Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới vật trong “Phế đô” của giả Bình Ao
lượt xem 16
download
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới vật trong “Phế đô” của giả Bình Ao nêu lên thế giới vật dưới góc nhìn biểu tượng, thế giới vật dưới góc nhìn lý thuyết phân tâm học của Freud, thế giới vật dưới góc nhìn của lý thuyết yếu tố kỳ ảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới vật trong “Phế đô” của giả Bình Ao
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Huỳnh Anh Thơ THẾ GIỚI VẬT TRONG “PHẾ ĐÔ” CỦA GIẢ BÌNH AO LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Huỳnh Anh Thơ THẾ GIỚI VẬT TRONG “PHẾ ĐÔ” CỦA GIẢ BÌNH AO Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 60 22 02 45 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH PHAN CẨM VÂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tiêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người thực hiện Trần Huỳnh Anh Thơ
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học nước ngoài với đề tài “Thế giới vật trong “Phế đô” của Giả Bình Ao”, tôi đã nhận được sự quan tâm của Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, của quý thầy cô giảng dạy chuyên ngành Văn học nước ngoài (Cao học khóa 23 – Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh). Đặc biệt, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức tận tình và nhiệt tâm của Tiến sĩ Đinh Phan Cẩm Vân, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin kính gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Đinh Phan Cẩm Vân, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, quý thầy cô, các phòng ban của trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (Phòng Sau đại học, Thư viện trường) và gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Người thực hiện Trần Huỳnh Anh Thơ
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 3 MỤC LỤC ............................................................................................................. 5 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................3 3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................8 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................9 6. Đóng góp của đề tài...............................................................................................10 7. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................10 CHƯƠNG 1. THẾ GIỚI VẬT DƯỚI GÓC NHÌN BIỂU TƯỢNG .................. 12 1.1. Khái quát về biểu tượng và biểu tượng văn học ................................................12 1.1.1. Vấn đề khái niệm ........................................................................................12 1.1.2. Tính chất của biểu tượng văn học ...............................................................14 1.2. Những biểu tượng tiêu biểu trong tác phẩm “Phế đô”.......................................21 1.2.1. Con bò – biểu tượng giễu nhại....................................................................21 1.2.2. Biểu tượng theo kiểu tầm căn .....................................................................32 1.2.2.1. Phế đô ...................................................................................................33 1.2.2.2. Đôi giày cao gót....................................................................................44 CHƯƠNG 2. THẾ GIỚI VẬT DƯỚI GÓC NHÌN LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC CỦA FREUD ............................................................................................. 52 2.1. Đôi nét về lý thuyết phân tâm học của Freud và văn học nghệ thuật ................52 2.2. Kiến giải ý nghĩa của thế giới vật bằng lý thuyết phân tâm học ........................57 2.2.1. Vô thức và tác phẩm nghệ thuật .................................................................57 2.2.2. Vật trong giấc mơ và những ảo giác ...........................................................63
- 2.2.3. Quá trình vật hóa con người – sự vật lộn giữa ý thức và vô thức ..............68 CHƯƠNG 3. THẾ GIỚI VẬT DƯỚI GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT YẾU TỐ KỲ ẢO ................................................................................................................ 80 3.1. Văn học và yếu tố kỳ ảo .....................................................................................80 3.2. Các vật điển hình được xây dựng bằng yếu tố kỳ ảo .........................................86 3.2.1. Vật kỳ ảo trong đoạn văn mang tính lung khởi ..........................................88 3.2.2. “Lá số tiền định” .........................................................................................93 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 111
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm đầu thập niên 90 là khoảng thời gian đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ, toàn diện của đất nước Trung Quốc theo cơ chế thị trường. Hiện thực xã hội tác động trực tiếp đến hệ tư tưởng, đặt con người trước tình thế bắt buộc phải “tìm đường”. Lúc bấy giờ, độc giả đòi hỏi các nhà văn thực hiện “thiên chức” của mình bằng “con mắt tinh anh”, thể hiện thái độ ứng xử với thực tại và cả những dự cảm về tương lai. Thời gian này tạo điều kiện cho sự xuất hiện của dòng văn học mang đậm tính thị trường, đáp ứng thị hiếu tiếp nhận của xã hội mới, con người mới. Vì thế, cái trần tục, cái tầm thường được quan tâm, chú ý đến. Năm 1993 là năm mang tính bản lề cho dòng văn học theo xu hướng thị trường ở Trung Quốc với sự góp mặt của hàng loạt các tác phẩm, trong đó không thể không nhắc đến “Phế đô” của Giả Bình Ao. “Phế đô” đánh dấu bước ngoặt đối với nhà văn và với cả bạn đọc về cách tiếp cận tư tưởng mới, vấn đề mới. Cũng chính vì “mới” mà “Phế đô” phải đối mặt với nhiều luồng dư luận khác nhau, được “khen khắp thiên hạ” và cũng bị “chửi khắp thiên hạ”. Đến thời điểm hiện tại, “Phế đô” vẫn chưa nhận được sự đánh giá thống nhất và vẫn là một trong những chủ đề khá nóng bỏng được tranh luận trên văn đàn trong và ngoài Trung Quốc. Thực tế cho chúng ta thấy càng ngày càng có nhiều ý kiến ủng hộ, đề cao tác phẩm này. Đây là một dấu hiệu khởi sắc về sự chuyển biến thái độ của người đọc trước những vấn đề mà lâu nay vốn được xem là “vùng đất cấm”. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu văn học Trung Quốc từ lâu đã trở thành một chủ lưu quan trọng. Những nhà văn đương đại Trung Quốc như Mạc Ngôn, Vương Mông, Giả Bình Ao, Vương Sóc, Vệ Tuệ,… đã không còn xa lạ với độc
- 2 giả. Trên thực tế, dựa vào nguồn tài liệu mà người viết tham khảo được thì Mạc Ngôn được giới nghiên cứu nước ta đặc biệt chú ý đến, còn Giả Bình Ao thì ít nhiều vẫn còn hạn chế. Tác phẩm của nhà văn họ Giả được dịch ra tiếng Việt chưa nhiều, in thành sách thì nổi bật hơn cả là “Phế đô”, còn tản văn và truyện ngắn phần nhiều tản mát trên internet. Nhắc đến “Phế đô” người đọc nghĩ ngay đến thiên “sử thi về tâm hồn của trí thức Trung Quốc hôm nay”. Nhưng ở đề tài này, chúng tôi không tập trung nghiên cứu về hình tượng người trí thức mà đi sâu vào thế giới vật tồn tại trong tác phẩm. Những tưởng thế giới vật là thế giới “bên lề” so với thế giới con người trong văn bản nghệ thuật ngôn từ nhưng thực chất nó là một nhân vật vô cùng đặc biệt và quan trọng. Thế giới vật là tập hợp những sự vật gồm cả đồ vật, thực vật, động vật cùng với những dạng tồn tại khác. Thêm vào đó, thế giới vật còn được mở rộng ra trên phương diện con người bị “vật hóa”, tức là ở một góc độ nhất định nhân vật là con người tồn tại với tư cách vật. Có thể khẳng định rằng, chưa có một nhà tiểu thuyết nào khước từ sự có mặt của thế giới vật trong tác phẩm của mình. Theo tìm hiểu, chúng tôi nhận ra rằng nghiên cứu thế giới vật là một việc làm cần thiết. Vì trong quá trình sáng tạo, nhà văn không hề vô ý khi đưa những vật dù vô tri vô giác vào công trình nghệ thuật của mình. Nó giúp ta nhìn rõ hơn về thế giới người, đồng thời chiếm một vị trí hết sức đặc biệt trong cốt truyện và đôi khi còn là cái “loa phát ngôn” khá thẳng thắn của tác giả. “Là phần thiết yếu của đời sống, thế giới đồ vật gắn bó với con người ở cả bề vật chất lẫn tinh thần, càng ngày càng khẳng định được vai trò như một loại hình nhân vật văn học giàu giá trị biểu cảm, có sức sống và quyền năng đặc biệt. Theo dõi diễn tiến của loại nhân vật này cũng là theo dõi hành trình cách tân của nghệ thuật thế giới” (Phạm Thị Phương). Đến nay, thế giới vật được nghiên cứu dưới góc độ biểu tượng là nhiều hơn cả. Chúng tôi kế thừa điều này và mạnh dạn khai thác chi tiết hơn, nhiều góc nhìn hơn về thế giới vật trong “Phế đô”.
- 3 Với đề tài “Thế giới vật trong “Phế đô” của Giả Bình Ao” người viết có tham vọng phần nào giải mã được ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Và từ thế giới vật phóng chiếu đến hình tượng người trí thức trong tác phẩm. Trong quá trình hoàn thành đề tài, đã tạo điều kiện cho người viết tích lũy thêm một lượng kiến thức khá phong phú về cuộc đời, tư tưởng, sự nghiệp cùng với một số thông tin quan trọng liên quan đến “đại gia” Giả Bình Ao. Vì thế hoàn thành đề tài cũng đồng nghĩa với việc tạo bước đà để tìm hiểu những phạm trù khác trong tác phẩm “Phế đô” nói riêng và tác phẩm của nhà văn Giả Bình Ao nói chung. Bên cạnh đó còn tạo nền tảng để tiếp xúc với những tác phẩm văn học Trung Quốc đương đại. Đối với bản thân người viết, đề tài này là một môi trường phong phú, đa chiều giúp trau dồi và phát huy kỹ năng tìm hiểu, phân tích cũng như khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. Từ đó, tự tin hơn với công tác giảng dạy ở nhà trường phổ thông và chắc chắn sẽ có nhiều liên hệ thú vị cho các em học sinh. Hơn nữa, bản thân có điều kiện mở rộng cách nhìn về cuộc sống và có cơ hội trải nghiệm trong một “thế giới mới”. Đấy là một kinh nghiệm sống, một trải nghiệm “thực tiễn” vô cùng quý giá. 2. Lịch sử vấn đề Tác phẩm “Phế đô” của Giả Bình Ao được giới thiệu ở Việt Nam năm 2003 do Vũ Công Hoan dịch, cho đến nay “Phế đô” đã trở thành một trong những tác phẩm được bạn đọc yêu thích. Mặc dù vậy nhưng các công trình nghiên cứu về Giả Bình Ao cũng như “Phế đô” không nhiều, có thể nói là hạn chế về nguồn tài liệu. Những công trình, bài viết chúng tôi tìm được và tham khảo chủ yếu đều hướng đến hình tượng trung tâm – người trí thức. Ở phạm vi đề tài, tuy tập trung vào thế giới vật nhưng chúng tôi vẫn ý thức rất rõ nhiệm vụ của đối tượng nghiên cứu đối với toàn bộ tác phẩm nên đã kế thừa không ít nội dung từ các bài viết sau:
- 4 PGS. TS Hồ Sĩ Hiệp có hai bài viết nhắc đến “Phế đô” của Giả Bình Ao. Bài thứ nhất là “Đọc một số tác phẩm đương đại dịch ra tiếng Việt”. Ở bài viết này, tác giả đề cập đến các tên tuổi như Giả Bình Ao, Vương Sóc, Mạc Ngôn, Vệ Tuệ với các tác phẩm mang đậm yếu tố tính dục. Trong đó, “Phế đô” được “minh oan” đồng thời điểm qua nét tương đồng giữa người trí thức đồi bại ngày xưa và ngày nay. Bài thứ hai viết riêng về Giả Bình Ao nên “Phế đô” được phân tích kỹ hơn tuy nhiên vẫn chỉ dừng lại ở những khái quát chung về hình tượng người trí thức. Vì rằng “Hiện tượng Giả Bình Ao” – đồng thời là tên bài viết – không chỉ gói gọn trong tác phẩm “Phế đô” mà còn ở nhiều thể loại như: tản văn, truyện ngắn, các tiểu thuyết khác. Nhìn chung, hai bài viết của PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp mặc dù chưa đi sâu vào phân tích hình tượng người trí thức nhưng đã mang lại những nhận định bổ ích, những bài học tích cực thông qua những kết luận hết sức tinh tế, giàu ý nghĩa. Tác giả Chu Thị Thanh Hiên đăng bài viết “Người trí thức trong “Phế đô” của Giả Bình Ao” trên website phamngochien.com vào ngày 28/1/2010 đã đi vào phân tích hai khía cạnh xoay quanh hình tượng người trí thức là: Trí thức và giấc mộng danh vọng, vật chất; Trí thức và nghệ thuật chân chính. Tác giả đã khá thành công khi “gọi tên” những loại trí thức và cách họ chọn để thành danh như: loại thứ nhất có danh vọng nhờ sự phấn đấu của bản thân, đi lên bằng chính tài năng và sự khổ luyện của mình; loại thứ hai có danh vọng cũng nhờ tài năng, nhưng một phần họ dựa vào người khác; loại người trí thức muốn có danh tiếng nhưng lại đi lên nhờ lợi dụng danh tiếng của người khác. Và ứng với mỗi loại đều có những nhân vật đại diện. Thế nhưng, ở hai mục tách rời nhau như trên ta vẫn thấy có sự trùng lặp đáng kể giữa về những nguyên nhân làm cho người trí thức đánh mất nghệ thuật chân chính. Với tên bài viết “Đọc Phế đô của Giả Bình Ao”, tác giả Đỗ Ngọc Yên không chia theo đề mục mà bình tác phẩm trên diện rộng – tức là đưa vào bài viết những gì ấn tượng nhất khi đọc “Phế đô” với hầu hết các nhân vật chứ
- 5 không riêng gì giới trí thức. Trước khi bước vào phân tích, Đỗ Ngọc Yên nhận định: Ở cái đất nước có số dân gần bằng 1/4 dân số thế giới với một truyền thống văn hóa đặc sắc và lâu đời, là một trong những cái nôi sớm nhất của văn minh nhân loại, và cũng là một đất nước được coi là trì trệ nhất về kinh tế cho đến những năm cuối của thập kỷ 70. Đấy là một hệ vấn đề kép với đầy những nghịch lý mà không phải ai cũng có được một cái nhìn thật sự khách quan và đầy đủ về nó. Thế nhưng chỉ từ khi mở cửa thì bức màn bí hiểm nơi đây mới được vén lên. Và có biết bao sự thật ở bên trong dần được sáng tỏ. Giả Bình Ao qua tác phẩm “Phế đô” của mình đã đem đến cho bạn đọc gần xa cái nhìn khái quát về một phần sự thật ấy [69]. Thế nên trong suốt quá trình phân tích bên dưới, tác giả tập trung làm sáng tỏ sự đổi thay của con người trong thời đại mới qua các mối quan hệ của nhà văn Trang Chi Điệp. Đỗ Ngọc Yên đã bao quát và phân tích khá sâu hai vấn đề chính trong đời sống của người trí thức là: danh vọng, tính dục. Các bài viết được nêu ra trên đây tập trung nhiều vào phương diện nội dung còn bài viết của tác giả Phạm Ánh Sao đi sâu vào đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm “Phế đô”. Bài viết “Giả Bình Ao nhà văn không ngừng khám phá những chân trời nghệ thuật mới” của Th.s Phạm Ánh Sao được chia làm ba phần. Phần đầu giới thiệu khá ngắn gọn tiểu sử của nhà văn họ Giả về cuộc đời và sự nghiệp. Phần thứ hai viết về đặc điểm thể loại truyện ngắn và phần thứ ba tập trung vào thiên tiểu thuyết “Phế đô”. Tuy xét trên phương diện nghệ thuật của toàn bộ tác phẩm nhưng không vì thế mà làm lu mờ vai trò của hình tượng người trí thức, ngược lại càng làm cho giá trị nội dung được khẳng định. Với tiêu chí thứ nhất là sự tăng cường tính chủ thể trong văn học, tương ứng với quá trình chủ quan hóa trong tự sự, tác giả đã đưa ra nhận định: “từ những mảnh đời tưởng như vụn vặt ấy, chúng ta vẫn cảm nhận hết vị đắng chát của cuộc sống,
- 6 sự bấp bênh và không toàn vẹn của nhân cách và số phận con người, sự bất lực của con người trước những điều “phi lý” ngang nhiên tồn tại, hiển nhiên chi phối cuộc sống con người” [36]. Tiêu chí thứ hai xét về mặt kết cấu, “Phế đô” thuộc dạng kết cấu mảng. Kết cấu này thuận lợi cho việc nhà văn bố trí sự kiện, đặt Trang Chi Điệp vào vai “người quan sát” và từ đó “gạt bỏ lớp phấn son màu mè bao phủ lên người các nhân vật, phơi bày họ trước cuộc sống thực” [36]. Bài viết “Bàn về cấu trúc một tuyến nhân vật truyện Phế đô trên cơ sở đồ hậu thiên bát quái – Kinh Dịch” của Đỗ Trọng Khơi được đăng vào ngày 27 tháng 6 năm 2010 trên trang web http://nguyentrongtao.info đã mở ra một hướng tiếp cận rất thú vị. Tác giả đã vận dụng những hiểu biết về đồ hậu thiên bát quái để đọc và giải mã cách xây dựng hình tượng nhân vật cũng như diễn biến cốt truyện. Mỗi nhân vật theo sự lý giải của Đỗ Trọng Khơi đều ứng với một quái cố định. Chính tính chất, đặc điểm của các quái ấy tạo nên sự chi phối xuyên suốt và thường trực đối với tính cách, tâm tư tình cảm, quy định luôn cả những vật mang theo bên mình thậm chí định hướng số phận cho nhân vật. Cuối cùng tác giả khẳng định: “Một tác phẩm văn học đã vận dụng đồ “Hậu thiên bát quái” để xây dựng nhân vật, lấy nguyên lý vận động của Dịch để dựng cấu trúc tư tưởng nghệ thuật truyện, quả ngoài Phế đô chưa dễ có tác phẩm nào làm được vậy” [58]. Sáu bài viết trên là giới hạn khiêm tốn về nguồn tài liệu liên quan đến tác giả và tác phẩm mà chúng tôi có được. Từ đó cho thấy, thế giới vật trong “Phế đô” hầu như chưa nhận được sự quan tâm đặc biệt và chưa được khai thác một cách cụ thể, chuyên sâu. Đây là một khó khăn lớn đối với chúng tôi. Chúng tôi chỉ có thể dẫn ra một tài liệu có liên quan đến cách nhìn nhận thế giới vật trong tác phẩm văn học trên góc độ lý thuyết nói chung và một vài tác phẩm cụ thể nói riêng qua bài viết “Khi đồ vật là nhân vật” của nhà nghiên cứu Phạm Thị Phương được đăng trên Cổng thông tin điện tử trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ngày 27 tháng 2 năm 2013. Trước hết, bài viết nhấn mạnh “đồ
- 7 vật cũng là nhân vật văn học” [66]. Đồ vật “không chỉ được nhìn nhận về mặt giá trị sử dụng như sản phẩm tiện ích, mà còn được xem xét như giá trị văn hóa, giá trị thẩm mỹ và triết học, như một Kẻ Khác, sở hữu nhiều phẩm chất và có tư cách đối thoại vô tận với con người trong suốt hành trình văn hóa nhân loại” [66]. Trong mục này, tác giả đã minh chứng luận điểm bằng sự có mặt của đồ vật trong thế giới nghệ thuật từ thời cổ xưa cho đến thế kỷ XX. Và sự thật là đồ vật ngày càng được quan tâm chú ý đến đồng thời trở thành một “nhân vật có thể xông lên “tiếm ngôi” nhân vật – người” [66]. Ở phần tiếp theo, tác giả luận giải và trả lời câu hỏi “đồ vật trong văn học là gì?”. Phạm Thị Phương đưa ra hai cách nhìn đồ vật khác nhau giữa một bên là nhà khoa học và một bên là nhà nghệ sĩ. Trong khi đồ vật là một thực thể khách quan đối với nhà khoa học thì nó lại trở thành một cá thể năng động dưới con mắt người nghệ sĩ. Có một điều đặc biệt rằng, đồ vật tuy vô tri vô giác nhưng nó mang trên mình những “đặc tính của văn hóa, chính trị, đạo đức thời đại, dân tộc nơi nó phát sinh” [66]. Vì thế, trong thế giới nghệ thuật, đồ vật không bao giờ xuất hiện một cách ngẫu nhiên không dụng ý mà nó luôn gắn liền với ý đồ sáng tác của nhà văn. Đối với cốt truyện, đồ vật đóng vai trò là một mắt xích gắn kết các sự kiện hay lý giải các sự kiện; còn đối với nhân vật thì nó là dấu hiệu về sự phát triển tính cách, số phận. Đồ vật không là những hình ảnh đóng khung, đơn nghĩa mà nó luôn là “hình ảnh mở” và mang nhiều tầng ý nghĩa ở nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn; đồng thời biểu thị cái đã hoàn thành, cái đang diễn tiến và cả cái khả thiên. Bằng những ví dụ hết sức điển hình, tác giả Phạm Thị Phương đã hoàn toàn thuyết phục được người đọc và khẳng định sự “không thể thiếu” của đồ vật trong văn học. Theo Phạm Thị Phương thì đồ vật trong văn học có ba chức năng chính: chức năng văn hóa – lịch sử, chức năng tính cách và chức năng kết cấu – cốt truyện. Và mục cuối cùng trong bài viết là “có một “Chủ nghĩa đồ vật” trong văn học hiện đại”. Trong văn học phi lý và tiểu thuyết mới thì “phép ẩn dụ đồ
- 8 vật – người” được thể hiện một cách rõ nét. Con người tồn tại không bằng hình dạng người hoặc còn nhân dạng nhưng bị tha hóa về nhân tính. Con người bị đồ vật hóa một cách nghiêm trọng đến mức không còn được thừa nhận trong chính cộng đồng của mình. Ví như nhân vật Samsa trong “Hóa thân” của Kafka. Mặt khác, việc miêu tả chi tiết đồ vật, để đồ vật ngập tràn trong thế giới ẩn bóng con người cũng góp phần thể hiện bề sâu nội tâm nhân vật. Nhìn chung, bài viết “Khi đồ vật là nhân vật” của tác giả Phạm Thị Phương cho chúng ta cái nhìn từ bao quát đến vị trí, vai trò cụ thể của thế giới đồ vật trong tác phẩm văn học. Từ nguồn tài liệu tham khảo nêu trên đã tạo tiền đề cho chúng tôi bắt tay vào đề tài “Thế giới vật trong “Phế đô” của Giả Bình Ao” trên tinh thần kế thừa và phát huy, đồng thời phát hiện ra những cái mới. 3. Mục đích nghiên cứu Với đề tài “Thế giới vật trong “Phế đô” của Giả Bình Ao” chúng tôi hướng đến mục đích tìm hiểu và lý giải thế giới vật trong tác phẩm một cách tương đối trọn vẹn từ nhiều góc độ. Thế giới vật trong “Phế đô” không phải là một vấn đề nhỏ mà chứa đựng trong nó rất nhiều điều phức tạp có liên quan mật thiết đến kết cấu tác phẩm, diễn tiến cốt truyện, tính cách, số phận nhân vật,... Cho nên, đặt thế giới vật dưới nhiều hệ thống lý thuyết khác nhau không chỉ soi sáng chính nó mà còn góp phần làm sáng tỏ các khía cạnh khác được đề cập trong tiểu thuyết. Từ kết quả của quá trình này, chúng tôi ít nhiều có thể đi đến kết luận về “bản sắc riêng” cũng như khẳng định giá trị của “Phế đô”. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với đề tài “Thế giới vật trong “Phế đô” của Giả Bình Ao”, người viết tiếp cận tác phẩm thông qua bản dịch của Vũ Công Hoan, NXB Văn học, năm 2003.
- 9 Tên đề tài đã phần nào nói rõ phần nào giới hạn của nó, không phải phân tích toàn bộ tác phẩm mà chỉ chú trọng đến thế giới vật gồm có động vật, đồ vật, và những dạng tồn tại khác của sự vật (vật xuất hiện trong giấc mơ và ảo giác, “lá số tiền định”). Song, chúng tôi cố công mở rộng phạm vi vấn đề hơn khi phát hiện ra trong những trường hợp nhất định con người tồn tại với tư cách là vật hay nói cách khác là bị vật hóa. Với những gì khai thác trong phần nội dung thiết nghĩ vẫn khó có thể nắm bắt hết tất cả những dụng ý nghệ thuật mà Giả Bình Ao muốn gửi gắm trong thế giới vật. Vì thế, người viết chắt lọc những gì phù hợp với ba hệ thống lý thuyết biểu tượng, phân tâm học của Freud và yếu tố kỳ ảo để khai thác. Thế giới vật trong tác phẩm “Phế đô” vô cùng đa dạng gồm những dạng tồn tại như vừa nêu trên. Vì thế, chúng tôi tập trung phần lớn đến những vật “có vấn đề”. Hầu hết các sự vật đều xuất hiện bên cạnh nhân vật và đóng vai trò quan trọng, là “nhân chứng”, là “kẻ tòng phạm”, là “quan tòa”,… Tìm hiểu thế giới vật để hiểu được dụng ý của nhà văn là điều chúng tôi hướng đến cho nên không thể bỏ qua những hình tượng nghệ thuật khác, đặc biệt là hình tượng người trí thức. Từ đó, chúng tôi thực hiện thao tác kép là vừa đào sâu vào sự vật, đồng thời soi chiếu nó vào thế giới người. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp liệt kê: liệt kê những chi tiết có liên quan đến phạm vi tìm hiểu của đề tài để thuận tiện triển khai phân tích và tổng hợp. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh, đối chiếu giữa các sự vật về sự xuất hiện, vai trò,… để tìm ra những điểm tương đồng cũng như khác biệt. - Phương pháp phân tích: phân tích những chi tiết có liên quan mật thiết với vấn đề được đưa ra để làm sáng tỏ vấn đề và cảm nhận tác phẩm. - Phương pháp tổng hợp: tổng hợp những chi tiết đã được liêt kê và phân tích làm cơ sở cho các kết luận, nhận định.
- 10 6. Đóng góp của đề tài Theo ý kiến chủ quan của chúng tôi, đề tài “Thế giới vật trong “Phế đô” của Giả Bình Ao” có những đóng góp như sau: - Vận dụng hệ thống lý thuyết biểu tượng, phân tâm học và yếu tố kỳ ảo để khai thác ý nghĩa cũng như vai trò của thế giới vật có mặt trong “Phế đô”. - Khám phá nét độc đáo của các vật đặt trong mối quan hệ với toàn bộ tác phẩm. Từ đó, tạo ra cái nhìn toàn vẹn hơn và hướng đến mục tiêu mở rộng vấn đề về sau. 7. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm ba phần chính: phần dẫn nhập, phần nội dung và phần kết luận. Trong phần nội dung có ba chương ứng với ba góc nhìn khác nhau về thế giới vật, ở mỗi chương có hai đề mục trọng tâm. Đề mục đầu tiên trong từng chương là sự khái quát hóa về cơ sở lý thuyết, đề mục thứ hai là sự vận dụng lý thuyết vào quá trình khai thác các vật cụ thể trong tác phẩm. Nội dung được tóm tắt bên dưới chủ yếu nhấn mạnh ở đề mục thứ hai. CHƯƠNG 1. THẾ GIỚI VẬT DƯỚI GÓC NHÌN BIỂU TƯỢNG Chương này chúng tôi tập trung khám phá các vật có đủ tư cách trở thành biểu tượng. Đối với con bò chúng tôi chủ động kết hợp giữa lý thuyết biểu tượng với thủ pháp giễu nhại để khái quát ý nghĩa cũng như vai trò “chiếc loa phát ngôn tư tưởng tác giả” của nó. Riêng với biểu tượng phế đô và đôi giày cao gót thì thích hợp với cách kiến giải theo lối tầm căn để nhấn mạnh “dấu vết” một thời đã qua ngay trong lòng xã hội mới. CHƯƠNG 2. THẾ GIỚI VẬT DƯỚI GÓC NHÌN LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC CỦA FREUD Đây là một chương khá đặc biệt vì vật được đặt dưới góc nhìn phân tâm học của Freud có hai dạng tồn tại:
- 11 - Vật là sự vật, tức là vật đúng nghĩa. - Vật là con người bị vật hóa. Đối với trường hợp thứ nhất thì vật chính là tác phẩm nghệ thuật chịu sự chi phối trực tiếp từ vô thức của người sáng tạo; bên cạnh đó, các vật vô tri vô giác xuất hiện trong những giấc mơ và ảo giác thể hiện góc khuất trong tâm hồn, những ẩn ức, kìm nén lùi sâu vào vô thức. Đối với trường hợp thứ hai, đứng trước sự vật lộn của ý thức và vô thức, con người không còn đủ sức để khẳng định cái “tôi” mà chấp nhận rơi vào trạng thái mất kiểm soát, từ đó dẫn đến bước đường tha hóa. Quá trình vật hóa này diễn ra một cách khá âm thầm nhưng nhanh chóng. Điều đáng chú ý là đối với mỗi nhân vật bị vật hóa đều gắn liền với một hoặc nhiều sự vật cụ thể. CHƯƠNG 3. THẾ GIỚI VẬT DƯỚI GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT YẾU TỐ KỲ ẢO Do đặc trưng của yếu tố kỳ ảo nên các vật trong chương này đều có những biểu hiện rất khác thường. Những vật có mặt trong đoạn văn mang tính lung khởi như: cây hoa lạ, bốn mặt trời, hòn đá lạ, Sarira Phật,... đều chất chứa nội dung dự báo về những biến cố sắp xảy ra trong thiên truyện. Vật tiếp theo được soi sáng dưới góc nhìn của lý thuyết yếu tố kỳ ảo là một vật đặc biệt, nó không có hình thù, không cho phép con người cầm nắm được nhưng vẫn đủ tư cách là vật. Đó là “lá số tiền định”. Bốn “lá số tiền định” ứng với số mệnh của bốn người phụ nữ có mối quan hệ tình cảm sâu sắc với Trang Chi Điệp. Thêm vào đó, chúng tôi kế thừa và vận dụng điểm nhìn Kinh Dịch để gia tăng tính thuyết phục cũng như sự đa dạng cho nội dung dự báo của các “lá số”.
- 12 CHƯƠNG 1. THẾ GIỚI VẬT DƯỚI GÓC NHÌN BIỂU TƯỢNG 1.1. Khái quát về biểu tượng và biểu tượng văn học 1.1.1. Vấn đề khái niệm Biểu tượng là một thuật ngữ gắn liền với sự hình thành và hoàn thiện tư duy của con người. Vào thời nguyên thủy khi việc trao đổi thông tin trong đời sống loài người chủ yếu dựa vào cử chỉ thì biểu tượng đã bắt đầu manh nha và dần xuất hiện. Thông qua quá trình lao động tổ tiên chúng ta sáng tạo ra ngôn ngữ, lúc bấy giờ biểu tượng càng được khẳng định và đóng vai trò quan trọng trong việc tri nhận, nắm bắt thế giới tự nhiên, đồng thời về phần mình biểu tượng kích thích trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo của con người. Hiện nay, biểu tượng trở thành một trong những phạm trù không thể thiếu đối với nhiều ngành khoa học. Biểu tượng được định nghĩa một cách ngắn gọn trong “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên như sau: “Biểu tượng d. 1. Hình ảnh tượng trưng. Chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình. 2. Hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” [33, tr.64]. Trong triết học, tâm lý học, giáo dục học về cơ bản thì cách tiếp cận biểu tượng trùng khớp với ý thứ hai trong khái niệm vừa trình bày bên trên. Điều này nhấn mạnh biểu tượng phản ánh sự vật mang tính chỉnh thể, chứa nhiều yếu tố khái quát, khu biệt rõ ràng giữa sự vật này với những sự vật khác. Đây là giai đoạn cao hơn tri giác, là bước chuyển – trung gian giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Représentation hoặc symbole trong tiếng Pháp đều có nghĩa là biểu tượng. Bên cạnh đó, hai từ này còn được dịch là tượng trưng dưới góc nhìn của mĩ học, lý luận văn học và ngôn ngữ học. Lúc này, biểu tượng giữ vai trò là một thủ
- 13 pháp sáng tạo nghệ thuật vì nó được hình thành trên cơ sở nhận thức và sáng tạo của người nghệ sĩ trước hiện thực khách quan. Khi bước vào tác phẩm nghệ thuật, biểu tượng ít nhiều bộc lộ “cái tôi” cá nhân của người nghệ sĩ đồng thời tác động trực tiếp đến cảm xúc, sự tiếp nhận của độc giả. Hơn thế nữa, biểu tượng không còn bị ràng buộc “máu thịt” với cha đẻ của mình mà tự nó mở ra một cuộc sống mới phong phú, đầy màu sắc. Là hiện tượng lịch sử gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người, biểu tượng chịu sự chi phối trực tiếp của ngôn ngữ, tâm lý, quan niệm dân tộc và thời đại. Trong quá trình tồn tại, có nhiều yếu tố mới được tạo lập bên cạnh những yếu tố bị mất đi, do đó, biểu tượng không bao giờ đứng yên mà luôn trong trạng thái vận động, tự làm mới. Trạng thái này được thể hiện rõ ràng nhất khi biểu tượng bước vào lĩnh vực nghệ thuật. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi không khai thác biểu tượng một cách chung chung mà tập trung vào giới hạn biểu tượng văn học. Với tác phẩm văn học thì “tế bào gốc” là hình tượng nghệ thuật, “hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật” [20, tr.147]. Và từ đây, hình tượng làm cho cuộc sống “ngoài kia” hiện lên y như thật, nhưng không phải là sao chép y nguyên mà dựa trên cơ sở chọn lọc, mài giũa kỹ lưỡng, công phu. Song, bản thân hình tượng luôn mang đậm tính ước lệ. Thế nên, thật đúng khi nhận định rằng “bằng hình tượng, nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn mang tính biểu tượng” [20, tr.24]. Như vậy, “trong nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật” [20, tr.24]. “Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về con người và cuộc đời” [20, tr. 24]. Điều này, hoàn toàn phù hợp với con đường nhận thức của loài người “từ trực
- 14 quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng quay trở về thực tiễn” (Lenin). Thực tế cho thấy ý nghĩa, vai trò của biểu tượng không thể chỉ gói gọn trong phạm vi nghiên cứu của các ngành khoa học mà nó có mặt ở khắp mọi nơi, trong đời sống vật chất và cả đời sống tinh thần của nhân loại. Bằng lớp vỏ ngôn ngữ, biểu tượng trở thành công cụ đắc lực cho tư duy và thôi thúc con người không ngừng sáng tạo trên cơ sở những trầm tích lâu đời nó vốn mang theo. 1.1.2. Tính chất của biểu tượng văn học Nghiên cứu và tiếp nhận biểu tượng là hoạt động được đặc biệt quan tâm từ khá sớm. Tùy theo lập trường, quan điểm, đặc thù chuyên môn mà mỗi ngành khoa học khai thác biểu tượng dưới góc độ cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, dù ở quan điểm nào, khía cạnh nào thì một số tính chất đặc trưng của biểu tượng vẫn tồn tại đậm nét như: tính khó xác định, tính đa nghĩa, tính năng động. Những tính chất này luôn luôn gắn bó mật thiết với nhau, khó có thể tách rời. Trên nền tảng những tính chất cơ bản, chung nhất như vừa nêu thì khi biểu tượng bước vào tác phẩm văn học, nó được chú ý nhiều nhất đến hai vấn đề sau: - Biểu tượng mang tính lưỡng diện; - Biểu tượng có cấu trúc tầng bậc. Trong quá trình phân tích, chúng tôi sẽ chia hai vấn đề này thành hai phần tách biệt nhau. Tuy nhiên, cách phân định đó chỉ mang tính chất tương đối. Bởi lẽ, bản thân biểu tượng ngay từ khi được nhân loại ý thức đến đã trượt hẳn ra khỏi sự đơn nghĩa. Và kết xuất từ tính lưỡng diện ta nhận rõ tính tập thể và tính cá nhân luôn song song hiện tồn trong biểu tượng, từ đây mới dẫn đến cấu trúc tầng bậc. Trước khi đào sâu vào vấn đề trọng tâm, chúng ta cần phân biệt rạch ròi giữa biểu tượng và các thuật ngữ có quan hệ gần gũi với nó. Trong công trình “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới”, hai học giả người Pháp – Jean Chevalier
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 265 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 307 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 158 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 101 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 160 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 82 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn