Luyện thi đại học KIT 2 môn Sinh học: Đề số 4 - GV. Nguyễn Thành Công
lượt xem 8
download
"Luyện thi đại học KIT 2 môn Sinh học: Đề số 4 - GV. Nguyễn Thành Công" có cấu trúc đề được chia làm phần: phần chung gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, phần riêng được chọn theo chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao. Mời các bạn cùng tham khảo và thử sức mình với đề thi này
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luyện thi đại học KIT 2 môn Sinh học: Đề số 4 - GV. Nguyễn Thành Công
- Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 04 ĐỀ THI TỰ LUYỆN SỐ 04 (TÀI LIỆU BÀI GIẢNG) Giáo viên: NGUYỄN THÀNH CÔNG Đây là đề thi tự luyện số 04 thuộc khoá LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công). Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần làm trước các câu hỏi trong đề trước khi so sánh với đáp án và hướng dẫn giải chi tiết trong video bài giảng (phần 1và phần 2). Câu 1: Hiện tượng tiến hóa hội tụ thể hiện qua ví dụ nào dưới đây? A. Dơi là nhóm thú có khả năng bay, chi trước của chúng có dạng cánh giống cánh chim. B. Vây cá heo để bơi, tay người để cầm nắm đồ vật, chúng đều là chi trước. C. Mặc dù cùng có khả năng bay lượn trên không, chim có cánh mang lông vũ, ruồi có cánh màng. D. Cả hai đều là tuyến ngoại tiết, tuyến nọc rắn tiết nọc độc, tuyến nước bọt ở người tiết nước bọt. Câu 2: La Mac giải thích về sự hình thành loài hươu cao cổ là do A. Các biến dị cao cổ được phát sinh ngẫu nhiên và tạo ra nhóm cao cổ từ nhóm thấp cổ. B. Những biến dị cao cổ có lợi được chọn lọc tự nhiên giữ lại. C. Tập quán của các cá thế hươu thấp cổ luôn không ngừng vươn cao cổ để lấy được lá cây trên cao được di truyền qua các thế hệ. D. Sự thay đổi đột ngột của môi trường dẫn đến chỉ còn loài cây cao, hươu phải vươn cổ để ăn lá. Câu 3: Một cặp vợ chồng bình thường sinh được một con trai bị bạch tạng, một con trai mù màu. Ông bà nội, ngoại của hai đứa trẻ này cũng bình thường. Người mẹ của hai đứa trẻ này có kiểu gen là gì biết rằng bệnh mù màu do gen lặn liên kết X quy định, bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST quy định. A. BBXMXm. B. BbXMXM. C. BbXMXm. D. a và b đúng Câu 4: Loài cây trồng nào dưới đây không có nguồn gốc từ loài mù tạc hoang dại mà tổ tiên con người đã thuần hóa thông qua quá trình chọn lọc nhân tạo? A. Su hào. B. Cải cúc. C. Cải Bruxen. D. Cải bắp. Câu 5: Ở loài chim công Pavo muticus, các quan sát di truyền đã xác nhận tính trạng chiều cao của chân và độ dài lông đuôi được chi phối bởi hiện tượng một gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Cho chim mang hai cặp tính trạng tương phản giao phối với nhau được F1 đồng loạt chân cao, lông đuôi dài. Cho chim mái F1 giao phối với chim đực chân thấp, lông đuôi ngắn, thu được F2 gồm 1 Chim trống, chân cao, lông đuôi dài: 1 chim trống, chân thấp, lông đuôi dài: 1 chim mái, chân cao, lông đuôi ngắn; 1 chim mái, chân thấp lông đuôi ngắn. Nhận định nào là chính xác? A. Gen quy định độ dài lông đuôi nằm trên NST giới tính. B. Chân cao, lông đuôi dài là lặn so với chân thấp, lông đuôi ngắn. C. Gen quy định chiều cao chân nằm trên NST giới tính. D. Có hiện tượng di truyền tế bào chất. Câu 6: Trong chu trình sinh địa hóa đối với nguyên tố Nitơ, nhóm sinh vật chuyển hóa NO3- thành NH4+ là A. Động vật đơn bào. B. Thực vật tự dưỡng. C. Vi khuẩn cố định đạm. D. Vi khuẩn phản nitrat hóa. Câu 7: Đơn vị nào chỉ ra dưới đây KHÔNG phải là một hệ sinh thái điển hình? A. Một bát nước lấy lên từ hồ thả cá B. Một lồng gà, vịt của người đi buôn bán. C. Một bể cá cảnh với hòn non bộ ở sân trường D. Giọt nước mưa đọng lại lâu ngày ngoài sân Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
- Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 04 Câu 8: Khi nghiên cứu NST của một cá thể sinh vật, người ta nhận thấy xuất hiện đột biến NST trong đó trình tự của NST cá thể nghiên cứu là ABCDE*GHIKL trong khi trình tự NST của loài nói trên là ABCDEF*GHIKL. Theo anh chị dạng đột biến trên có vai trò: A. Thường làm mất cân bằng các gen nên thường gây chết đối với thể đột biến, thường dùng để loại bỏ các gen không mong muốn ra khởi NST. B. Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể. C. Tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa, đặc biệt nếu quá trình trên được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn tới hình thành loài mới. D. Thường không gây hậu quả nghiêm trọng, chúng tạo điều kiện cho các biến đổi gen, tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa. Câu 9: Theo quan điểm của Darwin, chọn lọc tự nhiên là A. Quá trình chọn lọc các biến dị xuất hiện đồng loạt do sự biến đổi của môi trường, tạo ra các loài mới thích nghi vơi môi trường mới. B. Kết quả của quá trình đấu tranh sinh tồn, sự di truyền của các biến dị cá thể giúp sinh vật thích nghi tốt với môi trường, tăng khả năng sống sót và sinh sản của chúng. C. Sự thắng cuộc của những cá thể sinh vật mang các biến dị di truyền giúp chúng khỏe mạnh hơn và giành được nhiều thức ăn hơn. D. Quá trình đấu tranh sinh tồn của các cá thể với nhau, cá thể nào khỏe mạnh sẽ chiến thắng. Câu 10: Ở một loài côn trùng có hiện tượng trinh sản. Alen A quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen a quy định cánh ngắn. Alen B quy định cánh rộng là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh hẹp. Hai gen này cùng nằm trên một NST và xảy ra trao đổi chéo. Tiến hành lai cá thể cái cánh dài, rộng và cá thể đực cánh ngắn, hẹp được F1 toàn cánh dài, rộng. Công thức của phép lai là A. ♀AABB x aabb B. ♀ C. ♀ D. ♀ Câu 11: Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, hiện tượng nào khiến cho năng lượng thoát khỏi giới hữu sinh? A. Rụng lá xuống đất. B. Hô hấp. C. Ăn thực vật. D. Ăn động vật. Câu 12: Mỗi đối tượng sinh vật đều có phương pháp chọn giống riêng dựa vào đặc tính quá trình sinh sản của chúng. Đối với vi sinh vật, phương pháp chủ yếu để chọn giống là: A. Dung hợp tế bào trần tạo thành các dạng tế bào lai có ưu thế lai cao. B. Xử dụng phương pháp tiếp hợp hữu tính để thu các dòng lai. C. Gây đột biến nhân tạo rồi chọn lọc các dòng đột biến. D. Xử lý các môi trường khác nhau rồi lựa chọn các dòng thích nghi với một môi trường cụ thể. Câu 13: Ở một loài động vật, tiến hành phép lai giữa hai cá thể thuần chủng, con đực có râu lai với con cái không râu. F1 thu được 1 có râu : 1 không râu, cho F1 giao phối với nhau được F2 trong đó : Giới đực : 3 có râu : 1 không râu Giới cái : 1 có râu : 3 không râu Biết rằng tính trạng do một gen chi phối, ở loài động vật này XX là con cái và XY là con đực. Quy luật di truyền chi phối tính trạng. A. Tương tác cộng gộp B. Tương tác có phối hợp với liên kết C. Tương tác các gen trên NST giới tính D. Tính trạng chịu ảnh hưởng bởi giới tính Câu 14: Một trong số các quần thể đưa ra dưới đây KHÔNG phải là quần thể giao phối, quần thể đó là: A. Một ruộng chuối tiêu. B. Những con gà rừng sống trong rừng . C. Những con báo trên đồng cỏ Châu Phi. D. Những cây bách tán trên 1 quả đồi. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
- Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 04 Câu 15: Ở một loài tính trạng số lượng được chi phối bởi 2 locus, mỗi locus 2 alen, trong đó sự có mặt thêm mỗi một alen trội đều ảnh hưởng đến mức độ biểu hiện của tính trạng. Nếu giao phấn cây có biểu hiện ít nhất và cây có biểu hiện cao nhất tạo ra F1, cho F1 tự thụ phấn thì sự phân bố kiểu hình ở F2 đạt giá trị: A. 15:1. B. 1:4:6:4:1. C. 4:4:1:1. D. 1:6:15:20:15:6:1. Câu 16: Nhận định nào dưới đây là chính xác khi nói về lịch sử hình thành và phát triển của loài người? A. Cách đây hơn 30000 năm, sự tồn tại của ít nhất hai loài người đã được chứng minh, một trong hai loài này hiện nay vẫn tồn tại. B. Tổ tiên loài người và vượn người hiện đại đã tách ra từ một tổ tiên chung cách đây khoảng 1,8 triệu năm thời kỳ bắt đầu kỷ đệ tứ của đại tân sinh. C. Trong quá trình hình thành loài người, chi Homo chỉ xuất hiện một loài duy nhất là H.sapiens. D. Từ tổ tiên loài người đứng thẳng Homo erectus đã phát sinh loài người khéo léo Homo habillis. Câu 17: Về vai trò của các nhân tố vô sinh đối với hệ sinh thái, nhận định nào dưới đây là chính xác? A. Ánh sáng không ảnh hưởng đến quang hợp của các loài tảo biển. B. Ánh sáng nhìn thấy không ảnh hưởng tới đời sống thực vật. C. Ánh sáng nhìn thấy cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp ở thực vật. D. Tia tử ngoại có vai trò quan trọng nhất với quá trình quang hợp của thực vật. Câu 18: Nghiên cứu quá trình biểu hiện của một gen không phân mảnh người ta nhận thấy gen này có 116 Timine, tổng số liên kết hydro của gen là 1684. Anh/Chị hãy cho biết số axit amin trong chuỗi polypeptid mà gen trên mã hóa là bao nhiêu? A. 198. B. 197. C. 199. D. 200. Câu 19: Trước đây DDT là một loại thuốc diệt côn trùng phổ biến, tuy nhiên do tính độc về sau đa bị cấm sử dụng. Ở những lần xử lý đầu, hiệu quả tiêu diệt côn trùng rất cao, song càng về sau, hiệu quả càng giảm đi. Có thể giải thích điều này: A. Thuốc DDT là nhân tố phát sinh nhiều biến dị tổ hợp kháng thuốc, những biến dị này được truyền cho các thế hệ sau thông qua sinh sản hữu tính. B. Thuốc DDT gây hiện tượng phát sinh các đột biến kháng thuốc ở một vài cá thể, bản thân alen đột biến được nhân rộng thông qua biến nạp, tải nạp hoặc tiếp hợp. C. Các cá thể côn trùng sau nhiều lần tiếp xúc với thuốc sẽ học được cách tránh sự tác động của thuốc lên cơ thể chúng. D. Khi tiếp xúc với thuốc, các cá thể mang sẵn gen kháng thuốc sẽ sống sót và sinh sản. alen này được truyền qua thế hệ sau nhờ sinh sản hữu tính và nhân lên. Do vậy, những lần xử lý sau số lượng cá thể bị tiêu diệt ít đi. Câu 20: Sau Trong công nghệ ADN tái tổ hợp, ở giai đoạn nối giữa thể truyền và ADN đích cần sự có mặt của một nhân tố giúp chúng nối lại với nhau. Nhân tố đó là: A. ADN polymeraza B. ARN Polymeraza. C. Enzym cắt giới hạn D. ADN Ligaza. Câu 21: Bệnh mù màu đỏ - lục và bệnh máu khó đông do hai gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X quy định, cách nhau 12 cM. Theo sơ đồ phả hệ bên, trong các người con thế hệ I 1 2 Mù màu thứ III (1 - 5), người con nào chắc chắn là kết quả II Máu khó đông của tái tổ hợp giữa hai gen? 1 2 A. 1 và 2 B. 1 và 3 III 1 2 3 4 5 C. 4 D. 5 Câu 22: Một trong các đối tượng sinh vật mà con người tạo ra dưới đây KHÔNG phải là kết quả của kỹ thuật chuyển gen, đó là: Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
- Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 04 A. Các con bò có khả năng sản xuất r-protein. B. Chuột nhắt mang gen GH của chuột cống. C. Cừu có khả năng cho sữa chứa protein huyết thanh của người. D. Cừu Dolly. Câu 23: Cho một loài thực vật thân cao, hạt vàng, vỏ nhăn thụ phấn với cây thân thấp, hạt xanh, vỏ trơn được F1 đồng tính gồm các cây thân cao, hạt vàng, vỏ trơn. Cho F1 giao phấn với cây có kiểu gen chưa rõ thu được F2 gồm 8 kiểu hình khác nhau với tỉ lệ là 18,75%: 18,75%:18,75%:18,75%: 6,25%:6,25%:6,25%:6,25%. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng nằm trên các NST khác nhau. Kết luận nào dưới đây là chính xác? A. Ở cây chưa rõ kiểu gen, nhất định phải dị hợp ở một cặp alen quy định một trong ba tính trạng nói trên. B. Kiểu gen của cây đem lai với F1 chỉ có thể là Aabbcc. C. Cây đem lai với cây F1 không thể có kiểu gen là aabbDd. D. Có 8 tổ hợp giao tử trong phép lai này. Câu 24: Hội chứng siêu nữ là biểu hiện của dạng đột biến: A. Đa bội. B. Tự đa bội. C. Lệch bội. D. Lệch bội NST thường Câu 25: Ở cà độc dược, bộ NST 2n = 24, theo lý thuyết có tối đa bao nhiêu dạng đơn nhiễm kép khác nhau? A. 1 . B. 12. C. 66. D. 132. Câu 26: Trong số các thành phần kể ra dưới đây, yếu tố KHÔNG tham gia vào quá trình dịch mà là: A. ATP B. tARN C. mARN trưởng thành D. Các nucleotit tự do. Câu 27: Trong điều kiện tự nhiên, kích thước của quần thể được điều chỉnh xung quanh trạng thái cân bằng. Nhân tố nào dưới đây là quan trọng nhất đối với sự cân bằng đó: A. Hiện tượng ngẫu phối và loại trừ các nhân tố tiến hóa . B. Các loài có mối quan hệ dinh dưỡng. C. Khả năng cung cấp điều kiện sống của môi trường. D. Các loài đối địch và sự cạnh tranh cùng loài. Câu 28: Trên một phân tử ADN người ta nhận thấy có 8 loại bộ ba mã hóa, theo anh chị số loại nucleotit tối thiểu cần phải có mặt trên phân tử đó là bao nhiêu? A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 29: Do thích nghi với những điều kiện môi trường khác nhau mà các loài sinh vật có nhiều hướng tiến hóa khác nhau phụ thuộc môi trường sống của chúng. Nhóm sinh vật có hướng tiến hóa đơn giản hóa mức độ cơ thể để phù hợp với môi trường sống: A. Nhóm sinh vật thủy sinh. B. Nhóm sinh vật ký sinh. C. Nhóm sinh vật hạn sinh. D. Nhóm sinh vật khí sinh. Câu 30: Opanrin và Handal là những người tiên phong nhận định về sự hình thành sự sống từ các hợp chất đơn giản đầu tiên. Mãi đến năm 1953 trong thí nghiệm của S. Mi lơ và Urey đã sử dụng thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết của Oparin và Handal, có nhiều loại khí sử dụng trong thí nghiệm nhưng loại khí nào dưới đây KHÔNG được sử dụng? A. CH4. B. N2. C. NH3. D. H2. Câu 31: Một tế bào sinh dưỡng (2n = 24) tiến hành quá trình nguyên phân. Ở kỳ đầu của quá trình nguyên phân nói trên, hợp tử này có bao nhiêu NST kép? A. 24. B. 0. C. 12. D. 48. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 -
- Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 04 Câu 32: Các loài thực vật sống trong điều kiện khô hạn KHÔNG mang đặc điểm: A. Thân mọng nước, lá biến thành gai B. Thân và lá nhỏ, cứng, rắn. C. Bộ rễ dài D. Thân và lá có nhiều khí khổng. Câu 33: Đem lai cặp bố mẹ dị hợp về 3 cặp gen, ở thế hệ đầu tiên xác suất để thu được kiểu gen đồng hợp ở cả 3 locus là: A. 1/16. B. 1/64. C. 2/64. D. 1/8. Câu 34: Nhóm sinh vật nào dưới đây thường có tỷ lệ đực/cái rất thấp: A. Các loài thú. B. Một số loài ong. C. Chim. D. Thân mềm. Câu 35: Ở một loài chó hoang, tính trạng màu lông do một đơn gen quy định trong đó alen A quy định màu vàng, alen a quy định màu lông trắng. Cấu trúc di truyền của một quần thể chó hoang đối với tính trạng màu lông là: 68% AA; 18% Aa và 14% aa. Sau 3 thế hệ ngẫu phối, cấu trúc di truyền của quần thể nói trên đối với locus quy định màu lông là: A. 0,5929AA; 0,3542Aa và 0,0529aa. B. 0,68AA; 0,18Aa và 0,14aa. C. 0,14AA; 0,18Aa và 0,68aa. D. 0,3542AA; 0,5929Aa và 0,0529aa. Câu 36: Các thành phần của NST sắp xếp theo trình tự tăng dần của kích thước là: A. Chất nhiễm sắc; sợi nhiễm sắc;nucleosome; chuỗi nucleosome; chromatit. B. Nucleosome; chuỗi nucleosome; sợi siêu xoắn; sợi chất nhiễm sắc; chromatit C. Nucleosome; sợi nhiễm sắc chất; chuỗi nuleosome; sợi siêu xoắn; chromatit D. Nucleosome; chuỗi nucleosome; sợi nhiễm sắc; sợi siêu xoắn; chromatit. Câu 37: Loài sinh vật nào chỉ ra dưới đây là đại diện của nhóm sinh vật biến nhiệt? A. Bò biển. B. Hải cẩu. C. Rùa biển. D. Cá heo. Câu 38: Một trong những ứng dụng chính của định luật Hardy – Weinberg là xác định được tần số tương đối của các alen và các kiểu gen trong quần thể. Những nhóm ngành nào dưới đây chủ yếu sử dụng ứng dụng trên của định luật Hardy - Weinberg? A. Y học và sinh lý học người và động vật. B. Di truyền học chọn giống và các nghiên cứu sinh lý động vật cũng như sinh lý thực vật. C. Y học và di truyền học chọn giống. D. Cả ba đáp án trên đều đúng. AbD Câu 39: Xét cá thể có kiểu gen . Nếu cho rằng quá trình giảm phân hình thành giao tử KHÔNG xảy aBd ra đột biến, cá thể trên cho tối đa bao nhiêu kiểu giao tử từ kiểu gen nói trên? A. 20. B. 16. C. 8. D. 4. Câu 40: Xét phép lai , ở thế hệ sau của phép lai nói trên, sẽ tạo ra tỉ lệ các cá thể mang tính trạng trội ở một cặp gen sẽ là bao nhiêu, nếu cho rằng khoảng cách giữa A và B là 40cM, hoán vị gen xảy ra ở cả bố và mẹ. A. 32%. B. 36%. C. 20,5%. D. 41%. PHẦN RIÊNG (Thí sinh chọn 1 trong 2 phần dưới đây) PHẦN CƠ BẢN (Dành cho các thí sinh theo ban cơ bản – Từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Dạng đột biến nguyên khung (giữ nguyên khung đọc của các codon) nào dưới đây KHÔNG gây hậu quả đối với các gen ở sinh vật nhân sơ? A. Thay thế cặp AT bằng cặp GX tạo ra các codon thoái hóa mã di truyền cùng nhau. B. Mất hoặc thay thế một hoặc môt vài cặp nucleotide. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 -
- Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 04 C. Thay thế cặp AT bằng cặp GX ở bộ ba quy định axit amin mở đầu của gen. D. Thay thế cặp GX bằng cặp AT ở trình tự promoter của gen. Câu 42: Ở ruồi giấm, F1 giao phối với nhau được F2 gồm 272 ruồi giấm đực mắt đỏ, cánh thường: 545 ruồi cái, mắt đỏ, cánh thường và 274 ruồi đực mắt trắng, cánh xẻ. Biết rằng mỗi gen chi phối một tính trạng. Về mặt lý thuyết, có thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen khác nhau về 2 tính trạng nói trên ở quần thể ngẫu phối? A. 12. B. 10. C. 9. D. 14. Câu 43: Lai hai giống bí ngô quả tròn có nguồn gốc từ hai địa phương khác nhau, người ta thu được F1 quả dẹt và F2 gồm 58 cây quả dẹt: 34 cây quả tròn: 6 cây quả dài. Lai phân tích F1 sẽ thu được tỉ lệ: A. 1 tròn: 2 dẹt: 1 dài. B. 3 dẹt: 1 dài. C. 1 dẹt: 2 tròn: 1 dài. D. 3 tròn: 3 dẹt: 1 dài: 1 bầu. Câu 44: Mạch gốc của một gen mã hóa cho một chuỗi peptid có trình tự chỉ ra dưới đây: 3’ TAX GAA XXT TXX TTX XGA ATG ATX 5’ Một đột biến thay thế nucleotit thứ 13 trên gen là T bằng A. Về mặt lý thuyết số axit amin của phân tử protein do gen đột biến mã hóa là: A. 3 . B. 7. C. 8. D. 4. Câu 45: Để sử dụng được con lai vào mục đích kinh tế thì phép lai khác dòng kép phải trải qua bao nhiêu thế hệ lai? A. 2 thế hệ. B. 4 thế hệ. C. 1 thế hệ. D. 3 thế hệ. Câu 46: Theo quan điểm của Lamac, nguyên nhân làm cho các loài sinh vật tiến hóa, tức là có sự biến đổi từ dạng đơn giản đến phức tạp là do A. Các cá thể sinh vật trong quần thể luôn phải cạnh tranh nhau để sinh tồn. B. Điều kiện ngoại cảnh không đồng nhất và luôn biến đổi một cách chậm chạp. C. Các biến đổi đồng loạt, có hướng dưới ảnh hưởng của môi trường sống được di truyền cho thế hệ sau. D. Các sinh vật tự nhiên luôn chứa đựng sẵn các biến dị di truyền. Câu 47: Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới tính liên tục của chu kỳ các bon. Quá trình nào dưới đây ảnh hưởng mạnh nhất tới chu trình đó? A. Sự lắng đọng cacbon B. Quang hợp của thực vật C. Hô hấp động vật D. Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch Câu 48: Kiểu cạnh tranh hay gặp ở những quần thể vượn: A. Cạnh tranh về thức ăn. B. Cạnh tranh giao phối. C. Cạnh tranh về nơi ở. D. Cạnh tranh nuôi con. Câu 49: Ngày nay, việc kiểm tra sức khỏe thai nhi định kỳ có thể phát hiện được nhiều bất thường của thai nhi. Dùng phương pháp quan sát tiêu bản NST các bác sĩ kết luận: thai nhi là một thể ba nhiễm! Kết luận trên đến từ quan sát nào dưới đây? A. Trong tiêu bản nhân tế bào có 50 NST. B. Trong tiêu bản nhân tế bào có 47 NST. C. Trong tiêu bản nhân tế bào có 92 NST. D. Trong tiêu bản nhân tế bào có194 NST. Câu 50: Thực chất của chọn lọc nhân tạo là quá trình A. Đào thải những biến dị có hại, tích lũy những biến dị có lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản của một loài sinh vật B. Phân hóa khả năng sống sót của các cá thể sinh vật trong từng môi trường khác nhau. C. Phân hóa khả năng sinh sản của các cá thể sinh vật khi đặt chúng trong từng điều kiện môi trường khác nhau. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6 -
- Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 04 D. Đào thải những biến dị không mong muốn, tích lũy những biến dị phù hợp với mục đích của con người. PHẦN NÂNG CAO (Dành cho các thí sinh học theo ban nâng cao – Từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Loại khí nào dưới đây không tác động tới hiện tượng hiệu ứng nhà kính? A. CO2. B. CH4 và CFCs. C. H2O. D. Không có loại nào kể trên. Câu 52: Nhận xét nào dưới đây là không chính xác khi nói về mô hình operon của Jacob và Monob? A. Trong cấu trúc của operon Lac có một gen điều hòa nằm ở giữa vùng khởi động và vùng vận hành mã hóa cho protein ức chế gắn vào vùng vận hành ở trạng thái bình thường do vậy vùng mã hóa không được phiên mã. B. Vùng vận hành nằm ngay phía trước vùng mã hóa và là vị trí tương tác của các protein ức chế bám vào. C. Operon Lac có cấu tạo gồm 3 thành phần: vùng vận hành, vùng khởi động và vùng cấu trúc chứa các gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng và nằm kề nhau. D. Sự có mặt của chất cảm ứng làm thay đổi cấu trúc không gian của protein ức chế, nó không còn bám được vào vùng vận hành và quá trình phiên mã của các gen cấu trúc được thực hiện. Câu 53: Khi phân tích chuỗi globin ở người bị bện thiếu máu hồng cầu hình liềm, người ta nhận thấy có sự thay thế của một axit amin. Mô tả nào dưới đây là chính xác về gen mã hóa globin ở người? A. Gen nói trên được thêm vào 2 cặp nucleotit tại vị trí mã hóa cho axit amin mới. B. Một cặp nucleotit này được thay thế cho một cặp nucleotit khác dẫn đến đột biến nhầm nghĩa. C. Quá trình đột biến làm gen nói trên bị mất một cặp nucleotit. D. Tất cả các biến đổi trên của gen đều gây ra thay thế một axit amin trong chuỗi polypeptit. Câu 54: Giống táo má hồng là một thành công của ngành chọn giống bằng phương pháp gây đột biến thực nghiệm. Các nhà khoa học đã xử lý đột biến từ giống táo Gia Lộc. Tác nhân gây đột biến trong trường hợp này là: A. Tia phóng xạ. B. Sốc nhiệt. C. Consixin. D. NMU. Câu 55: Ở người, tính trạng tóc xoăn hay tóc thẳng là do một gen quy định. Trong một gia đình người ông tóc thẳng (I) kết hôn với bà tóc quăn (II) sinh đôi được hai người con trong đó có một người con tóc thẳng (III) và một người con gái tóc quăn (IV). Người con gái tóc quăn lớn lên và kết hôn với một người tóc quăn (V) sinh ra người con tóc thẳng (VI). Kiểu gen của từng người theo thứ tự ở trên là A. I – tt; II – Tt; III – tt; IV – Tt; V – Tt; VI – tt. B. I – XtY; XTXt; III - XTXt; IV – XtXt; V - XTXt; VI - XtY. C. I – XtY; XTXt; III – XtXt; IV – XTXt; V - XTY; VI – XTXt. D. Đáp án khác. Câu 56: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, vai trò quan trọng nhất của Chọn lọc tự nhiên thể hiện: A. Quy định chiều hướng và tốc độ quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. B. Phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gen thích nghi trong quần thể ngẫu phối. C. Làm tần số tương đối của các alen của mỗi gen biến đổi theo một xu hướng nhất định. D. Đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của các cá thể thích nghi nhất. Câu 57: Ở một giống bí ngô, hình dạng quả bí có thể có dạng dài, dạng tròn hoặc dạng dẹt. Tính trạng này do một 2 locus di truyền độc lập cùng quy định, biết rằng sự có mặt của alen trội của 2 locus trong cùng một kiểu gen cho kiểu hình quả dài, có một loại alen trội cho quả tròn, đồng hợp lặn cho quả dẹt. Phép lai Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 7 -
- Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 04 giữa 2 giống bí quả tròn thuần chủng được F1 gồm 100% quả dài, tiếp tục cho F1 giao phấn thu được hạt F2. Đem giao phấn các cây F2 có quả tròn với nhau thì xác suất thu được quả dẹt là A. 1/9. B. 1/8. C. 4/9. D. 1/4. Câu 58: Dựa vào những hiểu biết về hệ sinh thái, theo anh/chị mức độ phức tạp cao nhất về lưới thức ăn thuộc về hệ sinh thái nào dưới đây? A. Hệ sinh thái ven biển. B. Hệ sinh thái vùng khơi. C. Hệ sinh thái dốc lục địa. D. Hệ sinh thái đáy đại dương. Câu 59: Ở ruồi giấm Drosophila melanogaster, phép lai giữa hai ruồi cánh cong sinh ra 74 ruồi con cánh cong và 35 ruồi con cánh thẳng. Điều giải thích nào dưới đây là phù hợp với kết quả phép lai? A. Cánh cong là trội so với cánh thẳng, trong phép lai trên một con ruồi cánh cong thuần chủng giao phối với một con ruồi cánh cong dị hợp. B. Cánh cong là trội so với cánh thẳng, ruồi cánh cong đồng hợp bị chết trước khi sinh ra. C. Cánh cong là trội so với cánh thẳng ở con đực nhưng ở con cái thì cánh cong và cánh thẳng là đồng trội. D. Có một cặp gen thứ hai tác động lên quá trình hình thành tính trạng của cặp gen quy định hình dạng cánh. Câu 60: Ở người bị bệnh lao sau khi điều trị bằng streptomicine một thời gian, nghiên cứu mẫu bệnh phẩm người ta có thể tìm thấy một số vi khuẩn lao kháng thuốc. Có thể giải thích điều này như thế nào? A. Sự có mặt của steptomicin đã gây đột biến tạo thành dạng kháng thuốc. B. Qua một thời gian xử lý, thành tế bào vi khuẩn dày lên và chống thấm thuốc kháng sinh. C. Sau một thời gian xử lý, vi khuẩn có khả năng tránh tiếp xúc với thuốc kháng sinh. D. Các cá thể vốn mang gen kháng thuốc sẽ có khả năng sống và nhân lên, chiếm ưu thế. Giáo viên : NGUYỄN THÀNH CÔNG Nguồn : Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 8 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Toán: Đề số 1 - Thầy Lê Bá Trần Phương
0 p | 91 | 8
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Ngữ Văn: Đề thi thử Đại học tháng 3/2014
0 p | 77 | 5
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Ngữ Văn: Đề thi thử Đại học tháng 2/2014
0 p | 85 | 5
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Toán: Đề số 6 - Thầy Lê Bá Trần Phương
2 p | 93 | 5
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Toán: Đề số 2 - Thầy Lê Bá Trần Phương
0 p | 94 | 5
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Toán: Đề số 5 - Thầy Lê Bá Trần Phương
0 p | 104 | 4
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Ngữ Văn: Đề số 6 - GV. Đỗ Thị Thu Hằng
0 p | 80 | 4
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Ngữ Văn: Đề số 5 - GV. Đỗ Thị Thu Hằng
0 p | 75 | 4
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Ngữ Văn: Đề số 4 - GV. Đỗ Thị Thu Hằng
0 p | 64 | 4
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Ngữ Văn: Đề số 3 - GV. Đỗ Thị Thu Hằng
0 p | 68 | 4
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Ngữ Văn: Đề số 2 - GV. Đỗ Thị Thu Hằng
0 p | 96 | 4
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Ngữ Văn: Đề số 1 - GV. Đỗ Thị Thu Hằng
0 p | 74 | 4
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Toán: Đề số 3 - Thầy Lê Bá Trần Phương
0 p | 85 | 4
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Toán: Đề số 9 - Thầy Lê Bá Trần Phương
2 p | 86 | 4
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Toán: Đề số 8 - Thầy Lê Bá Trần Phương
2 p | 85 | 4
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Toán: Đề số 7 - Thầy Lê Bá Trần Phương
2 p | 125 | 4
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Toán: Đề số 4 - Thầy Lê Bá Trần Phương
0 p | 73 | 4
-
Luyện thi đại học KIT 2 môn Ngữ Văn: Đề số 7 - GV. Đỗ Thị Thu Hằng
0 p | 88 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn