối cùng là hiệu ứng hoang mang trước sự rạn nứt của hiện thực mà chủ yếu chỉ là phương tiện để chuyển tải tư tưởng, bài học nhân sinh, đạo lí của cuộc đời” [26, tr 9]. Nhà nghiên cứu Lã Nguyên đã có bài tổng thuật sâu sắc về văn học kỳ ảo trên thế giới với những đặc trưng thi pháp quan trọng của loại hình tác phẩm trong bài viết “Văn học kì ảo: nhìn từ hệ hình thế giới quan”. Tác giả đã đặt các vấn đề như: Tuổi thọ của văn học kì ảo là tuổi thọ của văn học; Cơ sở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. 5 nghiên cứu loại hình văn học kì ảo là hệ hình thế giới quan; Kiểu tư duy hiện thực và các dạng cấu trúc của văn học kì ảo [35]. Bài viết đã thể hiện cái nhìn bao quát về văn học kì ảo trong tiến trình lịch sử phát triển của nó. Trên cơ sở khảo cứu những tác phẩm tiêu biểu trên chặng đường phát triển của cái kỳ ảo trong truyện và tiểu thuyết Việt Nam, Đặng Anh Đào đã đưa ra nhận định: “Cái kỳ ảo ở truyện Việt Nam hướng về cái thần diệu, siêu nhiên của truyện dân gian... Ở nhiều truyện, nó không thể chỉ được coi là bút pháp. Bởi mỗi chi tiết kì ảo đã là một đơn vị ngữ nghĩa tạo ra phản ứng đặc trưng của nhân vật lan tỏa tới người đọc cảm giác mơ hồ, bất định trước sự đột nhập của một hiện tượng siêu nhiên” [10, tr 22-23]. Bài viết đã tập trung, chú trọng đến vai trò của yếu tố kì ảo trong truyện và tiểu thuyết Việt Nam tiêu biểu. Thông qua việc liên hệ, so sánh với “truyện không kì ảo”, Đặng Anh Đào đã nêu ra những nhận xét, đánh giá sâu sắc về vấn đề này, góp phần giúp người đọc hiểu rõ hơn về văn học kì ảo nước ta. Ở bài viết “Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại sau năm 1975” - Phùng Hữu Hải đã tìm hiểu yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 ở hai bình diện “vi mô” và “vĩ mô”. Tác giả cho rằng “Ở tầm vĩ mô, yếu tố kỳ ảo thể hiện một quan niệm mới của nhà văn về thế giới, là sự mở rộng và chiếm lĩnh hiện thực hết sức sinh động. Ở tầm vi mô, yếu tố kỳ ảo chính là các hình thức nghệ thuật cụ thể như: đối thoại tâm linh, giấc mơ, cổ tích hóa… Yếu tố kỳ ảo là một hình thức đắc dụng giúp nhà văn đi sâu khám phá thế giới tinh thần hết sức trừu tượng khó nắm bắt của con người, để từ đó “thấu” con người ở phần nhân tính, mơ hồ và huyền diệu ấy” (Dẫn theo [24, tr 10]. Từ đó, tác giả bài viết chỉ ra yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn này vừa mang nét chung của cái kì ảo phương Đông, vừa mang nét riêng của bầu không khí thời đại. Cũng khảo cứu yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975, Phạm Thị Thanh Nga trong bài viết “Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam sau Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 6 1975” lại tập trung trình bày mối quan hệ giữa yếu tố kì ảo với tình huống truyện. Tác giả chỉ ra ba loại tình huống tiêu biểu trong các truyện có yếu tố kì ảo: Tình huống kì lạ, ma quái; tình huống mang tính chất ngẫu nhiên, đột biến và tình huống căng thẳng, kịch tính. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra kết luận: “trong các truyện ngắn, cái kì ảo đóng vai trò như một tình huống quan trọng đối với sự chuyển biến của cốt truyện. Nó gắn kết các nhân vật cùng tham gia một sự kiện, biến cố có ý nghĩa nào đó, góp phần bộc lộ quan hệ và tính cách nhân vật hoặc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm” (Dẫn theo [24, tr 10]. Đi tìm nguyên nhân “Sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam”, tác giả Bùi Thanh Truyền cho rằng: từ những thay đổi trong đời sống xã hội - văn học, những đổi thay trong giao lưu văn học, từ sự mở rộng quan niệm về hiện thực và đối tượng phản ánh của văn học, từ sự mở rộng quan niệm về phương pháp sáng tác tiếp cận hiện thực và xuất phát từ truyền thống văn hóa, văn học dân tộc là những lý do khiến yếu tố kì ảo hồi sinh trở lại trong văn xuôi Việt Nam đương đại [60]. Trong bài nghiên cứu “Cái kì ảo - một phương tiện hữu hiệu trong việc thể hiện đời sống tâm linh, vô thức của con người trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975”, tác giả Nguyễn Thị Hải Phương đã chỉ ra các dạng thức biểu hiện của yếu tố kì ảo trong tác phẩm văn học như: Yếu tố kì ảo thể hiện ở những lời nói, hành động kì lạ của nhân vật; yếu tố kì ảo thể hiện qua sự hiện hồn của người chết, hay như yếu tố kì ảo thể hiện ở hình thức hóa thân của nhân vật (Dẫn theo [24, tr 11]). Công trình nghiên cứu “Yếu tố huyền ảo trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau năm 1975” của Hoàng Thị Văn đã nêu lên những dạng thức biểu hiện, đặc điểm và hiệu ứng thẩm mỹ của yếu tố huyền ảo trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau năm 1975, đồng thời chỉ ra vai trò của yếu tố huyền ảo trong tổ chức tác phẩm văn học, hiệu quả nghệ thuật của yếu tố huyền ảo trong việc biểu đạt ý đồ nghệ thuật của nhà văn [63]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 7 Ngoài ra, có thể đến kể đến những luận văn thạc sĩ nghiên cứu yếu tố kì ảo của những tác giả cụ thể như: “Truyện kỳ ảo hiện đại - dư ba của truyện truyền kỳ truyền thống” của Bùi Thị Thiên Thai; “Truyện ngắn kỳ ảo Việt Nam thế kỷ XX” của Trần Thế Mạnh; “Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác Nguyễn Tuân” của Nguyễn Thị Thanh Vân; “Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” của Nguyễn Thị Ngọc Anh; “Yếu tố kì ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo qua tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện ngắn Những chuyện không nên đọc lúc nửa đêm” của Cao Thị Thu Hoài... Từ những khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy: các nhà nghiên cứu đã khảo cứu và nhìn nhận yếu tố kì ảo trong văn học ở nhiều khía cạnh, đồng thời đã chỉ ra vai trò và hiệu ứng thẩm mỹ của nó trong những phạm vi nghiên cứu nhất định. Mặc dù chưa thật hoàn toàn thống nhất, song tựu trung các ý kiến đều khẳng định vị trí, vai trò của cái kì ảo; phần nào giúp người nghiên cứu có cái nhìn khái quát thế nào là kì ảo và phương thức thể hiện của yếu tố kì ảo trong văn học. Đó là những đóng góp ban đầu nhưng vô cùng ý nghĩa, giúp chúng ta có thể nhận ra được những tín hiệu lạc quan cho việc nghiên cứu khuynh hướng văn học có yếu tố kì ảo ở Việt Nam đương đại nói chung cũng như đi sâu nghiên cứu yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nói riêng. 2.2. Về văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều 2.2.1. Về đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều từ khi ra đời đã tạo được nhiều ấn tượng, dư vang trong lòng bạn đọc nói chung và nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình nói riêng. Khi nghiên cứu “Các kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay”, Lê Thị Hường cũng đã khảo sát và đánh giá kết thúc của truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông của Nguyễn Quang Thiều:“cách kết thúc của Nguyễn Quang Thiều tiêu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 8 biểu cho kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay và là mô hình kết thúc phổ biến” (Dẫn theo [18, tr 5]. Trong bài “Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975” nhà nghiên cứu Nguyễn Bích Thu cũng khẳng định “Nguyễn Quang Thiều cùng với nhiều nhà văn khác như Tạ Duy Anh, Y Ban, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Thị Thu Huệ… đã tạo nên một diện mạo mới cho truyện ngắn thời kì đổi mới” (Dẫn theo [18, tr 5]. Học giả Nguyễn Khắc Viện cũng đã đọc và phân tích rất kỹ truyện ngắn “Gió dại” trong tập truyện “Người đàn bà tóc trắng” của Nguyễn Quang Thiều và ông đưa ra kết luận: “Chỉ qua một truyện ngắn mà tác giả đã nêu lên bao nhiêu vấn đề tâm lý đi sâu vào những manh mối thầm kín nhất của tâm tư con người. Nguyễn Quang Thiều quả là nhà tâm lý học xuất sắc (Dẫn theo [18, tr 8]. Trong bài Ra mắt tuyển thơ Nguyễn Quang Thiều in trong Tác phẩm và dư luận ngày 26 - 1 - 2011, tác giả Hoài Khánh đã khẳng định:“Nguyễn Quang Thiều không chỉ là nhà thơ tiên phong với trào lưu hiện đại mà còn là cây viết văn xuôi giàu cảm xúc. Trong anh không chỉ có con người bay bổng, ưu tư với những phiền muộn thi ca, mà còn có một nhà báo linh hoạt và nhạy bén” (Dẫn theo [45, tr 2]). Về tập “Có một kẻ rời bỏ thành phố”, trong bài “Vấn đề sinh thái - đô thị trong văn xuôi Việt Nam thời đổi mới”, tác giả Đặng Thái Hà đã nhận định: “Tập truyện là cách nhà văn trực tiếp nêu lên một tư thế, một thái độ sống, hay, có thể nói, một phản ứng khá quyết liệt trước cuộc sống nhiễu nhương xô bồ tù ngục nơi đô thị phồn hoa” (Dẫn theo [45, tr 5]). Hưởng ứng Ngày sách Việt Nam lần thứ III, ngày 20/4/2016, Nhà xuất bản Trẻ đã tổ chức buổi giao lưu giới thiệu cuốn sách mới nhất của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều “Người kể chuyện lúc nửa đêm và những giấc mộng”. Trong buổi giao lưu này, TS Đỗ Hải Ninh cho biết tác giả đã gặp ở cuốn sách Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 9 này “một sự hòa quyện, hô ứng đến nhịp nhàng, nhuần nhuyễn giữa các văn bản văn xuôi và thơ”. Nhà văn Nguyễn Việt Hà cho rằng mình đọc cuốn sách này “thấy thích nhưng sẽ thích hơn nếu Nguyễn Quang Thiều không phải là nhà thơ viết văn xuôi mà là nhà văn viết văn xuôi “toàn tòng”. Họa sĩ Lê Thiết Cương lại cho rằng, “vì là nhà thơ viết văn xuôi nên văn xuôi Nguyễn Quang Thiều càng độc đáo. 25 bài thơ như văn bản thứ hai của 25 câu chuyện. Ở đây có sự tương tác, xâm nhập, giao thoa, mở rộng đường biên thể loại”. PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái lại quan điểm:“chính sự rậm rịt, rườm rà, dài dòng, ngồn ngộn chi tiết mới là thứ làm nên “văn hiệu” Nguyễn Quang Thiều, cho thấy sức nghĩ ngợi và sự tham lam nghĩ cho đến đáy, tạo được hiệu ứng ám ảnh nơi người đọc của Nguyễn Quang Thiều”. Để nói về tác phẩm mới của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, PGS-TS Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: “Tác giả đã khắc họa một không gian âm tính đậm nét. Văn phong của Nguyễn Quang Thiều là sự giao thoa giữa trường phái văn học hiện đại và văn học hậu hiện đại”.Còn PGS- TS Chu Văn Sơn chia sẻ: “Tôi là người đọc văn Nguyễn Quang Thiều rất sớm và khá trọn vẹn. Trong văn của anh hình ảnh sông Đáy trở đi trở lại như một ám ảnh. Nhưng ám ảnh sâu nhất trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều lại là ám ảnh về cái chết. Trong cuốn sách này ta sẽ bắt gặp hàng loạt các sự vật, hiện tượng đối lập nhau cùng tồn tại như: bóng tối- ánh sáng, sự sống- cái chết. Dường như Nguyễn Quang Thiều quan tâm nhiều đến “phần âm” của cuộc sống. Nói về nó là cách anh khơi gợi lên sự phục sinh và cội nguồn của cuộc sống” (Dẫn theo [45, tr 5]). Các tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều khi được dịch và xuất bản ở nước ngoài cũng tạo được sự chú ý và nhận được những đánh giá cao. Đó là “Những truyện ngắn bình dị nhưng đẹp và xót xa. Mỗi trang viết ngừng lại trước một hình ảnh, hiện ra giữa vùng sáng một Việt Nam của hôm nay, một mảng ghép hài hòa một cách lạ lùng giữa truyền thống và hiện đại…” (Dẫn theo [45, tr 5]). Hay: “Thế mạnh của nhà văn trẻ Việt Nam này (Nguyễn Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 10 Thiều) tập trung trong sự giản dị nhưng đẹp ngời ngợi của câu chữ và vấn đề được đặt ra! Đẹp và thống thiết!”(Dẫn theo [45, tr 5]). Và: “Với phong cách viết nhẹ nhàng, trong sáng chảy xuyên yên ả như sông Đáy chở ta đi giữa dòng yêu thương, tươi mát và tràn đầy xúc cảm, tác giả tìm kiếm một nơi ẩn ngụ thanh bình... Vẻ thanh bình, giản dị và tươi mát kia chỉ là một phần hiển hiện từ một tảng băng giấu che những vết thương chưa lành hẳn, những kỷ niệm nặng nề, những nỗi đau còn sót lại của một cuộc chiến. Nhưng, như con phượng hoàng, dân tộc Việt Nam hôm nay đang gắng làm sống lại từ tro bụi một kỷ nguyên mới thanh bình” (Dẫn theo [45, tr 5]). Trong những năm gần đây, một số luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu và tìm hiểu những khía cạnh khác nhau trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều như: Trương Thị Thường (2006) với đề tài “Chất thơ trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều”, Nguyễn Thị Liên (2007) với đề tài “Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều”, Trịnh Thị Thảo (2010) với đề tài “Cấu trúc truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều”, Tăng Thị Hoàn (2012) với đề tài “Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ thể loại”, Phạm Thị Thảo (2017) với đề tài “Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Quang Thiều qua truyện ngắn và ký”,Nguyễn Thị Thu Hằng (2017) với đề tài “Truyện ngắn, tản văn Nguyễn Quang Thiều từ góc nhìn phê bình sinh thái”,... Nhìn chung, các ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu đều cho thấy vị trí của văn xuôi Nguyễn Quang Thiều trong văn học đương đại, đồng thời chú ý nhiều đến những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn vốn phản ánh phần nào phong cách của nhà văn. Đó là những gợi dẫn quý báu cho chúng tôi khi thực hiện đề tài “Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều” 2.2.2. Về yếu tố kỳ ảo trong sáng tác của Nguyễn Quang Thiều Những năm gần đây, việc nghiên cứu yếu tố kì ảo trong văn học đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học nước ta.Trong quá trình tìm hiểu về những sáng tác của Nguyễn Quang Thiều, đặc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 11 biệt là những sáng tác văn xuôi, yếu tố kì ảo trong truyện ngắn của ông cũng được nhiều bài viết đề cập đến. Đông La trong bài “Nguyễn Quang Thiều - những khúc bi ca về tình yêu bất tử”đã nêu rõ“rất nhiều yếu tố vừa cụ thể vừa mơ hồ: ký ức, kinh nghiệm, phong tục, văn hóa, ẩm thực, thổ ngữ, dòng họ, hàng xóm, những ngôi mộ, con sông, cánh đồng, đình làng, những câu chuyện ma thủa nhỏ, những đầm nước, những năm tháng đói rét, những cơn ốm đau, mối tình thủa học trò, những người đàn bà tắm trần trên bến sông, những phiên chợ, những đám tang, những thôn nữ tóc dài, ngực nở rắn chắc tưởng chỉ chạm khẽ là mang thai, những nhân vật đặc biệt của làng...” [23]. Tất cả những cái đó là nguồn cội đã sinh ra ý thức, sinh ra tình cảm, sinh ra đam mê và cuối cùng đã sinh ra văn chương Nguyễn Quang Thiều. Trong bài:“Hộp đen”, tác giả Thiên Sơn nhận định: “Truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều hấp dẫn bởi chất thơ, bởi những chi tiết độc đáo và cả sắc màu kỳ ảo, chiều sâu nhân văn và triết lý. Anh thường tạo ra những chi tiết đầy bất ngờ cuối mỗi truyện, gây được ấn tượng sau mỗi cái kết” (Dẫn theo [17, tr 15]). PGS.TS Đinh Trí Dũng trong bài “Mạch trữ tình trong truyện ngắn thế hệ nhà văn sau 1975” đã chú ý đến truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều như là một trong những cây bút văn xuôi trữ tình tiêu biểu: “Chất thơ thấm đẫm trong các truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều ngay từ tiêu đề: Chiều hoa tầm xuân, Giấc mơ hoa cỏ trắng, Lời hứa của thời gian, Người nhìn thấy trăng thật, Khúc hát của dòng sông… Truyện ngắn của anh, dù viết về làng quê, tình yêu hay số phận những người phụ nữ, đều hòa trộn tài tình cái ảo vào cái thực, thể hiện sâu đậm chất cổ tích giữa đời thường. Dõi theo dòng chảy bất tận của cuộc đời, truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều luôn phản ánh những mâu thuẫn, nghịch lý của đời sống, nhưng luôn tràn đầy hy vọng và niềm tin vào những điều tốt đẹp. Mùa hoa cải bên sông, Tiếng đập cánh của chim thần, Tiếng gọi cuối mùa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 12 đông, Ngựa trắng… vừa là những câu chuyện thời sự của hiện tại, vừa là những chuyện tình thi vị, phảng phất màu cổ tích” (Dẫn theo [45, tr 2]). Trong lời giới thiệu cùng bạn đọc đầu tuyển tập Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều - “Người nhìn thấy trăng thật”, tác giả Nguyễn Chí Hoan khẳng định: “Truyện của anh giàu chất thơ, hơi thở huyền tích, thấm đẫm nhân văn, lại không lạm dụng kỹ thuật nên đi vào tâm hồn thật tự nhiên, thật đầy đặn”(Dẫn theo [45, tr 3]). Bùi Việt Thắng trong bài “Một số gương mặt truyện ngắn 1993” viết: “Nguyễn Quang Thiều là cây bút có hạng hiện nay. Mùa hoa cải bên sông, Cái chết của bầy mối, Bầu trời của người cha là những truyện ngắn đẫm chất thơ. Bút pháp truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều từ thơ mà ra...tinh tế, bay bổng, giàu chất liên tưởng” (Dẫn theo [17, tr 7]). Nhìn chung, có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu trên mới chỉ được đặt ra ở một chừng mực nhất định. Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn của ông đã được đề cập đến nhưng chỉ là những ý kiến tạt qua, chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ. Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề này. Vì vậy, chọn đề tài “Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều”, luận văn mong muốn sẽ có được những kết luận khoa học về yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều, tiếp tục mở rộng con đường đi vào thế giới nghệ thuật của tác giả, từ đó giúp độc giả hiểu rõ hơn về những đóng góp của nhà văn Nguyễn Quang Thiều cũng như khuynh hướng văn học có yếu tố kì ảo ở Việt Nam đương đại. 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 13 3.2 Mục tiêu nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu yếu tố kì ảo cũng như phương thức tạo dựng yếu tố kì ảo trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều để làm rõ giá trị của yếu tố kì ảo trong truyện ngắn của ông, từ đó khám phá thêm lối đi riêng về nghệ thuật viết truyện ngắn của tác giả. Điều này phục vụ nghiên cứu các thành tựu của văn học Việt Nam thời kỳ đương đại. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu yếu tố kì ảo trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều qua các khía cạnh: nhân vật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật. - Tìm hiểu phương thức tạo dựng yếu tố kì ảo trong truyện ngắn của tác giả và rút ra hiệu quả nghệ thuật của nó. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu thi pháp học Vận dụng lí thuyết thi pháp về không gian, thời gian, nghệ thuật và thi pháp nhân vật 4.2.2. Phương pháp cấu trúc - hệ thống Nghiên cứu yếu tố kỳ ảo trong mối quan hệ hệ thống với các phương diện khác trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Quang Thiều. 4.2.3. Phương pháp thống kê, khảo sát Nhằm nhận biết những tín hiệu “kỳ ảo” truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều làm cơ sở để hệ thống hoá thành những luận điểm khoa học của vấn đề. 4.2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 14 Làm rõ đặc điểm và giá trị nghệ thuật của các yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều, đối chiếu so sánh với các đối tượng văn học khác để thấy được nét mới mẻ, độc đáo của nhà văn. 5. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung khai thác các truyện ngắn có yếu tố kì ảo trong hai tập truyện: Mùa hoa cải bên sông (NXB Hội nhà văn,1998) và Cô gái áo xanh, những chuyện kỳ bí của làng(NXB Trẻ, 2018). Ngoài ra, để làm nổi bật đặc trưng, luận văn còn đối chiếu với yếu tố kỳ ảo trong các tác phẩm thuộc thể loại khác (tản văn, tạp văn) của Nguyễn Quang Thiều và trong các tác phẩm của những nhà văn khác. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương 1: Truyện ngắnNguyễn Quang Thiều với dòng chảy của yếu tố kỳ ảo trong văn học Việt Nam đương đại Chương 2: Thế giới hình tượng kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều Chương 3: Nghệ thuật xây dựng các yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều 7. Đóng góp của luận văn 7.1. Đạt được các mục đích đề ra luận văn sẽ có được những kết luận khoa học về yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều, tiếp tục mở rộng con đường đi vào thế giới nghệ thuật của tác giả. Từ đó giúp độc giả hiểu rõ hơn về những đóng góp của nhà văn Nguyễn Quang Thiều cũng như khuynh hướng văn học có yếu tố kì ảo ở Việt Nam đương đại. 7.2. Đóng góp một tài liệu học tập, nghiên cứu về Nguyễn Quang Thiều và văn học Việt Nam đương đại... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2