intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro trong cho vay hộ cận nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: Thuong Thuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

43
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác giả mong muốn làm rõ các lý thuyết nền tảng về quản trị rủi ro tín dụng trong tổ chức ngân hàng để từ đó phân tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ cận nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum; đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ cận nghèo tại chi nhánh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro trong cho vay hộ cận nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VŨ KHOA QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY HỘ CẬN NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.01.02 Đà Nẵng - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. Nguyễn Thị Nhƣ Liêm Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Thị Lan Hương Phản biện 2: GS.TSKH. Lê Du Phong Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 16 tháng 3 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Được thành lập vào năm 2003, đến nay sau gần 16 năm hoạt động Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum đã có những bước phát triển không ngừng, triển khai tốt các chính sách tín dụng ưu đãi, giúp nhiều hộ gia đình có thêm vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống...Hiện nay, Chi nhánh NHCSCH tỉnh Kon Tum thực hiện cho vay 19 chương trình tín dụng hỗ trợ vay vốn cho các đối tượng là Hộ nghèo, Hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó có chương trình cho vay Hộ cận nghèo được bắt đầu triển khai từ năm 2013. Từ khi triển khai, chương trình cho vay Hộ cận nghèo đã phát huy nhiều điểm tích cực trong hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, góp phần thoát nghèo bền vững tại địa phương. Tuy nhiên do chương trình cho vay Hộ cận nghèo là chương trình mới được triển khai, thêm vào đó là tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn và những đặc thù của hình thức cho vay của NHCSXH nên qua hơn 5 năm triển khai, chương trình cho vay Hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn tồn tại nhiều bất cập, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro tín dụng. Các nguyên nhân rủi ro trong cho vay Hộ cận nghèo có thể do thiên tai lũ lụt, hỏa hoạn, dịch bệnh; hộ vay chết không có người thừa kế, không còn tài sản xử lý; hoạt động kinh doanh thua lỗ, quản lý lỏng lẻo kém hiệu quả; hộ vay sử dụng vốn không đúng mục đích xin vay làm tổn thất vốn. Hậu quả rủi ro không chỉ làm hoạt động của NHCSXH suy yếu, đời sống của cán bộ ngân hàng bị giảm sút, ngân sách Nhà nước bị thiệt hại mà còn là gánh nặng cho chính người vay. Khi một hộ gia đình không trả được nợ sẽ dẫn đến đối tượng chính sách khác không tiếp cận được với nguồn vốn ưu
  4. 2 đãi, điều đó cũng đồng nghĩa với hiệu quả cho vay của NHCSXH cũng bị giảm sút. Nhận thức được thực trạng đó, NHCSXH đã triển khai nhiều hoạt động quản trị rủi ro trong cho vay nói chung và trong cho vay hộ cận nghèo nói riêng nhưng hiệu quả thu được còn hạn chế. Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum, nhưng các nghiên này cũng chỉ nghiên cứu về quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo hoặc nghiên cứu các giải pháp hạn chế nợ xấu; các nghiên cứu này có thời gian nghiên cứu đã lâu, một số vấn đề và giải pháp nêu ra không còn phù hợp. Như vậy đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào hệ thống những vấn đề cơ bản về hoạt động quản trị rủi ro trong cho vay Hộ cận nghèo; phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp với yêu cầu trong thời điểm hiện tại để hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro trong cho vay Hộ cận nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum. Bản thân là một cán bộ đang công tác tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum, trước thực tế trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản trị rủi ro trong cho vay hộ cận nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum” để nghiên cứu, phục vụ trực tiếp cho công việc của mình và có thể đóng góp một phần nào đó để hoàn thiện hơn hoạt động quản trị rủi ro trong cho vay Hộ cận nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tác giả mong muốn làm rõ các lý thuyết nền tảng về quản trị rủi ro tín dụng trong tổ chức ngân hàng để từ đó phân tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ cận nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum; đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt
  5. 3 động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ cận nghèo tại chi nhánh. Với mục tiêu đó, luận văn cần đảm bảo các yêu cầu: - Nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong tổ chức ngân hàng. - Nghiên cứu, phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay Hộ cận nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị về công tác quản trị rủi ro trong cho vay Hộ nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng rủi ro trong cho vay Hộ cận nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động quản trị rủi ro đối với cho vay Hộ cận nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 2015 đến tháng 8/2018. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Hƣớng tiếp cận của luận văn: Luận văn sử dụng cách tiếp cận định tính trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước đây kết hợp với văn bản, quy định mới nhất trong lĩnh vực ngân hàng nói chung cũng như những quy định mới của NHCSXH về quản trị rủi ro trong cho vay hộ cận nghèo; liên hệ với thực trạng tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum để nhận diện và giải quyết các yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu. Phƣơng pháp điều tra, thu thập dữ liệu: - Phương pháp điều tra thu thập số liệu để phân tích hoạt động quản trị rủi ro trong cho vay hộ cận nghèo, chủ yếu là sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum
  6. 4 như báo cáo về hoạt động cho vay, báo cáo về tình hình dư nợ, nợ xấu, báo cáo về các hoạt động quản trị rủi ro… qua các năm 2015- 8/2018. - Thu thập tình hình thực tế và ý kiến của các chuyên gia: sự quan tâm, phối hợp và tạo điều kiện của Chính quyền địa phương (tuyên truyền các chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến hoạt động tín dụng chính sách; phối hợp và giúp đỡ ngân hàng trong công tác xử lý nợ xấu, xử lý tài sản..;). Hoặc thu thập ý kiến của các chuyên gia như kinh nghiệm của cán bộ tín dụng lâu năm, thôn trưởng, các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác và tổ trưởng tổ TK&VV. - Để đảm bảo đánh giá khách quan nhất những mặt làm được, những điều cần cải thiện trong hoạt động quản trị rủi ro trong cho vay hộ cận nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum tác giả đã phát các bảng câu hỏi đánh giá về hoạt động này và gửi tới 2 nhóm đối tượng cụ thể nhóm 1 là các cán bộ tín dụng, nhóm 2 là các cán bộ tổ chức Hội đoàn thể nhận uyt thác và các tổ trưởng tổ TK&VV. Phƣơng pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu: - Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh: sẽ được áp dụng trong việc nghiên cứu các lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tín dụng, tra cứu Luật, Nghị định, Nghị quyết, Quyết định, Thông tư hướng dẫn… của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước và NHCSXH về tín dụng ngân hàng. - Phương pháp phân tích thống kê: sử dụng phương pháp này để mô tả đặc tính của các biến trong bảng khảo sát như giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm. Các kết quả nghiên cứu sau khi được xử lý sẽ được trình bày trong luận văn dưới dạng bảng số liệu. - Phương pháp mô hình hóa và phân tích kỹ thuật: tác giả
  7. 5 sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích kỹ thuật và mô phỏng theo các bảng biểu để đánh giá kết quả đạt được trong công tác quản lý tín dụng của chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum. - Phương pháp phân tích số liệu các dữ liệu thu được thông qua khảo sát bằng các công cụ trong SPSS 20 để đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rui ro trong cho vay hộ cận nghèo dưới cái nhìn của các cán bộ tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum cũng như các cán bộ tại các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác và các tổ trưởng tổ TK&VV. 5. Bố cục đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận quản trị rủi ro tín dụng trong tổ chức ngân hàng. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay Hộ cận nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay Hộ cận nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Các nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM: Các nghiên cứu trên các tạp chí khoa học: Các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại NHCSXH:
  8. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG TỔ CHỨC NGÂN HÀNG 1.1. NGÂN HÀNG VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1.1. Ngân hàng: “Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.” 1.1.2. Tín dụng ngân hàng a. Khái niệm về tín dụng ngân hàng “Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, Doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận. Bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên vay khi đến thời hạn thanh toán.” b. Phân loại tín dụng ngân hàng 1.2 RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.2.1. Khái niệm: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” (sau đây gọi tắt là “rủi ro”) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết” 1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng: 1.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng:
  9. 7  Nhân tố từ phía các ngân hàng:  Nhân tố từ phía khách hàng:  Nhân tố từ môi trường bên ngoài: 1.2.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng: 1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.3.1 Khái niệm và mục đích của quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng: a. Khái niệm: “Quản trị rủi ro tín dụng là một hệ thống các hoạt động hoàn chỉnh qua đó ngân hàng xác định, đánh giá và kiểm soát rủi ro khi cấp tín dụng cũng như lợi nhuận có thể thu được, từ đó đưa ra các quyết định nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho mình. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng có thể được xem xét trên cơ sở một khoản tín dụng và một danh mục tín dụng.” b. Mục đích của quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng: 1.3.2 Tiến trình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng a. Nhận diện rủi ro Khái niệm:Nhận diện rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của tổ chức nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với tổ chức, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp. Phương pháp: Để nhận dạng rủi ro, cần lập được bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro đã, đang và có thể xuất hiện đối với tổ chức, có thể sử dụng các phương pháp sau: - Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra. - Phân tích các báo cáo tài chính.
  10. 8 - Phương pháp lưu đồ. - Thanh tra hiện trường nghiên cứu tại chỗ. - Phân tích các hợp đồng. b. Đo lường rủi ro Khái niệm: Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro. c. Kiểm soát rủi ro Khái niệm: Kiểm soát rủi ro tín dụng là việc sử dụng các biện pháp, các kỹ thuật, các công cụ, chiến lược và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro, tổn thất hoặc lợi ích. Phương pháp: Căn cứ vào mức độ rủi ro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài chính và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm làm giảm mức độ thiệt hại. Các biện pháp bao gồm: né tránh, ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu tổn thất, đa dạng hóa sản phẩm nhằm phân tán rủi ro. d. Tài trợ rủi ro: Khái niệm: Tài trợ rủi ro là những kỹ thuật, công cụ được sử dụng để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất từ hoạt động tín dụng.  Trích lập dự phòng: Đôi khi tài sản đảm bảo nợ vay vẫn chưa thể giúp ngân hàng thu hồi được khoản vay. Mặt khác, không phải lúc nào khách hàng cũng có đủ tài sản đảm bảo nợ vay trong khi áp lực cạnh tranh đòi hỏi ngân hàng đôi khi phải chấp nhận cho vay không có tài sản đảm
  11. 9 bảo. Trong những tình huống như vậy, tất cả các ngân hàng đều lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng nhằm khắc phục rủi ro nếu có.  Xử lý rủi ro tín dụng:  Thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro: Mọi khoản tiền thu hồi được từ các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng bằng dự phòng rủi ro hạch toán theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng. 1.3.3. Các nhân tổ ảnh hƣởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng: a. Nhân tổ cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức quản trị rủi ro của ngân hàng: Thiếu chính sách cho vay, thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng, việc cấp tín dụng quá tập trung, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, khoa học thì công tác quản trị rủi ro tín dụng sẽ không được thực hiện hoặc việc thực hiện sẽ không khả thi. b. Con người trong đó có cán bộ Ngân hàng và người đi vay Trong mọi vấn đề, nhân tố con người bao giờ cũng là nhân tố quan trọng có tính chất quyết định. Do vậy, công tác quản trị rủi ro tín dụng rất cần thiết phải đặt nhân tố con người bao gồm: cán bộ ngân hàng và người đi vay lên hàng đầu. c. Nhân tố công nghệ Công nghệ sẽ thể hiện rất rõ giúp ngân hàng trong lĩnh vực quản trị, trong việc mở rộng sản phẩm dịch vụ, thông qua đó, ngày càng đáp ứng được các nhu cầu khắt khe của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra công nghệ cũng cho phép ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn, tò đó đưa ra các công cụ hỗ trợ để giúp ngân hàng đưa ra những quyết định đúng đắn. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
  12. 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY HỘ CẬN NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KON TUM 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KON TUM 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum thành lập theo Quyết định số 59/QĐ – HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH (HĐQT – NHCSXH) trên cơ sở tổ chức lại NHPVNg, được tách ra từ NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum: 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHCSXH TỈNH KON TUM 2.2.1 Đặc điểm các Hộ cận nghèo vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum: Chủ thể của khoản nợ xấu (con nợ): là các hộ cận nghèo vay vốn. Các hộ cận nghèo vay vốn là các chủ thể tại thời điểm đi vay không có khả năng trả nợ khoản vay. Các khoản nợ gắn với việc cho vay ưu đãi (về lãi suất, về thời hạn, về mục đích sử dụng vốn). Các hộ cận nghèo vay vốn được NHCSXH áp dụng lãi suất tương đối thấp, bằng 120% lãi suất cho vay hộ nghèo trong từng thời kỳ, tương ứng là 6,6%/năm. Các khoản nợ xấu trong cho vay hộ cận nghèo tại Chi nhánh NHCSXH có đặc thù là gắn với khoản vay nhỏ nhưng chi phí quản lý cao vì NHCSXH cho vay ủy thác thông qua các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác và tổ TK&VV, hơn nữa NHCSXH còn miễn phí thủ tục vay vốn…
  13. 11 2.2.2 Tình hình hoạt động cho vay Hộ cận nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum: Bảng 2.2 Dư nợ cho vay hộ cận nghèo theo thời hạn vay tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 – 8/2018. Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 8/2018 Dư nợ cho vay ngắn hạn 10.439 7.124 1.518 342 Dư nợ cho vay trung hạn 261.787 288.156 315.019 322.450 Dư nợ cho vay dài hạn 210 220 168 288 Tồng dƣ nợ cho vay 272.436 295.500 316.705 323.080 Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum. Bảng 2.3 Dư nợ cho vay hộ cận nghèo theo địa bàn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 – 8/2018. Đvt : triệu đồng STT Đơn vị 2015 2016 2017 8/2018 1 Thành phố Kon Tum 96.685 90.651 72.469 56.053 2 Huyện Đăk Hà 30.966 36.107 40.641 37.919 3 Huyện Sa Thầy 15.396 18.772 21.819 22.086 4 Huyện Đăk Tô 28.441 40.393 61.295 82.211 5 Huyện Ngọc Hồi 38.423 38.935 40.414 48.640 6 Huyện Đăk Glei 29.623 32.068 33.674 34.990 7 Huyện Tu Mơ Rông 18.597 20.643 19.672 13.524 8 Huyện Kon Rẫy 14.158 16.167 20.167 19.364 9 Huyện Kon Plong 147 1.764 4.376 5.684 10 Huyện Ia H’Drai 0 0 2.178 2.609 Tổng dƣ nợ cho vay hộ cận nghèo 272.436 295.500 316.705 323.080
  14. 12 Bảng 2.4. Dư nợ cho vay Hộ cận nghèo theo mục đích vay tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 – 8/2018 Đvt: triệu đồng STT Mục đích vay 2015 2016 2017 8/2018 1 Sản xuất kinh 151.325 167.984 179.482 182.453 doanh 2 Dịch vụ 50.567 52.746 54.671 56.042 3 Khác 70.544 74.770 82.552 84.585 Tổng cộng 272.436 295.500 316.705 323.080 Nguồn: NHCSXH tỉnh Kon Tum. 2.2.3. Tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay hộ cận nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum a. Thực trạng rủi ro cho vay hộ cận nghèo : Bảng 2.5 Nợ xấu cho vay hộ cận nghèo theo địa bàn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 – 8/2018. Đvt : triệu đồng STT Đơn vị 2015 2016 2017 2018 1 Thành phố Kon Tum 40 98,2 122,19 419,21 2 Huyện Đăk Hà 0 10 10 44,99 3 Huyện Sa Thầy 0 0 0 20 4 Huyện Đăk Tô 0 0 0 90 5 Huyện Ngọc Hồi 30 30 30 170 6 Huyện Đăk Glei 0 0 0 0 7 Huyện Tu Mơ Rông 0 0 0 110 8 Huyện Kon Rẫy 0 30 0 0 9 Huyện Kon Plông 0 0 21 21 10 Huyện Ia H’Drai 0 0 0 0 Tổng cộng 70 168,2 183,19 875,2 Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum.
  15. 13 Bảng 2.6 Nợ xấu cho vay hộ cận nghèo theo mục đích vay tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 – 8/2018. Đvt: triệu đồng STT Mục đích vay 2015 2016 2017 8/2018 1 Sản xuất kinh doanh 30 90 110 520 2 Dịch vụ 35 68,2 73 300 3 Khác 5 10 10,19 55,2 Tổng cộng 70 168,2 183,19 875,2 Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum. Bảng 2.7 Nợ xấu cho vay hộ cận nghèo qua các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 – 8/2018. Đvt: triệu đồng STT Đơn vị 2015 2016 2017 8/2018 Hội nông dân 85.898 90.847 97.938 99.921 1 Nợ xấu 0 70 51 219,97 Hội phụ nữ 123.077 124.283 124.633 125.593 2 Nợ xấu 70 70 27 265,44 Hội cựu chiến binh 26.560 34.908 38.062 34.855 3 Nợ xấu 0 28,2 105,19 211,79 Đoàn thanh niên 36.901 45.462 56.072 62.711 4 Nợ xấu 0 0 0 178 Tổng dƣ nợ 272.436 295.500 316.705 323.080 Tổng nợ xấu 70 168,2 183,19 875,2 Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum.
  16. 14 Bảng 2.8 Nợ quá hạn, nợ khoanh trong nợ xấu cho vay hộ cận nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 – 8/2018. Đvt: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 8/2018 1 Tổng dư nợ 272.436 295.500 316.705 323.080 Nợ xấu. 2 70 168,2 183,19 875,2 Trong đó: Nợ quá hạn 0 98,2 132,19 824,2 Nợ khoanh 70 70 51,0 51,0 Tỷ lệ nợ xấu/ 3 Tổng dư nợ 0,03 0,06 0,06 0,27 (%) Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum. 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ CẬN NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KON TUM 2.3.1 Các yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng của NHCSXH: a. Tuân thủ những nguyên tắc tín dụng thận trọng b. Kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay có sự liên kết chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác và tổ TK&VV 2.3.2. Phân cấp trong quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ cận nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum. 2.3.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dung trong cho vay hộ cận nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum
  17. 15 a. Nhận diện rủi ro tín dụng: Các hoạt động nhận diện rủi ro được tiến hành tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum: - Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng: áp dụng chủ yếu đối với các chương trình cho vay trực tiếp, cán bộ ngân hàng phân tích tính khả thi, hiệu quả của dự án vay vốn thông qua các chỉ số tài chính quá khứ và hiện tại của khách hàng, chi nhánh có thể đưa ra đánh giá về tình hình tài chính và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng kinh tế trong tương lai của khách hàng đó. - Chi nhánh xây dựng các bảng câu hỏi liệt kê các yếu tố nghi vấn về điều kiện rủi ro để qua đó nhận diện nguy cơ rủi ro. Từ đó, giúp Chi nhánh nhận biết được các điều kiện gây ra rủi ro, nguy cơ rủi ro để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, bên cạnh đó cũng tiến hành xây dựng bảng thống kê các dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng để có sự chủ động trong công tác nhận biết rủi ro. b. Đo lường rủi ro tín dụng: Thực tiễn đã cho thấy thất bại của ngân hàng trong hoạt động tín dụng gắn chặt với sự thiếu hiểu biết về khách hàng. Và một trong những kĩ thuật quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng là sử dụng phân tích chấm điểm để xếp hạng uy tín về mặt tín dụng của mỗi khách hàng một cách thường xuyên. Do vậy vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện nay là mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh việc xếp hạng tín dụng nội bộ đối với hộ cận nghèo vay vốn,NHCSXH tỉnh Kon Tum cũng thiết lập ma trận đo lường rủi ro với những nguyên nhân gây rủi ro trong cho vay hộ cận nghèo. Căn cứ để xây dựng ma trận đo lường rủi ro là mức độ nghiêm trọng của các nguyên nhân gây rủi ro trong cho vay hộ cận nghèo, tần suất
  18. 16 xuất hiện của các nguyên nhân đó tại NHCSXH tỉnh Kon Tum. Bảng 2.12 Ma trận đo lường rủi ro trong cho vay hộ cận nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 – 8/2018. Tần xuất Cao Thấp Mức độ nghiêm trọng Hộ vay bỏ Cao SXKD thua lỗ khỏi nơi cƣ trú Sử dụng vốn sai Thiên tai, dịch Thấp mục đích bệnh Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum. a. Kiểm soát rủi ro tín dụng Né tránh rủi ro: Là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra hoặc loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro. + Tiếp xúc khách hàng trước khi vay vốn + Thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay vốn - Ngăn ngừa rủi ro: Bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro, đối với những khoản vay mà yếu tố rủi ro được xác định nhưng có thể khắc phục được thì ngân hàng có thể xem xét, cân nhắc để cho vay và thực hiện việc giám sát nhằm không xảy ra các nguy cơ gây ra rủi ro như: sử dụng vốn sai mục đích, việc chậm trả gốc, lãi.
  19. 17 Giảm thiểu tổn thất: phân kỳ trả nợ theo kỳ con, thực hiện trích lập rủi ro theo quy định, vận động khách hàng tích cực thực hiện gửi tiền tiết kiệm thông qua các tổ TK&VV. - Đa dạng hóa sản phẩm cho vay: Đối với hoạt động đa dạng hóa sản phẩm cho vay hộ cận nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế nguyên nhân các chương trình cho vay đối với đối tượng này hiện nay rất ít. Công tác kiểm tra - kiểm toán nội bộ : Công tác kiểm tra được thực hiện tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện, thành phố thực hiện việc kiểm tra, giám sát tới 100% các Phòng giao dịch, kiểm tra trực tiếp một số tổ TK&VV, tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác để đánh giá chất lượng hoạt động ủy thác, ủy nhiệm. d. Tài trợ rủi ro tín dụng Nguồn tài trợ chủ yếu trong cho vay Hộ cận nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum là nguồn bù đắp từ Quỹ dự phòng rủi ro được NHCSXH Việt Nam trích lập và nguồn dự phòng rủi ro do Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum trích lập (đối với nguồn vốn do tổ chức, cá nhân ủy thác cho Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum để cho vay). 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ CẬN NGHÈO TẠI NHCSXH TỈNH KON TUM 2.4.1 Điều tra từ các cán bộ công tác tại NHCSXH tỉnh Kon Tum, các tổ chức chính trị xã hội, các Tổ TK&VV: a. Điều tra với các bộ công tác tại NHCSXH tỉnh Kon Tum * Đặc điểm mẫu điều tra: * Kết quả điều tra:
  20. 18 b. Điều tra với các bộ công tác tại các tổ chức chính trị xã hội, các Tổ TK&VV: * Đặc điểm mẫu điều tra: * Kết quả điều tra: 2.4.2 Những mặt làm đƣợc trong quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ cận nghèo tại NHCSXH tỉnh Kon Tum: NHCSXH tỉnh Kon Tum đã nhận thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro tín dụng vì thế đã thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể cho từng cán bộ tín dụng làm căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ từng đợt thi đua ngắn ngày và cả năm.Thực hiện yêu cầu cán bộ tín dụng tích cực làm việc với các đơn vị, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng/hộ vay vốn. Ngân hàng đã chủ động tích cực phối hợp các tổ chức CT - XH ủy thác trong việc đôn đốc thu nợ quá hạn. 2.4.3 Những mặt tồn tại, hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Kon Tum: Đo lường rủi ro tín dụng vẫn còn một số hạn chế Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa phát huy hết vai trò Hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu 2.4.3. Nguyên nhân tồn tại trong quản trị rủi ro trong cho vay hộ cận nghèo tại NHCSXH tỉnh Kon Tum: a. Nguyên nhân khách quan: - Môi trường pháp lý chưa thuận lợi - Môi trường kinh tế không ổn định b. Nguyên nhân chủ quan: - Từ phía khách hàng vay vốn - Từ phía Chi nhánh ngân hàng - Từ phía các tổ chức chính trị xã hội, Tổ TK&VV KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2