intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

40
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại ở Việt Nam trình bày tổng quan về rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại; Diễn biến tình hình quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM giai đoạn 2010-2019; Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng NHTM trong thời gian đến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại ở Việt Nam

  1. TC KH&CN- BDU, VOL.4 № 2/2021 Một số giải pháp hạn chế rủi ro… MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Nguyễn Thanh Cai1 1 Trường Đại học Bình Dương, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam Ngày nhận bài:24/03/2021 Biên tập xong:16/04/2021 Duyệt đăng:14/06/2021 TÓM TẮT Trong giai đoạn vừa qua, công tác quản trị rủi ro tín dụng được các ngân hàng thương mại chú trọng thực hiện khá tốt, nhờ vậy tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống có sự chuyển biến giảm xuống rõ rệt. Tuy nhiên, tình trạng rủi ro tín dụng với tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng thương mại vẫn còn khá cao, đặc biệt là nợ xấu có khả năng mất vốn. Bằng phương pháp thu thập, nghiên cứu các dữ liệu được công bố, thống kê, phân tích, liên hệ , so sánh. . .bài viết đã đánh giá đúng đắn diễn biến tình hình rủi ro tín dụng biểu hiện qua số liệu nợ xấu trong giai đoạn 2010-2019. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, giảm thiểu nợ xấu của ngân hàng thương mại trong thời gian đến. Từ khóa: Rủi ro tín dụng; quản trị rủi ro tín dụng; nợ xấu; xử lý nợ xấu 1.Tổng quan về rủi ro tín dụng ngân +Các biểu hiện từ phía khách hàng hàng thương mại. như: Khách hàng không thanh toán kịp Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết hàng thương mại (NHTM) là tình trạng trong hợp đồng tín dụng;Tình hình tài người đi vay không có khả năng hoàn chính của khách hàng có những biến trả nợ gốc và lãi đúng hạn hoặc không động bất thường, nhất là là các khoản trả đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng theo nợ phải thu tăng cao đột biến; Doanh những cam kết trong hợp đồng tín dụng, thu bán hàng giảm lớn, giá trị hàng tồn gây thiệt hại tài chính và khó khăn trong kho tăng cao so với cùng kỳ năm trước; hoạt động kinh doanh của các NHTM. Phát sinh thêm nhiều chủ nợ mới, nhất là những chủ nợ có tài sản bảo đảm; Vốn Rủi ro tín dụng rất khó lường trước vay ngân hàng được sử dụng sai mục và có thể xẩy ra bất cứ lúc nào đối với đích, không đúng trong hợp đồng tín các khoản vay nợ “có vấn đề”, nợ dụng; Hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo “không bình thường”, hoặc đối với các dài; Khách hàng không gửi các báo cáo khoản nợ có biểu hiện vi phạm những tài chính cho ngân hàng kịp thời theo điều khoản đã ký kết trong hợp đồng tín yêu cầu của hợp đồng tín dụng; . . . dụng giữa ngân hàng với người vay. +Các biểu hiện từ phía ngân hàng -Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng. như: Bộ phận tín dụng không chấp hành nghiêm túc quy trình, thủ tục cho vay 178
  2. TC KH&CN- BDU, VOL.4 № 2/2021 Nguyễn Thanh Cai theo quy định của ngân hàng; Cán bộ Đo lường rủi ro tín dụng là lượng hóa tín dụng có biểu hiện thông đồng với các mức độ rủi ro tín dụng để nghiên khách hàng để làm trái quy định vì lợi cứu và đề ra những giải pháp quản lý và ích cá nhân; Ngân hàng không nghiên ngăn ngừa rủi ro phù hợp hoặc chấp cứu kỹ, hiểu rõ tình hình tài chính, sản nhận rủi ro ở một mức độ hợp lý. Có 4 xuất kinh doanh của khách hàng để cho chỉ số sau được sử dụng rộng rãi nhất vay mà căn cứ vào sổ sách kế toán, các trong việc đo lường rủi ro tín dụng của báo cáo tài chính, dự án đầu tư của ngân hàng là: Tỷ số giữa giá trị các khoản khách hàng để cho vay; Hồ sơ cho vay nợ quá hạn so với tổng dư nợ cho vay và không đầy đủ, một số giấy tờ quan cho thuê; Tỷ số giữa các khoản xoá nợ trọng thiếu tính pháp lý theo quy định ròng so với tổng cho vay và cho thuê; của ngân hàng; Việc đánh giá tài sản thế Tỷ số giữa phân bổ dự phòng tổn thất chấp, cầm cố thiếu chặt chẽ, không tuân tín dụng hàng năm so với tổng cho vay thủ theo quy định, có dấu hiệu thông và cho thuê hay với tổng vốn chủ sở đồng của các bộ tín dụng với khách hữu; Tỷ số giữa dự phòng tổn thất tín hàng, xác định gía trị thực tế của tài sản dụng so với tổng cho vay và cho thuê thế chấp, cầm cố quá cao so với thị hay với tổng vốn chủ sở hữu. trường . . . -Phân nhóm mức độ rủi ro tín dụng. +Các dấu hiệu khác: Thiên tai, hỏa Phân nhóm mức độ rủi ro tín dụng là hoạn, dịch bệnh. . .có ảnh hưởng trực phương pháp đo lường, xếp loại theo tiếp hoặc gián tiếp đến các đối tượng nhóm các khoản nợ, đặc biệt là các khách hàng vay vốn; Cơ chế chính sách khoản nợ “có vấn đề”, có dấu hiệu của nhà nước thay đổi (tăng thuế, điều không an toàn có thể dẫn tới rủi ro để kiện kinh doanh, áp dụng công nghệ có biện pháp quản lý và đối phó kịp mới. . .) làm ảnh hưởng không tốt tới thời, nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro tín hoạt động kinh doanh của khách hàng dụng. Mức độ của rủi ro tín dụng được vay vốn; Gía cả thị trường biến động thể hiện qua tình trạng nợ của khách giảm mạnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến hàng vay vốn. Theo Quyết định số việc tiêu thụ của của sản phẩm, nhất là 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng các sản phẩm nông nghiệp; Khủng Nhà nước (NHNN), ban hành quy định hoảng kinh tế-tài chính thế giới hoặc về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự khu vực ảnh hưởng trực tiếp đến khách phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hàng sản xuất kinh doanh xuất nhập hoạt động ngân hàng của tổ chức tín khẩu; Tỷ giá ngoại hối tăng ảnh hưởng dụng, mức độ rủi ro tín dụng của các đến khả năng trả nợ vay ngoại tệ của khách ngân hàng thương mại (NHTM) được hàng, . . . xếp thành 5 nhóm nợ như sau: -Đo lường rủi ro tín dụng. 179
  3. TC KH&CN- BDU, VOL.4 № 2/2021 Một số giải pháp hạn chế rủi ro… +Nhóm 1 (nợ bình thường): Là toàn Nợ được xếp vào các nhóm 3, 4, 5 là bộ nợ của những khách hàng có nợ tại nợ xấu, nhóm nợ xấu càng cao thì rủi ro tất cả các tổ chức tín dụng (TCTD) còn tin dụng càng lớn. trong hạn và không có nợ quá hạn, khó -Quản trị rủi ro tín dụng. đòi, tồn đọng, chờ xử lý, nợ khoanh, và tình hình hoạt động kinh doanh của Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình khách hàng tốt. nhận diện và phân loại rủi ro, phân tích các nhân tố rủi ro, đo lường các mức độ +Nhóm 2 (nợ cần chú ý): Tình hình rủi ro, trên cơ sở đó để nghiên cứu, áp hoạt động kinh doanh của khách hàng dụng các biện pháp quản lý các hoạt hoà vốn; hệ số nợ vay trung, dài hạn / động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ vốn chủ sở hữu lớn hơn 3. Có những rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. khoản nợ được gia hạn nợ theo đúng qui định của Nhà nước. Các nhiệm vụ chủ yếu của công tác quản trị rủi ro tín dụng gồm: Nhận diện +Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): Tình và phân loại rủi ro; đánh giá mức độ rủi hình hoạt động kinh doanh của khách ro; Phòng chống và dự phòng rủi ro; hàng bị lỗ. Có những khoản nợ quá hạn Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh đến 6 tháng; có lãi cho vay chưa thu; có phương pháp phòng chống rủi ro. những khoản nợ được gia hạn không đúng qui định của Nhà nước. Mục đích của quản trị rủi ro tín dụng là nhằm: Đánh giá đúng đắn những +Nhóm 4 (nợ khó đòi): Tình hình nguy cơ tiềm ẩn gây tổn thất cho ngân hoạt động kinh doanh của khách hàng hàng và khách hàng trước khi cho vay, xấu đi nghiêm trọng: vốn chủ sở hữu bị từ đó để đưa ra các giải pháp quản lý âm hoặc bị khởi tố, khởi kiện… có phù hợp; Phát hiện sớm những rủi ro từ những khoản nợ đã quá hạn trên 6 phía ngân hàng và những khách hàng tháng hoặc nợ khoanh, nợ chờ xử ký, nợ đang vay vốn, để xử lí rủi ro kịp thời; tồn đọng, nợ khó đòi, nợ cho vay thanh Đảm bảo an toàn, hạn chế rủi cho hoạt toán công nợ. động tín dụng của ngân hàng; Rủi ro tín +Nhóm 5 (nợ mất vốn): Có đầy đủ dụng thấp sẽ góp phần gia tăng lợi thông tin của nhóm 4 và có thêm các nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin khác như: Không được chính kinh doanh của các NHTM. phủ bảo lãnh; Không có tài sản bảo đảm Hệ thống quản trị rủi ro vốn tín dụng (TSBĐ) hoặc có TSBĐ nhưng TSBĐ được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc và không đúng qui định tại các văn bản qui chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế, bao phạm pháp luật về bảo đảm tiền vay gồm các vấn đề cơ bản như: Xác lập các quy định và cơ sở pháp lý cho hoạt động cấp tín dụng, phải đầy đủ và đúng chuẩn 180
  4. TC KH&CN- BDU, VOL.4 № 2/2021 Nguyễn Thanh Cai mực; Quy định chặt chẽ quy định, quy VPBank, Techcombank, VIB, trình, thủ tục về thẩm định và phê duyệt Maritime Bank, MB, Sacombank, hồ sơ tín dụng và điều hành hoạt động ACB) triển khai thí điểm áp dụng các cho vay; Xây dựng hệ thống các phân chuẩn mực quản trị rủi ro theo Basel II, khúc thị trường, phân khúc kỳ hạn, tiến tới áp dụng đối với tất cả các ngân phân khúc khách hàng trong hoạt động hàng. Ðồng thời, NHNN đã ban hành tín dụng để phân tán rủi ro; Xác lập hệ khung khổ pháp lý cần thiết hướng dẫn thống tổ chức và các mối quan hệ giữa các ngân hàng thực hiện đầy đủ các trụ các bộ phận tham gia vào việc tiếp thị, cột của Basel II, thể hiện tại Ðề án tìm kiếm khách hàng, đánh giá năng lực 1058, cơ cấu lại hệ thống các tổ chức kinh doanh của khách hàng, đánh giá tài tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn sản đảm bảo và xem xét và quyết định 2016-2020. Tiếp đến, NHNN đã ban cho vay; Cơ cấu lại các khoản khoản nợ hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy và có biện pháp đôn đốc thu hồi nợ định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân thích ứng; Xây dựng các mức độ rủi ro hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đưa ra các cảnh báo sớm các rủi ro ở mức 8% tổng tài sản có rủi ro theo có thể xảy ra để có biện pháp ứng phó chuẩn Basel II có hiệu lực từ kịp thời; Xây dựng đội ngũ cán bộ, 01/01/2020. nhân viên làm công tác tín dụng, quản Tính đến thời điểm 01/01/2020, đã lý rủi ro đảm bảo đủ năng lực nghiệp có 18 NHTM công bố áp dụng Thông vụ, phẩm chất đạo đức để hạn chế rủi tư 41 gồm: Vietcombank, VIB, MB, ro. Techcombank, ACB, MSB, HDBank, 2.Diễn biến tình hình quản trị rủi ro OCB, VPBank, TPBank, VietBank, tín dụng của các NHTM giai đoạn VietCapitalBank, SeABank, BIDV, 2010-2019. NamABank, LienVietPostBank, Trong giai đoạn 2010-2019 vừa qua ShinhanBank và Standard Chartered các NHTM đã chú trọng công tác quản Việt Nam. Đáng lưu ý là ngân hàng trị rủi ro tín dụng nhằm tối đa hóa lợi OCB không nằm trong danh sách thí nhận và hạn chế đến mức thấp nhất rủi điểm lại có thông báo là ngân hàng đầu ro tính dụng, giảm dần mức nợ xấu, tiên thành công với Basel II vào cuối đang lưu ý nhất là việc triển khai áp năm 2019. chuẩn Basel II. Việc triển khai áp chuẩn Basel II Từ năm 2014, thực hiện công văn giúp các ngân hàng hoạt động lành 1601/NHNN-TTGSNH, NHNN đã lựa mạnh, hiệu quả và an toàn hơn nhờ chọn 10 ngân hàng trong nước (bao công tác quản trị rủi ro được tăng gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV, cường, các biện pháp quản trị rủi ro, đặc biệt là mô hình rủi ro và xếp hạng nội 181
  5. TC KH&CN- BDU, VOL.4 № 2/2021 Một số giải pháp hạn chế rủi ro… bộ được chủ động áp dụng, đồng thời sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng nguồn vốn được quản lý một cách hiệu Việt Nam trong xu hướng hội nhập kinh quả hơn. Áp dụng Basel II không chỉ tế quốc tế ngày càng sâu rộng. giúp ngân hàng quản lý và sử dụng tốt Nhờ chú trọng thực hiện các biện nhất nguồn vốn, sử dụng hợp lý nguồn pháp quản trị rủi ro tín dụng truyền nhân lực, giảm thiểu rủi ro tín dụng, mà thống, cùng với việc thực hiện áp chuẩn còn giảm đáng kể các thiệt hại do các Basel II, trong giai đoạn 2010-2019, tỷ biến động của nền kinh tế gây ra. Triển lệ nợ xấu/tổng dư nợ của các NHTM đã khai Basel II còn được xem là giải pháp có xu hướng giảm dần, từ 3,9 % (2015) tái cơ cấu các hoạt động của ngân hàng xuống 1,64% năm 2019 (theo biểu đồ một cách căn bản, tạo nền tảng cho sự 1). an toàn, phát triển lành mạnh, nâng cao Biểu đồ 1: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các NHTM giai đoạn 2010-2019 Đơn vị: % Tỷ lệ nợ xấu 2010-2019 5.00% 4.00% 4.20% 3.90% 3.47% 3.60%3.70% 3.00% 2.80% 2.40% 2.34% Tỷ lệ nợ xấu 2010-2019 2.00% 1.89% 1.64% 1.00% 0.00% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Nguồn: Tổng hợp từ Ủy ban tài chính quốc gia và vietstock finance theo thống kê của Vietstock, đến thời chiếm đến 44% trong toàn hệ thống. điểm 31/12/2019, Ngân hàng có số dư Đến 01/02/2020 đã có 11 NHTM công nợ xấu cao nhất là BIDV với số tiền là bố sạch nợ tại Công ty Quản lý tài sản 19.451 tỷ đồng. Ngân hàng có số dư nợ các tổ chức tín dụng Việt Nam xấu thấp nhất là SGP với số tiền là 282 (VAMC) gồm: Kienlongbank, tỷ đồng. Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên Vietcombank, VIB, Techcombank, tổng dư nợ cao nhất là VPB với tỷ lệ là TPBank, 3,42%, Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp NamABank, OCB, Agribank, SeABank, nhất là ACB với tỷ lệ là 0,54%. Số dư MB và VPBank. nợ xấu tại 3 ngân hàng quốc doanh (BIDV, VietinBank, Vietcombank ) 182
  6. TC KH&CN- BDU, VOL.4 № 2/2021 Nguyễn Thanh Cai Điều đáng lưu ý là, đến thời điểm bộ ngân hàng thoái hóa biến chất, lợi 31/12/2019 nợ thuộc nhóm 5 (khả năng dụng chức vụ quyền hạn, cấu kết với mất vốn) của các NHTM chiếm đến khách hàng cố ý làm trái các quy định 58,8% trong tổng số nợ xấu [2]. để trục lợi cá nhân, gây ảnh hưởng xấu Số nợ xấu nêu trên là số nợ xấu trong và làm nguy hại đến hệ thống ngân tài khoản nội bảng, nếu tính cả số nợ đã hàng; Công tác thanh tra giám sát của bán cho VAMC thì còn cao hơn nhiều. NHNN chưa thường xuyên, còn nhiều Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, hạn chế hạn chế, năng lực trình độ của đến 31/5/2012, nợ xấu của hệ thống là một số cán bộ thanh tra ngân hàng còn 117.723 tỷ đồng, chiếm 4,47%. Tuy bất cập, chưa theo kịp với tình hình phát nhiên, theo số liệu NHNN đã mạnh dạn triển của hệ thống các NHTM trong giai công bố tỷ lệ nợ xấu tới 8,82% (2012), đoạn mới. vượt xa số liệu các NHTM công bố. +Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngoài ra, theo số liệu của Fitch khách hàng: Có nhiều khách hàng vay Ratings, tỷ lệ nợ xấu Việt Nam năm vốn sử dụng tiền vay sai mục đích, 2012 là 13% trên tổng dư nợ. Thậm chí, không đúng như trong dự án sản xuất tới thời điểm tháng 5/2015, khi đánh kinh doanh đã gửi ngân hàng, không giá lại toàn diện các nguồn nợ xấu, đúng như hợp đồng tín dụng đã ký với NHNN đưa ra một tỷ lệ nợ xấu gấp đôi ngân hàng, vì vậy gặp phải rủi ro, tới 17,21% tại thời điểm 30/9/2015, không sinh lời, hoặc ứ đọng vào tài sản, tương đương 465.000 tỷ đồng cho vay hoặc thua lỗ mất vốn nên không có không có khả năng thu hồi. Tỷ lệ này nguồn để trả nợ; Vẫn còn có nhiều gần với các đánh giá của Fitch là 15% khách hàng cố tình gian lận số liệu (9/2012) và tỷ lệ tới 20% theo đánh giá trong hồ sơ vay như báo cáo tài chính, của Barclay.[3]. hợp đồng kinh tế, phương án sử dụng -Nguyên nhân của nợ xấu giai tiền vay, giấy tờ pháp lý về tài sản bảo đoạn 2010-2019. đảm; Có nhiều khách hàng vay vốn cố tình trây ỳ, chậm trả để chiếm dụng +Nguyên nhân chủ quan từ phía quay vòng vốn; hoặc cố tình lừa đảo, ngân hàng: Một số cán bộ tín dụng chiếm đoạt vốn, bỏ trốn để quỵt nợ. ngân hàng chưa áp dụng đầy đủ quy trình tín dụng, thiếu chặt chẽ, tạo kẽ hở +Nguyên nhân khách quan: Tăng để khách hàng lợi dụng. Cùng với đó, trưởng tín dụng NHTM trong thời kỳ năng lực quản trị rủi ro còn hạn chế, 2010-2019 tăng bình quân 15%/năm, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cùng với đó lợi nhận ngân hàng cũng chưa tốt, tính tuân thủ các quy tắc và tăng cao nên luôn đi kèm với rủi ro cao; quy chế tín dụng chưa cao; Một số cán Sự bất ổn bất ổn chính trị và kinh tế trên thế giới, nhất là cuộc chiến thanh 183
  7. TC KH&CN- BDU, VOL.4 № 2/2021 Một số giải pháp hạn chế rủi ro… thương mại Mỹ-Trung và tác động của 3.Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng chu kỳ kinh tế trên thị trường tài chính NHTM trong thời gian đến. tiền tệ quốc tế đã ảnh hưởng rất lớn và -Chú trọng làm tốt công tác quản gây tiềm ẩn rủi ro cao trong hoạt động trị rủi ro tín dụng, áp chuẩn Basel II sản xuất kinh doanh trong nước. Tình đầy đủ cả ba trụ cột. hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, chỉ số cạnh tranh đối với các nước Quản trị rủi ro nói chung và rủi ro trong khu vực chưa cao, hệ số ICOR tín dụng nói riêng đóng vai trò hết sức thấp, tăng trưởng GDP theo chiều rộng quan trọng, quyết định hiệu quản kinh và sử dụng vốn vay nên chất lượng tăng doanh, sự thành bại của hoạt động các trưởng chưa cao; Khách hàng vay vốn NHTM trong nền kinh tế thị trường đầy chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và bất trắc và có tính cạnh tranh cao. Trong nhỏ, áp dụng công nghệ lạc hậu, năng tình hình hiện nay, nền kinh tế trong suất lao động thấp, phụ thuộc vào thị nước và thế giới đang lâm vào tình trường thế giới; Các doanh nghiệp bất trạng suy thoái do ảnh hưởng của dịch động sản nguồn vốn tự có rất thấp, tỷ bệnh Covid-19, do đó mức độ rủi ro tín trọng vốn vay ngân ngàng khá cao, thị dụng sẽ cao hơn bình thường. Vì vậy, trường diễn biến phức tạp, khó lường, các NHTM phải chủ động làm tốt công có nhiều năm thị trường trầm lắng, sản tác quản trị rủi ro tín dụng của mình, phẩm tiêu thụ chậm; Bên cạnh đó, có trong đó thiết lập và hoàn thiện các nhiều doanh nghiệp giải thể và phá sản nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng phải (theo thống kê có khoảng 63.000 doang tuân thủ như: Quyết định cho vay trên nghiệp phá sản, giải thể/năm), đã góp cơ sở phải xác định và hiểu rõ khách phần làm gia tăng nợ xấu của hệ thống hàng; Đánh giá hiệu quả và chất lượng ngân hàng; Chính sách kinh tế vĩ mô tín dụng trên cơ sở hiệu quả của sản thiếu tính ổn định, làm ảnh hưởng sản xuất kinh doanh của người vay vốn; xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của Chủ động phân tán rủi ro để ngăn ngừa khách hàng; Các quy định của pháp luật và hạn chế rủi ro; Cho vay phải có đảm về xử lý tài sản đảm bảo chưa đồng bộ, bảo tiền vay theo quy định;. . . Đồng còn nhiều bất cập làm hạn chế đến việc thời, đề ra các giải pháp quản lý rủi ro xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ của tín dụng một cách thiết thực như: Phải các NHTM; Tình hình thiên tai (xâm thực hiện đúng các nguyên tắc tín dụng; nhập mặn, nắng hạn, lũ lụt), dịch bệnh Đa dạng hoá các danh mục cho vay để diễn biến xấu trong nhiều năm gây thiệt phân tán rủi ro; Nâng cao trình độ quản hại nặng nề cho khách hàng vay vốn, lý và chuyên môn của cán bộ ngân làm giảm khả năng trả nợ. hàng; Tạo lập mối quan hệ tốt với khách hàng và tăng cường hệ thống thông tin về khách hàng; Lập quỹ dự phòng rủi ro 184
  8. TC KH&CN- BDU, VOL.4 № 2/2021 Nguyễn Thanh Cai để tránh nguy cơ mất khả năng thanh trình hoạt động sản xuất kinh doanh và toán. . quan hệ vay mượn của các khách hàng Chuẩn mực quản trị rủi ro hoạt trong một thời gian dài. Phải sâu sát, động ngân hàng theo Basel II được áp nắm chắt, hiểu rõ các hoạt động sản dụng rộng rãi tại hầu hết các ngân hàng xuất kinh doanh và các mối quan hệ trên thế giới từ nhiều năm qua, nhằm giao dịch mua bán, vay mượn của lành mạnh hóa hoạt động NHTM, hạn khách hàng với các đối tác và với các chế rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng ngân hàng. Khách hàng được phân loại, nói riêng của NHTM. Ở nước ta, thực sắp xếp theo từng đối tượng trên cơ sở hiện chỉ đạo của NHNN, đến nay đã có đánh giá của ngân hàng, từ đó để làm 18 NHTM trong nước và chi nhánh căn cứ cho việc đầu tư tín dụng theo thứ NHTM nước ngoài áp chuẩn Basel II, tự ưu tiên, có tham khảo và tính đến sự trong đó có 1 ngân hàng OCB đã hoàn biến động của thị trường, thời vụ và sự thành cả 3 trụ cột của Basel II, như vậy chuyển biến của tình hình kinh tế xã hội còn nhiều NHTM khác chưa đủ điều trong nước và quốc tế. Xây dựng được kiện để áp chuẩn Basel II. Do đó, trong một chiến lược khách hàng tốt là nhân thời gian đến, NHNN cần chú trọng chỉ tố quan trọng để giảm thiểu rủi ro tín đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các dụng của ngân hàng. NHTM còn lại có đủ điều kiện để áp -Thực hiện nghiêm túc quy trình chuẩn Basel II, xem đây là giải pháp tốt quản lý tín dụng từ khâu thẩm định nhất để hạn hế rủi ro tín dụng của các dự án, giải ngân vốn, kiểm tra giám NHTM trong thời gian đến. Đồng thời, sát tình hình sử dụng vốn vay đến các ngân hàng đang áp chuẩn Basel II theo dõi đôn đốc thu hồi nợ. cần phấn đấu hoàn thành đạt chuẩn cả 3 Thẩm định dự án là khâu đầu tiên hết trụ cột trong thời gian sớm nhất. sức quan trọng, có tính quyết định hiệu -Xây dựng chiến lược khách hàng, quả cho vay và hạn chế rủi ro tín dụng. làm căn cứ để đầu tư tín dụng, giảm Để được vay vốn, khách hàng luôn tìm thiểu rủi ro. cách xây dựng cho mình một dự án đầu Chiến lược khách hàng là kim chỉ tư có tính khả thi cao, kèm với các báo nam của Ngân hàng hướng đến những cáo tình hình tài chính, sản xuất kinh khách hàng kinh doanh hiệu quả, tình doanh hoàn hảo, có tính thuyết phục hình tài chính lành mạnh, có phương án ngân hàng. Tuy nhiên, đây là phương sản xuất kinh doanh khả thi, làm ăn có án vay vốn mang tính chủ quan, duy ý uy tín và sẵn sàng trả nợ ngân hàng. chí của khách hàng. Vấn đề quan trọng Chiến lược khách hàng được xây dựng là ngân hàng phải có đủ trình độ năng trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng quá lực để thẩm định, nhận xét, đánh giá hiệu quả của dự án vay vốn và các báo 185
  9. TC KH&CN- BDU, VOL.4 № 2/2021 Một số giải pháp hạn chế rủi ro… cáo đính kèm, có luận cứ khoa học và nguồn vốn trả nợ đúng hạn. Trong thực tiễn không? có khách quan không? trường hợp khách hàng gặp rủi ro vì lý có tính khả thi cao không? có đủ điều do khách quan như: Thiên tai, hỏa hoạn, kiện để vay vốn không? Trên cơ sở đó tai nạn, dịch bệnh. . .mà không trả nợ để ngân hàng cân nhắc kỹ lưỡng trước đúng hạn thì cán bộ ngân hàng cần nắm khi quyết định cho vay. Bởi vì khi ngân bắt tình hình một cách sâu sát để có hàng quyết định cho vay để thực hiện hướng xử lý phù hợp theo quy định hiện dự án đồng nghĩa với sự chia sẻ của hành. ngân hàng về lợi ích cũng như rủi ro với -Tăng cường công tác thẩm định doanh nghiệp về kết quả thực hiện dự giá trị tài sản đảm bảo tiền vay. án đầu tư. Do đó, nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho vay và các hồ sơ Thẩm định giá trị tài sản đảm bảo đính kèm là yêu cầu cần thiết của các tiền vay là công việc vô cùng khó khăn ngân hàng, là nhân tố quan trọng để và phức tạp, đòi hỏi cán bộ ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng. phải am hiểu tình hình giá cả thị trường đối với tài sản được thế chấp hoặc cầm Tiếp đến, sau giải ngân, cần tăng cố của khách hàng để đảm bảo tiền vay cường công tác kiểm tra, giám sát theo hợp đồng tín dụng. Cần phải xác khách hàng sử dụng vốn vay, đảm bảo định quan niệm nhất quán rằng, khi cho đúng mục đích, đúng đối tượng theo vay, mục đích cuối cùng của ngân hàng hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng với là thu hồi nợ gốc và lãi đúng hạn theo khách hàng. Tăng cường công tác kiểm hợp đồng tín dụng, chứ không vì mục tra, giám sát còn có tác động khiến đích phát mại tài sản thế chấp, cầm cố khách hàng không dám vi phạm hợp để thu hồi vốn vay. Trường hợp phải đồng tín dụng. Quá trình kiểm tra giám phát mại tài sản thế chấp, cầm cố để thu sát nếu phát hiện khách hàng vi phạm hồi vốn vay là trường hợp bất khả hợp đồng, các bộ kiểm tra phải “tuých kháng, ngoài mong đợi của ngân hàng. còi” kịp thời để khách hàng điều chỉnh Do đó, về phía ngân hàng phải chủ động và không lún sâu thêm. Trong trường đánh giá tài sản thế chấp và cầm cố của hợp khách hàng vi phạm hợp đồng một khách hàng một cách chính xác, có tiên cách nghiêm trọng, buộc cán bộ ngân lượng những biến động của thị trường hàng phải xử lý thu hồi nợ trước hạn để trong nước và thế giới, để đảm bảo hạn chế rủi ro. rằng, đến thời điểm thu hồi nợ, nếu tài Công tác đôn đốc thu hồi nợ đến hạn sản được phát mãi thì có thể bán được theo hợp đồng tín dụng là khâu quan một cách dễ dàng nhằm thu hồi nợ. trọng cuối cùng của quy trình quản lý tín dụng. Cần phải nhắc nhỡ khách hàng từ xa để khách hàng chủ động bố trí 186
  10. TC KH&CN- BDU, VOL.4 № 2/2021 Nguyễn Thanh Cai -Thực hiện “phân tán rủi ro” lợi và nghĩa vụ của mỗi bên theo hợp trong đầu tư tín dụng nhằm hạn chế đồng đồng tài trợ. rủi ro. Ngoài ra, để hạn chế rủi ro các Để hạn chế rủi ro các nhà đầu tư NHTM cần thực nguyên tắc chỉ sử thường khuyên không nên bỏ hết dụng giới hạn một tỷ lệ vốn huy động “trứng” vào 1 “giỏ”, đây là phương ngắn hạn nhất định để cho vay trung châm đầu tư chung đối với tất cả các hạn và dài hạn, theo Thông tư số ngành, nghề sản xuất kinh doanh, hoạt 22/2019 quy định giới hạn, tỷ lệ bảo động tín dụng của ngân hàng cũng vậy, đảm an toàn trong hoạt động của không ngoại lệ. Trong kinh doanh, đặc ngân hàng, chi nhánh ngân hàng biệt là kinh doanh tiền tệ, rủi ro là điều nước ngoài của NHNN, nhằm đảm khó tránh khỏi. Vấn đề quan trọng là bảo an toàn thanh khoản. làm thế nào để hạn chế thấp nhất rủi ro -Hoàn thiện, đồng bộ và chi tiết để đạt được mục tiêu lợi nhuận như hóa các quy định pháp luật về xử lý mong muốn. Để phân tán rủi trong đầu tài sản đảm bảo, tạo điều kiện thuận tư tín dụng, các NHTM cần chú trọng lợi để các NHTM phát mãi tài sản áp dụng các hình thức phổ biến nhất sau đảm bảo để thu hồi nợ. đây: Hiện nay, các qui định pháp luật về +Đa dạng hoá đối tượng đầu tư. xử lý tài sản bảo đảm được thể hiện Đây là biện pháp chủ yếu và chủ động trong các văn bản như: Bộ luật Dân nhất của các NHTM trong việc phân tán sự năm 2015, Nghị định số rủi ro. Ngân hàng cần phân bổ nguồn 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của vốn của mình vào nhiều loại hình đầu Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Nghị tư, tài trợ cho nhiều ngành nghề khác định số 11/2012/NĐ-CP ngày nhau, nhiều địa bàn khác nhau, nhiều kỳ 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, hạn khác nhau. . .để phân tán rủi ro. bổ sung một số điều của Nghị định số +Cho vay đồng tài trợ. Trong thực 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của tế có những doanh nghiệp có nhu cầu Chính phủ về giao dịch bảo đảm và vay vốn để đầu tư vào các dự án rất lớn, Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- khó xác định mức độ rủi ro, một ngân BTP - BTNMT- NHNN ngày hàng không nên dồn hết nguồn vốn của 06/06/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài mình vào đó, rủi ro sẽ rất lớn. Trong nguyên & Môi trường và Ngân hàng trường hợp này các ngân hàng cùng Nhà nước hướng dẫn một số vấn đề về nhau liên kết để thẩm định dự án, phân xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, một chia hạn mức cho vay để cùng chia sẻ số quy định của các văn bản trên chưa rủi ro theo mức cho vay, đảm bảo quyền được chi tiết, cụ thể hóa nên trong trong 187
  11. TC KH&CN- BDU, VOL.4 № 2/2021 Một số giải pháp hạn chế rủi ro… quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó -Nâng cao năng lực, trình độ và khăn, vướng mắc gây cản trở và bất lợi phẩm chất đạo đức của đội ngũ làm cho các NHTM. Cụ thể như: Trong Bộ công tác tín dụng ngân hàng. Luật dân sự 2015, chưa quy định cụ thể Con người là nhân tố quyết định mọi về xử lý tài sản bảo đảm, chưa quy định thành công, thắng lợi hay thất bại, phá cụ thể và rõ ràng liên quan đến nghĩa vụ sản của mọi tổ chức hoạt động sản xuất thông báo của bên nhận bảo đảm đối kinh doanh trong cơ chế thị trường đầy với bên bảo đảm và các bên cùng nhận rủi ro, bất trắc và có tính cạnh tranh cao. bảo đảm khác; Bộ Luật Dân sự, các Do đó, để hạn chế rủi ro tín dụng, đảm nghị định của Chính Phủ và Thông tư bảo thực hiện đạt mục tiêu lợi nhuận đã liên tịch số 16, chưa quy định chi tiết đề ra, các NHTM nhất thiết phải nâng việc xử lý tài sản bảo đảm theo hình cao năng lực, trình độ và phẩm chất đạo thức gán nợ, quyền thu giữ tài sản, đức của đội ngũ làm công tác tín dụng. quyền chuyển nhượng khi xử lý tài sản, Những yêu cầu cơ bản về năng lực, về đặc quyền gắn liền với vật quyền bảo trình độ của cán bộ tín dụng là: Am hiểu đảm (quyền chiếm hữu, sử dụng, định những biến động tình hình kinh tế, thị đoạt tài sản…) đối với tổ chức tín dụng; trường tài chính -tiền tệ trong nước, Vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về trong khu vực và trên thế giới; Thông trình tự tố tụng đối với việc khởi kiện thạo tất cả các nghiệp vụ của NHTM; thu hồi nợ theo Bộ Luật Dân sự; Các Có kỷ năng sử dụng thành thạo máy vi Nghị định của Chính phủ và thông tư tính và ứng dụng các phần mềm đang liên tịch 16 chưa quy định chi tiết và sử dụng của NHTM; Có khả năng phân biện pháp chế tài về việc thu giữ tài sản tích tài chính, nhận xét đánh giá hoạt bảo đảm nên còn xảy ra tình trạng trây động sản xuất kinh doanh của doanh ỳ không bàn giao tài sản bảo đảm của nghiệp, phân tích đánh giá các dự án, bên thế chấp. phương án vay vốn của doanh nghiệp Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc một cách chính xác; Có khả năng làm phát mãi tài sản đảm bảo giúp các tốt công tác tiếp thị ngân hàng, tư vấn NHTM sớm thu hồi nợ xấu, hạn chế tối cho khách hàng trong việc lựa chọn đa rủi ro tín dụng, thiết tưởng Nhà nước phương án vay vốn. . .để ngân hàng cần sớm hoàn thiện các quy định của đồng hành với doanh nghiệp cùng phát pháp luật về xử lý tài sản đảm bảo một triển; Có đầy đủ phẩm chất đạo đức và cách chi tiết hơn. Cùng với đó là cần có văn hóa giao tiếp trong các hoạt động các biện pháp chế tài đủ mạnh buộc bên của NHTM . . . thế chấp tài sản đảm bảo phải chấp hành Để tăng cường năng lực, trình độ và nghiêm túc, khắc phục tình trạng trây ỳ phẩm chất đạo đức của đội ngũ làm như vùa qua. công tác tín dụng cần thực hiện đồng bộ 188
  12. TC KH&CN- BDU, VOL.4 № 2/2021 Nguyễn Thanh Cai các giải pháp như: Tăng cường đào tạo, biểu hiện qua các chỉ tiêu về nợ xấu. bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hiện có, giải Lợi nhuận kinh doanh tín dụng cao luôn pháp này có ưu điểm là phát huy được đi kèm với rủi ro tín dụng cao và không kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ khi thi thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng. hành nhiệm vụ; Tuyển dụng mới sinh Tuy nhiên, nếu chú trọng thực hiện tốt viên tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế, các giải pháp được đề xuất nêu trên, có tài chính, ngân hàng đạt loại khá, giỏi, thể giảm thiểu rủi ro tín dụng và nợ xấu, hoặc đã kinh qua thực tiễn nhiều năm; từ đó gia tăng lợi nhuận cho các Giao những nhiệm vụ khó khăn, phức NHTM, tạo niềm tin cho khách hàng tạp có kèm cặp cho cán bộ tín dụng để gửi tiền và đem lại lợi ích cho cả nền rèn luyện, thử thách . . . kinh tế, điều đó hoàn toàn có thể thực 4.Kết luận hiện được đối với các NHTM Việt Nam./. Hoạt động kinh doanh tín dụng của NHTM luôn đi kèm với rủi ro tín dụng, TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tổng quan basel II - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, https://www.sbv.gov.vn/, ngày 27/03/2014 [2] Cát Lam: “Bức tranh nợ xấu ngân hàng năm 2019”, https://vietstock.vn/ 11/02/2020 [3] Vũ Mai Chi,Trần Anh Quý: “Tình hình xử lý nợ xấu tại Việt Nam qua các giai đoạn - các vấn đề cần quan tâm và khuyến nghị”, http://tapchinganhang.gov.vn/, 19/07/2019 [4] Đoàn Thị Ngọc Hải: “Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm ở nước ta hiện nay”, https://moj.gov.vn/ , 14/11/2019 [5] Đỗ Thị Mai Thơm: “Phương thức hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam”, tạp chí Khoa học công nghệ hàng hải, số 58-4/2019, trang 96-100 [6] Philipp Härle, Andras Havas: “The future of bank risk management”, https://www.mckinsey.com/, access date 02/3/2020 [7] Konovalova, Kristovska, Kudinska: “Credit risk management in commercial banks”, Polish journal of management studies, Vol.13 No.2- 2016, https://www.researchgate.net/, access date 12/3/2020 [8] Gaurav R Khandelwal, Vikas S. Gaundare: “Credit Risk Management in Banking Sector”, https://www.academia.edu/, access date 24/3/2020 189
  13. TC KH&CN- BDU, VOL.4 № 2/2021 Một số giải pháp hạn chế rủi ro… [9] Kosmas Njanike: “The impact of effective credit risk management on bank survival”, Annals of the University of Petrosani, Economics, 2009, University of Petrosani, Romania, vol. 9(2), pages 173-184, https://ideas.repec.org/, access date 04/4/2020 SOLUTIONS TO LIMIT COMMERCIAL BANK CREDIT RISKS IN VIETNAM Cai Nguyen Thanh1 1 Binh Duong University, Thu Dau Mot City, Binh Duong Province, Viet Nam ABSTRACT In the recent period, credit risk management has been well implemented by commercial banks, so the NPL ratio in the whole system has changed significantly. However, the credit risk situation with the bad debt ratio of commercial banks is still quite high, especially the bad debt that is likely to lose capital. By collecting and studying published data, statistics, analysis, contact and comparison. . The article correctly assessed the situation of credit risk situation expressed through bad debt data in the period 2010-2019. On that basis, propose some practical solutions to limit credit risks, minimize bad debts of commercial banks in the coming time. Key words: Credit risk; credit risk management; bad debt; bad debt handling Liên hệ: Nguyễn Thanh Cai Trường Trường Đại học Bình Dương Số 504 Đại lộ Bình Dương, P. Hiệp Thành, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương. E-mail: ntcai@bdu.edu.vn 190
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1