Một số thí nghiệm với các chất khác – Phần 1
lượt xem 12
download
Mực bí mật Dựa trên tính háo nước của H2SO4 để làm mực bí mật. Lấy đũa thủy tinh chấm dung dịch H2SO4 loãng để viết lên giấy một bức thư ngắn, nét chữ sẽ không có màu. Hơ bức thư lên bếp than hoặc bàn là nóng, nước ở nét chữ sẽ bay hơi làm cho H2SO4 trở nên đậm đặc, nó sẽ chiếm nước của chất xenlulozơ là thành phần chính của giấy và giải phóng cacbon, làm cho nét chữ hóa đen. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số thí nghiệm với các chất khác – Phần 1
- Ảo thuật hóa học Một số thí nghiệm với các chất khác – Phần 1 1. Mực bí mật Dựa trên tính háo nước của H2SO4 để làm mực bí mật. Lấy đũa thủy tinh chấm dung dịch H2SO4 loãng để viết lên giấy một bức thư ngắn, nét chữ sẽ không có màu. Hơ bức thư lên bếp than hoặc bàn là nóng, nước ở nét chữ sẽ bay hơi làm cho H2SO4 trở nên đậm đặc, nó sẽ chiếm nước của chất xenlulozơ là thành phần chính của giấy và giải phóng cacbon, làm cho nét chữ hóa đen. (C6H10O5)n ---> 6nC + 5nH2O (chất xúc tác: H2SO4 đặc) Xenlulozơ 2. Những chiếc cốc “thần” Bạn bày một loạt những chiếc cốc không lên bàn và tuyên bố đó là những chiếc cốc có phép thần. Bạn lần lượt ném những mẩu bông vào các cốc trên, các mẩu bông sẽ tự bốc cháy.
- Cách làm và giải thích: Ở đáy mỗi cốc, bạn cho một ít hỗn hợp sền sệt của KMnO4 và H2SO4 đậm đặc. Với lượng nhỏ hỗn hợp này ở đáy cốc người xem sẽ không nhìn thấy. Bạn viên những mẩu bông đem tẩm cồn rồi ném vào các cốc trên. Khi bông tiếp xúc với hỗn hợp nó sẽ tự bốc cháy. 3. Đài phun nước Bạn có thể làm một cái đài phun nước nhỏ bé, xinh xắn để làm đẹp thêm cho mô hình một công viên chẳng hạn. Muốn vậy, bạn lấy 2 – 3g axit oxalic H2C2O4 trộn với 2 – 3g NaHCO3 và đổ hỗn hợp này vào ống nghiệm thể tích khoảng 60ml. Sau đó, đổ nước vào và nút chặt ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua. Ống này cần cắm tới đáy ống nghiệm. Nước trong ống sẽ phun ra rất mạnh như một đài phun nước trong công viên vậy. Giải thích: Giữa dung dịch H2C2O4 và muối NaHCO3 có phản ứng: H2C2O4 + 2NaHCO3 ---> Na2C2O4 + 2H2O + 2CO2 Khí CO2 sinh ra nén rất mạnh lên dung dịch trong ống nghiệm và đẩy nó phun mạnh ra ngoài.
- Thí nghiệm này cũng có thể minh họa cho nguyên tắc hoạt động của bình cứu hỏa. 4. Đốt cháy bằng khí cacbonic Thật là chuyện lạ đời! Chúng ta ai cũng biết khí CO2 không duy trì sự cháy, nên được dùng làm chất chữa cháy. Bạn lấy cặp gắp một miếng bông giơ lên cho mọi người xem rồi cho luồng khí CO2 điều chế từ bình Kíp thổi vào miếng bông, miếng bông sẽ bùng cháy trước con mắt ngạc nhiên của mọi người. Cách làm và giải thích: Những miếng bông làm thí nghiệm cần được chuẩn bị trước bằng cách rắc bột natri peoxit Na2O2 khô lên. Khi thổi khí CO2 vào, Na2O2 sẽ tác dụng với CO2 theo phương trình hóa học sau: 2Na2O2 + 2CO2 ---> 2Na2CO3 + O2 Phản ứng trên vừa tỏa nhiệt, vừa giả phóng ra O2 nên miếng bông cháy tức khắc. Chú ý: Những miếng bông đã tẩm bột Na2O2 dùng không hết không được để dành lại trong phòng thí nghiệm vì có thể tự bốc cháy do tác dụng của khí CO2 trong không khí. Tốt hơn hết là nên đốt ngay đi.
- 5. Đốt cháy nước đá Bạn lấy một nắm nước đá bỏ vào một ống bơ thấp và rộng miệng rồi bật diêm đốt trên mặt ống bơ. Thật kì lạ! Nước đá bốc cháy. Cách làm và giải thích: Trong ống bơ, bạn đã đặt sẵn vài mẩu canxi cacbua CaC2. Khi bỏ nước đá vào, CaC2 sẽ tác dụng với nước, giải phóng khí C2H2. CaC2 + 2H2O ---> C2H2 + Ca(OH)2 Khí C2H2 thoát lên mặt nước đá, khi đốt nó sẽ cháy trông giống hệt n ước đá cháy vậy. 2C2H2 + 5O2 ---> 4CO2 + 2H2O 6. “Sao băng” trong ống nghiệm Rót dung dịch sắt (II) sunfat vào dung dịch axit oxalic sẽ thu được kết tủa sắt oxalat. Đem lọc và sấy khô kết tủa rồi nung nóng trong ống nghiệm đậy kín không cho không khí lọt vào sẽ xuất hiện những hạt sắt nóng đỏ bay trong ống nghiệm trông như cảnh “sao băng”. Giải thích: Các phản ứng xảy ra như sau: FeSO4 + (COOH)2 ---> Fe(COO)2 + H2SO4 Fe(COO)2 ---> Fe + 2CO2
- Phản ứng thứ hai giải phóng CO2 thổi những hạt sắt nóng đỏ bay lên như sao băng. 7. Dùng đường làm thuốc súng Nghiền đường thành bột trộn với muối KClO3 theo tỉ lệ bằng nhau về khối lượng. Đổ hỗn hợp thu được lên một miếng sắt tây rồi vun lại thành một đống nhỏ hình nón, ở đỉnh đánh lõm xuống. Dùng ống nhỏ giọt lấy H2SO4 đậm đặc và nhỏ vài giọt vào đỉnh lõm của hình nón. Hỗn hợp lập tức bùng lên và gần như cháy một cách chớp nhoáng tạo thành những luồng khói dày đặc, tỏa rộng lên trên hệt như đốt thuốc súng vậy. Giải thích: KClO3 tác dụng với H2SO4 tạo ra axit HClO3: 2KClO3 + H2SO4 ---> K2SO4 + 2HClO3 Axit HClO3 bị phân hủy thành nước, oxi và clodioxit ClO2, chất này lại bị phân hủy rất mạnh giải phóng O2 và làm cho đường bốc cháy. Vì phản ứng khởi đầu phát triển rất nhanh nên cũng như thuốc súng, đường bị cháy hầu như tức thời.
- 8. Nhuộm một lần thành cờ đỏ sao vàng Dùng một miếng vải trắng nhỏ, hình chữ nhật vẽ ngôi sao bằng bút chì mờ rồi khéo léo tẩm chỗ vải trong ngôi sao bằng dung dịch crom (III) sunfat Cr2(SO4)3 trong môi trường kiềm. Phần còn lại tẩm bằng dung dịch nhôm sunfat Al2(SO4)3 bão hòa. Phơi khô, miếng vải sẽ hoàn toàn trắng. Trước lúc biểu diễn thí nghiệm cần treo miếng vải trên nồi nước sôi để làm ẩm. Dùng bơm nước hoa để phun dung dịch alizarin lên miếng vải. Ngôi sao sẽ có màu vàng, còn nền cờ sẽ có màu đỏ tươi. 9. Đốt cháy đường Bình thường, đường đốt không cháy mà chỉ bị nóng chảy, ấy thế mà ta có “phép lạ” làm cho đường cũng cháy được. “Phép lạ” này thật đơn giản. Bạn chỉ việc rắc tàn thuốc lá vào miếng đường rồi bật diêm đốt, miếng đường sẽ bắt lửa và cháy với ngọn lửa màu xanh. Tác dụng của tàn thuốc lá đối với sự cháy của đường có thể giải thích như sau: Trong tro tàn thuốc có chứa nhiều hợp chất hóa học, trong đó có hợp chất của liti có tác dụng như chất xúc tác khơi mào sự cháy của đường.
- 10. Làm nước “sôi” bằng sợi dây kim loại Rót “nước” vào một phần ba ống nghiệm, rồi nhúng vào đó một sợi dây kim loại màu trắng. Lập tức “nước” sẽ sôi sùng sục rồi hơi nước bay mù mịt, mờ cả thành ống nghiệm. Nhấc sợi dây kim loại ra, nước trong ống ngừng sôi, nhúng sợi dây vào, nó lại sôi sùng sục. Cách làm và giải thích: Dùng dung dịch axit HCl làm “nước” và cần đun nóng trước khi biểu diễn. Sợi dây kim loại màu trắng là dây nhôm. Khi nhúng nhôm vào dung dịch HCl nóng, phản ứng xảy ra mãnh liệt. Bọt khí H2 thoát ra rất mạnh trông như nước đang sôi sùng sục. Mặt khác, phản ứng cũng làm cho nhiệt độ của dung dịch tăng lên dần và nước bay hơi mù mịt càng làm cho hiện tượng xảy ra giống hệt như nước đang sôi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khi soạn câu hỏi trắc nghiệm Vật lý
13 p | 3112 | 1746
-
SKKN: Một số thí nghiệm khoa học giúp trẻ mẫu giáo lớn khám phá thế giới xung quanh
13 p | 1385 | 168
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về phương pháp khi tiến hành một số thí nghiệm hóa học ở THCS
19 p | 762 | 148
-
Bài 12: Thực hành - Thí nghiệm nhận biết một số thành phần hóa học của tế bào
7 p | 997 | 65
-
GIÁO ÁN TIẾT 15: THỰC HÀNH: MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM
2 p | 899 | 63
-
SKKN: Một số kinh nghiệm xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất trường Mầm non thị trấn Sông Đốc
10 p | 266 | 53
-
Bài giảng Sinh học 10 bài 15: Thực hành một số thí nghiệm về enzim
11 p | 984 | 52
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện Tiêu chí thi đua ở trường Tiểu học 2 Trần Văn Thời
18 p | 316 | 41
-
Bài 27: Thực hành - Một số thí nghiệm về enzim
5 p | 381 | 40
-
SKKN: Một số kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong việc quyết toán thực phẩm cho chủ hàng có hiệu quả tại trường mầm non A thị trấn Văn Điền
8 p | 159 | 34
-
Giáo án Sinh học 10 bài 15: Thực hành một số thí nghiệm về enzim
3 p | 386 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Một số thí nghiệm với các chất khác – Phần 3
7 p | 122 | 15
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh lớp 11 trung học phổ thông luyện thi IOE
16 p | 155 | 14
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về tham mưu tổ chức thi giải Toán và thi Olympic Tiếng Anh trên Internet năm học 2012 – 2013
14 p | 138 | 13
-
SKKN: Một số kinh nghiệm thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường PTDT Nội trú
14 p | 189 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hoá học 8
10 p | 12 | 4
-
Bài giảng Sinh học 10 - Bài 15: Thực hành một số thí nghiệm về Enzim - Hoàng Văn Hưng
12 p | 38 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn