Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh thông qua việc tổ chức hoạt động tự làm một số thí nghiệm đơn giản sau khi học bài Chuyển động thẳng đều (SGK Vật lí 10 THPT)
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh thông qua việc tổ chức hoạt động tự làm một số thí nghiệm đơn giản sau khi học bài Chuyển động thẳng đều (SGK Vật lí 10 THPT)" là nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học Vật lí, thí nghiệm vật lí phổ thông, bàn về việc tổ chức hoạt động ngoại giờ lên lớp nói chung và hoạt động ngoài giờ của môn Vật lí nói riêng, có cơ sở xác định qui trình của hoạt động thiết kế một số thí nghiệm vật lí lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh thông qua việc tổ chức hoạt động tự làm một số thí nghiệm đơn giản sau khi học bài Chuyển động thẳng đều (SGK Vật lí 10 THPT)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ LÀM MỘT SỐ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN SAU KHI HỌC BÀI “CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU” (SGK VẬT LÍ 10 THPT) Người thực hiện: Phạm Văn Hoan Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật lí
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3 MỤC LỤC Trang 1. MỞ ĐẦU 3 1.1. Lí do chọn đề tài…………............…...…….…………………....... SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 1.2. Mục đích nghiên cứu…………………...................………………. 4 1.3. Đối tượng nghiên 4 cứu……………………………………………… 1.4. Phương pháp nghiên cứu…………….…....... 4 ……………………. 2. NỘI DUNG 5 2.1. Cơ sở líPHÁT HUY TÍNH CH luận việc tổ chức hoạỦ Đ t độỘ NG, TÍCH C ng t ự làm một s ỰốC thí 5 nghiVÀ SÁNG T ệm... ẠO CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC TỔ VịỨ 2.1.1. CH trí, C HO dụngỘ NG T tácẠ T Đ và đặỰ điểm củỘ c LÀM M a T S hoỐạt THÍ NGHI động ngoàiỆ M 5 giờ......................... ĐƠN GIẢN SAU KHI HỌC BÀI “CHUYỂN ĐỘNG THẲNG 2.1.2. Chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy ĐỀU” (SGK VẬT LÍ 10 THPT) 5 học Vật lí ở trường phổ thông………………………………………….. 2.1.3. Tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh trong học 7 tập... 2.2. Thực trạng vấn đề……………………………………………….. 9 2.2.1. Tình hình giảng dạy của giáo viên……………………………… 9 2.2.2. Tình hình học tập c Ng ười thực hiện: Phạm Văn Hoan ủa học sinh…………………………………. 9 2.2.3. Tình hình thiết bị Ch thí nghiệứ c vủụa nhà tr m c : Giáo viên ường…………………... 9 2.2.4. Nguyên nhân SKKN thu về thực trạngộ c lĩnh v học tậựpc (môn): V của họcậ t lí sinh 10 …………………. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn 10 đề........................... 2.3.1. Quy trình thực hiện....................................................................... 10 2.3.2. Các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đã giao cho học sinh thực hiện và một số sản phẩm của học 11 sinh............................................................ 2.3.3. Dự kiến những khó khăn mà học sinh gặp phải................................ 15 2.3.4. Tổ chức cho các nhóm báo cáo sản phẩm, tiến hành thí nghiệm 16 với thiết bị đã chế tạo………………………………………………… 2.4. Tính khả thi của giải 16 pháp.................................................................... 2.5. Hiệu quả của giải 16 pháp……………………………………………
- 2.5.1. Đối với học sinh............................................................................ 16 2.5.2. Đối với bản thân giáo viên............................................................ 17 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18 3.1. Kết luận........................................................................................... 18 3.2. Kiến nghị......................................................................................... 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
- 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Việt Nam đang đổi mới một cách căn bản, toàn diện nền giáo dục để nền giáo dục Việt Nam phát triển hòa nhập với quốc tế, theo kịp với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật công nghệ và tri thức của loài người đang gia tăng nhanh chóng. Đổi mới giáo dục toàn diện là một lộ trình đã và đang được thực hiện, một trong những bước đi đầu tiên của quá trình đổi mới ấy là đổi mới phương phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học phải theo hướng phát triển năng lực học sinh, phát huy cao độ tính tự lực, tích cực, sáng tạo của học sinh; kết hợp học tập cá nhân với học tập hợp tác. Môn Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm vì vậy một trong những khâu quan trọng của quá trình đổi mới phương pháp dạy học Vật lí là phải tăng cường các hoạt động thực nghiệm của học sinh trong quá trình học tập. Học sinh không những được làm quen và tiến hành thí nghiệm trong giờ học chính khóa mà còn ở các giờ học tự chọn, không những trên lớp học mà còn ở ngoài lớp, ở nhà. Việc đưa thí nghiệm vào dạy học làm cho học sinh tiếp cận với con đường nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học và tiếp thu các kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc hơn. Thông qua hoạt động thực nghiệm vật lí, học sinh sẽ được củng cố, mở rộng kiến thức, rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo; giáo dục tổng hợp và tinh thần làm việc tập thể; kích thích sự hứng thú, phát huy cao độ tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo. Hình thức tố chức cho học sinh tự thiết kế, chế tạo dụng c ụ và tiến hành các thí nghiệm đơn giản sẽ đem lại hiệu quả dạy học rất cao vì nó phù hợp với đặc thù bộ môn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay là lấy người học làm trung tâm. Lúc này học sinh tiến hành thí nghiệm Vật lí trong điều kiện không có sự giúp đỡ, kiểm tra trực tiếp của giáo viên vì vậy đòi hỏi cao độ tính tự giác, tự lực, tích cực của học sinh trong học tập. Cũng khác với các loại thí nghiệm khác, thí nghiệm Vật lí ở nhà chỉ đòi hỏi học sinh sử dụng các dụng cụ thông dụng trong đời sống, những vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền hoặc các dụng cụ thí nghiệm đơn giản được học sinh chế tạo từ những vật liệu này. Chính đặc điểm này tạo nhiều cơ hội phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong việc thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao. 3
- Trong quá trình dạy học bài “Chuyển động thẳng đều” (SGK Vật lí 10 THPT), tôi nhận thấy bài học này không có thí nghiệm theo yêu cầu của SGK, tuy nhiên kiến thức bài học có sự liên hệ thực tiễn rất phong phú, rất gần gũi và có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Có thể sử dụng rất nhiều dụng cụ và thí nghiệm đơn giản, dễ kiếm từ cuộc sống để minh họa cho bài học. Chính vì vậy tôi đã giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh tự thiết kế, chế tạo và tiến hành một số thí nghiệm đơn giản liên quan đến nội dung bài học và nhận thấy hiệu quả rất tốt của hoạt động này. Vì vậy tôi xin trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp qua đề tài SKKN năm 2018 của tôi là: “PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ LÀM MỘT SỐ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN SAU KHI HỌC BÀI “CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU” (SGK VẬT LÍ 10 THPT). 1.2. Mục đích nghiên cứu Phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh thông qua việc tổ chức hoạt động tự làm một số thí nghiệm đơn giản sau khi học bài “Chuyển động thẳng đều” (SGK Vật lí 10 THPT). 1.3. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động của học sinh lớp 10C1, 10C5 của trường THPT Yên Định 3, trong hoạt động thiết kế, chế tạo và tiến hành các thí nghiệm đơn giản liên quan đến nội dung bài học “Chuyển động thẳng đều” (SGK Vật lí 10 THPT) 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học Vật lí, thí nghiệm vật lí phổ thông, bàn về việc tổ chức hoạt động ngoại giờ lên lớp nói chung và hoạt động ngoài giờ của môn Vật lí nói riêng, giúp tôi có cơ sở xác định qui trình của hoạt động thiết kế một số thí nghiệm vật lí lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh. 1.4.2. Điều tra khảo sát thực tế dạy học Vật lí lớp 10 Thông qua dự giờ, phỏng vấn, phiếu điều tra học tập, tìm hiểu trang thiết bị thí nghiệm để từ đó xây dựng qui trình hoạt động ngoài giờ cho phù hợp. 1.4.3. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Việc nghiên cứu, làm thử trước tất cả các thí nghiệm dự kiến giao cho học sinh giúp cho tôi lường trước được những khó khăn trong quá trình làm thí nghiệm để từ đó có phương pháp tổ chức và hướng dẫn học sinh phù hợp 1.4.4. Thực nghiệm sư phạm Thực hiện kế hoạch của hoạt động ngoài giờ nhằm đối chiếu kết quả đạt được với các nhiệm vụ đã đề ra và đánh giá mức độ hoàn thành so với mục đích nghiên cứu của đề tài. 4
- 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận việc tổ chức hoạt động tự làm một số thí nghiệm 2.1.1. Vị trí, tác dụng và đặc điểm của hoạt động ngoài giờ 2.1.1.1. Vị trí Nhà trường phổ thông có ba hình thức tổ chức đào tạo là: Dạy học trên lớp, giáo dục hướng nghiệp dạy nghề, công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp. 2.1.1.2. Tác dụng Mục đích bao trùm của hoạt động ngoài giờ lên lớp là hỗ trợ cho dạy học trên lớp thể hiện ở các mặt sau: + Tạo hứng thú học tập, bồi dưỡng tính ham hiểu biết + Tạo điều kiện gắn lí thuyết với thực tiễn, nội dung mềm dẻo và phương pháp sinh động hơn, thời gian đỡ gò bó hơn. + Phát huy tính chủ động, tích cực, phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. + Rèn cách thức hoạt động nhóm, tập thể, các phẩm chất, nhân cách học sinh + Phát hiện và bồi dưỡng phẩm chất, năng lực lao động tập thể cho học sinh. 2.1.1.3. Các đặc điểm của hoạt động ngoài giờ Tổ chức các hoạt động ngoài giờ thường được lập kế hoạch ngay từ đầu năm học. Số lượng học sinh tham gia là không hạn chế, không phân biệt học sinh giỏi, kém. Hình thức tổ chức phong phú đa dạng. Việc đánh giá kết quả các hoạt động ngoài giờ của học sinh thông qua: Sản phẩm, tính tích cực, sáng tạo của học sinh, không cho điểm nhưng động viên khích lệ học sinh kịp thời. 2.1.2. Chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông 2.1.2.1. Các yêu cầu đối với việc chế tạo các dụng cụ thí nghiệm đơn giản 5
- Việc chế tạo dụng cụ thí nghiệm đòi hỏi ít vật liệu. Các vật liệu này đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm. Dễ chế tạo dụng cụ thí nghiệm từ việc gia công các vật liệu bằng các công cụ thông thường như kìm, buá, kéo, cưa, giũa. Chính nhờ đặc điểm này của các dụng cụ thí nghiệm đơn giản, trong một số trường hợp, ta có thể làm được một số thí nghiệm mà không thể tiến hành được với các dụng cụ có sẵn trong phòng thí nghiệm. Dễ lắp ráp, tháo rời các bộ phận của dụng cụ thí nghiệm. Vì vậy, với cùng một dụng cụ thí nghiệm, trong nhiều trường hợp ta chỉ cần thay thế các chi tiết phụ trợ là có thể làm được thí nghiệm khác. Dễ bảo quản, vận chuyển và an toàn trong chế tạo cũng như trong quá trình bố trí, tiến hành thí nghiệm. Việc bố trí và tiến hành thí nghiệm với những dụng cụ thí nghiệm cũng đơn giản, không tốn nhiều thời gian. Hiện tượng Vật lí diễn ra trong thí nghiệm với dụng cụ thí nghiệm đơn giản phải rõ ràng, dễ quan sát. 2.1.2.2. Sự cần thiết của việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học Vật lí Việc giao cho học sinh nhiệm vụ thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản để tiến hành các thí nghiệm Vật lí có tác dụng trên nhiều mặt góp phần nâng cao chất lượng kiến thức, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ thực tiễn độc lập và sáng tạo của học sinh. Do được tự tay chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm để tiến hành các thí nghiệm, học sinh nắm vững kiến thức hơn, chính xác và bền vững hơn. Trong nhiều trường hợp, việc tiến hành thí nghiệm, giải thích hoặc tiên đoán kết quả thí nghiệm đòi hỏi học sinh phải huy động các kiến thức đã học ở nhiều phần khác nhau của Vật lí. Thông qua đó, các kiến thức mà học sinh lĩnh hội được củng cố, đào sâu, mở rộng và hệ thống hóa. Việc sử dụng các thí nghiệm đơn giản trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông còn cần thiết, bởi vì với các thiết bị có sẵn trong phòng thí nghiệm, trong nhiều trường hợp, “cái hiện đại” của các thiết bị này che lấp mất bản chất Vật lí của hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm mà học sinh cần nhận thức rõ. Lịch sử phát triển của Vật lí cho thấy: Những phát minh cơ bản thường gắn với các dụng cụ thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu nguyên tắc của những thí nghiệm do các nhà bác học đã tiến hành (thí nghiệm của Galilê về chuyển động nhanh dần đều trên máng nghiêng, thí nghiệm con lắc Huygen xác định gia tốc trọng trường, thí nghiệm của Tôrixeli xác định áp suất khí quyển, các thí nghiệm lịch sử về các định luật chất khí, các thí nghiệm của Farađây về cảm ứng điện từ...) góp phần chỉ ra cho học sinh thấy con đường hình thành và phát triển các kiến thức Vật lí, bồi dưỡng cho học sinh các phương pháp nhận thức Vật lí, đặc biệt là phương pháp thực nghiệm. 6
- Nhiệm vụ thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm đơn giản và tiến hành các thí nghiệm với chúng làm tăng hứng thú học tập, tạo niềm vui vủa sự thành công trong học tập, phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Ngoài ra, dụng cụ thí nghiệm đơn giản tự làm còn có ưu điểm là phục vụ rất kịp thời và đắc lực cho việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả dạy học, thậm chí của từng giờ học. 2.1.2.3. Thí nghiệm Vật lí ở nhà là một loại bài tập mà giáo viên giao cho từng học sinh hoặc nhóm học sinh thực hiện ở nhà Khác với các loại thí nghiệm khác, học sinh tiến hành thí nghiệm Vật lí trong điều kiện không có sự giúp đỡ, kiểm tra trực tiếp của giáo viên.Vì vậy, loại thí nghiệm này đòi hỏi cao độ tự giác, tự lực của học sinh trong học tập. Cũng khác với các loại thí nghiệm khác, thí nghiệm Vật lí ở nhà chỉ đòi hỏi học sinh sử dụng các dung cụ thông dụng trong đời sống, những vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền hoặc các dụng cụ thí nghiệm đơn giản được học sinh chế tạo từ những vật liệu này. Chính đặc điểm này tạo nhiều cơ hội phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong việc thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Loại thí nghiệm này khác với các loại bài làm khác của học sinh ở nhà ở chỗ: Nó đòi hỏi sự kết hợp giữa hoạt động trí óc và hoạt động chân tay của học sinh. Với những đặc điểm trên, thí nghiệm Vật lí ở nhà có tác dụng trên nhiều mặt đối với việc phát triển nhân cách của học sinh: Quá trình tự lực thiết kế phương án thí nghiệm, lập kế hoạch thí nghiệm, chế tạo hoặc lựa chọn dụng cụ, bố trí tiến hành thí nghiệm, xử lí kết quả thí nghiệm thu thập được góp phần vào việc phát triển năng lực hoạt động trí tuệ thực tiễn của học sinh. Việc thực hiện và hoàn thành các công việc trên sẽ làm tăng rõ rệt hứng thú học tập, tạo niềm vui của sự thành công trong học tập của học sinh. Việc thiết kế phương án thí nghiệm, tiên đoán hoặc giải thích các kết quả thí nghiệm đòi hỏi học sinh phải huy động các kiến thức đã học, mà nhiều khi ở các phần khác nhau của Vật lí. Nhờ vậy, chất lượng kiến thức của học sinh được nâng cao. Thí nghiệm Vật lí ở nhà có tác dụng làm phát triển những kĩ năng, kĩ xảo thí nghiệm, các thói quen của người làm thực nghiệm mà học sinh đã thu được trong các loại thí nghiệm khác. Loại thí nghiệm này cũng tạo điều kiện cho giáo viên cá thể hóa quá trình học tập của học sinh bằng cách giao cho các đối tượng học sinh khác nhau nhiệm vụ chế tạo dụng cụ thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm với mức độ khó dễ khác nhau, nông sâu khác nhau và mức độ hướng dẫn khác nhau về cách chế tạo, lựa chọn dụng cụ, tiến hành thí nghiệm... được thể hiện trong đề bài. Khi sử dụng loại thí nghiệm này trong dạy học Vật lí, giáo viên cần bố trí thời gian để học sinh báo cáo trước toàn lớp các kết quả đã đạt được, giới 7
- thiệu những sản phẩm của mình, nhận được sự đánh giá của giáo viên và tập thể cũng như động viên và khen thưởng kịp thời. Thí nghiệm Vật lí ở nhà không những nhằm đào sâu, mở rộng các kiến thức đã học mà trong nhiều trường hợp các kết quả mà học sinh thu được sẽ là cứ liệu thực nghiệm cho việc nghiên cứu kiến thức mới ở các bài học sau trên lớp. Nội dung của các thí nghiệm Vật lí ở nhà không phải là sự lặp lại nguyên xi các thí nghiệm đã làm ở trên lớp mà phải có nét mới, không đơn thuần chỉ là sự tiến hành thí nghiệm với những hướng dẫn chi tiết. Nội dung các loại bài làm ở nhà này rất phong phú, có thể ra nhiều dạng khác nhau: Mô tả phương án thí nghiệm, yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm, tiên đoán hoặc giải thích kết quả thí nghiệm; cho trước các dụng cụ, yêu cầu học sinh thiết kế phương án thí nghiệm để đạt được một mục đích nhất định (quan sát thấy một hiện tượng, xác định được một đại lượng Vật lí); yêu cầu học sinh chế tạo một dụng cụ thí nghiệm đơn giản từ các vật liệu cần thiết cho trước, rồi tiến hành thí nghiệm với những dụng cụ này nhằm đạt được một mục đích nào đó... Nội dung của các thí nghiệm Vật lí ở nhà có thể mang tính chất định tính hoặc định lượng. 2.1.3. Tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh trong học tập 2.1.3.1. Tính chủ động trong học tập của học sinh a) Khái niệm tính chủ động trong học tập Tính chủ động trong học tập là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở việc làm chủ được hành động của bản thân, không bị ai chi phối về nhiều mặt trong học tập. Vì vậy, nói tới chủ động học tập thực chất là nói đến chủ động nhận thức và hoạt động theo định hướng của thầy cô. b) Các biểu hiện của tính chủ động trong học tập Tính chủ động của học sinh trong học tập biểu hiện qua các hành động cụ thể như: chủ động tham gia vào các hoạt động học tập; chủ động đón nhận các nhiệm vụ; chủ động thực hiện các nhiệm vụ; chủ động đóng góp ý kiến với giáo viên, với bạn bè; chủ động hoàn thành công việc bằng mọi cách; học sinh chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng đã học để nhận ra vấn đề mới... 2.1.3.2. Tính tích cực trong học tập của học sinh a) Khái niệm tính tích cực trong học tập Tính tích cực trong học tập là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự cố gắng cao về nhiều mặt trong học tập. Học tập là một trường hợp riêng của nhận thức “một sự nhận thức làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên” (P.N.Erddơniev, 1974). Vì vậy, nói tới tích cực học tập thực chất là nói đến tích cực nhận thức. Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh, đặc trưng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. b) Các biểu hiện của tính tích cực trong học tập 8
- + Học sinh khao khát tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về vấn đề nêu ra. + Học sinh hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề giáo viên trình bày chưa đủ rõ. + Học sinh chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng đã học để nhận ra vấn đề mới. + Học sinh mong muốn được đóng góp với thầy, những thông tin mới lấy từ những nguồn khác nhau, có khi vượt ra ngoài bài học, môn học. c) Các cấp độ của tính tích cực học tập Có thể phân biệt ở 3 cấp độ khác nhau từ thấp đến cao: Cấp độ 1 bắt chước Cấp độ 2 Tìm tòi ; Cấp độ 3 Sáng tạo 2.1.3.3. Năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập a) Khái niệm năng lực sáng tạo Năng lực sáng tạo có thể hiểu là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra các mới, giải pháp mới, công cụ mới, vận dụng thành công những hiểu biết đã có vào hoàn cảnh mới. b) Các biểu hiện của sự sáng tạo trong học tập và nghiên cứu vật lí + Từ những kinh nghiệm thực tế, từ kiến thức đã có, học sinh nêu được giả thuyết. Trong chế tạo dụng cụ thí nghiệm thì học sinh đưa ra được các phương án thiết kế, chế tạo dụng cụ và cùng một thí nghiệm đưa ra được nhiều cách chế tạo khác nhau. Đề xuất được những sáng kiến kỹ thuật để thí nghiệm chính xác hơn, dụng cụ bền đẹp hơn… + Học sinh đưa ra được dự đoán hệ quả của giả thuyết. Cụ thể là học sinh đưa ra dự đoán kết quả các thí nghiệm, dự đoán được phương án nào chính xác nhất, phương án nào mắc sai số, vì sao?. + Đề xuất được phương án dùng những dụng cụ thí nghiệm đã chế tạo để làm thí nghiệm kiểm tra các dự đoán trên và kiểm nghiệm lại kiến thức lý thuyết đã học. + Vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế một cách linh hoạt như giải thích một số hiện tượng vật lí và một số ứng dụng kỹ thuật có liên quan. + Những hành động của học sinh trong học tập có mang tính sáng tạo như: đưa ra được các phương án thiết kế, chế tạo dụng cụ; đề xuất được những sáng kiến kĩ thuật để thí nghiệm chính xác hơn, dụng cụ bền đẹp hơn; đưa ra dự đoán kết quả các thí nghiệm; so sánh được các phương án thí nghiệm; vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng vật lí, kết quả thí nghiệm hoặc các ứng dụng trong kĩ thuật;... 2.2. Thực trạng vấn đề Trên cơ sở thực tế dạy học bộ môn Vật lí ở trường THPT Yên Định 3, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, tôi nhận thấy một số thực trạng sau: 2.2.1. Tình hình giảng dạy của giáo viên 9
- Việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học vật lí gặp rất nhiều khó khăn: Dụng cụ thí nghiệm, các trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho việc đổi mới còn thiếu, đội ngũ giáo viên mặc dù cũng đã có rất nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học v.v... nhưng vẫn chưa phát huy hết được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. + Ở nhiều bài học, giáo viên vẫn mang nặng phương pháp truyền thụ, thuyết trình, thông báo. + Giáo viên gần như chỉ tiến hành thí nghiệm biểu diễn trong các bài có yêu cầu sử dụng thí nghiệm tối thiểu; ít chế tạo thêm các dụng cụ thí nghiệm; + Các giáo viên rất ít tổ chức hướng dẫn cho học sinh tự thiết kế, chế tạo và tiến hành các thí nghiệm vật lí. + Việc tổ chức giờ học tự chọn cho học sinh chưa đạt hiệu quả. Hầu hết các giờ học tự chọn môn Vật lí, giáo viên tổ chức cho học sinh giải bài tập nên nếu không tổ chức tốt thì dễ gây nhàm chán, thậm chí lại trở nên nặng nề hơn cho học sinh. Đối với bài học “Chuyển động thẳng đều” (SGK Vật lí 10 THPT) không có thí nghiệm được cấp vì vậy giáo viên giảng dạy chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, chưa có giáo viên nào tổ chức hoạt động cho học sinh tự thiết kế, chế tạo và tiến hành các thí nghiệm đơn giản liên quan đến nội dung bài học. 2.2.2. Tình hình học tập của học sinh Học sinh ít được tham gia hoạt động ngoại khoá về Vật lí đặc biệt là hoạt động ngoại khoá thiết kế, chế tạo dụng cụ thí nghiệm. Vì vậy phần lớn học sinh còn thụ động, thiếu tự tin trong học tập, chưa chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức nên kiến thức thu được không bền vững đặc biệt còn yếu trong việc thiết kế các phương án thí nghiệm. Kết quả học tập của rất nhiều học sinh chỉ ở mức độ nhớ các khái niệm, hiện tượng, công thức và vận dụng được các công thức để giải các bài tập. Học sinh chưa vận dụng được kiến thức để giải thích các hiện tượng vật lí trong thực tế, không biết về các ứng dụng của kiến thức vật lí trong đời sống và kĩ thuật. Học sinh chưa hứng thú, chưa phát huy được tính tích cực trong học tập. Các kĩ năng thực nghiệm còn rất yếu. Khả năng diễn đạt, thuyết trình của học sinh về một vấn đề còn rất kém, thường lúng túng khi diễn đạt ý tưởng của mình hoặc điều muốn hỏi. 2.2.3. Tình hình thiết bị thí nghiệm của nhà trường Mặc dù nhà trường được trang bị khá đầy đủ các dụng cụ thí nghiệm tối thiểu cho dạy học nội khóa theo yêu cầu SGK và các thiết bị thí nghiệm sử dụng tốt và hiệu quả. Tuy nhiên các thí nghiệm không có trong danh mục thiết bị thí nghiệm tối thiểu thì không được cấp. Vì vậy nhiều bài học trong SGK có nêu thí nghiệm nhưng không có dụng cụ để tiến hành, trong đó có bài 10
- “Chuyển động thẳng đều” (SGK Vật lí 10 THPT) và các thiết bị thí nghiệm đơn giản tự làm rất ít. 2.2.4. Nguyên nhân về thực trạng học tập của học sinh Việc dạy và học theo chương trình nội khoá vẫn còn rất nặng nề do điều kiện thời gian hạn hẹp, trang thiết bị thí nghiệm chưa đầy đủ để tất cả các học sinh đều được tham gia tiến hành thí nghiệm, việc dạy học trên lớp chưa tăng cường hoạt động, phát huy tính chủ động, tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh; các em ít được trực tiếp tiến hành các thí nghiệm và ít có điều kiện để vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nhiều em còn cảm thấy chưa yêu thích môn học và không tích cực trong học tập. Trong dạy học nội khóa đã được trang bị một số thiết bị thí nghiệm tối thiểu tuy nhiên những thiết bị chế tạo sẵn đó đôi khi không gần gũi và quen thuộc với thực tiễn nên các em khó liên hệ và vận dụng vào cuộc sống. Đa số các dụng cụ thí nghiệm được cấp đều là thí nghiệm định lượng phục vụ mục đích nghiên cứu khảo sát các định luật vật lí, ít thí nghiệm định tính về các hiện tượng vật lí. Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc thay đổi phương pháp dạy học nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả đối với mọi đối tượng học sinh và tất cả các nội dung kiến thức. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Trong quá trình dạy học tôi thấy một trong những giải pháp để khắc phục thực trạng nêu trên là đối với những bài học, những chương trong SGK có nội dung phù hợp, giáo viên có thể tổ chức hoạt động cho học sinh tự thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm đơn giản và sử dụng các dụng cụ đó để tiến hành các thí nghiệm để học sinh được vận dụng kiến thức bài học giải thích các hiện tượng Vật lí có liên quan nhằm củng cố, mở rộng các kiến thức trong chương trình nội khóa; rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng Vật lí trong thực tiễn; rèn luyện kĩ năng thực hành; kích thích sự hứng thú, tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Bài học “Chuyển động thẳng đều” (SGK Vật lí 10 THPT) là một bài rất phù hợp để áp dụng hình thức tổ chức trên, kiến thức bài học có sự liên hệ thực tiễn rất phong phú, rất gần gũi và có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Có thể sử dụng rất nhiều dụng cụ và thí nghiệm đơn giản, dễ kiếm từ cuộc sống để minh họa cho bài học. 2.3.1. Quy trình thực hiện Giáo viên lập kế hoạch hoạt động: Xây dựng mục tiêu, nội dung hoạt động, nghiên cứu các thí nghiệm mẫu, dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động. Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh. Giáo viên định hướng và giúp đỡ trong quá trình học sinh tham gia thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm và tiến hành các thí nghiệm về “Chuyển động thẳng đều”. 11
- Tổ chức cho học sinh một tiết để các nhóm ra mắt sản phẩm, trình bày và thuyết trình về các thí nghiệm mà nhóm mình đã chế tạo. Tổng kết và rút kinh nghiệm: Thực nghiệm sư phạm. 2.3.2. Các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đã giao cho học sinh thực hiện và một số sản phẩm của học sinh + Nhiệm vụ 1: Chế tạo dụng cụ thí nghiệm về chuyển động của bọt khí trong ống thuỷ tinh dài chứa đầy nước ứng với một góc nghiêng nào đó. + Nhiệm vụ 2: Chế tạo dụng cụ thí nghiệm về chuyển động của quả bóng bàn chứa một lượng chất nhớt trên máng nghiêng có rãnh trượt. + Nhiệm vụ 3: Chế tạo dụng cụ thí nghiệm về chuyển động của các vỏ lon chứa các chất lỏng nhớt trên mặt phẳng nghiêng. 2.3.2.1. Thí nghiệm 1: Thí nghiệm nghiên cứu chuyển động thẳng đều của bọt khí trong ống thuỷ tinh chứa đầy nước đặt nghiêng. * Mục đích thí nghiệm: Chứng tỏ chuyển động của bọt khí trong ống thuỷ tinh đựng đầy nước với các góc nghiêng khác nhau là chuyển động thẳng đều. * Chế tạo cải tiến dụng cụ thí nghiệm: Bọt khí trong ống có tiết diện S lớn hơn chuyển động nhanh hơn ống có tiết diện nhỏ Ống thuỷ tinh trong suốt dài 500mm có tiết diện: 12mm hoăch 18mm hoặc 22mm, một đầu ống kín còn một đầu hở có thể đậy kín bằng nút cao su (Có thể thay thế bằng ống thuỷ tinh của đèn ống bị hỏng). Để tránh cho ống thuỷ tinh không bị vỡ, đóng chiếc hộp gỗ dài 55cm, gồm có hai phần: Một phần khoét ở giữa một rãnh dọc theo chiều dài ống là 52cm, sâu và rộng tương ứng với tiết diện của ống sao cho vừa lọt các ống thuỷ tinh. Một phần còn lại được khoét rãnh dùng làm nắp đậy. * Tiến hành thí nghiệm: Đổ nước màu (pha thuốc tím vào nước lọc) vào ống, đậy kín, trong ống có chứa một bọt không khí và đặt vào hộp gỗ 12
- Đặt một đầu ống lên cao (gọi là đầu B) Nâng đầu còn lại của ống (gọi là đầu A) lên cao sao cho bọt không khí dịch chuyển về A sau đó đặt đầu A xuống bàn nhẹ nhàng và cho đồng hồ bấm giây chạy. Đọc đồng hồ bấm giây (khi bọt khí chạy đến vạch 10 cm), ghi lại kết quả vào bảng Quãng đường S Thời gian (t) (s) (cm) Lần 1 (t1) Lần 2 (t2) Lần 3 (t3) 10 20 30… Cho bọt khí trở về A và lại tiếp tục tiến hành thí nghiệm tương tự. Khi bọt khí đi đến vạch 20 cm, 30cm, 40cm,... Ghi kết quả vào bảng trên. Từ số liệu thu được, vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ của quãng đường với thời gian. Tính vận tốc (v). * Kết quả: Bọt khí luôn chuyển động thẳng đều 2.3.2.2. Thí nghiệm 2: Thí nghiệm nghiên cứu chuyển động thẳng đều của quả bóng bàn có chứa Glyxerin trên mặt phẳng nghiêng. * Mục đích thí nghiệm: Học sinh thiết kế được phương án và tiến hành thí nghiệm nhằm phát hiện được chuyển động của bóng bàn chứa chất nhớt trên mặt phẳng nghiêng là chuyển động thẳng đều. * Chế tạo dụng cụ: Một khung nhôm có rãnh sâu và rộng dùng để định hướng chuyển động cho bóng (1). Ba quả bóng bàn giống hệt nhau: Một quả để nguyên còn hai quả dùng bơm kim tiêm loại to đưa Glyxerin vào một quả khoảng 1/3 thể tích và một quả khoảng 1/2 thể tích của quả bóng rồi dùng keo 502 dán kín lại. * Tiến hành thí nghiệm: Dùng một khúc gỗ (2) kê cao một đầu của máng (1), đo góc nghiêng của máng. Đặt quả bóng thứ nhất không chứa glyxerin lên đầu trên của mặt phẳng nghiêng, thả nhẹ quả bóng trên rãnh trượt từ đỉnh xuống, quan sát chuyển động của quả bóng ta thấy quả bóng chuyển động nhanh dần. Đặt quả bóng thứ hai (3) chứa 1/3 thể tích là Glyrerin lên đầu trên của máng nghiêng (1) và thả nhẹ. Để nghiên cứu tính chất chuyển động của quả bóng, có hai cách: (3) (5) (4) (1) (6) (2) 13 Quả bóng chứa glyxerin đang chuyển động đều xuống dưới máng nghiêng
- Cách 1: Dùng đồng hồ bấm giây (4) đo thời gian bóng chuyển động được quãng đường 10cm, 20cm, 30cm, 40cm, 50cm….120cm sau mỗi lần thả bóng và ghi kết quả vào bảng. Quãng Thời gian (t) (s) đường S Lần 1 (t1) Lần 2 (t2) Lần 3 (t3) (cm) 10 20 120 Lặp lại thí nghiệm nhiều lần để có kết quả chính xác. Cách 2: Dùng bút dạ (5) đánh dấu vị trí chuyển động của quả bóng sau những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp là 1s. Dùng thước (6) đo các quãng đường mà nó chuyển động được và ghi kết quả vào bảng. Lặp lại nhiều lần thí nghiệm để có kết quả chính xác. Quãng đường S (mm) S1 S2 S3 S… Sn Lần thực hiện Lần 1 Lần 2 Từ kết các quả thu được ta vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa quãng đường và thời gian. Dựa vào đồ thị ta xác định được chuyển động của quả bóng (ví dụ khi quả bóng chứa 1/4 thể tích Glyxerin) là chuyển động thẳng đều sau khi nó vượt qua đoạn đường S (ví dụ 20 cm) đầu tiên kể từ vị trí thả tay (đồ thị st là một đường thẳng). Làm tương tự với các quả bóng khác và thay đổi góc nghiêng của máng ta cũng thu được kết quả tương tự * Kết luận: Sau khi quả bóng chứa Glyxerin chuyển động trên máng nghiêng qua đoạn đường S đầu tiên kể từ vị trí thả tay, nó chuyển động thẳng đều. 2.3.2.3. Thí nghiệm 3: Thí nghiệm nghiên cứu chuyển động thẳng đều của vỏ lon chứa chất nhớt trên mặt phẳng nghiêng. * Mục đích thí nghiệm: Thông qua việc thiết kế phương án và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu về chuyển động của vỏ lon chứa chất nhớt và thông qua việc vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa quãng đường và thời gian nhằm phát hiện ra được khi vỏ lon chứa một chất nhớt có khối lượng xác định, với một góc nghiêng nhất định thì sẽ nó sẽ chuyển động thẳng đều. * Chế tạo dụng cụ: 14
- Dùng các vỏ lon bia hoặc nước ngọt (1): Vỏ lon thứ nhất để nguyên, các vỏ lon khác chứa 100 200g nước rửa bát hoặc Glyxerin hoặc dầu nhớt xe máy. Dùng keo dán hoặc băng dính trong dán chặt miệng ống lại. Dùng một tấm gỗ phẳng, nhẵn kích thước (1500x250x25) mm (2) làm mặt phẳng nghiêng Để tạo ra các góc nghiêng khác nhau (khoảng 30 60 0) của mặt phẳng nghiêng ta dùng các khúc gỗ (3) có kích thước khác nhau. * Tiến hành thí nghiệm: Đặt tấm gỗ (2) lên khúc gỗ kê (3) tạo ra một mặt phẳng nghiêng góc nghiêng . Đặt vỏ lon rỗng (1) lên đầu trên của mặt phẳng nghiêng nhẵn (2) rồi buông tay, vỏ lon sẽ chuyển động nhanh dần đều xuống dưới mặt phẳng nghiêng. (3) (2) (1) (4) (5) (6) (7) Vỏ lon chứa nước rửa bát Ba vỏ lon chứa ba chất nhớt khác nhau đang chuyển động thẳng đều chuyển động với các vận tốc khác nhau xuống chân máng nghiêng trên cùng một mặt phẳng nghiêng Đặt các vỏ lon chứa chất lỏng khác nhau (5), (6), (7)... lên đầu trên của mặt phẳng nghiêng rồi buông tay. Cách 1: Sau khi các vỏ lon chuyển động được quãng đường khoảng 30cm tính từ lúc buông tay, bấm đồng hồ (4) để xác định thời gian mà các vỏ lon chuyển động được sau các quãng đường 20cm, 40cm, …60cm,…100cm. Lặp lại thí nghiệm nhiều lần để có kết quả chính xác và ghi vào bảng Quãng đường S Thời gian (t) (s) (cm) Lần 1 (t1) Lần 2 (t2) Lần 3 (t3) 20 40… 100 Cách 2: Dùng phấn trắng đánh dấu vị trí chuyển động của vỏ lon sau những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp là 1s. Dùng thước đo các quãng đường 15
- mà nó chuyển động được. Lặp lại nhiều lần thí nghiệm để có kết quả chính xác. Quãng đường S (mm) S1 S2 S3 S… Sn Lần thực hiện Lần 1 Lần 2 * Kết luận: Như vậy sau khi vỏ lon chứa chất nhớt chuyển động qua một đoạn đường S tính từ vị trí buông tay, ứng với mỗi chất lỏng có khối lượng nhất định và với một góc nghiêng thích hợp, các vỏ lon chứa các chất lỏng nhớt khác nhau sẽ chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nghiêng với một vận tốc nhất định. 2.3.3. Dự kiến những khó khăn mà học sinh gặp phải * Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu tính chất chuyển động thẳng đều của bọt khí trong ống thuỷ tinh đựng nước Ở thí nghiệm này, tôi dự kiến học sinh sẽ gặp một số khó khăn: Khó tìm được ống thuỷ tinh theo đúng yêu cầu, hoặc nếu có nghĩ đến dùng đèn ống thuỷ tinh hỏng thì rất khó cắt một đầu của bóng, việc rửa sạch ống cũng không đơn giản. Khi học sinh gặp khó khăn đó thì giáo viên dự kiến sẽ hướng dẫn các em: + Nếu học sinh chưa nghĩ đến dùng đèn ống cắt bỏ một đầu sau đó lại không có chỗ cắt kính, phải đi rất xa mới làm được thì chúng tôi có thể đưa ra phương án hướng dẫn học sinh mua ống thuỷ tinh (nếu nơi ở của các em có cơ sở chế tạo). + Nếu học sinh có khó khăn không thể có được các ống thuỷ tinh có tiết diện khác nhau thì GV sẽ cung cấp cho học sinh các ống thuỷ tinh đó và yêu cầu học sinh tìm phương án hạn chế những nhược điểm của ống thuỷ tinh là dễ vỡ. Một khó khăn nữa mà học sinh gặp phải là không tìm kiếm được nút bằng cao su để đậy ống nghiệm sao cho nó không bị hở. Khi đó tôi sẽ gợi ý học sinh mượn ở phòng hoá học ở trường phổ thông. Nếu không được thì tôi dự kiến sẽ mượn ở phòng thí nghiệm của nhà trường một số nút cao su để đưa cho các em. * Nhiệm vụ 2: Thí nghiệm nghiên cứu về chuyển động của quả bóng bàn có chứa chất lỏng nhớt (Glyxerin, nước rửa bát..). Ở thí nghiệm này tôi giao cho học sinh với nhiệm vụ rất cụ thể, tuy nhiên khi thực hiện nhiệm vụ này, học sinh sẽ không tránh khỏi những khó khăn. Vì vậy tôi dự kiến hướng dẫn học sinh khi các em như sau: Khó khăn đầu tiên là có thể có nhóm các em không nghĩ đến việc dùng khung nhôm của cửa kính, cửa chớp làm đường chuyển động cho bóng bàn. Nếu vậy, chúng tôi dự kiến sẽ hướng dẫn các em: Vật liệu có thể tạo ra độ 16
- phẳng nhẵn tốt nhất mà các em có thể tìm được trong cuộc sống hàng ngày là những vật liệu nào? Cách gợi ý này có thể các em sẽ nghĩ đến việc làm mặt phẳng nghiêng bằng khung nhôm, bằng inox..v.v… nhưng có thể sẽ chưa nghĩ đến việc dùng khung nhôm có rãnh để bóng chuyển động. Cũng có thể các em sẽ đưa ra phương án dùng mặt phẳng bằng gỗ, bào nhẵn đi làm đường cho bóng chuyển động mà cũng chưa nghĩ đến việc làm rãnh để định hướng chuyển động của bóng. Nếu vậy tôi dự kiến sẽ gợi ý các em bằng các câu hỏi: Nếu các em thả bóng bàn trên mặt phẳng nghiêng thông thường thì việc thả bóng ở các lần khác nhau liệu có hoàn toàn giống nhau không và quĩ đạo chuyển động của bóng trong các lần thả đó có giống nhau không? Nếu quĩ đạo mà bóng chuyển động ở các lần thí nghiệm không giống nhau thì có khó khăn khi nghiên cứu không? Với cách đặt các câu hỏi định hướng như vậy sẽ là những gợi ý để các em suy nghĩ đến việc tạo ra một đường (rãnh) với mặt phẳng nghiêng bằng gỗ hay lựa chọn khung nhôm có rãnh để định hướng chuyển động của quả bóng sao cho mọi lần làm thí nghiệm, quả bóng chuyển động giống hệt nhau. * Nhiệm vụ 3: Thí nghiệm nghiên cứu chuyển động của vỏ lon chứa chất lỏng nhớt trên mặt phẳng nghiêng. Với nhiệm vụ này học sinh có thể sẽ gặp một số khó khăn khi nghiên cứu, tìm hiểu qui luật chuyển động của vỏ lon chứa chất nhớt trên mặt phẳng nghiêng. Khi đó, tôi dự kiến sẽ gợi ý cho học sinh như sau: Khi nghiên cứu tính chất chuyển động của vỏ lon, các em không cần phải làm thí nghiệm cụ thể, chi tiết ứng với mọi góc nghiêng mà chỉ cần làm trong một số trường hợp, sau đó thay đổi góc nghiêng và quan sát, nếu trong một khoảng góc nghiêng nào đó thấy vỏ lon chứa chất nhớt chuyển động có vẻ như rất đều thì tập trung vào làm thật kĩ để có được kết quả cụ thể. 2.3.4. Tổ chức cho các nhóm báo cáo sản phẩm, tiến hành thí nghiệm với thiết bị đã chế tạo Thời gian: có thể sử dụng tiết học tự chọn hoặc tổ chức một buổi ngoại khóa. Các nhóm báo cáo sản phẩm, tiến hành thí nghiệm với thiết bị đã chế tạo và trả lời các chất vấn và thắc mắc của giáo viên và các bạn học sinh khác. Khi báo cáo kết quả trước các thầy cô giáo một số em đại diện cho các nhóm lúc đầu còn tỏ ra chưa tự tin về khả năng thuyết trình của mình trước đông người, nhưng sau đó các em đã tỏ ra rất tự tin và báo cáo rất lưu loát kết quả mà nhóm của mình đã làm được. 2.4. Tính khả thi của giải pháp Nội dung của hoạt động ngoài giờ nhìn chung là phù hợp với kiến thức mà các em được học trong giờ nội khoá, đáp ứng được mục tiêu mà đề tài đã đặt 17
- ra là phát huy tính chủ động, tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Học sinh hồ hởi tham gia. + Tất cả các nhóm đều có sản phẩm báo cáo. Các em tích cực và háo hức chuẩn bị cho buổi báo cáo như cơ sở vật chất, phần thưởng... + Buổi báo cáo không vắng em nào thậm chí còn có rất nhiều em ở các lớp khác cũng tham dự. Tất cả học sinh đều mong muốn được tham gia vào các hoạt động ngoại khoá bổ ích như vậy trong năm học tới. Phương pháp hướng dẫn cho học sinh nhìn chung là hợp lý. Hình thức tổ chức hoạt động theo nhóm tương đối phù hợp. Việc giao nhiệm vụ cho các trưởng nhóm báo cáo thường xuyên kết quả hoạt động của nhóm cho giáo viên là rất hiệu quả. 2.5. Hiệu quả của giải pháp 2.5.1. Đối với học sinh 2.5.1.1. Những biểu hiện của tính chủ động, tích cực trong hoạt động của học sinh Các em đều rất hứng thú, tự nguyện tham gia vào các hoạt động ngoại khóa một cách tích cực, thoải mái, nhiệt tình. Các thành viên của mỗi nhóm đều chủ động thực hiện nghiêm túc và hiệu quả nhiệm vụ của nhóm mình. Học sinh đều tích cực hoàn thành nhiệm vụ của mình. Khi có vấn đề chưa hiểu hoặc khó khăn không giải quyết được thì các em đã mạnh dạn, chủ động nhờ giáo viên giúp đỡ. Khi giáo viên hướng dẫn, các em rất chăm chú lắng nghe và suy nghĩ rất tích cực theo hướng giáo viên gợi mở. Sau đó, đa số các nhóm đều có thể chủ động, tự tìm ra cách giải quyết cho mình. Có nhiều em nghĩ ra phương án thí nghiệm để giải quyết nhiệm vụ được giao thì các em đã chủ động, mạnh dạn trình bày ý tưởng với giáo viên và các bạn cùng nhóm. Có nhiều thí nghiệm khó thành công nhưng các em cũng không nản chí. Các em biểu diễn thí nghiệm nhiều lần và chủ động tìm hiểu nguyên nhân cũng như tìm cách để thí nghiệm thành công hơn. Tất cả các nhóm đều cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, các em còn cố gắng để có sản phẩm đẹp, bền và có thể sử dụng trong giờ học của các em khóa sau. Các em đều rất háo hức mong đợi đến buổi tổng kết để được ra mắt các sản phẩm mà các em đã chế tạo được và giao lưu với nhóm khác. 2.5.1.2. Một số biểu hiện của tính sáng tạo của học sinh Hầu hết các nhóm đều đưa ra được cách chế tạo dụng cụ thí nghiệm. Trong khi chế tạo dụng cụ thí nghiệm các nhóm đều đề xuất được sáng kiến để dụng cụ bền, đẹp hơn. Nhóm nghiên cứu về chuyển động của quả bóng bàn chứa chất nhớt: Biết dùng khung nhôm có rãnh cho bóng bàn chuyển động, một đầu khung nhôm 18
- kẹp vào giá đỡ của trụ đứng, có thể dễ dàng thay đổi được góc nghiêng của máng. Trong thí nghiệm có nhiều phương án, học sinh có thể so sánh được các phương án. Học sinh có thể vận dụng kiến thức thu được một cách linh hoạt trong việc giải thích các hiện tượng thực tế. Các câu hỏi trong phần thi đố vui được dùng để kiểm nghiệm điều này. Kết quả trong các bài kiểm tra, bài thi các em đã làm tốt các câu liên quan góp phần không nhỏ vào kết quả chung của cả bài thi. Sau đây là kết quả khảo sát thực tiễn chất lượng bài kiểm tra của học sinh ở 2 lớp 10C1, 10C5 năm học 2017 2018 Khi chưa áp dụng đề tài Sau khi áp dụng đề tài Chất lượng Lớp(Sĩ số) G K TB Y G K TB Y 7 14 15 9 13 25 7 0 10 C1 ( 45) (15.6%) (31.1%) (33.3%) (20%) (28.9%) (55.5%) (15.6%) 5 12 17 11 12 23 10 10C5 (45) (11.1%) (26.7%) (37.8%) (24.4%) (26.7%) (51.1%) (22.2%) 0 2.5.2. Đối với bản thân giáo viên Quy trình đã lập có nội dung và phương pháp phù hợp đối với học sinh, có tính khả thi và đạt được hiệu quả, mục đích dạy học. Đây là một bài học kinh nghiệm và nguồn tham khảo để bản thân và các đồng nghiệp áp dụng vào giảng dạy cũng như tiếp tục nghiên cứu, phát triển về nội dung và phương pháp hơn nữa. Tổ chức thành công hoạt động này là một luồng gió mới về đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thúc đẩy bản thân tôi và các đồng nghiệp tích cực trau dồi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tiếp tục hăng say đổi mới phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả hơn nữa, đồng thời bồi đắp lòng yêu nghề và sự tận tâm với học sinh. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Qua kết quả của việc tổ chức hoạt động giao các nhiệm vụ tự thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm đơn giản và tiến hành thí nghiệm với các dụng cụ đó cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Yên Định 3, Thanh Hóa theo nội dung, phương pháp và hình thức đã xây dựng, tôi thấy hoạt động này đã đạt đã đạt được một số kết quả sau đây: + Khắc phục được những điểm còn hạn chế của dạy học nội khóa, đó là học sinh đã được làm thí nghiệm và vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhiều hơn. Nhờ đó, các em củng cố, mở rộng, đào sâu thêm các kiến thức, rèn luyện được kĩ năng, hình thành tình cảm thái độ đúng đắn. Hình thức mới mẻ và nội dung hấp dẫn, phù hợp của hoạt động đã thu hút học sinh tham gia một cách tích cực. Học tập một cách thoải mái, không gò bó tạo điều kiện cho học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách tự nhiên, kích thích sự ham hiểu biết, tìm tòi và 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 68 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 42 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 55 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập cho học sinh khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc bài Axit sunfuric - muối sunfat (Hóa học 10 cơ bản)
26 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
24 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua bài tập thí nghiệm Vật lí
38 p | 23 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua dạy học Bài tập hóa học chương Ancol - Phenol lớp 11 trung học phổ thông
74 p | 9 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10
84 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn