Lý thuyết về phân tầng xã hội
lượt xem 87
download
Những cơ sở của phân tầng xã hội hiện đại (sự phân lớp, sự phân hoá) và tính di động (sự cơ động, sự dịch chuyển ) đã được đặt nền móng bởi P.A. Sorokin từ những năm 20 (“Hệ thống xã hội học”, “Di động xã hội”...).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lý thuyết về phân tầng xã hội
- P.A. Sorokin và lý thuyêt về phân ́ tâng xã hôi ̀ ̣ SATURDAY, 15. NOVEMBER 2008, 17:18:10 STRATIFICATION Những cơ sở của phân tầng xã hội hiện đại (sự phân lớp, sự phân hoá) và tính di động (sự cơ động, sự dịch chuyển ) đã được đặt nền móng bởi P.A. Sorokin từ những năm 20 (“Hệ thống xã hội học”, “Di động xã hội”...). Vào những năm cuối, lý thuyết này được phát tri ển, được khẳng định và đã được làm phong phú thêm. Tất nhiên, trước P.A. Sorokin, trong xã hội học đã tiếp nhận không ít những thử nghiệm(ví dụ, K.Marx, E.Durkheim, M.Weber...) phân hoá xã hội như vậy hoặc theo cách khác. P.A. Sorokin đã biết và nghiên cứu học thuyết giai cấp của K. Marx nhưng coi nó là một chiều là đơn giản hoá và chưa đủ để xác định toàn bộ vị thế xã hội của cá nhân và vai trò của nó. Như R. Merton đã nhận xét, P.A. Sorokin đã thành công trong việc thiết lập “một cách nhìn đầu tiên, nghiêm túc và bao quát về sự phân tầng xã hội ở thế kỷ của chúng ta” mà trong đó chứa đựng “sự tổng hợp tuyệt vời của chất lý luận và chất thực tiễn.” Chừng nào vấn đề này gắn bó mật thiết với vấn đề về bình đẳng xã hội, chúng ta sẽ dừng lại trước quan niệm của P.A.Sorokin về nó. Trong khái niệm “bình đẳng”, ông viết, thường bao gồm 2 ý nghĩa kép: a. Sự bình đẳng tuyệt đối của các cá thể, sự đồng nhất của nó là “không tưởng, viển vông, và một cách có hại mang tính xã hội.” b. Sự bình đẳng trong ý nghĩa bảo đảm của sự phân chia những phúc lợi xã hội tỷ lệ với công lao của cá thể này hay cá thể khác, tức là theo nguyên tắc “mỗi người theo công sức”, “mỗi người theo mức độ tài năng”.Ông cho rằng, quan điểm chung này đã thường xuyên có và đang thực hiện ngày nay. Đặc thù của khái niệm hiện nay về bình đẳng lại ở trong ý nghĩa khác, trong tiêu chuẩn đo lường những cống hiến và sự xác định phần phúc lợi. Trước đây, tiêu chuẩn này không mang tính cá th ể và không giống nhau bởi vì giá trị thực sự của cá thể được xác định bởi độ cao của vị trí, hoàn cảnh xã hội của nhóm (giống, đẳng cấp, phái) mà từ trong lòng của nó anh ta xuất thân (nô lệ, chi ến binh
- không thể trở thành ông chủ, thành tăng lữ). Hiện nay mức độ công lao của cá thể được xác định bởi những bản chất cá nhân của nó, những công lao mang tính cá thể của nó và vì vậy, những tiêu chuẩn của chúng được cá thể hoá và giống nhau. Từ đây là sự tan rã của những đặc ân về thừa kế gia tài hay của tình trạng vô quyền, thậm chí của cả những cơ sở luật pháp- tôn giáo của sự phân hoá xã hội. Hiện nay, cá nhân - mục đích tự nó, trở thành và được đánh giá như nó vốn có. Khẩu hiệu “mỗi người theo sự cống hiến” là như thế nhưng nội dung của nó đã thay đổi về căn bản bởi vì nó kêu gọi tới sự phân chia phúc lợi hoàn toàn theo cách khác. Sự phân biệt khác. Trước đây giá trị cơ bản là giá trị mang tính chất tôn giáo bởi vì cơ sở của giá trị là “chúa cứu thế”. Ngày nay, giá trị cơ bản – giá trị mang tính nhân văn, khai sáng bởi vì “con người mục đích tự thân không có thể trở “thành công cụ”không vì cái gì và không vì ai”, còn “nhân cách con người - là giá trị cao nhất”. Hiện nay, nền tảng giá trị - là mức độ có ích cho xã hội của cá thể hay của nhóm. Trong những điều kiện của chủ nghĩa tư bản, khẩu hiệu “mỗi người theo cống hiến của mình” là hình thức “mỗi người theo vốn của mình”. Nhưng thời gian gần đây, như P.A. Sorokin đã nhận xét, nó được thay bằng khẩu hiệu “mỗi người theo mức độ lao động công ích mang tính xã hội của cá nhân họ”, bởi vì khuynh hướng toàn cầu chủ yếu là “sự phân phối quyền lực và phúc lợi cho tất cả loài người”. P.A. Sorokin đã bút chiến với quan điểm Mác xít về bình đẳng và trực tiếp bút chiến với luận điểm của Ăng ghen trong “chống Đuyring” cho rằng, chỉ có nội dung bình đẳng của giai cấp vô sản là bình đẳng xã hội mà được hiểu trong ý nghĩa thủ tiêu các giai cấp, và tất cả mọi đòi hỏi của bình đẳng mà vượt qua những giới hạn này điều là vô nghĩa. P.A. Sorokin cho rằng hệ thống của chủ nghĩa Mác bản thân nó đã hạn chế và thu hẹp lại một cách đáng kể tính chất của sự phân chia công bằng những phúc lợi xã hội và hơn nữa cả bản thân khái niệm bình đẳng, bởi vì dưới quan điểm này cho phép quyền bình đẳng nhiều hay ít chỉ trong những phúc lợi kinh tế, nhưng không thể có sự phân chia bình đẳng những phúc lợi khác (ví dụ: quyền về kiến thức, tức là bình đẳng trí tuệ; quyền về danh dự, lòng kính trọng và sự thừa nhận; quyền tối đa về đạo đức tức là bình đẳng về đạo đức).
- Đối với điều này, bình đẳng trí tuệ được P.A. Sorokin hiểu như là “sự chiếm hữu giống nhau một cách nhiều hơn hay ít hơn bộ máy tư duy logic phát triển, chứ không phải là sự chiếm hữu những nhận thức như nhau”. Khi chuyển trực tiếp sang vấn đề phân tầng xã hội, trước hết cần nhận thấy rằng, P.A. Sorokin hiểu vị thế xã hội là tổng hoà của những quyền và những đặc quyền đặc lợi, những bổn phận và trách nhiệm, quyền lực và uy tín mà cá nhân sở hữu. Và mặc dù phần lớn những quốc gia hiện đại đã tuyên bố mang tính hiến pháp về quyền bình đẳng của tất cả mọi người nhưng xã hội không bao giờ được đồng nhất và luôn luôn bị phân hoá. Khi đặt ra câu hỏi, cái gì hợp nhất mọi người thành một nhóm hay tầng lớp, và nền tảng của nó là gì, ông nhìn thấy câu trả lời cho câu hỏi đó trong sự tồn tại của những mối liên hệ chức năng giữa các cá thể, các hành động và các ý nghĩ, thiếu điều đó không có sự thống nhất xã hội mà chỉ có sự cùng tồn tại máy móc. P.A. Sorokin chia những nhóm xã hội theo “chuẩn mực của tính quan trọng” tức là theo khả năng của họ có ảnh hưởng đến hành vi của người khác và tới sự phát triển xã hội. Hơn nữa, những nhóm đại diện về mặt số lượng, về tính đoàn kết, tính tổ chức và sự hoàn thiện của bộ máy kỹ thuật thường là những nhóm quan trọng và hùng hậu nhất. Nhìn chung, ông chia ra những dạng nhóm sau : nhóm đơn giản, tức là những nhóm được hợp nhất bởi một dấu hiệu chung nào đó (ví dụ nhóm tôn giáo); nhóm phức tạp, tức là những nhóm được hợp nhất bởi hai hoặc trên hai dấu hiệu (nghề nghiệp, việc làm, chính kiến...), thuộc về số đó còn có giai cấp, dân tộc, đảng...; những kết khối phức tạp của những nhóm đơn giản và những nhóm phức tạp (ví dụ: dân cư của đất nước, tất cả loài người ). Những nhóm phức tạp có thể lại được chia ra thành những nhóm đoàn kết và những nhóm đối kháng. Giữa những nhóm phức tạp, P.A. Sorokin đặc biệt chú ý đến giai cấp (cũng như K. Marx và M.Weber) - “Tổng hợp những người xuất thân theo nghề nghiệp, theo tình trạng tài sản, theo phạm vi quyền lực mà có những quyền lợi nghề nghiệp, tài sản và của nhóm xã hội,”. Giữa những gia cấp này - là công nhân, tư sản, quý tộc,.... Nền tảng của sự phân tầng xã hội có thể mang tính chất khác nhau: tính chất kinh tế (giàu - nghèo); tính chất nghề nghiệp (lao động có uy tín - không uy tín); tính chất chính trị (tính chất hoạt động quản lý,
- cai trị - bị quản lý, bị cai trị). Cống hiến của P.A. Sorokin đặc biệt lớn trong sự giải quyết vấn đề về sự khác biệt xã hội bên trong các nhóm. Ông viết rằng: “Cơ cấu xã hội - là một mạng lưới phức tạp của những hệ thống và phân hệ được thẩm thấu qua lại lẫn nhau. Xã hội được phân hoá không chỉ trong vị thế giữa các nhóm mà còn cả ở vị thế trong lòng các nhóm”. P.A. Sorokin là người đầu tiên đã chỉ ra ý nghĩa của những khác biệt theo chiều thẳng đứng bên trong các nhóm. Nếu học thuyết giai cấp của K. Marx đều tập trung chú ý vào sự phân hoá xã hội theo dấu hiệu kinh tế, trước tiên là theo mối quan hệ với phương tiện sản xuất thì học thuyết phân tầng xã hội của Sorokin cho phép tiếp nhận hệ thống phân hoá xã hội rộng hơn, chính xác và chặt chẽ hơn cả về chiều ngang lẫn chiều dọc. Vấn đề tính di động xã hội gắn chặt với vấn đề phân tầng xã hội. Một vấn đề dân chủ lành mạnh hiện đại, theo quan điểm của P.A. Sorokin, đó là xã hội mở của tính di động xã hội mạnh mẽ. Ông đã đưa tính di động vào những khía cạnh sau: a. Sự dịch chuyển của những cá thể từ một nhóm xã hội này sang một nhóm xã hội khác. b. Sự mất đi của một số nhóm xã hội và sự xuất hiện của những nhóm xã hội khác. c. Sự mất đi của toàn bộ tập hợp những nhóm mang tính chất đơn giản và tính chất phức tạp và sự thay thế hoàn toàn nó bằng tập hợp nhóm khác. Những sự chuyển dịch xã hội của con người có thể diễn ra theo chiều ngang cũng như theo chiều dọc. P.A. Sorokin nhìn thấy nguyên nhân của tính di động xã hội trong trạng thái thực hiện trong xã hội nguyên tắc phân chia phúc lợi tỷ l ệ với những cống hiến của từng thành viên của xã hội chừng nào sự hiện thực hoá từng phần của nguyên tắc này dẫn tới sự tăng cường của tính di động xã hội và sự cải tổ thành phần của những tầng lớp cao hơn. Hay nói cách khác, trong những tầng lớp này cùng với thời gian, sự yếu ớt được tích tụ lại, tức là một số lớn những người yếu đuối, không có khả năng, còn trong những tầng lớp dưới, ngược lại,là những con người tài năng. Như vậy, trong quan hệ xã hội ở dạng không hài lòng và thù địch trong tầng lớp dưới, chất liệu dễ cháy được hình thành có thể dẫn đến cách mạng và sự cân bằng tình hình một cách tạm thời. Để điều này không xảy ra, xã hội cần phải thoát khỏi cơ cấu xã hội khắc nghiệt, thực hiện một cách thường xuyên tính di động xã hội, hoàn thiện và kiểm soát nó.
- Học thuyết phân tầng xã hội và tính di động xã hội đã được tiếp nhận và lan truyền rộng rãi ngay cả thời tác giả của nó đang sống. Và ngày nay đối với nhiều cuộc nghiên cứu xã hội, nó vẫn là một công cụ quan trọng nhất của sự nghiên cứu xã hội dưới góc độ xã hội học . Đặc biệt, trong sự phát triển và sự hoàn thiện tiếp theo của nó, chủ nghĩa cơ cấu chức năng đã đóng góp đáng kể (T. Parsons, E.Sills, B. Barber, K. Davis,U. Moore, X.Isenxtadn..)T. Parsons đã hình dung hệ thống phân tầng của xã hội như là sự phân hoá những vai trò và vị trí xã hội được xác định bởi sự phân công lao động và hệ thống giá trị, chuẩn mực văn hoá được thống trị trong xã hội mà ý nghĩa của hoạt động nhất định phụ thuộc vào nó. Nhà xã hội học Mỹ B. Barber trong tác phẩm “phân tầng xã hội” đã định nghĩa nó như sản phẩm của sự tương tác phân hoá xã hội và đánh giá xã hội”, như là “sự bất bình đẳng được điều tiết mang tính cơ cấu mà trong đó mọi người được sắp xếp “cao hơn” hay “ thấp hơn” trong sự phù hợp với ý nghĩa xã hội mà các vai trò xã hội và những dạng hoạt động khác nhau sở hữu nó”. K. Davis và U. Mur khi dẫn sự phân tầng xã hội tới sự bất bình đẳng xã hội, nhìn thấy trong đó đặc trưng chức năng cần thiết của hệ thống xã hội. Công cụ mà cho phép xã hội đảm bảo một cách có ý thức “việc nắm giữ những vị trí quan trọng hơn của những cá thể được phân loại”. Thuyết chức năng chú ý hơn tới sự làm rõ ý nghĩa của sự phân tầng xã hội trong sự hội nhập xã hội của xã hội. T. Parsons đã chia ra 3 tiêu chuẩn chung của phân tầng xã hội: “phẩm chất”, có nghĩa là sự ấn định trước của cá nhân những đặc đIểm vị trí nhất định ( tính trách nhiệm, sự thành thạo ,có thẩm quyền),”sự thực hiện”-có nghĩa là sự đánh giá hoạt động của cá nhân nào đó so với hoạt động của cá nhân khác,”sở hữu”những giá trị vật chất, tài năng, sáng tạo, chỉ tiêu văn hoá. Nguồn:http://vn.myblog.yahoo.com/hanhfam/article?mid=38&fid=- 1&action=prev
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án: Thiết kế hệ truyền động cho thang máy chở người
52 p | 747 | 125
-
Thảo luận nhóm: Phân tầng xã hội
22 p | 333 | 45
-
Luận văn tốt nghiệp: Lý thuyết tài chính tiền tệ - nợ công ở Việt Nam
28 p | 141 | 37
-
Báo cáo " Bàn thêm về phản biện xã hội ở Việt Nam "
7 p | 163 | 29
-
Tiểu luận: Thuật toán di truyền cùng với logic mờ
23 p | 143 | 25
-
Người nghèo đô thị, hiện trạng và giải pháp
8 p | 120 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
205 p | 41 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu tập thể cho trái cây đặc sản của Việt Nam
240 p | 60 | 15
-
Báo cáo "NHẬN ĐỊNH LẠI VỀ NHÂN HỌC ỨNG DỤNG: QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI "
30 p | 61 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Quản lý và Phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng một số vùng tỷ lệ đói nghèo cao tỉnh Bắc Kạn (MS 11)
10 p | 70 | 9
-
Báo cáo " QUYỀN LỰC TỪ BÊN DƯỚI CÓ THỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI ĐƯỢC KHÔNG? "
23 p | 60 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Phúc lợi y tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
268 p | 31 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
25 p | 31 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tỉnh Quảng Trị
111 p | 15 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro trong cho vay hộ cận nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum
25 p | 42 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mô hình tăng trưởng dựa vào doanh nghiệp nhà nước: vấn đề chính sách qua nghiên cứu một số tình huống điển hình
58 p | 25 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn