intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát hoạt động của một số hư từ trong tác phẩm “Pháp giảng tám ngày” của Alexandre De Rhodes

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:177

32
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là khảo sát, miêu tả hoạt động của ba tiểu loại hư từ: Phó từ, Liên từ, Giới từ trong tác phẩm “Phép giảng tám ngày” ở cả hai mảng từ gốc Hán và từ thuần Việt. Sau khi thống kê, miêu tả, so sánh, chúng tôi sẽ đưa ra một số nhận xét về việc sử dụng hư từ của tiếng Việt giai đoạn này. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát hoạt động của một số hư từ trong tác phẩm “Pháp giảng tám ngày” của Alexandre De Rhodes

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC TRỊNH KIM NGỌC KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HƯ TỪ TRONG TÁC PHẨM “PHÉP GIẢNG TÁM NGÀY” CỦA ALEXANDRE DE RHODES LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2008
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC --- --- TRỊNH KIM NGỌC KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HƯ TỪ TRONG TÁC PHẨM “PHÉP GIẢNG TÁM NGÀY” CỦA ALEXANDRE DE RHODES LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 Khóa: 2005-2008 Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Thanh Lan Hà Nội - 2008
  3. MỤC LỤC Mở đầu……………………………………………………… …………….1 Nội dung……………………………………………………………….…...6 Chương I: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài…………………………6 1. Khái quát về Hư từ:……….………………………………………….….6 1.1. Khái niệm hư từ……….…………………………………..……..…..6 1.2. Phân loại……………….……………………………………….……9 1.3. Ý nghĩa và chức năng………….……………………………….……9 2. Vấn đề hư từ gốc Hán trong tiếng Việt …………………………...........11 3. Khái quát chung về Phó từ, Liên từ, Giới từ………………….……….. 15 3.1. Phó từ…………………………………………………………………15 3.2. Liên từ…………………………………………………...……………21 3.3. Giới từ……………………………………………………………..….24 3.4. Phân biệt liên từ và giới từ ………………………………...…………26 Chương II. Miêu tả hoạt động của Phó từ, Liên từ, Giới từ trong “Phép giảng tám ngày”………………………………………………….. …….32 2.1. Phó từ ………………………………………………………………..32 1.1.1. Phó từ gốc Hán……..………………………………….…………..32 2.1.2. Phó từ thuần Việt ……………….…………………………………39 2.2. Liên từ ……………………………………………………………….65 2.2.1. Liên từ gốc Hán……………………………………………..……. 65 2.2.2. Liên từ thuần Việt………………………………………….………76 2.3. Giới từ ………………………………………………………………95 2.3.1. Giới từ gốc Hán……………………………………………………95 2.3.2. Giới từ thuần Việt……………………………………………...…100 Chương III: So sánh, nhận xét về Phó từ, Liên từ, Giới từ trong “Phép giảng tám ngày” …………………………………………………….…117
  4. 3.1. So sánh lớp hư từ gốc Hán và hư từ thuần Việt……..…………...…117 3.1.1. Số lượng và tần số xuất hiện……………………………………...117 3.1.2. Một vài nhận xét về sự biến đổi, ý nghĩa cũng như cách dùng của các hư từ………………………………………………………………...…. 120 3.2. So sánh Phó từ, Liên từ, Giới từ………………………… ………..132 3.2.1. Bảng so sánh tần số xuất hiện…………………………………...132 3.2.2. Nhận xét:………………………………………………………...132 Kết luận …………………………………………………… …………140 Danh mục tài liệu tham khảo………………………………… ……. 142 Phụ lục
  5. Luận văn thạc sĩ MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Hư từ là một trong những nội dung quan trọng khi tiến hành nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt. Hư từ thường được coi là một phạm trù từ loại đối lập với thực từ. Đây là một tập hợp không lớn về số lượng trong hệ thống từ loại tiếng Việt nhưng tần số sử dụng khá cao. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hư từ ở các phương diện như: nguồn gốc, tiêu chí phân định thực từ- hư từ, chức năng của hư từ…, điển hình là các tác giả Nguyễn Anh Quế, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản… Điều đó cũng đủ chứng tỏ việc nghiên cứu hư từ có vị trí như thế nào trong nghiên cứu ngôn ngữ học nói chung. Tuy vậy, việc nghiên cứu sâu về hư từ ở phương diện đối chiếu, so sánh hư từ gốc Hán và hư từ thuần Việt qua các nguồn tư liệu văn học cổ thì vẫn chưa nhiều. Một vài công trình nghiên cứu được kể tên như: Luận văn thạc sĩ “Khảo sát hoạt động chức năng của một số hư từ có nguồn gốc từ tiếng Hán trong tiếng Việt” của tác giả Phạm Thị Hồng Trung, khóa luận tốt nghiệp “Bước đầu khảo sát hoạt động của một số hư từ ở các tác phẩm trong Văn Thơ Nôm thời Tây Sơn” của tác giả Trương Thị Thu Trang, khóa luận tốt nghiệp “Khảo sát hoạt động của phó từ gốc Hán trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô Gia Văn Phái và tác phẩm “Giàn thiêu” của Võ Thị Hảo”” của Nguyễn Nam Thái. Bởi vậy, chúng tôi đã chọn vấn đề “Khảo sát hoạt động của một số hư từ trong tác phẩm “Pháp giảng tám ngày” của Alexandre De Rhodes” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống hư từ trong tiếng Việt thường được phân chia thành các tiểu loại là phó từ, liên từ, giới từ, ngữ khí từ, trợ từ, tình thái từ. Tuy nhiên, trong Trịnh Kim Ngọc K50A Cao học Ngôn ngữ 1
  6. Luận văn thạc sĩ luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu vào ba tiểu loại chính là phó từ, liên từ và giới từ. Đây cũng là những tiểu loại tập trung phần lớn các hư từ gốc Hán trong tiếng Việt. 2. Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê hư từ ở tác phẩm “Phép giảng tám ngày” của Alexandre De Rhodes (1593 -1660) do Tủ sách đoàn kết (thuộc UBĐKCG Thành phố Hồ Chí Minh chủ trương) tuyển chọn, in ấn và phát hành năm 1993 (gồm 319 trang). Tập sách này gồm các phần: 1. Bài giới thiệu “Phép giảng tám ngày” của ông Nguyễn Khắc Xuyên đã được đăng tải trong cuốn sách do Tinh Việt Văn Đoàn xuất bản năm 1961. Nguyễn Khắc Xuyên vốn là một nhà nghiên cứu, đã bảo vệ luận án tại đại học Gregoriana Roma năm 1958 về cuốn giáo lý bằng Việt ngữ của giáo sư Alexandre De Rhodes. 2. Bản chụp toàn bộ cuốn “Phép giảng tám ngày” y cỡ 13x17, gồm hai cột La ngữ và Việt ngữ. Ngoài ra, ban biên tập của Tủ sách đoàn kết đã thêm vào một thứ ba với bản văn Việt ngữ đọc theo lối viết ngày nay. (Phía dưới cũng có thêm bản Pháp văn của Henri Chappoulie). Bản Việt ngữ này phần lớn là bản Việt ngữ của Tịnh Việt Văn Đoàn với một số điều chỉnh. “Phép giảng tám ngày” của linh mục Alexandre De Rhodes vốn là tác phẩm chữ quốc ngữ đầu tiên được in ấn mà hiện chúng ta có. Tác phẩm đã được nhà in của Bộ Tuyên giáo Roma ấn hành năm 1651, gồm 315 trang văn bản với hai cột La ngữ và Việt ngữ. Nó được đánh giá là cuốn sách quý, hiếm đối với những người muốn nghiên cứu sự hình thành của chữ quốc ngữ cũng như cách trình bày giáo lý công giáo ngay từ đầu, ở thế kỉ XVII. Trịnh Kim Ngọc K50A Cao học Ngôn ngữ 2
  7. Luận văn thạc sĩ Do vậy, để có thể dễ dàng tiếp cận tác phẩm, chúng tôi đã sử dụng và tiến hành khảo sát, thống kê số lượng ba tiểu loại hư từ Phó từ, Liên từ và Giới từ trên bản văn Việt ngữ đọc theo lối viết ngày nay trong cuốn “Phép giảng tám ngày” do “Tủ sách đoàn kết” ấn hành. III. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và ý nghĩa 1. Mục đích nghiên cứu: - Khảo sát, miêu tả hoạt động của ba tiểu loại hư từ: Phó từ, Liên từ, Giới từ trong tác phẩm “Phép giảng tám ngày” ở cả hai mảng từ gốc Hán và từ thuần Việt. - Sau khi thống kê, miêu tả, so sánh, chúng tôi sẽ đưa ra một số nhận xét về việc sử dụng hư từ của tiếng Việt giai đoạn này. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Từ những mục đích trên, chúng tôi xác định những nhiệm vụ cụ thể phải thực hiện: - Trình bày những lý thuyết quan trọng làm cơ sở lý luận cho luận văn. - Khảo sát, thống kê, phân loại hư từ theo ba tiểu loại Phó từ, Liên từ, Giới từ. - Miêu tả cụ thể theo từng tiểu loại hư từ. - So sánh việc sử dụng hư từ trên một vài phương diện và rút ra nhận xét. Cụ thể: + So sánh hư từ gốc Hán và hư từ thuần Việt. + So sánh Phó từ, Liên từ, Giới từ. 3. Ý nghĩa: - Dựng lên bức tranh về ba tiểu loại hư từ: phó từ, liên từ, giới từ trong tác phẩm công giáo “Phép giảng tám ngày” của Alexandre De Rhodes thuộc giai đoạn cuối thế kỉ XVII. Trịnh Kim Ngọc K50A Cao học Ngôn ngữ 3
  8. Luận văn thạc sĩ - Kết quả của nguồn tư liệu thống kê được sẽ là một nguồn tư liệu bổ sung trong quá trình nghiên cứu ngữ pháp lịch sử. IV. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 1. Phương pháp thống kê, phân loại - Thống kê các hư từ khảo sát được theo phương pháp lập phiếu, mỗi phiếu tương ứng với một hư từ cụ thể xuất hiện trong ngữ cảnh cụ thể. - Phân loại tư liệu: Phân chia theo ba tiểu loại: phó từ, liên từ, giới từ. Mỗi tiểu loại lại phân chia theo hai phân mảng: hư từ gốc Hán và hư từ thuần Việt. Trong đó, lớp từ gốc Hán phân thành 2 loại: Hán Việt, Hán Việt Việt hóa. - Lập bảng thống kê 3 tiểu loại hư từ phó từ, liên từ, giới từ. 2. Phương pháp miêu tả Sau khi phân loại cụ thể, chúng tôi sẽ tiến hành miêu tả theo nhóm chức năng ngữ pháp mà từ đảm nhiệm: - Ý nghĩa ngữ pháp của từ - Cấu trúc ngữ pháp mà từ tham gia - Ví dụ, phân tích. 3. Phương pháp so sánh Dựa vào nguồn tư liệu thống kê được, chúng tôi sẽ tiến hành lập các bảng so sánh trên một vài khía cạnh cụ thể. Từ đó đánh giá, rút ra nhận xét. V. Bố cục của luận văn Luận văn chia thành ba phần, ngoài phần Mở đầu, Kết luận thì phần Nội dung gồm có 3 chương: Chương I: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài. Trịnh Kim Ngọc K50A Cao học Ngôn ngữ 4
  9. Luận văn thạc sĩ Chương II: Miêu tả hoạt động của Phó từ, Liên từ, Giới từ trong “Phép giảng tám ngày”. Chương III: So sánh, nhận xét về hoạt động của ba tiểu loại hư từ trong tác phẩm “Phép giảng tám ngày”. VI. Một số chữ viết tắt DT: danh từ D: danh ngữ ĐT: động từ V: vị từ Trịnh Kim Ngọc K50A Cao học Ngôn ngữ 5
  10. Luận văn thạc sĩ NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Khái quát về hư từ: Tiếng Việt có một vốn từ rất lớn. Khi phân chia về mặt từ vựng thì vốn từ này có thể chia theo cấu tạo từ đơn, từ phức; hoặc chia theo nguồn gốc thành từ thuần Việt, từ Hán Việt, từ vay mượn, từ quốc tế. Riêng từ Hán Việt cũng đã phân chia thành Hán Việt cổ, Hán Việt, Hán Việt Việt hóa. Còn về mặt ngữ pháp, vốn từ này được phân chia thành 2 phân mảng thực từ và hư từ. Với một ngôn ngữ phân tích tính như tiếng Việt thì bên cạnh những thực từ, hư từ đóng một vai trò hết sức quan trọng, bởi phần lớn các phạm trù ngữ pháp, các quan hệ ngữ pháp đều được thể hiện thông qua hư từ. Bản chất ý nghĩa của hư từ thiên về tính chất ngữ pháp. Trong tiếng Việt, số lượng thực từ nhiều hơn hẳn so với hư từ. Nhưng tần số sử dụng hư từ lại cao hơn hẳn so với thực từ. Nếu như không có thực từ thì không thể có sự liên hệ với sự vật, hiện tượng trong thực tế, nhưng không có hư từ thì không thể suy nghĩ, thông báo được đầy đủ, rõ ràng. Không thể nói ra toàn những câu mà trong đó chỉ có thực từ. Đã có nhiều nhà ngôn ngữ học đề cập đến vấn đề hư từ trong tiếng Việt. Tuy vậy, cũng chưa hẳn đã có sự thống nhất hoàn toàn giữa các nhà nghiên cứu về vấn đề này, mà trước tiên có thể kể đến quan niệm về hư từ. Bởi vậy, trong phần lý thuyết này, chúng tôi xin trích dẫn một vài ý kiến làm cơ sở lý luận cho việc nhìn nhận, đánh giá về hư từ, phục vụ cho việc tiến hành khảo sát, phân loại hư từ được chính xác hơn. 1.1. Khái niệm hư từ Trịnh Kim Ngọc K50A Cao học Ngôn ngữ 6
  11. Luận văn thạc sĩ - Tác giả Hoàng Phê trong [14, 472] giải thích: “Hư từ là những từ không có khả năng độc lập làm thành phần câu, được dùng để biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các thực từ”. - Nguyễn Anh Quế trong [16, 14] cho rằng: “Hư từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, chỉ có tác dụng nối các từ, các mệnh đề, các câu lại với nhau theo một quan hệ nào đó, chúng cũng không thể làm thành phần câu”. - Diệp Quang Ban trong [3, 469] quan niệm: “Hư từ là từ không có khả năng độc lập làm thành phần câu và phục vụ cho việc biểu hiện các mối quan hệ ngữ nghĩa, cú pháp giữa các thực từ”. - Đinh Văn Đức trong [9, 53] cho rằng: “Hư từ không trực tiếp biểu niệm, nó là phương tiện dùng để phân suất các hình thức của khái niệm và biểu đạt mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy (theo cách phản ánh bằng ngôn ngữ của người bản ngữ). - Hoàng Trọng Phiến trong [15, 7] cũng quan niệm: “Hư từ là một lớp từ làm phương tiện biểu hiện các quan hệ ngữ pháp – ngữ nghĩa khác nhau giữa các thực từ”. - Nguyễn Kim Thản trong [20, 149] cho rằng: “Hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng hẳn hoi mà chỉ có tác dụng làm công cụ để chỉ các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau”. - “Ngữ pháp tiếng Việt” của UBKHXH (tr 68): Hư từ là những từ có nghĩa hư, loại nghĩa mà không thể nhờ nó làm sự liên hệ với sự vật, hiện tượng. Hư từ được dùng để biểu thị một số những quan hệ cú pháp nhất định. Như vậy có thể thấy rằng, hư từ là một phạm trù từ loại đối lập với thực từ. Một số tiêu chí được các nhà nghiên cứu nhắc đến khi phân biệt hư từ với thực từ (theo [3, 470]) gồm: - Ý nghĩa khái quát - Khả năng kết hợp Trịnh Kim Ngọc K50A Cao học Ngôn ngữ 7
  12. Luận văn thạc sĩ - Chức vụ cú pháp Mỗi nhà ngôn ngữ học lại đưa ra những đặc điểm của hư từ: - Quan niệm của Đinh Văn Đức [9, 53-54]: Hư từ không làm trung tâm đoản ngữ, trong đa số trường hợp hư từ được dùng làm yếu tố liên kết cú pháp và là chất “xúc tác” cho việc liên kết từ trong ngữ lưu qua các loại hình cấu trúc ngữ pháp. Hư từ không có khả năng độc lập tạo ra câu và cũng không làm thành phần câu. - Theo Hoàng Trọng Phiến [15, 8-11], hư từ có những đặc điểm: + Hư từ mang nghĩa quan hệ. Nghĩa của hư từ gắn với cách thức tư duy, hành vi tư duy. Lựa chọn hư từ nào để cấu tạo câu nói mang thông tin là xuất phát từ nhu cầu diễn đạt của tư duy. + Hư từ tham gia kiến tạo lập luận. + Hư từ không làm trung tâm của cụm từ, của ngữ đoạn và không độc lập làm thành phần câu cũng như không độc lập tạo ra câu. Hư từ và các kết cấu hư từ đứng ngoài nòng cốt câu và có liên đới đến toàn câu nhằm diễn đạt ý nghĩa ngữ dụng nào đó tùy theo chiến lược của người sử dụng chúng. + Hư từ tự nó không có khả năng biểu hiện sắc thái nghĩa. Nó có nghĩa tình thái khi tham gia vào một kết cấu cú pháp nào đó, trong một văn cảnh nào đó. + Hư từ không có khả năng láy để tạo dạng thức ngữ pháp. Nguyễn Minh Thuyết trong [22] cũng đưa ra một số dấu hiện để nhận diện từ loại hư từ. Dựa trên các dấu hiệu này, chúng ta có thể có một cách hiểu khái quát về hư từ như sau: Một từ được coi là hư từ khi nó không mang ý nghĩa từ vựng chân thực, không có khả năng làm trung tâm trong đoản ngữ, không đứng độc lập làm thành phần câu. Hư từ chỉ làm thành tố phụ cho thực từ, hoặc có tác dụng nối kết các thực từ theo một quan hệ ngữ pháp nào đó. Trịnh Kim Ngọc K50A Cao học Ngôn ngữ 8
  13. Luận văn thạc sĩ 1.2. Phân loại Hư từ trong tiếng Việt được xác định bao gồm các tiểu loại: phó từ, liên từ, giới từ, ngữ khí từ, trợ từ, tình thái từ. Tuy vậy, không phải các nhà ngôn ngữ học đều có sự thống nhất với nhau trong cách phân chia và gọi tên các tiểu loại hư từ này. Ở đây, chúng tôi xin tạm không bàn sâu đến vấn đề này mà tập trung đi vào chi tiết. Cụ thể, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát ba tiểu loại hư từ là : Phó từ, Liên từ, Giới từ. Phần lớn các hư từ gốc Hán trong tiếng Việt đều thuộc ba tiểu loại này, nên đây sẽ là cơ sở dễ dàng để chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu hư từ thuần Việt với các hư từ gốc Hán. 1.3. Ý nghĩa và chức năng Bên cạnh thực từ, hư từ là mảng từ không thể thiếu trong vốn từ tiếng Việt. Hư từ cũng là một đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, là vật liệu tạo nên các đơn vị lớn hơn như đoản ngữ, cú… Hư từ không có ý nghĩa từ vựng, nhưng trong tiếng Việt một số lượng không nhỏ các hư từ là chuyển từ thực mà ra, nhất là các phó từ, giới từ, liên từ… Khi tham gia tổ chức câu nói, hư từ cũng mang vào câu những nét nghĩa bổ sung, còn gọi là nghĩa tình thái... Bởi vậy, không có lý gì chúng ta có thể bỏ qua ý nghĩa cũng như chức năng của hư từ. 1.3.1. Ý nghĩa So với thực từ, hư từ có ý nghĩa từ vựng mờ nhạt hơn (theo [16, 38]), nó không thể hiện trọn vẹn một ý nghĩa chân thực nào mà chỉ thể hiện ý nghĩa nghĩa ngữ pháp, như ý nghĩa về thời, thể… hoặc quan hệ liên kết. Để xác định ý nghĩa của hư từ cần thông qua chức năng cú pháp do chúng biểu thị trong các tổ hợp. 1.3.2. Chức năng Theo Nguyễn Anh Quế trong [16, 43] thì hư từ không làm yếu tố chính, chỉ làm yếu tố phụ trong đoản ngữ, chỉ dùng để kết nối các thành phần câu, các Trịnh Kim Ngọc K50A Cao học Ngôn ngữ 9
  14. Luận văn thạc sĩ đoản ngữ với nhau. Tuy vậy, không phải chỉ khi đứng cạnh các yếu tố trung tâm hoặc nối kết các câu với nhau chúng mới mang nghĩa. VD: Những cái bàn bằng gỗ. “Những” là hư từ chỉ số nhiều. Thử thay thế “những” bằng số từ là 3 (chiếc bàn) thì danh từ vẫn là số nhiều. Như vậy chứng tỏ, không phải quan hệ giữa “những” và “cái bàn” quy định nét nghĩa số nhiều của “những”. Sở dĩ “những” mang nét nghĩa số nhiều chính là vì nó đối lập với “một” (số ít). Hư từ mặc dù không lớn về số lượng trong hệ thống từ loại tiếng Việt nhưng tần số sử dụng lại khá cao. Như trên đã nói, khi tham gia tổ chức câu, hư từ còn mang vào câu những nét nghĩa bổ sung, còn gọi là nghĩa tình thái (theo Hoàng Trọng Phiến trong [15, 8]). Theo ông, về mặt triết học, quan hệ cũng là nghĩa. Đó là khái niệm về sự liên hệ và quan hệ giữa các sự vật mà các từ biểu thị. Chẳng hạn: quan hệ đồng thời: Anh cùng em đi trên đường cách mạng; quan hệ sở hữu: Đất nước của chúng ta, đất nước của những người không bao giờ chịu khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào; quan hệ điều kiện – kết quả: Có làm thì mới có ăn. Nghĩa quan hệ của các hư từ thuộc vào phạm trù trừu tượng, nghĩa lập luận logic. 1.3.3. Tác dụng Hoàng Trọng Phiến [15, 11-17] có chỉ ra những tác dụng của hư từ: - Gắn kết các đơn vị tham gia cấu tạo câu với các quan hệ ngữ nghĩa- ngữ pháp khác nhau. VD: Vâng, đã từ bao nhiêu năm rồi, dễ thường cũng phải 45 năm thì phải. Phát ngôn có “dễ thường… thì phải” tạo nên kết cấu câu biểu hiện nghĩa phỏng đoán với nghĩa “rất có thể là như vậy”. Trịnh Kim Ngọc K50A Cao học Ngôn ngữ 10
  15. Luận văn thạc sĩ - Đánh dấu nghĩa hàm ý trong lời nói: Chẳng hạn, hư từ “à… thì” tạo nên một tầng nghĩa sâu của câu: “Mẹ thằng bé mà còn thì nó đã không đến nối khổ”. - Hư từ có tác dụng tu từ, thể hiện: + Tạo nhịp điệu, tạo sự uyển chuyển cân đối câu thơ. + Tăng cường hiệu lực ngôn trung biểu đạt tư tưởng, tình cảm, thái độ của chủ thể phát ngôn. + Nhờ dùng các kết cấu hư từ mà một nội dung tình thái chủ quan của câu nói được biểu hiện bằng các phát ngôn khác nhau. 2. Vấn đề hư từ gốc Hán trong tiếng Việt Đề cập đến các từ Việt gốc Hán, tác giả Nguyễn Ngọc San trong [18, 141] có nói: “Một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận là giữa tiếng Việt và tiếng Hán đã có sự tiếp xúc từ rất sớm, vào khoảng hơn 2000 năm về trước. Sự tiếp xúc này đã để lại nhiều dấu vết trong tiếng Việt hiện đại. Một số lượng khá lớn từ Hán thuộc các nguồn gốc khác nhau (Hán, Tạng, Miến, Ấn) đã dần dần, qua nhiều giai đoạn và phương thức khác nhau, được du nhập vào tiếng Việt. Sự du nhập này có lúc diễn ra chậm chạp, lẻ tẻ, có lúc diễn ra ồ ạt. Cũng có khi nó đã vào tiếng Việt rồi lại được biến đổi đi theo các sự biến đổi ngữ âm của tiếng Việt. Thành thử nhìn quang cảnh, ta thấy từ Việt gốc Hán là một hiện tượng đa dạng và phức tạp”. Trần Trí Dõi trong [7] cũng có viết: “Do một điều kiện địa lý và lịch sử đặc biệt, trong quá trình phát triển của mình tiếng Việt đã có một sự vay mượn hết sức quan trọng từ tiếng Hán…”. Hay “…tiếng Việt – Mường chung đã biết chủ động lựa chọn những gì mình chưa có, vay mượn theo cách của mình để đáp ứng, để thỏa mãn đòi hỏi của sự phát triển mới của văn hóa dân tộc… Và qua đó, chúng ta sẽ hiểu tại sao Trịnh Kim Ngọc K50A Cao học Ngôn ngữ 11
  16. Luận văn thạc sĩ tiếng Hán lại được người Việt ta vay mượn một cách phổ biến, ồ ạt như vậy. Đồng thời chúng ta cũng sẽ hiểu vì sao tất cả những vay mượn đó đều phải tuân theo, đều phải chấp thuận “cách của tiếng Việt”. Đó là cách những âm đọc có ở tiếng Hán nhưng không có âm đọc ở tiếng Việt tương đương được xử lý theo cách đọc của người Việt gần với âm đó; điều đặc biệt quan trọng là các từ vay mượn đều phải được “Việt hóa về nghĩa”, tức là được cấp cho một ý nghĩa do người Việt nhận thức, những yếu tố vay mượn đều được nhận diện bằng một quy tắc hình thức không giống với các yếu tố thuần gốc…” Quả thật, tiếng Việt và tiếng Hán đã trải qua một quá trình tiếp xúc lâu dài, sâu rộng và liên tục. Sự tiếp xúc này đã để lại dấu ấn trong tiếng Việt trên cả ba bình diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Hệ thống từ tiếng Hán nói chung và hư từ tiếng Hán nói riêng khi đi vào tiếng Việt đã có những cách phát âm khác nhau: tiền Hán Việt (Hán Việt cổ), Hán Việt, Hán Việt Việt hóa,… nhưng chủ yếu là theo âm Hán Việt. Nghiên cứu hư từ gốc Hán sẽ cho chúng ta tìm hiểu sâu hơn về ảnh hưởng của ngữ pháp tiếng Hán đối với ngữ pháp tiếng Việt. Vậy, khái niệm hư từ gốc Hán được hiểu như thế nào? Tác giả Phan Văn Các (1981)- theo Nguyễn Văn Khang trong [11, 85], cho rằng, trong tiếng Việt có hai khái niệm “từ gốc Hán” và “từ mượn Hán” cần phải phân biệt. Theo đó, “từ gốc Hán” chỉ toàn bộ những đơn vị mà với kiểu thức từ nguyên học ta có thể tìm thấy mối liên hệ với những đơn vị tương ứng có một bộ phận chưa được Việt hóa, tức chưa có dấu hiệu hình thức của sự Việt hóa. Còn “từ mượn Hán” là những từ còn mang cái vỏ âm Hán bác học (âm Hán Việt) mà chưa có bộ phận nào được Việt hóa (khoái trá, để kháng, cầu/ cẩu an…). Tuy nhiên, đa phần các nhà nghiên cứu đều cho rằng chỉ nên chấp nhận một khái niệm “từ gốc Hán” trong tiếng Việt. Trịnh Kim Ngọc K50A Cao học Ngôn ngữ 12
  17. Luận văn thạc sĩ Nguyễn Tài Cẩn trong [4] sử dụng khái niệm “yếu tố gốc Hán” để chỉ những yếu tố có nguồn gốc từ tiếng Hán. Mỗi yếu tố này là một chữ vuông trong tiếng Hán, còn trong tiếng Việt là một chữ (một âm tiết). Theo tác giả có ba khu vực yếu tố gốc Hán: - I: Những chữ có thể đọc theo cách đọc Hán Việt nhưng không liên quan gì đến tiếng Việt (ta quen gọi là từ cổ Hán Việt). - II: Những yếu tố người Việt mượn từ tiếng Hán, nhưng không trực tiếp liên quan đến cách đọc Hán Việt (ta quen gọi là từ Hán Việt Việt hóa). - III: những yếu tố mượn từ tiếng Hán thông qua cách đọc Hán Việt nên gọi là yếu tố Hán Việt (từ Hán Việt). Và từ Hán Việt thuộc nhóm yếu tố thứ III này bắt nguồn từ tiếng Hán ở giai đoạn sau của tiếng Hán trung cổ gồm thế kỉ VIII, IX (còn gọi là tiếng Hán cuối đời Đường) du nhập vào tiếng Việt thông qua cách đọc Hán Việt kiểu như can, cận, đương, liên. Nguyễn Thiện Giáp trong [10, 242] có nói: “Chỉ được phép coi là từ Việt gốc Hán những từ Hán nào thực sự nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của tiếng Việt. (Từ gốc Hán trong tiếng Việt gồm 2 bộ phận chính: từ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt- bộ phận chủ yếu trong các từ ngoại lai của tiếng Việt; từ gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt (tiền Hán Việt, Hán Việt Việt hóa, từ gốc Hán tiếp nhận bằng con đường khẩu ngữ qua cách phát âm nào đó của tiếng Hán hiện đại). Lê Đình Khẩn trong [12, 67] có phân biệt giữa từ gốc Hán và từ thuần Việt như sau: “Một đơn vị B trong tiếng Việt được xem là đã vay mượn từ một đơn vị A trong tiếng Hán, khi giữa B và A có những mối quan hệ sau: 1) B trên cơ bản giống A, gần giống A, hoặc có phần giống A về mặt ngữ nghĩa. Trịnh Kim Ngọc K50A Cao học Ngôn ngữ 13
  18. Luận văn thạc sĩ 2) B có khả năng viết thành chữ Hán giống như A. 3) B trên cơ bản giống A, gần giống A, hoặc có phần giống A về mặt ngữ âm. … còn theo cách diễn đạt của ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu thì phải tìm ra được, chỉ ra được quy luật đối ứng ngữ âm dựa trên sự tương đồng nào đó về mặt ngữ nghĩa của các đối tượng cần xem xét (đơn vị gốc Hán với đơn vị trong tiếng Hán)”.  Như vậy, hư từ gốc Hán cũng được xác định trong phạm vi những từ gốc Hán theo cách hiểu này. => Để nhận diện và phân biệt từ gốc Hán với từ thuần Việt nói chung và hư từ gốc Hán với hư từ thuần Việt nói riêng cần dựa vào một số đặc điểm sau: - Dựa vào cấu tạo vỏ âm thanh (về mặt ngữ âm) - Dựa vào chữ viết Hán - Dựa vào nguồn gốc lịch sử. Theo Lê Đình Khẩn [12, 265] thì “có khoảng trên 100 hư từ gốc Hán thường dùng trong tiếng Việt, chiếm khoảng 11% tổng số hư từ tiếng Hán. Những hư từ này cũng giống như tất cả những đơn vị Hán khác đã có những thay đổi theo hướng Việt hóa. Phó từ, liên từ, giới từ là ba tiểu loại có số lượng lớn, hầu hết chúng đã hòa nhập vào tiếng Việt một cách dễ dàng. Có một số thay đổi từ loại khi vào tiếng Việt. Một số khác thay đổi vị trí, đặc biệt là giới từ. Cũng có trường hợp ngoài chức năng làm công cụ ngữ pháp, còn mang thêm nghĩa biểu cảm mà trước đó trong tiếng Hán không có. Hư từ gốc Hán cũng tạo ảnh hưởng nhất định đến cú pháp tiếng Việt”. Cụ thể những biến đổi của hư từ gốc Hán cũng như những ảnh hưởng của nó tới cú pháp tiếng Việt như thế nào, chúng tôi sẽ nói rõ trong phần miêu tả ở chương II. Trịnh Kim Ngọc K50A Cao học Ngôn ngữ 14
  19. Luận văn thạc sĩ Dựa vào danh sách 3 tiểu loại hư từ: phó từ, liên từ, giới từ trong Luận văn TH.S của Phạm Thị Hồng Trung và bảng danh sách hư từ gốc Hán trong [12, 397], chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát trong sự so sánh tương ứng với 3 tiểu loại hư từ thuần Việt. Danh sách cụ thể 3 tiểu loại hư từ gồm Phó từ, Liên từ, Giới từ chúng tôi sẽ trích dẫn theo từng phần phía dưới. 3. Khái quát chung về Phó từ, Liên từ, Giới từ 3.1. Phó từ a. Định nghĩa: Phó từ là những từ chuyên làm thành tố phụ trong các cụm từ do thực từ làm trung tâm để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp cho thực từ. b. Phân loại: Phó từ trong tiếng Việt là từ loại tương đối phức tạp cả về tên gọi, khái niệm, chức năng và cách phân loại. Ngoài tên gọi là “phó từ”, có tác giả còn gọi nó là “trạng từ”, “tiểu từ”, “phụ từ”. - Căn cứ vào nguồn gốc, phó từ trong tiếng Việt bao gồm: phó từ gốc Hán, phó từ thuần Việt. “Tên gọi phó từ là thuật ngữ được nhiều sách ngữ pháp tiếng Hán dùng để chỉ lớp từ loại hư từ có tác dụng tu sức hoặc hạn định cho động từ, hình dung từ (tính từ) biểu thị phạm vi, trình độ, phó từ không thể tu sức và hạn định cho danh từ (Từ điển tiếng Hán hiện đại 2002). Thuật ngữ phó từ ở Việt ngữ có ba cách hiểu khác nhau. Trần Trọng Kim trong Việt Nam văn phạm dùng thuật ngữ trạng tự với nội dung của từ adverb trong tiếng Anh theo cách hiểu của ngữ pháp truyền thống: “trạng tự là tiếng dùng để phụ thêm nghĩa cho một động tự, tĩnh tự, một trạng tự khác hay cả một mệnh đề/cú. Nhiều khi tiếng tĩnh tự dùng biến ra thành trạng tự”. Nguyễn Minh Thuyết trong [22] lại dùng thuật ngữ phó từ và hiểu phó từ là phụ từ chuyên làm thành tố phụ trong cách cụm từ do thực Trịnh Kim Ngọc K50A Cao học Ngôn ngữ 15
  20. Luận văn thạc sĩ từ làm trung tâm để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của thực từ. Như vậy, sẽ có phó từ cho danh từ và phó từ cho vị từ (động từ, tính từ). Phó từ nằm trong cấu trúc của đoản ngữ. Cách hiểu này vừa rộng hơn quan niệm trong Hán ngữ (có phó từ phụ cho danh từ) lại vừa hẹp hơn quan niệm trong Hán ngữ (phó từ thuộc về đoản ngữ). Nguyễn Kim Thản trong [20] lại dùng thuật ngữ phó từ và hiểu như Hán ngữ học (tương đương cách hiểu adverb trong tiếng Anh). Đó là cách hiểu vừa dựa vào hình thức vừa dựa vào chức năng. Đối với tiếng Hán và tiếng Việt, đặc điểm hình thức được thể hiện ở khả năng kết hợp của phó từ với vị từ, còn chức năng là phụ trợ ý nghĩa cho vị từ. Do còn có sự chưa thống nhất như vậy nên ở đây chúng tôi xuất phát từ cách hiểu phó từ trong Hán ngữ học truyền thống để xác định danh sách phó từ Hán Việt”. [13] - Căn cứ vào chức năng ngữ pháp mà từ đảm nhiệm, chúng ta có thể chia ra các nhóm phó từ sau: + Phó từ biểu thị ý nghĩa tiếp diễn: cũng, vẫn, còn, cứ, đều… + Phó từ biểu thị ý nghĩa thời gian: đã, đang, sẽ, vừa, mới… + Phó từ biểu thị ý nghĩa phủ định: không, chưa, chẳng… + Phó từ biểu thị mức độ: rất, khí, hơi, lắm… + Phó từ biểu thị ý nghĩa kết thúc: xong, rồi… c. Chức năng: Theo Nguyễn Anh Quế trong [17] thì “Phó từ là từ loại không có ý nghĩa từ vựng chân thực, chúng chỉ bổ sung cho động từ, tính từ một ý nghĩa ngữ pháp nào đó. Chức năng chủ yếu của phó từ là làm thành tố phụ cho đoản ngữ và một số lớn là thành tố phụ đứng trước: trừ một số văn cảnh đặc biệt, còn thì nói chung chúng ít khi một mình làm các thành phần chính của câu như chủ ngữ hay vị ngữ”. Như vậy, chức năng của phó từ là: Trịnh Kim Ngọc K50A Cao học Ngôn ngữ 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0