intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luyện thi đại học KIT 2 môn Hóa học: Đề số 13 - Thầy Phạm Ngọc Sơn

Chia sẻ: Luyện Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Luyện thi đại học KIT 2 môn Hóa học: Đề số 13 - Thầy Phạm Ngọc Sơn" được chia làm 2 phần: phần chung có 40 câu hỏi trắc nghiệm, phần riêng được chọn theo chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luyện thi đại học KIT 2 môn Hóa học: Đề số 13 - Thầy Phạm Ngọc Sơn

  1. Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Hoá học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Đề số 13 ĐỀ SỐ 13 Giáo viên: PHẠM NGỌC SƠN Đây là đề thi tự luyện số 13 thuộc khoá LTĐH KIT-2: Môn Hóa học (Thầy Phạm Ngọc Sơn). Để sử dụng hiệu quả, bạn cần làm trước các câu hỏi trong đề trước khi so sánh với đáp án và hướng dẫn giải chi tiết trong video bài giảng (phần 1 , phần 2 và phần 3). I. Phần chung (40 câu) Câu 1. Cho các phản ứng : (1) O3 + dung dịch KI (2) F2+ H2O (3) KClO3 (rắn) + HCl đặc (4) SO2 + dung dịch H2S (5) Cl2 + dung dịch H2S (6) NH3(dư) + Cl2 (7) NO2 + NaOH (dd) (8) NaNO2 ( bão hoà) + NH4Cl (bão hoà) Số phản ứng tạo ra đơn chất là A.4. B.5 . C.7. D.6. Câu 2. Hai nguyên tố X và Y thuộc hai nhóm A liên tiếp. Tổng số proton của nguyên tử X và Y là 25. Y thuộc nhóm VIA. Đơn chất X không phản ứng trực tiếp với đơn chất Y. Nhận xét đúng về X, Y là: A. Công thức oxi cao nhất của X là X2O5. B. Bán kính nguyên tử Y lớn hơn bán kính nguyên tử X. C. Độ âm điện của Y lớn hơn độ âm điện của X. D. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử X có 3 electron độc thân. Câu 3. Nguyên tử nguyên tố X tạo ra anion X−. Trong X− có tổng số hạt mang điện là 35, số hạt mang điện lớn hơn số hạt không mang điện là 15. Số khối của X là: A. 47. B. 37. C. 54. D. 35. Câu 4. Cho phản ứng sau: K2Cr2O7 + HCl  KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O. Hệ số của các chất sau khi cân bằng phương trình hoá học lần lượt là A. 2, 28, 2, 4, 6, 14. B. 1, 14, 2, 2, 3, 7. C. 1, 12, 2, 2, 3, 7. D. 2, 14, 4, 4, 3, 7. Câu 5. Mệnh đề nào sau đây là đúng ? A. Protein là polime tạo bởi các gốc α-aminoaxit. B. Tất cả các cacbohiđrat đều có công thức đơn giản nhất là CH2O. C. Ankin tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư tạo ra kết tủa. D. Từ CH2=CCl-CH=CH2 có thể tổng hợp ra polime để sản xuất cao su cloropren. Câu 6. Cho cân bằng: C(rắn)+ CO2 (khí)  2CO (khí) Yếu tố tác động vào hệ không làm tăng tốc độ phản ứng thuận là A. tăng nhiệt độ. B. tăng áp suất. C. thêm C vào hệ phản ứng. D. tăng nồng độ CO2. Câu 7. Cho 1,74 gam hỗn hợp X gồm kim loại M (nhóm IIA) và Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được 0,1 mol NO2. Mặt khác, cho 2,1 gam M phản ứng hết với lượng dư dung dịch HCl thì thể tích khí H2 thu được nhiều hơn 1,12 lít (đktc). Kim loại M là A. Mg. B. Ba. C. Ca. D. Be. Câu 8. Hòa tan hết 8,56 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO trong 400 ml dung dịch HNO3 1M, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,01 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Điện phân dung dịch Y (điện cực trơ, không màng ngăn, hiệu suất 100%) với cường độ dòng điện không đổi 5A, trong 1 giờ 20 phút 25 giây. Khối lượng catot tăng lên và tổng thể tích khí thoát ra (đktc) ở hai điện cực khi kết thúc điện phân lần lượt là A. 1,28 gam và 2,744 lít. B. 2,40 gam và 1,848 lít. C. 1,28 gam và 1,400 lít. D. 2,40 gam và 1,400 lít. Câu 9. Cho các mệnh đề sau: (1) Glucozơ vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. (2) Toluen tham gia phản ứng thế brom khó hơn so với benzen. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
  2. Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Hoá học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Đề số 13 (3) Đun nóng C2H5OH với H2SO4 đặc ở 170OC thu được C2H5OC2H5. (4) Chỉ dùng dung dịch KMnO4 có thể phân biệt được toluen, benzen và stiren. (5) Anilin có tính bazơ nên dung dịch anilin làm quỳ tím hoá xanh. (6) Trong công nghiệp anđehit fomic được điều chế từ metan. (7) Các chất hữu cơ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm – CH2 là đồng đẳng của nhau. Số phát mệnh đề đúng là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 10. Cho các nhận xét về phân bón: (1) Độ dinh dưỡng của Supephotphat kép cao hơn Supephotphat đơn. (2) Phân kali được đánh giá theo % khối lượng của K tương ứng với lượng kali có trong thành phần của nó. (3) Điều chế phân kali từ quặng apatit. (4) Thành phần chính của phân lân nung chảy là hỗn hợp photphat và silicat của canxi và kali. (5) Phân đạm amoni làm cho đất chua thêm. (6) Nitrophotka là hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và KNO3. Số nhận xét đúng là: A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 11. Cho 15,6 gam hỗn hợp hai kim loại tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là A. 58,8 g. B. 29,4 g. C. 52,8 g. D. 88,2 g. Câu 12. Trộn dung dịch NaHCO3 với dung dịch KHSO4 theo tỉ lệ số mol 1: 1 rồi đun nóng nhẹ để đuổi hết khí. Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X có A. pH > 7. B. pH < 7. C. pH  7. D. pH  14. Câu 13. Điện phân dung dịch BaCl2 với điện cực trơ, màng ngăn xốp, sau một thời gian thấy ở anot thoát ra 1,68 lít một chất khí (đktc). Ở catot thu được A. 0,84 lít khí O2 (đktc). B. 10,125 gam Ba. C. 1,68 lít khí H2 (đktc). D. 3,36 lít khí H2 (đktc). Câu 14. Nguyên tử Fe có số hiệu nguyên tử bằng 26. Cấu hình electron của nguyên tử Fe là A. [Ar] 4s23d6. B. [Ar] 4s13d7. C. [Ar] 3d64s2. D. [Ar] 4s24p6. Câu 15. Có 3 mẫu hợp kim Fe–Al, Al–Zn, Ag–Mg. Dung dịch dùng để phân biệt 3 mẫu hợp kim trên là A. NaOH. B. HCl. C. H2SO4 loãng. D. HNO3. Câu 16. Một hỗn hợp X gồm 0,04 mol Al và 0,06 mol Mg. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp này trong dung 5 dịch HNO3 thu được 0,08 mol Y là sản phẩm của sự khử N . Nếu đem hỗn hợp đó hoà tan trong H2SO4 6 đặc, nóng thì thu được 0,12 mol Z là sản phẩm của sự khử của S . Y và Z là A. NO2 và H2S. B. NO2 và SO2. C. NO và SO2. D. NH4NO3 và H2S. Câu 17. Để nhận ra các khí CO2, SO2, H2S, NH3 có thể dùng các dung dịch A. brom và NaOH. B. NaOH và Ca(OH)2. C. brom và Ca(OH)2. D. KMnO4 và NaOH. Câu 18. Hòa tan hết 2,72 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 500 ml dung dịch HNO3 1M, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,07 mol một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất là NO. Giá trị của m là A. 5,92. B. 4,96. C. 9,76. D. 9,12 Câu 19. Thổi hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí X khô (gồm H2, CO, CO2). Cho X qua dung dịch Ca(OH)2 thì còn lại hỗn hợp khí Y khô (H2, CO). Lấy một phần khí Y cho tác dụng vừa hết với 13,44 gam CuO thấy tạo thành 1,89 gam nước. Phần trăm thể tích khí CO2 trong X là A. 20%. B. 11,11%. C. 29,16%. D. 30,12%. Câu 20. Hòa tan hết m gam Al2(SO4)3 vào H2O thu được 300 ml dung dịch X. Cho 150 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH thu được 2a gam kết tủa. Cho 150 ml dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch chứa 0,55 mol KOH, kết thúc các phản ứng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
  3. Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Hoá học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Đề số 13 A. 51,30 và 3,9. B. 51,30 và 7,8. C. 25,65 và 3,9. D. 102,60 và 3,9. Câu 21. Có 500 ml dung dịch X chứa các ion: K , HCO3−, Cl− và Ba2+. Chia X thành bốn phần: + - Lấy 100 ml phần (1) cho tác dụng dung dịch NaOH dư, thu được 19,7 gam kết tủa. - Lấy 100 ml phần (2) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. - Cho 200 ml phần (3) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 28,7 gam kết tủa. - Đun sôi đến cạn phần (4) thu được a gam chất rắn. Giá trị của m là A. 23,700. B. 14,175. C. 11,850. D. 10,062. Câu 22. Hoà tan 12,25 gam hỗn hợp X gồm FeSO4 và Fe2(SO4)3 vào nước thu được dung dịch Y. Y phản ứng vừa đủ với 245 ml dung dịch KMnO4 0,05M trong môi trường axit. Thành phần % về khối lượng của Fe2(SO4)3 trong hỗn hợp ban đầu là A. 15,2%. B. 24%. C. 76%. D. 84,8%. Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn 3,99 gam chất hữu cơ R phải dùng vừa đủ 5,88 lít khí O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O theo tỉ lệ 44: 15 về khối lượng. Biết rằng tỉ khối hơi của R đối với O2 là 3,5625, công thức phân tử của R là A. C6H12O2. B. C6H10O. C. C6H10O2. D. C5H10O2. Câu 24. Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Sục khí CO2 vào dung dịch NaClO. (2) Sục H2S vào dung dịch KMnO4 và H2SO4 loãng. (3) Sục khí SO2 vào dung dịch Br2. (4) Cho Zn vào dung dịch CrCl3. (5) Cho FeS vào dung dịch HCl. (6) Sục khí CO2 vào dung dịch Na[Al(OH)4]. (7) Nung Mg với SiO2. (8) Cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là A. 7. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp M gồm anđehit X và este Y, cần dùng vừa đủ 0,155 mol O2, thu được 0,13 mol CO2 và 2,34 gam H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol M phản ứng với lượng dưdung dịch AgNO3trong NH3, kết thúc các phản ứng thu được 21,6 gam Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là A. CH3CHO và HCOOCH3. B. CH3CHO và HCOOC2H5. C. HCHO và CH3COOCH3. D. CH3CHO và CH3COOCH3. Câu 26. Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO, C2H2 và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp hơi Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 0,07 mol O2, sinh ra 0,055 mol CO2 và 0,81 gam H2O. Phần trăm thể tích của HCHO trong X là A. 25,00%. B. 75,00%. C. 66,67%%. D. 33,33%. Câu 27. Cho 2,16 gam axit cacboxylic đơn chức X tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,02 mol KOH và 0,03 mol NaOH. Cô cạn dung dịch thu được sau khi phản ứng kết thúc còn lại 3,94 gam chất rắn khan. Công thức của X là A. CH3-CH2-COOH. B. CH2=CH-COOH. C. CH≡C-COOH. D. CH3-COOH Câu 28. Nung 25,2 gam muối của một axit hữu cơ thơm, đơn chức X thu được 9,275 gam Na2CO3, 23,52 lít khí CO2 (đktc) và 7,875 gam nước. CTCT của X là A. C6H5CH2COONa. B. C6H5CH2CH2COONa. C. C6H5COONa. D. CH3C6H4COONa. Câu 29. Cho các chất: Zn, Cr, ZnO, NaHCO3, Al2O3, NH4Cl, NaCl, Cr2O3, Al(OH)3, Cr(OH)2. Số chất vừa tác dụng dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH là A. 5. B. 7. C. 4. D. 6. Câu 30. Cho các chất: glyxin, caprolactam, acrilonitrin, anđehit fomic, axit ađipic, etylen glicol, axit tere phtalic, phenol. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là A. 4. B. 6. C. 3. D. 5. Câu 31. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hai ancol X và Y thuộc dãy đồng đẳng của ancol metylic thu được 52,8 gam CO2 và 29,7 gam H2O. Giá trị của a là A. 12,45. B. 17,74. C. 24,94. D. 82,52. Câu 32. Cho các chất sau: Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
  4. Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Hoá học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Đề số 13 (1) H–COOH (2) CH3–CHO (3) CH3–CH(OH)–COOH (4) CH  CH–COOH (5) OHC–COONH4 Số chất phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3 là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 33. Cho quỳ tím lần lượt vào dung dịch mỗi chất dưới đây: (1) H2N – CH2 – COOH (2) ClNH3 – CH2 – COOH (3) H2N – CH2 – COONa (4) H2N –[CH2]2 – CH(NH2) – COOH (5) HOOC – CH2 – CH(NH2) – COOH Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 34. Cho 5 kg benzen phản ứng với dung dịch hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc. Lượng nitrobenzen tạo thành được khử thành anilin. Biết rằng hiệu suất mỗi phản ứng đều là 78%. Khối lượng anilin thu được là A. 3,627 kg. B. 4,65 kg. C. 5,962 kg. D. 7,643 kg. Câu 35. Để trung hoà 19,8 gam một axit cacboxylic có mạch cacbon không phân nhánh thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic cần 112,5 ml dung dịch NaOH 2,0M. Công thức cấu tạo của axit cacboxylic là A. CH3CH2COOH. B. CH3CH(CH3)COOH. C. CH3CH2CH2COOH. D. CH3CH2CH2CH2COOH. Câu 36. Cho các mệnh đề sau: (1) Mantozơ bị thủy phân trong dung dịch kiềm loãng, đun nóng tạo thành glucozơ. (2) Dung dịch glucozơ làm nhạt màu nước brom. (3) Glucozơ, mantozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc. (4) Amilopectin có cấu trúc mạng lưới không gian. (5) Xenlulozơ tác dụng được với Cu(OH)2. (6) Nhỏ dung dịch I2 vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột, thấy ống nghiệm chuyển màu xanh tím. Số mệnh đề đúng là A. 5. B. 3 . C. 4. D. 2. Câu 37. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Biết hiệu suất của phản ứng là 80%. Thể tích axit nitric 59,8% (D = 1,225 g/ml) cần để sản xuất 125 kg xenlulozơ trinitrat là A. 166,27 lít. B. 135,73 lít. C. 121,8 lít. D. 207,84 lít. Câu 38. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai este no, đơn chức thu được 5,85 gam H2O. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp hai este trên thì thu được hỗn hợp X gồm ancol và axit. Nếu đốt cháy 1/2 lượng X thì thể tích CO2 thu được (đktc) là A. 3,64 lít. B. 7,28 lít. C. 10,92 lít. D. 14,56 lít. Câu 39. Cho 19,35 gam este E có CTPT C4H6O2 vào 225 ml dung dịch NaOH 1,25M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 20,7 gam chất rắn khan. Tên gọi của E là A. metyl acrylat. B. vinyl axetat. C. etyl acrylat. D. anlyl axetat. Câu 40. Thuỷ phân hoàn toàn m gam một pentapeptit mạch hở M thu được hỗn hợp gồm hai amino axit X1, X2 (đều no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm -NH2và một nhóm -COOH). Đốt cháy toàn bộ lượng X1, X2 ở trên cần dùng vừa đủ 0,1275 mol O2, chỉ thu được N2, H2O và 0,11 mol CO2. Giá trịcủa m là A. 3,17. B. 3,89. C. 4,31. D. 3,59. II. Phần riêng (10 câu) A. Theo chương trình Chuẩn (từ câu 41 đến câu 50) Câu 41. Cho m gam bột Fe vào 50 ml dung dịch Cu(NO3)2 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,88 gam chất rắn Y. Cho 4,55 gam bột Zn vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được 4,1 gam chất rắn Z và dung dịch chứa một muối. Giá trị của m là A. 4,48. B. 2,80. C. 5,60. D. 8,40. Câu 42. Oxi hoá 3,75 gam một anđehit đơn chức X bằng oxi có xúc tác thu được 5,35 gam hỗn hợp Y gồm axit và anđehit dư. Đốt cháy hoàn toàn X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là A. 12,5 g. B. 17,05 g. C. 19,4 g. D. 25 g. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 -
  5. Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Hoá học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Đề số 13 Câu 43. Một este X tạo thành từ axit cacboxylic đơn chức mạch hở, không no (chứa một nối đôi) và một ancol no đơn chức mạch hở. Công thức chung của X là: A.CnH2n - 4O4 (n ≥ 4). B. CnH2n-4O2 (n ≥ 4). C. CnH2n - 2O2 (n ≥ 3). D. CnH2n - 2O2 (n ≥ 4). Câu 44. Cho 24,3 gam bột Al vào 225 ml dung dịch hỗn hợp NaNO3 1M, NaOH 3M, khuấy đều cho đến khi khí ngừng thoát ra thì dừng lại. Thể tích khí thoát ra (đktc) là A. 22,68 lít. B. 15,12 lít. C. 5,04 lít. D. 20,16 lít. Câu 45. Phương trình hoá học nào sau đây sai ? 0 t A. (NH4)2Cr2O7   Cr2O3 + N2 + 4H2O B. 2CrO3 + 2NH3   Cr2O3 + N2 + 3H2O C. 3CuO + 2NH3   3Cu + N2 + 3H2O D. Fe2O3 + 6HI   2FeI3 + 3H2O Câu 46. Biết số hiệu nguyên tử của Zn là 30. Vị trí của Zn trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 4, nhóm IIA. B. chu kì 5, nhóm IIB. C. chu kì 4, nhóm IIB. D. chu kì 3, nhóm IB. Câu 47. Cho 9,55 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn tác dụng vừa đủ với 870 ml dung dịch HNO31M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 0,06 mol hỗn hợp khí N2 và N2O. Tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 là 20,667. Giá trị của m là A. 45,95. B. 42,55. C. 40,55. D. 54,95. Câu 48. Cho các chất: C2H5OH, CH3COOH, C6H5OH, C2H5ONa, CH3COONa, C6H5ONa. Trong các chất đó, số cặp chất phản ứng được với nhau là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 49. Đốt cháy hoàn toàn m gam amino axit X (chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH) thu được 0,3 mol CO2, 0,25 mol H2O và 1,12 lít khí N2 (đktc). CTCT của X là A. H2N–CH2–COOH. B. H2N–CC–COOH. C. H2N–CH=CH–COOH. D. H2N–CH2–CH2–COOH. Câu 50. Cho 360 gam glucozơ lên men thành ancol etylic và cho tất cả khí cacbonic thoát ra hấp thụ vào dung dịch NaOH dư thì thu được 318 gam Na2CO3. Hiệu suất phản ứng lên men rượu là A. 50%. B. 62,5%. C. 75%. D. 80%. B. Theo chương trình Nâng cao (từ câu 51 đến câu 60) Câu 51. Cho phương trình phản ứng hoá học sau: CnH2n–2 + KMnO4 + H2O  HOOC–COOH + MnO2 + KOH Hệ số của các chất sau khi cân bằng phương trình hoá học lần lượt là: A. 6, (10n – 4), (2n + 4), 3n, (10n – 4), (10n – 4). B. 3, (5n – 2), (n + 2), 3n, (5n – 2), (5n – 2). C. 4, (6n – 2), (2n + 4), 3n, (6n – 2), (6n – 2). D. 3, (4n – 2), (n + 2), 3n, (4n – 2), (4n – 2). Câu 52. Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần (từ trái sang phải) tính linh động của nguyên tử H trong nhóm OH là: A. CH3COOH, HCOOH, C6H5OH, C2H5OH, H2O. B. H2O, C6H5OH, C2H5OH, CH3COOH, HCOOH. C. C2H5OH, H2O, C6H5OH, CH3COOH, HCOOH. D. C2H5OH, H2O, C6H5OH, HCOOH, CH3COOH. Câu 53. Thực hiện phản ứng tách nước từ glixerol thu được chất E có tỉ khối hơi so với nitơ bằng 2. Biết E không tác dụng được với Na và trong phân tử không có mạch vòng. Công thức cấu tạo của E là A. CH2=CH–CH2–OH. B. CH2=C=CH–OH. C. CH2=CH–CHO. D. CH  C–CH2–OH. Câu 54. Cho một lá Fe lần lượt vào từng dung dịch muối: ZnCl2; CuSO4; AgNO3; AlCl3; Fe2(SO4)3; FeSO4. Các trường hợp có phản ứng xảy ra là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 55. Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Crom có tính khử yếu hơn sắt. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 -
  6. Khóa học LTĐH KIT-2: Môn Hoá học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Đề số 13 B. Cr2O3 và Cr(OH)3 có tính lưỡng tính. C. Cu2O vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. D. CuSO4 khan có thể dùng để phát hiện nước có lẫn trong xăng hoặc dầu hoả. Câu 56. Cho 38,6 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và FeCO3 vào một bình không chứa không khí. Nung bình đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 9,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm ba chất khí và m gam chất rắn Z. Giá trịcủa m A. 18,00. B. 20,59. C. 22,88. D. 20,00. Câu 57. Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm ancol etylic, ancol metylic, glixerol và sobitol cần vừa đủ 28,56 lít khí O2 (ở đktc), sau phản ứng thu được 25,2 gam H2O. Mặt khác nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thì thu được 9,52 lít H2 (ở đktc). Phần trăm về khối lượng của ancol etylic có trong hỗn hợp X là A. 16,20%. B. 24,30%. C. 12,15%. D. 32,40%. Câu 58. Hai hợp chất thơm X, Y đều có công thức CnH2n–8O2. Hơi của Y, X có khối lượng riêng là 10,894 g/lít (ở 00C, 2 atm). X là hợp chất tạp chức có phản ứng tráng bạc; Y là axit yếu nhưng mạnh hơn axit cacbonic. Công thức của X, Y lần lượt là A. C6H4(CHO)2 và C6H5OH. B. HO–C6H4–CHO và C6H5OH. C. C6H4(OH)2 và C6H5OH. D. HO–C6H4–CHO và C6H5COOH. Câu 59. Đốt cháy hoàn toàn hai amin no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng liên tiếp thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol là 1: 2. Công thức phân tử của hai amin là A. CH5N và C2H7N. B. C2H7N và C3H9N. C. C3H9N và C4H11N. D. C4H11N và C5H13N. Câu 60. Có các phản ứng sau: (1) C6H5OH + (CH3CO)2O → (2) CH3CHO + Br2 + H2O → LiAlH , t o (3) CH3CN + HCl + H2O → (4) CH3  COO  CH3  4  men (5) C2H5OH + O2   (6) HCl + CH3COONa → Số phản ứng sinh ra axit axetic là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2