intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LÝ THUYẾT KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Chia sẻ: Huynh Luan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

117
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước thời kì đổi mới, Việt Nam đã áp dụng cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp theo mô hình của Liên Xô và Đông Âu. Trong mô hình này, sở hữu tư nhân bị coi nhẹ, nặng về mục tiêu phát triển quan hệ sản xuất, xây dựng nền kinh tế hầu như khép kín, không coi trọng đúng mức vai trò của ngành dịch vụ, không chú trọng phát triển quan hệ hang hóa – ti ền tệ vàcác yếu tố thị trường trong nền kinh tế....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LÝ THUYẾT KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

  1. I/ Giới thiệu Trước thời kì đổi mới, Việt Nam đã áp dụng cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp theo mô hình của Liên Xô và Đông Âu. Trong mô hình này, sở hữu tư nhân bị coi nhẹ, nặng về mục tiêu phát triển quan hệ sản xuất, xây dựng nền kinh tế hầu như khép kín, không coi trọng đúng mức vai trò của ngành dịch vụ, không chú trọng phát triển quan hệ hang hóa – ti ền tệ vàcác yếu tố thị trường trong nền kinh tế. Tuy mô hình này không phù hợp với điều kiện thức tiễn mới khi đã chuyển sang kiếnthiết đất nước trong thời bình, nhưng duy trì quá lâu, làm thui chột các động lực tăng trưởng, nền kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Thực tế đó đòi hỏi Đảng ta phải đổi mới tư duy, mà điểm then chốt là tư duy về kinh tế thị trường. Trước tình trạng đó, Đảng ta đã có những quyết định sang suốt, kịp thời. Từ Đại hội Đảng VI (12/1986), nước ta đã chuyển mô hình kinh tế từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là một quá trình thể hiệnsự đổ i mới về tư duy và ngày càng hoàn thiện cả về lí luận cũng như thực tiễn xây dựngc hủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở nước ta.Đây cũng là một quá trình về sự nhận thức đúng hơn các quy luật khách quan, chuyển từ một nền kinh tế mang nặng tính chất hiện vật sang nền kinh tế hàng hoá với nhiều thành phần, khôi phục các thị trường để từ đó các quy luật thị trường phát huy tác dụng điều tiết hành vi các tác nhân trong nền kinh tế thay cho phương pháp quản lí bằng các công cụ kế hoạch hoá trực tiếp mang tính pháp lệnh, xoá bỏ baocấp tràn lan của nhà nư ớc để các doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trong sản xuất kinh doanh. Chuyển sang nền kinh tế thị trường là chuyển sang nền kinh tế năng động, có sự cơ chế điều chỉnh linh hoạt hơn, thúc đẩy phân phối, sử dụng các nguồn lực và các tác nhân của nền kin h tế hoạt động hiệu quả. Mặt khác sự chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề còn mới trong lịch sử kinh tế nước ta. Do vậy, trong quá trình phát triển thì nền kinh tế nước ta còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Muốn nền kinh tế phát triển theo mục tiêu đã đề ra thì cần phải nắm bắt rõ các vấn đề cơ bản của nền kinh tế thị trường cũng như thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện những quan điểm, biện pháp để nền kinh tế nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa và giữ vững định hướng đó là công việc vô cùng thiết thực và cần thiết, có ý nghĩa to lớn đối với mỗi nhà nghiên cứu và phân tích kinh tế. Đây là một đề tài rất rộng mang tính khái quát cao,mặc dù rất cố gắng, song bài viết của nhóm chúng tôi sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót về nội dung cũng như hình thức. Kính mong các thầy cô xem xét và góp ý để bài viết của nhóm chúng tôi được hoàn thiện hơn.
  2. II/ Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì? 1.1 Khái niệm kinh tế thị trường: Kinh tế hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó sản phẩm sản xuất ra là để trao đổi, mua bán trên thị trường. Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà ở đó các quan hệ kinh tế đều được thực hiện trên thị trường, thông qua quá trình trao đổi, mua bán. kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển ở trình độ cao của kinh tế hàng hóa dựa trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất Do đó, quan hệ hàng hóa tiền tệ phát triển đến trình độ nhất định sẽ trở đạt đến nền kinh tế thị trường. 1.2 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì: Đã có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau xung quanh việc đưa ra một khái niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng nói chung đều tập trung làm nổi bật một số ý sau: Đó là nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là việc sử dụng công nghệ kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Là quá trình giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ: vừa phát triển kinh tế thị trường, vừa phải thực hiện các mục tiêu của CNXH. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm mục đích phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân III/ Sự khác biệt giữa kinh tế thị trường Tư Bản Chủ Nghĩa và Xã Hội Chủ Nghĩa Kinh tế thị trường định hướng XHCN có những điểm giống và khác so với kinh tế thị trường TBCN Sự giống nhau biểu hiện ở chõ, xuất phát từ tính khách quan của nó. Cả hai kiểu kinh tế thị trường đều chịu sự tác động của cơ chế thị trường với hệ thống các quy luật: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thong tiền tệ,.. Đồng thời, cả nền kinh tế thị trường ở các nước TBCN và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đều là các nền kinh tế hỗn hợp, tức là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết(quản lí) của nhà nước. Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nước ở các nền kinh tế là khác nhau. Không có nền kinh tế thị trường thuần túy (hoàn hảo) chỉ vận hành theo cơ chế thị trường. Sự khác nhau giữa nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và nền kinh tế thị trường TBCN ở mục tiêu, phương thức, mức độ can thiệp của nhà nước và sự can thiệp này là do bản chất của nhà nước quyết định. Được thể hiện qua những điểm sau: - Về chế độ sở hữu: cơ chế thị trường trong nền kiinh tế TBCN luôn hoạt động trên nền tảng của chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất, trong đó các công ty tư bản độc quyền giữ vai trò chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Còn cơ chế thị trường nền kinh tế định hướng XHCN lại hoạt động trong môi trường của sự đa dạng các quan hệ sở hữu. Trong đó, chế độ công hữu giữ vai trò nền tảng của nền kinh tế quốc dân, với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
  3. Tính định hướng XHCN đòi hỏi trong khi phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần cũng cố và phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế có khả năng điều tiết. Kinh tế nhà nước phải được củng cố và phát triển ở các vị trí then chốt của kinh tế, ở lĩnh vực an ninh quốc phòng…mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện thực hiện. - Về tính chất giai cấp của nhà nước và quản lí: trong nền kinh tế thị trường TBCN, sự quản lí của nhà nước luôn mang tính chất tư sản và trong khuôn khổ của chế độ của chế độ tư sản với mục đích nhằm đảm bảo môi trường kinh tế- xã hội thuận lợi cho sự thống trị của giai cấp tư sản, cho sự bền vững của chế độ bóc lột TBCN. Còn trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì sự can thiệp của nhà nước XHCN vào nền kinh tế lại nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của toàn thể nhân dân lao động, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Về cơ chế vận hành: nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Cơ chế đó đảm bảo tính hướng dẫn điều khiển nền kinh tế nhiều thành phần hướng tới đích XHCN theo phương châm nhà nước điều tiết vĩ mô. Ngược lại, kinh tế thị trường TBCN hoạt động dưới sự quản lí của Đảng tư sản cầm quyền. - Về mối quan hệ tăng trưởng, phát triển kinh tế với công bằng xã hội. Vấn đề công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường TBCN chỉ được đặt ra khi mặt trái của cơ chế thị trường đã làm gay gắt các vấn đề xã hội, tạo ra bùng nỗ xã hội, đe dọa sự tồn tại của TBCN. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhà nước chủ động giải quyết ngay từ đầu mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Vấn đề công bằng xã hội không chỉ là phương tiện phát triển nền kinh tế hàng hóa mà còn là mục tiêu của chế độ xã hội mới. - Về phân phối thu nhập: sự thành công của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN không chỉ đứng lạ ở mức độ tăng trưởng kinh tế mà còn phải không ngừng nâng cao đời sống của đời sống nhân dân, đảm bảo tốt các vấn đề xã hội và công bằng bình đẵng trong xã hội. Tình hình đó đặt ra cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phải kết hợp hài hòa 3 vấn đề sau: 1. Kết hợp vấn đè lợi nhuận với vấn đề xã hội, đảm bảo cho chủ thể kinh tế được lợi nhuận cao, tạo điều kiện kinh tế chính trị-xã hội bình thường cho sự phát triển. 2. Kết hợp chặt chẽ nguyên tắc phân phối của CNXH và nguyên tắc kinh tế hàng hóa, phân phối theo lao động, theo vốn, theo tài năng…trong đó nguyên tắc phân phối theo lao động là chính. 3. Điều tiết phân phối thu nhập: nhà nước cần có chính sách giảm khoảng cách chênh lệch giữa lớp giàu và nghèo. Mặt khác, có biện pháp bảo vệ thu nhập chính đáng của toàn xã hội. Một xu hướng đáng chú ý là tuy nhà nước TBCN đã có ý thức tự điều chỉnh, dung hòa lợi ích của các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau để giảm bớt mâu thuẫn, ổn định chính trị, ổn định xã hội, vì mục tiêu phát triển kinh tế. Song, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là do sự chi phối điều tiết của các quy luật kinh tế của CNTB, của lợi ích giai
  4. cấp nên sự điều tiết vẫn còn nhiều bất ạp. Sự can thiệp của nhà nước nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển và công bằng chỉ có thể thực hiện với một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó là nước XHCN IV/ Kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa là con đường phát triển tất yếu ở Việt Nam 1. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn đúng đắn. Nước ta quá độ lênchủ nghĩa xã hội từ một nướcthuộc địa nửa phong kiến, với nền sản xuất thấp kém, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa nên nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn: cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém. Trước đây, do quá nóng vội muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội, không xuất phát từ thực tiễn , không tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan chúng ta đã vận hành nền kinh tế theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp. Chúng ta đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng đó là vận dụng một mô hình kinh tế mà quan hệ sản xuất ở trình độ phát triển cao, trong khi lực lượng sản xuất còn ở trình độ phát triển rất thấp khiến nó trở nên không phù hợp, sự bất cập này dẫn đến hậu quả làm cho nền kinh tế lâm vào khung hoảng. Chúng ta đã có quan niệm sai lầm khi cho rằng kinh tế hàng hoá( mà kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của nó) là sản phẩm riêng có của CNTB và phủ nhận nó. Nhưng trong thực tế không phải như vậy, mô hình kinh tế thị trường không thuộc về một chế độ x ã hội nào, nó đã và sẽ còn tồn tại trong nhiều giai đoạn khác nhau như một phương thức để tiến tới một nền kinh tế phát triển hơn. Do đó, để thực hiện được mục tiêu tốt đẹp là tiến đến một xã hội mới tốt đẹp hơn, trước hết chúng ta phải phát triển kinh tế mà phương thức để thực hiện điều đó không nằm ngoài việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội lầnthứ VI của Đảng được đánh dấu như một cái mốc quan trọng trong việc chu yển đổi cơ chế. Trên cơ sở phê phán một cách nghiêm khắc cơ chếtậptrung quan liêu,bao cấp mà nguồn gốc từ kinh tế hiện vật và những hậu quả của nó, nhất quán chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, cũng từ đó tạo ra những tiền đề cần thiết để chuyển sang nền kinh tế thị trường. Thực tiễn những năm đổi mới đã chỉ ra rằng việc chuyển sang mô hình kinh tế hàng hoá là hoàn toàn đúng đắn. 2.Kinh tế thị trường không những tồn tại khách quan mà còn cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội: Thực tế vẫn phải tồn tại kinh tế thị trường vì nó còn cơ sở khách quan cho sự tồn tại, đó là: Sựphân công lao động xã hội không mất đi, sự chuyên môn hoá ngày càng sâu, sự phân công lao động trông nước còn gắn liền với sự hợp tác phân công quốc tế. Các quan hệ kinh tế và những sự trao đổi hoạt động lao động trong xã hội phải dựa trên thước đo giá trị và chỉ được thực hiện tốt nhất bằng quan hệ hàng hoá- tiền tệ. Vẫn còn sự tách biệt về kinh tế: còn có nhiều quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệusản xu ất, dẫn đến tồn tại nhiều
  5. chủ thể kinh tế cùng tồn tại trong một hệ thống phân công lao động xã hội, nhưng vẫn có sự độc lập, tách biệt với nhau vì vậy chúng vừa cạnh tranh vừa hợp tác v ới nhau và nó chỉ có thể thực hiện bằng trao đổi hàng hoá- tiền tệ theo cơ chế thị trường. Giữa các doanh nghiệp vẫn còn sự tách biệt vềkinh tế, quyền tự chủ trong, sản xuất, kinh doanh và do đó cũng khác nhau về lợi ích kinh tế. Do đó các mối liên hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp nhà nước cũng được thực hiện thông qua quan hệ hàng hóa- tiền tệ. Sản xuất hàng hoá, quan hệ hàng hoá tiền tệ là tất yếu trong quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước trên thế giới. Chính vì diễn ra trong môi trường cạnh tranh, chịu sự chi phối của những quy luật kinh tế vốn có, lấy lợi nhuận là động lực thúc đẩy buộc các chủ thể kinh tế phải cải tiếnkỹ thuật, nâng cao năng suất lao động để giảm chi phí sản xuất, nó cũng đòi hỏi các chủ thể kinh tế phải năng động sáng tạo. đây chính là ưu điểm nổi bật của kinh tế thị trường. Chúng ta có thể thấy CNTB đã sử dụng vai trò to lớn của kinh tế thị trường cùng với những ưu điểm của nó để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế như thế nào.Tất nhiên là đem lại lợi ích cho giai cấp tư sản, nhưng điều đó không có nghĩa là kinh tế thị trường là sản phẩm riêng có của CNTB. Cũng như CNTB, chúng ta cũng cần phải phát huy những ưu điểm của kinh tế thị trường vai trò to lớn của nó khắc phục những hạn chế, khuyết tật, mặt trái của nó để xây dựng chủ nghĩa xã hội, tăng trưởng và phát triên kinh tế. Nó thúc đẩy việc cải tiến kỹ thuật. Do đó Đảng ta chủ trương chuyển sang kinh tế thị trường, không phải là một thị trường bất kỳ, mà là thị trường định hướng đã hội chu nghĩa. Nó vừa phù hợp với đặc điểm kinh tế thời kỳ quá độ ở nước ta nó vừa cho phép khai thác mọi tiềm năng của nền kinh tế. Về bản chất đó là cơ chế hỗn hợp mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa kế thừa những thành tựu của loài người, vừa gắn liền với đặc điểm và mục tiêu chính trị là sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội Và thực tế, qua những năm đầu thực hiện đổi mới cung đã cho kết quả khả quan bước đầu: đời sống kinh tế xã hội của đất nước đã có sự thay đổi rõ rệt, sản xuất trong nước phát tri ển, đời sống, vật chất, văn hoá, tinh thần có sự cải thiện rõ rệt. Điều đó cho thấy kinh tế thị trường không những không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà nó còn là phương thức để thực hiện các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. V/ Thực trạng và những mặt trái của kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. 1.Thành tựu: Nước ta đang từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình chuyển đổi đó được thực hiện qua ba bước cơ bản: Cải cách cơ cấu sở hữu, biến nền kinh tế cơ bản dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và tập thể thành nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên sự đa dạng hoá về sở hữu. Đổi mới cơ chế kinh tế với định hướng chuyển từ trạng thái Nhà nước chỉ huy nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính, bằng kế hoạch hoá tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
  6. Từng bước chuyển sang nền kinh tế hàng hoá và hình thành một hệ thống kinh tế mở.Quá trình chuyển đổi nền kinh tế của nước ta đã đạt được những kết quả ban đầu: Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới: tốc độ tăng trưởng GDP từ 1991 đến 1996 là 8,4%; 1997 là 8,8%, thu nhập đầu người tăng trên 5% mỗi năm. Lạm phát giảm từ mức độ siêu lạm phát 800%/năm xuống còn một con số là 2,1%/năm tương đương vào quý I năm 1997, thâm hụt ngân sách được duy trì dưới 2% của GDP trong năm 1996. Tích luỹ trong nước tăng 5 lần so với GDP, từ 3% lên 17% của GDP, đầu tư tăng gấp 3 lần từ 11,6% của GDP năm 1989 lên 28% của GDP năm 1996. Sản lượng nông nghiệp tăng gấp đôi, Việt Nam từ một nước thiếu lương thực đã trở thành một trong 3 nước xuất khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới.Đời sống nhân dân Việt Nam được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ nghèo khổ của Việt Nam đã giảm 35% trong vòng chỉ có 10 năm từ năm 1996 đến nay là thành tích hiếm có, giá trị tổng sản phẩm công nghiệp 6 tháng đầu năm 1995 đạt 1.458,2 tỷ đồng tăng 13,47% so với cùng kỳ năm trước.Về xây dựng cơ bản, tiến độ thi công các công trình trọng điểm vẫn được bảo đảm: đã hình thành quy hoạch thành phố Hạ Long, một số khu chế xuất, khu vực và công trình quan trọng ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Về thương mại giá cả: tổng mức bán lẻ toàn xã hội 6 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ năm trước, do sức mua của dân cư tăng, giá cả cũng tăng. Thương nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn, nhiều tỉnh trên 80% tổng mức bán lẻ.Xuất khẩu: giá trị xuất khẩu 6 tháng ước đạt 2,2 tỷ USD tăng 35,47% cùng kỳ năm 1994, các mặt hàng xuất khẩu chính là dầu thô 3,7 triệu tấn tăng 10%; gạo 1,7 triệu tấn tăng 30%; cà phê 1.115 nghìn tấn, tăng 25%; hàng thuỷ sản 254 triệu tấn, tăng 99,47%.Nhập khẩu: Tổng giá trị nhập khẩu ước đạt 2,73 tỷ USD, tăng 14,49% so với 6 tháng đầu năm 1994 và nhiều hơn xuất khẩu. 2.Tác động tiêu cực, mặt trái của kinh tế thị trường ở nước ta: Trong kinh tế thị trường phải đề phòng khuynh hướng, lối sống chạy theo đồng tiền. Kinh tế thị trường có khuynh hướng mở rộng các nguyên tắc trao đổi thị trường ra tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống cá nhân, đời sống cộng đồng,có khuynh hướng làm cho người ta coi giá trị thị trường là giá trị chân thực duy nhất dùng để đo giá trị khác. Họ định giá trị của con người bằng của cải của người đó, từ đó tìm ra các quan hệ trong sự đem lại lợi ích cho mình. Từ đây mà các quan hệ tình cảm cao đẹp, ấm áp tình người có nguy cơ bị băng giá trong sự tính toán vị kỷ. Kinh tế thị trường cũng đề phòng khuynh hướng chạy theo lợi nhuận đơn thuần, dẫn đến nguy cơ thương mại hóa(cái gì có tiền mới làm). Hơn thế nữa khi chạy theo đồng tiền sẽ bất chấp đạo lí, những hủ tục mê tín có thể tăng nhanh, các sản phẩm phản văn hóa tràn lan...... Kinh tế thị trường cũng đã kéo theo lối sống “tiền trao cháo múc”, lạnh lùng, tàn nhẫn làm băng hoại đạo đức truyền thống, thuần phong mỹ tục. Từ chỗ lấy lý tưởng, đạo đức làm mẫu mực chuyển sang coi thường đạo đức, phẩm giá; tuyệt đối giá trị thực dụng, tôn sùng tiện nghi vật chất, tôn sùng đồng tiền, coi tiền là trên hết, lấy đồng tiền làm thước đo giá trị của con người. Tiền xâm nhập vào nhiều mối quan hệ đạo đức xã hội, thậm chí thành nguyên tắc xử thế và tiêu chuẩn hành vi của không ít người. Chính vì vậy mà những hiện tượng tham ô, hối lộ, móc ngoặc, buôn lậu, lừa đảo, làm hàng giả, mua bán quan chức, chạy chức chạy quan bằng
  7. tiền......chúng ta vẫn đang đấu tranh ngăn ngừa nhiều năm nay nhưng hiện vẫn đang diễn ra phức tạp và là nỗi lo lắng của xã hội. Những quan niệm và hành vi của đạo đức truyền thống như tinh thần giúp đỡ nhau, giúp già, yêu trẻ, tôn sư trọng đạo, vợ chồng chung thủy.....sẽ bị biến động và suy giảm do toan tính của đồng tiền VI/ Kết luận Tóm lại, để có được nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay, Đản g và nhà nước ta đã từng phải trải qua một thời kỳ rất khó khăn, một phần do những nhận định sai lầm về kinh tế thị trường và chúng ta cũng đã phải trả giá. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước ta từ quá trình phân tích và xem xét tình hình trong nước cũng như những biến động trên thế giới đã kịp thời đổi mới tư duy,kịp thời đưa ra quyết định và bước đi đúng đắn,đó là thay thế mô hình tập trung quan liêu bao cấp bằng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi kinh tế thị trường là công cụ để thực hiệncác mục tiêu hướng tới chủ nghĩa xã hội, đây có thể coi như một bước đi táo bạo nhưng những kết quả khả quan thu được qua những năm đầu đổi mới đã chứng minh cho sự lựa chọn của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn luôn xác định kinh tế thị trường không phải là liều thuốc vạn nă ngnên việc tìm hiểu rõ về kinh tế thị trường về các ưu điểm, nhược điểm, về những đặc trưng và tác dụng của nó đối với nền kinh tế là hết sức cần thiết, để đưa ra các chính sách phù hợp để vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa đảm bảo giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội còn rất dài và còn nhiều khó khăn,nó không những đòi hỏi sự đồng lòng, nhất chí, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta mà còn đòi hỏi luôn có sự nhận định đúng đắn tình hình trong từng giai đoạn, từng thời kỳ để có những thay đổi kịp th ờiđể tránh những gặp phải những sai lầm và từng bước đưa nền kinh tế nước ta hội nhập nền kinh tế khu vực và trên thế giới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1