Luận văn: TỪ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HƯỚNG ĐẾN XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
lượt xem 57
download
Trong những giai đoạn phát triển tốt đẹp, niềm lạc quan khi thị trường tăng trưởng nhanh chóng cùng với doanh thu và lợi nhuận cứ tăng dần, người ta rất dễ quên đi rủi ro. Các ngân hàng sẽ thuê thêm nhân công, tăng quy mô hoạt động, tìm kiếm những cơ hội mới và mạo hiểm tăng trưởng. Bên cạnh những chuyển biến tích cực, vấn đề rủi ro trong các NHTM Việt Nam cũng đang diễn ra hết sức phức tạp. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, tình trạng kinh tế suy thoái và hàng loạt...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: TỪ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HƯỚNG ĐẾN XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------------------------------------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ - NĂM 2009” TÊN CÔNG TRÌNH: TỪ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HƯỚNG ĐẾN XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
- TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1. LÝ DO NGHIÊN CỨU Trong những giai đoạn phát triển tốt đẹp, niềm lạc quan khi thị trường tăng trưởng nhanh chóng cùng với doanh thu và lợi nhuận cứ tăng dần, người ta rất dễ quên đi rủi ro. Các ngân hàng sẽ thuê thêm nhân công, tăng quy mô hoạt động, tìm kiếm những cơ hội mới và mạo hiểm tăng trưởng. Bên cạnh những chuyển biến tích cực, vấn đề rủi ro trong các NHTM Việt Nam cũng đang diễn ra hết sức phức tạp. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, tình trạng kinh tế suy thoái và hàng loạt các ngân hàng lớn trên thế giới thua lỗ, bị phá sản, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước diễn ra gay gắt, hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên khó khăn, nhiều rủi ro hơn. Trong năm 2007, 2008 Việt Nam đã phải đối mặt với lạm phát tăng cao, cùng những chấn động từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, đã tác động đến ổn định hoạt động của các ngân hàng, các rủi ro tiềm ẩn bắt đầu bộc lộ. Vì vậy, đánh giá thực trạng hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng, đồng thời xây dựng lại một chương trình quản trị rủi ro là vô cùng cần thiết. Chính vì nhận thức được vấn đề trên, đề tài “Từ cuộc khủng hoảng tài chính hướng đến xây dựng hệ thống quản trị rủi ro cho ngân hàng thương mại Việt Nam” được lựa chọn trong bối cảnh hiện tại. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Nhận thức về các nhóm rủi ro: rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh của NHTM. - Thông qua khảo sát thực tế, đánh giá về thực trạng quản trị rủi ro trong các NHTM thời gian qua. - Đề xuất mô hình quản trị rủi ro và những biện pháp nhằm hạn chế các loại rủi ro đã được đề cập. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu này nhằm phân tích để đánh giá về tình hình hoạt động và quản lý rủi ro của NHTM để xây dựng mô hình quản trị rủi ro hiệu quả. Vì vậy
- phương pháp nghiên cứu ở đây vừa mang tính lý thuyết, vừa mang tính thực tiễn, chủ yếu dựa vào kiến thức các môn học kinh tế, đặc biệt là chuyên ngành tài chính. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp mô tả, phương pháp điều tra chọn mẫu. Số liệu được thu thập qua sách báo, tạp chí, báo cáo tổng kết ngành nói chung và một số ngân hàng nói riêng. Đề tài sử dụng khảo sát thực tế làm cơ sở đánh giá. Kết quả khảo sát sử dụng phần mềm SPSS để phân tích. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU, HƯỚNG PHÁT TRIỂN Thông qua việc đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại các NHTM , đề tài nêu rõ sự cần thiết phải có một phương pháp quản trị rủi ro đúng đắn nhằm hạn chế, ngăn chặn những tổn thất có thể xảy ra cho chính ngân hàng và cho nền kinh tế, cũng như một số tồn tại trong quá trình quản trị rủi ro ở các NHTM. Từ đó, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động của các ngân hàng. Hướng mở của đề tài trong tương lai có thể tập trung xây dựng hệ thống hạn mức trong đo lường và kiểm soát rủi ro. 5. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bố cục thành 4 chương: Chương 1: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các công cụ phòng ngừa và quản trị rủi ro trong NHTM. Chương 2: Phân tích những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, tình hình kinh tế Việt Nam và những nguyên nhân từ nội tại đến rủi ro trong kinh doanh của các NHTM. Chương 3: Thực trạng và nguyên nhân rủi ro trong hoạt động của NHTM Việt Nam giai đoạn hiện nay. Thảo luận kết quả khảo sát. Chương 4: Giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Chú trọng ở 3 nhóm rủi ro: rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động.
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT EU : Liên minh Châu Âu AFTA : Khu vực mậu dịch tự do Asean WTO : Tổ chức thương mại thế giới ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á FED : Cục dự trữ liên bang Mỹ FDI : Vốn đầu tư trực tiếp ODA : Vốn hỗ trợ phát triển chính thức FII : Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội NĐ : Nghị định NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng nhà nước TCTD : Tổ chức tín dụng TSLĐ : Tài sản lưu động TSC : Tài sản có VTC : Vốn tự có PP : Phương pháp USD : đồng đô la Mỹ VND : Việt Nam đồng
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 : Cán cân thương mại hàng tháng Việt Nam................................................. 12 Biểu đồ 2.2 : Diễn biến tỷ giá USD/VND từ tháng 4/2008 đến tháng 3/2009................. 13 Biểu đồ 2.3 : Diễn biến chỉ số CPI Việt Nam từ 1995 – 2008 (% thay đổi chỉ số CPI năm nay so với tháng 12 năm trước)................................................................... 14 Biểu đồ 2.4 : Diễn biến CPI qua 12 tháng 2008 và 4 tháng đầu năm 2009 .................... 15 Biểu đồ 2.5 : Chỉ số VN-INDEX từ 2007 đến 2009 ........................................................ 16 Biểu đồ 2.6 : Sự thay đổi giá dầu thế giới và giá xăng A92............................................. 18 Biểu đồ 2.7 : Diễn biến lãi suất cơ bản giai đoạn cuối năm 2007 đến 2009 ................... 21 Biểu đồ 3.1 : Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2000-2009 ................................................ 28 Biểu đồ 3.2 : Kết quả khảo sát- Mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro đến doanh thu và hoạt động kinh doanh của NHTM............................................................... 33 Biểu đồ 3.3 : Mức độ am hiểu hiệp ước Basel II.............................................................. 34 Biểu đồ 3.4 : Tầm quan trọng của các yếu tố trong quy trình quản trị rủi ro vận hành ... 36 Biểu đồ 3.5 : Mức độ am hiểu đối với công cụ phái sinh................................................. 37 Biểu đồ 3.6 : Mức độ thường xuyên sử dụng các hợp đồng phái sinh tại các NHTM..... 38 Biểu đồ 3.7 : Mức độ quan tâm về việc sử dụng công cụ phái sinh trong tình hình hiện nay của các NHTM...................................................................................... 38 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng PL 3.1 : Các chỉ tiêu kinh tế Việt Nam và dự báo cho 2009 ............................ 12-A Bảng PL 3.2 : Vốn pháp định cho các tổ chức tín dụng theo NĐ số 141/2006/NĐ-CP (22/11/2006)............................................................................................... 13-A Bảng PL 4.1 : Những biểu hiện của 1 khoản tín dụng xấu và một chính sách tín dụng kém hiệu quả ................................................................................................. 15-A Bảng PL 4.2 : Xếp hạng và đánh giá nợ doanh nghiệp .............................................. 23-A Bảng PL 6.1 : Hệ số trong phương pháp chuẩn đối với rủi ro hoạt động ............... 28-A Bảng PL 6.2 : Các chỉ số tài chính cho từng nhóm nghiệp vụ ................................... 28-A Bảng PL 6.3 : Hệ số rủi ro cho từng nhóm nghiệp vụ ................................................ 29-A
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình vẽ PL2.1: Mô hình về nguyên nhân và diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính/kinh tế hiện nay ............................................................................................... 11-A Hình vẽ PL3.3: Mô hình những tác động đến việc hình thành lãi suất ......................... 14-A Hình vẽ 4.1 : Mô hình quản trị đề xuất.............................................................................. 46 Hình vẽ 4.2: Mô hình quản trị rủi ro tổng thể ................................................................... 47
- MỤC LỤC TÓM TẮT ĐỀ TÀI DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ MỤC LỤC CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1.1 Khái niệm cơ bản về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ................... 1 1.1.1 Định nghĩa........................................................................................................... 1 1.1.2 Phân loại.............................................................................................................. 1 a. Rủi ro kinh doanh ......................................................................................... 1 b. Rủi ro tài chính .............................................................................................. 1 c. Rủi ro hoạt động ............................................................................................ 2 1.2 Vấn đề quản trị rủi ro trong Ngân hàng thương mại................................................... 2 1.2.1 Định nghĩa về quản trị rủi ro............................................................................... 2 1.2.2 Vai trò và sự cần thiết phải có hệ thống quản trị rủi ro ...................................... 2 1.2.3 Các nguyên tắc cơ bản của quản lý rủi ro........................................................... 3 1.2.4 Các điểm then chốt của hệ thống quản lý rủi ro ................................................. 3 a. Có thông tin toàn diện về công cụ phòng ngừa rủi ro ................................... 4 b. Khả năng liên kết với những nhà cung cấp thông tin thị trường................... 4 c. Thông qua hệ thống quản trị rủi ro, cung cấp thông tin về các mục tiêu đầu tư và chỉ dẫn cho hoạt động ngân hàng ................................................................. 4 d. Cơ chế theo dõi/ phản hồi.............................................................................. 5 e. Phân tích và thể hiện ..................................................................................... 5 f. Hạn mức và kiểm soát ................................................................................... 5 1.2.5 Các chuẩn mực, công cụ áp dụng để quản trị rủi ro ngân hàng.......................... 6 a. Hiệp ước an toàn vốn Basel........................................................................... 6 b. Các công cụ phái sinh.................................................................................... 7 c. Đo lường dựa trên thời hạn ........................................................................... 7
- d. Thước đo loại giá trị điểm cơ bản ................................................................. 8 e. Giá trị chịu rủi ro (VaR) ................................................................................ 8 f. Các kỹ thuật danh mục khác ......................................................................... 8 Kết luận chương 1 ............................................................................................................... 9 CHƯƠNG 2: TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐẾN NHỮNG RỦI RO PHẢI ĐỐI MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. 2.1 Từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.................................................................... 10 2.2 Tác động từ tình hình trong nước.............................................................................. 11 2.2.1 Kinh tế Việt Nam trước cuộc khủng hoảng, những tác động đến ngành ngân hàng .................................................................................................................. 11 a. Ảnh hưởng làm giảm nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam............................. 11 b. Những biến động về tỷ giá ......................................................................... 13 c. Vấn đề về lạm phát và lãi suất..................................................................... 14 d. Thị trường chứng khoán Việt Nam ............................................................. 15 e. Thị trường nhà đất ....................................................................................... 16 f. Thị trường vàng ........................................................................................... 17 g. Sự biến động của giá dầu, nguyên liệu, hàng hoá đầu vào thế giới ............ 17 2.2.2 Tác động từ chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .......... 18 a. Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng...................................................... 19 b. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ................................................................................... 19 c. Điều hành lãi suất ........................................................................................ 20 d. Điều hành tỷ giá .......................................................................................... 21 2.3 Thực trạng từ nội tại của chính các Ngân hàng thương mại ..................................... 22 2.3.1 Quy mô vốn....................................................................................................... 22 2.3.2 Năng lực quản lý, cơ cấu tổ chức...................................................................... 22 2.3.3 Hệ thống kênh phân phối và mức độ đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng .......................................................................................................... 23 2.3.4 Trình độ công nghệ ........................................................................................... 24
- 2.3.5 Nhân lực chuyên môn ....................................................................................... 24 Kết luận chương 2............................................................................................................ 25 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3.1 Thực trạng và nguyên nhân rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam................................................................................................ 26 3.1.1 Rủi ro kinh doanh.............................................................................................. 26 a. Thực trạng áp dụng hiệp ước an toàn vốn Basel tại Việt Nam ................... 26 b. Thực trạng rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại của Việt Nam..... 26 3.1.2 Rủi ro tài chính.................................................................................................. 28 a. Rủi ro thanh khoản ..................................................................................... 28 b. Rủi ro lãi suất ............................................................................................. 29 c. Rủi ro tỷ giá................................................................................................ 30 3.1.3 Rủi ro hoạt động................................................................................................ 31 a. Thực trạng công nghệ .................................................................................. 31 b. Vấn đề an ninh bảo mật............................................................................... 32 c. Kiểm soát nội bộ.......................................................................................... 32 3.2 Thảo luận kết quả khảo sát....................................................................................... 33 Kết luận chương 3 ............................................................................................................. 39 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 4.1 Chương trình quản trị rủi ro ..................................................................................... 40 4.1.1 Quản trị rủi ro kinh doanh................................................................................. 40 a. Quản trị rủi ro tín dụng................................................................................ 40 b. Các đề xuất .................................................................................................. 40 4.1.2 Quản trị rủi ro tài chính..................................................................................... 41 a. Rủi ro thanh khoản ...................................................................................... 41
- b. Rủi ro lãi suất .............................................................................................. 42 c. Rủi ro tỷ giá................................................................................................. 43 4.1.3 Quản trị rủi ro hoạt động................................................................................... 44 a. Xác định, phân loại rủi ro............................................................................ 44 b. Đo lường rủi ro, ước lượng thiệt hại ........................................................... 44 c. Kiểm soát rủi ro và xây dựng các chính sách làm giảm thiểu rủi ro, phân định vai trò và trách nhiệm trong quản trị rủi ro ................................................. 45 d. Giám sát, kiểm tra lại quy trình................................................................... 45 4.1.4 Mô hình quản trị rủi ro tổng hợp ...................................................................... 46 a. Chính sách điều hành và quy trình quản trị rủi ro ................................. 46 b. Các giải pháp phối hợp .......................................................................... 47 4.2 Các giải pháp hỗ trợ ................................................................................................ 48 Kết luận chương 4............................................................................................................ 50 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 50 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 1 CHƯƠNG 1 KHUNG LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1.1 Khái niệm cơ bản về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng 1.1.1 Định nghĩa Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra những biến cố này sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc ngân hàng phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. 1.1.2 Phân loại a. Rủi ro kinh doanh: bao gồm một số rủi ro như rủi ro tín dụng, chính trị, quốc gia, chính sách, môi trường. Rủi ro tín dụng: là rủi ro khi các đối tác không thực hiện các cam kết theo các điều kiện đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Mục đích của quản trị rủi ro tín dụng là nhằm tối đa hóa lợi nhuận và duy trì rủi ro tín dụng trong phạm vi ngân hàng có thể chấp nhận được. Rủi ro quốc gia: là rủi ro khi người đi vay là quốc gia không có khả năng hoặc không muốn trả nợ; hay người đi vay khác ở trong quốc gia đó không có khả năng thực hiện các cam kết với nước ngoài. Rủi ro pháp lý và điều tiết: là rủi ro không tuân thủ các yêu cầu pháp lý và yêu cầu về quản lý nhà nước. Rủi ro môi trường: là rủi ro gây ra ô nhiễm hoặc phá huỷ môi trường tự nhiên do các hành vi vô tình cũng như cố ý. b. Rủi ro tài chính: bao gồm rủi ro thanh khoản, phá sản, lãi suất, tỷ giá hối đoái. Rủi ro thanh khoản: là rủi ro ngân hàng không có khả năng thực hiện các cam kết thanh toán của mình khi các cam kết này đến hạn. Phát sinh chủ yếu từ xu hướng của các ngân hàng là huy động ngắn hạn và cho vay dài hạn. Trường hợp này xảy ra khi các khoản huy động về mặt kỹ thuật sẽ phải hoàn trả theo yêu cầu của người gửi tiền, đặc biệt trong những cuộc khủng hoảng hay khi có những tin đồn xấu về ngân hàng thì người gửi tiền sẽ rút tiền của mình ra nhanh hơn việc người đi vay sẵn sàng trả nợ.
- 2 Rủi ro phá sản: Là nguy cơ một ngân hàng không thể trả hết các khoản nợ của mình. Đây là một rủi ro mà cả hai bên khách hàng và cổ đông đều gặp phải khi quyết định đầu tư vốn vào ngân hàng. Rủi ro lãi suất: Thể hiện rủi ro lỗ tiềm tàng của một ngân hàng do các biến động của lãi suất. Rủi ro lãi suất có thể có một số hình thức khác nhau, như rủi ro xác định lại lãi suất, rủi ro đường cong lãi suất thay đổi, rủi ro tương quang lãi suất, và rủi ro quyền chọn đi kèm. Rủi ro tỷ giá hối đoái: Phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, về loại tiền tệ của các khoản ngoại hối nắm giữ, và vì thế làm cho ngân hàng có thể phải gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến động. c. Rủi ro hoạt động: Là rủi ro khi ngân hàng phải chịu tổn thất trực tiếp hay gián tiếp do các sự kiện hoặc hành động gây ra thất bại của công nghệ, quy trình, hệ thống hạ tầng, nhân công và các rủi ro khác có tác động đến hoạt động của ngân hàng. 1.2 Vấn đề quản trị rủi ro trong NHTM 1.2.1 Định nghĩa về quản trị rủi ro Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Xây dựng mô hình quản trị rủi ro cần phải có một chính sách cụ thể, các cơ sở dữ liệu tổn thất, các chỉ số rủi ro, định lượng vốn, báo cáo quản lý và các kế hoạch để giải quyết các vấn đề văn hoá nội bộ cũng như môi trường bên ngoài. Khung quản lý rủi ro phải đặt rủi ro vào trong bối cảnh của chiến lược kinh doanh và khẩu vị rủi ro, đồng thời nối các đo lường kết quả công việc và giá trị của các cổ đông nhận được, nghĩa là so sánh chi phí bỏ ra để quản trị rủi ro với lợi nhuận đạt được của ngân hàng. 1.2.2 Vai trò và sự cần thiết phải có hệ thống quản trị rủi ro Vấn đề quản trị rủi ro trong ngân hàng đã được đề cập rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là các diễn đàn nghiên cứu. Hơn nữa, theo lộ trình hội nhập đã cam kết trong Hiệp ước thương mại Việt - Mỹ, lộ trình hội nhập AFTA và những cam kết khi Việt Nam chính thức làm lễ gia nhập WTO
- 3 vào tháng 1 năm 2007, đến năm 2010 về cơ bản Việt Nam phải thực hiện mở cửa hoàn toàn trong lĩnh vực ngân hàng, các hạn chế đối với NHTM cần được dỡ bỏ. Có thể thấy rằng việc mở cửa thị trường tài chính sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh, khiến các NHTM Việt Nam đối mặt với nhiều rủi ro hơn và dễ bị tổn thương hơn. Thật vậy, gần đây, đặc biệt là trong năm 2008 và 2009 một số NHTM dường như rất bị động trước các rủi ro phát sinh, đặc biệt là trước những diễn biến bất lợi của nền kinh tế trong và ngoài nước. Vì vậy, xây dựng mô hình quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế đồng thời phù hợp với những diễn biến trong nước, nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, ngăn chặn và phòng ngừa hữu hiệu rủi ro trở thành yêu cầu cấp thiết đối với các NHTM Việt Nam hiện nay. 1.2.3 Các nguyên tắc cơ bản của quản lý rủi ro - Không có rủi ro thì không có lợi nhuận: luôn luôn có sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, chấp nhận mức rủi ro càng cao thì việc kinh doanh có thể mang lại lợi nhuận càng cao và ngược lại. Việc chấp nhận rủi ro một cách có ý thức và thông minh cần được ban lãnh đạo ngân hàng khuyến khích. - Tách biệt người chấp nhận rủi ro và người kiểm soát rủi ro: điều này có nghĩa là các đơn vị kinh doanh NHTM nơi phát sinh rủi ro cần phải được tách riêng khỏi các đơn vị mà nhiệm vụ của họ là giám sát và hạn chế rủi ro. - Nguyên tắc công khai: Nguyên tắc này hàm ý ngân hàng cần có những chính sách làm cho rủi ro có thể nhìn thấy được thay vì cố tình che giấu nó đi. Chẳng hạn như khuyến khích các nhân viên phát hiện rủi ro. - Nguyên tắc năng động: Vì trong một môi trường vận động không ngừng thì điều nguy hiểm và rủi ro nhất chính là việc thụ động không tiến hành bất cứ một hành động nào. 1.2.4 Các điểm then chốt của hệ thống quản lý rủi ro Để quản lý rủi ro tốt, điều kiện cần là phải có sự hiểu biết thấu đáo về môi trường hoạt động, về những rủi ro mà ngân hàng đang phải đối mặt cũng như những kỹ thuật sẵn có để đo lường và quản lý chúng. Phải có điều kiện đủ là xây dựng hệ thống hạ tầng hiệu quả. Có nhiều yếu tố khác nhau trong hệ thống hạ tầng này, bao gồm tổ chức, quản lý, các quy chế và kiểm soát.
- 4 a. Có thông tin toàn diện về công cụ phòng ngừa rủi ro Hệ thống quản trị rủi ro cần phải hoạt động như một nơi cất chứa và quản lý chặt chẽ tất cả các trạng thái rủi ro khác nhau. Nếu không thì sẽ không thể có được một bản báo cáo tổng hợp về các rủi ro, và cũng không thể cung cấp được số đo lường chính xác cho mức độ rủi ro chấp nhận. Để đạt được điều này, hệ thống cần phải cung cấp toàn bộ những công cụ phương tiện có khả năng áp dụng để quản lý rủi ro phát sinh trong ngân hàng. Đồng thời, sự hỗ trợ của hệ thống đối với các công cụ quản trị rủi ro khác nhau cần nhất quán và toàn diện. b. Khả năng liên kết với những nhà cung cấp thông tin thị trường Hệ thống cung cấp các thông tin về rủi ro và đánh giá rủi ro cần phải được xây dựng để có khả năng tiếp cận với các nguồn thông tin trên thị trường. Chất lượng của các dữ liệu thị trường được sử dụng có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng thông tin đưa ra từ hệ thống quản lý rủi ro. Tuy vậy, điều thường dễ bị bỏ qua chính là ở chỗ chất lượng của các dữ liệu trên thị trường lại không phải chỉ đơn thuần là kết quả của việc sử dụng một nguồn thông tin có chất lượng tốt. Nó còn là kết quả của các biện pháp kiểm soát áp dụng đối với số liệu trong tổ chức. Để việc kiểm soát là có hiệu quả, hệ thống cần phải cung cấp các phương tiện và công cụ hỗ trợ cùng với việc bảo vệ các thông tin gốc về dữ liệu trên thị trường và bảo đảm chất lượng của những số liệu nhận được. c. Thông qua hệ thống quản trị rủi ro, cung cấp thông tin về các mục tiêu đầu tư và chỉ dẫn cho hoạt động Ngân hàng Nếu kết quả của hệ thống quản trị rủi ro được sử dụng nhằm mục đích hỗ trợ cho các quyết định chính sách của ngân hàng thì cần phải có những phương tiện để truyền đạt các mục tiêu về mức độ rủi ro và lợi nhuận mong muốn cũng như những chỉ dẫn cho những người đang thực hiện các hoạt động trên thị trường. Điều này thường được thực hiện bằng cách sử dụng một tập hợp các mức chuẩn so sánh bên ngoài và bên trong, cùng với các hạn mức, tức là những chỉ tiêu bằng các con số cụ thể, và hệ thống quản trị rủi ro cần phải hỗ trợ cho các mức chuẩn này. Sự đánh giá tính hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro dựa trên hai lĩnh vực. Thứ nhất là mức độ sự hỗ trợ có thể tương thích với phần còn lại của hệ thống. Thứ hai là các công cụ có sẵn để giúp cho việc xây dựng và duy trì các mức chuẩn
- 5 so sánh. Một cách lý tưởng thì toàn bộ dải phân bố của các công cụ quản lý rủi ro và lợi nhuận của các mức chuẩn bằng cách sử dụng chính những kỹ thuật và các phương tiện mà họ đang dùng đối với những gì họ đang thực có và so sánh các kết quả thu được. d. Cơ chế theo dõi/ phản hồi Nếu như hệ thống quản trị rủi ro được sử dụng để hỗ trợ quyết định thì việc có một cơ chế theo dõi là cần thiết, nó cho phép bộ phận quản lý so sánh các kết quả quản trị rủi ro thực tế so với những mục tiêu quản trị đề ra trong trường hợp hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng được cơ cấu sao cho phù hợp với tập hợp rủi ro lựa chọn. Điều này hàm ý rằng hệ thống tối thiểu cần phải cung cấp một kho chứa các số liệu đánh giá và rủi ro trong quá khứ có thể sử dụng để so sánh kết quả công việc cũng như tác động của rủi ro giữa thực tế và mức chuẩn theo thời gian. e. Phân tích và thể hiện Một thành phần thiết yếu nữa cần phải có trong mọi hệ thống là khả năng phân tích và thể hiện các thông tin về rủi ro và trạng thái có sẵn từ hệ thống. Hệ thống cần phải cung cấp được những công cụ có khả năng phân tích thông tin ở mức chi tiết, nghĩa là được chia nhỏ ra thành các thông số rủi ro để xác định nguyên do của sự cọ xát đó. Nếu như hệ thống được sử dụng để quản lý rủi ro hoạt động thì các phương tiện này sẽ cần phải được kết hợp với một cơ chế là mô hình hoá tổ chức hoạt động và các nhánh trách nhiệm trong khuôn khổ cơ cấu đó. f. Hạn mức và kiểm soát Cuối cùng, nếu hệ thống được sử dụng để kiểm soát những rủi ro đã chấp nhận cũng như đơn thuần chỉ giám sát, theo dõi và cung cấp thông tin trên những rủi ro đó thì hệ thống đó cần có hình thức như một bộ phận hạn mức. Bộ phận hạn mức này cần phải hỗ trợ cho cả các hạn mức rủi ro tín dụng cũng như hạn mức đối với các trạng thái khác, đồng thời cung cấp các công cụ để giám sát, kiểm tra, báo cáo và theo sát các tình huống vượt hạn mức và mức độ sử dụng hạn mức. Nếu như hệ thống đáng tin cậy và cung cấp công cụ kiểm soát hiệu quả thì điều này còn có thể có ảnh hưởng đến lĩnh vực hạn mức tín dụng khi theo dõi và phân tích hạn mức cho cọ xát rủi ro.
- 6 1.2.5 Các chuẩn mực, công cụ áp dụng để quản trị rủi ro ngân hàng a. Hiệp ước an toàn vốn Basel Hiệp ước Basel I được ban hành vào năm 1988 bởi một nhóm đại diện ngân hàng trung ương của 10 quốc gia, nhằm mục đích là làm hài hòa các tiêu chuẩn về vốn của ngân hàng quốc tế để tăng sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế và xoá bỏ sự cạnh tranh không ổn định giữa các ngân hàng quốc tế. Tuy nhiên, hiệp ước Basel I không xem xét đến các tính chất rủi ro khác nhau giữa Ngân hàng khác nhau mà chỉ dựa trên chỉ tiêu vốn tự có trên tài sản có điều chỉnh theo rủi ro. Vì vậy, Hiệp ước Basel II ra đời vào tháng giêng năm 2001 và có hiệu lực vào cuối năm 2006 sẽ thay thế Hiệp ước Basel I. Hiệp ước Basel II nhấn mạnh đến việc kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng, tăng cường sự linh hoạt trong việc quản lý rủi ro và chú ý đến độ nhạy cảm rủi ro đối với các loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Hiệp ước Basel II đưa ra các chuẩn mực giám sát, gồm 3 cấp độ: - Cấp độ I (Pillar I): Quy định yêu cầu tỷ lệ vốn tối thiểu đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động. - Cấp độ II (Pillar II): Đưa ra các hướng dẫn liên quan đến quá trình giám sát. - Cấp độ III (Pillar III): Yêu cầu các ngân hàng cung cấp thông tin cơ bản liên quan đến vốn, rủi ro để đảm bảo khuyến khích các nguyên tắc của thị trường. Basel I Basel II Chỉ tập trung vào việc đo lường một lọai Tập trung nhiều hơn vào các phương pháp rủi ro duy nhất (đó là rủi ro tín dụng) đánh giá nội bộ của bản thân mỗi ngân hàng, quy trình giám sát và các quy tắc thị trường Có một phương pháp duy nhất áp dụng Linh động hơn, có nhiều phương pháp để cho tất cả các trường hợp các ngân hàng lựa chọn, hướng đến việc quản trị rủi ro tốt hơn Dựa trên cấu trúc theo diện trải rộng Nhạy cảm hơn với rủi ro Hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay đang áp dụng theo phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng dựa trện hiệp ước Basel I. Nhờ những quy định từ hiệp ước này, các ngân hàng có cơ sở đánh giá tương đối mức độ rủi ro cũng như tính toán
- 7 được yêu cầu vốn tối thiểu đối với rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN đang đặt mục tiêu sẽ vận dụng đầy đủ các quy tắc giám sát của Basel I trước 2010, điều này chứng tỏ rằng các cơ quan giám sát cũng như các ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam đã ý thức tầm quan trọng trong việc điều chỉnh quản trị rủi ro hoạt động theo hiệp ước quốc tế Basel. b. Các công cụ phái sinh Hợp đồng kỳ hạn: là hợp đồng giữa hai bên- người mua và người bán- để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay. Hợp đồng giao sau; cũng là hợp đồng giữa hai bên - người mua và người bán - để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay. Các hợp đồng được giao dịch trên sàn giao dịch giao sau và chịu quá trình thanh toán hàng ngày. Hợp đồng giao sau tiến triển từ hợp đồng kỳ hạn và có nhiều đặc điểm giống với hợp đồng kỳ hạn. Điểm khác nhau của hợp đồng giao sau so với hợp đồng kỳ hạn là chúng được giao dịch trên thị trường có tổ chức, gọi là sàn giao dịch giao sau. Hợp đồng quyền chọn: là một hợp đồng giữa hai bên- người mua và người bán- trong đó cho người mua quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào một ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay. Người mua quyền chọn trả cho người bán một số tiền gọi là phí quyền chọn. Người bán quyền chọn sẵn sàng bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo các điều khoản của hợp đồng nếu người mua muốn thế. Hợp đồng hoán đổi: là một hợp đồng trong đó hai bên đồng ý hoán đổi dòng tiền. Ví dụ, một bên đối tác hiện đang nhận được một dòng tiền từ một khoản đầu tư nhưng lại thích một loại đầu tư khác với dòng tiền không giống dòng tiền của khoản đầu tư họ đang thụ hưởng. Bên đối tác này liên lạc với một dealer hoán đổi, thường đó là một công ty hoạt động trên thị trường OTC, họ sẽ thực hiện một vị thế đối nghịch trong giao dịch. c. Đo lường dựa trên thời hạn Các thước đo dựa trên thời hạn thường được sử dụng phổ biến. Các công cụ đo lường này có một số những ưu điểm và nhược điểm cả trong thực thi và áp dụng. Có lẽ lợi thế chính của công cụ này là nó không phụ thuộc vào quy mô của
- 8 vị trí hay trạng thái rủi ro đề cập đến và người sử dụng nó thể hiện và hành động dựa trên trực giác. Sự không phụ thuộc vào quy mô có nghĩa là có thể so sánh tức thì rủi ro tương ứng của hai danh mục hoặc giữa một danh mục thực tế và mức chuẩn, không cần tính đến quy mô của danh mục đó. Điều đó còn có nghĩa là bất kỳ một hạn mức rủi ro hay các chỉ dẫn rủi ro nào được xác định theo các công cụ trên sẽ không cần phải xét lại mỗi khi có thay đổi đáng kể trong quy mô của danh mục hay trạng thái. Một nhược điểm của các thước đo này liên quan đến thực tế là: không đưa ra được những chỉ dẫn thực tế về thay đổi tiềm tàng trong thị giá của danh mục. Một hạn chế khác nữa là thước đo theo thời gian chỉ có ý nghĩa hạn chế khi áp dụng đối với danh mục bao gồm các tài sản được định giá theo nhiều loại tiền tệ do sự chênh lệch mức lãi suất giữa các loại tiền tệ khác nhau có liên quan. d. Thước đo loại giá trị điểm cơ bản Một trong các thước đo rủi ro được ưa dùng khác là thước đo mức nhạy cảm dựa trên các tác động của đánh giá lên những chuyển dịch xác định đồng thời trong các mức lãi suất (giống giá trị điểm cơ bản). Các thước đo này phụ thuộc vào quy mô và đưa ra được một số chỉ dẫn về độ lớn của lãi hay lỗ tiềm tàng. Các thước đo này còn có thể khá nhất quán đối với các loại công cụ khác nhau, phụ thuộc vào việc các tính toán được thực hiện như thế nào trên thực tế. e. Giá trị chịu rủi ro (VaR) Các thước đo dạng VaR ngày càng trở nên phổ biến bởi vì nó chỉ ra được giá trị của lãi hay lỗ có khả năng xảy ra. Tuy nhiên các số đo VaR có thể khó hiểu đối với nhiều người và có xu hướng nhấn mạnh vào thành phần tỷ giá hối đoái trong rủi ro của một danh mục. Hơn thế, VaR còn có thể bị lệch lạc, đặc biệt là do kết quả của việc một trạng thái có thể được phân nhỏ ra thành các thành phần cấu thành. Do VaR nhất thiết phải được tính toán trên máy tính nên các số liệu này có thể không có được tức thời hoặc chỉ giúp cho việc phân tích ở mức hạn chế. Việc tính toán VaR còn rất nhạy cảm đối với chất lượng các số liệu đầu vào, đặc biệt là các số liệu mang tính tương quan và bất ổn định. f. Các kỹ thuật danh mục khác Cũng như VaR, các ngân hàng sử dụng các kỹ thuật danh mục khác như mô phỏng Monte Carlo, mô phỏng dựa trên quá khứ và thử áp lực. Các kỹ thuật
- 9 này đánh giá mức thiệt hại tối đa có thể xảy ra do kết quả của những biến động quá mức trên thị trường khi áp dụng vào danh mục hiện tại. Sự khác biệt giữa các kỹ thuật nằm ở chỗ các “kịch bản” đối với những biến động có khả năng của thị trường được tạo ra như thế nào, bằng việc thử áp lực với một tình huống xấu khi áp vào danh mục thực tế để xác định mức độ thiệt hại tối đa. Các kịch bản này được tạo ra hoặc từ các số liệu quá khứ có liên quan đến các biến động quá mức của thị trường trước kia hoặc được tự tạo ra, dựa trên các đánh giá cá nhân về các tình huống xấu nhất. Trong mô phỏng của Monte Carlo, các số liệu trong quá khứ được kết hợp với các giả thuyết do người sử dụng cung cấp về sự phân bố thống kê các biến động trong số liệu về thị trường để rút ra một công thức mô tả sự phân bố đó. Công thức này sau đó sẽ được sử dụng đột xuất để tạo ra những biến động có thể có trên thị trường và áp vào danh mục hiện thời để xác định tổn thất tối đa trong tình huống xấu nhất trong một giai đoạn nhất định. Tất cả các kỹ thuật này đều đặt ra những yêu cầu khác nhau đối với hệ thống quản lý rủi ro. Cả hai mô phỏng dựa trên quá khứ và Monte Carlo đều đòi hỏi sự hỗ trợ đặc biệt của hệ thống để làm các phép tính toán và trên thực tế có rất ít các hệ thống quản trị rủi ro có thể làm được như vậy trên thực tế. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Hoạt động kinh doanh là một hoạt động đầy rủi ro. Những rủi ro này đan xen nhau, rủi ro này xảy ra có nhiều khả năng dẫn đến rủi ro khác. Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị rủi ro cũng như nhận dạng rõ ràng hơn các loại rủi ro là yếu tố cần thiết của nhà quản trị ngân hàng. Nhiệm vụ của chương là nêu ra những hiểu biết cơ bản ban đầu về các loại rủi ro trong quá trình kinh doanh của ngân hàng. Từ đó nêu lên tầm quan trọng và những yêu cầu của một hệ thống quản trị rủi ro cơ bản.
- 10 CHƯƠNG 2 TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐẾN THỰC TRẠNG VỀ NHỮNG RỦI RO PHẢI ĐỐI MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. Làn sóng khủng hoảng tài chính lan rộng khắp toàn cầu, gây ra những tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới. Giữ vai trò then chốt trên thị trường tài chính tiền tệ, hệ thống ngân hàng trong năm vừa qua đón nhận những rủi ro và khó khăn mới. Có nhiều ý kiến về tầm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng ngân hàng Mỹ. Ý kiến về mức độ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến ngành ngân hàng trong nước vẫn là điều cần bàn đến. Nhưng một thực tế không thể phủ nhận rằng để nhận diện rủi ro đối với hệ thống NHTM trong nước, không thể bỏ qua những biến động thị trường tài chính thế giới cũng như những tác động từ kinh tế Việt Nam thời gian qua. Mà quan trọng nhất là những hiểu biết về chính những tồn tại trong hệ thống NHTM trong nước. Có cái nhìn toàn cảnh sẽ giúp chúng ta nhận diện rõ ràng hơn nguyên nhân, thực trạng những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam. 2.1 Từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới Cuộc khủng hoảng tài chính đang lan rộng trên thế giới, tác động tiêu cực của nó không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của những quốc gia phát triển mà cả những quốc gia đang phát triển cũng phải chịu chung số phận. Sự sụt giảm kinh tế cộng thêm những khó khăn trong quản lý nợ xấu, thế giới đang đối mặt với áp lực giảm phát lớn, và đang trải qua thời kỳ lạm phát tiền tệ. Đáng kể nhất cho sự mở đầu cuộc khủng hoảng này, đó chính là cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ với sự phá sản của những “đại gia” trong ngành ngân hàng ở Mỹ như Lehman Brothers, Merrill Lynch cũng buộc phải tìm cách bán mình cho các ngân hàng khác để tránh đổ vỡ. Khủng hoảng tài chính thế giới đã đặt ra hồi chuông cảnh báo cho các NHTM Việt Nam trong quản trị rủi ro mà trong giai đoạn tăng trưởng nhanh đã lơ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận tốt nghiệp: Khảo sát chất lượng nước ngầm quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh
89 p | 403 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát nguồn truyện dân gian Khmer Nam bộ
116 p | 107 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Đổi mới giáo dục trên báo điện tử dưới góc nhìn phản biện xã hội
121 p | 34 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Khảo sát tiêu đề trên báo Tuổi trẻ
102 p | 14 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông biển, đảo trên Báo chí Cà Mau (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau năm 2013)
120 p | 52 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Hoá học: Chế tạo than hoạt tính từ bã đậu nành và khảo sát khả năng hấp phụ Cr(VI) trong môi trường nước
64 p | 44 | 7
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát phân hệ biên mục và tra cứu tại trung tâm thông tin- thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội
8 p | 137 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát hoạt động của một số hư từ trong tác phẩm “Pháp giảng tám ngày” của Alexandre De Rhodes
177 p | 35 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học vật chất: Nghiên cứu khả năng hấp phụ metylen xanh, metyl da cam của vật liệu hấp phụ chế tạo từ đài sen
74 p | 84 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Hoá học: Đánh giá hàm lượng một số cation kim loại nặng trong nước thải và nước sinh hoạt khu vực Thạch Sơn - Lâm Thao – Phú Thọ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử
86 p | 39 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Bước đầu khảo sát một số gen có tiềm năng ứng dụng trong hỗ trợ điều trị ung thư đại trực tràng
43 p | 61 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học hoá học: Phân tích hàm lượng một số cation Kim loại nặng trong nước thải và nước sinh hoạt khu vực Lâm Thao – Phú Thọ bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử
89 p | 24 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đổi mới cá nhân của nhân viên y tế: Nghiên cứu trường hợp Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh
100 p | 28 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam
115 p | 34 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học vật chất: Khảo sát phổ phát xạ sóng điều hòa bậc cao cho nguyên tử ở trạng thái chồng chập
51 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Vật chất: Nghiên cứu khả năng hấp phụ Fe(II), Mn(II), Cr(VI) của quặng sắt biến tính và thử nghiệm xử lý môi trường
73 p | 15 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Hoá học: Nghiên cứu điều chế sét hữu cơ từ bentonit (Bình Thuận) với butyltriphenyl photphoni bromua và khảo sát khả năng hấp phụ metylen xanh
83 p | 18 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Xây dựng: Đánh giá độ tin cậy của các mô hình đàn nhớt tuyến tính trong việc dự đoán chuyển vị của gối con lắc ma sát
23 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn