Mở lối đi mới cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng đầu tư phát triển BIDV - 3
lượt xem 22
download
Ngân hàng mở L/C đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi nhận tiền thanh toán. 9. Ngày nhận nợ và tính lãi cho vay mở L/C là ngày nhà nhập khẩu phải thanh toán cho nhà xuất khẩu (ngày đến hạn thanh toán L/C). 10. Đối với nhà nhập khẩu việc mở thư tín dụng đã thể hiện việc ngân hàng cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu vì mọi thư tín dụng đều do ngân hàng mở theo đề nghị của nhà nhập khẩu. Nhưng thực tế không phải lúc...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mở lối đi mới cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng đầu tư phát triển BIDV - 3
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Ngân hàng mở L/C đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập 8. khẩu sau khi nhận tiền thanh toán. 9. Ngày nhận nợ và tính lãi cho vay mở L/C là ngày nhà nhập khẩu phải thanh toán cho nhà xuất khẩu (ngày đến hạn thanh toán L/C). 10. Đối với nhà nhập khẩu việc mở thư tín dụng đã thể hiện việc ngân hàng cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu vì mọi thư tín dụng đều do ngân hàng mở theo đề nghị của nhà nhập khẩu. Nhưng thực tế không phải lúc nào nhà nhập khẩu cũng có đủ số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Vì vậy ngân hàng mở L/C phải gánh chịu mọi rủi ro khi nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán hoặc không muốn thanh toán khi L/C đến hạn trả tiền. 10a. Khi ngân hàng mở L/C trả chậm cho nhà nhập khẩu, ngân hàng đã gián tiếp cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu vì khi có sự chấp nhận bảo lãnh trả tiền của ngân hàng thì nhà xuất khẩu mới đồng ý cho nhà nhập khẩu mua chịu hàng hoá. Nếu nhà nhập khẩu sử dụng vốn tự có để mở L/C đến hạn thanh toán với bên nước ngoài mà nhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán thì họ phải nhận nợ với ngân hàng và chịu lãi xuất phạt bằng 150% lãi suất cho vay. Do vậy nhà nhập khẩu thường sử dụng việc vay để mở L/C trên cơ sở hợp đồng đã ký. 10b. Khi mở L/C cho nhà nhập khẩu, nếu ngân hàng khống chế số dư có trên tài khoản của khách hàng thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh của họ do khoảng cách giữa thời gian mở L/C và thời gian nhận hàng tương đối dài. Vì vậy, để hạn chế rủi ro ngân hàng thường cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu theo hạn mức tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng phải kiểm tra khả năng kinh doanh của nhà nhập khẩu, tình hình tài chính, đối tượng nhập khẩu… để có cơ sở vững chắc trước khi mở L/C.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Tín dụng chấp nhận hối phiếu 2.2. Đây là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu. Ngân hàng cam kết chấp nhận các hối phiếu mà khách hàng của mình phải thanh toán. Như vậy, nhà xuất khẩu sẽ được đảm bảo thanh toán khi đến hạn. Hình thức này thường được sử dụng khi người bán thiếu tin tưởng vào khả năng - thanh toán của người mua và họ đề nghị bên mua có một ngân hàng đứng ra chấp nhạn trả tiền hối phiếu do họ ký phát. Đây chỉ là một hình thức bảo đảm về mặt tài chính cho nhà nhập khẩu. Nếu đến - hạn thanh toán, người mua có đủ tiền thanh toán thì ngân hàng được nhận một khoản phí chấp nhận, thật sự ngân hàng không phải ứng tiền ra. Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán mà người mua không có khr năng thanh toán thì ngân hàng phải gánh chịu thiệt hại. Tín dụng chấp nhận hối phiếu đem lại rất nhiều ưu điểm cho hoạt động xuất nhập khẩu: Đối với nhà xuất khẩu, với sự chấp nhận của nhà nhập khẩu, họ có sự bảo đảm - chắc chắn về khả năng thanh toán của hối phiếu và họ có thể đem hối phiếu đi chiết khấu lại tại bất kỳ ngân hàng nào. Sự chấp nhận của ngân hàng đã tạo ra khả năng lưu thông cho hối phiếu đồng thời cũng tạo điều kiện cho nhà xuất khẩu được hưởng tỷ lệ chiết khấu ưu đãi. Đối với nhà nhập khẩu, với hình thức này anh ta sẽ tạo được uy tín đối với nhà - xuất khẩu nếu nhà nhập khẩu có đủ khả năng thanh toán cho nhà xuất khẩu khi đến hạn. Mặt khác, nhà nhập khẩu cũng có thể đem chiết khấu hối phiếu tại một ngân hàng khác có tỷ lệ chiết khấu thấp hơn và từ khoản thu chiết khấu này nhà nhập khẩu có được mức giá mua ưu đãi nếu thanh toán trước hạn. 2.3. Tín dụng chiết khấu hối phiếu tự nhận nợ (kỳ phiếu)
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Hối phiếu tự nhận nợ là dạng hối phiếu khống trong đó ngân hàng tự nhận nợ đối với nhà nhập khẩu. Thông qua hối phiếu này, ngân hàng cấp cho nhà nhập khẩu một khoản tín dụng đạ biệt gọi là tín dụng chiết khấu hối phiếu tự nhận nợ. Hình thức này giúp cho các nhà nhập khẩu hưởng một khoản ưu đãi do việc thanh toán nhanh trong giao dịch ngoại thương khi ngân hàng phục vụ họ không có đủ vốn. Quy trình chiết khấu hối phiếu tự nhận nợ: Nhà nhập khẩu ký hợp đồng với nhà xuất khẩu với điều kiện thanh toán khi giao 1. chứng từ. Nhà nhập khẩu có thời gian 90 ngày để chi. Nhà nhập khẩu ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng phục vụ mình trên cơ sở hối 2. phiếu tự nhận nợ. Để thực hiện hợp đồng tín dụng này, ngân hàng nhà nhập khẩu thông báo và đề 3. nghị một ngân hàng nớc ngoài (phần lớn là ngân hàng chi nhánh của họ) phát hành một hối phiếu tự nhận nợ có thời hạn thanh toán là 90 ngày và được phép thanh toán tại ngân hàng nhà nhập khẩu và chuyển ngay hối phiếu cho nhà nhập khẩu. Ngân hàng chi nhánh thực hiện đề nghị trên (phát hành hối phiếu tự nhận nợ và 4. chuyển cho nhà nhập khẩu) Nhà nhập khẩu chuyển hối phiếu tự nhận nợ cho chính ngân h àng phục vụ mình 5. và đề nghị cung cấp hôí phiếu. Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu chiết khấu hối phiếu tự nhận nợ và ghi có vào 6. tài khoản cho nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu thực hiện thanh toán theo đúng kỳ hạn cho nhà xuất khẩu. 7. Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu đem hối phiếu giao cho ngân hàng Trung 8. ương.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đến thời hạn thanh toán, Ngân hàng Trung ương xuất trình hối phiếu cho ngân 9. hàng nước ngoài đề nghị thanh toán. Ngân hàng chi nhánh ở nước ngoài chấp nhận thanh toán trên cơ sở chuyển vốn từ 10. ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu hoặc từ tiền mà nhà nhập khẩu trả. Tín dụng ứng trước cho nhà nhập khẩu 2.3. Với hình thức này, ngân hnàg sử dụng các chứng từ hàng hoá làm vật đảm bảo. Nhà nhập khẩu được cung cấp tín dụng theo hình thức ứng trước khi họ cần phải thanh toán tiền mặt cho nhà xuất khẩu hoặc khi nhà nhập khẩu cần thnah toán bộ chứng từ hàng hoá chưa về đến cảng và doanh nghiệp chưa tiêu thụ được hàng hoá để thu hồi vốn, hình thức này được ngân hàng áp dụng cho mục đích thanh toán ngắn hạn của nhà nhập khẩu. Tín dụng theo hiệp định khung: 2.4. Đây là một hình thức tín dụng dành cho nhà nhập khẩu nước ngoài nhằm hỗ trợ cho việc thanh toán tiền hàng nhập khẩu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của các nước xuất khẩu. Tín dụng theo hiệp định khung là một hình thức tín dụng có điều kiện, các ngân hàng nước xuất khẩu ký kết một hiệp định khung với các ngân hàng nước ngoài cho phép các ngân hàng này sử dụng những khoản tín dụng riêng rẽ nhằm tài trợ cho việc nhập khẩu hàng hoá, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ từ n ước họ (ít nhất 60% giá trị hàng hoá mua bán được sản xuất hoặc có xuất sứ từ nước tài trợ). Hình thức này được các nước phát triển sử dụng để cung cấp tín dụng cho các n ước đang phát triển. Đây là một hình thức có nhiều ưu điểm: Đối với nhà xuất khẩu: -
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Họ có điều kiện cạnh tranh với đối thủ nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà nhập khẩu, hàng hoá của họ sẽ được ưa chuộng hơn. Hạn chế được những rủi ro kinh tế, chính trị ở nước ngoài, đặc biệt họ giữ được khả năng tài chính của mình. ổn định cán cân thanh toán. Đối với nhà nhập khẩu: - Họ có nhiều thuận lợi, có thể thanh toán từng phần công trình, máy móc thiết bị đã nhập khẩu, đặc biệt có thể sử dụng phần lợi nhuận từ việc ti êu thụ sản phẩm do các máy móc thiết bị nhập khẩu sản xuất ra để thanh toán. Ưu điểm là hình thức tín dụng này thường có thời gian dài, nhà nhập khẩu sẽ dễ dàng thu xếp được khả năng tài chính để thanh toán. Đặc điểm của lãi suất cho vay là có thể sử dụng lãi suất thả nổi hoặc lãi suất cố định. Ngoài ra còn có một khoản phí suất tín dụng bao gồm: + Phí bảo hiểm: Được tính một lần trên giá trị khoản vay. Nếu do người nhập khẩu trả thì có thể được ngân hàng nước nhập khẩu xem xét cho vay thanh toán một lần tr ước khi giải ngân hoặc trả dần suốt thời gian vay. + Phí cam kết: Được tính theo tỷ lệ % trên doanh số vốn vay còn lại chưa được giải ngân. + Phí quản lý: Tính theo tỷ lệ % trên giá trị hợp đồng vay vốn và phải được thanh toán trước khi giải ngân. Nếu chọn lãi suất cố định thì chỉ phải trả hai loại phí bảo hiểm và phí cam kết, nếu sử dụng lãi suất thả nổi thì phải trả cả ba loại phí trên. Tín dụng theo phương thức chi trả trực tiếp 2.5.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Nhà nhập khẩu sau khi ký hợp đồng mua bán với nhà xuất khẩu nếu họ không có đủ tiền thì có thể xin vay ngân hàng theo phương thức đề nghị ngân hàng chuyển trả tiền cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng đại lý ở nước ngoài. Trong trường hợp nhà nhập khẩu đủ khả năng thanh toán, họ sử dụng hình thức chuyển tiền thì ngân hàng chỉ thực hiện hình thức dịch vụ thông thường và thu phí. Quy trình tín dụng theo phương thức chi trả trực tiếp: Giao dịch hàng hoá giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. (1) Nhà nhập khẩu viết đơn yêu cầu chuyển tiền. (2) Ngân hàng nhà nhập khẩu chuyển tiền ra nước ngoài qua ngân hàng đại lý. (3) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho nhà xuất khẩu. (4) Ngân hàng đại lý phải hoàn thành việc chuyển tiền. (5) Ngân hàng nhập khẩu báo nợ cho nhà nhập khẩu. (6) Thông thường sau khi nhận hàng hoá ngân hàng đại lý mới chuyển tiền để tránh bị nhà xuất khẩu chiếm dụng vốn. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, ngành ngân hàng trên thế giới đã áp dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động của mình. Chính vì vậy mà có nhiều hình thức tín dụng còn rất xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên hy vọng rằng trong tương lai không xa, chúng ta sẽ áp dụng tất cả những nghiệp vụ dụng những công nghệ hiện đại trong hệ thống ngân hàng góp phần đáp ứng nhu cầu tài chính nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất. Bảo lã•nh 2.6.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Trong thương mại quốc tế, rủi ro là một yếu tố luôn luôn xuất hiện trong các th ương vụ khác nhau (rủi ro thanh toán, rủi ro không thực hiện hợp đồng..). Từ đó nảy sinh nhu cầu bảo lãnh để hạn chế rủi ro. Trong ngoại thương, đôi khi nhà xuất khẩu không nắm rõ khả năng tài chính để thanh toán và mức độ tín nhiệm của nhà nhập khẩu, do vậy nhà xuất khẩu sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu phải có một tổ chức thường là ngân hàng đứng ra baỏ lãnh thanh toán. Ngược lại, do không biết rõ hoặc không tin tưởng nhau, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu nhà xuất khẩu có ngân hàng đứng ra bảo lãnh giao hàng hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Ngân hàng bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng, dùng để vay vốn nước ngoài dưới hình thức tín dụng thương mại hoặc tín dụng chứng từ… Trách nhiệm của ngân hàng bảo lãnh là thi hành đúng cam kết với nước ngoài trong trường hợp người xin bảo lãnh không thực hiện đầy đủ một nghiệp vụ nào đó với bên nước ngoài. Bảo lãnh có nhiều hình thức khác nhau: Phát hành thư bảo lãnh với nước ngoài. - Mở L/C trả chậm - Ký bảo lãnh hay ký chấp nhận hối phiếu. - Lập giấy cam kết trả nợ nước ngoài. - - V..v.. Đối với tái bảo lãnh thì phát hành thư bảo lãnh với nước ngoài. - Các lợi thế của các bên trong nghiệp vụ này: Đối với nhà nhập khẩu: được hưởng một khoản vốn từ nhà xuất khẩu không phải - trả lãi (thực chất có thể giá bán đã tính vào lãi rồi). Chỉ phải trả một khoản phí cho người bảo lãnh.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đối với nhà xuất khẩu: hoàn toàn yên tâm đến hạn sẽ được thanh toán nợ. Nếu cần - tiền, nhà xuất khẩu có thể đem bộ chứng từ chiết khấu tại ngân hàng khác. Đối với ngân hàng bảo lãnh: với bất cứ ngân hàng nào khi tiến hành nghiệp vụ bảo - lãnh có nghĩa là có được sự tín nhiệm về uy tín của bên nhập khẩu và bên xuất khẩu. Khi bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng chi cho vay trừu tượng, nghĩa là ngân hàng không phải bỏ ra một khoản vốn nào cả mà chi lấy uy tín, danh dự của ngân hàng làm cơ sở cho vay. Thủ tục bảo lãnh theo phưng thức cho vay thông thường, nghĩa là khi bảo lãnh cho khách hàng thì khách hàng phải có mục đích xin bảo lãnh, nếu nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán thì phải làm thủ tục vay tại ngân hàng, khoản tín dụng này là tín dụng bắt buộc. v. các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay. Tài trợ xuất khẩu 1. Hiện nay để tài trợ xuất khẩu các ngân hàng thương mại thường cho vay bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ để thu mua hàng xuất khẩu. Tài trợ xuất khẩu hiện nay được áp dụng cụ thể dưới các hình thức sau: Tài trợ vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu theo đúng L/C 1.1. quy định, hợp đồng ngoại thương đãký kết, đơn đặt hàng. Hình thức này được tiến hành trước khi giao hàng thông thường được áp dụng trong trường hợp Ngân hàng tài trợ vừa là Ngân hàng thanh toán cho L/C xuất, nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ và được thanh toán tại ngân hàng. Để giám sát và kiểm soát chặt
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com chẽ tình hình sử dụng vốn vay đúng mục đích, thông thường Ngân hàng thực hiện tài trợ như sau: Khi vay ngân hàng yêu cầu nhà nhà xuất khẩu phải có một số vốn nhất định cộng - thêm với số tiền vay ngân hàng để thu mua hàng hoá, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu. Hàng hoá sẽ làm tài san đảm bảo để tiếp tục vay và được nhập tại kho ngân hàng hoặc nhập kho mà trước đó ngân hàng và nhà xuất khẩu thoả thuận và đồng ý, dưới sự giám sát của ngân hàng, muốn xuất hàng ra khỏi kho phải có sự đồng ý của ngân hàng. Ngân hàng tiếp tục cho vay, khách hàng sẽ dùng số tiền Ngân hàng tài trợ để đi mua hàng, chế biến sản xuất hàng hoá tiếp tục cứ như vậy cho đến khi bằng 100% giấ trị hàng xuất. Thông thường ngân hàng chỉ tài trợ khoảng 70% giá trị lô hàng xuất khẩu. Sau khi giao hàng xong, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ phù hợp với những điều - kiện quy định trong L/C nộp vào ngân hàng để xin thanh toán tiền. Trên hối phiếu đòi nợ thì ngân hàng sẽ là người hưởng lợi trực tiếp trên hối phiếu. Ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ hợp lý chuyển ra nước ngoài đòi nợ ngân hàng mở L/C. Khi nhận được điện chuyển tiền từ phía ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo L/C ghi Có trên tài khoản cho vay để thu nợ. Trường hợp giữa ngân hàng mở và ngân hàng thông báo L/C là đại lý có mở tài khoản tiền gửi cho nhau, việc thực hiện thanh toán bộ chứng từ để thu nợ được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng nên ngân hàng có thể tài trợ mức lãi suất ưu đãi thấp hơn mức lãi suất bình thường. Khi ngân hàng tài trợ không phải là ngân hàng thông báo cũng không phải là ngân - hàng thanh toán, rủi ro có thể xảy ra nếu nh ư sau khi được tài trợ doanh nghiệp không xuất được hàng hoặc xuất được hàng nhưng lại gặp rủi ro trong giao nhận hay thanh toán,
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hoặc khách hàng không dùng số tiền trên vào mục đích xuất hàng như đã cam kết vay với ngân hàng. Tài trợ vốn trong thanh toán hàng xuất khẩu 1.2. Từ lúc giao hàng, nộp bộ chứng từ vào ngân hàng thông báo L/C cho đến khi được ghi Có trên tài khoản phải trải qua một khoảng thời gian nhất định để xử lý và luân chuyển chứng từ. Nhà xuất khẩu cần tiền có thể thương lượng bộ chứng từ để chiết khấu hoặc ứng trước tiền tại ngân hàng đã được chỉ định rõ trong L/C hoặc ở bất kỳ ngân hàng nào. Hình thức tài trợ này được tiến hành sau khi giao hàng. Để đảm bảo cho khoản tín dụng thu hồi nợ dễ dàng nhanh chóng, ngân hàng thương mại thường yêu cầu các L/C xuất của khách hàng phải được thông báo qua ngân hàng, ngân hàng tài trợ vừa là ngân hàng thông báo hoặc vừa là ngân hàng thanh toán L/C, được thể hiện qua các hình thức sau: Chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu: - + Khi chiết khấu bộ chứng từ phải hoàn hảo và xuất trình đúng thời gian quy định. Ngân hàng mở L/C phải có uy tín trên thị trường quốc tế và có quan hệ giao dịch thường xuyên với ngân hàng chiết khấu. Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định và đảm bảo khả năng thanh toán, có uy tín với ngân hàng. Số tiền chiết khấu phải nằm trong hạn mức tín dụng. + Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ phía khách hàng, ngân hàng thẩm định về mục đích vay, tình hình tài chính, khả năng thanh toán… Ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ một cách cẩn thận và hợp lý bởi vì nếu bộ chứng từ không hợp lý có thể bị từ chối thanh toán, ngân h àng khó thu hồi nợ. Ngân hàng kiểm tra sự phù hợp trên bề mặt chứng từ so với các điều kiện, điều khoản đã ghi trong L/C. Ngân hàng xem xét quyết định tỷ lệ chiết khấu hiện nay vào
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Ảnh hưởng của pH đến tai trong bùn hoạt tính
93 p | 509 | 210
-
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TỒN KHO TẠI CÔNG TY CP ANH HUY
75 p | 488 | 203
-
Đề tài "Hoạt động xuất khẩu điều của Việt Nam"
38 p | 451 | 193
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại Việt Nam
0 p | 240 | 88
-
Đề án: Thiết kế mạng điện cho phân xưởng
55 p | 195 | 69
-
Luận văn: TỪ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HƯỚNG ĐẾN XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
93 p | 172 | 57
-
Tiểu luận: Chiến lược marketing cho beeline việt nam với gói cước mới big and cool
15 p | 130 | 41
-
Mở lối đi mới cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng đầu tư phát triển BIDV - 6
10 p | 122 | 26
-
Mở lối đi mới cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng đầu tư phát triển BIDV - 2
10 p | 96 | 25
-
Mở lối đi mới cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng đầu tư phát triển BIDV - 1
10 p | 93 | 22
-
Mở lối đi mới cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng đầu tư phát triển BIDV - 5
10 p | 70 | 21
-
Mở lối đi mới cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng đầu tư phát triển BIDV - 4
10 p | 77 | 18
-
Mở lối đi mới cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng đầu tư phát triển BIDV - 7
10 p | 78 | 16
-
Mở lối đi mới cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng đầu tư phát triển BIDV - 8
5 p | 94 | 16
-
Xuất khẩu chè - hướng phát triển quan trọng của ngành chè Việt Nam
36 p | 59 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
148 p | 23 | 8
-
Luận văn: Tình hình thực hiện đầu tư KCHT kỹ thuật và một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới
91 p | 60 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn