Một số giải pháp tổ chức không gian cảnh quan du lịch văn hoá trung tâm hành hương Châu Đốc - An Giang
lượt xem 1
download
Đề tài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thiết kế không gian cảnh quan du lịch văn hóa trung tâm hành hương Châu Đốc – An Giang. Qua đó giúp chính quyền địa phương có định hướng bảo tồn, phát triển và khai thác phục vụ phát triển du lịch ở địa phương ngày càng tốt hơn trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số giải pháp tổ chức không gian cảnh quan du lịch văn hoá trung tâm hành hương Châu Đốc - An Giang
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CẢNH QUAN DU LỊCH VĂN HOÁ TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG CHÂU ĐỐC – AN GIANG Huỳnh Thanh Trúc 1, Ngô Đình Nguyên Khôi 2 1. Lớp D21KITR01, Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Thủ Dầu Một 2. Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Dựa theo thống kê của Sở văn hóa và du lịch tỉnh An Giang, hiện nay, nhu cầu về số lượng du khách về An Giang để tham gia các hoạt động tín ngưỡng mỗi năm ngày càng tăng, tiềm lực về du lịch ngày càng phát triển. Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn chưa có trung tâm nào để phục vụ cho các hoạt động như sinh hoạt lễ hội, hành hương, triển lãm, mua sắm…, mà hầu như các hoạt động này thường diễn ra riêng lẽ và phân tán nhiều nơi trên địa bàn tỉnh An Giang. Đề tài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thiết kế không gian cảnh quan du lịch văn hóa trung tâm hành hương Châu Đốc – An Giang. Qua đó giúp chính quyền địa phương có định hướng bảo tồn, phát triển và khai thác phục vụ phát triển du lịch ở địa phương ngày càng tốt hơn trong tương lai. Từ khóa: An Giang, Châu Đốc, Du lịch, Không gian cảnh quan, Văn hóa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Với đặc trưng của vùng đất phát tích dân tộc Việt Nam, An Giang đang sở hữu một hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, mang đậm sắc thái, bản sắc văn hóa Tây Nam Bộ. Trong hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, lễ hội cổ truyền có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa truyền thống của người dân ở vùng đất này từ ngàn đời nay. Lễ hội cổ truyền là một hiện tượng văn hóa dân gian có tính chất tổng thể, nơi lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ sau những giá trị văn hóa biểu trưng cho sức mạnh, ý chí của cả cộng đồng người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử. Việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền ở tỉnh An Giang chính là một cách để nền văn hóa của dân tộc ta không bị mai một, lãng quên, thể hiện trách nhiệm của thế hệ hiện tại đối với quá khứ đồng thời tạo dựng một hành trang vững chắc trên con đường hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay (Nguyễn Hoài Sanh, Lê Thị Bích Ngọc, 2017). An Giang được coi là vùng đất tâm linh, nơi gắn liền với các tín ngưỡng tôn giáo và lễ hội truyền thống– một điểm tựa tâm linh, vì vậy các hoạt động lễ hội diễn ra ở đây có tác động lan tỏa mạnh sang vùng khác (Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Quang Vũ, 2016). Vấn đề quy hoạch, quản lý và tổ chức lễ hội cần có tính quy chuẩn cao. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng báo động và đáng lưu tâm, đó là ở Châu Đốc (và nhiều địa phương khác) khó tìm ra được lời giải thỏa đáng cho bài toán quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Dựa theo thống kê của Sở văn hóa và du lịch tỉnh An Giang, hiện nay, nhu cầu về số lượng du khách về An Giang để tham gia các hoạt động tín ngưỡng mỗi năm ngày càng tăng, tiềm lực về du lịch ngày càng phát triển. Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn chưa có trung tâm nào để phục vụ cho các hoạt động như sinh hoạt lễ hội, hành hương, triển lãm, mua sắm…, mà hầu như các hoạt động này thường diễn ra riêng lẽ và phân tán nhiều nơi trên địa bàn tỉnh An Giang (QĐ UBND An Giang, 2023). Về phương diện quy hoạch, thực tế hiện nay chính quyền địa phương cũng có định hướng phát triển “khu du lịch văn hóa tâm linh hỗn hợp quy mô lớn phát huy tiềm năng, thế mạnh về điều kiện 17
- tự nhiên, di tích văn hóa, lịch sử để tạo sự khác biệt của ngành du lịch tỉnh theo hướng "du lịch văn hóa tâm linh" trọng điểm của cả nước.” Về phương diện kiến trúc, các mô hình tham chiếu ở Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng chưa có mô hình nào có đủ các thành phần chức năng, có khi có không gian sinh hoạt lễ hội nhưng thiếu không gian cảnh quan, triển lãm, dịch vụ…, Vì vậy, đề tài hướng đến việc Tổ chức không gian cảnh quan du lịch văn hóa trung tâm hành hương Châu Đốc - An Giang có mục đích chính là: Tìm hiểu, trình bày, thể hiện, nghiên cứu về mảnh đất, con người, tập quán tín ngưỡng ở vùng văn hóa An Giang. Và vấn đề quan trọng hơn cả là tìm hiểu về đặc điểm lịch sử hình thành, phát triển và không gian văn hóa truyền thống An Giang, để qua đó có định hướng bảo tồn, phát triển và đưa ra các giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở địa phương. Nghiên cứu tổng quan giải pháp thiết kế không gian cảnh quan du lịch trung tâm hành hương Châu Đốc – An Giang. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích chi tiết các thông tin, số liệu để xác định, phân loại, đánh giá các giá trị đặc trưng thành phố Châu Đốc; tổng hợp dữ liệu dựa trên cơ sở đã phân tích để đưa ra giải pháp cụ thể. Phương pháp khảo sát: Quan sát, ghi chép, chụp hình về đặc điểm hiện trạng của khu vực nghiên cứu tại thành phố Châu Đốc. Phương pháp đồ bản: Sử dụng các sơ đồ, bản để phân tích và phát hiện quy luật hoạt động của khu vực nghiên cứu, trên cơ sở đó đưa ra định hướng phát triển... 3. THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIÁI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CẢNH QUAN 3.1. Cơ sở khoa học Khái niệm tổ chức không gian Kiến trúc cảnh quan (KTCQ) xoay quanh ba vấn đề: Tạo dựng không gian chức năng; tạo dựng và cải thiện không gian môi trường; tạo dựng không gian thẩm mỹ nhằm tạo nên bản sắc văn hóa riêng tại địa phương. Trong đó, mối quan hệ của các thành phần tạo cảnh quan có ý nghĩa quyết định về chất. Không gian KTCQ là một định nghĩa rộng bao gồm cả công trình nằm trong cảnh quan và tất cả các hoạt động của con người nằm trong đó. Gần đây, một số nghiên cứu cho thấy, việc khai thác các đặc trưng của các trục cảnh quan gắn kết giữa sân bay và trung tâm đô thị đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc tổ chức không gian KTCQ đô thị. Tổ chức KGCQ là tổ chức các yếu tố cấu thành cảnh quan trong việc khai thác không gian ở một địa điểm, thời điểm nhất định mà có sự liên kết giữa địa điểm này và địa điểm khác nhau mang tính bổ sung và hỗ trợ. Khai thác không gian cùng một địa điểm nhưng ở thời gian khác nhau góp phần làm phong phú thêm bản sắc riêng của cho đô thị (Bộ Xây dựng, 2013). Tổ chức không gian cảnh quan du lịch văn hoá là tổ chức các yếu tố đặc trưng cấu thành cảnh quan du lịch văn hoá để tạo nên một bố cục cảnh quan phù hợp với yêu cầu và đáp ứng mọi nhu cầu của khu vực (Bộ Xây dựng, 2013). 3.2 Đặc điểm hiện trạng 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất Với quỹ đất có tiềm năng xây dựng đô thị còn nhiều là một trong những đặc điểm thuận lợi cho việc xây dựng đô thị mà vẫn đảm bảo cấu trúc tự nhiên hài hòa với thiên nhiên, đồng thời tạo nên hình ảnh đô thị đặc sắc (Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Châu Đốc đến năm 2025, định hướng đến 2030) 18
- 3.2.2. Hiện trạng giao thông– hạ tầng kỹ thuật Trục đường Tân Lộ Kiều Lương hiện là trục đường quan trọng của khu vực, chạy xuyên suốt, kết nối giao thông từ khu vực tiếp nối với quốc lộ 91 ở phía Tây Nam với khu núi Sam và khu Nam Sông Hậu, đồng thời phục vụ hơn hai triệu khách du lịch, hành hương trong ngoài nước đến với lễ hội vía Bà Chúa Xứ hằng năm. 3.2.3. Hiện trạng cảnh quan khu vực Cảnh quan xung quanh các công trình tôn giáo tín ngưỡng khá đẹp và hoành tráng, tạo ra các mảng xanh vô cùng quý giá. 3.2.4. Hiện trạng công trình kiến trúc, di tích tôn giáo… Hình 1. View nhìn từ khu đất ra các hướng 19
- Hình 2. Ảnh phân tích khu đất 3.3 Nguyên nhân ảnh hưởng cảnh quan văn hoá tại khu vực nghiên cứu Cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu sót chưa được đầu tư đúng đắn, tuyến đường kết nối vào khu vực núi Sam còn chưa hoàn thiện gây ách tắt giao thông mùa cao điểm. Người dân chưa nhận thức được thế nào là bảo tồn giá trị cảnh quan cho các công trình vật thể và di tích lịch sử. Tình trạng lấn chiếm diễn ra gây khó khăn trong công tác giải toả và bảo tồn. 3.4 Quan điểm tổ chức không gian cảnh quan du lịch văn hoá khu vực nghiên cứu Đề tài nghiên cứu vấn đề tổ chức không gian cảnh quan du lịch văn hoá (KGCQ DLVH) dựa trên 2 quan điểm chính là bảo tồn và phát triển. Quan điểm về bảo tồn KGCQ DLVH: Bảo tồn các di sản văn hóa nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống và gìn giữ chúng cho đời sau. Quan điểm về phát triển KGCQ DLVH: Khai thác và phát huy các giá trị đặc trưng vốn có trở thành không gian cảnh quan văn hoá sinh động thúc đẩy sự phát triển của khu vực hướng tới bền vững.3.5. Xác định các yếu tố đặc trưng và nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức không gian cảnh quan DLVH Tổ chức KGCQ DLVH là tổ chức KGCQ có yếu tố văn hoá ở một địa điểm, thời điểm nhất định tạo nên bản sắc riêng cho khu vực. Để tổ chức KGCQ DLVH cần xác định 2 yếu tố đặc trưng chính là yếu tố vật thể và yếu tố phi vật thể. 20
- 3.5.1. Yếu tố vật thể 3.5.1.1. Yếu tố vật thể tự nhiên Địa hình: là yếu tố nền cho các yếu tố khác, có các dạng địa hình cơ bản... Khí hậu: cũng là một tài nguyên du lịch khá quan trọng. Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm hoặc chỉ một số tháng. Mặt nước: là một yếu tố cảnh quan tự nhiên, mang lại hiệu quả tích cực trong việc tổ chức KGCQ. 3.5.1.2. Yếu tố vật thể nhân tạo Công trình kiến trúc: trong KGCQ văn hoá được chia làm 2nhóm yếu tố chức năng và hình thái công trình trong đó yếu tố chức năng quyết định trong việc xác định các yếu tố đặc trưng. Không gian trống: là nơi diễn ra các cảnh quan hoạt động con người. Cây xanh: là một yếu tố đặc biết quan trọng trong công việc tổ chức KGCQ tại các không gian trống tuyến đường. Giao thông: vỉa hè và hẻm nơi tiếp nhận nhiều phong tục tập quán cũng như tín ngưỡng, tâm linh, đời sống tinh thần, thẩm mỹ. 3.5.2 Yếu tố phi vật thể Yếu tố phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân có giá trị lịch sử, văn hóa, thể hiện bản sắc của cộng đồng. Đây yếu tố quan trọng trong CQVH cũng là nhân tố quyết định quan trọng trong phân vùng KGCQ và nhận biết được với những cảnh quan ở khu vực khác. 3.6. Một số nguyên tắc cơ bản trong tổ chức không gian cảnh quan du lịch văn hoá Hệ thống phân vùng trước hết phải nhằm vào các yếu tố tạo vùng mà trong DLVH hai yếu tố chính đó là các yếu tố vật thể và yếu tố phi vật thể. Các yếu tố này tương tác với nhau để hình thành các phân vùng đặc trưng như sau 3.6.1. Phân vùng văn hoá tín ngưỡng Yếu tố đặc trưng bao gồm công trình kiến trúc, địa hình, cây xanh. Trong đó yếu tố đặc trưng cốt lõi là chức năng công trình kiến trúc cụ thể là các công trình tôn giáo tín ngưỡng dựa trên các yếu tố phi vật thể là những lễ hội truyền thống và các hoạt động xã hội để hình thành nên phân vùng văn hóa tín ngưỡng 3.6.2. Phân vùng hoạt động ẩm thực Dựa vào những đặc trưng về các hoạt động xã hội, các phong tục tập quán, công trình kiến trúc nhà ở, cây xanh, giao thông (vỉa hè, hẻm). Trong đó yếu tố phi vật thể là hoạt động xã hội (ẩm thực) là yếu tố cốt lõi để hình thành phân vùng hoạt động ẩm thực. 3.6.3. Phân vùng thương mại dịch vụ Đặc trưng của khu vực này là các hoạt động kinh tế, xã hội, công trình thương mại dịch vụ, cây xanh công cộng, mặt nước, giao thông. Trong đó yếu tố đặc trưng cốt lõi để hình thành phân vùng thương mại dịch vụ là các hoạt động kinh tế. 3.6.4. Phân vùng linh hoạt Dựa vào các đặc trưng về không gian trống, các công trình nhà ở, cây xanh – mặt nước, giao thông. Yếu tố đặc trưng cốt lõi là không gian trống để hình thành nên phân vùng linh hoạt theo mùa. 3.7 Đề xuất giải pháp trong việc tổ chức KGCQ DLVH cho khu vực nghiên cứu 3.7.1 Giải pháp về tổ chức cảnh quan cây xanh Bố trí các mảng xanh công viên ghế đá trước các không gian sân chùa và các công trình di tích. Xử lý các mảng xanh bao quanh các công trình di tích hai bên trực đường giúp hài hoà về mặt thị giác. Mật độ cây xanh lớn bao gồm những không gian như công viên vui chơi, vườn cây ăn trái tạo 21
- bông mặt cho khu vực nghỉ ngơi cho lượng khách du lịch hành hương đông đức và tấp nập hành làng cây xanh tạo biển làm điểm nhấn cho tổng thể công trình. Hình 3. Mặt bằng chi tiết ghi chú mặt cắt cảnh quan 22
- Hình 4. Mặt cắt 1-1 Hình 5. Mặt cắt 2-2 Hình 6. Mặt cắt 3-3 và chi tiết 01 23
- Hình 7. Mặt cắt 4-4 Hình 8. Mặt cắt 6-6 Hình 9. Mặt cắt 7-7 24
- Hình 10. Các loại cây 3.7.2. Các loại cây trồng trong không gian cảnh quan 3.7.2.1. Cây thốt nốt (borassus) Thân gỗ lâu năm, thân cao thẳng đứng là dài hình chân vịt, dài 2-3 m. quả lớn màu nâu. Trồng ở các tỉnh khu vực Nam Bộ giáp với Campuchia. Là cây đặc trưng của vùng Châu Đốc. Cây có thể cao tới 30m. 3.7.2.2. Cây móng bò tím (bauhinia purpurea) Cây gỗ nhỏ trung bình phân cành dài, tán rộng, thưa. Là loại hình lìm ở gốc, màu xanh bóng. Hoa dạng chùm thưa mang hoa lớn, màu đỏ tím. Là loại cây ưa sáng, chiều cao: h= 2m. 3.7.2.3. Cây sứ trắng (plumeria obtusa) 25
- Thân cây khẳng khiu, phân cành nhánh nhiều xù xì, có nhựa mủ. Lá xanh bóng mượt nhân, thuôn dài. Hoa có cảnh đây màu trắng nở quanh năm thơm thoang thoảng. Cây có khả năng chịu hạn tốt Chiều cao: 3-4m. 3.7.2.4. Cây cam - citrus sinensis Cây thân gỗ, sống lâu năm có thể đến 60 năm, nhiều cành tán, là màu xanh đậm hình trứng. Hoa cam có 5 cánh, màu trắng, mọc thành chùm ở nách lá. Quả cam hình tròn, có nhiều màu sắc xanh hoặc cam, vàng tùy giống có thểcho trái quanh năm. Chiều cao khoảng 2-10m 3.7.2.5. Cây nhân - dimocarpus longan Cây thân gỗ, nhiều cảnh nhành, sống lâu năm có chiều cao khoảng 3-10m. Lá nhân màu xanh đàm, thuôn dài hoa nhân màu vàng nhạt, hoa nở vào tháng 2,3,4 hàng năm. Quả nhân hình tròn, vỏ màu vàng xậm, ra quả vào tháng 7-8 hàng năm, có cùi thịt màu trồng trong bọc lấy hạt đen láy. Chiều cao khoảng 3-10m 3.7.2.6. Cây chôm chôm - nephelium lappaceum Là nhỏ màu xanh non, khi già xanh đậm. Mỗi chúm xùm đậu quả độ trên dưới 20 trôi. Mỗi năm chôm chôm có 1 mùa trái, nếu chăm sóc có ki thuật có thể cho 2 mùa trái. Thời gian trái chín khoảng 15-18 tuần sau khi kết quả. Mùa quả chín từ tháng 5-8. Có thể cao 8 tới 10 m 3.7.2.7. Cây cau bụi vàng chrysalidocarpus lutescens Cây bụi thân ngắn. Lá cong hình cung, chia thùy, có đến 50 cặp thủy lông chim rộng khoảng 2- 3 cm gần như đối nhau, màu xanh lục địu, có gần giữa khoé, cuống là mảnh và có bẹ, dài cỡ 60 cm, cây ưa sáng. 3.7.2.8. Hướng dương helianthus annuus Cây hoa hướng dương là cây thân thảo, thân cao khoảng 1- 3m, thẳng và thô, có lông cũng màu trắng. Phiến lá có hình tim, vành là có các răng cưa. Hoa đơn màu vàng, chịu hạn ưa nắng 3.7.2.9. Hoa nhài jasminum sambac Cây bụi nhỏ là màu xanh đậm bông và hoa thơm màu trắng. Cây hoa nhài ta có thân dài uốn xoắn và có thể mọc đến chỗ nào nó có thể lan rộng ra được. Cây cho hoa liên tục. 3.7.2.10. Hoa cúc nhiều loại asteraceae Cúc thân không cao, khoảng 45cm, thân cứng cáp, dễ trồng và dễ chăm sóc. Trồng xen các loại cúc để có hoa quanh năm. 3.8. Đề xuất giải pháp tổ chức không gian cảnh quan du lịch văn hoá cho từng phân vùng 3.8.1. Phân vùng 1: văn hoá tín ngưỡng Giải pháp về tổ chức không gian xung quanh công trình kiến trúc Trên quan điểm bảo tồn các công trình mang tính lịch sử văn hoá cao. Cải tạo, nâng cấp và mở rộng các không gian công trình tôn giáo có giá trị văn hoá lịch sử: Miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Tây An và Đình thần Vĩnh Tế. Bố cục của các công trình phân bố dọc hai bên tuyến đường tạo thành khu trung tâm hành hương ưu tiên chọn công trình Miếu Bà Chúa Xứ là công trình điểm nhấn chính. Tiến hành giải toả khu vực chợ chùa Bà và khu nhà ở chung quan để mở rộng khuôn viên chùa về phía Bắc, tổ chức lại không gian cảnh quan cũng như các hoạt động hành hương của khu vực. Giải pháp về tổ chức cây xanh Bố trí các mảng xanh công viên ghế đá trước các không gian sân chùa và các công trình di tích. Xử lý các mảng xanh bao quanh các công trình di tích hai bên trực đường giúp hài hoà về mặt thị giác. 26
- 3.8.2. Phân vùng 2: hoạt động ẩm thực Giải pháp về tổ chức không gian xung quanh công trình kiến trúc Dựa vào những yếu tố đặc trưng đã được nhận diện của khu vực để hình thành khu phố thương mại phục vụ du lịch tâm linh vừa đáp ứng được bài toán về chính sách di dời giải toả các hộ dân xung quanh các di tích. Việc tổ chức không gian tuyến phố thương mại góp phần ổn định và nâng tầm đặc sắc cho khu du lịch. Giải pháp về tổ chức cây xanh Đề xuất, cải tạo và chỉnh trang các không gian mở len lỏi tại các khu vực trống trong hẻm tạo thành những không gian xanh, trong các đường nhỏ và các con hẻm, tạo không gian sinh thái và các chỗ ngồi nghỉ chân kết hợp bán đặc sản, cà phê, ẩm thực… nâng cao tính cộng đồng cho khu vực. 3.8.3. Phân vùng 3: thương mại dịch vụ Giải pháp về tổ chức không gian xung quanh công trình kiến trúc Đối với nhà mặt phố: tuỳ thuộc vào quy hoạch chung của thành phố. Tuy nhiên cần quyết định hình thức mặt đứng cho đồng bộ. Tầng cao tối đa 5 tầng, khoảng lùi, mật độ xây dựng, phong cách kiến trúc, hình thức mặt đứng, màu sắc, vật liệu bao che đối với các công trình khi xây dựng mới khu vực này phải phù hợp với khu trung tâm. Khu vực có tầng cao chênh lệch lớn có thể áp dụng theo nhịp điệu với điểm nhấn ở giữa hoặc hai bên. Còn những khu vực có tầng cao chênh lệch ít có thể áp dụng theo nhịp điệu với điểm nhấn xen kẽ nhau nhằm hạn chế việc xây thêm tầng và đập phá bớt tầng. Giải pháp về tổ chức cây xanh Hệ thống cây xanh được bố trí ngay trong các khu ở, nhóm nhà ở để tạo ra không gian xây xanh thoáng mát, có tác dụng cải tạo vi khí hậu. 3.8.4. Phân vùng 4: linh hoạt Giải pháp về tổ chức cảnh quan không gian công cộng Dựa theo hiện trạng dân cư hiện trạng, tạo những không gian mở kết hợp với các hoạt động kinh doanh địa phương. Đây sẽ là không gian cho khách du lịch, dân địa phương có nơi để kinh doanh, sinh hoạt, trao đổi, thư giãn, tự tay tạo các quà lưu niệm mang tính bản địa. 4. KẾT LUẬN Trên cơ sở thực trạng , các cơ sở khoa học, lý luận và kinh nghiệm thực tiễn đề xuất một số giải pháp tổ chức thiết kế không gian cảnh quan du lịch văn hoá trung tâm hành hương Châu Đốc – An Giang nhằm phát triển khu vực khu du lịch núi Sam thành trung tâm du lịch văn hoá mang đậm bản sắc Nam Bộ, phát triển du lịch tâm linh từ việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy các di tích lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng nổi tiếng lâu đời của vùng đất Châu Đốc – An Giang, kết hợp với các loại hình dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp. Công tác quy hoạch cảnh quan cần được ưu tiên nghiên cứu và thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, chất lượng cao để bắt kịp tốc độ phát triển đô thị để có những định hướng phát triển chung cho không gian đô thị. Để công tác tổ chức KGCQ DLVH có thể áp dụng vào thực tế, cần có sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền địa phương, sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, có sự kết hợp, thống nhất từ trên xuống dưới của các ban ngành. Khôi phục và phát huy tổ chức các sự kiện văn hoá lễ hội gắn với KVNC nhằm quảng bá hình ảnh và xúc tiến kinh tế du lịch cho thành phố. 27
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Xây dựng (2013). Thông tư hướng dẫn nôi dung thiết kế đô thị. Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/05/2013. 2. Chính phủ (2010). Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật di sản văn hóa và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa. Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010. 3. Nguyễn Hoài Sanh, Lê Thị Bích Ngọc (2017). Kết nối du lịch tâm linh ở các nước tiểu vùng sông Mekong, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2017, Số 4, tr.17-21. 4. Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Quang Vũ (2016). Phát triển loại hình du lịch tâm linh tại tỉnh An Giang, Tạp chí Phát triển KH & CN, 2016, Số 15, tr.25-28. 5. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Châu Đốc đến năm 2025, định hướng đến 2030. 6. Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Sam, tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030. 7. Lê Thành Tố (2020). Phát triển du lịch An Giang theo hướng hiện đại. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, 2020, Số 7 (361), tr. 42–45. 8. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10382:2014 về Di sản văn hóa. 9. Quốc hội khóa 13 (2013). Luật Di sản Văn hóa số 10/VBHN-VPQH, ngày 23/07/2013. 28
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật tập đánh cầu lông
145 p | 321 | 91
-
Sổ tay du lịch cộng đồng Việt Nam - Phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường
38 p | 256 | 56
-
Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030
240 p | 225 | 42
-
Giải pháp cho phát triển du lịch MICE tại Thanh Hóa
12 p | 152 | 13
-
Thực trạng và định hướng phát triển du lịch công vụ ở Thừa Thiên Huế
0 p | 297 | 8
-
Giải pháp tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng ở Bản Đốc, xã Cổ Lũng và Bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
7 p | 51 | 7
-
Một số đề xuất phát triển thương hiệu du lịch văn hóa Việt Nam hiện nay
6 p | 17 | 5
-
Ứng dụng một số giải pháp nâng cao hiệu quả học tập nhóm của sinh viên ngành quản lý thể dục thể thao, trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
3 p | 43 | 3
-
Thực trạng hoạt động tập luyện ngoại khóa thể dục thể thao của học sinh tiểu học tỉnh Thanh Hóa
6 p | 86 | 3
-
Tập bài giảng Tổ chức thi đấu thể dục thể thao: Phần 1 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
137 p | 8 | 3
-
Thách thức và các giải pháp trong nguyên tắc tổ chức cho sự bền vững của du lịch biển Việt Nam
10 p | 9 | 2
-
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay
6 p | 7 | 2
-
Tập bài giảng Tổ chức thi đấu thể dục thể thao: Phần 2 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
106 p | 11 | 2
-
Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng bền vững tại tỉnh Điện Biên: Thực trạng và giải pháp
8 p | 58 | 2
-
Một số giải pháp nhằm phát triển nghề nghiệp tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
7 p | 21 | 1
-
Tổ chức giờ dạy thực hành giải pháp nâng cao chất lượng môn Giáo dục thể chất ở trường Đại học Thủ Dầu Một
7 p | 33 | 1
-
Thực trạng và giải pháp tổ chức cuộc thi thuyết minh du lịch ở một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn