MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ GIẢNG DẠY HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH <br />
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI BỘ MÔN KỸ THUẬT Ô TÔ.<br />
TS. Lê Bá Khang – Bộ môn Kỹ thuật ô tô<br />
<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Chúng ta đã và đang triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Tuy nhiên, việc dạy và học <br />
theo hình thức này như thế nào là vấn đề được khá nhiều cán bộ giảng dạy, học sinhsinh <br />
viên Nhà trường quan tâm. <br />
Trong lúc chưa có bất cứ tài liệu hướng dẫn thực hiện, chúng tôi xin trao đổi một số <br />
vấn đề theo quan điểm cá nhân. Bởi vậy, chắc chắn sẽ còn nhiều điều phải bàn, rất mong <br />
nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. <br />
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ <br />
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ thực chất là đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và xã <br />
hội hóa về nhân lực lao động. Với hai đặc điểm lớn nhất chi phối đến quá trình đào tạo:<br />
Thứ nhất: Thời lượng giảng dạy giảm trong khi khối lượng kiến thức không giảm mà <br />
vẫn phải đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. <br />
Thứ hai: Lấy sinh viên, học sinh làm trung tâm <br />
Ngoài ra, quá trình đào tạo này qui định thời gian giảng dạy 50 phút / 1tiết học, một <br />
buổi học nghỉ giải lao giữa giờ 20 phút, học theo lớp đăng ký môn học của sinh viên, sinh viên <br />
có thể chọn giáo viên…vv<br />
Riêng với ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô có đặc điểm: số lượng sinh viên không đông <br />
cỡ 30 – 40 SV /lớp. Sinh viên có cá tính.<br />
III. GIẢNG DẠY CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN MÔN THEO HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TÍN <br />
CHỈ <br />
Theo cá nhân tôi: đào tạo ở bậc đại học là hướng người học đến việc tự học, tự nghiên <br />
cứu, học suốt đời hay nói cách khác là tạo cho người học phương pháp tìm tòi, nghiên cứu <br />
tiếp cận kiến thức, tri thức. <br />
Giảng dạy theo hệ thống tín chỉ được xác định là giảng dạy theo vấn đề và dựa trên các <br />
nội dung đề cương chi tiết học phần đã được công bố để tổ chức giảng dạy. Như vậy, một <br />
học phần có thể có nhiều giảng viên giảng dạy nhưng nội dung kiến thức, kỹ năng đạt được <br />
của sinh viên là như nhau.<br />
Đối với sinh viên, dựa trên khả năng, tiêu chí của mình và đề cương chi tiết các học <br />
phần để chọn, đăng ký học phần phù hợp, từ đó thiết lập, hoạch định chương trình học tập, <br />
nghiên cứu nhằm đạt kết quả cao nhất. <br />
Những vấn đề trao đổi có tính khoa học, định hướng đúng đắn nêu trên theo tôi đó là cơ <br />
sở hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế việc triển khai áp dụng và kết quả của nó tùy <br />
thuộc rất nhiều vào từng trường hợp cụ thể. Vấn đề cần bàn sâu ở đây là trong điều kiện <br />
<br />
<br />
1<br />
hiện nay với khả năng ngày một đáp ứng tốt hơn của Nhà trường về chương trình, trang thiết <br />
bị phục vụ giảng dạy thì việc còn lại ở người thầy và người học. <br />
Thầy dạy như thế nào, trò phấn đấu học tập ra sao để khi ra trường đạt kết quả học <br />
tập xuất sắc, giỏi, khá, giảm loại trung bình, yếu, kém”. Đó cũng chính là nội dung then chốt <br />
của việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. <br />
Người thầy, trước hết đó là sự say mê, yêu nghề, gắn bó với Nhà trường, quan tâm sinh <br />
viên…vv tất cả điều đó cần được thể hiện từ những việc làm gần gũi, thực tế nhất đó là làm <br />
sao để bài giảng ngày một cập nhật phong phú hơn, truyền thụ hấp dẫn, lôi cuốn hơn. <br />
Làm được điều đó dựa trên tính tự giác, chủ động trong việc học tập nâng cao trình độ <br />
chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, thường xuyên tiếp cận thực tế, kết hợp đổi mới phương <br />
pháp giảng dạy, đánh giá…. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, hiện nay rất <br />
nhiều giảng viên (không muốn nói là hầu hết) đang duy trì phương pháp giảng dạy truyền <br />
thống là chủ yếu. Việc giảng dạy này có nhiều ưu điểm nhưng cũng không ít hạn chế. Một <br />
trong những hạn chế đó là truyền đạt kiến thức cho sinh viên dựa trên những gì thầy có, mang <br />
tính hàn lâm, bảo thủ, không ít phần trừu tượng, khó hiểu, chưa phát huy được tính chủ động <br />
học tập của sinh viên.<br />
Hiện nay, sự phát triển bùng nổ về công nghệ thông tin, việc tìm kiếm các tài liệu để <br />
cập nhật, việc sử dụng các phần mềm làm trực quan sinh động bài giảng… là không khó, <br />
phương tiện, thiết bị mới hiện đại không hiếm, có thể tiếp cận được. <br />
Để dạy học theo vấn đề, đối với các học phần chuyên môn yêu cầu thầy phải có kiến <br />
thức khá tổng hợp, vững vàng về các nội dung liên quan từ học phần cơ sở, và thực tế, điều <br />
này không phải thầy nào cũng có được. Và giảng dạy ở đây phải xác định là dạy theo hình <br />
thức mở, tức là giảng và dạy các kiến thức cốt lõi mới đủ thời gian qui định, từ kiến thức này <br />
có thể làm tiền đề cho việc giải quyết các nội dung liên quan và cả ở mức độ rộng hơn. <br />
Chính điều đó người thầy đã chuyển đổi sang dạy năng lực nhận thức, năng lực tư duy. <br />
Riêng vấn đề dạy kỹ năng cho sinh viên có những nội dung khác nhau: <br />
Kỹ năng đọc, phân tích bản vẽ và tính toán: nhìn chung sinh viên ngành Công nghệ kỹ <br />
thuật ô tô còn khá hạn chế trong việc vẽ kỹ thuật, đọc và phân tích bãn vẽ. Riêng tính toán, <br />
trong từng vấn đề các thầy cô cần phải yêu cầu sinh viên sử dụng, áp dụng phần mềm tính <br />
toán phù hợp như: Excel, AutoCAD, SAP, Flash, Solidworks…để tính, vẽ, mô phỏng…vv. Các <br />
phần mềm này theo chúng tôi nếu được cần giúp, hỗ trợ cho các em ở học kỳ thứ 3, thứ 4. <br />
Kỹ năng vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sữa chữa thiết bị: kỹ năng này đòi hỏi người <br />
học phải được tiếp cận, được tham gia công việc cụ thể với khối lượng và thời gian nhất <br />
định. Nếu thực hiện tốt, tạo điều kiện cho sinh viên ra trường tiếp cận nhanh với công việc. <br />
Hiện tại sinh viên của ngành còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề này. Có lẽ do máy móc, <br />
thiết bị, phụ tùng, dụng cụ còn quá ít, lạc hậu (từ ngày thành lập BM mới được đầu tư thiết <br />
bị với khoảng trên 300 triệu VNĐ và 2 ô tô 4 chỗ thanh lý). Trong lúc, muốn đạt được kỹ <br />
năng này phần chủ yếu phải thực tập tại các cơ sở trong Trường. <br />
<br />
<br />
2<br />
Kỹ năng viết, tổng hợp, trình bày một vấn đề: hạn chế lớn nhất đó là thầy cô chỉ chú <br />
tâm giảng dạy chuyên môn cho sinh viên, còn góp ý cho sinh viên về câu chữ, tác phong, cách <br />
diễn đạt, trình bày, hoặc thuyết trình một vấn đề mang tính khoa học, lôgíc có tính thuyết <br />
phục...vv chưa nhiều. Sinh viên chuẩn bị ra trường viết một đơn xin việc, một tờ trình ... <br />
không nổi, chữ nghĩa ngệch ngoặc, văn vẻ vụng về. Dù hết sức sức ngạc nhiên nhưng đó là <br />
thực tế. <br />
Chúng tôi đang thử nghiệm áp dụng:<br />
Thứ nhất: kết hợp giữa học lý thuyết có sử dụng các phần mềm mô phỏng và tăng <br />
cường kỹ năng thực hành, bằng cách sau một số giờ dạy lý thuyết trên giảng đường tổ chức <br />
cho sinh viên xuống xưởng thực hành tiếp cận, nghiên cứu…. Tại xưởng thực hành chính <br />
thầy dạy lý thuyết kết hợp với thầy dạy thực hành hướng dẫn cho sinh viên thực hành, <br />
nghiên cứu (nếu có projecter và các đĩa dữ liệu mô phỏng nguyên lý, tháo lắp cơ cấu, hệ <br />
thống… thì việc tiếp cận của sinh viên với thực tế sẽ rất nhanh và hiệu quả. Lý do chính ở <br />
đây, các em có thể tự giải đáp những nội dung khó hiểu trong điều kiện có thầy và máy móc, <br />
thiết bị ngay bên cạnh). <br />
Thứ hai, nếu được trong lúc giải pháp “đổi mới phương pháp giảng dạy – đánh giá “ đã <br />
tổ chức thực hiện, đang tiến hành tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, chúng tôi đề xuất giải pháp <br />
“điều chỉnh ngược hay tự điều chỉnh”. <br />
Cơ sở chủ đạo của giải pháp này xuất phát từ đề thi kết thúc học phần. Mỗi đề thi học <br />
phần chuyên môn nên phải có kiến thức lý thuyết và áp dụng thực tế (các học phần khác có <br />
thể linh hoạt vận dụng như kết hợp lý thuyết và bài tập ứng dụng…). Như vậy, cần tăng <br />
cường công tác xây dựng ngân hàng đề thi, kiểm tra, chấm thi, lấy phiếu góp ý từ sinh viên…<br />
vv trong đó việc xây dựng đề thi, tổ chức chấm thi đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định <br />
hiệu quả của giải pháp. Việc làm này cần làm thí điểm trước khi triển khai rộng khắp và <br />
phải chấp nhận sự thay đổi có tính quyết liệt.<br />
Chúng tôi đang rất băn khoăn, giảng dạy theo chủ đề có thực chất, hay là sự chuyển đổi <br />
một cách linh hoạt, hình thức. Bộ phận chức năng duy trì sự giám sát, đánh giá như thế nào để <br />
tạo động lực cho quá trình đào tạo hệ thống tín chỉ. Có thể nói vẫn phải dựa vào sự đổi mới <br />
một cách thiết thực của người thầy. <br />
Ngoài đổi mới phương pháp giảng dạy, người thầy cần phải thay đổi cách đánh giá, và <br />
sẽ kéo theo sự thay đổi ý thức, cách học của sinh viên. Theo tôi dựa vào bốn tiêu chí đánh giá <br />
như sau: <br />
Tham gia học trên lớp: đầy đủ, tích cực trao đổi, thảo luận…đánh giá sinh viên ở tính <br />
chuyên cần, ý thức, tính tích cực yêu ngành nghề, ham hiểu biết. Nội dung này có thể chiếm <br />
tỉ trọng cỡ 5% . <br />
Tự nghiên cứu: đây là nội dung quan trọng bậc nhất bởi giảng dạy theo vấn đề, giảng <br />
viên phần lớn phân bổ thời gian tự nghiên cứu cho sinh viên (như điều bắt buộc). Và đây là <br />
cơ sở cho hoạt động nhóm (trình bày kỹ ở phần sau). Nhưng làm sao để kiểm tra, giám sát ? <br />
<br />
<br />
3<br />
giải pháp chủ động đó là giao công việc cụ thể như các chủ đề thảo luận, bài tập hay tìm <br />
hiểu, đề xuất ý tưởng … sau đó kiểm tra, chấm nội dung đó. Tỉ trọng phần này cỡ 20% .<br />
Hoạt động nhóm: nếu giảng viên phân công chủ đề cho nhóm sinh viên, sinh viên đã <br />
có phần tự nghiên cứu theo nội dung được giao của nhóm trưởng thì phần còn lại của công <br />
việc hoạt động nhóm là tích hợp các phần chuẩn bị. Khi trình bày, có thể cử một sinh viên <br />
nắm vững nhất, hoặc hãy để mỗi thành viên của nhóm thuyết trình theo nội dung cá nhân <br />
chuẩn bị, nhóm trưởng có thể tóm tắt chung cho nhóm. Vận dụng cách nào là tùy thuộc khả <br />
năng của nhóm sinh viên. Nhưng cách thứ hai có nhiều ưu điểm hơn, nó yêu cầu và đánh giá <br />
thực chất hoạt động của mỗi sinh viên đồng thời nhóm trưởng phải thể hiện khả năng của <br />
mình nhiều hơn. Và câu hỏi nhận được từ sinh viên cũng như góp ý của giảng viên sẽ cụ thể, <br />
đến được nhiều sinh viên hơn. Phần đánh giá này thiên về sự hợp tác tập thể nhóm và nên có <br />
qui định trước cách đánh giá cho điểm, nêu cao sự công bằng, có thể thay một bài kiểm tra, tỉ <br />
trọng cỡ 15%. <br />
Kiểm tra đánh giá giữa kỳ hoặc cuối kỳ: tùy thuộc vào thời lượng của học phần mà <br />
nội dung này được tiến hành (áp dụng với các học phần 3 tín chỉ trở lên), hình thức viết, tỉ <br />
trọng cỡ 10%. <br />
Như vậy, tổng tỉ trọng cho phần đánh giá nói trên chiếm 50%, còn lại 50% là điểm thi <br />
kết thúc học phần bằng hình thức viết hoặc vấn đáp hoặc tiểu luận.<br />
Vấn đề sinh viên, nội dung cơ bản nhất làm sao xây dựng được ý thức tự giác, cần cù, <br />
chịu khó rèn luyện, học tập, định hướng sự nghiệp tương lai. Hiện tại, khá nhiều sinh viên <br />
không rõ có xác định được mục tiêu học tập hay do khả năng có hạn (chất lượng đầu vào) mà <br />
kết quả học tập hết sức hạn chế, yếu kém. Trong điều kiện, yêu cầu giảng dạy theo hệ <br />
thống tín chỉ, lấy người học làm trung tâm thì vấn đề ý thức tự giác của mỗi sinh viên để tự <br />
học tập nghiên cứu, để hoạt động nhóm… cần đặt ở tầm cao và quan trọng hơn. Giải pháp <br />
hữu hiệu nhờ vào sự quan tâm giúp đỡ, kiểm tra đôn đốc thông qua nội dung học tập và sự <br />
thuyết phục lẫn hình thức răn đe của thầy. Và rất cần sự giáo dục của đoàn thanh niên kết <br />
hợp với gia đình sinh viên. <br />
Trên đây là một số suy nghĩ của cá nhân, cùng hướng đến vấn đề lớn của Nhà trường <br />
trong giai đoạn sắp tới. Rất mong nhận được ý kiến, trao đổi của quí thầy, các bạn và sinh <br />
viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô.<br />
Chân thành cảm ơn. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
5<br />