intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi lớp B1 làm một số thí nghiệm khoa học trong hoạt động chơi ngoài trời tại trường mầm non Huống Thượng, thành phố Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Biện pháp hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi lớp B1 làm một số thí nghiệm khoa học trong hoạt động chơi ngoài trời tại trường mầm non Huống Thượng, thành phố Thái Nguyên" được hoàn thành với các biện pháp như: Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo môi trường cho trẻ hoạt động; Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh; Nghiên cứu và cho trẻ tham gia thực hiện các thí nghiệm khoa học phù hợp với lứa tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi lớp B1 làm một số thí nghiệm khoa học trong hoạt động chơi ngoài trời tại trường mầm non Huống Thượng, thành phố Thái Nguyên

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TRƯỜNG MẦM NON HUỐNG THƯỢNG ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “Biện pháp hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi lớp B1 làm một số thí nghiệm khoa học trong hoạt động chơi ngoài trời tại trường mầm non Huống Thượng, thành phố Thái Nguyên” Tác giả: Bùi Thị Lai Chức vụ: Giáo viên Đơn vị/địa chỉ: Trường Mầm non Huống Thượng TP Thái Nguyên, tháng 3 năm 2024
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Thái Nguyên Tôi ghi tên dưới đây: Trình độ Tỷ lệ (%) đóng Số Ngày tháng Chức Họ và tên Nơi công tác chuyên góp vào việc tạo TT năm sinh danh môn ra sáng kiến Trường mầm non Giáo 1 Bùi Thị Lai 8/11/1979 Đại học 100% Huống Thượng viên Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Biện pháp hướng dẫn trẻ 4- 5 tuổi lớp B1 làm một số thí nghiệm khoa học trong hoạt động chơi ngoài trời tại trường mầm non Huống Thượng, thành phố Thái Nguyên". - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Bùi Thị Lai - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, tháng 9 năm 2023 - Mô tả bản chất của sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến: Để kích thích sự phát triển của trẻ thì cách tốt nhất là cho trẻ tiếp xúc với thực tế thật nhiều để trẻ có thể hiểu hơn về thế giới xung quanh. Là những ông bố bà mẹ thông thái, hay cô giáo mầm non ươm mầm trí tuệ tương lai, bạn hãy tìm hiểu những cách dạy trẻ như thế nào để trẻ phát triển tốt nhất. Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, yêu thích nhất vì sau hoạt động học bó buộc trong lớp trẻ không được chạy nhảy, đi lại tự do như hoạt động chơi ngoài trời, hoạt động mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh trẻ. Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời trẻ
  3. 2 thoả mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu, khám phá của trẻ. Hoạt động ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và hứng thú với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: Vì sao? Làm thế nào?...và sự tò mò ham hiểu biết của trẻ. Vì thế giáo viên cần tạo điều kiện, tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời để đáp ứng sự tò mò, khám phá những điều mà trẻ chưa biết. Hoạt động chơi ngoài trời giáo viên thường cho trẻ chơi với lá cây, sỏi, cát, giấy… nhưng có thể chơi mãi với những nguyên vật liệu đó trẻ cũng cảm thấy chán nên tôi nghĩ nếu hoạt động chơi ngoài trời mà hướng dẫn trẻ làm một số thí nghiệm khoa học vào thì có được không? trẻ có hứng thú không? Liệu sự thay đổi này có đạt được kết quả như mong đợi không? Từ những câu hỏi chính bản thân đưa ra tôi đã mạnh dạn hướng dẫn trẻ làm một số thí nghiệm khoa học trong hoạt động ngoài trời. Thông qua hoạt động ngoài trời, trẻ có thể làm các thí nghiệm khoa học một cách rất sáng tạo bằng tính tò mò bẩm sinh những vấn đề, hiện tượng vốn luôn xuất hiện không ngừng trong cuộc sống hằng ngày. Việc học mà chơi, chơi mà học vừa mang lại niềm vui và hiệu quả một cách tự nhiên, vừa chuẩn bị một nền tảng suy nghĩ khoa học trẻ mầm non sẽ dễ dàng tìm hiểu thế giới xung quanh và biểu hiện các suy nghĩ của mình một cách tự nhiên. Chơi là con đường chủ yếu để trẻ khám phá khoa học về thế giới xung quanh và làm những thí nghiệm khoa học đơn giản phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Trẻ mầm non luôn tò mò, thích tìm hiểu và khám phá nếu chỉ nghe thôi trẻ không thoả mãn mà trẻ muốn tự tay làm đáp ứng được nhu cầu khám phá của trẻ, vừa kích thích khả năng tư duy tiềm ẩn trong mỗi cá thể trẻ, những thí nghiệm và đưa ra kết luận của mình. Qua thí nghiệm khoa học trẻ sử dụng thị giác để xác định màu sắc, kích thước, hình dạng của đồ vật… có thể hỗ trợ trẻ sử dụng thêm kính lúp, gương hoặc các câu hỏi yêu cầu trẻ miêu tả: Con làm như nào? Con nhìn thấy những gì? Nó có di chuyển không? Khi ánh nắng mặt trời chiếu vào trông nó như thế nào? Tại sao cái này nổi, cái kia chìm? Tại sao
  4. 3 vật này tan được? Tại sao vật kia lại bay được?…. Những câu hỏi đó dẫn tới ham muốn khám phá tìm tòi ở trẻ. Tuy nhiên những câu trả lời của giáo viên không thỏa mãn được tính tò mò của chúng. Các câu trả lời chưa giải đáp được băn khoăn hơn nữa cách giải đáp trực tiếp vô hình chung tạo cho trẻ thói quen ỷ lại vào người lớn, không biết thì chỉ hỏi mà không chịu tìm hiểu. Trẻ khó có thể ghi nhớ các kiến thức được áp đặt, không hình thành được các kỹ năng, ngôn ngữ không phát triển. Vì vậy việc tổ chức các hoạt động thí nghiệm khoa học cho trẻ khám phá, tìm hiểu những gì gần gũi nhất sẽ giúp trẻ trả lời được chính những thắc mắc đó và trẻ lĩnh hội những kiến thức đó một cách tự nhiên nhất, dễ dàng nhất, kiến thức thu về sẽ nhớ lâu hơn góp phần thúc đẩy quá trình phát triển trí tuệ cho trẻ. Với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để trẻ lớp tôi được tham gia hoạt động khám phá khoa học một cách hứng thú và thu được kết quả cao. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm tòi các biện pháp giúp trẻ tự đi tìm các lời giải thích đơn giản “Tại sao? Vì sao lại thế này? Cái này có từ đâu?....”. Từ những lí do trên tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Biện pháp hướng dẫn trẻ 4- 5 tuổi lớp B1 làm một số thí nghiệm khoa học trong hoạt động chơi ngoài trời tại trường mầm non Huống Thượng”. + Về nội dung của sáng kiến: - Thực trạng Năm học 2023 - 2024 BGH nhà trường phân công cho tôi phụ trách lớp 4-5 tuổi B1 với sĩ số là 34 trẻ trong đó: + Trẻ trai : 17 trẻ + Trẻ gái : 17 trẻ Con dân tộc là 6 cháu. Với độ tuổi đồng đều, 100% trẻ ngoan khỏe mạnh. Lớp có 2 cô với trình độ Đại học. Bản thân tôi là một giáo viên tâm huyết với nghề, luôn có tinh thần học hỏi bạn bè đồng nghiệp cũng như tự trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Hoạt động chơi ngoài trời chưa được giáo viên chú trọng giáo viên thường sử dụng những nguyên vật liệu sẵn có cho trẻ hoạt động, những nguyên vật liệu đó không có sự thay đổi và được sử dụng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng dễ gây sự
  5. 4 nhàm chán cho trẻ. Giáo viên chưa tìm hiểu và nghiên cứu để thay đổi các nguyên vật liệu, cách thực hiện để thu hút trẻ tham gia hoạt động nhất là làm một số thí nghiệm khoa học phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của trẻ. Một số trẻ đã được tiếp xúc với thí nghiệm khoa học nhưng số lượng thí nghiệm được tổ chức rất ít nên trẻ cũng quên. Một số trẻ tiếp xúc nhưng không hứng thú lắm vì nhút nhát không dám làm hoặc làm được nhưng không diễn đạt được nên không tự tin Một số trẻ thì phụ huynh cho là trẻ vẫn còn bé làm sao biết làm, sao hiểu được những thí nghiệm khoa học đó. Qua tìm hiểu và tham khảo ý kiến của các kênh thông tin về giáo dục mầm non, chuyên môn, đồng nghiệp tôi quyết định chọn hoạt động chơi ngoài trời để cho trẻ làm các thí nghiệm khoa học. Vì hoạt động chơi ngoài trời sẽ giúp trẻ tự đi tìm các lời giải thích đơn giản “Tại sao? Vì sao lại thế này? Cái này có từ đâu?....mà không gò bó về thời gian, không bó buộc trẻ trong một khuôn khổ nhất định mà để trẻ được thoải mái làm, thoải mái quan sát và nêu ý kiến của mình. Trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ bản thân tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn như sau: Khó khăn Địa điểm cho trẻ làm thí nghiệm khoa học tôi tận dụng khu vận động thể chất, diện tích còn hẹp không có mái che, đồ dùng dụng cụ chưa phong phú đa dạng, chưa thu hút trẻ tham gia vào hoạt động. Quá trình tổ chức còn nặng về lý thuyết, phương pháp chưa linh hoạt sáng tạo, hình thức tổ chức chưa thu hút được trẻ, chưa có khả năng tạo cảm hứng cho trẻ yêu thích khi làm thí nghiệm khoa học. Nhiều phụ huynh chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của việc cho trẻ thực hiện các hoạt động thí nghiệm khoa học ở lứa tuổi mầm non vì nghĩ rằng trẻ ăn chưa xong thì làm được gì?. Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều, một số cháu chưa mạnh dạn tự tin còn nhút nhát, giao tiếp chưa mạch lạc, rõ ràng. Bảng đánh giá kết quả khảo sát trước khi áp dụng phương pháp tại lớp 4-5 tuổi B1 Trường mầm non Huống Thượng vào thời điểm tháng 9 năm 2023
  6. 5 Đạt Chưa đạt STT Nội dung Số Tỷ Số Tỷ lệ% lượng lệ% lượng Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt 1 13 38,2% 21 61,8% động làm thí nghiệm khoa học Trẻ có kỹ năng quan sát, ghi 2 12 35,3% 22 64,7% nhớ những gì trẻ quan sát được Trẻ có khả năng diễn đạt những 3 hiểu biết của mình về vấn đề mà 12 35,3% 22 64,7% trẻ vừa được làm thí nghiệm Trẻ biết đặt câu hỏi với cô và 4 bạn: Tại sao? như thế nào? vì 11 32,4% 24 67,6% sao lại như vậy.. Bảng số liệu khảo sát trước khi thực hiện: (Hình ảnh 1) * Nguyên nhân thực trạng: Giáo viên chưa đưa ra được hình thức tổ chức sáng tạo, thu hút trẻ trong hoạt động chơi ngoài trời nên trẻ còn ít hứng thú tham gia chơi. Trẻ chưa được làm thí nghiệm khoa học nên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng còn hạn chế, trẻ chưa biết cách làm, đôi khi trẻ khó tạo ra sản phẩm, hoặc trẻ chưa biết sử dụng các nguyên vật liệu theo đúng quy trình nên còn làm sai, làm hỏng. Từ những lý do trên bản thân tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Biện pháp hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi làm một số thí nghiệm khoa học trong hoạt động chơi ngoài trời tại trường mầm non Huống Thượng, Thành phố Thái Nguyên”. 1. Biện pháp 1: Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo môi trường cho trẻ hoạt động Việc chuẩn bị cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động chơi ngoài trời là vô cùng quan trọng vì sân trường tôi diện tích hẹp nên mỗi khi đến hoạt động chơi ngoài trời phải phân lịch cho các lớp để đảm bảo các lớp đều được tham gia và các cháu có đủ không gian tham gia hoạt động, ngoài chuẩn bị về địa điểm và đồ dùng cho trẻ hoạt động là không thể thiếu đặc biệt là đồ dùng cho trẻ làm thí nghiệm đều đòi hỏi phải chu đáo, đầy đủ, nếu thiếu một đồ dùng nào đó thì
  7. 6 hoạt động thí nghiệm diễn ra sẽ không hiệu quả. Đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch và lựa chọn một số thí nghiệm khoa học phù hợp với lứa tuổi của trẻ sau đó tìm hiểu và nghiên cứu đồ dùng, dụng cụ sản phẩm cho thí nghiệm đó. Ví dụ khi làm thí nghiệm về “Làm máy lọc nước mini” nếu thiếu 1 lớp bông hoặc cát sỏi thì nước sẽ không trong sạch. Chính vì vậy để đảm bảo có đủ các dụng cụ trong từng thí nghiệm thì công tác chuẩn bị trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thí nghiệm là vô cùng cần thiết và quan trọng. Khi thực hiện tốt biện pháp này không những chúng ta thực hiện thành công các hoạt động thí nghiệm mà còn được sự quan tâm của Ban giám hiệu, sự ủng hộ và hướng dẫn nhiệt tình của tổ chuyên môn, đây là một thành công lớn trong các biện pháp mà tôi sử dụng khi cho trẻ trong lớp thực hiện một số thí nghiệm khoa học. Ban giám hiệu nhà trường ủng hộ tạo điều kiện đầu tư cho một số đồ dùng để cô và trẻ trong lớp thực hiện thí nghiệm như: bột màu các loại, kính lúp, chậu, bình thuỷ tinh, …. Nên các thí nghiệm khoa học của cô và trẻ đều thực hiện được và đạt kết quả tốt. Để có môi trường hoạt động phù hợp cho trẻ ở khu vực vui chơi ngoài trời, tôi đã mạnh dạn đề xuất với nhà trường tao một không gian chơi ngoài trời cho trẻ, có đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cho trẻ được khám phá khoa học nhất là cho trẻ được làm thí nghiệm.Với sự quan tâm và đánh giá cao về tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. Ban giám hiệu nhà trường cũng đã đầu tư một số trang thiết bị cần thiết, tạo một góc khám phá khoa học khu vực ngoài trời để giúp cô và trẻ thực hiện tốt một số thí nghiệm khoa học đơn giản. Các đồ dùng, dụng cụ, nguyên vật liệu được sắp xếp gọn gàng, dễ lấy, dễ tìm giúp trẻ phát huy được các kĩ năng, kiến thức của mình, tôi thường xuyên bổ xung các đồ dùng, dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết trước khi cho trẻ làm sét nghiệm khoa học. từ đó thu hút được sự hứng thú của trẻ, kích thích sự to mò, tìm tòi khám phá ham học hỏi của trẻ. Những nguyên vật liệu như đường, muối, dấm, dầu ăn màu nước, bakingsoda… tôi để gọn gàng 1 chỗ, cát, sỏi, bông, trai nhưa… tôi sắp xếp một chỗ, tôi làm kí hiệu bằng hình ảnh dán vào từng loại cho trẻ dễ phân biệt và lấy chúng dễ dàng. Nhờ vào sự sắp xếp khu vực chơi, đồ dùng, dụng cụ, nguyên vật liệu đầy đủ trước khi chơi mà làm cho trẻ rất hứng thú, thoải mái, tự tin, trẻ được tự do tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ xung
  8. 7 quanh trẻ qua từng thí nghiệm mà trẻ được làm, trẻ đoàn kết, vui vẻ cùng nhau làm theo từng nhóm chú ý những kết quả thu được. Mỗi một thí nghiệm hoàn thành trẻ thể hiện sự vui mừng và báo cáo cô giáo, và tôi đã ghi chép lại kết quả của trẻ đã làm được, Tôi luôn khuyến khích, động viên, theo dõi cách làm của trẻ, gợi ý cho trẻ thực hiện tốt nhưng hoạt động thí nghiệm mà cô giáo đưa ra. Sau khi chơi song trẻ sắp xếp, thu dọn lại đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu còn thừa vào đúng nơi quy định. (Hình ảnh 2: Một số đồ dùng cho thí nghiệm khoa học) 2. Biện pháp 2: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh Trong giáo dục mầm non việc gặp gỡ trao đổi với phụ huynh hàng ngày là việc làm rất cần thiết mà giáo viên vẫn làm hàng ngày nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để thu hút được sự chú ý tập trung nghe và ủng hộ nhiệt tình các nội dung của cô giáo đưa ra. Để có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình và nhà trường là một việc làm hết sức cần thiết bởi tôi nhận thấy rằng tất cả mọi hoạt động của cô và trẻ không thể thiếu được vai trò sự đồng hành của phụ huynh trong các hoạt động đều có sự ủng hộ một số đồ dùng dụng cụ và sản phẩm sẵn có để trẻ làm thí nghiệm như: đèn pin, trứng gà, vải vụn, cốc thuỷ tinh, nến…. Vì vậy ngay từ đầu năm học để phụ huynh hiểu thêm về hoạt động thí nghiệm khoa học, tôi đã cho phụ huynh xem một số video thí nghiệm khoa học mà trẻ năm trước đã thực hiện, khi được xem trẻ thực hiện phụ huynh rất thích và đồng tình nhát trí ủng hộ cao. Đồng thời tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học trong trường mầm non nói chung và đối với trẻ 4- 5 tuổi nói riêng như: Hoạt thí nghiệm khoa học không chỉ giúp trẻ khả năng quan sát, óc phán đoán, suy luận, ghi nhớ, … mà còn giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy tạo tiền đề cho các độ tuổi tiếp theo. Đặc biệt phụ huynh rất thích và hạnh phúc khi con họ còn nhỏ mà được tận tay làm những thí nghiệm và phát hiện ra những điều mới lạ trong thí nghiệm đó. Đối với hoạt động chơi ngoài trời đưa nội dung cho trẻ làm các thí nghiệm khám phá khoa học thì chúng ta cần phải tuyên truyền cho phụ huynh những nội dung gì? Kết hợp với phụ huynh như thế nào? Đó là nhưng câu hỏi tôi luôn đặt ra trong suốt quá trình thực hiện sáng kiến này. Để trả lời được hai câu hỏi trên
  9. 8 tôi đã xây dựng ra kế hoạch cụ thể để tổ chức các hoạt động thí nghiệm trong năm học 2023- 2024 theo các chủ đề, sự kiện sau đó tôi xác định các đồ dùng cần có trong từng thí nghiệm để tôi trao đổi nhờ các bậc phụ huynh sưu tầm, ủng hộ tạo điều kiện để tôi tổ chức cho trẻ thực hiện: Kế hoạch thực hiên: Thời gian Các thí nghiệm Ủng hộ phụ huynh Tháng 10 Nặng và nhẹ Dầu ăn, cốc thủy tinh Chủ đề Bản thân Tháng 11 - Trò chơi nam châm - Nam châm Chủ đề gia đình Tháng 12 - Sự biến đổi của màu sắc - Màu nước, giấy ăn, cốc Nghề nghiệp nhựa. Tháng 1 - Trứng nổi, trứng chìm - 10 quả trứng Động vật - Muối trắng, cốc thủy tinh. Tháng 2 - Bông hoa kì lạ - Hoa cúc trắng, chai Thực vật vật - Hoa nở nhựa. - Giấy màu Tháng 3 - Đá biến đi đâu? - Hai cục đá lạnh Nước – hiện tượng tự - Máy lọc nước mini. - Trai nhựa, bông, cát, sỏi, nhiên than hoạt tính… Sau khi xây dựng kế hoạch nhằm tuyên truyền vận động phụ huynh, lớp tôi được các phụ huynh nhiệt tình ủng hộ nguyên vật liệu, sản phẩm sẵn có phục vụ cho các con một số thí nghiệm khoa học vừa sức, phù hợp với nhận thức của trẻ. (Hình ảnh 3 :Ảnh minh họa phụ huynh ủng hộ đồ dùng) 3. Biện pháp 3: Nghiên cứu và cho trẻ tham gia thực hiện các thí nghiệm khoa học phù hợp với lứa tuổi. Lựa chọn các thí nghiệm đơn giản, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ tôi đã nghiên cứu qua sách báo, qua công nghệ thông tin để tìm một số thí nghiệm đơn giản phù hợp vừa sức của trẻ. Tôi xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động chơi ngoài trời và đưa thí nghiệm khoa học vào theo từng chủ đề. Với lứa tuổi trẻ lớp tôi là một tháng tôi cho trẻ làm 1-2 thí nghiệm để không gây sự nhàm chán, áp lực cho trẻ cũng là để có thời gian cho giáo viên chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ đầy đủ nhất.
  10. 9 Qua một thời gian nghiên cứu tìm tòi, tôi đã tổ chức cho trẻ thực hiện được một số thí nghiệm khoa học. Để có được những thí nghiệm này, tôi phải lựa chọn và nghiên cứu những tài liệu có hướng dẫn rõ ràng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như khả năng tiếp thu của trẻ mầm non. Tôi cũng đã mạnh dạn đưa một số thí nghiệm steam vào cho trẻ lớp tôi được thực hiện khám phá. Những thí nghiệm tôi lựa chọn thực hiện làm thí nghiệm sẽ có những mức độ khác nhau, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp…nhằm kích thích sự tò mò, hứng thú, thích khám phá của trẻ giúp trẻ hứng thú tham gia mà không nhàm chán. Kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu lựa chọn những hoạt động thí nghiệm cho trẻ ở lớp tôi đó là: Căn cứ vào nội dung chương trình học, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương của nhà trường, sự nhận thức của trẻ trong lớp, và bám sát theo các chủ đề có trong năm học, đồ dùng, sản phẩm dễ kiếm, sẵn có ở trường, lớp và gia đình, những thí nghiệm gần gũi với đời sống của trẻ. Ví dụ: Tôi chọn thí nghiệm: "trứng chìm, trứng nổi" và xác định thời gian tổ chức cho trẻ sẽ được tiến hành trong chủ đề "thế giới động vật" hay tôi chọn thí nghiệm: “Biến đổi màu sắc” xác định thời gian tổ chức cho trẻ sẽ được tiến hành trong chủ đề: “Nghề nghiệp”, thí nghiệm “ máy lọc nước mini” xác định thời gian tổ chức cho trẻ sẽ được tiến hành trong chủ đề "Nước và các hiện tượng tự nhiên"… - Căn cứ vào đặc điểm tình hình của lớp cũng như các yếu tố về đồ dùng dụng cụ có thể tìm được để thực hiện các hoạt động thí nghiệm. Sau khi lựa chọn được các thí nghiệm phù hợp với chủ đề, ngay từ đầu năm học tôi đã mạnh dạn đề xuất ý kiến với tổ chuyên môn của nhà trường, tham mưu với hiệu phó chuyên môn góp ý, bổ sung và đưa các nội dung thí nghiệm vào trong kế hoạch năm học để cùng tổ chức và thực hiện. Các thí nghiệm khoa học tôi lựa chọn để tổ chức cho trẻ hoạt động theo từng chủ đề trong năm học đã được đồng nghiệp, tổ chuyên môn và Ban giám hiệu ghi nhận và đánh giá cao về những nỗ lực và cố gắng của tôi trong việc xây dựng các nội dung hoạt động cho trẻ khám phá khoa học. 100% trẻ lớp tôi được tham gia các hoạt động thí nghiệm đều cảm thấy rất hứng thú với các nội dung thí nghiệm đó.
  11. 10 MỘT SỐ THÍ NGHIỆM CỤ THỂ *Thí nghiệm 1: Nặng và nhẹ 1- Mục đích: - Trẻ biết phân biệt lớp chất lỏng khác nhau: dầu, nước, … - Nhận biết nước nặng hơn dầu nên chìm xuống dưới. Dầu nhẹ hơn nước nên nổi nên trên cùng. 2- Chuẩn bị: 1 chai dầu ăn, 1 chai nước, cốc thủy tinh. 3- Tiến hành: * Bước 1: - Cho trẻ quan sát và gọi tên 2 chai chất lỏng: dầu, nước. * Bước 2: - Cho trẻ đổ chai nước vào cốc thủy - Cô cho trẻ chọn đổ dầu ăn vào và quan lớp dầu ăn đứng ở vị trí nào trong cái cốc thủy tinh có đúng dự đoán của trẻ không. - Cho trẻ quan sát vị trí các lớp chất lỏng ở trong ly để rút ra kết luận: Nước nặng hơn dầu nên chìm xuống. Dầu nhẹ hơn nước nên nổi nên trên. - Trẻ tự rút ra kết luận: dầu ăn và nước dù đổ loại nào trước thì dầu ăn vẫn nhẹ hơn nên nổi nên trên còn nước nặng hơn nên chìm xuống dưới. (Hình ảnh 3 : Các cháu đang thí nghiệm: nặng và nhẹ) *Thí nghiệm 2: Thí nghiệm STEM đổi màu khi pha trộn màu sắc Các màu sắc luôn là chủ đề thu hút sự chú ý của trẻ mà làm cho các con luôn có cảm giác thích thú khi được thực hành. Thí nghiệm đổi màu pha trộn màu sắc còn giúp các con học được kiến thức về việc pha màu để tạo thành màu sắc mới. Các bước tiến hành thí nghiệm như sau: 1. Mục đích - Trẻ biết cách pha trộn màu để tạo thành màu khác và biết phân biệt gọi tên màu sắc khác nhau. - Trẻ hứng thú chơi. 2. Chuẩn bị + Cốc nhựa: mỗi trẻ 1 cốc + Màu nước: 3 chai - xanh dương, đỏ, vàng + Màu cơ bản mỗi loại 1 hộp: Xanh dương, đỏ, vàng 3. Tiến hành
  12. 11 - Chia trẻ thành 2 nhóm + Cô cho trẻ chọn 2 màu tùy ý thích của trẻ pha trộn vào cốc của mình + Trẻ làm thí nghiệm và đưa ra kết quả rồi gọi tên màu sắc mới. + Cốc pha màu xanh dương và màu đỏ tạo thành màu tím + Cốc pha màu đỏ và màu vàng tạo thành màu cam + Cốc pha màu xanh dương và màu vàng thành màu xanh lá cây * Giải thích Hai màu sắc khác nhau khi pha với nhau sẽ tạo thành màu thứ 3 khác 2 màu còn lại. Để có những bức tranh đẹp, những bộ quần áo nhiều màu sắc khác nhau thì chúng ta phải biết cách trộn màu để tạo ra màu mới. Đây chính là sự thay đổi khi pha trộn màu sắc. (Hình ảnh 4 : Các cháu đang thí nghiệm: pha, trộn màu) *Thí nghiệm 3: Trò chơi nam châm 1- Mục đích: Trẻ nhận ra từ tính của nam châm, trẻ biết nam châm hút được một số đồ dùng, đồ chơi làm bằng kim loại như sắt, nhôm, đồng… và không hút được một số đồ vật làm bằng, nhựa, gỗ, giấy… 2- Chuẩn bị: Nam châm, khu vui chơi 3- Tiến hành: * Bước 1: Cho trẻ cầm nam châm * Bước 2: Trẻ lấy nam châm cho hút các đồ chơi xung quang sân chơi * Bước 3: Đặt câu hỏi: Vì sao nam châm lại bị hút vào xích đu, cầu thang lên cầu trượt…? Tại sao không hút được máng trượt, mặt bàn, mặt ghế… Giải thích: Vì nam châm rất đặc biệt, nam châm có thể hút được các vật làm bằng kim loại và không hút được những vật làm bằng nhựa, gỗ, giấy… (Hình ảnh 5: Trò chơi nam) *Thí nghiệm 4 : Quả trứng thần kỳ 1- Mục đích: - Trẻ biết nước muối mặn hơn nước ngọt (Đó là lí do tại sao ta dễ nổi trên mặt biển) - Trẻ biết quả trứng có thể nổi trên nước muối và chìm trong nước ngọt 2- Chuẩn bị: 2 cốc thủy tinh, 2 quả trứng, Nước, muối. 3- Tiến hành: * Bước 1: Cho trẻ quan sát và gọi tên các đối tượng
  13. 12 * Bước 2: Cho trẻ đánh dấu 2 cốc nước, sau đó đổ muối vào cốc thứ 2 (khoảng 10 muỗng) sau đó thả 2 quả trứng vào trong 2 cốc * Bước 3: Cô cho trẻ quan sát và rút ra giải thích: Quả trứng nổi trong nước muối vì trứng nhẹ hơn nước muối, nhưng quả tứng sẽ chìm trong nước vì nó nặng hơn nước ngọt. (Hình ảnh 6: Quả trứng thần kỳ) *Thí nghiệm 5: Bông hoa kỳ lạ 1- Mục đích: Trẻ biết bông hoa hút nước qua những ống hẹp trong cuống hoa và có khả năng biến đổi thành màu của nước mà nó hút vào. 2- Chuẩn bị: - 3 chai nhỏ trong đựng đầy nước, một lọ màu vẽ. - 3 bông hoa cúc trắng. - Kính lúp 3- Cách tiến hành: - Cho trẻ quan sát và gọi tên các dụng cụ, đoán thử xem cô sẽ làm gì với những dụng cụ này - Cho trẻ đánh dấu 3 lọ nước, sau đó, pha màu vẽ vào 3 lọ nước, cắt bớt đầu cọng 3 bông hoa chừng 5 cm, dùng kính lúp cho trẻ quan sát mặt cắt của cuống hoa và nhận xét. - Đặt 3 bông hoa vào 3 lọ nước đã pha màu. - Cho trẻ quan sát qua nhiều giờ và nêu nhận xét * Mở rộng: Có thể chẻ đôi cuống hoa ra và ngâm mỗi nửa cuống vào một lọ nước màu khác nhau. 4. Giải thích và kết luận: Trong cuống hoa có những ống hẹp nhỏ li ti, chính những ống này đã hút nước lên cánh hoa khiến cho cánh hoa bị đổi màu. (Hình ảnh 7 : Bông hoa kỳ lạ ) *Thí nghiệm 6 : Hoa nở 1- Mục đích: - Trẻ biết bông hoa bằng giấy gập vào, khi gặp nước nó sẽ nở. 2- Chuẩn bị: - Hoa cho trẻ tô màu, hoa gấp, chậu nước
  14. 13 3- Cách tiến hành: - Cho trẻ tô màu bông hoa - Cô cho trẻ gấp những cánh hoa vào trong. - Thả bông hoa vào chậu nước và quan sát. 4. Giải thích và kết luận: - Bông hoa bằng giấy sẽ nở nhanh mắt thường chúng ta nhìn thấy được còn bông hoa thật thì phải có thời gian để hoa nở và mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được. ( Hình ảnh 8 : trẻ quan sát hoa nở ) *Thí nghiệm 7: Thí nghiệm steam máy lọc nước mini 1- Mục đích: Trẻ tham gia thí nghiệm và biết được sự biến đổi nước bẩn thành nước sạch hơn qua máy lọc nước mini. 2- Chuẩn bị: Chai nhựa trong cắt làm hai phần sỏi nhỏ, than hoạt tính, Bông gòn, Nước bẩn, thìa 3- Cách tiến hành: - Cho trẻ quan sát và gọi tên các dụng cụ, đoán thử xem hôm nay chúng mình sẽ làm gì? - Cho trẻ thúc hiện để các lớp bông, sỏi, than tùy ý Chuyện gì sẽ xảy ra khi mình đổ nước bẩn vào máy lọc nước này (Cô mời trẻ dự đoán và mô phỏng dự đoán của trẻ ở bảng) + Nước có chảy qua những lớp cát, sỏi,than, bông để chảy xuống đây không? + Nước chảy ra từ máy lọc nước có gì khác biệt so với ban đầu? - Trẻ đổ nước vào để lọc - Cho trẻ quan sát qua quá trình lọc và nêu nhận xét 4. Giải thích và kết luận: Màu sắc của nước trước và sau khi qua máy lọc nước mini Giải thích: Nước bẩn có chứa những cặn bẩn, rác thải,… khi chảy qua các máy lọc nước thì bị lớp sỏi, cát, bông gòn giữ lại và chỉ còn nước sạch chảy xuống mà mình vừa hứng được. (Hình ảnh 9 : Trẻ làm thí nghiệm máy lọc nước mini)
  15. 14 3. Tính mới của sáng kiến: - Sáng kiến: “Biện pháp hướng dẫn trẻ 4- 5 tuổi lớp B1 làm một số thí nghiệm khoa học trong hoạt động chơi ngoài trời tại trường mầm non Huống Thượng” thành phố Thái Nguyên là sáng kiến mà bản thân tôi nghiên cứu và áp dụng lần đầu tiên tại trường mầm non Huống Thượng. Biện pháp mang tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, lớp, giáo viên và đặc biệt là phù hợp với khả năng nhu cầu hứng thú của trẻ, được phụ huynh ủng hộ và tiết kiệm kinh phí nhưng đem lại hiệu quả cao về sự trải nghiệm của trẻ để trẻ có thể thoả sức sáng tạo khám phá Biện pháp trong sáng kiến không trùng với biện pháp của đồng nghiệp trong trường. Các biện pháp tôi đưa ra đã tổ chức các hoạt động cho trẻ hứng thú tham gia, hấp dẫn trẻ, tổ chức các hoạt động chơi luôn sáng tạo đổi mới các trò chơi và sưu tầm được một số trò chơi mới hấp dẫn thu hút trẻ được thể hiện rõ trong biện pháp 3: “Nghiên cứu và cho trẻ tham gia thực hiện các thí nghiệm khoa học phù hợp với lứa tuổi trong hoạt động chơi ngoài trời” của sáng kiến. Khám phá một số thí nghiệm đơn giản cho trẻ tự làm. Tôi đã mạnh dạn đưa thí nghiệm steam vào cho trẻ thực hiện. Đây cũng là một nội dung mới được trẻ rất yêu thích. Do đó điểm mới của sáng kiến này thể hiện ở chỗ: Tôi đã hướng dẫn trẻ tự thực hiện một số thí nghiệm khoa học mới dựa trên nhu cầu và khả năng nhận thức của trẻ và phù hợp với chủ đề trẻ đang học, tạo ra sự mới mẻ trong cách tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận khoa học. Giúp trẻ hứng thú, say mê hơn trong mỗi giờ hoạt động chơi ngoài trời. Từ đó giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, thực hiện được một một số kĩ năng sáng tạo có tính kiên trì khéo léo tích cực tham gia thực hiện các thí nghiệm khoa học được tổ chức trong hoạt động chơi ngoài trời. + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: - Sáng kiến “Biện pháp hướng dẫn trẻ 4- 5 tuổi lớp B1 làm thí nghiệm khoa học trong hoạt động chơi ngoài trời tại trường mầm non Huống Thượng” tôi đã áp dụng thành công tại lớp tôi được phân công phụ trách và áp dụng tại trường mầm non Huống Thượng mang lại hiệu quả cao. Việc hướng dẫn trẻ làm những thí nghiệm khoa học không những được áp dụng trong tổ chức hoạt động chơi ngoài trời mà còn có thể áp dụng với mọi lĩnh vực nhằm nâng cao
  16. 15 chất lượng hoạt động ngoài trời nâng cao nhận thức cho trẻ. Bất kỳ giáo viên nào cũng có thể thực hiện biện pháp này, giáo viên chỉ cần nghiên cứu kĩ khả năng nhận thức của nhóm trẻ mình đang dạy và điều kiện của trường lớp, địa phương sau đó sáng tạo các thí nghiệm khoa học sao cho phù hợp, cách thực hiện thí nghiệm đó được tổ chức dưới dạng trò chơi, cách chơi cụ thể, trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia hoạt động. Tôi thấy trẻ tại lớp tôi các cháu rất hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động chơi ngoài trời, trẻ mạnh dạn, tự tin trước cô và bạn, nói lên ý tưởng và đưa ra những ý tưởng mới với các biện pháp này có thể áp dụng trong hoạt động chơi ngoài trời với tất cả giáo viên và trẻ các lớp trong trường mầm non Huống Thượng và các trường mầm non trong thành phố Thái Nguyên. - Những thông tin cần được bảo mật: Không có - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Để thực hiện tốt các “Biện pháp hướng dẫn trẻ 4- 5 tuổi lớp B1 làm thí nghiệm khoa học trong hoạt động chơi ngoài trời tại trường mầm non Huống Thượng” cần có những điều kiện: + Về cơ sở vật chất Ngoài sân trường đảm bảo an toàn cho trẻ, không gian rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát để cho trẻ chơi và trải nghiệm trong hoạt động chơi ngoài trời, đồ dùng dụng cụ phục vụ cho từng thí nghiệm khoa học cụ thể. + Về phía giáo viên - Không ngừng tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tìm hiểu, nghiên cứu các thí nghiệm khoa học để áp dụng trẻ chơi thực hiện khi chơi ngoài trời. - Giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm để tổ chức hướng dẫn cho trẻ thực hành các thí nghiệm khoa học với những đồ dùng, dụng cụ khác nhau - Giáo viên phải biết sắp xếp, tạo môi trường phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ. - Tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của trẻ, của phụ huynh trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là việc cho trẻ thực hành với các thí nghiệm khoa học trong hoạt động chơi ngoài trời.
  17. 16 Nghiên cứu tìm hiều và đưa ra nhiều thí nghiệm để cho trẻ yêu thích, hứng thú và không gây nhàm chán cho trẻ. + Về phía phụ huynh Để thực hiện tốt biện pháp hướng dẫn trẻ 4 - 5 tuổi lớp B1 làm thí nghiệm khoa học trong hoạt động chơi ngoài trời trường mầm non Huống Thượng một cách tích cực thì cô giáo và phụ huynh cũng cần có sự kết hợp trao đổi với nhau. Phụ huynh ủng hộ các đồ dùng dụng cụ như: Cốc thuỷ tinh, nam châm, hoa cúc trắng, trứng, dầu ăn.... + Về phía trẻ Trẻ có sức khỏe tốt và luôn hứng thú tích cực tham gia vào làm thí nghiệm khoa học trong hoạt động chơi ngoài trời. Không tạo sự nhàm chán cho trẻ mà còn kích thích sự sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia vào hoạt động như: phát hiện ra những cái mới, thắc mắc đặt câu hỏi với cô với bạn, tự tin nói lên những điều mà bản thân nhìn thấy. Phát triển tư duy logic sự tỉ mỉ, tính cẩn thận cho trẻ - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Khi áp dụng sáng kiến “Biện pháp hướng dẫn trẻ 4- 5 tuổi lớp B1 làm thí nghiệm khoa học trong hoạt động chơi ngoài trời tại trường mầm non Huống Thượng” thành phố Thái Nguyên tôi nhận thấy trẻ lớp tôi có sự tiến bộ như sau: + Đối với trẻ: Trẻ rất hứng thú, say mê, thích tham gia vào làm một số thí nghiệm khoa học rất say sưa, trẻ thích tìm tòi, khám phá, mạnh dạn tự tin đưa ra các ý kiến của mình khi tham gia các hoạt động dù là hoạt động cá nhân hay hoạt động nhóm. Trẻ lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng và mạnh dạn chia sẻ, giới thiệu về những sản phẩm mà trẻ tạo nên nói được cách làm, giải thích được tại sao nó lại như vậy. Trẻ có nhiều kinh nghiệm hơn khi thực hiện những thí nghiệm của những hoạt động sau đó. Trẻ gần gũi hơn với đồ dùng, dụng cụ và sử dụng thành thạo chúng. Trẻ được thoải mái trải nghiệm từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. Trẻ có kỹ năng giữ an toàn cho bản thân và cho bạn khi chơi. Trẻ học cách chia sẻ, hợp tác hay thỏa thuận, giải quyết mâu thuẫn xảy ra trong lúc chơi là cơ hội để hình thành kỹ năng sống cho trẻ.
  18. 17 Qua quá trình chơi giúp trẻ phát triển cảm xúc của mình như tự tin khi thành công hay chấp nhận khi thất bại. Dưới đây là bảng so sánh chất lượng đầu năm và cuối năm sau khi áp dụng sáng kiến đối với trẻ Kết quả đạt được Tổng Đầu năm Cuối năm STT Nội dung đánh giá số Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ trẻ đạt % đạt % Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt 1 34 13 38,2% 31 91.2% động làm thí nghiệm khoa học Trẻ có kỹ năng quan sát, ghi nhớ 2 34 12 35,3% 28 82.3% những gì trẻ quan sát được Trẻ có khả năng diễn đạt những 3 hiểu biết của mình về vấn đề mà 34 12 35,3% 30 88,2% trẻ vừa được làm thí nghiệm Trẻ biết đặt câu hỏi với cô và 4 bạn: Tại sao? như thế nào? vì 34 11 32,4% 29 85,3% sao lại như vậy.. + Đối với giáo viên Qua đây bản thân tôi đã biết lựa chọn một số thí nghiệm khoa học vừa sức với trẻ, kỹ năng tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm khoa học trong hoạt động chơi ngoài trời. Bản thân tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn khi tổ chức các hoạt động cho trẻ chơi và thực hành trải nghiệm. Tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của trẻ, của phụ huynh trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là viêc cho trẻ sử dụng đồ dùng, dụng cụ làm thí nghiệm khoa học. Tiết kiệm được kinh phí mua đồ dùng, dụng cụ và sản phẩm cho trẻ hoạt động. + Đối với phụ huynh Phụ huynh vui vẻ và rất yên tâm cho trẻ tham gia và sử dụng các đồ dùng, dụng cụ mà khi ở nhà trẻ không được sờ vào. Qua hoạt động này phụ huynh rất phấn khởi khi được trẻ kể lại hay được xem những hình ảnh các con hoạt động của cô giáo gửi trên nhóm zalo. Ủng hộ lớp một số đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm sẵn có tại gia đình.
  19. 18 + Hiệu quả kinh tế: - Với sáng kiến áp dụng biện pháp cho trẻ thực hiện các thí nghiệm khoa học trong hoạt động chơi ngoài trời lớp 4-5 tuổi B1 Trường mầm non Huống Thượng, Thành phố Thái Nguyên. Có thể nói đây là sáng kiến không tốn kém về vật chất, không mất nhiều chi phi cho việc thực hiện các biện pháp mà tôi đưa ra trong sáng kiến, vì sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm được phụ huynh mang đến ủng hộ. - Nếu sáng kiến được áp dụng rộng rãi thì cần các lớp được sự tin tưởng và ủng hộ của phụ huynh thu gom những đồ dùng dụng cụ sản phẩm có sẵn mang đến lớp cho cô giáo và trẻ hoạt động, chính vì vậy các hoạt động thí nghiệm không tốn kém mang lại hiệu quả rất là cao. Những thí nghiệm do tôi lựa chọn có sử dụng những dụng cụ tự tạo, dễ làm, không cần sử dụng những dụng cụ thí nghiệm hiện đại nên cũng hạn chế việc phải mua sắm các trang thiết bị khám phá khoa học hiện đại. Việc lựa chọn một số thí nghiệm khám phá khoa học gần gũi với trẻ trong trường mầm non sẽ giúp giáo viên không phải mất nhiều thời gian lên mạng hay mua sách hướng dẫn để tìm kiếm các các thí nghiệm sử dụng các đồ dùng, dụng cụ hiện đại. Nếu hệ thống các thí nghiệm khoa học do giáo lựa chọn đã mang lại hiệu quả cao, những thí nghiệm đó sẽ trở thành kho học liệu quý báu cho giáo viên mầm non cùng học tập, tham khảo và sử dụng trong trường lớp của mình. Và giúp tiết kiệm kinh phí cho lớp cho trường + Hiệu quả xã hội, môi trường: - Với “Biện pháp hướng dẫn trẻ 4- 5 tuổi lớp B1 làm thí nghiệm khoa học trong hoạt động chơi ngoài trời tại trường mầm non Huống Thượng” thành phố Thái Nguyên. bản thân tôi đã đưa ra phù hợp, điều kiện thực tế của trường của lớp tôi, để việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường được dễ dàng hơn. - Tổ chức cho trẻ làm một số thí nghiệm khoa học nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục khám phá khoa học cho trẻ 4 - 5 tuổi nói chung và cho trẻ mầm non nói riêng sẽ góp phần vào việc thực hiện hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ mầm non theo hướng lấy trẻ làm trung tâm” trong các cơ sở giáo dục mầm non. Đây cũng là một hoạt động thiết thực trong việc thực hiện cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự
  20. 19 học và sáng tạo”, góp phần thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và đáp ứng được yêu cầu“ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, góp phần bồi dưỡng cho giáo viên mầm non về đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. - Khi tuyên truyền đến phụ huynh về việc hướng dẫn cho trẻ tự làm các thí nghiệm khoa học trong hoạt động ngoài trời đã nâng cao nhận thức của cha mẹ trẻ và cộng đồng về tầm quan trọng của các thí nghiệm khoa học, sự phát về đức, trí, thể, mĩ của trẻ và giúp phụ huynh hiểu rằng họ cũng có thể tự hướng dẫn trẻ những thí nghiệm đơn giản phù hợp với trẻ tại nhà tùy vào từng hoàn cảnh và phù hợp với khả năng nhận thức của con em mình. + Hiệu quả trong lĩnh vực theo sáng kiến của tác giả: Trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực hứng thú tham gia vào các hoạt động thí nghiệm khoa học. - Trẻ tập trung, bởi hoạt động chơi ngoài trời lôi cuốn trẻ vào chơi một cách say mê, nhẹ nhàng. - Trẻ thực hiện được một số kỹ năng khéo léo, trẻ thể hiện sự sáng tạo khi sử dụng các đồ dùng, dụng cụ để thực hiện thí nghiệm, trẻ có tính kiên trì, bền bỉ để thực hiện thí nghiệm đến cùng, không bỏ cuộc. Qua gần một năm học áp dụng linh hoạt sáng tạo Biện pháp cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi lớp B1 khi thực hiện một số thí nghiệm khoa học đến nay mỗi khi chuẩn bị đến hoạt động chơi ngoài trời trẻ rất hứng thú và say mê đặc biệt là mặt tư duy của trẻ tiến bộ vượt bậc so với khi chưa thực hiện các biện pháp trên. - Trẻ có khả năng tư duy, quan sát, phán đoán, ghi nhớ để thể hiện được những hiểu biết của mình với bạn, với cô thông qua ngôn ngữ, trẻ biết đặt câu hỏi với cô, với bạn mỗi khi thấy hiện tượng mới. - Đã thu hút được tối đa sự chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia vào hoạt động thí nghiệm khoa học. - Từ chỗ nhút nhát nay trẻ đã thực sự mạnh dạn tự tin có khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân khi tham gia hoạt động làm thí nghiệm khoa học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2